Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động thông tin - thư viện của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động TT-TV của trường ĐHSPHN2 từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HOÁ,THẺ THAO VÀ DU LỊCH TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI
VU THI THUY CHINH
NGHIEN CUU HOAN THIEN TO CHUC HOAT DONG
THONG TIN - THU VIEN CUA THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM HÀ NỘI 2
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 603220
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYÊN THỊ LAN THANH
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và khoa Sau đại học Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Ban Giám hiệu và Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia khoá học để hồn thành luận văn này
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tân tình giảng dạy cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh người đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong
suốt quá trình viết luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Vân Chủ nhiệm Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình khảo sát thực trạng để hoàn thành luận văn này
Tôi xin ghỉ nhận và biết ơn sâu sắc những tình cảm mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày 28/5/2009
TÁC GIẢ
Trang 3BANG CHU VIET TAT SU DUNG TRONG LUAN VAN CBQL CBGV: NTT: CNH, HĐH: CSDL CSVC DHSPHN2 GD - ĐT: KHCN: NCKH: SV: TT - TV: Cán bộ quản lý Cán bộ giảng viên Công nghệ thông tin
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Cơ sở dữ liệu
Cơ sở vật chất
Trang 4MỤC LỤC Mở đầu Chương 1: Thư vi giáo dục đại học 1.1 Khái quát về trường Đại học sư phạm Hà 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường đại học sư phạm hà nội
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 1.2 Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 trước yêu cầu đổi mới hoạt
-.18 18 1.2.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động đối với thư viện trường 19 động thông tin - thư viện
12.1 Vai tò vị trí của thư viện trườn;
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 20
„20
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 25
1.3.1 Đặc điểm người dùng tin
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động thông tin - thư viện của thư viện
trường đại học sư phạm hà nội 2 231
2.1 Cơ cấu tỗ chức, đội ngũ cán bộ 31
2.1.1 Cơ cấu tỗ chức 32
1.2 Đội ngũ cán bộ 32
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 32
2.3 Tổ chức hoạt động thông tỉn - thư viện 34
2.3.1 Nguồn lực thông tin 34
Trang 53.1 Hoàn thiện về mặt tổ chức và cơ sở vật chất của thư viện %6
3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tỗ chức 56 3.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 58 3.1.3 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 62 3.2 Hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện 6
3.2.1 Tăng cường và nâng cao chất lượng nguôn lực thông tìn 63 3.2.2 Ung dung cng ngh@ thong tin trong xử lý tài liệu 70 3.2.3 Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dich vụ thư viện 71 3.2.4 Vận dụng Maketing trong hoạt động thông tin - thư viện 7 3.2 5 Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin
Kết luận 81
Kiến nghị 83
Tài liệu tham khảo 85
Trang 6MỞ ĐÀU 1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá(CNH, HĐH) đất nước Thực chất của quá trình này là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học công nghệ Trong bối cảnh đó giáo dục đào tạo và vấn đề đổi mới giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: “Phát triển giáo dục đảo tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”
Trường Đại học sư phạm Hà Nội2 (ĐHSPHN2) là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục có chất lượng cao,
nhằm tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận nền khoa học tiên tiến, đáp ứng được sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [26]
Trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đây sự phát triển kinh tế tri thức, làm
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Tri thức va sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng,
trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, tác
động đến mọi nghành nghề trong xã hội, trong đó có giáo dục
Mặt khác, cùng với sự tiến bộ của xã hội, lượng thông tin ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú, dẫn đến hiện tượng bùng nỗ thông tin và cũng từ
Trang 7Để trường ĐHSPHN2 có thể tạo ra được những sản phẩm nghiên cứu có chất lượng, đảo tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ cao, đáp ứng được đòi
hỏi của phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới thì điều quan trong
nhất đối với cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường phải nắm bắt được thông tin, tài liệu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác.Vì vậy, thư viện cần phải đổi mới, phát triển để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu thông tin trong thời đại bùng nỗ
thông tin hiện nay
Thư viện trường DHSPHN2 là một thư viện nằm trong khối liên hiệp các trường đại học ở phía Bắc Trong những năm qua thư viện đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà trường, từng bước hiện đại hố cơng tác thư viện Song nhìn lại kết quả hoạt động đã đạt được vẫn nhận thấy chưa thực sự phát huy vai trò và chức năng của mình, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin ngày càng phong phú đa dạng của cán bộ, giáo viên và sinh viên Đặc biệt trong những năm gần đây khi nhà trường định hướng phát triển ĐHSPHN2 đạt quy mô
10.000 sinh viên và 500 học viên cao học vào năm 2010 đạt chuẩn kiểm định chất lượng đảo tạo: Người tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực giáo dục, khoa học cơ bản và ứng dụng tương ứng với trình độ đào tạo, đáp ứng tích cực nhiệm vụ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, có khả năng hợp tác, liên kết đào tạo, ứng dụng
khoa học công nghệ trong và ngoài nước thì thư viện lại càng phải phần đấu rất nhiều mới có thể giúp nhà trường đạt những mục tiêu trên
Vi vậy, để thực hiện nhiệm vụ đã nêu, thư viện trường ĐHSPHN2 cần nâng cao chất lượng nguồn thông tỉn, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin, đổi mới và đa dạng hoá hình thức phục vụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu mới Do đó việc nghiên cứu và hoàn thiện tỗ chức hoạt động Thông tin - Thư viện của trường đại học sư phạm Hà nội 2 là hết sức cần thiết và được tác giả chọn làm đẻ tài nghiên cứu của mình
Trang 8Thư viện trường đại học là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường đại học Hoạt động Thông tin - Thư viện (TT - TV) được coi là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của thư viện tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước ở các mức độ và phạm vi khác nhau như : “Tổ chức và hoạt động Thông tin - Thư viện tại trường đại học Bách khoa Hà Nội trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” của tác giả Tạ Minh Hà “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động TT - TV của Trung tâm TT - TV trường Đại học Lâm Nghiệp” của Phạm Thị Thuý Hằng Riêng đối với thư viện trường ĐHSPHN2 việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường, nhu cầu xã hội trong mỗi giai đoạn là công việc cần phải triển khai thường xuyên nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đẻ cập đến vấn đề này Nhất là trong giai đoạn hiện nay hoạt đông TT - TV cần phải nâng cao đáp ứng
mục tiêu của nhà trường đặt ra trong giai đoạn mới theo “Quy hoạch tổng thé
trường ĐHSPHN2 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm2020” [21] là rất cần thiết nên tôi chon dé tài: “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động TT - TV của thư viện Trường ĐHSPHN2” với mong muốn góp phần phục vụ tốt cho việc nâng
cao chất lượng dio tạo và NCKH ở trường ĐHSPHN2 3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động TT - TV của trường ĐHSPHN2 từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
* Nhiệm vụ:
~ Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của nhà trường trong việc đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đảo tạo
Trang 9~ Nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, ~ Nghiên cứu nguồn lực thông tin mà thư viện đang phục vụ
~ Nghiên cứu công tác xử lý kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ TT - TV
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động phát triển thư
viện hiện đại để nâng cao hiệu quả phục vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu
~ Nghiên cứu tổ chức hoạt động TT - TV của thư viện trường ĐHSPHN 2 * Phạm vi nghiên cứu:
Trang 105 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Cơ sở lý luận
~ Dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển giáo dục, đào tạo khoa học công nghệ, pháp lệnh thư viện Đảng và Nhà nước đã đề ra
- Dựa trên phương pháp luận của Thư viện học và Thông tin học * Phương pháp nghiên cứu
~ Nghiên cứu qua các nguồn tải liệu - Điều tra xã hội học
~ Thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu
6 ĐÓNG GOP VE MAT KHOA HOC VA THUC TIEN CUA LUAN VAN * Về mặt lý luận:
Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động thông tin - thư viện trong sự nghiệp
đào tạo nghiên cứu khoa học nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng, của trường ĐHSPHN2 trong giai đoạn đổi mới giáo dục
* Về mặt thực tiễn:
Đây là một đề tài hoàn toàn mới, đề ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở khoa học giúp cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường ĐHSPHN2 xem xét trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành thư viện, để đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường phục vụ cho giảng dạy và học tap
Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho cán bộ thư viện có cơ sở khoa học đánh giá khách quan những mặt đã đạt và chưa đạt, tìm ra nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm, nghiên cứu các giải pháp mới để triển khai thực hiện, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đảm
bảo cho GD - ĐT, phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước mà Đảng và
Trang 117 KET CAU CUA LUAN VAN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động TT - TV của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trang 12CHƯƠNG 1
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRƯỚC YÊU CÀU ĐÓI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Khái quát về trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1 Giai đoạn 1967- 1975
Trường được thành lập theo quyết định số 128/CP, ngày 14/8/1967 của hội đồng chính phủ Trường có nhiệm vụ đảo tạo giáo viên khoa học tự nhiên cho các trường phổ thông và được đặt ở Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Nội Giáo sư, Tiến sĩ khoa học nhà giáo nhân dân Nguyễn Cảnh Toàn là hiệu trưởng đầu tiên
của trường
Trường đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên và cán bộ giáo dục Nhiều cán bộ, sinh viên đã tham gia trực tiếp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nhiều cán bộ đã được thực tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Trường đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển các nghành khoa học cơ bản và sự nghiệp giáo dục ở nước nhà
Ngày 11/10/1975 Bộ trưởng bộ giáo dục ra quyết định số 872/QÐ về việc cải tạo xây dựng trường ĐHSPHNI và trường ĐHSPHN2 để mỗi trường đều hoàn chỉnh, có các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 khoa học xã hội, các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 khoa học tự nhiên và chuyển trường ĐHSPHN2 lên Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Từ đó trường bước vào giai đoạn mới,
xây dựng và phát triển toàn diện
1 Giai đoạn từ 1975 đến nay *Thời kỳ 1975 - 1985
Trang 13một hệ thống tương đối hoàn chỉnh Các khoa, phòng, ban và đơn vị trực thuộc đáp ứng toàn diện những lĩnh vực hoạt động của trường Trường có 8 khoa,9 phòng, 4 bộ môn và 2 đơn vị trực thuộc
Trường đào tạo đại học các ngành: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Địa lý và Sinh ~ KTNN với 4 hệ đào tạo: hệ chính quy, hệ chuyên tu, hệ tại chức và hệ đào tao chuẩn hoá chương trình đại học sư phạm bốn năm
Trường tổ chức giảng dạy các lớp bổ túc chương trình phổ thông cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị khu vực Xuân Hoà, Mê linh
Hàng trăm cán bộ đã trưởng thành Hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp Gần một ngàn giáo viên trung học phổ thông các tỉnh, thành phố được đào tạo đạt chuẩn trình độ đại học 4 năm Hàng trăm cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị đã đạt được bằng tốt nghiệp trung học bỗ túc
*Thời kỳ 1985 - 1995
Để đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội, quy mô đào tạo của nhà trường bị thu hẹp Với tiềm lực trí tuệ và quyết tâm, trường đã có những quyết định quan trọng tạo nên vị thế mới: mở hệ đào tạo giáo viên cấp 2, giáo viên cốt cán bậc tiểu học và chuyên ngành sau đại học Từng bước mở rộng phạm vỉ tuyển sinh, giữ ổn định và tự khẳng định vươn lên Trường đã mở thêm nhiều mã ngành đảo tạo, xuất bản được giáo trình giảng dạy, trồng rừng sản xuất cây
giếng
Trường đã được Chủ tịch nước tặng huân chương Lao động hạng Ba (năm 1986) và Huân chương Lao động hạng Hai (1995) nhân dịp kỷ niệm 20
năm đào tạo tại Xuân Hoà * Thời kỳ 1995 - 2005
Trang 14Trường có hơn 400 cán bộ, công chức (261 cán bộ giảng dạy, trong đó PGS và tiến sĩ 38, Giảng viên cao cấp:1, giảng viên chính và thạc sĩ: 175) Năm
1997, trường thành lập khoa Giáo dục tiểu học, khoa Cao đẳng sư phạm, phòng, Sau đại học và trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2
Giai đoạn này cơ sở vật chất của trường đã được cải thiện rất nhiều Trường đã xây dựng khu giảng đường và nhà học đa năng, xây dựng nhà mở rộng khu hành chính Đầu tư nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm, phương tiện
điện tử, nối mạng internet, intranet, các phương tiện giao thông, triển khai nhiều
dự án đại học có hiệu quả Mở rộng giao lưu giữa các trường đại học và cao
đẳng trong cụm trung Bắc Cải thiện điều kiện công tác, sinh hoạt cho cán bộ,
sinh viên
Nhiều cán bộ của trường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, được phong hàm Phó Giáo sư, được tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục và nhiều bằng khen khác Nhiều đơn vị được công nhận "Tập thể lao động xuất sắc”, nhiều cán bộ được trao tặng danh hiệu “Chiến si thi đua cấp Bộ” và “Giảng viên giỏi cấp Bộ”
* Thời kỳ 2005 đến nay
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển từ cơ sở vật chất nghèo nàn thiếu thốn với đội ngũ cán bộ ít ỏi, đến nay trường đã có cơ ngơi khang trang Trường đã đảo tạo đợc hơn 20 nghìn cử nhân khoa học hệ chính quy Trong đó 95% làm giáo viên, 4500 chuyên gia cốt cán giáo dục, 550 thạc sĩ, đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng cho gần 6000 giáo viên các trường phổ thông, mở thêm nhiều mã ngành đảo tạo
Trang 16Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của trường ĐHSPHN2 CácHộ đồng |, bÌ mauyvớng l<—|khoa, ——| —»| mụn + Cõc trung tôm, Trung tõm
pap Khao the val Trung tom Trung tom| | Trung tom Tin học và | [HTNCKH &, Trung tom Ngoai THPT DL Trường
Cúc từ viết tắt trong sơ đô: KTNN: KỸ THUẬT NỤNG NGHIỆP; TCCB: TÔ CHUC CON BỘ; KHCN: KHOA HỌC CỤNG NGHỆ; CTCT-HSSV: CỤNG TOC CHÓNH TRỊ - HỌC SINH, SINH VIỜN; QTĐS: QUẢN TRỊ đỜI SÓNG; HCTH: HaNH CHONH TONG HGP; KTX SV: KY TYC XO SINH VION; GDQP: GIỎO DỤC QUỐC PHŨNG; KĐCLGD: KIEM dINH CHAT LuQNG GIỎO DỤC, TBKT: THIẾT BỊ KỸ THUẬT; HT NCKH&CGCN: HỖ TRỢ NGHION CUU KHOA HQC Va CHUYEN GIAO CUNG NGHE; THPT DL:
TRUNG HOC HOC PHO THUNG DON LAP
Trang 17
Tiến sĩ giảng viên 39, phó giáo sư 6, tiến sĩ 43, thạc sĩ 160, nhà giáo ưu tú 6 ngoài ra còn rất nhiều lao động hợp đồng
* Về phương pháp giảng dạy:
Tham nhuan tinh thần đổi mới giáo dục của nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 [4], thực hiện chỉ thị XV của bộ giáo dục và đảo tạo về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm theo hướng tích cực Cán bộ, giáo viên trường ĐHSPHN2 đã trăn trở tìm cách thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy và học
Nhà trường đã tích cực đổi mới cách quản lý và đánh giá chất lượng của sinh viên, khuyến khích các phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, viết tiểu luận Doi hoi sinh viên tự giác học tập, tự giác đánh giá chất lượng học tập thể hiện thực chất trình độ học vấn của cá nhân
Triển khai công tác nghiệp vụ sư phạm, nhiều năm qua nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp đảo tạo nghề dạy học cho sinh viên, trong đó có việc hình thành các năng lực sư phạm, các kỹ năng giảng dạy cũng như các kỹ năng giáo dục cho sinh viên trong quá trình đảo tạo thành người giáo viên Nhà trường cũng đang từng bước tiến hành xây dựng và sửa đổi kịp thời chương trình dao tao dai học hệ ngắn hạn, dài hạn cho phù hợp với mục tiêu hướng tới công đồng và nhu cầu xã hội, nhằm lập lại kỷ cương trong dạy và học, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của thầy cô, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả GD - ĐT,
Hiện nay nhà trường đang triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lấy người học làm trung tâm Tạo điều kiện cho người học tích luỹ kiến thức, kỹ năng, đồng thời quản lý chặt chẽ quá trình học tập của từng sinh viên để đảm bảo chất lượng đảo tạo [20]
* Về nghiên cứu khoa học;
Trang 18quốc gia, 5 để tài khoa học cấp nhà nước, 87 đề tài cấp bộ, 230 dề tài cấp trường, xây dựng chương trình, viết giáo trình đáp ứng đào tạo Trường có hơn 90 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Có nhiều đề tài đã được đánh giá xuất sắc và có hiệu quả phục vụ giáo dục đào tạo, phục vụ thực tiễn và sự phát
triển giáo dục, kinh tế của đất nước
Đồng thời nhà trường cũng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước Vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao Nhiều cán bộ của nhà trường tham gia biên soạn tài liệu giáo trình giảng dạy, viết các bài báo khoa học và được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 trước yêu cầu đỗi mới giáo dục đại học
Trường ĐHSPHN2 thực hiện trách nhiệm đặc biệt trong công tác dao tao, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục; Thoả mân nhu cầu nhân lực cho giáo dục đào tạo với các học vị cần thiết Đồng thời
xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, đặc biệt nghiên cứu những dự án, những chương trình khoa học, giải
quyết những vấn đề cơ bản của ngành
Cụ thể, nhà trường đã đào tạo các ngành sư phạm và cử nhân khoa học các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ, thạc sĩ khoa học các chuyên ngành khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, đảo tạo tiến sĩ,
1.2 Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 với yêu cầu đổi mới hoạt động thông tin - thư viện
1.2.1 Vai trồ, vị trí của thự viện trường
Trang 19Thư viện bổ sung và cập nhật nhiều kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến làm cho học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn Thư viện mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian và các lĩnh vực trí thức hơn so với khuôn khổ quy định về nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường Đặc biệt trong những năm gần đây, trước những yêu cầu đổi mới phương pháp giảng day dai học, phát huy tính tích cực của người học Thư viện là môi trường lý tưởng để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học [22]
Hoạt động giảng dạy, học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin, Néu giáo viên nắm bắt, cập nhật được những thông tin mới thường xuyên và vận dụng phủ hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ sinh động, phong phú và di sát với thực tế hơn Nếu sinh viên tìm tải liệu, khai thác thông tin tư liệu hiệu quả thì chất lượng học tập và khả năng NCKH sẽ được nâng cao rõ rệt Trong trường đại học, hoạt động khai thác thông tin đóng vai trò tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học “phát huy nội lực” và người dạy “Dạy cách phát huy nội lực” Phương pháp dạy học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện Và cùng với học trò người thầy lại tiếp thu những kiến thúc mà chính mình dang giảng dạy nhìn nhận chúng qua lăng kính người học Có thể nói đó là quá trình truyền thụ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sáng tạo Chính vì vậy, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, người thầy không thể không đọc tài liệu, cập nhật và sử dụng thông tin Cũng có thể nói rằng, trường đại học sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ đảo tạo của mình nếu không có vai trò đóng góp của thư viện [2, tr 18-19]
1.2.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động đối với thu viện trường
Trang 20hiệu quả của đào tạo đại học và không thể tách rời dao tao dai học với thư viện Ở đó mỗi người với trình độ và nhu cầu thông tin khác nhau, có thể nhận được những tri thức phù hợp với mình trong quá trình công tác, học tập nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện, đặc biệt là t duy sáng tạo Nhất là trong thời đại ngay nay khi GD - ĐT, KHCN được Đảng và nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu Vì vậy, vai trò của thư viện ngày càng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng nguồn thông tin, tư liệu cho công cuộc đổi mới giáo duc
Trường ĐHSPHN2 là nơi đào tạo các thế hệ làm công tác cho ngành giáo dục, những năm gần đây dang tiến hành chương trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp NCKH đến đội ngũ giảng viên, phương tiện giảng dạy [25] Trong chương trình đổi mới ấy, việc hoàn thiện đổi mới hoạt động TT - TV nhằm phục vụ hiệu qua đào tạo và NCKH, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Thư viện trường đã được sự quan tâm và đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, hệ thống mạng, nhưng để đáp ứng hơn nữa nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong xu thé giao lưu văn hóa toàn cầu thư viện cần phải được đổi mới Thư viện phải được đầu tư đúng mức dé trở thành thư viện hiện đại, không chỉ dé thu thập thông tin mà còn phải biết xử lý các dạng thông tin theo hướng tích cực, giúp độc giả tiếp cận trí thức một cách nhanh chóng nhất, chính xác nhất, thoả mãn
yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin Đội ngũ cán bộ thư viện không đơn thuần chỉ là thủ thư trông coi sách mà còn phải là người hướng dẫn sinh viên (ban đọc) tìm kiếm thông tin, tư vấn cho sinh viên các tài liệu cần cho môn học Thư viện cần phải đáp ứng được những yêu cầu:
~ Đảm bảo nguồn thông tin phục vụ cho GD - DT đầy đủ kịp thời;
- Tao ra các sản phẩm và dịch vụ TT - TV phong phú, chất lượng, phù hợp với nhu cầu tin;
Trang 21- Mỡ rộng liên kết với các cơ quan TT - TV trong và ngoài nước để chia sẻ nguồn lực thông tin
Thư viện trường ĐHSPHN2 trong quá trình đổi mới, đã đạt được nhiêù kết quả đáng kể nhưng mới chỉ là những đánh giá mang tính chất nội bộ Trong thời gian, tới thư viện cần phát triển hơn nữa để đáp ứng cao hơn các tiêu chí mà bộ kiểm định của chất lượng đào tạo đề ra
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại trường ĐHSPHN2 1.3.1 Đặc điểm người dùng tin
Người dùng tin tại thư viện Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 bao gồm: Các cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ giảng dạy và sinh viên đang học tập và làm
việc tại trường Hầu hết họ đến thư viện để sử dụng thông tin, tư liệu phục vụ
cho công tác chuyên môn, nghiên cứu, học tập và giải trí Đồng thời họ cũng tạo ra những sản phẩm thông tin phục vụ cho giáo dục đào tạo Tính đến tháng 5/2009 toàn trường có 492 cán bộ, và có 6102 sinh viên và 300 học viên cao học Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và NCKH, cùng với việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu thông tin hiện nay và những dự báo về nhu cầu thông tin trong thời gian tới, có thể chia người dùng tin của Trường ĐHSPHN2 thành 3 nhóm chính [9]
* Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Bao gồm Ban Giám hiệu, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, trưởng phó các khoa, bộ môn và các phòng ban Nhóm này tuy số lượng không lớn
nhưng đặc biệt quan trọng Họ vừa là chủ thể đồng thời cũng là khách thể của
thông tin trong trường Họ là những người xây dựng các chiến lược phát triển
của nhà trường Vì thế thông tin họ cần là những thông tin ở diện rộng, khái quát
trên các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, các vấn đề về xã hội, kinh
tế, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp quy, quy định của ngành giáo dục Nhóm đối tượng này kiêm nhiệm nhiều, lao động trí óc cao,
Trang 22vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục vụ từ xa (bằng cách cung cấp đến từng người ) theo những yêu cầu cụ thể
* Nhóm cán bộ giảng viên:
Bao gồm những nghiên cứu sinh, học viên cao học, nghiên cứu viên, kỳ thuật viên, chuyên viên, cán bộ làm công tác giảng dạy và làm việc tại trường
Đây là những chủ thể thông tỉn năng động và quan trọng trong nhà trường sư phạm Nhu cầu thông tin của họ rất phong phú và đa dạng Ngồi những thơng, tin chun sâu, có tính lý luận và thực tiễn họ cần có những kiến thức xã hội khác phù hợp cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học Họ là người cung cấp thông tin qua các bài giảng, các báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài Đồng thời họ là người sử dụng thường xuyên thông tin giáo dục đào tạo để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học Vì thế thông tin họ sử dụng mang tính chuyên sâu, cập nhật, thực tiễn cao Hình thức phục vụ thường là các thông tin chuyên đẻ, thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về các nghành khoa học cơ bản và các nghành khoa học giáo dục cũng như lý luận sư phạm và văn hoá xã hội
Hiện nay thực hiện chủ chương đổi mới phương pháp giảng dạy nên những tài liệu có nội dung liên quan đến phương pháp sư phạm, công nghệ dạy
học là những tài liệu có tính chất quan trọng bởi vì thông qua sự truyền đạt,
ging day cia ho sinh viên sẽ tiếp nhận một cách trực tiếp những nội dung thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của mình
Thông qua nhóm người dùng tin này cán bộ thư viện có thể thu thập ý kiến, những thông tỉn có giá trị cao về lĩnh vực họ đang nghiên cứu Hoặc có thể trao đổi để tham khảo ý kiến về sản phẩm thông tin của thư viện như: Thư mục
thông báo sách mới, bản tin chuyên đề, trang tin trên Website để phục vụ nhu cầu thông tin có hiệu quả hơn
* Nhóm học viên sau đại học, sinh
Trang 23qua thực tiễn ở các cơ quan, một số lại là cán bộ quản lý ở các trường học, nhu cầu tin của họ rất phong phú và đa dạng xuất phát từ thực tiễn công tác cũng như chuyên ngành họ đang theo học Thông tin cho nhóm này đòi hỏi có tính chất chuyên sâu, phù hợp với chương trình đào tao va dé tài, đề án của họ
Đối với nhóm sinh viên: Đây là nhóm có lực lượng đông đảo nhất và thường xuyên biến động Nhu cầu tin của họ tương đối lớn, ho rất cần những thông tin thiết thực, cụ thể, chỉ tiết đầy đủ vì họ còn phải học tập trên lớp thời gian nghiên cứu hạn chế
Ngoài ra, nhóm này còn cần các loại thông tin, tài liệu về văn hoá, KHCN, KHXH, pháp luật
Bỗ sung các loại tài liệu này là rất cần thiết, sẽ giúp cho họ am hiểu về
chính sách, đời sống văn hoá xã hội Giáo dục đạo đức tư tưởng cho sinh viên những người nối tiếp bước thực hiện quá trình CNH, HĐH mà Đảng và nhà
nước ta đang triển khai
*Trình độ ngoại ngữ của người dùng tin trường ĐHSPHN2:
Ngoại ngữ ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong xu thể hội nhập hiện
nay Có trình độ ngoại ngữ cán bộ giảng viên và sinh viên có thể tiếp thu những trí thức mới, khai thác những thành tựu của nhân loại, vận dụng những văn minh, thành tựu trí thức của loài người góp phần làm tốt công tác giảng dạy, NCKH, học tập thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục và sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước
Nhận thức được vai trò quan trọng của ngoại ngữ, trường ĐHSPHN2 luôn tạo điều kiện khuyến khích động viên các cán bộ giảng viên và sinh viên học tập để nâng cao kiến thức về ngoại ngữ Hàng năm nhà trường liên tục mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ với các chứng chỉ A, B, C, TOEFL, IELTS, TOEIC Anh ngữ và tiếng Trung Quốc Trường cũng cử cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh ở Philipin Hiện tại nhà trường đang có hai giảng viên người nước ngoài (người Anh và Người Trung Quốc) đang công tác dài hạn
Trang 25Bang 1 KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI DÙNG TIN Nhóm CBỌL | Nhóm CBGV | Nhóm SE Tổng số Ngôn ngữ (20 (67) (G45) (432) SL | % | SL % SL % SL % Tiếng Việt 20 |100| 67 | 100 |345 | 100 |432| 100 Tiếng Anh 16 | 80 | 31 | 46.27 | 76 | 21,46) 123} 28,4 Tiếng Pháp or fs} 2] 29 | 0} o | 3 | 069 Tiếng Nga 2 | 10] 3 | 447 | 3 | 086) 8 | 185 Tiếng Trung Quốc | 0 | 0 | 1 | 169 | 2 | 057] 3 | 0,69 'Các ngôn ngữ khác 0 0 0 0 0 0 0 0
Theo kết quả điều tra cho thấy khả năng sử dụng ngoại ngữ của người
dùng tin tại Thư viện DHSPHN 2 ở bảng 1 cho thấy: Đối với tiếng Việt trong tổng số 432 người được hỏi có 100% sử dụng tiếng Việt Tỷ lệ tiếng Anh là 28,4%, tiếng Nga là 1,85%, tiếng Pháp là 0,69%, tiếng Trung là 0,69%
Đối với CBQL trong số 20 người được hỏi thì có 16 người có khả năng sử dụng tiếng Anh, chiếm 80%, có 2 người có khả năng sử dụng tiếng Nga chiếm
10%, 01 người sử dụng tiếng Pháp chiếm 5%
Nhóm CBGV số người sử dụng tiếng Anh là 31 người trong số 67 người ø Anh
được hỏi chiếm 46,26% Nhóm sinh viên chiếm 21,46% sử dụng tiết
Điều đó cho thấy khả năng sử dụng tiếng Việt của người dùng tin chiếm tỉ lệ tuyệt đối Khả năng sử dụng tiếng Anh đối với CBQL và CBGV là khá cao,
Trang 26* Trình độ tin học của người dùng tin trường ĐHSPHN2:
Sự phát triển vượt bậc của CNTT và viễn thông trong những năm gần đây đã tác động sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội Việc sử dụng máy tính với các phần mềm chuyên dụng ngày càng được tối wu hod, là công cụ hữu ích của mọi người Đặc biệt là cán bộ giảng viên và sinh viên trường ĐHSPHN2
Trường luôn chú trọng đến công tác đào tạo tin học cho cán bộ giảng viên và sinh viên, hàng năm nhà trường liên tục mở các lớp đào tạo về kiến thức tin học cho cán bộ giảng viên để cập nhật kiến thức mới, học thêm các phần mềm, chương trình ứng dụng khác phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu
Nhà trường cũng mở thêm trung tâm tin học dành cho sinh viên, ngay từ năm đầu tiên vào trường, sinh viên đã được học kiến thức cơ bản về tin học văn phòng và trong quá trình học, sinh viên được học chương trình Epi và SPSS (là chương trình sử lý số liệu, phân tích dữ kiện)POWERPOINT (chương trình trình chiếu) Trong tắt cả các phòng làm việc của nhà trường đều được nối mạng internet, khu tập thể của cán bộ giảng viên nhà trường cũng cho kéo đường dây
mạng để truy cập mở mang tri thức trong thời gian rảnh rỗi
Vi vay, kha nang tin học của cán bộ, giảng viên và sinh viên tăng đáng kể, hầu hết cán bộ đều sử dụng tốt máy vi tính, có thể biên soạn giáo trình dé giảng
dạy
1.3.2 Đặc điễm nhu cầu tin
& hay
nhóm xã hội nhằm đảm bảo các hoạt động nhận thức và thực tiễn xã hội Các
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin cá nhân, tập
Trang 27Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin thể hiện qua: Thời gian đọc, nội dung đọc, các nơi đọc và loại hình tài liệu mà người dùng tin quan tâm.Các nhóm dối tượng người dùng tin được chọn là: Nhóm cán bộ quản lý, nhóm cán bộ giảng viên và nhóm sinh viên Tổng số phiếu được gửi đi điều tra là 500 phiếu thu về 470 phiếu đạt 94% Trong đó số phiếu gửi đến nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý là 20 phiếu thu về 20 phiếu đạt 100% Nhóm cán bộ giảng viên gửi đi là 80 phiếu thu về 70 phiếu đạt 87,5% Nhóm sinh viên gửi di 400 phiếu thu về 380 phiếu đạt 95% Dưới dây là những số liệu biểu hiện thời gian nghiên cứu thu thập thông tin của người dùng tin Bảng 2 THỜI GIAN THU THẬP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN Nhóm | Nhóm CBGV | Nhém SV Tổng số Thời gian/ngài tời gian/ngày' CBỌL (7) (380) (470) (20) SL| % | SL | % | SL] % | SL] % Không có thời gian | 0 | 0 | 0 0 7/18 |7 |15 Từ 1% - 10% 1575 | 33 | 471 | 150 | 39,5 | 198 | 42.1 Từ10% - 20% 3 | 15 | 20 | 286| 110 | 289 | 133 | 283 Tir 20% - 30% 1] 5 14 | 20 | 67 | 176 | 82] 17,5 Từ 30% trở lên 1| 5 3 | 43 | 46 | 121] 50] 106
Nhìn chung nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin ở trường ĐHSPHN2 là khá cao Đa số các đối tượng người dùng tin hàng ngày đều đành
thời gian đề thu thập thông tin
Trong tổng số 470 phiếu điều tra phần nhiều nghiêng về nhóm người dùng,
tin là sinh viên, bởi đối tượng này thu thập thông tin chủ yếu để giải quyết
Trang 28thời gian từ 1% - 10% thu thập thông tin trong đó cán bộ lãnh đạo quản lý là 75%, cán bộ giảng viên là 47,1%, nhóm sinh viên là 39,5%,
Thời gian thu thập thông tin từ 10% - 20% chiếm tỷ lệ là 28,3% trên tổng số 470 người Trong đó nhóm cán bộ quản lý 3 người chiếm 15% trên tổng số 20 người Nhóm cán bộ giảng viên là 20 người chiếm 28,6% trên tổng số 70 người Nhóm sinh viên 110 người chiếm 28,9% trên tổng số là 380 người Số người dành thời gian từ 20% - 30% chiếm tỷ lệ 17,5% trên tổng số 470 người Trong đó số trả lời là không có thời gian thu thập thông tin chiếm 1,5%
Như vậy, phân tích đối với nhóm sinh viên cho thấy thời gian dành cho thu thập thông tin từ 1% - 10% là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 39,5% Thời gian từ
10% - 20% là 28,9%, thời gian từ 10% - 20% là 17,6%
Trang 29Bảng 3 NHU CAU VE NOI DUNG THONG TIN CUA NGUOI DUNG TIN Nhóm Nhóm Nhóm SV Tổng số Nội dung thông tin | CBOL CBGV (345) (432) (20) (67) §L | % |SL| % |SL| % |SL| % Giáo dục học 17 | 85 | 51 | 76,1 | 281 | 81,44 | 349 | 80,78 ke Giáo dục công dân 4 20 2,98 | 18 | 525 | 24 | 5,55 Tốn học § 40 | 24 | 35,82] 41 | 11,88 | 73 | 16,89 Vat ly 2 10 7 | 10,44 | 27 | 7,82 | 36 | 833 Tin hoc 3 15 | 14 | 20,89} 9 26 26 | 6,01 Văn học § 40 |21 |3134 | 59 | 171 88 | 20,37 'Văn hoá xã hội 17 | 85 | 58 | 86,56 | 160 | 46,37 | 235 | 54.39 Sinh vat 1 5 2 | 2,98 | 34 | 985 | 37 | 856 “Thể dục thê thao 14 | 70 | 57 | 85,07 | 181 | 52,4 | 252 | 58,33 Lịch sử 1 5 3 | 447 | 5 144 9 2,08 Địa lý 0 0 0 | 149 | 0 0 1 0,23 Am nhac 1 5 28 | 41,79 | 27 | 7,82 | 36 | 833 Hoá học 3 15 7 | 1044 | 34 | 985 | 44 | 10,18 Ngoai ngit 7 35 | 18 | 26,86 | 28 | 811 53 | 12,26
Như vậy, theo số liệu ở bảng 3 cho thấy nhu cầu về lĩnh vực giáo dục là 80,78%, thể dục thể thao là 58.33%, văn hoá xã hội là 54,39%, văn học là
Trang 30Có thể thấy rằng người dùng tin ở trường ĐHSPHN2 ngoài việc quan tâm đến những ngành của mình, họ còn có những nhu cầu khác về các nội dung như giáo dục, văn hoá xã hội, thể dục thể thao, ngoại ngữ
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tin của người dùng tin cao hơn, phong phú và đa dạng hơn Nhu cầu tin của người dùng tin không chỉ thể hiện qua thời gian sử dụng tài liệu, nội dung tài liệu mà còn thể hiện ở các loại hình tài liệu như: Sách giáo khoa giáo trình, sách tham khảo, tạp chí, CSDL, luận văn, luận án Dưới đây là bảng số liệu thể hiện loại hình tài liệu mà người dùng tin quan tâm Bang 4
CÁC LOẠI HÌNH TÀI LIỆU MÀ NGƯỜI DÙNG TIN QUAN TÂM
Các lại hành tài liệu coe Nhóm CBGV | Nhém SV Tổng số em 67) (G45) (432) SE TT % [| SET% [SE TT 1% TSET—% Sách tra cứu 10 | 50 | 3 | 447 | 70 |2028 | 83 | 19,21 Sách tham khảo 2 | 10 | 6 | 859 | 172 |4985 | 180 | 4166 Sách giáo khoa phd] 1 | 5 | 2 | 298 | 121 | 35,07 | 124 | 287 thong Giáo trình 2 | 10 | 17 | 2537 | 341 [98,84 | 360 | 93,33 Tap chi 9 | 45 | HH | 1641 | 61 |1768| 81 | 187 Đề tài nghiên cứu 1| s |9 | 143 | 18 | 521 | 28 | 648 Báo cáo khoa học 3 15 | 3 | 447 | 21 | 608 | 27 | 625 Luận án, luận văn 1| šs | 1 | 149 | 32 [927 | 34 | 787 Các nguồn khác 9 | 45 | 7 | 1044 | 21 | 608 | 37 | 856
CSDL 7 [3s [13 | 194 | 120 | 347 [140 | 324
Trang 31Tóm lại: Nhu cầu tin của người dùng tin trường ĐHSPHN2 tương đối phong phú và da dạng, chủ yếu tập trung vào khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, lý luận sư phạm thuộc các chuyên ngành của trường đào tạo, nghiên cứu Mặt khác, nhu cầu thông tin về kinh tế chính trị, xã hội cũng được quan tâm Vì vậy, đòi hỏi thư viên cần được nâng cao chất lượng hoạt động, để có nhiều
Trang 32
CHƯƠNG 2
THYC TRANG TO CHUC HOAT DONG THONG TIN - THƯ VIỆN CUA THU VIEN TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2
2.1 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ 2.1.1 Cơ cấu tỗ chức
Thư viện trường ĐHSPHN2 là một đơn vị độc lập Hiện nay thư viện có
ban chủ nhiệm và 3 tổ chuyên môn ~ _ Tổ phòng đọc - _ Tổ phòng mượn - _ Tổ nghiệp vụ bổ sung BAN CHỦ NHIỆM Phòng đọc tổng hợp|_ [Phòng nghiệp vụ bỗ Phòng mượn sung Giỏo khoa, Tổng giỏo Tham hợp trỡnh khảo,
+ Tổ phòng đọc: Thực hiện công tác phục vụ đọc tại chỗ và tìm tin theo yêu cầu của bạn đọc
Trang 33+ Tổ nghiệp vụ bổ sung: Thực hiện công tác bổ sung phân loại, biên mục tài liệu
2.1.2 Đội ngũ cán bộ
+ Số lượng cán bộ: Hiện tại thư viện có 22 người được phân chia theo 3 tổ chuyên môn Chủ nhiệm thư viện phụ trách chung sinh hoạt tại phòng đọc tổng hợp Phó chủ nhiệm phụ trách chuyên môn sinh hoạt tại tổ nghiệp vụ
bỗ sung
+ Trình độ chuyên môn: Thực tế có 21 cán bộ làm công tác chuyên môn và phục vụ bạn đọc, 01 cán bộ làm công tác tạp vụ vệ sinh Trong số đó có
17/22 cán bộ có trình độ chuyên môn thư viện 5/22 cán bộ không có nghiệp vụ chuyên môn thư viện
+ Trình độ tin học: Có 02 cán bộ tốt nghiệp nghành CNTT, có 16/21 cán bộ sử dụng tốt phần mềm quản lý thư viện phục vụ cho công tác thư viện
+ Trình độ ngoại ngữ: Có 16/21 cán bộ thư viện đều có trình độ tiếng Anh từ A trở lên Tuy nhiên với yêu cầu hiện nay đòi hỏi trình độ tiếng Anh của tất cả các cán bộ thư viện phải được nâng lên thì trình độ ngoại ngữ của cán bộ như hiện tại là chưa thể đáp ứng tốt nhiệm vụ thư viện đang đảm nhận
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Co sở vật chát, trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TT -
TV Chính vì điều này nên trong những năn gần đây, nhà trường đã có sự
Trang 34- Cơ sở 1: Là cơ sở cũ ở đơn nguyên 1 nhà 10 Hiện tại cơ sở này chỉ có kho giáo trình cho cán bộ và sinh viên mượn về nhà để học tập, làm đề tài
'NCKH, luận văn, luận án
- Cơ sở 2: Là cơ sở mới với các phòng đọc được thiết kế rộng rãi, thoáng
mát, tạo không khí học tập cho sinh viên
Trang thiết bị:
Cơ sở mới được trang bị hiện đại với các trang thiết bị chuyên dụng như: Bàn, ghế, giá kê, tủ mục lục được đầu tư mới hoàn toàn
Các trang thiết bị hiện đại như: Máy tính: 15 chiếc Máy in mã vạch: 01 chiếc May in thẻ: 01 chiếc Máy photocopy: 01 chiếc Cổng từ: 01 chiếc Máy khử từ: 01 chiếc
Nhà trường cũng mua phần mềm điện tử Libol 5.5 với các modul hoạt động hiệu quả trong việc bổ sung, biên mục, lưu thông,
Trang 352.3 Tổ chức hoạt động thông tin - thư viện 2.3.1 Nguồn lực thông tin
2.3.1.1 Tổ chức nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng trong cấu thành của thư viện Một cơ quan TT - TV được cho là phát triển khi có nguồn lực thông tin phong phú đa dạng, đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu tin của người dùng tin
Nguồn lực thông tin của thư viện từ khi thành lập đến năm 2000 rất nghèo về số lượng cũng như chất lượng, vấn đề xây dựng nguồn lực thông tin trong giai đoạn này hầu như chưa được chú trọng Hơn nữa, do công tác quản lý tài liệu lỏng lẻo của cán bộ thư viện chưa cao nên gây ra thất thoát lớn về số lượng,
tài liệu tại thư viện (Cụ thể trước năm 2000 thư viện có 252.913 cuốn sách đến năm 2001 khi kiểm kê chỉ còn 180.964 cuốn sách) Từ năm 2001 đến nay vấn đề
tô chức nguồn lực thông tin bắt đầu được quan tâm và đầu tư hơn Cho đến nay
nguồn lực thông tin, tài liệu của thư viện trường ĐHSPHN2 tương dối phong phú và đa dạng bao gồm: Các loại sách giáo trình, sách tra cứu, sách tham khảo, các loại báo và tạp chí chuyên ngành, các tài liệu điện tử Tính đến 5/2008 thư viện có 12.398 đầu sách với 274.882 cuốn sách, 187đầu báo tạp chí, 1251 bản luận văn, luận án,144 đĩa CD - ROM Hầu hết là các tài liệu về các ngành khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo Ngôn
ngữ chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh Cụ thể, vốn tài liệu của thư viện được tổ
Trang 37BIEU DO 1: CO CAU NOI DUNG VON TAI LIEU THU VIEN 16 10 Vn Ton ly Hãa Sinh Tin Sö GDCDGDTC NN Men khíc
Qua bảng và biểu đồ trên cho ta thấy nội dung cơ cấu vốn tài liệu của thư viện được dàn trải tương đối đồng đều các môn học Văn học chiếm 14.7% tương đương 1820 tên sách, Toán học chiếm 6.9% tương đương 857 tên sách, hoá học chiếm 7,9% tương đương 985 tên sách, Vật lý chiếm 5,6% tương đương 696 tên sách, Sinh học chiếm 5,1% tương đương 642 tên sách, , Lịch sử chiếm 8,5%, các loại sách Ngoại ngữ chiếm 28,2% Ngoài ra thư viện còn có một số tài liệu giáo trình và tham khảo các môn khác chiếm 11%
*Cơ cấu ngôn ngữ vốn tài liệu thư viện
Ngôn ngữ vốn tài liệu thể hiện khả năng khai thác cũng như nhu cầu về ngôn ngữ mà người dùng tin quan tâm Cơ cấu ngôn ngữ vốn tài liệu của thư
Trang 40BIEU DO 3 : CO CAU LOAI HINH VON TAI LIEU THU’ VIEN
Tên sách 'BCuốn sách