1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu phát triển tổ chức và hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình trong công cuộc đổi mới hiện nay

113 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu phát triển tổ chức và hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình trong công cuộc đổi mới hiện nay nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển tổ chức, hoạt động tại thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THẺ THAO VÀ DU LỊCH

NGUYEN THI TO LICH

NGHIEN CUU PHAT TRIEN TO CHUC VA

HOAT DONG CUA THU VIEN KHOA HQC

TONG HOP TINH THAI BINH TRONG CÔNG CUỘC ĐÔI MỚI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện

Mã số: 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG ĐÀN KHOA HỌC: TS.NGUYEN THE ĐỨC

Hà Nội -2010

Trang 2

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa Sau đại học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thái Bình và Ban lãnh đạo Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thấy giáo, cô giáo đã tận tình giảng day cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Thế Đức

người đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong

quá trình viết luận văn

Tôi xin ghỉ nhận và biết ơn sâu sắc những tình cảm mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và khích lệ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt

khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn này:

Trang 3

MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAL 2 TINH HINH NGHIEN CUU

3 MUC DICH VA NHIEM VU NGHIEN CUU, 4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6 DONG GOP VE MAT THUC TIEN CUA LUAN VAN 1

7 KET CAU CUA LUAN VAN 1

CHUONG 1: TONG QUAN VE TINH THAI BINH VA NHIEM VU

CUA THU VIỆN KHOA HOC TONG HOP TINH THAI BINH TRƯỚC YEU CAU DOI MOL ZFS ec wonmaa 12

1.1 Téng quan vé tinh Thai Binh 12 1.2 Khái quát về Thư viện Khoa học tổng hợp tinh Thái Bình 19

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 19

12.2 Yêu cầu đổi mới phương thức nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 24 1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tai Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 27

1.3.1 Đặc điểm người dùng tin 27

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÓ CHUC, HOAT DONG CUA THU’

VIEN_KHOA HQC TONG HOP TINH THAI BINH 33

2.1 Công tác tổ chức, quản lý của Thư viện Khoa học tổng hop tinh Thai Binh 33

2.1.1 Cơ cấu tổ chức 33

Trang 4

2.2.3 Tổ chức bộ máy tra cứu 50 2.2.4 Phuc vu người dùng tin %6 2.2.5 Công tác địa chí 61 2.2.6 Chỉ đạo nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện công cộng trong tỉnh 63 2.3 Đánh giá chung 67 2.3.1 Điểm mạnh 67

2.3.2 Điểm yếu và nguyên nhân 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN TỎ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

THU VIEN KHOA HQC TONG HOP TINH THAI BINH TRONG

CONG CUQC DOI MOL

3.1 Các giải pháp về tổ chức quản lý của thư viện 72

3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức 72

3.1.2 Dao tạo và bồi dưỡng cán bộ thư viện 73

3.1.3 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị 78

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động 79

3.2.1 Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin 79 3.2.2 Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu 81 3.2.3 Tăng cường ứng dụng tin học trong hoạt động thư viện 81 3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người dùng tin 84

3.2.5 Phát triển hoạt động địa chí 85

Trang 5

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa CSDL: Cơ sở dữ liệu

NDT: Người dùng tin

KHTH: Khoa học tổng hợp

HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa 'VHTT: Văn hóa Thông tin

Trang 6

1, TINH CAP THIET CUA DE TAL

Nghị quyết hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành TW Đảng khoá 'VIII đã khẳng định: “Hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức

khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng đề thực

hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”

[7.30]

“Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay, nhu cầu cập nhật thông tin của các tầng lớp xã hội ngày cảng thêm đa dạng, sức sống và sự phát triển lâu dài của các cơ quan thông tỉn - thư viện trước hết phụ thuộc vào

nguồn lực và khả năng cung cấp các sản phẩm thông tin có giá trị, phù hợp

với từng nhóm người dùng tin cụ thể Hoạt động thông tỉn - thư viện ngày

càng trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của bất kỳ quốc gia nào

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và kỳ

thuật viễn thông, sự gia tăng theo cấp số nhân của khối lượng tri thức,

yêu cầu thông tin ngày càng mở rộng và phong phú Trong tiến trình phát triển xã hội, các ngành có hàm lượng tri thức cao với sức cạnh

tranh to lớn đã đưa chất xám, trí tuệ, tiềm lực khoa học và công nghệ lên

vị trí hàng đầu Những yếu tố mang hàm lượng tri thức đó ngày càng

nhiều, chúng được thu thập, xử lý, tổ chức thành các cơ sở dữ liệu và được khai thác như một nguồn lực hữu hiệu cho mọi hoạt động của xã

hội loài người Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang chuyền dịch

tới xã hội thông tin, nghiên cứu và sử dụng thông tin để nâng cao năng

lực kinh tế, khả năng cạnh tranh và đánh giá vị thế chính trị của mình

Trang 7

tăng sự thâm nhập lẫn nhau của các lĩnh vực tri thức, dẫn tới nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng phát triển Quan niệm về thư viện, các quy trình xử

lý kỹ thuật trong thư viện cũng đã và đang biến đổi sâu sắc Thư viện hiện đại ra đời như một xu hướng tất yếu và khách quan Vì vậy việc tìm ra

những giải pháp phát triển phủ hợp với thời đại mới - thời đại thông tin đang

là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các cơ quan thông tin - thư viện

“Trước sự thay đôi lớn lao trên thé giới và yêu cầu thực tiễn của xã hội 'Việt Nam, trong thời gian qua, Thư viện Khoa học tổng hợp (KHTH) tỉnh Thái Bình đã có nhiều đổi mới trong tổ chức, hoạt động của mình đề thích nghỉ và vươn tới đáp ứng những đòi hỏi mới Song hoạt động và cơ cấu tô chức vẫn còn những bắt cập, chưa theo kịp xu hướng hiện dai, khả năng đáp

ứng nhu cầu thông tin còn thấp Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện là yêu cầu cấp bách đối với Thư viện KHTH tỉnh ‘Thai Binh nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin, tài liệu phục vụ mọi tầng lớp nhân dân của tỉnh trong tiến trình hội nhập và phát triển đất

nước hiện nay

Trong công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tỉnh Thái Bình, Thư

viện KHTH tỉnh giữ một vị trí rat quan trong Dé khang định vị trí, vai trò

của mình Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình cần được nghiên cứu phát triển hoạt động, hoàn thiện tổ chức theo xu hướng hiện đại Nếu không, sẽ khó tránh được nguy cơ tụt hậu và không thể đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành văn hố thơng tin và của tỉnh Thái Bình

Xuất phát từ những nhu cầu khách quan và chủ quan, với mong muốn

Trang 8

nội dung nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành thông tin thư viện

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình là một don vi trong hệ thống thư viện công cộng quốc gia, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoạt động thông tin - thư viện là một trong những hoạt động không thể thiếu của sự nghiệp văn hố thơng tin Thái Bình Những năm gần di

đã có một số công trình nghiên cứu ở các mức độ và phạm vi khác nhau về thư viện các tỉnh như: Hà Nam, Bình Định, Hải Phòng Riêng đối với Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình, việc nghiên cứu phát triển hoạt động đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh, nhu cầu xã hội trong từng giai đoạn là công việc

cần thiết, nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập

cụ thể đến vấn đề này Nhất là hiện nay, khi công tác tổ chức hoạt động của thư viện đã và đang bộc lộ những hạn chế không còn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, cần phải được khắc phục Với tư cách là một người từng có những năm tháng là cán bộ của thư viện và hiện đang là một giáo viên đào tạo cán bộ thư viện của tỉnh Thái Bình, vì mong muốn góp phần phục vụ tốt cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với hy vọng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho giáo viên, sinh viên trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật tỉnh Thái Bình và phục vụ cho việc

phát triển sự nghiệp thư viện cũng như văn hoá của tỉnh

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

*Muc dich: Danh giá đúng tô chức, hoạt động của Thư viện KHTH

tỉnh Thái Bình trong vòng 05 năm gần đây

Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển tổ chức, hoạt động của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình cho phủ hợp, đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ

Trang 9

những nhiệm vụ sau:

~ Nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của Thư viện KHTH tinh Thai

Bình trước nhiệm vụ chung của tỉnh trong giai đoạn đổi mới hiện nay

- Khảo sát thực trạng tổ chức, hoạt động của Thư viện KHTH tỉnh ‘Thai Binh tir năm 2005 đến nay và đánh giá hiệu quả của hoạt động phục vụ cho sự nghiệp văn hố thơng tin và nhiệm vụ chính trị của tỉnh

~ Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển tô chức, hoạt động thư viện, nâng cao hiệu quả chuyên môn, đồng thời góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động ngành văn hố thơng tin tỉnh Thái Bình phục vụ công cuộc

đổi mới hiện nay

4, DOL TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CUU

* Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu toàn bộ tổ chức, hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình trong giai đoạn đổi mới hiện nay

* Phạm vỉ nghiên cứu

~ Về mặt không gian: Nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động của

“Thư viện Khoa học tông hợp tinh Thai Binh

~ Lễ mặt thời gian: Nghiên cứu tỗ chức, hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình từ năm 2005 đến nay

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CI

* Cơ sở lý luận:

Trang 10

công nghệ, Pháp lệnh Thư viện Việt Nam năm 2000, dựa trên các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các văn bản về tổ chức và hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình kết hợp với phương pháp luận của thư viện học và thông tin học

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sứ dụng hệ thống các phương pháp như sau: ~ Nghiên cứu qua các nguồn tài liệu

- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế, trao đôi, mạn đàm trực tiếp và bằng các phiếu, bảng hỏi

- Phân tích, tông hợp, thống kê các loại số liệu, tài liệu để đạt được

các kết quả khách quan từ đó xây dựng, đề xuất các giải pháp phù hợp

6 DONG GOP VE MAT THỰC TIỀN CUA LUẬN VĂN

* VỀ mặt lý luận: Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động thông tin - thư viện ở thời kỳ hội nhập và phát triển trong sự nghiệp văn hoá nói chung và đối với tỉnh Thái Bình nói riêng

* Về mặt thực tiễn: Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao Việc

đánh giá đúng thực trạng và tìm được những giải pháp có tính khả thi cao nhằm phát triển hoạt động của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình nên kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có thể là cơ sở khoa học giúp lãnh đạo ngành Van hoa, Thé thao và Du lịch tỉnh Thái Bình và Ban giám đốc của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình xem xét, tham khảo đề vận dụng trong việc chỉ đạo, quản lý thư viện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của tỉnh, phục vụ

cho công cuộc đồi mới đất nước

Trang 11

mặt được và chưa được; tìm ra nguyên nhân; rút ra các bài học kinh nghiệm; nghiên cứu các giải pháp mới để triển khai thực hiện, thiết thực góp phần

nâng cao chất lượng hoạt động vì mục đích tồn tại của thư viện là đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin

7 KET CAU CUA LUAN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tỉnh Thái Bình và nhiệm vụ của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh trước yêu cầu đổi mới

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình

Trang 12

CHƯƠNG 1:

TONG QUAN VE TINH THAI BINH VA NHIEM VU CUA THU VIEN KHOA HQC TONG HOP TINH THAI BINH

TRUOC YEU CAU DOI MOL

1.1 Téng quan vé tinh Thai Binh

* Điều kiện tự nhiên:

‘Thai Binh la tinh đồng bằng ven biền thuộc lưu vực sông Hồng nằm ở

toa độ từ 20°17' đến 20°44' vĩ Bắc và 106°06 đến 106°39 kinh đông

Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải

Dương, Hải Phòng, phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía

Đông giáp vịnh Bắc Bộ

Đất đai, địa hình: Diện tích đất tự nhiên của Thái Bình là 1.545,93

kmẺ chiếm 0.5% diện tích cả nước Đắt đai ở Thái Bình phì nhiêu màu mỡ,

nỗi tiếng là “bở xôi, ruộng mật" do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% ; cao trình biển thiên phổ biến trong khoảng 1 - 1,5m so với mực nước biển

thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được bao bọc bởi hệ thống sông

biển khép kín: sông Luộc ở phía Tây Bắc, sơng Hố ở phía Đông Bắc, sông Hồng ở phía Tây Nam, phía đông là biển Đông Thái Bình có bờ biển dài 52km và 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân) Đây là điều kiện thuận lợi để Thái Bình hình thành các cảng sông và xây dựng các cảng biển phục vụ cho giao thương hàng hoá trong và ngoài tỉnh đồng thời

cũng là điều kiện thuận lợi để giao lưu, giao thoa về văn hoá

Trang 13

Đơn vị hành chính: Tỉnh Thái Bình có 7 huyện (Vũ Thư, Đông Hưng,

Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thuy) và thành phố Thái

Bình với 285 xã, phường, thị trấn Trung tâm tỉnh ly là thành phố Thái Bình

Dân số: Năm 2009, dân số tỉnh Thái Bình 1900387 người Trong đó,

tỷ lệ dân sống ở nông thôn chiếm 92,63%, dân số thành thị chiếm 7,37% ;

mật độ dân số 1203 người/km ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95%

* Tiềm năng kinh tế:

Tiềm năng khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác bình quân hàng chục triệu m° khí/năm, phục vụ đắc lực cho

ngành công nghiệp sản xuất đồ sứ, thuỷ tỉnh, gạch ốp lát, x¡ măng trắng của

tỉnh ; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m với trữ lượng khoảng 12

triệu m°, được người dân trong và ngoài nước biết đến với các sản phẩm

nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải ; mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50m và mỏ nước nóng 72°C ở độ sâu 178m tại xã Duyên Hải (huyện Hưng

Hà) Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 3 tỷ tắn), nhưng

do phân bố ở độ sâu 600 - 1000m nên chưa đủ điều kiện khai thác

'Tài nguyên du lịch: Thái Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú

với nhiều lễ hội truyền thống, 16 loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc,

thống các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo nôi tiếng, hệ thống các

làng nghề đa dạng và đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên độc đáo, điển hình

của một tỉnh đồng bằng ven biên Bắc Bộ

Tài nguyên nước: Thái Bình có 3 khu vực mặt nước khác nhau là nước mặn, nước ngọt, nước lợ

Nước mặn: Diện tích khoảng 17 kmẺ chủ yếu dành cho hoạt động khai

Trang 14

Nguén nuéc Io: Dién tích khoảng 20705 ha, trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản là: 5453 ha Thái Bình còn có các

cồn cát ven biển như Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn

rất thích hợp trồng tập trung cây sú, vẹt, bằn Hiện nay, Thái Bình đã trồng

được gần 5000 ha rừng vừa giữ đất chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái

và cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho phát triển du lịch ven biển

Nguồn nước ngọt khá dồi dào, trong đó có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 9256 ha Với hệ thống sông ngòi chẳng chịt, hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp, Thái Bình đảm bảo được nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh

*Két cu ha tang:

Hệ thống giao thông: Thái Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển sớm và rất nhanh so với cả nước Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh phân bố hợp lý và có mật độ tính theo

đầu người và theo diện tích cao nhất của cả nước Toàn tỉnh có 5614 km

đường ôtô, trong đó quốc lộ là 98 km, đường tỉnh là 312 km, còn lại là đường giao thông nông thôn Bình quân mật độ lưới đường là 3,72km/kmÊ và 3,12km/1.000người

Về đường sông: Thái Bình có mạng lưới sông Hồng, sông Luộc, sơng Hố và sơng Trà Lý, thuận tiện cho vận tải thuỷ nội địa

đường biển: Thái Bình có hơn 52km bờ biển, có cảng Diêm Điền mới được xây dựng cho tàu 600 tấn ra vào làm hàng thuận lợi

Hệ thống điện: Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống Năm

Trang 15

chóng Các tổng đài kỹ thuật số được trang bị ở tắt cả các trung tâm huyện

và tiểu vùng kinh tế Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh vi ba và cáp

quang có tiêu chuẩn công nghệ vào loại cao nhất hiện nay Điện thoại đã đến 100% xã trong tỉnh Mật độ sử dụng điện thoại năm 2009 đạt 9,9 máy/100 dân Có thể nói, mạng lưới bưu chính viễn thông của Thái Bình hiện nay không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trong tinh mà còn có khả năng hoà nhập với khu vực và thể giới

Hệ thống cắp thốt nước: Các cơng trình cấp nước sạch của tỉnh Thái Bình đang từng bước được đầu tư xây dựng Nhà máy nước thành phố được

cải tạo và nâng cấp từ 20 nghìn m°/ngày đêm lên 30 nghìn m”/ngày đêm 4/7

thị trắn huyện ly được đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất 2000 - 3000

m°/ngày đêm Năm 2009, 57% hộ dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch từ

giếng khoan Unicef

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội, kết cấu hạ tầng là những nhân

tố quan trọng tác động đến phát triển kinh tế xã hội Nó là những tiền quan trọng tạo thuận lớn cho sản xuất nông nghiệp và tiềm năng kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn nếu khai thác tốt vùng lãnh hải rộng lớn và gần 16 nghìn ha bãi bồi ven biển Lòng đất Thái Bình có nguồn khí đốt, nước khoáng dỗi dào, nguồn nguyên - nhiên liệu quan trọng phục vụ cho

sản xuất gốm, sứ vật liệu xây dựng, thuỷ tỉnh mĩ nghệ, thép, điện, dam, Thế “ốc đảo” của Thái Bình bị phá vỡ khi Quốc lộ 10, cầu Tân Đệ, Cầu

Triều Dương, cảng biển Quốc gia Diêm Điền (giai đoạn I) được đưa vào sử

dụng Đồng thời kết cấu hạ tầng được quy hoạch đồng bộ và phát triển mạnh đã mở ra triển vọng mới thu hút đầu tư Không những thế Thái Bình còn nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung

Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Cùng với đó, Thái Bình còn giàu

Trang 16

Bình cần cù, năng động sớm thích nghỉ với phương thức sản xuất hàng hoá mới và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến Trong những năm qua, Thái

Bình đang từng bước khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có, phát huy lợi thế so

sánh để phát triển kinh tế xã hội theo những mũi nhọn đột phá đã được xác

định, tạo đà cho bước phát trién tiếp theo trong thời kỳ phát triển và hội nhập

“Trên cơ sở phân tích những tiềm năng lợi thế của đất và người Thái

Bình nhằm tìm ra giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến tích cực

trong phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác

định 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế Đó là: đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh phát triển làng

nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khâu; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; ưu tiên phát triển toàn diện kinh tế biển phát

triển thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đổi mới hoàn thiện cơ chế, chính sách

để huy động mọi nguồn lực thu hút đầu tư vào tỉnh [35, tr.24]

Bên cạnh những thuận lợi căn bản và những thành tựu to lớn đã đạt được Thái Bình đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức Điểm

xuất phát về kinh tế còn thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, hệ

thống hạ tầng xã hội còn yếu kém là những rào cản hạn chế sự phát triển của Thái Bình trong phát triển kinh tế xã hội Vì thế, trong những năm tới, Thái

Bình sẽ tập trung khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tập trung đầu

tư phát triển sản xuất, kết cấu hạ tầng, đưa địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai Chính những yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tin của người dùng tin, hiện nay và cả mai sau

* Truyền thống lịch sử, văn hoá, xã hội

Với vị trí trọng yếu cửa ngõ của vùng đất Thái Bình đã ghi dấu quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, tạo nên truyền thống tốt đẹp được bồi dap và phát huy trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cũng như trong công

Trang 17

Ngay từ buổi đầu Công nguyên, nhiều anh hùng hào kiệt của Thái Bình, tiêu biểu là Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục, đã đứng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Thái Bình là nơi Trần Lãm hợp sức giúp

Dinh B6 Lĩnh đẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn củng có nền độc

lập Đây cũng là nơi nhà Trần dựng nghiệp, lập hậu căn cứ quan trọng và

phòng tuyến vững chắc cho chống giặc Nguyên - Mông Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ thứ XVII, Thái Bình là nơi ghi dấu nhiều sự

kiện quan trong, trong đó phải kể đến cuộc khởi nghĩa do Hồng Cơng CỊ người làng Hoàng Xá - Vũ Thư lãnh đạo Đây là cuộc khởi nghĩa dài nhất trong lịch sử (1739 - 1796) với quy mô rộng nhất (Thái Bình - Thanh Hoá -

Nghệ An - Hà Tĩnh - Tây Bắc) Tiếp đó là cuộc khởi nghiã chống triều đình nhà Nguyễn lớn nhất do Phan Bá Vành (người làng Minh Giám - Kiến Xương)

lãnh đạo Khởi nghĩa Phan Bá Vành đã tạo tiền đề kinh tế, chính trị cho cuộc

đại khẩn hoang do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức triển khai với thành quả lập ra hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (năm 1828)

Nam 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Ngay từ những ngày đầu đã có hàng trăm con em Thái Bình theo đoàn quân Nam

tiến của Phạm Văn Nghị vào Nam giết giặc Từ khi quân Pháp đánh Bắc Kỳ

lần thứ nhất vào năm 1873 và lần thứ hai (1883), các sĩ phu yêu nước Thái

Bình đã cùng toàn dân một lòng đánh giặc, giữ thành Nam Định Hưởng

ứng chiếu Cần Vương, Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích đã kiên trì chống thực dân Pháp, trở thành thủ lĩnh Cần Vương số một ở Bắc Kỳ Ngoài ra các phong trào Tạ Hiện, Bang Tốn, Đốc Nhưỡng, Đốc Đen, Phạm Huy Quang

và nhất là hiện tượng Bùi Viện đã trở thành những hiện tượng độc đáo của người dân Thái Bình thời cận đại Không chỉ có vậy, Thái Bình còn là nơi sặp gỡ của những người chí sĩ yêu nước có tư tưởng lớn, của những người con Thái Binh di tiên phong trong phong trào Đông Du và Đông Kinh

Trang 18

mầm Nhiều người con của Thái Bình đã trở thành những hạt nhân (Nguyễn Đức Cảnh) thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam và sáng lập Đảng Công sản Đông Dương Tiếp đó, cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà -

Tiên Hưng và Tiền Hải (năm 1930) như dấu son sáng chói của lịch sử Đảng ta trong năm đầu thành lập và là dấu mốc khởi đầu quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp của Thái Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Đề rồi, khi kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Thái Bình được Bác Hồ tặng cờ:

“Quân dân một lòng tiêu diệt địch”, làng Nguyên Xá (Đông Hưng) được tăng cờ “Làng kháng chiến kiểu mẫu” Nhiều cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng, trong đó có Nguyễn Thị Chiên - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân đầu tiên trong toàn quốc

Sau ngày hoà bình lập lại (năm 1954), nhân dân Thái Bình luôn quán

triệt hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam” Trong kháng chiến chống đề quốc Mỹ, hàng

vạn người con Thái Bình hãng hái ra trận chỉ viện sức người sức của cho

tiền tuyến với tỉnh thần “:hóc thừa cân, quân vượt mức” Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ tuyển quân cao nhất miền Bắc và cũng là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha Cùng với những chiến công trong sản xuất và chỉ viện sức người, sức của cho tiền tuyến, nhân dân Thái Bình đã chiến đấu bắn rơi 44 máy bay, bắn chìm 4 tàu chiến giặc của Mỹ Nhiều người con Thái Bình da ghi

vào lịch sử những dấu son chói lọi như Anh hùng phi công Phạm Tuân -

người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, Thiếu tướng tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ, Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận - người cắm cờ chiến

thắng trên nóc dinh Độc Lập ngày 30 - 4 - 1975

Trang 19

huân chương chiến công, 207 huân chương lao động các hạng, 79 tập thẻ và 50 con người Thái Bình được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 10 tập thể và 22 cá nhân anh hùng lao động, 2109 bà mẹ được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng

Không chỉ có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, trong lao

động sản xuất Thái Bình còn là một vùng quê hiếu học Hơn 100 trí thức đại

khoa thời phong kiến của Thái Bình đã góp phần tạo ra những tiền đề cho

học phong của vùng quê này luôn hưng thịnh ở mọi thời kỳ Do quá trình

hội tụ cư dân từ nhiều vùng quê đồ về khai phá nên Thái Bình còn lưu giữ được một kho tàng văn hoá truyền thống vừa mang những nét đặc trưng văn

hoá tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng, vừa có những sắc thái riêng do tác

động sâu sắc của đặc điềm hình thành đất đai, dân cư Đó là sắc thái văn hoá

của vùng duyên hải thuộc hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng, vừa cởi mở, nhiệt tình phóng khoáng

‘Thai Binh là tinh đông dân và có mật độ dân số cao (bình quân hơn

1200 người/km?) có đời sống kinh tế và dân trí tương đối đồng đều Từ ngàn

xưa Thái Bình vẫn được coi là “kño của kho người” cung cấp nhân tài, vật

lực cho quốc gia ở mọi thời kỳ lịch sử

Giáo sư Vũ Khiêu trong cuốn "Đất và người Thái Bình" đã nhận

xét: "Những phẩm chất của người Thái Bình là thành quả cao nhất, trọn

vẹn nhất về sự phát triển của cả trái tim, bàn tay khối óc của người Thái Binh" [35, tr.18] 1.2 Khái quát về Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình

Trang 20

Là một thư viện ra đời sớm sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, những,

năm đầu mới thành lập tuy còn non trẻ, cơ ngơi giản dị chỉ có vài ngàn bản sách cũ và một cơ sở hạ tầng nghèo nàn nhưng đã triển khai có hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao Trong quá trình xây dựng và trưởng thành đã từng bước tạo thành mạng lưới thư viện trong tỉnh với nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và địa phương

Bằng vốn sách báo, công cụ chủ yếu của mình, các thư viện từ tỉnh đến cơ

sở đã biết tạo dựng thời cơ, liên kết tổ chức chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các ngành để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hàng năm có những cuộc tuyên truyền khác nhau nhân các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại Hoạt động này

trong toàn mạng lưới có sự phối hợp nhịp nhàng, tạo được ấn tượng tốt và

hiệu quả

Trong những năm 1965 - 1975 cả nước có chiến tranh, sách báo được cán bộ thư viện cöng trên lưng, gánh trên vai, vừa đi sơ tán vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ nhân dân địa phương, phục vụ dân quân và bộ đội

Những tiến bộ kĩ thuật những sáng kiến cải tiến trong thâm canh lúa ngô, những tắm gương trong lao động, học tập và chiến đấu đã theo sách báo đến

với quân dân Thái Bình Những thành tích làm nức lòng người trong nhiệm vụ giữ gìn thành quả cách mạng, xây dựng XHCN của nhân dân Thái Bình có sự đóng góp tích cực của những người làm công tác tuyên truyền sách báo, những cán bộ, tủ sách, thư viện

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Thư viện KHTH

tinh Thai Bình được xây dựng khang trang Những năm cuối thập kỷ 70 của

thế kỷ trước từng được xem là một trong những mẫu hình vẻ thư viện cấp

tỉnh, thành phố được đầu tư xây dựng theo quy mô bề thế với trang thiết bị

Trang 21

đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách trong nước,

khách quốc tế về làm việc và thăm Thái Bình đến thăm thư viện Người dân

Thái Bình đã có một thời tự hào về Thư viện tinh là một công trình văn hoá

hiện đại xứng tầm với truyền thống, ngang tầm với thời đại, là một địa chỉ có sức thu hút nhiều đối tượng bạn đọc

Ngoài các hoạt động phục vụ bạn đọc tại chỗ khá sôi động, tất bật

nhưng cán bộ Thư viện KHTH tỉnh vẫn say sưa miệt mài tìm đến nhiều biện pháp đưa sách báo về cơ sở góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tỉnh thần

cho nhân dân Phục vụ việc thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác thư viện Sau năm 1975, Thái Bình vẫn xác định sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, vì vậy công tác thông tin tuyên truyền đến công tác xây dựng

phong trào đọc, phát triển mạng lưới đều với việc gắn liền với việc đưa văn

hoá về với nông dân, nông nghiệp thiết thực nâng cao dân trí cho nhân dân Sách báo của Đảng đến được với dân ngày càng nhiều đã làm thay đổi những tư duy, tập tục cũ mòn, lạc hậu, thay vì những tư duy mới cho cách làm hiệu quả mới

Từ năm 1986 trở lại đây, Thái Bình cùng cả nước đi lên trên chặng

đường đổi mới và hội nhập trong đó có nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thư viện đã tích cực tham gia tuyên truyền, phục vụ cho công cuộc đổi mới đồng thời triển khai các hoạt động góp phần chống các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội, ngăn chặn âm mưu “diễn biến hoà bình” bằng thủ đoạn thông qua sách báo, tranh ảnh không lành mạnh của các thể lực thù địch, bảo vệ trật tự xã hội, an ninh văn hoá Ngành thư viện cũng đã tự đổi mới, sáng tạo nhiều hình thức biện pháp đưa sách về cơ sở, vận động khuyến khích phong trào đọc góp

phan quan trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu trong sự nghiệp

Trang 22

'Ngày nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thư viện đang thi dua lao động sáng tạo, thi đua học tập nghiên cứu, tự hoàn thiện mình, bền bi

khắc phục khó khăn, tìm tòi các biện pháp nhằm làm tăng số lượng, chất lượng thông tin, thay đôi cơ cấu, phương pháp bổ sung tư liệu, kết hợp mở rộng các thành phần đối tượng người đọc, đa dạng hoá các hình thức phục vụ thông tin, tránh tụt hậu đề có thể tiến tới hoà nhập và ngang tầm với các thư viện tiên tiến trong nước và trên thế giới

Thư viện tỉnh có những chức năng và nhiệm vụ sau:

Là thư viện KHTH lớn nhất trong tỉnh, với chức năng là cơ quan đầu não chỉ đạo hoạt động của toàn bộ mạng lưới thư viện cơ sở, Thư viện KHTH tinh Thai Binh có những chức năng, nhiệm cơ bản sau

~ Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn

hạn của Thư viện; trình Giám đốc Sở Văn hố Thơng tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

~ Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được

sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mựơn về

nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phủ hợp với nội quy thư viện

Phục vụ tài liệu thư viện cho người đọc cao tuổi, người tàn tật bằng các hình thức ưu tiên (phù hợp với khả năng điều kiện của thư viện) theo quy định của Pháp lệnh Thư viện

- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với các đặc điểm tự

nhiên - kinh tế - văn hoá của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện

~ Thu thập, ting trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương bao gồm toàn bộ tư liệu in, viết tay, sách,

Trang 23

~ Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu địa phương do Sở Thông tin

truyền thông chuyên giao (mỗi rên tài liệu ít nhất 01 bản); các bản sao khóa

luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học tại địa phương ~ Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị

- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên

thông giữa thư viện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình

thức cho mượn, trao đồi tài liệu và kết nối mạng máy tính

~ Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng, các tài liệu hư nát theo quy định của Bộ Văn hoá, Thẻ thao và Du lich

~ Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng

rãi vốn tài liệu thư viện bằng các hình thức thông tin thư mục, hướng dẫn tra cứu và các hình thức thông tin tuyên truyền khác đến mọi người, đặc biệt là

các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa

phương; xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân địa phương; tổ chức hội nghị bạn đọc, các câu lạc bộ bạn đọc, xây dựng đội ngũ cộng tác viên của thư viện

~ Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, sản phẩm

dịch vụ thông tin phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nhóm đối tượng

bạn đọc của thư viện

~ Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tại thư viện tỉnh; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ thống thư viện công cộng

~ Hướng dẫn, tư vấn tổ chức xây dựng thư viện trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ đối với thư viện cấp huyện và cơ sở xã, phường, thị trấn; tổ chức luân chuyển sách, báo đến các thư viện huyện và

các thư viện cơ sở trọng điểm; chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn,

Trang 24

- Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật

~ Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột

xuất về tình hình hoạt động của thư viện với Sở Văn hoá, Thể thao và Du

lịch và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (thông qua Vụ Thư viện)

~ Quản lý, tổ chức cán bộ và tài sản theo phân cấp và quy định của Sở ‘Van hod, Thé thao và Du lịch

~ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao phó

1.2.2 Yêu cầu đổi mới phương thức nâng cao chất lượng hoạt động của

Thư viện Khoa học tỗng hợp tính Thái Bình

Hiện nay, toàn cầu hoá tác động đến từng con người, mọi lĩnh vực

trong đó có ngành thông tin thư viện Cũng như các lĩnh vực khác, tồn cầu hố mang lại cơ hội mới cho những người làm công tác thông tỉn thư viện Họ có điều kiện để giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến

Trong xu thế hội nhập, các chuẩn mực liên quan đến xử lý lưu trữ và trao

đổi thông tin được áp dụng rộng rãi Đặc biệt là việc thu hẹp dần khoảng cách về trình độ công nghệ thông tin giữa các nước trên thể giới đã giúp cho ngành thông tin thư viện Việt Nam có được những bước tiến mới trong quá trình tự động hoá của ngành Với sự trợ giúp của máy tính mạng thông tin

và các phần mềm hiện đại nhiều thư viện điện tử ra đời giúp cho việc phục

vụ người dùng tin nhanh chóng kịp thời và chính xác thông tin qua mang Internet nhiều cơ sở dữ liệu được kết nối, việc chia sẻ và trao đổi dữ liệu

giữa các thư viện trên thể giới trở lên dễ dàng

Tuy nhiên, tồn cầu hố cũng mang lại cho ngành thông tin thư viện Việt Nam nhiều thách thức Trước đây, với hoạt động của thư viện

Trang 25

phương đều có một số công đoạn giống nhau như xử lí tài liệu theo phương

pháp thủ công, tổ chức mục lục, phục vụ bạn đọc Ngày nay, theo xu thé chung, dường như không có một quốc gia nào đứng hoàn toàn tách biệt với

thế giới bên ngoài trong bối cảnh tồn cầu hố Bởi vậy trong xu thế hội

nhập để tránh tụt hậu các cơ quan thông tin thư viện của Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ kỹ thuật và các chuẩn nghiệp vụ mới

Sự bùng nỗ thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn đối với ngành thư viện cả nước nói chung và Thư viện KHTH Thái Bình nói riêng; Sự cạnh tranh của văn hóa nghe nhìn tác động mạnh mẽ đến văn hóa đọc và thói quen đọc sách của người đọc Đó chính là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình hình bạn đọc giảm sút ở Thư viện Thái Bình trong những năm gần đây

Từ những năm 2005 trở về trước có thể coi đó là một thời “hoàng kim” của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình, mặc dù ngày đó đối tượng phục vụ của thư viện còn bị hạn chế (chi có cán bộ, học sinh và sinh viên trên địa bàn thành phố mới được làm thẻ), các thao tác xử lý nghiệp vụ và phục vụ

bạn đọc chủ yếu là thủ công, vốn tài liệu còn hạn hẹp nhưng lượt đến, lượt

đọc và vòng quay của tài liệu lại tăng cao so với những năm gần đây Nguyên nhân như trên đã nêu, Thái Bình hiện có khoảng trên 90% hộ dân đã có tỉ vi, mạng internet và các mạng viễn thông phủ kín toàn tỉnh, điều này tác động không nhỏ tới văn hóa đọc của người đọc Chưa kể đến tình

hình chính trị Thái Bình bất ồn trong những năm trước kia và sự mất ôn

định trong nội bộ của Thư viện KHTH tỉnh Thía Bình trong 2 năm (2005 - 2006) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn đọc trong thư viện giảm sút, các hoạt động tại thư viện trở lên tram lắng hơn, sự nhiệt tình trong công việc của cán bộ không còn hăng hái nữa

Trước những tình hình trên Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình yêu cầu

Trang 26

của địa phương trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước Muốn

đạt được mục tiêu này Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình cần phải đổi mới

mạnh mẽ các phương thức hoạt động truyền thống vươn lên khẳng định sự tồn tại tất yếu của mình bằng việc phát huy sức mạnh của hoạt động thông tin thư viện, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Đảm bảo được chức năng cung cấp thông tin cho các đối tượng người dùng tin của

tinh trong giai đoạn mới Trong đó công tác thông tỉn - thư viện phải đáp

ứng được những yêu cầu:

~ _ Đảm bảo nguồn lực thông tin đầy đủ và kip thoi

~ _ Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phong phú, chất lượng phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin

~ _ Liên kết các cơ quan thông tin thư viện trong nước và trên thế giới dé

chia sẻ nguồn lực thông tin một cách thuận tiện

- _ Xây dựng một đội ngũ cán bộ thông tin thư viện giỏi về chuyên môn,

nghiệp vụ cũng như về ngoại ngữ và tin học

~ _ Đổi mới nội dung, phương pháp quản lí thư viện thông qua việc ứng

dụng có hiệu quả phần mềm quản lí thư viện điện tử

- Day manh công tác tuyên truyền, tạo ra những điều kiện và sức hấp

dẫn để thu thu hút mọi tầng lớp nhân dân đến với thư viện

Công tác thông tin thư viện của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình đã

đạt được những kết quả ban đầu đáng được ghi nhận Đó chính là việc ứng

dụng những thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin, chuyển hướng hoạt động, tăng cường kết hợp giữa công tác thông tin thư mục thư viện với thông tỉn tư liệu, tập trung phục vu các yêu cầu nghiên cứu khoa học, tuyên

Trang 27

1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Khoa học tổng

hợp tỉnh Thái

ình

1.3.1 Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin Đó là đối

tượng phục vụ của công tác thông tỉn tư liệu Để đạt hiệu quả tối ưu trong

công tác phục vụ bạn đọc cần tuân thủ nguyên tắc phục vụ có phân biệt đối

tượng, việc phân chia đánh giá đối tượng người dùng tin giúp thư viện phục vụ, cung cấp thông tin có mục đích, có chọn lọc và phủ hợp với nhu cầu

thông tin tư liệu đa dạng đối với từng đối tượng người đọc Căn cứ vào nghề

nghiệp, trình độ học vấn, lứa tuổi, tâm, sinh lí, thói quen và nhu cầu, sở thích của người dùng tin mà ta có thể phân chia ra một số đối tượng người dùng tin khác nhau Chỉ có việc phân loại chính xác các nhóm đối tượng thì thư viện mới có căn cứ khoa học xây dựng vốn tài liệu có nội dung đầy đủ,

phù hợp ứng với mỗi nhóm, có loại hình tư liệu đặc thù nhằm cung cấp mức cao nhất nội dung thông tin cho người dùng tin

Khảo sát thực tế về người dùng tin đến sử dụng và khai thác thông,

tin, tai liệu tại Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình (từ 30/7/2009 - 30/7/2010) có 2104 bạn đọc được chia làm 4 nhóm chính:

~ Nhóm cắn bộ lãnh đạo quản lý:

Đây là những cán bộ thuộc các cơ quan Đảng, HĐND, UBND của tỉnh Thái Bình và các cấp, những cán bộ quản lý thuộc các sở, ban ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy số lượng không nhiều 48/2104 nhưng đặc biệt quan trọng họ là những người có trách nhiệm

Trang 28

chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư, xuất nhập khẩu, du

lịch, luật pháp, môi trường v.v để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước và phát triển địa phương Thông tin dành cho đối tượng người dùng tin này phải được xử lý kỹ, cô đọng, súc tích và phải được chọn lọc chính xác, đủ ý

để họ không cần đọc văn bản cũng có thể nắm chắc vấn đẻ nêu ra trong tài

liệu, bởi nhóm đối tượng này do kiêm nhiệm nhiều công việc, hoạt động lao

động trí óc cao không có nhiều thời gian để khai thác thông tin Do đó hình

thức phục vụ thích hợp nhất với họ là thông tin chuyên đề, tổng luận, các

dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc đến tận tay theo yêu cầu Việc đáp ứng

thông tin cho đối tượng NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý đem lại những hiệu quả to lớn mà không thể nhận thấy một cách hiện hữu

- Nhóm bạn đọc là các nhà chuyên môn:

Bao gồm: Các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ chuyên môn Nhóm bạn

đọc này cũng chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 103/2104 Phần đông trong số này là những người tham mưu cho các cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan,

ban ngành của tỉnh Những ý kiến của họ càng có cơ sở khoa học cao thì các

quyết sách của các nhà lãnh đạo, quản lý càng có hiệu quả thiết thực, giúp

cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đi được đúng hướng Các nhà chuyên môn tại các trạm trại nghiên cứu - thực nghiệm đóng trên địa bàn

tỉnh cũng rất cần được cung cấp tài liệu, thông tin về những lĩnh vực, vấn đề

họ đang nghiên cứu, giải quyết Thông tin dành cho đối tượng bạn đọc này

rất đa dạng nhưng chuyên sâu trong chuyên ngành của họ đồng thời cũng

phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, phủ hợp và chính xác

~ Nhóm sinh viên, học sinh:

Đây là nhóm đông đảo nhất với 1405/2104 nhóm này có đặc điểm là

rất cần thông tin, tài liệu vừa có tính chất chuyên sâu vừa yêu cầu các tài

Trang 29

yếu là sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo tap chí phủ hợp với từng môn học, bên cạnh việc đến thư viện để nâng cao kiến thức đã học thì nhóm đối tượng bạn đọc này còn cần các loại thông tin, tài liệu về văn hoá, khoa học công nghệ, khoa học xã hội, những kiến thức thông thường, các tài liệu giải trí, Việc bổ sung loại tài liệu này là cần thiết giúp họ am hiểu về

đời sống văn hoá xã hội Việc phục vụ cho nhóm đối tượng này rất quan

trọng bởi thông qua việc sử dụng thư viện nhiều người sẽ trở thành những sinh viên, học sinh giỏi, những nhà khoa học trong tương lai

~ Nhóm khác:

Nhóm bạn đọc này là công nhân, lực lượng vũ trang và nhân dân lao

động trong tỉnh chiếm tỷ lệ 26% có nhu cầu tài liệu về văn hoá, khoa học

công nghệ, những kiến thức phổ thông đặc biệt là các tác phẩm văn học có giá trị, các sách lịch sử

Hiện nay sự đổi mới về nhiều mặt nhất là về kinh tế, văn hóa, xã hội,

đời sống được nâng lên do đó làm cho đời sống tỉnh thần của người dùng tin

được cải thiện rõ rệt Người dùng tin quan tâm nhiều hơn đến báo chí, sách vở, chính sách xã hội không những trong nước mà phạm vi trên toàn thế giới Con người được cung cấp thông tin một cách thuận lợi, nhanh chóng qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau Những đặc điểm trên đã tác

động không nhỏ đến sự phát triển và biến đổi nhu cầu thông tin của người

dùng tin nói chung và người dùng tin của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh

Thái Bình nói riêng

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin

Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ thoả mãn

nhu cầu tin của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là những người lao

Trang 30

trong giai đoạn hiện nay sự phát triển của nền kinh té tri thức đã làm thay đổi phương thức làm việc học tập và giải trí của con người Nhu cầu tìm hiểu và thỏa mãn thông tin của con người ngày càng phát triển da dạng, phong phú và phức tạp hơn Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh KHTH tỉnh Thái Bình có thể chia thành những dạng chính như sau:

~ Nhu cầu nghiên cứu

Các đối tượng của loại nhu cầu này bao gồm các cán bộ lãnh đạo,

quản lý các nhà chuyên môn, giảng viên, giáo viên, các nhà hoạch định phát

triển chiến lược kinh tế, các nhà đầu tư xây dựng, các doanh nhân trong và

ngoài nước đang làm việc tại Thái Binh, v.v

~ Nhu cầu học tập tìm hiễu:

Các đối tượng của nhóm nhu cầu này là người dùng tin phổ thông họ bao gồm quảng đại quần chúng: Công nhân, nông dân, bộ đội, sinh viên, cán bộ hưu trí, họ thường có trình độ văn hố, chun mơn không cao, nhu

cầu sử dụng thông tin, tài liệu rất đa dạng, phong phú nhưng không ồn định và luôn thay đôi Họ có thê đọc bắt kỳ một loại tài liệu gì về bất kỳ một lĩnh

vực nào Thông tin tài liệu với họ ít nhằm mục đích nghiên cứu mà chủ yếu nhằm mục đích học tập mở mang thêm nhận thức, hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội

~ Nhu cầu giải trí:

“Trong cuộc sống của con người giải trí là một nhu cầu thực tế, xã hội

càng phát triển nhu cầu giải trí của con người ngày càng phong phú và sinh

động trở thành nhu cầu cần thiết Các đối tượng của loại nhu cầu này bao

gém: hoc sinh, sinh viên, cán bộ hưu, công chức hành chính, công nhân,

Trang 31

dùng tin ở thư viện tỉnh Thái Bình Từ việc điều tra chúng tôi thu được kết

quả như sau: Tổng số phiếu phát ra 400 phiếu thu về 349 phiếu, phân tích các phiếu thu về cho thấy người sử dụng cũng đa dạng về thành phần cũng như nhu cầu sử dụng tài liệu Qua những thông tin cá nhân cho biết người sử dụng là nam giới chiếm 45%, nữ giới chiếm 55%, lứa tuôi dưới 18 chiếm

39%, từ 18 đến 60 chiếm 47% và trên 60 chiếm 14% Về trình độ học vấn

của người sử dụng có 24% là người trình độ THCS, 30% là người có trình đội THPT, 14% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 31% có trình độ cao đẳng đại học và có 2 có trình độ trên đại học Công việc của họ đang làm hiện nay cũng rất đa dạng Có 56,4 là học sinh, sinh viên, có 1,7% là người nghiên cứu khoa học, 27% công chức hành chính, công tác khác chiếm 14,9%

Trả lời về thời gian sử dụng 64,4% trả lời thường xuyên đến thư viện

còn 30,1% thỉnh thoảng, 5,4% là hiếm khi Trả lời về mục đích sử dụng tài liệu có 63 % trả lời vì mục đích học tập, tìm hiểu nâng cao trình độ, có 21% trả lời vì mục đích nghiên cứu và có 54% trả lời để giải trí Như vậy ngoài mục đích sử dụng tài liệu chủ yếu là để học tập tìm hiểu nâng cao trình độ, để giải trí và nghiên cứu

'Nhìn chung nhu cầu tin của người dùng hiện nay cao hơn, đa dạng

hơn do nhiều yếu tố khách quan Trước yêu cầu đổi mới Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình cần được nâng cao chất lượng hoạt động đề có nhiều nguồn

thông tin, tài liệu đáp ứng yêu cầu thông tin ngày cảng cao góp phần quan trọng vào công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Tóm lại: Hoạt động thông tỉn thư viện nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của người dùng tin đã trở thành nhiệm vụ quan trọng không thể

thiếu đối với bất kỳ thư viện tỉnh, thành nào

Công cuộc đổi mới đòi hỏi vừa phải bảo tồn, phát huy truyền thống

Trang 32

sống vật chất tỉnh thần cho nhân dân Đây cũng chính là nhân tố khách quan tác động tích cực đến nhu cầu thông tin tài liệu, làm biến đổi nó không chỉ về số lượng mà cả về nội dung và tính chất nhu cầu tin Từ sự thay đổi này, đã xuất hiện những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới đối với hoạt động thông tin

thư viện Đó chính là điều kiện đòi hỏi phải đổi mới để phát triển và xác định lại vị trí của hoạt động này trong hệ thống thông tin tư liệu địa phương

và quốc gia

Để tìm một giải pháp cho hoạt động này trong giai đoạn mới, cần nghiên cứu chính thực trạng hoạt động thông tin thư viện tỉnh, thành hiện nay, kết hợp với nghiên cứu những thời cơ và thách thức mới trong quá

Trang 33

CHUONG 2:

'THỰC TRẠNG TÔ CHỨC, HOAT DONG CUA THU VIEN KHOA HỌC TƠNG HỢP TỈNH THÁI BÌNH

2.1 Công tác tô chức, quản lý của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Thu viện tỉnh Thái Bình chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Bình Cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh gồm:

* Ban giám đốc : Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc * Cac phong ban:

- Phòng Nghiệp vụ, gồm các bộ phận:

+Hướng dẫn nghiệp vụ, phong trào cơ sở, luân chuyển sách;

+Tuyên truyền thư mục; +Biên mục, xử lý kỹ thuật sách; +Tin học - Phòng Công tá bạn đọc, gồm c; c bộ phận: + Mượn tự chọn (kho mở); + Báo - tạp chí (đọc tại chỗ); + Đọc tổng hợp (Bao gồm sách tiếng Việt, sách ngoại văn; sách tra cứu); + Địa chí; + Phục vụ người khiếm thị; + Phòng thường trực cấp thẻ - Phòng Hành chính - tổng hợp, gồm các bộ phận: + Kế toán; + Văn thư tạp vụ; + Bảo vệ

Trang 34

những mặt còn tồn tại, chưa tạo điều kiện cho thư viện thực hiện tốt nhiệm

vụ chuyên môn của mình

2.12

ôi ngũ cán bộ của thư viện

Đội ngũ cán bộ (tính đến ngày 30/7/2010): Thư viện có 21 người được phân công như sau:

01 Giám đốc là người đứng đầu thư viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hoá, Thẻ thao và Du lịch về mọi hoạt động của thư viện

và việc thực hiện nhiệm vụ được giao 01 Phó giám đốc giúp giám đốc trong

công tác lãnh đạo thư viện, phụ trách công tác nghiệp vụ cơ sở do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công, 03 trưởng phó phòng phụ trách 3 mảng hoạt động chính của thư viện

Phòng Hành chính gồm 03 người, phòng Công tác phục vụ bạn đọc gồm 08, phòng Nghiệp vụ gồm 09 người

Trình độ chuyên môn của cán bộ tương đối đồng đều, cán bộ tốt

nghiệp đại học thư viện chiếm tỉ lệ 14/21, đại học các ngành khác 4/21, trung học chuyên nghiệp thư viện 3/21

Trình độ tin học: Đại học tin học 1⁄21, còn lại đều có chứng chỉ tin học A (12/21), B (8/21), sử dụng tốt phần mềm quản lí thư viện và các phần

mềm khác phục vụ cho công tác thư viện

Trình độ ngoại ngữ: Đại học ngoại ngữ 1/21, 22/21 cán bộ có trình độ B tiếng Anh trở lên Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ

phải có trình độ cao hơn về ngaọi ngi

am hiểu mọi lĩnh vực nên phải tự

trau dồi thêm kiến thức mới đề có thể đáp ứng tốt các nhiệm vụ mà thư viện

đáng đảm nhận

Trang 35

+ Trụ sở kho tàng và phòng làm việc của Thư viện KHTH tinh Thái

Bình là 2 toà nhà 2 tầng, diện tích sử dụng 1.240m” Toàn bộ thiết kế chủ yếu

được giành làm kho chứa tài liệu và phòng đọc Bao gồm: 1 kho sách đọc tại chỗ, 1 kho sách mượn tự chọn, 1 kho báo, tạp chí, 1 kho chứa và kiêm phòng đọc sách thiếu nhĩ, 1 kho chứa kiêm phòng đọc tài liệu dia chi, I kho sách luân chuyển, 1 kho sách dự trữ giành hỗ trợ cơ sở, 1 phòng đọc giành cho người khiếm thị, 1 phòng đọc sách và 1 phòng đọc báo, tạp chí Diện tích còn lại

dành cho cán bộ chiếm không đến 1/10 tổng diện tích sử dụng Song kho tàng

vẫn quá chật chội, riêng kho báo lưu đã phải tận dụng cả lối đi để chứa tạm + Nhà cửa, kho tàng hầu hết đều được xây dựng từ trước năm 1975,

trải qua hơn 30 năm sử dụng đã xuống cấp trầm trọng, ngắm dột, âm thấp ; tường vôi, trần nhà nhiều nơi tróc lở, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản

vốn tài liệu lâu dài của thư viện, thậm chí còn de doa cả đến tính mạng của

cán bộ và bạn đọc

~ Trang thiết bị: thư viện có 22 máy vi tính, trong đó có 2 máy chủ, I tủ mạng, 1 máy photocopy, 5 máy in larser, I máy quét, 3 máy hút bụi,

Icamera, 18 bình phòng chống cháy nổ, bàn ghế, giá sách,

Nhìn chung: Cơ sở vật chất của thư viện, trang thiết bị đã được cải thiện trong nhiều năm gần đây Nhưng để phát triển thành một thư viện hiện

đại, cần được đầu tư nâng cấp mở rộng trụ sở làm việc, bồ sung thêm trang thiết bị nâng cấp qui trình quản lí thư viện, cơ cấu tổ chức phải hợp lí mới

phát huy được chức năng của thư viện trước yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ hội nhập và phát triển

2.2 Hoạt động của Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình 2.2.1 Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

'Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng cấu thành của thư viện

Trang 36

hợp với nhu cầu sẽ có tác dụng thu hút đông đảo bạn đọc và ngược lại Vì vậy công tác xây dựng nguồn lực thông tin là khâu đầu tiên quyết định, số lượng, chất lượng kho sách báo, tác động đến mọi hoạt động thư viện, tạo nên tiềm lực thông tin của từng đơn vị cũng như của tồn ngành thư viện Cơng tác xây dựng nguồn lực thông tin không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc mà còn là tiêu chí cơ bản trong việc xác định vị thế của thư viện và vai trò của sách báo trong đời sống văn hoá, kinh tế xã hội nhất là trong giai đoạn xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Hiện nay, nguồn lực thông tin, tài liệu của Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình bao gồm: các loại tài liệu tra cứu, các loại sách, các loại báo, tạp chí Tính đến tháng 7/2010 thư viện có khoảng 44.540 tên sách với 179750 bản,

bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt,

tiếng Anh

* Cơ cấu vốn tài liệu của thự viện được tô chức theo nội dụng sau

Trang 37

80000: 70000: 60000: 50000: 40000: 20000: 10000: CTXH KHTN, VH,NT Khác KHKT

Qua bang và biểu đồ trên cho thấy nội dung cơ cấu vốn tài liệu của

về chính trị xã hội có 53871 cuốn chiếm 30% Loại tài liệu này

chủ yếu là đường lối, chính sách, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng

và Nhà nước nói chung

Tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật có 37709 cuốn

chiếm 21% tổng số vốn tài li

|, song trong dé có cả những tài liệu đã lỗi thời không phù hợp với phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay Vì

vậy, thư viện cũng cần có kế hoạch thanh lý những tài liệu đó

Tài liệu về văn học nghệ thuật có 77216 cuốn chiếm 30%

Tài liệu khác chủ yêt

(6%) song loại hình của nó rất đa dạng và phong phú liên quan trực tiếp đến

là tài liệu địa chí chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn

đối tượng người đọc có nhu cầu tìm hiều về vùng đất, con người Thái Bình Như vậy qua biêu đồ trên ta thấy cơ cấu nội dung vốn tài liệu của Thư

Trang 38

* Cơ cầu theo ngôn ngữ của M

'Ngôn ngữ vốn tài liệu thể hiện khả năng khai thác cũng như nhu cầu về ngôn ngữ mà người dùng tin quan tâm Vốn tài liệu của thư viện chủ yếu là tiếng Việt Ngoài ra cũng có các ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, tiếng

Trang 39

Từ biểu đồ trên ta thấy sách tiếng Việt chiếm tỷ lệ đại đa số (rong tổng số 44540 tên sách tương đương với 179570 cuốn thì có tới 35613 tên sách tương đương với 168537 cuồn chiếm 93 % là sách tiếng Việt)

Có 2456 tên sách tương đương với 3357 cuốn sách chiếm tỷ lệ 2% là sách tiếng Anh Nguồn sách chủ yếu do Quỹ Châu Á tài trợ

Tiếng Nga có 2895 tên sách tương ứng với 3387 cuốn chiếm tỉ lệ 2% tổng số vốn tài liệu Nguồn sách này có được là do chuyển từ thư viện của Hội Khoa học kỹ thuật của tỉnh sang

Sách tiếng nước ngoài chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ song điều này phủ hợp với đối tượng mà Thư viện KHTH tỉnh Thái Bình đang phục vụ bởi bạn đọc của thư viện có trình độ ngoại ngữ không nhiều, tài liệu phù hợp

với bạn đọc phần lớn là loại tài liệu tiếng Việt

* Cơ cấu loại hình tài liệu của thư viện

Trang 40

Biểu đồ 3 cơ cấu về loại hình tài 180000 160000: 140000: 120000: 100000: 80000: [iTên sách [Cuốn sách 60000 40000: 20000 0 Sách Bao, tap Ti chi

“Từ biểu đồ trên ta thấy nguồn lực thông tin của Thư viện KHTH tinh

Thái Bình: Sách có 39564 tên tương đương với tỷ lệ 179828 cuốn Các loại tài liệu này tổ chức thành kho đọc, kho mượn, kho ngoại văn, kho lưu động,

kho thiếu nhi, kho dự trữ, kho địa chí tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo

quản và phục vụ thông tin cho người ding tin

Đối với dạng tài liệu báo, tạp chí: Thư viện tổ chức thành 2 kho Là

kho báo lưu gồm có tất cả các loại báo từ năm 1956 đến 2009 và kho báo

mở gồm hơn 200 loại báo mới năm 2010

Tai liệu tra cứu bao gồm các lọai từ điển, bách khoa thư, cẩm nang, số

tay v.v có 3220 tên tương đương với 3280 cuốn

Các loại tài liệu khác bao gồm: Các luận văn luận án, hương ước,

thần tích, thần sắc, các tài liệu điện tử, Đây là nguồn tài liệu quý nội dung

Ngày đăng: 18/10/2022, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w