TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA THAØNH PHOÀ HOÀ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẾ Môn lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam Tìm hiểu các địa dan.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẾ Môn lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam Tìm hiểu các địa danh lịch sử gắn với sự nghiệp ngoại giao Việt Nam tại NINH BÌNH – THANH HÓA – NGHỆ AN – HÀ TĨNH Hà Nội, tháng 9, năm 2022 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .2 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG .4 1.1 Ngày 1 (16/9/2022): Hà Nội – Nam Đàn – Cửa Lò: 4 II Giới thiệu và vai trò của từng địa danh lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: .5 2.1 Giới thiệu về quê Bác (Nghệ An) 5 2.1.1 Khái quát về Nam Đàn – Kim Liên: .5 2.2.2 Cụm di tích tại quê ngoại - làng Hoàng Trù: .8 2.2 Vai trò của quê Bác trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: .16 2.2 Nhà lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh): 19 2.2.1 Giới thiệu về nhà lưu niệm Nguyễn Du: 19 2.2.2 Vai trò của nhà lưu niệm Nguyễn Du trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: 22 2.3 Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): 23 2.3.1 Giới thiệu về Ngã ba Đồng Lộc: 23 2.3.2 Vai trò của Ngã ba Đồng Lộc trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: .25 2.4 Đền thờ Bà Triệu (Thanh Hóa): 29 2.4.1 Giới thiệu về khu di tích đền thờ Bà Triệu: 29 2.4.2 Vai trò của khu di tích đền thờ Bà Triệu trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: 31 2.5 Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình): 32 2.5.1 Giới thiệu về cố đô Hoa Lư: 32 2.5.2 Vai trò của cố đô Hoa Lư trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: 36 III Kiến thức lịch sử ngoại giao rút ra sau chuyến đi: .38 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 MỞ ĐẦU Lịch sử đất nước luôn là đề tài được mọi người quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết bởi nó mang trong mình những giá trị thiêng liêng, cao cả mà không lĩnh vực nào có thể sánh bằng Và để có thể cảm nhận cũng như tìm hiểu sâu sắc hơn nữa về lịch sử nước nhà, trong tuần qua, từ ngày 16/9 2 đến ngày 18/9 năm 2022, tôi và các bạn lớp Thông tin đối ngoại cùng Khoa Quan hệ quốc tế khóa 40, 41 đã có một chuyến thực tập thực tế tìm hiểu lịch sử, văn hóa, danh thắng tại các địa điểm Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh Đối với tôi, đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa và là một cơ hội tuyệt vời để mình có thể tìm hiểu, trải nghiệm sâu sắc hơn về những vùng đất linh thiêng, đẹp đẽ, mang đậm dấu ấn lịch sử của quê hương, đất nước Hành trình của chúng tôi chủ yếu dừng chân tại các địa điểm ở miền Trung như: Cửa Lò (Thanh Hóa); Quê Bác (Nam Đàn – Nghệ An); Nhà lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh); Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh); Đền Bà Triệu (Thanh Hóa) và điểm đến cuối cùng là Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) Mỗi địa điểm trải dài qua các thời đại lịch sử khác nhau: từ thời kì dựng nước, phong kiến, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và ở mỗi thời kỳ lại có những phương hướng đối ngoại khác nhau Tất cả đều mang những ý nghĩa, dấu ấn lịch sử oai hùng, nơi đã sản sinh và ghi danh những người anh hùng của thời đại, của dân tộc Mỗi điểm đến nơi đây để lại trong tâm khảm sinh viên chúng tôi những cung bậc cảm xúc khác nhau, chưa lúc nào chúng tôi cảm thấy quý trọng khoảng thời gian này hơn bao giờ hết Đây không chỉ là dịp giúp chúng tôi có thể trải nghiệm, tiếp thu thêm kiến thức về lịch sử và ngoại giao của dân tộc trong một số thời kỳ lịch sử mà còn là khoảng thời gian giúp các bạn trong lớp, trong khoa gắn kết với nhau hơn sau gần 2 năm dãn cách học tại nhà do đại dịch Covid-19 hoành hành Đây thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích, mang lại nhiềm kỉ niệm thân thương của tuổi thanh xuân tươi đẹp trong mỗi bạn sinh viên Đặc biệt, qua chuyến đi, chúng tôi còn có thể tham quan, tìm hiểu, đặt chân lên những vùng đất mới Cảm ơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các giảng viên, công ty du lịch Asean Tour và các bạn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế đã cùng nhau 3 hỗ trợ, trải nghiệm, tham quan giúp cho chuyến đi được diễn ra hoàn toàn thành công, tốt đẹp NỘI DUNG I Lịch trình chuyến đi: 1.1 Ngày 1 (16/9/2022): Hà Nội – Nam Đàn – Cửa Lò: Sáng: + 4h45: Mọi người tập trung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền số 36 Xuân Thủy để điểm danh + 5h00: xuất phát đi Nghệ An Đoàn dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng tại Hà Nam + 11h30: tới Thành phố Vinh, Đoàn ăn trưa tại khách sạn Mường Thanh Chiều: + 13h45: Cả đoàn xuất phát đi Làng Sen – Làng Hoàng Trù (Nam Đàn – Nghệ An) Sau đó, cả đoàn về khách sạn Thái An (Cửa Lò) nhận phòng nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển + 19h00: Ăn tối tại tầng 1 nhà hàng Tối: Mọi người tự do dạo chơi, ngắm cảnh đẹp Cửa Lò về đêm 1.2 Ngày 2 (17/9/2022) : Cửa Lò – Nhà lưu niệm Nguyễn Du – Ngã ba Đồng Lộc – Quảng trường Hồ Chí Minh – Cửa Lò: Sáng: + 6h30: Mọi người ăn sáng tại khách sạn + 7h15: • Đoàn 1 xuất phát đi tuyến khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du – Ngã ba Đồng Lộc • Đoàn 2 xuất phát đi tuyến Ngã ba Đồng Lộc – khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du Cả hai đoàn cùng về ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Mường Thanh (Thành phố Vinh) Chiều: + Cả đoàn thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Quảng trường Hồ Chí Minh – 4 Thành phố Vinh, sau đó trở về Cửa Lò nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển + Tuy nhiên, lịch trình này trên thực tế đã không thể thực hiện được do thời gian di chuyển buổi sáng khá dài và dày, cộng với việc thời tiết khá oi bức, nắng nóng khiến sức khỏe mọi người không được đảm bảo Chính vì vậy, cả đoàn đã quyết định sau khi ăn trưa tại khách sạn Mường Thanh sẽ trở về khách sạn để nghỉ ngơi Tối: + Mọi người ăn tối tại khách sạn, sau đó tham gia chương trình giao lưu văn nghệ Gala Dinner với sự góp mặt của các thầy cô giảng viên, công ty Asia Tour, cùng những màn trình diễn đầy ấn tượng, cảm xúc và không kém phần sôi động đến từ các bạn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế 1.3 Ngày 3 (18/9/2022): Cửa Lò – Đền Bà Triệu – Hoa Lư – Hà Nội: Sáng: 6h00, cả đoàn ăn sáng, trả phòng và lên đường về Ninh Bình, trên đường về thăm quan và lễ tại Đền Bà Triệu Chiều: + 14h00: Cả đoàn thăm Di tích Cố đô Hoa Lư và tìm hiểu lịch sử Việt Nam + 16h00: Cả đoàn lên xe về Hà Nội + 18h30: Về tới Hà Nội và kết thúc chuyến đi II Giới thiệu và vai trò của từng địa danh lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: 2.1 Giới thiệu về quê Bác (Nghệ An) 2.1.1 Khái quát về Nam Đàn – Kim Liên: Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng nhớ câu ca: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Mảnh đất địa linh nhân kiệt với núi Hồng, sông Lam của dải đất miền Trung đầy nắng và gió đã sinh ra vị lãnh tụ mà trong tiềm thức mỗi con người đất Việt đều không bao giờ quên đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh Sẽ thật là thiếu xót nếu trong chuyến hành trình du lịch, trải nghiệm thực tế về các tỉnh miền Trung của du khách thiếu đi quý hương của Người 5 Nghệ An nằm tại vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông bao la Nghệ An mang theo mình những khó khăn của thời tiết khí hậu, song cũng vì thế mà tạo nên vẻ đẹp của con người cần cù, chịu khó Trong bức tranh non xanh nước biếc của xứ Nghệ, Nam Đàn nổi lên với những đường nét chấm phá của vùng sơn thủy hữu tình – nơi đã sinh ra cho dân tộc một bậc vĩ nhân kiệt xuất, được người đời tôn vinh là Chủ tịch Hồ Chí Minh Viết về mảnh đất này, Sấm ký Trạng Trình có câu: “Đụn Sơn phân giải Bò Đái thất thanh Thủy đáo Lam thành Nam Đàn sinh thánh” Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân” Đầu thế kỉ XX, nhà yêu nước kiệt xuất Phan Bội Châu đã phân giải lời Sấm ký đó cho chiến hữu của mình rằng: “Ông thánh Nam Đàn ứng với câu Sấm đó chính là Nguyễn Ái Quốc” Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, là vùng đất bán sơn địa, nằm gọn giữa ba dãy núi lớn: Đại Huệ ở phía Bắc, Thiên Nhẫn ở phía Nam , Hùng Sơn ở phía Tây Bắc, ở giữa có con sông Lam vừa thơ mộng, vừa dữ dội chảy qua Sông Lam là cái nôi sinh ra tục hát đỏ đưa nổi tiếng, là bờ bãi của những nương dâu xanh ngát là nguyên liệu cho nghề chăn tằm dệt vải rồi để từ đó sinh ra tục hát phường vải làm say đắm lòng người Bởi thế mà dù xa quê từ nhỏ, hơn 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Bác vẫn nhớ như in câu hát quê nhà: “À ơi chơ ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục Thì mới biết sống cuộc đời răng là nhục, là ơ vinh Thuyền em lên thác xuống ơ… ghềnh 6 Nước non là nghĩa, là tình ai ơi ” Với vị trí trung tâm của vùng Nghệ Tĩnh và phần nào vùng Bắc Trung Bộ, từ hàng ngàn năm nay, Nam Đàn là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhà văn, nhà khoa học, nhiều chiến sĩ yêu nước Ở thời nào, người dân Nam Đàn cũng sống rất vẻ vang, đặc biệt, vào những lúc Tổ quốc lâm nguy, trăm nhà điêu đứng thì xứ sở này lại xuất hiện những bậc anh hùng hào kiệt cứu dân giúp nước như: Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Chính vì vậy mà từ xưa vùng đất này đã có tiếng là địa linh nhân kiệt Kim Liên là mảnh đất nằm ở trung tâm huyện Nam Đàn, là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Trong căn nhà nhỏ, dưới lũy tre xanh, nền nhà, sân phơi, lối ngõ, đường làng còn in đậm dấu chân Bác trong những ngày còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung Kim Liên thời Trần là trại sen, sau đó đổi là làng Sen Nơi đây đã từng là những đồng Sen Cạn, đồng Sen Sâu, chợ Sen, ao Sen, cồn Sen Khi hè đến, sen mọc tươi tốt, “lá xanh, bông trắng, nhụy vàng” tỏa hương thơm ngào ngạt, tô điểm cho cảnh trí thiên nhiên của Kim Liên Tên “Sen” của làng từ đó mà ra Từ xưa, ca dao làng đã lưu truyền: “Chiều chiều ra đứng cồn sen Bạch Liên trắng bạch, hồng Liên đỏ hồng” Tuy đời sống đói nghèo nhưng bà con nơi đây vẫn cố gắng chắt chiu nuôi con ăn học: “Học dăm ba chữ để làm người, để cúng giỗ, để tế tổ tiên và viết văn khế.” Chính vì tư tưởng này mà Kim Liên đã hình thành một tầng lớp nho sĩ, tri thức bình dân khá đông đảo Ca dao có câu: “ Ngọc Đình thì lắm bò to, Kim Liên thì lắm nhà nho dài quần” Về với Nam Đàn, chúng ta không thể không về thăm quê Bác Khu di tích Kim Liên, nơi ghi dấu tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện lại qua các di tích về Người Sau lũy tre xanh của làng Chùa và làng Sen vẫn còn nguyên nếp nhà tranh giản dị, những kỉ vật thân thương 7 nhuộm màu thời gian, hơn một nửa thế kỉ đã đi vào lịch sử nhân loại, trở thành một tài sản vô giá của dân tộc Tất cả những di sản ấy đã phần nào tái hiện cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, một người con bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam 2.2.2 Cụm di tích tại quê ngoại - làng Hoàng Trù: Làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đây là quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan, cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc được ông bà ngoại của Bác nhận nuôi dưỡng, giáo dục thành tài Cũng chính tại nơi này, cha mẹ bác nên duyên vợ chồng và sinh ra ba người con ưu tú, trong đó có một người con kiệt xuất nhất của dân tộc, đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viện rộng khoảng 3.500m² bao gồm: nhà của cụ Hoàng Xuân Đường - ông ngoại của Bác, nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân và ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ sống tại quê ngoại từ lúc lọt lòng cho tới 5 tuổi, nhưng hình ảnh quê ngoại, đặc biệt là những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ êm đẹp vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí của Người Ngay từ bé, tại mảnh đất Hoàng Trù, Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần của ông bà ngoại, tình cảm thương yêu của cha mẹ đối với mình Mọi kỷ vật trong ngôi nhà vẫn còn đó Án thư nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dạy các con học, chiếc khung cửi - nơi người mẹ tảo tần cả đời vì chồng vì con Hoàng Thị Loan vẫn ngồi dệt vải, phản gỗ nơi các nhà nho yêu nước thường đến bàn chuyện thời cuộc nước nhà với cụ Nguyễn Sinh Sắc… tất cả còn nguyên vẹn với thời gian 8 Con đường nhỏ từ cổng dẫn vào gian nhà của Ông Ngoại Bác Khi về thăm làng Hoàng Trù, điểm đầu tiên mà chúng ta sẽ ghé vào là ngôi nhà cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngôi nhà gồm 5 gian và 2 chái, trong đó 3 gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như: bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thầy và trò Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình 9 Bộ án thư tràng kỷ - nơi tiếp khách của gia đình với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực Phía sau nhà cụ Hoàng Đường, là nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân Cụ Hoàng Đường – ông ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh là hậu duệ thứ 18 của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng ngôi nhà thờ này để thờ cố nội, ông nội và thân phụ là Hoàng Cương Cụ Hoàng Đường qua đời năm 1893 Hiệu bụt của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây Ngôi nhà được hoàn thành năm 1881 theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim, gồm ba gian có cửa, bàn hoa song điện, lúc đầu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp mái ngói như hiện nay 10 lý tưởng, có trách nhiệm, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; một hậu phương miền Bắc hừng hực khí thế, sẵn sàng hy sinh, dồn sức chi viện cho miền Nam ruột thịt; một Hà Tĩnh kiên cường cùng quân dân cả nước chiến đấu chống lại một tên đế quốc xâm lược hùng mạnh nhất thế giới Đặc biệt, những đóng góp, sự hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cao đẹp cho người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng Với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, các lực lượng quân dân trên địa bàn đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo bắn trả máy bay địch, san lấp hố bom, bốc dỡ hàng hóa, bắc cầu, làm ngầm, mở rộng đường, làm đường vòng, đường tránh để đảm bảo vận chuyển hàng hóa vào chiến trường miền Nam Trong nhân dân, phát động phong trào “Xe chưa qua, nhà không tiếc”; thanh niên xung phong lăn xả với các phong trào “Địch đánh, ta sửa ta đi”, “ Địch đánh ta cứ đi”… Trong nỗ lực chung của các lực lượng, phải kể đến sự đóng góp to lớn của nhân dân, lực lượng dân quân du kích, thanh niên xung phong xã Đồng Lộc và các xã Quang Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Phú Lộc, Sơn Lộc…(huyện Can Lộc) Hàng vạn người đã được được huy động ra mặt đường làm nhiệm vụ giải tỏa giao thông, làm đường, tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược, chăm sóc thương binh Nhiều gia đình đã nhường nhà, vườn tược để làm kho, mở đường tránh, đường xế, làm nơi cứu thương; không ít gia đình xung phong dỡ nhà, đưa ván ra lát đường, chống lầy cho xe qua… Tinh thần chiến đấu, những đóng góp và sự hy sinh của các lực lượng quân dân trên chiến trường Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam Đó là hiện thân của lòng yêu nước, lý tưởng sống, tinh thần chiến đấu dũng cảm; khát vọng, ý chí quyết tâm giành độc lập, tự do của nhân dân và thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến Tiêu biểu cho tinh thần bất diệt ấy là lòng quả cảm, nhân sinh quan, thế giới quan, sự hy sinh cao đẹp của 10 nữ thanh niên Tiểu đội 4 28 thanh niên xung phong do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng Các chị đã dâng trọn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp kháng chiến trên quê hương Tên tuổi, những cống hiến, tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh của “10 bông hoa Đồng Lộc” mãi mãi là bản anh hùng ca trong lòng dân tộc Việt Nam Với đế quốc Mỹ và nhân dân thế giới, chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc như một thông điệp khẳng định rằng, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược là chính nghĩa; nhân dân Việt Nam, thanh niên Việt Nam yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiên quyết chiến đấu chống lại kẻ thù xâm phạm nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam có sức mạnh vô song, hoàn toàn có thể đánh bại bất cứ một đế quốc xâm lược nào dù hùng mạnh đến đâu Không chỉ có ý nghĩa trong thời kỳ kháng chiến, ngày nay, chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc còn như một thông điệp gửi tới bạn bè thế giới rằng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là giá trị cốt lõi, trường tồn của dân tộc Việt Nam Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam tiếp tục được phát huy dưới nhiều hình thức nhằm đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên 2.4 Đền thờ Bà Triệu (Thanh Hóa): 2.4.1 Giới thiệu về khu di tích đền thờ Bà Triệu: Đền thờ Bà Triệu, hay còn có tên gọi khác là đền thờ bà Triệu Thị Trinh – một trong những vị tướng anh hùng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Trung Quốc đến xâm chiếm bờ cõi nước ta vào thế kỷ III (TCN) Đền Bà Triệu nằm trên ngọn núi Gai (núi Ải), thuộc làng Phú Điền, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và nằm sát quốc lộ 1A Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có 29 Đền có kiến trúc khá đơn sơ và giản dị nhưng rất thanh tịnh và có sự uy nghiêm Đền tọa lạc hướng Bắc, gồm: Nghi môn ngoại, hồ sen hình chữ nhật, bình phong, Nghi môn trung, sân dưới, Nghi môn nội, sân trên (hai bên có Tả/hữu mạc), Tiền đường, sân thượng, Trung đường, sân thiên tỉnh, Hậu cung Vừa bước vào bạn sẽ thấy một hồ sen và vào trong đầu tiên sẽ thấy Tiền đường, khu vực này có 5 gian riêng biệt với những cột đá mài Ở phía sau nhà Tiền đường, bạn sẽ thấy một khoảng sân với hai bên là nhà tiếp khách và nhà lễ Đi cuối sân là bạn sẽ thấy ba gian hậu cung với địa thế trên một mặt bằng cao hơn hẳn nơi khác Khu vực Nghi môn ngoại tại đền Bà Triệu được xây dựng bằng những tảng đá nguyên khối 30 Nghi môn ngoại: xây kiểu tứ trụ, bằng đá nguyên khối; trên đỉnh cột trụ cao là hình chim phượng lá lật, trụ thấp hình nghê chầu, lồng đèn chạm hình tứ linh, tường hai bên là hai bức chạm nổi tượng voi chầu 2.4.2 Vai trò của khu di tích đền thờ Bà Triệu trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: Đất nước ta dưới ách đô hộ của nhà Ngô chìm trong khốn cảnh lầm than, do các chính sách bóc lột tàn bạo của kẻ thù Không dừng lại ở việc vơ vét sản vật, lương thực, của cải… chúng còn bắt hàng vạn trai tráng đưa sang Đông Ngô và bị ném vào các cuộc hỗn chiến Nguỵ - Thục - Ngô; rồi hàng ngàn thợ thủ công bị đưa lên phương Bắc để xây dựng kinh đô cho triều đình thống trị Trong bối cảnh tưởng chừng bế tắc không lối thoát ấy, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 ví như cơn sóng mạnh mẽ, sẵn sàng phá tan mọi thành quách áp bức của giặc Ngô Mặc dù khởi nghĩa thất bại, song đó đó vẫn xứng là một trong những giai đoạn lịch sử vẻ vang Bởi, cuộc khởi nghĩa là sự khẳng định cho tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập và khí phách dân tộc trước các thế lực ngoại bang Đồng thời, hình tượng anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh cũng chính là biểu tượng ngời sáng về sự kiên cường, bất khuất gắn với “lời hịch” bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng 31 sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người” của bậc nữ trung hào kiệt sẽ mãi lưu danh sử sách để hậu thế ngưỡng vọng, tự hào Ngôi đền là nguồn sử liệu sống, minh chứng sống cho cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô vào thế kỷ thứ III của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nữ tướng Tự hào về truyền thống yêu nước và tinh thần tự cường dân tộc để thấy trách nhiệm của hậu thế trong việc kế thừa di sản và hiện thực hóa khát vọng của tiền nhân, tiên tổ Đó là sự nhận thức tất yếu, bởi không một quốc gia, dân tộc hay một vùng đất nào có thể phát triển bền vững nếu không dựa trên nền tảng truyền thống Trong đó, di sản văn hóa được các nhà nghiên cứu văn hóa ví như “cuốn sử” ghi lại những bằng chứng vật chất quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng như giúp con người hiểu biết cội nguồn, truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá dân tộc Xuất phát từ ý nghĩa ấy, Quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu gắn liền với nhân vật lịch sử - anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh có ý nghĩa to lớn cả về mặt lịch sử và văn hóa, không chỉ đối với Thanh Hóa mà còn của cả dân tộc Việt Nam 2.5 Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình): 2.5.1 Giới thiệu về cố đô Hoa Lư: Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi ( 42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội 32 Với diện tích rộng rãi ấn tượng lên đến hơn 300ha, Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích với các công trình kiến tường thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và những công trình khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao Cố đô được chia làm 3 vùng, bao gồm: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích liên quan Vùng bảo vệ đặc biệt bao gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, với những di tích còn tồn tại cho đến ngày nay như đền vua Lê Đại Hành, đền vua Đinh Tiên Hoàng,… Cố đô Hoa Lư ngày nay vẫn còn đó nguyên vẹn nét uy nghiêm của một thời đế đô tráng lệ Đền Vua Đinh Tiên Hoàng được dựng trên nền chính điện của kinh đô Hoa Lư, có mặt bằng kiến trúc dạng “nội công ngoại quốc”, với tổng diện tích khoảng 3 mẫu Bắc bộ Trước đền có núi Mã Yên làm bình phong, phía sau đền là dãy núi Dù bao bọc, các kiến trúc thành phần được bố trí đối xứng nhau qua đường “dũng đạo” Kiến trúc chính của đền gồm: Bắc môn, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà Khải Thánh, tiền đường, thiêu 33 hương, hậu cung, nhà bia, sân vườn… Ngày nay, nơi đền thờ vua vẫn còn đó những cổ vật quý báu như đôi voi chầu, cặp bảo vật long sàng đá (sập đá) được đặt ở vị trí Sân rồng, tạc hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối với những đường nét chạm khắc tinh xảo Không chỉ vậy, đền vua Đinh còn được trang trí bởi nhiều hình dáng, họa tiết chạm khắc tinh xảo trên những cột gỗ, đá với hình rồng, mây, tiên nữ, hoa lá, v.v Đây là những minh chứng rõ nét nhất thể hiện được sự tài hoa, khéo léo của những người nghệ nhân của thế kỷ 17 ngày trước Con đường chính dẫn vào đền vua Đinh 34 Chính điện nơi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Tọa lạc tại vị trí cách đền vua Đinh khoảng độ 500m chính là đền vua Lê Đại Hành với quy mô nhỏ hơn Ngôi đền được xây dựng với ba tòa gồm Bái Đường, Thiên Hương thờ Phạm Cự Lượng – người có công giúp Lê Hoàn lên ngôi ngày trước Ở khu vực chính cung là nơi thờ vua Lê Đại Hành, bên trái là Lê Ngọa Triều, con trai vua Lê, bên phải thờ hoàng hậu Dương Vân Nga Trước đền là quảng trường trung tâm Cố đô Hoa Lư, sau đền là hào nước bảo vệ cố đô ngày trước chạy quanh dưới chân núi Đìa Đền vua Lê quy mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo 35 Đền vua Lê có diện tích nhỏ hơn, mang đến cảm giác gần gũi Bức tượng thờ vua Lê được đặt trang trọng ngay gian điện thờ 2.5.2 Vai trò của cố đô Hoa Lư trong sự nghiệp đấu tranh ngoại giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam: Cố đô Hoa Lư tồn tại 42 năm với 6 vị vua của 3 triều được ghi tên trong sử sách, là quần thể di tích với các công trình kiến tường thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và những công trình khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao Hoa Lư là kinh đô có quy mô lớn do chính người Việt tự thiết kế và tổ chức xây dựng Nó khẳng định lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo và 36 ý thức độc lập, tự chủ của người Việt ở thế kỷ X Với địa thế đồi núi trùng điệp bao bọc xung quanh vành đai kinh đô như tấm bình phong vững chãi, cùng dòng Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn với hào sâu, Hoa Lư là vùng đất có gái trị cao về mặt quân sự Đây từng là một thành trì quân sự, một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo Kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt, dù chỉ tồn tại trong non nửa thế kỷ; vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi cao làm thành lũy và hệ thống sông ngòi chảy quanh vùng làm hào sâu, nhờ thế khi tiến có thể đánh bại quân thù, khi phòng thủ tướng sĩ bảo toàn lực lượng, tạo một “quân thành” phòng ngự vững chắc, phù hợp với bối cảnh lịch sử của buổi đầu lập quốc Chính tại vùng đất này, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt oai hùng, và Hoa Lư trở thành trung tâm chính trị, đồng thời là đế đô đầu tiên của nước ta Đến thời vua Lý Thái Tổ, vua đã đưa ra quyết định dời dô lịch sử, và Hoàng thành Thăng Long chính là nơi được lựa chọn khi ông nhận ra kinh đô Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang thành đô và không phù hợp với vị thế đất nước lúc bấy giờ Chính quyết định mang tính chất lịch sử này đã kết thúc những tháng ngày Hoa Lư là vùng đất cố đô của nước ta Tuy nhiên, hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của Hoàng thành Thăng Long lúc bấy giờ đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư ngày trước Tuy sau này các vua không sinh sống tại đây nữa, nhưng Cố đô Hoa Lư vẫn tiếp tục được xây dựng những công trình kiến trúc kiên cố với đền, chùa, đền thờ và được bảo tồn cho đến tận ngày nay Chính vì những lý do trên mà Cố đô Hoa Lư có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ riêng của Ninh Bình mà còn của cả nước 37 III Kiến thức lịch sử ngoại giao rút ra sau chuyến đi: Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển cùng với triết lý và truyền thống ngoại giao Việt Nam Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa, bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh Truyền thống ngoại giao Việt Nam có những đặc điểm rất đỗi tự hào, kiên định chủ trương “nội yên ngoại tĩnh”, thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị, nhân văn, thân thiện với láng giềng, ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải, công lý và chính nghĩa để thuyết phục lòng người Các chính sách ngoại giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại phong kiến Việt Nam Nhưng trên hết, tất cả đều luôn vì lợi ích quốc gia - dân tộc, nhằm giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền hòa bình dài lâu cho dân tộc Ngoại giao Việt Nam luôn vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các hoạt động ngoại giao không chỉ phục vụ mục đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa bình cho dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại Trong bản sắc của ngoại giao Việt Nam, tinh thần độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc là nguyên tắc bất biến Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ tinh thần yêu nước của dân tộc - không trông đợi vào bên ngoài, mà phải dựa vào chính mình để bảo vệ lợi ích chân chính của đất nước, dân tộc Điều này được thể hiện rõ nét trong suốt các cuộc đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền dân tộc như: 38 cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Ngô của bà Triệu năm 248 tuy thất bại, nhưng là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ, không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này 0hay là tinh thần kiên cường, bất khuất của Lợi ích quốc gia – dân tộc chính là độc lập, chủ quyền của đất nước Ông cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định độc lập, chủ quyền, vị thế của đất nước, không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa giữ hòa khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển ổn định Đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa Lư, vua Lê Đại Hành đã tổ chức đãi tiệc để cho sứ giả thấy sự chan hòa của nhà vua nước Việt Nhưng khi bị yêu cầu phải quỳ lạy tiếp chiếu, vua Lê Đại Hành đã kiên quyết và khéo léo từ chối Để bảo vệ được chủ quyền, độc lập dân tộc, ông cha ta đã phải nhẫn nại như thế Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận giữa nhân dân và những người lãnh đạo, là kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam xuyên suốt những thăng trầm của lịch sử KẾT LUẬN “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta” Lịch sử không chỉ truyền dạy nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, gợi nhắc lại cho con cháu mai sau quá khứ vẻ vang, trân trọng lịch sử, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc, ca ngợi, tri ân, vinh danh các triều đại vua chúa, các đấng anh hùng có 39 tài trị quốc an dân, phát triển đất nước, diệt giặc ngoài thù trong, mở mang bờ cõi như: Bà Triệu oai hùng cưỡi voi trắng khởi nghĩa chống quân Ngô, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, “ra tài kiến thiết kinh dinh”, Lê Đại Hành đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành… Không những vậy, trong những trang sử vàng đầy máu và nước mắt của dân tộc ấy còn có sự đóng góp không hrrg nhỏ của những con người hết sức bình thường nhưng ý chí, lòng can đảm của họ lại không hề tầm thường như: sự cống hiến và hi sinh của những chàng trai cô gái Thanh niên xung phong với tuổi đời còn rất trẻ tại Ngã ba Đồng Lộc trong kháng chiến chống Mỹ Thậm chí, ngay cả khi đã về với đất mẹ, tư thế và tâm thế của họ vẫn đang hướng về đất nước, vẫn đang mong ước đến một ngày mai độc lập, tự do, giữ vững non sông bờ cõi nước nhà Đặc biệt, trong tiến trình lịch sử ấy, ngoại giao đã trở thành một phương tiện không thể thiếu phục vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, ngoại giao đã trở thành một mặt trận chiến lược trong hai cuộc kháng chiến và kiến quốc, tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị và quân sự, ngoại giao đã “chuyển hóa” thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva năm 1954 và Paris năm 1973, mở ra thời cơ chiến lược cho dân tộc đi tới ngày toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hành trình du lịch về nguồn - Làng Sen quê Bác, https://www.htv.com.vn/hanh-trinh-du-lich-ve-nguon lang-sen-que-bac 2 Quỳnh Trang, “Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du với sự phát triển du lịch”, Du lịch Hà Tĩnh, truy cập 06/10/2015 40 3 Giới thiệu Khu di tích TNXP Ngã ba Đồng Lộc, http://ngabadongloc.org.vn/?s=8/gioi-thieu/khu-di-tich-nga-ba-dong-loc 4 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu, http://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-va-kien-truc-nghe-thuat-khu-di-tich-batrieu-1237 5 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, http://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-va-kien-truc-nghe-thuat-co-do-hoa-lu2952 6 Bùi Thanh Sơn, Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước, Báo Quân đội Nhân dân, truy cập ngày 27/08/2021 41 ... thành nên tảng ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh: Nền tảng cốt lõi sắc ngoại giao Việt Nam đại Lịch sử Việt Nam thời đại có bước chuyển giai đoạn định vào năm 1945 với đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng... tồn tận ngày Chính lý mà Cố Hoa Lư có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng khơng riêng Ninh Bình mà nước 37 III Kiến thức lịch sử ngoại giao rút sau chuyến đi: Bản sắc ngoại giao Việt Nam phần sắc... giao cách mạng nước Việt Nam đại Tư tưởng Hồ Chí Minh ngoại giao hệ thống quan điểm vấn đề quốc tế, chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam quan hệ với giới Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh phận