Luận văn Nghiên cứu các nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tiến hành khảo sát làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ trong giai đoạn đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời làm cơ sở cho việc thỏa mãn nhu cầu tin cho các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL
——woœ4-—
NGUYÊN THỊ HÒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU NHU CÀU TIN CỦA CÁC
DOANH NHÂN TRẺ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ
PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Văn Nhật
Trang 2MỤC LỤC MO DAU 1 Lý do chọn để tà 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu
5.Tình hình nghiên cứu của để tài 6 Đóng góp của đề tài
7 Bố cục của luận văn
Chương I
DAC DIEM CUA CAC DOANH N TRE TAI TRUNG TAM
HO TRO PHAT TRIEN DOANH NGHIEP TRE VIET NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP H TE QUOC TE
1.1 Doanh nhân trẻ trong bối cảnh đắt nước đổi mới và hội nhập
1.1.1 Khái quát về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1.1.2 Doanh nhân trẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập
1.2 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.Đặc điểm các doanh nhân trẻ là hội viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam
Trang 3Chương 2
KHAO SAT NHU CAU TIN CUA CAC DOANH NHAN TRE
TAI TRUNG TAM HO TRO PHAT TRIEN
DOANH NGHIEP TRE VIET NAM 2.1 Nội dung nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ
2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu 2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu 2.1.3 Nhu cau về hình thức của tài liệu
2.2 Tập quán sử dụng thông tin của các doanh nhân trẻ 2.2.1 Tân suất sử dụng thông tin
2.2.2 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin ưa thích sử dụng 2.2.3 Nguôn khai thắc thông tin
2.3 Nhận xét về nhu cầu tin của các doanh nhân
2.3.1 Những như cầu tin nồi bật
2.3.2 Những như cầu tìn cần được kích thích và phát triển
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CÀU TIN CUA CAC DOANH NHAN TRE
Trang 4
1 Lý do chọn đề t
Nên kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thể giới có xu hướng toàn cầu hoá Thời gian qua, Việt Nam đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập nền kinh tế thé giới bằng những hoạt động như: trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), thành viên của Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt nền kinh tế năng động của chúng ta đã là thành viên chính thức thứ 150 của ngôi nhà chung Hiệp hội Kinh tế Thể giới (WTO)
Có thể nói rằng thông tin ngày càng có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đắt nước, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế trí thức Thông tin lúc này đã trở thành một thứ của cải vô hình và nó giống như một con tàu cao tốc vút qua bên cạnh chúng ta Vì thế, có thể nói rằng sức sống và sự phát triển bền vững của các doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc họ nắm bắt được thông tin đến đâu
Khi thế giới đang ở trong xu thế tắt yếu của toàn cầu hoá, cả dân tộc 'Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn nhưng cũng là một thách thức lớn và chính trong thời kỳ này, chúng ta ngày càng được nghe nhiều đến một lực lượng được gọi là “doanh nhân trẻ” Ngày nay kinh doanh đã được thừa nhận là một nghề tri thức Nhà nước Việt Nam cũng đã chọn ngày 13/10 làm ngày “Doanh nhân Việt Nam” nhằm tôn vinh những đóng góp của doanh nhân dành cho đất nước Có thể nói rằng, doanh nhân trẻ là tương lai của đất nước, nếu họ giàu có sẽ góp phần làm đất nước sẽ giàu có Nếu họ có trình độ công nghệ cao, đất nước sẽ có công nghệ cao Nếu họ thành công đắt nước sẽ
Trang 5Việc nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ hiện nay có một ý nghĩa vô cùng to lớn Kết quả của nó sẽ là cơ sở để hoạch định hoạt động thông tin của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam ( Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam), bởi lẽ giới danh nhân trẻ Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về mặt số lượng và chất lượng Tuy số hội viên doanh nhân trẻ là gần 5000 người, chỉ chiếm 1/50 lực lượng doanh nhân của cả nước nhưng hàng năm đang có doanh thu khoảng 95.000 tỷ đồng và có đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.Vì thế, đây là một trong những nơi sử
dụng thông tin nhiều nhất, cụ thê nhất đề tạo ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội, là bộ phận cấu thành quan trọng của bắt cứ nền kinh tế nào, mức
độ tăng trưởng của khu vực này là một trong những nhân tố quyết định xu thế phát triển của kinh tế đất nước
Sau hơn 10 năm, từ chỗ chỉ là một câu lạc bộ nhỏ, Hội Doanh nghiệp
trẻ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một hiệp hội quy mô lớn có mặt tại 54 tỉnh, thành phố trong cả nước, thu hút gần 6000 hội viên Hội
viên của Hội là công dân Việt Nam từ 18- 45 tuổi, đang là thành viên lãnh đạo
đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp hoặc tổ chức kinh tế
'Nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của thông tin đối với các
doanh nhân trẻ là hội viên của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, chúng tôi đã
lựa chọn đề tài " Nghiên cứu Nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam" làm luận văn thạc sỹ khoa
học Thư viện - thông tin của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn tiền hành khảo sát làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của các doanh
Trang 6sở cho việc thoả mãn nhu cầu tin cho các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ là hội
viên của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nhân trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, ngoài việc sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn và điều tra bằng phiếu) - Phương pháp thống kê và so sánh số liệu
5 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong số các luận văn thạc sỹ của học viên cao học Khoa Thư viện trường Đại học Văn hoá Hà Nội có khoảng trên 10 đề tài liên quan đến nhu cầu tin Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu nói trên tập trung nghiên cứu về nhu cầu tin của các cơ quan cụ thể Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu nhu cầu thông tin của khối doanh nhân trẻ Do đó việc nghiên cứu đề tài này có tính kế thừa nhưng không trùng lặp với các công trình đã nghiên
cứu trước đây
Trang 7
Đóng góp của đề tài nghiên cứu được thể hiện trên các mặt lý luận và
thực tiễn:
'Về mặt lý luận: Đề tài làm phong phú thêm lý luận nghiên cứu nhu cầu thông tin của người dùng tin nói chung và nhu cầu tin của các nhà doanh nhân trẻ nói riêng
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ so dé Trung
tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam thúc đẩy và đây mạnh hơn nữa hoạt động thông tin của mình, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh và thành công của các doanh nghiệp
7 Bồ cục của luận văn.: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tai liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Dic
Hỗ trợ Phát
m các doanh nhân trẻ Việt Nam tại Trung tâm Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế
Chương II: Khảo sát nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam
Chương III: Các giải pháp đáp ứng nhu cầu tin của doanh nhân các trễ
Trang 8Van hoá Hà Nội Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS —
Trang 9CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CÁC DOANH NHÂN TRẺ
TAI TRUNG TAM HO TRO VA PHAT TRIEN DOANH
NGHIEP TRE VIET NAM TRONG GIAI DOAN
HOI NHAP KINH TE QUOC TE
1.1 DOANH NHAN TRE TRONG BOI CANH DAT ƯỚC ĐÔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1.1.1.Khái quát về bối cänh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Hội nhập là một hiện tượng tắt yếu trong tiến trình phát triên kinh tế
Trên thế giới, mầm mống của hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện từ thời thịnh hành thuyết Tự do thương mại của Adam Smith và David Ricardo vào cuối thế kỷ XVIIL Trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế ở nhiều nước diễn ra mạnh mẽ nhất từ giữa thế kỷ XX Đến nay hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn được nhìn nhận dưới nhiều giác độ và với quan niệm chưa thật thống nhất Theo ý kiến của một số chuyên gia, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thể giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định, các luật chơi chung
Ở Việt Nam, tư tưởng về hội nhập kinh tế xuất hiện từ rất sớm Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân và nhà nước dân chủ công hòa ra đời, chính phủ Việt Nam đã rất coi trọng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Từ
năm 1986, việc đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện và triệt đề đã làm thay
đổi căn bản nhận thức và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế Ngày
28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và cam
Trang 10ASEAN (gọi tắt là AFTA) từ 1/1/1996 với lộ trình cất giảm thuế và điều chỉnh các chính sách khác trong vòng mười năm qua Củng với việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1995), việc gia nhập ASEAN là một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) Năm 2000, Việt Nam ký hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ Năm 2001, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại WTO Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng trở thành nước có nền kinh tế thị trường toàn diện
Hội nhập với nền kinh tế thế giới là một trong những động lực chính của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Tuy nhiên quá trình chuyển đổi nền kinh tế lại đi liền với quá trình hội nhập quốc tế rộng hơn Giai đoạn ban đầu của quá trình này thực hiện chủ yếu thông qua việc đơn phương giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và ký kết các hiệp định thương mại song phương, nền kinh tế Việt Nam đã cởi mở hơn, mở cửa tiếp xúc với các thị trường quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài và cạnh tranh bên ngoài, nhờ vậy đã mang lại nguồn lực, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế Hội nhập kinh tế toàn cầu nhiều hơn không chỉ đi kèm với tốc độ phát triển kinh tế nhanh mà còn cả sự chuyển đổi về chiều sâu của nền kinh tế Trong giai đoạn từ 1995- 2005, GDP tăng trung bình với tốc độ 7,2%/năm
song xuất khâu tăng vọt với tốc độ trung bình là 21,3% Do vậy, tỷ trọng xuất
khâu trong GDP đã tăng từ 26% lên 62% Điều này cho thấy hội nhập đã làm cho nền kinh tế thực sự mở cửa nhưng lại không gây ra thâm hụt thương mại lớn Mặc dù Việt Nam là nước nhập siêu, nhất là trong những giai đoạn tăng
trưởng GDP tăng tốc, nhưng khoảng cách giữa nhập và xuất vẫn trong tầm quản lý và được bù đắp (thường là nhiều hơn) bằng kiều hối, giải ngân ODA
Trang 11và dòng FDI hiện đang chiếm 3,7% GDP, một tỷ lệ ngang với Trung Quốc 'Thêm vào đó, tốc độ tái cơ cấu nhanh các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng nhà nước của Việt Nam Trong năm 2006, khi thời điểm WTO cảng tới gin mét lộ trình củng cố ngành ngân hàng đẩy tham vọng đã được phê duyệt và một phương pháp tiếp cận mới đối với công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước bắt đầu xuất hiện Hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh, ngân hàng quốc doanh được cổ phần hóa, hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần hóa ra đời Tháng 7/2006, Luật chứng khoán được ban hành quy định việc công bố thông tin đối với các công ty sở hữu đại chúng, một bước quan trọng mở rộng khả năng tiếp cận thông tin tín dụng của các doanh nghiệp Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình cỗ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Điều này giúp xây dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư nhằm kéo các nhà đầu tư dài hạn tới thị trường Việt Nam Theo đánh giá của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, một trong những lợi thế của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam là có được khả năng tiếp cận với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, giúp cho Việt Nam có thể chống lại các biện pháp chống bán phá giá ở nước ngoài Với những thành công của mình trong việc tăng xuất khẩu nhanh chóng, Việt Nam đã phải đối mặt với một loạt các vụ kiện chống bán phá giá mà thực tế thì rất nhiều biện pháp trong số này chỉ là một hình thức khác của bảo hộ được ngụy trang Ví dụ dễ thấy nhất chính là vụ kiện Chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của Mỹ đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa của Việt Nam Một lợi thế khác có được từ việc hội nhập nhiều hơn của Việt Nam là sự biến động của các loại tiền tệ Dòng vốn chảy vào Việt Nam nhiều hơn, tức là sẽ có nhiều đầu tư mới đồng nghĩa với việc có thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống người dân dẫn đến cải thiện đời sống
xã hội Thêm vào đó, từ khi bước chân gia nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng nông thổ sản, một trong những cơ hội để cải thiện việc cơ cấu lại nền nông nghiệp Việt Nam
Trang 12Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động mạnh và rộng khắp đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và và từng ngành nói riêng Việc hội nhập mở ra cơ hội phát triển lực lượng sản xuất, nhưng cũng xã hội hóa sâu sắc lực lượng sản xuất Đồng thời việc hội nhập tạo ra các cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài Đó là những nguồn vốn đầu tư và công nghệ Thực tế tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam vừa qua cho thấy việc thu hút đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kẻ Năm 2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam là 39100,8 triệu USD cho 3170 dự án
Tới năm 2006, con số này là 78248,2 triệu USD với 8266 dự án Bên cạnh đó,
việc hội nhập kinh tế quốc tế còn thúc đẩy quá trình tham gia ngày càng sâu vào phân công lao động và hợp tác quốc tế Thêm vào đó, hội nhập kinh tế
quốc tế còn hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Bình quân tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995- 2005 là
7% Riêng năm 2006 GDP của Việt Nam tăng hon 8% va GDP bình quân dau người là khoảng hơn 600 USD
'Việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không chỉ đem đến những
cơ hội to lớn mà còn đem đến cả những thách thức không nhỏ cho các doanh
nghiệp Việt Nam Đó là cơ hội cho doanh nghiệp được mở rộng thị trường, hưởng những ưu đãi thương mại, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm và
được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh
chấp đồng thời doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ thuận lợi hóa thương mại và đầu tư ngay trên sân nhà Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được mở ra thêm những cơ hội khác như tiếp cận nhanh và dễ dàng với công nghệ và cách quản lý mới, tăng tính năng động và hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp trong nước của Việt Nam cũng không ít Thực tế rằng nội lực của nền kinh tế Việt Nam trong
nước còn yếu chưa phù hợp với ngoại lực do đó việc bị đối xử bắt bình đẳng
Trang 13trong cạnh tranh là điều không tránh khỏi Hội nhập đặt ra thách thức nghiệt ngã cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi các nước này chưa tạo ra được những ưu thế cạnh tranh đáng kể Lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thực lực chỉ phối thị trường đang thuộc về các nước phát triển Vì thé, trong cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp ở các nước đang, phát triển đã bị thua thiệt, phá sản, bị cơng ty nước ngồi thơn tính Thực tế này hiện đã và đang diễn ra tại Việt Nam Thêm vào đó, Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển cũng luôn bị động trong các chính sách phát triển Điều đáng nói ở đây là sự bị động trong hoạch định chính sách và sức ép của các nước phát triển, các định chế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia lên quá trình xây dựng chính sách Đó chính là sự áp đặt của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Đồng thời những hạn chế của đội ngũ lực lượng lao động trong các doanh nghiệp cũng đang là một bài toán không dễ gì có lời giải nhanh chóng Muốn đào tạo một người lao động có trình độ thực sự và có đủ sức đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay phải mắt ít nhất năm năm Với một quãng thời gian như vậy, các doanh nghiệp
'Việt Nam vẫn phải tiếp tục trong cảnh thiếu hụt thực sự nguồn nhân lực, một trong những yêu cầu quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế
Bên cạnh những cải thiện về mặt kinh tế do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, Việt Nam cũng được cải thiện cả về đời sống xã hội nhờ vào tiến trình này Giáo dục được cải thiện đầu tiên do hội nhập kinh tế quốc tế Nền kinh tế phát triển, mở ra khả năng đến trường cho rất nhiều học sinh của các gia đình nghèo Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt trên 90% trên toàn lãnh thổ Việt Nam Thêm vào đó, do nhu cầu về nhân lực của hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều cơ sở đào tạo đã được mở cho rất nhiều các nhóm ngành nghề Bên cạnh đó, học sinh Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với những nền giáo dục
hiện đại trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Nhật, Anh Trong những năm
Trang 14gần đây, tỉ lệ du học sinh Việt Nam đến các nước có trình độ giáo dục cao để nghiên cứu học tập tăng nhanh Một số trong đó là du học tự túc, một số khác đi bằng học bổng của chính phủ, một số khác nữa di bằng khả năng tự tìm kiếm học bổng của các tổ chức quốc tế Môi trường học tập cũng mở ra cho
những học sinh bị khuyết tật Rất nhiều trường dành cho trẻ em khiếm thị,
khuyết tật đã được mở ra Vào ngày 23/09/1999, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã mở một phòng đọc dành cho người khiếm thị Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép người khuyết tật được dự thí đại học và cao đẳng giống như mọi thí sinh bình thường khác Nhiều cơ hội hợp tác quốc tế về giáo dục đã được mở ra giúp các trường đại học có thể tự nâng cao chất lượng đạy và học cho sinh viên Hội nhập cũng đem đến cho Việt Nam cơ hội được cải thiện về y tế Một phần nhờ vào quá trình chuyển đổi đang diễn ra trong ngành y tế, nơi các nhà cung cấp có thể gia tăng hoạt động “bán” địch vụ và phần khác là nhờ vào sự gia tăng hợp tác quốc tế cho nghiên cứu y được học Chính phủ đã có được kinh phí để có thể
chỉ trả một phần tiền cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc được xem là miễn giảm chỉ phí y tế của người dân nghèo Số lượng trẻ bị suy duy dưỡng giảm xuống đáng kể Chương trình dinh dưỡng quốc gia đã giúp đại bộ phận người dân có được những hiểu biết về thực phẩm để có thể chống trọi với bệnh tật và cải thiện bữa ăn gia đình Tiến bộ đạt được trong công tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu của Việt Nam là rất ấn tượng, đạt hoặc thậm chí vượt một số mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nhiều năm trước kỳ hạn An sinh xã hội cũng được hưởng những cơ hội tốt Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đang giảm nhanh chóng Tuy nhiên đối với phần đông các gia đình đã thoát nghèo, thì van dé kha nang tổn thương và giảm nhẹ rủi ro trở nên khá quan trọng Chính phủ đã đưa ra phương án để bảo hiểm rủi ro thông qua sự phát triển của bảo hiểm xã hội Phương án này đã trở thành chương trình toàn dân, với nhiều hình thức tham gia (bắt buộc, trợ cấp, tự nguyện) Hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 15cũng đã đem lại sự bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam Chỉ số tiêu chuẩn về bình đẳng giới cho thấy Việt Nam đang ở vị thế tích cực Điều kiện tiếp cận với giáo dục và dinh dưỡng đối với các em gái cũng nganh bằng các em trai Khoảng cách về giới trong thu nhập đã giảm và tỷ lệ đại diện phụ nữ trong Quốc hội là cao nhất trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương Điều
này cho thấy xã hội Việt Nam đã văn minh hơn
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung những cơ hội thuận lợi mới, dù bên cạnh đó cũng còn những thách thức không nhỏ Tuy nhiên, với đà tăng trưởng như hiện nay cùng với những chính sách kinh tế phù hợp, Việt Nam
vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế với mức tăng trưởng bền vững Theo
đánh giá của báo chí thế giới, Việt Nam không chỉ là điểm sáng về xóa đói
giảm nghèo mà còn là ngôi sao đang lên trên rất nhiều sân chơi quốc tế
Nam trong tiến trình hội nhập
Doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển gắn với
quá trình đổi mới nền kinh tế Trong mô hình kinh tế cũ, các doanh nghiệp là những xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và các cơ sở kinh doanh cá thể Với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, từ
năm 1989 các doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự khởi sắc Với việc Nhà
nước Việt Nam ban hành Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) cùng với việc thừa nhận sở hữu tư nhân trong Hiến pháp 1992 và việc ban hành các luật như: Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật Hợp tác xã (1996), các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh mới phát triển thực sự Tới năm 2005 số lượng doanh nghiệp là 45162 tăng hơn gấp 3 lần so với số lượng doanh nghiệp vào năm 2000 là 14457 Trước năm 2000 các doanh nghiệp thường chỉ phân bố tại
một số ít các thành phố lớn của ba miễn và thường chỉ tập chung vào một số
Trang 16ngành như dệt, may, van tai và hầu như không có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông thổ sản Nhưng đến nay các doanh nghiệp đã trải đều ở cả ba miền, có đủ các thành phần kinh tế và ngành nghề đặc biệt là cả các doanh nghiệp kinh doanh nông thổ sản vốn là thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam Theo thống kê cả nước hiện có khoảng trên 300.000 doanh nghiệp, lực lượng
lãnh đạo doanh nghiệp là các nhà doanh nhân trẻ chiếm tới 80% Điều này cho thấy các doanh nhân trẻ đang thực sự thể hiện mình một cách xuất sắc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Doanh nhân trẻ luôn được ví như những chiến sĩ xung trận trên mặt trận kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập Sự góp mặt của họ đã tạo nên một vóc dáng kinh tế Việt Nam đây tự tin khi lái con thuyền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới Với những doanh nhân trẻ tuổi đời trên dưới 30 tuổi, họ đã mang đến các kỳ Hội chợ Hàng Việt Nam một sức trẻ đầy tự tin Hàng hóa của các doanh nghiệp này không thua kém hàng ngoại mà giá cả lại thường chỉ khoảng hai phần ba so với sản phẩm cùng loại nhập ngoại Hiện nay, khi nhắc đến FPT, người tiêu dùng biết ngay đến sản phẩm máy vi tính các loại, với ThaiCom, một nhãn hiệu thời trang công sở quen thuộc, với Ivy cho sản phẩm may mặc cùng loại, với Minh Long cho hàng gốm sứ cao cấp Việt Nam, với vô vàn các thương hiệu nỗi tiếng khác Người lãnh đạo của những doanh nghiệp này đều là những doanh nhân trẻ, họ đã sinh ra và lớn lên qua thời kỳ đất nước gặp khó khăn về kinh tế Nhưng họ đã vươn lên, vượt qua và đã xây dựng nên những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn cả trong khu vực ASEAN Các doanh nghệp trẻ thi dua làm giàu cùng với khát vọng vươn ra nền kinh tế thế giới Họ đã tạo nên những bứt phá ngoạn mục, sản phẩm của họ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi khắp thế giới Bên cạnh đó, các doanh nhân trẻ không chỉ biết tới doanh nghiệp của mình mà họ còn biết liên kết với nhau vừa giúp đỡ, vừa
Trang 17chia xẻ với nhau những kinh nghiệm Chính lý do đó mà tại các tỉnh, thành phố Việt Nam, các hội doanh nghiệp trẻ lần lượt ra đời Thông qua những hoạt động liên kết, các doanh nhân trẻ chia xẻ với nhau từ cuộc sống hàng ngày tới các hoạt động kinh doanh, xúc tiến thương mại đồng thời bảo vệ quyền lợi lẫn nhau Với giải thưởng Sao đỏ hàng năm, một số doanh nhân trẻ vừa có tâm vừa có tài đã được tôn vinh Họ không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp từ thiện giúp đỡ những người có hồn cảnh khơng may mắn Hoạt động của các hội doanh nhân trẻ thực sự đã tạo ra một sân chơi thu hút mạnh mẽ giới doanh nhân trẻ Việt Nam trong và ngoài nước Theo thống kê cả nước, có khoảng 6000 doanh nhân trẻ là hội viên của hội doanh nghiệp trẻ, sử dụng khoảng 10.000 lao động, doanh thu hàng năm trên 95.000 tỷ đóng góp hàng trăm tỷ đồng Việt Nam vào các hoạt động xã hội trong nước Trong hội nghị lần VI của Ủy ban Trung Ương Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam khóa II, phong trào “Doanh nhân trẻ làm theo lời Bác” cũng đã được phát động Cùng với đó, các lớp học và những buổi hội thảo, hội nghị về khởi sự doanh nghiệp cũng được tổ chức cho các doanh nghiệp trẻ học hỏi và xẻ chia kinh nghiệm lẫn nhau nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh đồng thời vững vàng vươn lên hội nhập
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trẻ hiện cũng đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức Thách thức đầu tiên của họ chính là sự non trẻ Hầu như các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam đều có thời gian hoạt động chưa dài, chưa có kinh nghiệm quản lý để xây dựng những đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đủ lớn trong khi thế giới đã phát triển rất nhiều các công ty da quốc gia Các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ cao hơn, có tiềm lực tài chính hơn và đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trên thương trường thế giới Nguy cơ bị cạnh tranh và chèn ép ngay trên sân nhà là tương lai rất gần của các doanh nghiệp trẻ Cùng với đó, không chỉ
Trang 18riêng doanh nghiệp trẻ mà cả với doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bi giành nguồn nguyên liệu, chất xám Khi những nguy cơ này xảy ra đối với các doanh nghiệp thì việc tồn tại là rất khó, thậm chí còn bị thôn tính
hoặc mua lại
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trẻ cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực thực sự trong khi Việt Nam đang mắt dần lợi thế về lao động Cảng hội nhập sâu, các doanh nghiệp trẻ càng cần phải đầu tư về nhân lực Còn một viễn cảnh khó khăn nữa về vấn đề nhân lực đối với các doanh nghiệp trẻ đó là việc thu hút nhân tài về doanh nghiệp mình đã khó, khả năng bị chảy máu chất xám lại cảng dễ dàng hơn Trong khi đó, nguồn nhân lực do giáo dục trong nước đào tạo quá ít hoặc nếu có lại không đủ sức làm việc cho các doanh nghiệp
“Thêm nữa, sự thiếu chuyên nghiệp trong kinh doanh đã làm cho các
doanh nghiệp trẻ mất đi những lợi thế thậm chí ngay tại thị trường trong nước
Đối với doanh nghiệp trẻ, dịch vụ phát triển kinh doanh có ý nghĩa rất lớn nó giúp thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa của các doanh nghiệp trẻ nhằm nâng, cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, các doanh nghiệp trẻ thường rất hạn chế
khi tiếp cận các dịch vụ như: đào tạo, năng lực kỹ thuật thấp, tiếp thị kém,
thiếu thông tin thị trường Việc này dẫn đến việc các doanh nghiệp trẻ bị mắt đi cơ hội đẩy mạnh sự chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng đó là không chỉ các doanh nghiệp trẻ mà cả doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự biết xây dựng thương hiệu Một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong toàn cầu hóa thế giới Vấn đề này thuộc về chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà người cần phải nắm giữ đó là những doanh nhân Trên thương trường thế giới, thương hiệu là tài sản đất giá nhất của một doanh nghiệp Nó không chỉ đem đến lợi nhuận
Trang 19mà nó còn đem đến lòng tin của khách hàng, đạo đức kinh doanh và văn hóa
của doanh nghiệp
Việc thành lập Hội doanh nghiệp trẻ có ý nghĩa to lớn lớn đối với các doanh nhân trẻ Việt Nam Hội doanh nghiệp trẻ có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ tháo gỡ những khó khăn, thách thức thông qua các hình thức tư vần, hoạt động xúc tiến thương mại Hội doanh nghiệp trẻ cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp trẻ với chính quyền, với các nhà hoạch định chính sách, phán ánh những tâm tư, nguyện vọng của các doanh nhân trẻ trong thời điểm hiện tại Hội doanh nghiệp trẻ cũng là mái nhà để các doanh nhân trẻ có thể gặp gỡ, chia xẻ những khó khăn, trao đổi kinh nghiệm và quan trọng nhất nó là biểu trưng của sự đoàn kết giữa các doanh nhân trẻ Việt Nam Đồng thời, Hội doanh nghiệp trẻ là đại diện cho khối doanh nghiệp trẻ Việt Nam trên mọi phương diện kinh tế và pháp lý nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trẻ trước những nguy cơ do hội nhập kinh tế đem lại Sự ra đời của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam cho thấy các doanh nhân trẻ đã nhận thức những cơ hội có được và những thách thức mà họ đang phải đối mặt khi hội nhập kinh tế
quốc tế
Có thể nói, những thách thức hiện nay dang đặt ra những khó khăn thực sự cho các doanh nghiệp trẻ Nhưng đến giờ phút này, những đóng góp của các doanh nhân trẻ là không thể phủ nhận được Những định hướng về đạo đức, văn hóa trong kinh doanh theo lời dạy của Bác ngày càng được các
doanh nhân trẻ thấm nhuan
1.2, TRUNG TAM HO TRO PHAT TRIEN DOANH NGHIỆP TRE VIET NAM TRONG GIAI DOAN HỘI NHAP KINH TE QUOC TE
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam (gọi tắt là 'YESC) thuộc Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, được thành lập theo
Trang 20niên Việt Nam Nhiệm vụ chính của Trung tâm là phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp trẻ hoạt động hiệu quả hơn để trở thành động lực quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trung tâm có chức
năng và nhiệm vụ chính sau
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trẻ phát triển quan hệ thương mại đầu tư trong và ngoài nước như: chấp nối và giới thiệu bạn hàng,
cung cấp thông tin kinh tế, tư vấn pháp lý, tư vấn quản trị doanh nghiệt
vấn và hỗ trợ đầu tư, tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường, hội chợ triển
lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho các nhà doanh nghiệp trẻ như: tập huấn, đào tạo, hội thảo chuyên đề
- Tổ chức và phân phối với các nhà doanh nghiệp trẻ tham gia các hoạt động xã hội, phát triển theo định hướng chung của Đoàn, Hội liên hiệp thanh
niên và Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam
- Đại diện Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tham gia phối hợp
với các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề khai thác các nguồn lực, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam
~ Tổ chức nghiên cứu co bản về giới doanh nghiệp trẻ và tập hợp ý kiến của giới doanh nghiệp trẻ để tham mưu cho Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phản ánh kiến nghị các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước về chính sách, pháp luật kinh tế, thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam
Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm có các hoạt động chính
sau:
Trang 21- Tư vấn thành lập doanh nghiệp mới: Hỗ trợ giải quyết các thủ tục thành lập doanh nghiệp, lựa chọn lĩnh vực và xây dựng kế hoạch kinh doanh tìm kiếm các nguồn nhân lực ( nhân lực, vốn, công nghệ) cần thiết cho việc
khởi sự doanh nghiệp
- Tư vấn đầu tư: Hỗ trợ các dịch vu tư vấn về đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ lập dự án đầu tư: hỗ trợ lựa chọn đối tác đầu tư
- Tư vấn tài chính: Hỗ trợ tìm nguồn vốn với các điều kiện thủ tục vay vốn: tư vấn cơ cấu tài chính doanh nghiệp và quan lý tài sản
- Tư vấn quản lý doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản lý môi trường, quản lý chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn hoá
- Tư vấn pháp luật: Hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp như thủ tục xin cấp đắt kinh doanh; liên doanh với nước ngoài; tranh chấp bản quyé ; tranh chấp hợp đồng kinh doanh; sử dụng lao động; hỗ trợ tìm hiểu những vấn đề luật pháp của nước ngoài cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
nước ngoài
~ Đào tạo nguồn nhân lực: Mở các lớp học liên kết nhằm nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp lẫn chuyên môn Mở những hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và mở
rộng thị trường
Với chức năng, nhiệm vụ như trên, Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có những sự hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp trẻ Những hỗ trợ này đã giúp cho các doanh nghiệp trẻ có những cơ hội to lớn tiếp cận với kinh tế thế giới Chỉ tính riêng trong năm 2007, Trung tâm đã tổ
Trang 22chức khá nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trẻ, các lớp học nâng cao kỹ năng quản lý hiện đại Đáng chú ý nhất là hoạt động xúc tiến thương mại tại Triển lãm Quốc tế Quà tặng và Văn phòng phẩm Đài Bắc 2007 (Giftionery Taipei 2007), chương trình Europasia- Gặp gỡ doanh nghiệp Á Âu, chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại của Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tại Lào, tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Séc, chương trình Finnpartnership nhằm tăng cường hợp tác giữa các doanh nhân Việt Nam- Phần Lan Bên cạnh đó Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam cén liên kết thực hiện nhiều dự án trong đó tiêu biểu là dự án Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO với Đại sứ quán Đan Mạch Cùng với đó YESC còn đóng vai trò là trung tâm nguồn tài liệu cung cấp cho các doanh nhân trẻ những tài liệu mà họ cần Trên cơ sở đăng ký newsletter (một dạng phiếu hỏi và trả lời) online, các doanh nhân sẽ nhận được câu trả lời theo dạng mà họ muốn về vấn đề mà mình quan tâm Hiện nay, YESC đã có gần 6000 hội viên thường xuyên đặt và tìm kiếm tải liệu online Ngoài ra, 'YESC còn tổ chức dịch vụ tin tự động dé giúp các doanh nhân có thể tiện theo dõi thường xuyên các tin tức kinh tế Đồng thời YESC còn giới thiệu các Website của các công ty da quốc gia, các tập đoàn kinh tế trên thế giới nhằm giúp các doanh nhân trẻ dễ dàng tìm hiểu đối tác YESC cũng hợp tác với Trung tâm văn hoá doanh nhân nhằm phong phú thêm hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ và nâng cao văn hoá nhận thực giữa các thành viên trong Hội, định hướng các doanh nhân trẻ hướng đến các hoạt động mang tính cộng đồng Tháng 12/2007, hưởng ướng phong trào “Sống và làm việc theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”, YESC và Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động phong trào “doanh nhân trẻ làm theo lời Bác” YESC phối hợp với Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Quản trị kinh doanh HSB tổ chức chương trình *Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ 2007”, một chương trình có quy mơ tồn quốc nhằm tìm kiếm
Trang 23những tài năng kinh doanh trẻ có triển vọng để đảo tạo, bồi dưỡng để kế cận lớp doanh nhân đi trước góp phần xây dựng đất nước Một trong những hoạt động thường niên YESC là hội chợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Sao 'Vàng đất Việt bắt đầu triển khai từ năm 2003 Hoạt động này nằm dưới sự bảo trợ và phối hợp của Uỷ ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế và nhiều Bộ, ngành liên quan Thông qua Hội chợ này, nhiều hoạt động xúc tiền thương mại, quảng bá thương hiệu đã được thực hiện cho không chỉ các đoanh nghiệp trẻ mà còn cả doanh nghiệp Việt Nam YESC cùng với Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức một giải thưởng mang tên “Sao Vàng đất Việt” nhằm tôn vinh các thương hiệu và các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam từ năm 2003 Cùng với giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”, giải thưởng Sao Đỏ cũng được phát động cùng năm nhằm tôn vinh các gương
mặt doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong hoạt động doanh
nghiệp và tham gia phát triển cộng đồng, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các tài năng trẻ xuất sắc Giải thưởng Sao Đỏ được tổ chức hai năm một lần
Có thể nói, với tuổi đời chưa nhiều, YESC đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trẻ nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung Không chỉ là những hỗ trợ doanh nghiệp mà YESC còn tôn vinh và động viên kip thời các doanh nghiệp trẻ Từ đó YESC đã tạo ra được một sân chơi đầy thú vị và cuốn hút các doanh nghiệp trẻ của cả nước, là nơi hội tụ của những doanh nhân có tên tuổi trong giới doanh nhân của Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới như: Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc công ty gạch Đồng Tâm, gương mặt doanh nghiệp trẻ suất sắc nhất ASEAN năm 1999
(Giải thưởng do Hiệp hội các nhà doanh nghiệp trẻ ASEAN tô chức 5 nam 1
lần), gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam nhiều năm liên tục, là đại diện duy
Trang 24nhất của Việt Nam tham dự * Hội nghị lãnh đạo chủ chốt của các doanh nghiệp toàn cầu” do tạp chí Forbes nỗi tiếng của Mỹ tổ chức Ở tuổi 33, Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Đắc Lắc, Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên đã tạo ra một để chế cà phê mà danh tiếng của nó đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam Cùng với thương hiệu Trung Nguyên, anh được đánh giá là một “ hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thé ky XX, ngoài ra anh còn là đại diện của giới doanh nhân trẻ cả nước, nhận giải thưởng Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, là doanh nhân thứ 2 của Việt Nam sau Võ Quốc Thắng được giải thưởng danh giá này Với thương hiệu ô tô Trường Hải cùng với cái tên Trần Bá Dương - Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam - Chủ tich Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai - Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn ô tô Trường Hải, được nhắc khá nhiều trên các phương tiện truyền thông Anh là doanh nhân, doanh nghiệp từng lọt vào các cuộc bầu chọn các giải thưởng uy tín: Sao Đỏ, Sao Vàng Đất Việt, 2 năm liên tục 2005 - 2006 đạt danh hiệu doanh nhân xuất sắc và nằm trong 100 doanh nhân xuất sắc Việt Nam năm 2006 Ngoài ra còn rất nhiều doanh nhân khác là hội viên của Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam, bằng sức trẻ, bằng tài năng và lòng nhiệt huyết
của mình đã tạo dựng được những thương hiệu nỗi tiếng khác như: Động Lực, Toàn Mỹ, Phú Thái , Điện Quang, Rạng Đông, Nhật Linh(Lioa), v v Với khẩu hiệu Đoàn kết ~ Sáng tạo- Hội nhập- Phát triển, YESC đã làm tốt vai trò
của mình, trở thành một điểm đến của giới doanh nhân trẻ Việt Nam
1.3 DAC DIEM CÁC DOANH NHAN TRE LA HOI VIEN TAI TRUNG TAM HO TRO PHAT TRIEN DOANH NGHIEP TRE VIET NAM
1.3.1 Đặc điễm về trình độ văn hóa
Trang 25Theo quy định của YESC, hội viên của hội từ 18 đến 45 tuổi đang là thành viên lãnh đạo, đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế được thành lập và đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam Do đó, hội viên của 'YESC đa dạng về trình độ văn hóa từ chưa hoàn thành phổ thông trung học
cho tới tiến sĩ Họ đến từ tất cả các vùng miền khác nhau, xuất thân và khởi nghiệp từ nhiều hoàn cảnh khác nhau do đó trình độ văn hóa của các doanh
nhân cũng khác nhau Có những doanh nhân chưa qua hét phổ thông, do hoàn cảnh, tự vật lộn bươn chải, lập nên doanh nghiệp của mình với bao gian khổ
Họ đi lên từ đôi bàn tay trắng Không được học hành theo con đường chính thống, họ vừa học nghề vừa học kiến thức trong cuộc sống để thành danh
Một số doanh nhân khác đã qua hết phổ thông Cánh cổng đại học không mở ra trước mắt họ nhưng bằng ý chí và quyết tâm, họ đã đi vào đời và làm nên doanh nghiệp Trong số các doanh nhân trẻ, không ít người được đào tạo đại học, trên đại học, trong nước và ngoài nước Đặc điểm của những nhóm
doanh nhân này thường được đào tạo bài bản, thực sự có chuyên môn sâu, khả năng ngoại ngữ tốt Họ đi lên bằng vốn kiến thức được đảo tạo trong trường
lớp cùng với những kinh nghiệm có được trên con đường mà họ đã đi Lĩnh vực kinh doanh mà họ hoạt động thường là kinh doanh về công nghệ, tư vấn và dịch vụ Những doanh nhân chưa qua hết phổ thông thường thiên về các nhóm ngành nông thổ sản Sản phẩm của họ thường là thế mạnh của quê hương, hoặc nghề gia truyền Cũng có một số người di lên từ sản phẩm không phải thế mạnh của quê hương mà đi lên từ những năm tháng lăn lộn học hỏi cuộc sống Tuy nhiên, cũng có không ít các doanh nhân được đảo tạo bài bản một chuyên ngành nhưng lại hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực hoàn toàn khác Những trường hợp này không phải là hiếm đối với doanh nghiệp
trẻ ở Việt Nam
Trang 26Có một điểm chung giữa các doanh nhân trẻ đó là tỉnh thần ham học hỏi, tự vươn lên và khát vọng vươn ra thị trường thế giới Họ đều là những người đã trải nghiệm thực tế và học được những bài học đắt giá về thương hiệu, uy tín doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm Con đường đi của những doanh nhân trẻ tuy đã có một số những bước đầu thành công, nhưng phía trước vẫn có biết bao thách thức đang chờ đón họ Nhưng tắt thảy các doanh nhân trẻ đều hiểu rằng cái đích của họ chính là sự tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp của mình, rằng để làm được điều đó, ho chỉ có thể tự học hỏi cuộc sống, vươn lên bằng ý chí và sự quyết tâm của bản thân Đối với các doanh nhân trẻ, thương trường là chiến trường và họ là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế
1.3.2 Đặc điểm về độ tuổi, giới tính
“Thành viên của Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ, theo quy
định, có độ tuổi từ 18 đến 45 Những con người trong độ tuổi này có đặc điểm chung là: có cùng sức trẻ, khát vọng làm giàu, gần tương đồng nhau về tâm lý lứa tuổi Từ độ tuổi 18 đến 25 được xem là thời kỳ thanh xuân của đời người Từ độ tuổi 25 đến 40 là thời kỳ sung sức, tâm lý đã ổn định hơn vì đã có
những trải nghiệm thực tế Từ sau tuổi 40 là thời kỳ thực sự chín chắn của cuộc đời Khi đó sức trẻ vẫn còn, nhưng kinh nghiệm tích lũy đã làm cho con ing các doanh nhân trẻ thường khởi nghiệp từ độ tuổi sau 25 và thường đạt được
người có tâm lý vững vàng, cần cù hơn, và biết suy ngẫm Có thể thấy những thành tựu nhất định khi bước sang tuổi 35 và họ thực sự thành đạt khi ở độ tuổi 40 Những trải nghiệm từ thất bại của những năm tháng mới bắt đầu khởi nghiệp khi tuổi còn đang trẻ trung đã tạo lên những thành công của một doanh nhân trẻ đang ở độ chín của cuộc sống Thông thường, khi mới bắt đầu tạo dựng doanh nghiệp của mình, các doanh nhân bước vào thương trường chỉ với lòng hăng hái mà thiếu kinh nghiệm đã khiến không ít người thất bại khi
Trang 27kinh doanh Qua nhiều năm, với những người có ý chí và quyết tâm, một số doanh nhân trẻ đã đứng vững, đưa doanh nghiệp của mình vượt lên Nhưng trong số đó cũng có không ít doanh nhân trẻ đã không vượt qua được thất bại 'Năm tháng cho các doanh nhân những bài học về cuộc sống, kinh nghiệm trên thương trường Và họ thực sự thấu hiểu thế nào là thương trường là chiến trường khi có được những thành công như ngày hôm nay Cũng có thể thấy rằng, YESC đã giúp đỡ không ít doanh nghiệp trẻ vượt qua được những thách thức bằng những việc làm cụ thể như các hoạt động xúc tiến thương mại, những lớp tập huấn về kỹ năng quản lý hiện đại, giúp các doanh nhân trẻ tiếp cận với những cái mới của kinh tế thế giới Những việc làm của YESC đã thực sự giúp các doanh nhân trẻ, đặc biệt là các doanh nhân trẻ có ít tuổi đời và thâm niên kinh doanh, đã bơi được trong nền kinh tế Việt Nam Với độ tuổi từ 18 đến 45, các doanh nhân trẻ hiểu nhau hơn, dễ đối thoại với nhau hơn do có sự tương đồng về mặt tâm lý, khát vọng làm giàu Họ dễ dàng kết nối với nhau thành một đội ngũ kinh doanh trẻ, năng động Môi trường kinh doanh tuy khác nhau nhưng tương đồng về sức trẻ, tâm lý nên họ luôn tham gia các hoạt động xã hội với sự hãng say và nhiệt huyết Hội viên của YESC luôn đi đầu trong các hoạt động mang tính cộng đồng, đóng góp hàng chục tỉ đồng cho các hoạt động từ thiện và trợ giúp nhân đạo Trong các hoạt động xã hội như Tết vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân bão Chang Chu, chương trình Nối vòng tay lớn, hưởng ứng cuộc vận động vì người nghèo, các doanh nhân trẻ luôn có những đóng góp to lớn, thiết thực và cụ thể Có thể nói các doanh nhân trẻ của YESC đã thỏi vào kinh tế Việt Nam một luồng gió mới tốt lành và năng động, báo hiệu sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam vào
những năm kế tiếp
Tuy nhiên, số nữ doanh nhân trẻ trong YESC không cao chiếm chưa đến 20% Số doanh nhân trẻ là nữ không cao có thể là do tư tưởng phong
Trang 28kiến cũ vẫn còn trong dai da số người Việt và sự bình đẳng giới chưa thực sự trong xã hội Việt Nam Đối với nam giới người Việt, phụ nữ tham gia vào kinh doanh không là điều gì hay ho Nam giới cho rằng khi phụ nữ tham gia vào công tác xã hội (hoặc kinh doanh) ho dé quên mắt bổn phận làm vợ, làm mẹ, xao nhãng việc chăm sóc gia đình Thêm vào đó, nam giới cho rằng việc kinh doanh là đại sự, họ không sẵn sàng đối thoại với nữ giới Đôi khi có nam giới còn cho rằng khi chuẩn bị đi ký kết hợp đồng mà gặp nữ đồng nghiệp là điềm xui xẻo Chính những ý nghĩ này làm cho cơ hội kinh doanh của nữ giới Việt Nam thường không dễ dàng Khi một người phụ nữ bước ra kinh doanh, họ không mấy khi được tạo điều kiện dễ dàng Số rất ít trong số các nữ doanh nhân có được những người chồng, người cha, người mẹ và người thân trong gia đình thấu hiểu và tạo điều kiện Do đó, số doanh nhân trẻ là nữ không cao
có thể do một phần các lý do trên
Nhưng có một điều dễ nhận thấy ở các nữ doanh nhân đó là khả năng giải quyết những khó khăn rất tốt Có thể đó là do một phần bản năng nữ giới của họ Cũng giống như nam giới, họ có sự say mê kinh doanh Thêm vào đó, họ còn có khả năng nhạy bén của nữ giới, cùng với sự tính toán rõ rằng, cụ thể làm cho các doanh nghiệp của họ tiến lên rất vững vàng Tuy nhiên có thể thấy rằng, do quá nhạy bén trong công việc của mình nên các nữ giới thường không dám mạo hiểm trước những cơ hội đột ngột đến với họ Do đó doanh nghiệp của các nữ doanh nhân thường không có sự đột phát trong kinh doanh Tuy nhiên đối với các nữ hội viên ở YESC, họ đều có điểm chung là nhà quản
lý thực sự ở doanh nghiệp và làm người mẹ, người vợ hiền thảo trong gia đình Trong các hoạt động xã hội do YESC tổ chức, các nữ doanh nhân cũng tham gia rất nhiệt tình Thậm chí trong một số trường hợp, các nữ doanh nhân cũng cổ súy cho mọi doanh nhân trẻ trong YESC những giá trị đạo đức gia
đình mà họ đã được trải nghiệm Trong YESC, nữ doanh nhân cùng với các
Trang 29doanh nhân khác chia xẻ với nhau mọi kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm trong thương trường, không phân biệt giới tính Tại YESC, không khí bình đẳng, đoàn kết, và giúp đỡ lẫn nhau luôn luôn được nêu cao Do đó YESC đã thu hút được tất thảy các doanh nhân trẻ vào sân chơi của mình, một sân chơi đầy cuốn hút với họ
1.3.3 Đặc điểm về vật chất, tỉnh thần
Hầu hết các các doanh nhân trẻ, hội viên của YESC, đều có cuộc sống vật chit, tinh thần phong phú Cuộc sống vật chất của phần đông doanh nhân trẻ của YESC ở mức giàu có Số ít còn lại là ở mức trung lưu Hầu hết các doanh nhân trẻ của YESC có ôtô, có nhà riêng đầy dủ tiện nghi, có những đặc trưng của một cuộc sống ấm no Tuy nhiên không phải họ tự nhiên có được điều này Họ cũng phải vất vả, bỏ công sức để có được một cuộc sống như vậy Nhưng các doanh nhân trẻ ở YESC cũng không quên việc phải giúp đỡ những người đang có cảnh ngộ không may mắn Việc có một đời sống vật chất phong phú cũng tạo điều kiện cho họ tham gia hoạt động xã hội dễ dàng hơn, đóng góp cho các cuộc vận động theo phong trào cũng không quá khó khăn Không ít các doanh nhân trẻ của YESC là những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân của những gia đình nghèo, của những ngôi nhà tình nghĩa cho bao mái ấm gặp khó khăn Họ cũng là những người đầu tiên hưởng ứng Cuộc vận động vì người nghèo Các doanh nhân trẻ luôn có mặt trong các hoạt động Nối vòng tay lớn, Tết cho người nghèo do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Trong phong trào ủng hộ Đồng bào lũ lụt miền Trung, khá nhiều doanh nghiệp đã đến tận nơi bị thiên tai tàn phá để ủng hộ, để có thể tận mắt chứng kiến những sự tàn phá của thiên tai lên đời sống những người dân nghèo Chính việc họ có một đời sống vật chất đảm bảo đã giúp cho họ có được những thuận lợi hơn trong các hoạt động xã hội
Trang 30Với có nguồn tài chính ổn định và đảm bảo, các doanh nhân trẻ có một cuộc sống tỉnh thần khá phong phú Sự hưởng thụ của họ không chỉ dừng lại ở việc ăn mặc thông thường mà họ nâng cuộc sống tỉnh thần của mình lên mức cao hơn Họ được tiếp cận với các cách giải trí cao cấp hơn, bác học hơn Mặt khác, các doanh nhân trẻ ở YESC tham gia hoạt động xã hội đã đem đến cho họ một đời sống tỉnh thần phong phú không kém Việc họ giúp đỡ những người có hoàn cảnh éo le nâng cao nhận thức của họ về cuộc sống hơn nữa, giúp họ đồng cảm hơn nữa với những người không may mắn Với những doanh nhân trẻ di lên từ hai ban tay trắng, họ càng hiểu hơn ý nghĩa của đồng tiền mà mình có được từ những hoạt động hướng đến cộng đồng Bên cạnh đó, họ có được giá trị đạo đức cho thương hiệu của mình từ những hoạt động xã hội này, thứ mà không phải lúc nào cũng có thể có được từ việc mua bằng tiền Thêm nữa, các doanh nhân trẻ cũng là những mạnh thường quân giúp cho những doanh nghiệp trẻ trong YESC cùng đứng vững trên thị trường
Như vậy, các doanh nhân trẻ ở YESC không chỉ có cuộc sống vật chất đầy đủ mà họ còn có một cuộc sống tỉnh thần phong phú không kém Họ không chỉ biết hưởng thụ cuộc sống ấy mà họ còn biết sẻ chia, nâng đời sống tỉnh thần của họ lên một mức cao hơn Một cuộc sống không chỉ cho mình mà
còn cho xã hội
Trang 31CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT NHU CAU TIN CỦA CÁC DOANH NHÂN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRE
VIỆT NAM
'Nhu cầu tin là một loại nhu cầu của con người, là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì các hoạt động sống của con người Con người càng tham gia nhiều hoạt động phức tạp bao nhiêu thì nhu cầu tin cảng nhiều và càng sâu bấy nhiêu Mỗi người đều có những hoạt động sống, hoạt động xã hội riêng biệt do đó mỗi người đều có những nhu cầu tin riêng biệt, độ nông hay sâu của nhu cầu tin ở mỗi người đều phụ thuộc vào từng cá nhân ấy Nhu cầu tin tạo nên hoạt động thông tin, và đồng thời cũng là đích hướng tới của hoạt động thông tin
Tai Trung Tam hé tro doanh nghiệp trẻ (YESC), việc phát triển nhu cầu tin của các doanh nhân là hết sức quan trọng Đối với các doanh nhân, có được thông tin là điều vô cùng cần thiết khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập 'WTO Việc có được thông tin kịp thời và đầy đủ không chỉ trực tiếp hỗ trợ các doanh nhân trong kinh doanh mà còn gián tiếp thúc đầy các hoạt động thương mại không chỉ đối với các doanh nghiệp muốn hợp tác với nước ngoài
mà còn cả giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau
Như đã nói ở chương I, người dùng tin của Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam là các doanh nhân, lãnh đạo các công ty (CEO),
Đặc điểm của họ là rất da dạng về trình độ, giới hạn về độ tuổi, có đời sống vật chất, tỉnh thần phong phú Do đó, nhu cầu tin của họ cũng đa dạng không
kém
Trang 322.1 NOI DUNG NHU CAU TIN CUA CAC DOANH NHAN TRE
2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu:
Trong giai đoạn hậu hội nhập WTO của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ không chỉ ngay trong thị trường nội tại mà còn cả đối với thị trường khi Việt Nam chính thức là được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường toàn diện Với những doanh nghiệp Việt Nam còn non kém về cả quản lý lẫn cách thức kinh
doanh thì việc nắm được thông tin đã trở thành một yếu tố tiên quyết quyết
định sự thành công của mỗi doanh nghiệp Thông tin không chỉ giúp các doanh nhân có được những quyết định đúng đắn trong kinh doanh mà còn giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị trường, gián tiếp thúc đây phát triển nên kinh tế Việt Nam hiện nay Do đó việc đáp ứng được thông tin cho các doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết
Có thể nói, người dùng tin của YESC có nhu cầu tin rat cao YESC liên tục nhận được những yêu cầu tin về rất nhiều gồm cả những vấn đề liên quan và không liên quan đến ngành nghề kinh doanh của họ Theo số liệu điều tra cho thấy các doanh nhân liên tục tìm kiếm thông tin chiếm khoảng 74%, các doanh nhân thường xuyên tìm kiếm thông tin chiếm khoảng 23% và số doanh nhân thỉnh thoảng tìm kiếm thông tin chỉ chiếm khoảng 3% Điều này cho
thấy nhu cầu tiếp nhận thông tin đối với các doanh nhân là vô cùng cần thiết
Trang 33Bảng 2.1 Mức độ sử dụng thông tin của các doanh nhân Mức độ Tổng số Độ tuổi 18-24 25-40 4I-4 SL % SL % sL % SL % Liên tục 148 | 74 45 | 225 | 49 | 245 | %4 2 Thường xuyên s2 | 26 16 8 16 8 20 10 Thỉnh thoảng 0 0 0 0 0 0 0 0
Tir bang 2.1 c6 thể thấy rằng sự chênh lệch giữa các lứa tuổi trong mức độ sử dụng thông tin là không cao Mức độ chênh lệch này càng thể hiện rằng đối với các doanh nhân dù ở lứa tuổi nào họ cũng thường xuyên phải sử dụng thông tin vào công việc kinh doanh
Các doanh nhân ở YESC hoạt động hầu như ở mọi mặt của nền kinh tế do đó nội dung nhu cu tin của họ khá phong phú và bao trùm các lĩnh vực
Trang 35Kết quả khảo sát cho thấy, thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được quan tâm nhiều nhất chiếm 16% trên tổng số được các doanh nhân quan tâm Sau đó đến lĩnh vực sản xuất chiếm 14% trên tổng số Lĩnh vực ít được quan tâm nhất chính là lĩnh vực tư vấn Có thể nguyên nhân của sự ít quan tâm chính là do các nhà tư vấn trong nước chưa đủ khả năng làm tư vấn cho các doanh nghiệp hiện nay Việc quan tâm nhiều đến lĩnh vực tài chính ngân hàng thể hiện rằng doanh nhân luôn quan tâm đến dòng tiền lưu chảy trong
nên kinh tế và khả năng thực sự của nên kinh tế thông qua yếu tô sản xuất
Qua khảo sát cho thấy, các doanh nhân quan tâm đến hầu hết các mặt
trong nền kinh tế và đối tượng quan tâm thường nghiêng về thành viên lãnh
đạo các doanh nghiệp Bảng 2.2 thể hiện lượng thành viên lãnh đạo quan tâm đến thông tin về các vấn đề vượt trội so với đại điện các doanh nghiệp Trong thế giới hiện nay, khi các mối quan hệ kinh tế trở nên đa chiều và thông suốt, thì việc quan tâm đến hầu hết các lĩnh vực không có gì là lạ đối với một đoanh nghiệp đặc biệt là ở Việt Nam trong bối cảnh mới gia nhập WTO Điều này càng chứng tỏ một vấn đề rằng các doanh nhân hay người dùng tin ở 'YESC có nội dung nhu cầu tin rất da dang
Cũng do việc các doanh nhân có trình độ học vấn không đồng đều nhau, có người được đào tạo bài bản, có người tự học trên thực tế, nên nhu cầu tin của người dùng tin ở YESC cũng không đồng đều Ở lĩnh vực kế toán — kiểm toán, những người có trình độ học vấn Phổ thông Trung học hồn tồn
khơng quan tâm đến, nhưng ở lĩnh vực tài chính- ngân hàng, những người có trình độ học vấn tiến sĩ lại quan tâm nhiều nhất
Lĩnh vực được quan tâm đứng thứ ba chính là lĩnh vực thương mại và chuyển giao công nghệ Trên thực tế, không chỉ ở nền kinh tế Việt Nam mà còn cả thế giới, thương mại và chuyển giao công nghệ gần như đi song hành với nhau do đó sự quan tâm giữa thương mại và chuyển giao công nghệ theo
Trang 36bảng 2.2 là tương đương nhau Mảng nội dung về dịch vụ, công nghệ thông
tin, cũng được quan tâm với mức tương đương nhau Tất cả những con số
trong bảng 2.2 cho thấy việc quan tâm tới các lĩnh vực khác nhau của các doanh nhân tương đối đồng đều và đàn trải ở mọi lĩnh vực Mảng lĩnh vực xây dựng được quan tâm chiếm một phần khá khiêm tốn 6%
Có thể thấy rõ rằng nhóm nội dung có được nhiều sự quan tâm của các doanh nhân tập trung vào những lĩnh vực đang là những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam Còn những lĩnh vực được doanh nhân ít quan tâm cũng là những lĩnh vực vẫn còn đang trong thời kỳ tự điều chỉnh để tìm hướng phát triển nhất định Điều này cho thấy rõ sự định hướng kinh doanh của các doanh nhân đang tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh
tế Việt Nam hiện nay 2
Nhu cầu về ngôn ngữ của
Trong thời đại hiện nay, do nhu cầu hội nhập và phát triển, các doanh
nhân liên tục tìm kiếm thông tin và quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực Tuy
nhiên có một thực tế là các tài liệu hiện nay có được từ nhiều nguồn, bằng nhiều ngôn ngữ Điều này bắt buộc các doanh nhân hoặc phải đọc tài liệu trực tiếp bằng tiếng nước ngoài hoặc phải thuê dịch Thậm chí, tại thời điểm này, không ít doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngồi bằng chính ngơn ngữ của đối tác ấy Do đó, việc bắt buộc phải sử dụng tới tiếng nước ngoài hầu như là bất khả kháng đối với các đại điện doanh nghiệp và các thành viên lãnh đạo của doanh nghiệp cho đù đó là doanh nghiệp nhỏ Không phải lúc nào những doanh nhân cũng có thể tìm được người phiên dịch hoặc
sử dụng được phiên dịch Chính vì thế, khá nhiều các doanh nhân đã học
ngoại ngữ để có thể tự trực tiếp giải quyết công việc kinh doanh hoặc có thể tự đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 37Bảng 2.3 Khả năng có thể sử dụng ngoại ngữ của các doanh nhân ở YESC Khả Lứa tuổi Đối tượng năng Tổngsố | 1824 | 2539 | 4045 | Thành vin LD Ngôn new SL |% |SL|% |SL|% |SL|% |SL|% |SL|% Tiếng Anh 125 | 62,5 | 49 |24s| s2 | 26 |24 | 12 | ép | 30 | 6s | 32,5 Tiếng Pháp 72 | 36 |17 | 85 |36 | 18 |19 | 95 | 32 | 16 | 40 | 20 “Tiếng Nga 45 |225| 5 |2s [1s |75| 2s |12,s| 18 | 9 | 2z |135 Tiếng Đức 31 iss] 4 u|ss}ie| s Js] 7 faz} ss Tiéng Trung 25 J125| š |2s |11|ss| 9 |45 |10| s |15|75 Tiếng Nhật ø2|6|2z|t |s|3|+|2 |šs|2šs|7 |35 Ngoại ngữ khác | 15 |75 |2 |1 |6|3|7|3s|7|3s|s|4
‘Theo két quả khảo sát, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 62,5%, tiếp đó là tiếng Pháp chiếm 36% và đứng thứ ba là tiếng Nga có tỉ lệ 22,5% Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nhân đại đa phần sử dụng tiếng Anh Tắt cả những ngôn ngữ được các doanh nhân sử dụng đều rơi vào những ngôn ngữ được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhất Điều đó thể hiện rằng các doanh nhân đang có những dối tác và thị trường sử dụng những ngôn ngữ đó
Do quá trình thực dân hóa, tiếng Anh đã được phát triển kháp thế giới Hiện nay, tiếng Anh được coi là thứ tiếng toàn cầu Đại đa phần các công việc quốc tế đều sử dụng tiếng Anh không riêng gì kinh doanh do đó việc các doanh nhân sử dụng được tiếng Anh là tắt yếu Từ khi Việt Nam gia nhập
Trang 38Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp, thị trường Việt Nam cũng mở rộng, thêm vào đó, Việt Nam đang xúc tiến thương mại với rất nhiều quốc gia ở Châu Phi, cũng là những nước sử dụng tiếng Pháp nên cũng khá nhiều các doanh nhân tự học hoặc theo học tiếng Pháp để có thể tự sử dụng Vì vậy, tỉ lệ các doanh nhân sử dụng được tiếng Pháp là không nhỏ chiếm tới 36%
Tỉ lệ chênh lệch giữa thành viên lãnh đạo với đại diện doanh nghiệp,
những người có thể sử dụng ngoại ngữ, là không cao Điều này cho thầy, việc xác định sử dụng ngoại ngữ là quan trọng đều được cả thành viên lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp đều quán triệt, do đó không có tỉ lệ chênh lệch cao giữa các đối tượng được điều tra Tuy nhiên có một điều dễ nhận thấy, lượng doanh nhân ở độ tuổi 25- 39 có thể sử dụng được ngoại ngữ nhiều hơn so với cả hai độ tuổi còn lại, và chỉ duy nhất có tiếng Nga là vượt trội ở độ tuổi 40- 45 Điều này có thể lý giải được là do thế hệ ở độ tuổi 40- 45 vẫn còn một số lớn được đào tạo ở Liên Xô cũ hoặc được học tiếng Nga từ thời còn ngôi trên ghế nhà trường Việt Nam những năm 1990 trở về trước,
phong trảo học tiếng Nga rất phát triển và quan hệ hợp tác với Nga cũng phát triên như quan hệ anh em giữa hai nước Do đó Việt Nam được hưởng khá
nhiều sự giúp đỡ từ phía người anh cả (Liên Xô cũ) cả về vật chất lẫn đào tạo nhân lực Và không ít trong số các doanh nhân ở độ tuổi 40- 45 được học và đào tạo ở Liên Xô (cũ) hoặc học tiếng Nga từ thời còn phổ thông hoặc hơn nữa có liên hệ gì đó với phía Nga (gia đình có người đang làm ăn ở Nga hoặc
Trang 39- Nguồn thông tin điện tử: website, CD- ROM, các CSDL điện tử toàn
văn theo một số chủ để, các phim ảnh, băng tiếng lưu trữ dưới dạng điện tử ~ Nguồn thông tin trên giấy: sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo dự án, bản tin YESC (có cả dạng giấy và dạng điện tử), báo
cáo tài chính
Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu của doanh nhân ở YESC như sau Bảng 2.5 Các loại hình tài liệu được doanh nhân sử dụng tại YESC STT Loại hình 'Tống số Nam Nữ SL | % | SL | % | SL | % 1 |Sách 70 | 35 | 56 | 28 | 14 7 2 | Báo/Tạp chí 121 | 605 | 76 | 38 | 45 | 225 (rong nước ngoài nước) 3 |BảntinYESC 200 | 100 | 155 | 775 | 45 | 225 4 | Tài liệu dịch 115 77 | 385 | 38 | 19
Trang 40Qua bảng thống kê trên, loại hình tài liệu được nhiều doanh nhân sử dụng nhất là bản tin của YESC đạt tới 100% Tiếp sau đó là tài liệu điện tử chiếm 86% Đứng thứ ba là báo cáo dự án 81,5%, thông tin chuyên đề đạt 67%, báo — tạp chí 60,5%, tài liệu dịch 57,5%
G YESC, ti lệ doanh nhân nam chiếm 77,5% hơn 3/4 so với tỉ lệ doanh nhân nữ là 22,5% Tuy nhiên tỉ lệ nữ doanh nhân sử dụng tài liệu trong chính bản thân số doanh nhân nữ lại cao hơn tỉ lệ này trong chính bản thân số doanh nhân nam Điều này cho thấy giới tính cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng các loại hình tài liệu Nữ giới sử dụng các loại hình tài liệu nhiều hơn nam giới Bảng 2.6
Loại hình tài liệu được các đối tượng của YESC sử dụng