1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

103 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 26,65 MB

Nội dung

Luận văn Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương nghiên cứu thực trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương.

Trang 1

HOANG YEN MI

XAY DUNG VA KHAI THAC NGUON LUC THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN - TU LIEU

BAN KHOA GIAO TRUNG UONG

Chuyên ngành: Khoa học thư viện

Mã số: 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN NHẬT

Trang 2

dẫn và giúp đỡ tận tình của thây giáo hướng dẫn - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ

Văn Nhật, các thấy, cô giáo Khoa Sau đại học - Trường Đại học Văn hóa Hà

Nội, các đồng nghiệp đang công tác tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban

Khoa giáo Trung ương

Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thấy giáo hướng dẫn - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Nhật về những định hướng

nghiên cứu khoa học quan trọng cho bản luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Chủ nhiệm Khoa, các thây, cô giáo Khoa Sau đại học đã có những góp ý quý báu cho bản luận văn

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Trung tâm Thông tin -

Từ liệu Ban Khoa giáo Trung ương đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu và tạo điều

kiện cho tơi hồn thành bản luận văn này

HàNội ngày 28 tháng 8 năm 2006 Tác giá

Trang 3

NGUON LUC THONG TIN TRONG HOAT DONG THONG TIN

UA BAN KHOA GIAO TRUNG UONG

1.1 Hoạt động thông tin tại Ban Khoa giáo Trung ương

1.1.1 Khải quát về Ban Khoa giáo Trung ương

1.12 Trung tâm Thông tin - Tư liệu điều phối hoạt động thông tin

của Ban Khoa giáo Trung ương

1.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

1.2.1 Đặc điểm người dùng tin

1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin

1.3 Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung wong

1.3.1 Nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin - thu viện

1.3.2 Yêu cầu

Tư liệu trong giai đoạn hiện nay Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUÒN LỰC

THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU BẠN KHOA GIÁO TRUNG ƯƠNG

2.1 Xây dựng nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

2.1.1 Tổ chức vn t

2.1.1.1 Loại hình tài liệu 2.1.1.2 Nội dung tải liệu ¡ với nguôn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - 2.1.2 Bỗ sung vốn t

2.1.3 Chia sẻ nguôn lực thông tin

Trang 4

2.2.2.3 Dịch vụ phô biến thông tin

2.2.2.4 Dịch vụ trao đổi thông tin

2.3 Nhận xét chung về nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

2.3.1 Điểm mạnh

2.3.2 Điểm yếu

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUON LUC THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN

TU LIEU BAN KHOA GIAO TRUNG UONG

3.1 Phát triển nguồn lực thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin

của Trung tâm Thông tin - Tư liệu

3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin

3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin

3.1.3 Tăng cường chia sé nguén luc thông tin trong và ngoài khối

khoa giáo

3.2 Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin phục vụ công tác tham mưu của Ban Khoa giáo Trung ương

3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tìn - thu viện

3.2.2 Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu

3.2.3 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm thông tin - thư viện

3.3 Diy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng và khai

thác nguồn lực thông tin

3.4 Phát huy yếu tố con người trong công tác xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin

Trang 5

Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thông tin ngày cảng có vai trò to lớn trong xã

hội Trên quy mơ tồn cầu, trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế công nghiệp lên nền

kinh tế tri thức, nguồn lực thông tin đã thực sự trở thành hàng hoá, thành một lực lượng vật chất tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới mọi động thái chính trị, kinh tế -

xã hội của tắt cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời là một trong những tác nhân quan trọng cấu thành và thúc đây sự phát triển đa dạng, năng động của đời sống xã

hội loài người

Thông tin không những có ảnh hưởng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mà còn ảnh hưởng tới sự sống còn của bắt kỳ thể chế chính trị nào trên thế giới Đối

với các nhà lãnh đạo đất nước, thông tin nói chung, đặc biệt là những thông tin ở

tầm quốc sách - phân tích, tông hợp về hiện trạng, xu thế phát triển, dự báo có ý

nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chủ trương, chính sách phát

triển của đất nước, dự báo và xác định phương hướng phát triển cơ bản của đất

nước

Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rất rõ sự cần thiết tăng cường thông tin, tri thức để nắm bắt các cơ hội phát triển

Điều 45 Luật Khoa học và công nghệ (tháng 6-2000) nêu rõ: “Chính piui

đầu tr xây dựng hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo thông tin đây đủ,

chính xác, kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực ở trong nước và

trên thế giới ” [L2, tr.39]

Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX), tiếp tục khăng định: “7ổ chức hệ thống

Trang 6

vực khoa giáo Công tác tham mưu của các Ban Đảng cảng quan trong hon trong

bối cảnh hiện nay, nước ta cần và buộc phải hội nhập với thế giới đang phát triển

ngày cảng nhanh, với một nhịp độ và chất lượng dựa trên những thành tựu khoa học

công nghệ và tổ chức quản lý mới nhát, chúng ta cần đuổi kịp và vượt trước về trình

độ nhận thức và tư duy sáng tạo

Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại

Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung wong dé nang cao chat lượng,

và hiệu quả hoạt động thông tin - tư liệu phục vụ công tác tham mưu của cơ quan Dang là vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Trên cơ sở đó

nhằm đôi mới cơ chế cập nhật, phối hợp chia sẻ nguồn thông tin tư liệu giữa các cơ quan Đảng phục vụ đắc lực công tác tham mưu của cơ quan Đảng đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay Trước yêu cầu thực tế đặt ra, chúng tôi chọn đề tài "Xây dựng và khai thác

nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung

ương" với mong muốn vận dụng kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trong khóa

học, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương phục vụ tốt công tác tham mưu về lĩnh vực khoa giáo cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin cũng đã

có một số đề tài đề cập đến như: "7ổ chức và khai thác nguôn lực thông tin tại

Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Thái Nguyên" (1999) của tác giả Hà

Thị Thu Hiếu, "Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguôn lực thông tin ở

Trang 7

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội " (2005) của tác giả Hà Thị Huệ Nhung

các đề tài trên chưa có đề tài nào đề cập đến việc xây dựng và khai thác nguồn

lực thong tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng và khai thác nguồn lực

thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa

giáo Trung ương trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

~ Mục tiêu: trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng và

khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, đề xuất những,

giải pháp hoàn thiện việc quản lý và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

+ Khảo sát, đánh giá công tác xây dựng và khai nguồn lực thông tin tai Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và khai thác nguồn

lực thông tin tại Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương 5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

+ Phân tích và tổng hợp tài liệu + Phương pháp điều tra bằng phiếu + Phỏng vấn trực tiếp

+ Thống kê số liệu

6 Ý nghĩa

- Về mặt lý luận: Nghiên cứu làm rõ vai trò quan trọng của nguồn lực

thông tin tại Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương phục vụ công tác tham mưu cho Trung ương Đảng

- VỀ mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp khả thi hoàn thiện việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

7 Kết cấu Luận văn

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin của Ban Khoa giáo Trung ương

Chương 2: Thực trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin

tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

Trang 9

1.1 Hoạt động thông tin tai Ban Khoa giáo Trung ương, 1.11 Khái quát về Ban Khoa giáo Trung wong

Sau khi giành được chính quyền, ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta - đứng đầu là Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã đặc biệt quan tâm chăm lo đến các lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết là các mặt công tác giáo dục, y tế, khoa học, thể dục thể thao Đó cũng là những lĩnh của công tác

khoa giáo, trực tiếp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người

Ngay từ năm 1950, mô hình tổ chức của cơ quan tham mưu cho Trung

ương Đảng về các lĩnh vực công tác khoa giáo đã ra đời, trải qua gần 60 năm xây

dựng và trưởng thành công tác khoa giáo của Đảng ngày càng khẳng định vị trí

quan trọng gắn liền với sự phát triển của đất nước

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), các mặt của công tác tuyên giáo ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, đặt ra yêu cầu cấp bách phải có hệ thống tổ chức tương ứng, phù hợp đề bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo và

chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Trung ương Đảng đặc biệt là đối với các lĩnh vực công,

tác khoa giáo Ngày 30-1-1968 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương

(khoá III) đã ra Nghị quyết số 1584-NQ/TW thành lập Ban Khoa giáo Trung

Trang 10

Trong 20 năm đổi mới, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban

Bí thư, Ban Khoa giáo Trung ương đã sớm đổi mới tư duy, huy động trí tuệ của đội ngũ trí thức trong khối khoa giáo tham gia vào quá trình xây dựng và khơng

ngừng hồn thiện đường lối đổi mới, hình thành hệ thống các định hướng về đồi

mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực công tác khoa giáo Bước vào thời kỳ mới, các lĩnh vực công tác khoa giáo ngày càng có vị trí quan trọng vì nó gắn

liền với việc tạo ra nguồn lực nội sinh có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của đất nước Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo được

xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực và khâu đột phá của công,

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ban Khoa giáo Trung ương đã và đang phấn đấu thực hiện ngày càng tốt

hơn chức năng là cơ quan tham mưu và giúp việc của Trung ương trên các lĩnh

vực công tác khoa giáo Đồng thời còn hướng dẫn xây dựng tô chức và bồi dưỡng, nghiệp vụ cho hệ thống khoa giáo cơ sở, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả

lãnh đạo của Trung ương và các cấp ủy đảng trong lĩnh vực khoa giáo

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Khoa giáo Trung ương trong giai đoạn hiện nay

Ngày 15 tháng 7 năm 2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa IX) ra Quyết định số 37-QĐ/TW “Vẻ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

của Ban Khoa giáo Trung ương” [10, tr.54]

Về chức năng, nhiệm vụ, Quyết định 37 quy định rõ: “Ban Khoa giáo

Trung ương có chức năng là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hanh Trung wong

mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các

chính sách lớn thuộc lĩnh vực khoa giáo (bao gằm khoa học công nghệ giáo dục, đào tạo, sức khỏe, giới trí thức khoa học) "

Trang 11

1 Nghiên cứu đề xuất:

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối phát triển

khoa học của Đảng; chuẩn bị hoặc tham gia nghị quyết đại hội, các nghị quyết chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

- Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thê chế hoá các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực khoa giáo

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng một số để án thuộc

lĩnh vực khoa giáo

2 Thẩm định:

Thẩm định các để án của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể

về lĩnh vực khoa giáo trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư

3 Hướng dẫn kiểm tra:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về các lĩnh vực khoa giáo đối với các tỉnh

uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương - Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn

hoá Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và

biên chế của Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác khoa

giáo của các cấp uỷ địa phương

4 Tham gia công tác xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ

trong khối Khoa giáo:

Trang 12

- Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bỗ nhiệm, đề bạt, luân chuyền, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ

cán bộ trong khói theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ương,

5 Thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư uỷ quyển: ~ Chỉ đạo nội dung giáo dục, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư t-

ưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc phòng toàn dân; chỉ đạo

công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ trí thức khoa học

- Nghiên cứu và tham gia về chủ trương đào tạo, bồi dưỡng sử dụng,

quản lý và đãi ngộ nhân tài

- Tập hợp kế hoạch và quản lý quá trình triển khai, nghiên cứu khoa

học của các Ban Đảng Trung ương

- Tham gia Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin các cơ quan Đảng Tham gia Website Đảng Cộng sản Việt Nam

~ Tham gia Hội đồng Quốc gia về giáo dục ~ Tham gia Hội đồng lý luận Trung ương

- Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Trước

mắt thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ về công nghệ thông tin và ngoại

ngữ cho cán bộ cơ quan Đảng ở Trung ương và các tỉnh uỷ, thành uỷ

1.1.2 Trung tâm Thông tin - Tư liệu điều phối hoạt động thông tin

của Ban Khoa giáo Trung ương

* Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu tiền thân là Phòng Thông tin - Tư liệt

một trong số ít các đơn vị có mặt từ những ngày đầu thành lập Ban Khoa giáo

Trang 13

Trung tâm Thông tin - Tư liệu có chức năng là: Đảm bảo thông tin - ur

liệu và hạ tầng thông tin; tham mưu và giúp Lãnh đạo Ban về công tác thông,

tin và công nghệ thông tin

Để thực hiện tốt chức năng trên Trung tâm Thông tin - Tư liệu có

nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác quản lý và phát triển các

hoạt động thông tin

~ Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, khai thác nguồn lực thông tin của Ban Khoa giáo Trung ương

- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động, tổ chức phục vụ và phổ biến thông tin Phổ biến và trang bị kiến thức cơ bản về cấu trúc và phương pháp tìm tin cho người dùng tin

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lý, cung cấp tin và tài liệu của cán bộ thông tin - thư viện

- Phối hợp đảm bảo thông tin cho một số trang tin điện tử; tổ chức hợp tác, trao đôi thông tin với các cơ quan thông tin

~ Quản lý, đảm bảo kỹ thuậ công nghệ hệ thống mạng máy tính nội

và kết nối với mạng diện rộng của cơ quan Đảng

* Vai trò của Trung tâm Thông tin - Tư liệu trong hoạt động thông tin của Ban Khoa giáo Trung ương

Ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động thông

tin ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi lĩnh vực xã

hội nói chung và lĩnh vực khoa giáo nói riêng Hoạt động thông tin là quá

trình thu thập, tổ chức, xử lý và phân phối thông tin tới người dùng tin

Trang 14

thông tin và cơ sở vật chất Trong đó nguồn lực thông tin và người dùng tin

đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin của một cơ quan Hoạt động thông tin đạt hiệu quả cao không chỉ thoả mãn nhu cầu tin mà còn

thúc đẩy sự phát triển của nhu cầu tin Vì vậy muốn đảm bảo được thông

tin cho người dùng thì phải tăng cường hoạt động thông tin

Thông tin về công tác khoa giáo là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của

người dùng tin của Ban Khoa giáo Trung ương và người dùng tin công tác tại

các cơ quan thuộc khối khoa giáo Dé đáp ứng đầy đủ, chính xác kịp thời

những thông tin thuộc lĩnh vực khoa giáo, hoạt động thông tin của Trung tâm

Thông tin - Tư liệu đã đảm bảo những yêu cầu cần thiết sau:

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ thông tin có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ hiểu biết về các lĩnh vực công tác khoa giáo để nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của người ding tin

Người dùng tin Ban Khoa giáo Trung ương đều có trình độ cao nên yêu

cầu của họ đối với cán bộ thông tin không chỉ là những thao tác tra cứu đơn giản, họ cần được cung cấp thông tin mới, có chọn lọc trên những phương,

tiện hiện đại Ngày nay, nguồn tin ngày càng đa dạng, việc lựa chọn, khai thác thông tin đòi hỏi phải có trí thức va kỹ năng cao Do vậy cán bộ thông tin cần phải thực sự có năng lực và kiến thức rộng về mọi lĩnh vực mà người dùng tin

quan tâm đề từ đó kích thích nhu cầu tin của họ

- Khai thác mọi nguồn lực thông tin về các lĩnh vực khoa giáo nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin công tác khoa giáo có chất lượng cao

Sản phẩm và dịch vụ thông tin thu viện là mục tiêu khai thác của người dùng

tin khi đến thư viện Thông tin chiến lược và tham khảo thuộc lĩnh vực khoa

giáo có nhiều ở các trung tâm thông tin thuộc các ngành trong khối khoa giáo, các nguồn thông tin trên mạng Người dùng tin cần được khai thác chúng

Trang 15

vụ: hỏi đáp, thông tin chọn lọc vừa tiết kiệm thời gian và công sức vừa đạt

chất lượng thông tin cao

- Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nghiệp vụ thông

tin - thư viện qua việc triển khai áp dụng có hiệu quả phần mềm quản lý thư viện nhằm đáp ứng mức cao nhất nhu cầu tin của người dùng tin

Mô hình thư viện điện tử là một mô hình được hướng tới trong tương

lai, hiện tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã và đang triển khai áp dụng phần

mềm quản trị thư viện vào các công đoạn hoạt động của thư viện Tuy chưa

thật đồng bộ nhưng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin của

Trung tam Thong tin - Tư liệu

- Trao déi chia sé ngudn luc thông tin giữa các cơ quan thông tin - thư viện trong khối khoa giáo đẻ đáp ứng yêu cầu của người dùng tin

Lấy mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin làm cơ sở để tồn tại và phát triển của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Trung tâm cần chủ động,

nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu của họ để từ đó tìm ra những giải pháp, phương hướng hoạt động thích hợp nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu về thông,

tin của họ và từng bước đưa Trung tâm trở thành Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu công tác khoa giáo của toàn bộ hệ thống các cơ quan Đảng

1.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

1.2.1 Đặc điểm người dùng tin

Co quan thông tin - thư viện hiện nay hoạt động theo nguyên lý định hướng tới người sử dụng hoặc do người sử dụng chỉ phối [8, tr.212] Nghĩa là

Trang 16

tin là vấn đề quan trọng đề định hướng phát triển nguồn lực thông tin và nâng,

cao hiệu quả hoạt động thông tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

* Đặc điểm chung

Người dùng tin là vấn đề cơ bản mà hoạt động thông tin - tư liệu cần

phải nghiên cứu Hoạt động thông tỉn - tư liệu của từng ngành, từng cơ quan,

từng tô chức luôn phải nghiên cứu tính đặc thù nhu cầu tin cụ thể của người dùng tin để đáp ứng và kích thích nhu cầu tin của họ phát triển Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin nhằm phục vụ đầy đủ, chính xác nhất những gì mà người dùng tin yêu cầu

Người dùng tin là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin nào Người dùng tin là yếu tố tương tác hai chiều với các

cơ quan thông tin Họ vừa là đối tượng phục vụ, là khách hảng, là người tiêu

thụ các sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin - thư viện Đồng thời,

người dùng tin được coi là người sản xuất một phần “nguyên liệu thông tin”

cho các hoạt động của cơ quan Sau khi nhận được các sản phẩm dịch vụ thông tin theo yêu cầu, người dùng tin tham gia vào các hoạt động như đánh

giá nguồn tin, lựa chọn và bổ sung tài liệu, hiệu chỉnh các hoạt động thông

tin Người dùng tin sẽ góp phần định hướng vào việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, đến các hoạt động thông tin - tư liệu

Người dùng tin trong xã hội có thể là một cá nhân, có thể là một tô

chức hay một nhóm người trong xã hội có mục tiêu để giải quyết một vấn đề

nào đó trong xã hội Người dùng tin được coi là yếu tố trọng tâm, cơ bản và

hết sức năng động trong hoạt động của Trung tâm Thông tin - Tư liệu Do vậy

để tăng cường hoạt động thông tin về lĩnh vực khoa giáo, Trung tâm Thông

tin - Tư liệu cần xem xét cụ thể các đặc điểm đối tượng người dùng tin từ đó

Trang 17

Người dùng tin ở Ban Khoa giáo Trung ương hầu hết là người có trình

độ cao từ đại học trở lên, do vậy mà đối tượng người dùng tin ở đây nhìn

chung không phức tạp Nhu cầu tin của họ chủ yếu tập trung vào những nguồn thông tin về lĩnh vực khoa giáo

* Đặc điểm riêng của từng nhóm người dùng tin

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu các đối tượng, chúng tôi chia người

dùng tin ở Ban Khoa giáo Trung ương thành ba nhóm cơ bản sau: + Đặc điểm của người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ban Khoa giáo Trung ương chiếm một tỷ lệ không lớn (14%), song lại đặc biệt quan trọng vì họ là những người định hướng, ra quyết định các hoạt động tham mưu cho Bộ

Chính trị và Ban Bí thư Để lãnh đạo tham mưu tốt ra được những quyết sách,

nhóm người dùng tin này cần những thông tin đầy đủ chính xác và kịp thời

Cán bộ lãnh đạo Ban vừa là người dùng tin vừa là chủ thể hoạt động

thông tin Khi ra các quyết định, điều hành hoạt động của Ban, họ chính là

những người sản sinh ra thông tin có giá trị cao Thông tin là công cụ quan trong trong quá trình quản lý, nó giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng

đắn, phù hợp với thực tiễn

Đặc điểm của nhóm người dùng tin này là: Do công việc họ phụ trách

nhiều mảng nên nhóm người dùng tin này rất bận, ít có thời gian dành cho nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực khoa học với trình độ học vấn cao, trình

độ lý luận cao, họ có đủ kiến thức, sự am hiểu thực tế cao về lĩnh vực mà họ

Trang 18

Do yêu cầu công tác chỉ đạo tham mưu nhiều lĩnh vực khoa giáo, cho nên đặc điểm nhu cầu tin của nhóm lãnh đạo Ban là: Chủ đề bao quát thông tin có diện rộng trên nhiều lĩnh vực; thông tin ở tằm chiến lược, theo chủ đề; thông tin cần xử

lý, chọn lọc, thông tin phải có tính phản ánh và dự báo, các thông tỉn từ thực tế

cũng cần qua khâu xử lý sơ bộ Nhóm người dùng tin này có nhu cầu thông tin

thường xuyên, song nhiều khi rất đột xuất, do vậy hệ thống và đội ngũ cán bộ

thông tin phải có khả năng đáp ứng kịp thời Thông tin được phục vụ cho nhóm người dùng tin này thường thông qua các thư ký, cán bộ lãnh đạo không trực tiếp

dùng nên về căn bản ít có nhu cầu tin dưới dạng điện tử

Bên cạnh công tác quản lý, người dùng tỉn nhóm này còn tham gia các hoạt

động nghiên cứu khoa học, chủ trì các đề tài nghiên cứu cấp Ban, cấp Nhà nước

Vi vay ho cé rat ít thời gian đề đọc tài liệu gốc, nên thông tin họ cần phải vừa có tính tổng kết, vừa có tính dự báo, vừa có diện rộng, vừa có tính khái quát về lĩnh

vực khoa giáo Nội dung thông tin mang tính định hướng chính trị cao, rõ rằng,

đảm bảo tính kịp thời, khách quan Hình thức phục vụ thông tin tốt nhất đối với nhóm người dùng tin này thường là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tông luận, bản tin Phương thức phục vụ thông tin cho nhóm đối tượng này là cung cấp đến từng người theo yêu cầu cụ thể

Để phục vụ lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương tham mưu cho Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 54 - CT/TW (30-11-2005) về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới ", năm 2005, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã phối hợp với Vụ Sức khỏe

biên tập ấn phẩm thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống HIV/AIDS Nội dung của ấn phẩm thông tin chuyên đề này đã tông kết 10 năm thực hiện

Chỉ thị số 52-CT/TW (11-3-1995) của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa

VI về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS của các cấp uỷ Đảng,

Trang 19

của công tác này và thấy cần thiết phải ban hành một chỉ thị mới Chỉ thị số

54-CT/TW ra đời nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức

trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và

của mọi người dân đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng,

chống HIV/AIDS

+ Đặc điểm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu

Nhóm người dùng tin cán bộ nghiên cứu là những người dùng tin năng

động và tích cực nhất của Ban, chiếm khoảng 86% Họ làm công tác tham

mưu cho lãnh đạo Ban để xây dựng những nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực

khoa giáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Cán bộ nghiên cứu còn tham gia các

hoạt động nghiên cứu khoa học đề tài cấp Ban, cấp Nhà nước

Nhóm người dùng tin cán bộ nghiên cứu là nhóm người có trình độ chuyên môn, có học hàm, học vị Người cán bộ nghiên cứu vừa là người dùng

tin của hệ thống thông tin khoa giáo đồng thời họ cũng là người sản sinh ra

thông tin Thời gian làm việc của các cán bộ nghiên cứu khá ổn định cho nên

nhu cầu tin của họ ít biến động Nhóm người dùng tin này có khả năng tự

mình xác định được nguồn thông tin, họ biết được nguồn thông tin họ cần ở đâu, họ cũng biết khai thác và biết sử dụng các công cụ tra cứu thông tin hiện

đại Nhóm người dùng tin này có trình độ tin học và ngoại ngữ tốt nên rất

thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet

Xuất phát từ yêu cầu công tác nghiên cứu phục vụ công tác tham mưu,

họ có nhu cầu tin là: Thông tin cần đảm bảo tính hệ thống (tra cứu tin không

chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả quá khứ), tính chính xác (chủ yếu là tài liệu

gốc, tài liệu chưa qua dịch thuật, xử lý, các số liệu thống kê), tính phong phú,

đa dạng, đa chiều (nhiều nguồn cập nhật), tính thực tiễn, tính mới nhất (các

Trang 20

Phương thức cung cấp thông tin cho nhóm người dùng tin này là thông

qua mạng nội bộ hiện đại để họ có thể làm việc theo nhóm trên mạng, khai thác các cơ sở dữ liệu đặc thù về khoa giáo, khai thác nguồn thông tin điện tử

trên mạng Internet

Nhóm người dùng tin thuộc Vụ Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi

trường cần thông tin liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã tiến hành khai thác thông tin điện tử trên mạng Internet về ô nhiễm môi trường làng nghề ở một số tỉnh miền Bắc

như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam để tập hợp thành một ấn phẩm thông tin

chuyên đề cung cấp cho họ qua hệ thống thư điện tử Qua nguồn thông tin đó,

'Vụ Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành khảo sát tìm nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên và tiến hành hướng dẫn Ban Tuyên giáo địa phương tham mưu

cho cấp uỷ Đảng những biện pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững Trong tháng 5-2006, người dùng tin có nhu cầu tìm thông tin về bệnh

teo cơ Delta ở trẻ em, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã tìm kiếm, tập hợp thông tin về căn bệnh này trên các báo và mạng Internet cập nhật lên Website của Ban để cán bộ, chuyên viên có những thông tin chính xác về căn bệnh và

kịp thời phối hợp với Bộ Y tế tiến hành nghiên cứu xác định nguyên nhân gây

bệnh và xây dựng phác đồ điều trị bệnh teo cơ Delta ở trẻ em

+ Đặc điểm người dùng tin là chuyên viên các cơ quan thuộc khối khoa

giáo và sinh viên

Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương có nhiệm vụ đảm bảo thông tin - tư liệu tham khảo dạng văn bản, điện tử; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ban góp phần thực hiện chức năng tham mưu của Ban về các chính sách lớn thuộc lĩnh vực khoa

Trang 21

thông tin về lĩnh vực khoa giáo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu chỉ có một số chuyên viên của các ban ngành khác thuộc trung ương và các cơ quan thông tin trong khối khoa giáo và Ban Tuyên giáo ở các địa phương Những

đối tượng người dùng tin này cần những thông tin chính xác, những thông tin đã qua xử lý Ngoài ra còn có một số ít sinh viên của các trường đến thực tập

và nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, họ cũng là những đối tượng người dùng tin của Trung tâm nhưng không thường xuyên Những đối tượng

này cần thông tin rất đa dạng dưới nhiều hình thức như thông tin thư mục, thông tin chuyên đề

Từ những đặc điểm trên, có thẻ thấy rằng các nhóm đối người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương chủ yếu cần

khai thác những thông tin chiến lược về các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa giáo

như: khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đảo tạo, y tế,

thể dục thể thao để làm tốt công tác tham mưu cho Bộ Chính trị và Ban Bí

thư ban hành những chỉ thị, nghị quyết về khoa giáo

Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu rất đa

dạng, phong phú bao quát các lĩnh vực công tác khoa giáo Do đó, người cán

bộ thông tin không chỉ nắm nhu cầu tin của từng nhóm, hay trình độ người dùng tin mà còn phải nắm nhu cầu của từng người cụ thể khi có yêu cầu tin,

để từ đó có những phương hướng, biện pháp đáp ứng thông tỉn cho sát hợp

1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin

Trang 22

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu

luôn thoả mãn tối đa nhu cầu tin của lãnh đạo, cán bộ chuyên viên trong Ban

Khoa giáo Trung ương Người dùng tin của Trung tâm đóng vai trò chủ đạo

chỉ phối mọi hoạt động thông tin - tư liệu của Trung tâm

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo

sát để tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm, và đã thu được những kết quả như sau: 120 phiếu điều tra được gửi cho các nhóm

người dùng tin gồm có các cán bộ quản lý lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu

trong Ban Khoa giáo Trung ương, một số cán bộ thuộc các Ban Đảng đến

khai thác thông tin tại Trung tâm, sinh viên đến thực tập tại Trung tâm Số

phiếu chúng tôi thu lại là 7§ phiếu Qua việc phân tích các phiếu trả lời cho thấy kết quả cụ thể như sau:

* Nhu cầu tin theo nội dung

Tình hình thực tế nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin được thể

hiện trong bảng thống kê dưới đây:

Lĩnh vực quan tâm Số lượng Gý kiến) ] Tỷ lệ

Giáo dục - đào tạo 62 79.4%

Khoa học tự nhiên công nghệ 4 53.8%

Khoa học xã hội nhân văn 45 57,6% ye 36 46,1% Thé duc thé thao " 14,1% Dân số gia đình và trẻ em 12 15.3% Lĩnh vực khác 4 56.4%

Bang 1: Tai liệu thuộc các lĩnh vực người dùng tin quan tâm

Những lĩnh vực nghiên cứu mà các nhóm người dùng tin quan tâm đều

Trang 23

Đảng Thông tin về lĩnh vực khoa giáo như: giáo dục - đào tạo có 79,4% số

người được hỏi ý kiến quan tâm; khoa học tự nhiên và công nghệ là 53,8%; lĩnh

vực khoa học xã hội nhân văn 57,6 %; y tế 46,1%; thể dục thể thao 14,1%; dân

số gia đình và trẻ em 15,3 %; các lĩnh vực khác ngoài khoa giáo là 56,4% 10.00% Tai liệu thuộc các lĩnh vực người dùng tin quan tâm thểthao giađình khác Và trẻ em Lĩnh vực

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tài liệu thuộc các lĩnh vực người dùng tin quan tâm

* Nhu cầu tin theo loại t Loại t Số lượng (ý kiến) [_ Tỷ lệ Sách 46 69,2% Báo, tạp chí 57 73% Tưliệu 33 42.3% Cơ sở dữ liệu 2 28.2% CD-ROM 27 34,6%

Thong tin trên website của Ban 48 61,5%

Thong tin trên Internet 36 71,7%

Trang 24

Nhìn chung các nhóm người dùng tin thường sử dụng những loại hình

thông tin truyền thống như sách, báo tạp chí 69,2% người dùng tin đọc sách, 73% người dùng tin sử dụng báo tạp chí Sách cung cấp thông tin đầy đủ và

có hệ thống, còn báo, tạp chí có nhiều thông tin mới và cập nhật Người ding

tin của Trung tâm Thông tin - Tư liệu còn sử dụng những các loại hình tư liệu

như thông tin chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu dịch 42,3%

Ngoài các tài liệu giấy người dùng tin còn sử dụng các loại hình tài liệu điện tử như cơ sở dữ liệu, CD-ROM, thông tin trên Internet vì mạng nội bộ

của Ban kết nối đến tất cả các máy tính của cán bộ trong Ban nên rất thuận

tiện cho việc khai thác thông tin 28,2% người dùng tin khai thác các cơ sở dữ liệu, 34,6% khai thác thông tin trên CD-ROM 61,5% số người dùng tin đã sử dụng trang web của Ban và 71,7% sử dụng mạng Internet để khai thác thông

tin về lĩnh vực công tác khoa giáo trong nước và trên thế giới

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tin của người dùng tin cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Những,

thông tin được người dùng tin quan tâm thường được họ khai thác ở các loại hình tài liệu khác nhau, với mục đích đáp ứng nhu cầu tin

cách hữu hiệu

Người dùng tin ở Trung tâm Thông tin - Tư liệu rất chú trọng đến loại

thông tin điện tử trên mạng Internet vì nó tiện sử dụng và nội dung thông tin cập nhật hỗ trợ rất đắc lực cho công tác nghiên cứu, tham mưu của cán bộ

lãnh dao Ban Để lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương nắm vững thông tin

tham mưu cho Ban Bí thư ra Chỉ thi sé 53 - CT/TW (28-10-2005) vé “Trién

khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (HSN1) va dai dich

Trang 25

(http:/4www.agrovieLgovvn), Tổ chức Y tế thế giới

(http:/4www.who.int/en/) Chỉ thị 53 - CT/TW ra đời kịp thời để đây mạnh

công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch cúm ở người tới từng, cấp uỷ, tổ chức Đảng từ Trung ương tới địa phương

* Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu

Trước xu thế toàn cầu hóa, đề có thê hội nhập quốc tế, nắm bắt được

thành tựu khoa học tiên tiến của các quốc gia phát triển người dùng tin phải biết ít nhất một ngoại ngữ Đa số người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu đều sử dụng tiếng Anh để khai thác thơng tin (67,9%), ngồi ra còn sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp (15,3%), tiếng Nga (20,5%) và một số ngôn ngữ khác (17,9%) Ngôn ngữ Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ Tiếng Việt 65 83.3% Tiếng Anh 33 67,9% Tiếng Pháp 12 15,3% Tiếng Nga 16 20,5% Ngôn ngữ khác 14 17,9%

Bảng 3: Thống kê nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin

* Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin là thái độ, quan niệm,

Trang 26

Nghiên cứu thói quen, tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin

làm căn cứ đề điều chỉnh, thay đổi cách thức phục vụ, cung cấp thông tin cho phù hợp Tập quán sử dụng thông tin thể hiện ra bằng thời gian và địa điểm sử

dụng tài liệu của người dùng tin, thể hiện bằng nguồn khai thác thông tin, loại

sản phẩm và dịch vụ thông tin mà họ thường sử dụng Thời gian sử dụng [ Số lượng (ý kiến) [ Tỷ lệ 1-2 giờ 65 833% 3-4 giờ 47 602% Trên 4 giờ 14 179% Không xác định 9 115%

Bảng 4: Thời gian sử dụng khai thác thông tin của người dùng tin Đa số người dùng tin (83,3%) sử dụng 1- 2 giờ để khai thác thông tin trên sách, báo tạp chí, và Internet 60,2% người dùng tỉn là cán bộ nghiên cứu khoa học sử dụng 3 - 4 giờ để khai thác thông tin

Tập quán sử dụng các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin: người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu sử dụng nhiều loại dịch vụ thông tin của Trung tâm như: đọc tại chỗ, mượn về nhà, sao chụp tài liệu, dịch tài liệu, thông tin chuyên đề Dịch vụ thông tin Số lượng @ kiến) [ Tý lệ Đọc tại chỗ 36 46.1% Mượn về nhà 23 29.4%

Thông báo sách mới u 14.1%

Trang 27

Các dịch vụ thông tin được người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu sử dụng nhiều là dịch vụ: đọc tại chỗ (46,1%), thông báo sách mới (35,8%), hỏi đáp trực tiếp (39,7%), tra cứu thông tin trên mạng (74,3%),

Nguồn khai thác thông tin của người dùng tỉn: thư viện, các cơ sở dữ liệu trên trang web nội bộ của Ban, mạng Internet Nguồn khai thác thông tin Số lượng G kiến) | Tỷ lệ Thư viện 35 70,5% Mạng nội của Ban hoặc mạng Internet 67 85,8% Nơi khác 34 43.5%

Bảng 6: Nguồn khai thác thông tin

Người dùng tin trong Ban Khoa giáo Trung ương chú trọng khai thác

nguồn thông tin trên mạng nội bộ và trên mạng Internet vì thông tin được cập

nhật thường xuyên, nguồn tin phong phú đa dạng mang tính thời sự cao

Những đặc điểm nổi bật của người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu là những yếu tố có vai trò quyết định đối với việc phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Tư liệu Người dùng tin

tai Trung tâm Thông tin - Tư liệu chủ yếu là lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên

trong Ban Khoa giáo Nhu cầu tin của họ đều tập trung vào nguồn lực thông tin truyền thống và hiện đại của Trung tâm Thông tin — Tư liệu

1.3 Nguồn lực thông tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương

1.3.1 Nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện

* Khái niệm nguồn lực thông tin

Trang 28

Trong thời đại kinh tế tri thức, khái niệm “nguồn lực thông tin”

(information resources ) ngay càng phức tạp và chưa đi đến thống nhất Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “nguồn lực thông tin” theo nghĩa rộng,

và nghĩa hẹp

- Theo nghĩa rộng: Nguồn lực thông tin bao gồm cả nguồn tin, nguồn

nhân lực, cơ sở hạ tầng Quan điểm này được nêu lên trong Dự thảo Nghị

định của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, chương I,

điều 2: “Nguôn lực thông tin khoa học và công nghệ bao gồm nguôn tin, nguôn nhân lực, nguôn kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan đến

hoạt động thông tin khoa học và công nghệ” [4, tr.T]

- Theo nghĩa hẹp: Nguồn lực thông tin là một phần của sản phẩm trí

tuệ, là sản phâm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con

người, phản ánh những thông tin được kiểm soát, được ghỉ lại dưới một dạng

vật chất nào đó Nguồn lực thông tin đó phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp

con người có thể tìm và khai thác chúng theo nhiều cách khác nhau [23,

tr64]

Hay nói cách khác, nguồn lực thông tin là mí

t dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cấu trúc được kiểm soát để người ta có thê truy cập, tìm kiếm, khai thác sử dụng được và phục vụ cho các

mục đích khác nhau trong hoạt động của con người * § thuộc tính cơ bản của nguồn lực thông tin:

- Tính vật lý: Nguồn lực thông tin được lưu trữ, bảo quản trên một dạng

vật chất nhất định như: sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử Mỗi dạng vật chất

lại có những đặc tính vật lý khác nhau

- Tỉnh cấu trúc: Thông tin được ghi lại theo những thể thức và tiêu

Trang 29

lực thông tin được sắp xếp theo chủ đề, theo môn loại, theo số đăng ký cá biệt

tùy theo cách quản lý của từng cơ quan thông tin - thư viện

- Tinh truy cập: Thông tin được truy cập là những thông tin cung cấp giá trị cho con người trong hoạt động thực tiễn Thong tin chi có giá trị khi nó

được truyền đi, phổ biến và sử dụng Nguồn lực thông tin phải được tô chức

một cách khoa học theo một cấu trúc nhất định để con người có thể truy cập được thông qua bộ máy tra cứu truyền thống hoặc bộ máy tra cứu hiện đại

- Tính chia sẻ: Trong đời sông xã hội, con người có nhu cầu trao đồi,

chia sé thông tin Con người sử dụng thông tin đồng thời cũng tạo ra thông tin mới Thông tin đó được truyền cho người khác thông qua sách báo hoặc trao

đổi Việc trao đổi thông tin là thực hiện việc chia sẻ nguồn lực thông tin trên

cơ sở thoả thuận, hoặc trên cơ sở văn bản pháp lý Để đảm bảo tính chia sẻ,

trong quá trình tổ chức, xử lý thông tin phải áp dụng các chuẩn thống nhất

- Tinh gid trị: Thông tin chỉ có giá trị khi nó được sử dụng Thông tin có giá trị là những thông tin phục vụ cho mọi hoạt động trong cuộc

sống của con người Tuy nhiên để xác định được chất lượng và giá trị của

thông tin nó chịu sự tác động của 4 yếu tố đó là: tính chính xác, phạm vi

bao quát nội dung, tính cập nhật và tần suất sử dụng, trong đó quan trong

nhất là

ội dung thông tin và tính chính xác Thông tin có giá trị phù hợp

với nhu cầu tin của người dùng tin

1.3.2 Yêu cầu đối với nguén luc thong tin tai Trung tâm Thông tin - Từ liệu trong giai đoạn hiện nay

“Trong hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện, nguồn lực thông tin có vai trò rất quan trọng như một nguyên liệu đầu vào không thê thiếu để giúp cho

toàn bộ hoạt động thông tỉn - tư liệu của cơ quan được vận hành, duy trì và phát

triển Nói cách khác nguồn lực thông tin là thành phần cơ bản của hệ

ống thông

Trang 30

sở để hợp tác và chia sẻ nguồn lực giữa các cơ quan thông tin - thư viện Do đó

các cơ quan thông tin - thư viện nói chung, Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương nói riêng luôn luôn coi trọng việc đảm bảo nguồn lực

thông tin để hoạt động thông tin - tư liệu có thể vận hành tốt

Để thực hiện tốt chức năng tham mưu của Ban Khoa giáo Trung ương và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, nguồn lực thông tin của Trung tâm

Thông tin - Tư liệu đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:

~ Nội dung nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tỉn - Tư liệu đảm bảo

bao quát thông tin phản ánh về các lĩnh vực công tác khoa giáo Nguồn lực thông,

tin đáp ứng sát hợp với nhu cầu của người dùng tin với nội dung thông tin phải cập nhật thường xuyên, phù hợp với định hướng công tác tham mưu về lĩnh vực khoa giáo của Ban Khoa giáo Trung ương trong giai đoạn hiện nay

- Trung tâm Thông tin - Tư liệu xây dựng và tô chức nguồn lực thông tin khoa học đảm bảo cung cấp thông tin tới người dùng tin một cách đầy đủ và chính xác Hình thành hệ thống thuật ngữ chuyên ngành về lĩnh vực công

tác khoa giáo đảm bảo tạo ra các điểm truy cập thông tin phù hợp đáp ứng

nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng tin

- Để đảm bảo cho việc phát triển nguồn lực thông tin, nó cần được tô

chức tuân theo các chuẩn nghiệp vụ chung như khổ mẫu nhập máy MARC2I,

quy tắc mô tả biên mục AACR2, chuẩn trao đổi dữ liệu Z39.50 để truy xuất

dữ liệu đễ dàng nhằm khai thác và chia sẻ nguồn lực thông tin của Trung tâm

Thông tin - Tư liệu với các đơn vị thông tin khác thuộc khối khoa giáo

Trang 31

Chương 2

THUC TRANG XAY DUNG VA KHAI THAC NGUON LUC THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN - TU LIEU

BAN KHOA GIAO TRUNG UONG

2.1 Xây dựng nguồn lực thông tin tai Trung tâm Thong tin - Tw ligu

2.1.1 Tổ chức vốn t

Là cơ quan thông tin đầu ngành về lĩnh vực công tác khoa giáo ở Trung ương, Trung tâm Thông tin - Tư liệu khi được tách ra khỏi Văn phòng Ban dé thành một đơn vị độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương theo Quyết định số 26-QĐ/TW (26-3-1992) của Ban Bí thư [10,

tr.51] đã rất chú trọng đến công tác xây dựng nguồn lực thông tin về lĩnh vực khoa giáo trong và ngoài nước Hiện nay Thư viện của Trung tâm đã có vốn tài

liệu tương đối phong phú về thể loại và nội dung gồm: sách tham khảo, sách tra

cứu, tư liệu, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí, tài liệu điện tử, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin của Ban Khoa giáo Trung ương

2.1.1.1 Loại hình tài liệu

Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng về lĩnh vực khoa giáo, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã

xây dựng được một nguồn lực thông tin có khả năng đáp ứng nhu cầu nghiên

cứu cơ bản, toàn diện về các lĩnh vực công tác khoa giáo trong và ngồi nước

Nguồn lực thơng tin của Trung tâm Thông tin - Tư liệu có thể được chia làm

hai nhóm chính như sau:

* Nguồn thông tin trên giấy

Nguồn thông tin trên giấy được chia làm hai loại: tài liệu công bố và tài liệu không công bố

- Tài liệu công bố hay còn gọi là tài liệu xuất bản Loại tài liệu này

Trang 32

với sách) hoặc ISSN (đối với các xuất bản phẩm định kỳ), được phân phối

qua các kênh phát hành chính thức như các nhà xuất bản, các công ty, các đại lý phát hành, các hiệu sách

- Tài liệu không công bó hay còn gọi là tài liệu “xám” Tài liệu xám là tắt cả các tài liệu được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường học, các tổ chức thương mại, công nghiệp dưới dạng in hoặc điện

tử, và không kiểm soát được bởi các nhà xuất bản [15, tr.11]

Trung tâm Thông tin - Tư liệu hiện cũng lưu giữ một số loại tài liệu xám như các báo cáo nghiên cứu khoa học của các ban Đảng, các tài liệu kỷ yếu hội nghị, hội thảo thuộc lĩnh vực khoa giáo,

Hiện nay nguồn tài liệu giấy của Trung tâm có tông cộng 19.173 bản

Trong đó:

- Sách: 9506 bản sách gồm tiếng Việt, và tiếng nước ngoài

- Tai liệu tra cứu: 105 bản

- Bao, tạp chí: 55 tên báo, 22 tên tạp chí (khoảng 9000 bản) - Tư liệu (báo cáo nghiên cứu khoa học, kỷ yếu ): 562 bản

tử

* Nguồn thông tin

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, dạng nguồn lực thông tin điện tử đang tăng nhanh và ngày càng được người dùng tin quan tâm nhiều hơn Trong thời đại xã hội thông tin, tin học hóa là một

tiến trình tất yếu trong việc xây dựng và phát triển thư viện hiện đại

Từ năm 2000, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã tiến hành ứng dụng

công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động thông tin - thư viện Mạng nội (LAN) của Ban Khoa giáo Trung ương được xây dựng nhằm quản lý mọi hoạt động tác nghiệp của toàn Ban trong đó có hoạt động thông tin - tư liệu Trung tâm Thông tin - Tư liệu xây dựng Website thu thập, xử lý nguồn thông tin do

Trang 33

liệu thuộc lĩnh vực khoa giáo Nguồn lực thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin - Tư liệu được chia thành 3 nhóm: Cơ sở dữ liệu; Sản phẩm điện tử

trên đĩa CD-ROM; Nguồn thông tin trên mang

+ Cơ sở dữ liệu (Database)

Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lý,

lưu trữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý

theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập và xử lý dữ liệu

được dễ dàng và nhanh chóng [18, tr.196]

Hiện nay Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã xây dựng được một số cơ sở dữ liệu sau:

~ Cơ sở dữ liệu sách của thư viện

- Cơ sở dữ liệu toàn văn các bài viết đăng trên báo, tạp chí về lĩnh vực

khoa giáo

- Cơ sở dữ liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước về công tác khoa giáo từ

năm 1945 đến nay

- Cơ sở dữ liệu đề tài nghiên cứu khoa học của Ban Đảng - Cơ sở dữ liệu cán bộ khoa học

- Cơ sở dữ liệu cán bộ khoa giáo địa phương

- Cơ sở dữ liệu về y tế

- Cơ sở dữ liệu cán bộ có học hảm, học vị

- Co sé dữ liệu đảng viên khối khoa giáo

Trang 34

+ Sản phẩm dién tir trén dia CD-ROM

Dia CD-ROM là một thiết bị lưu trữ thông tin dưới dạng số và được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu dưới nhiều dạng như văn bản, âm thanh, đồ hoa,

hình ảnh động, hoặc bắt kỳ một tập hợp nào của các dạng dữ liệu trên

Một đĩa CD - ROM có khả năng lưu trữ lượng thông tin là 680 Mb

tương đương với 300.000 trang văn bản khổ A4 Ngày nay có nhiều tài liệu

toàn văn đưa lên đĩa CD-ROM và tạo thành cơ sở dữ liệu toàn văn Nhờ khả năng lưu trữ thông tin có dung lượng lớn, độ bền cao, dễ bảo quản, vận

chuyển và sử dụng đã đảm bảo cho đĩa CD - ROM một ưu thế lớn trong việc

lưu giữ các cơ sở dữ liệu

Để thực hiện việc khai thác, tìm kiếm thông tin trên CD-ROM cần có các thiết bị như: Máy tính, 6 doc CD-ROM va miy in két qua tim kiếm Nhờ

có CD- ROM mà nhiều cơ sở dữ liệu trước đây phải khai thác từ xa theo chế

độ trực tuyến (on-line), nay được khai thác tại chỗ Số lượng các cơ sở dữ liệu

trên CD-ROM ngày càng tăng vì: Việc truy cập tại chỗ các cơ sở dữ liệu không cần trực tuyến đã làm giảm đáng kể chỉ phí khai thác của cơ sở dữ li

Lưu trữ thông tin trên CD-ROM rẻ hơn so với trên giấy vì CD-ROM có thể

lưu trữ thông tin một mật độ cao Việc khai thác cơ sở dữ liệu trên CD-ROM

đã tạo nhiều ưu thế cho người dùng tin về các phương diện của công cụ tìm

tin, phần mềm dễ cài đặt, dễ sử dụng có thể sử dụng hai phương thức là thực

đơn và lệnh tìm Tìm tin trên CD-ROM không gây áp lực với người dùng tin,

mặt khác người dùng tin có thể tìm nhiều lần Các cơ sở dữ liệu trên đĩa CD- ROM có thể phối hợp được nhiều dạng dữ liệu ký tự, âm thanh, hình ảnh

Mức độ lưu trữ và độ bền cao, chỉ phí thấp là những tiện ích cho người dùng

tin đặc biệt là người sử dụng đầu cuối

Tuy nhiên sử dụng CD-ROM cũng có nhiều hạn chế đó là chi phi

Trang 35

cao Tính cập nhật thông tin chậm hơn trực tuyến Khối lượng bao quát của các cơ sở dữ liệu bị hạn chế, lĩnh vực bao quát hẹp Đĩa có thể bị hư hỏng hoặc bị mắt

Ngày nay, CD-ROM đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong

các cơ quan thông tin - thư viện Nhiều tạp chí khoa học, nhiều ấn phẩm thông tin bên cạnh việc xuất bản dưới dạng truyền thống còn đưa ra thị

trường sản phẩm thông tin dưới dạng CD-ROM

Từ năm 2002, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã chú trọng sưu tầm các

ấn phẩm thông tin dưới dạng đĩa CD-ROM Nhưng do điều kiện kinh phí có

hạn nên số lượng đĩa CD-ROM do cơ quan thu thập chưa được nhiều Trong số nguồn lực thông tin điện tử trên có đĩa CD-ROM cơ sở dữ liệu về pháp luật

của Nhà nước Việt Nam tập hợp khoảng 16.000 văn bản gồm: hiến pháp; bộ

luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; sắc lệnh, sắc luật, quyết định của Chủ tịch

nước; và văn bản dưới luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ

quan ngang bộ thuộc Chính phủ, và các văn bản quốc tế

CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập có dung lượng khoảng 600 Mb

chứa 8034 trang nội dung 12 tập Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000 CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập rat dé dàng sử dụng và tiện lợi cho công tác nghiên cứu Đĩa cung cấp

nhiều chức năng tra cứu theo các tiêu chí: tác phẩm, bút danh, thời gian, địa danh, nhân vật Thông tin trên CD-ROM Hỗ Chí Minh toàn tập gồm các loại văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu Đặc biệt có thể kết

hợp nhiều tiêu chí tra cứu cùng một lúc Ngoài ra đĩa còn có thư viện tư liệu quý vì trong đó 30 phút phim tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của Chủ

tịch Hồ Chí Minh; 220 phút âm thanh ghi lại giọng đọc của Hồ Chí Minh Nhiều bản nhạc, bài hát và gần 1000 bức ảnh minh họa cuộc đời hoạt

Trang 36

+ Nguôn thông tin trên mạng

Hàng năm nguồn lực thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin - Tư liệu không ngừng tăng lên và thường xuyên được cập nhật và bổ sung từ

nhiều nguồn khác nhau thông qua mạng Internet

Nghị định 55/2001/CP-NĐ của Chính phủ ngày 23-8-2001 về các hoạt

động Internet đã định nghĩa “/wernet là một hệ thống thông tin được kết nói

với nhau bởi giao thức truyễn thông Internet (IP Internet Procol) va sit dung

một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cắp các dịch

vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng "[11, tr.250]

Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã tiến hành khai thác các nguồn thông

tin trên Internet về lĩnh vực khoa giáo từ Website của các bộ, ngành trong

khối khoa giáo như:

- Bộ Giáo dục - Dao tao (www.moet.gov.vn); - Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most-gov.vn);

- Bộ Y tế (www.moh.gov.vn);

~ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (www.vast.ac.vn);

- Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia Việt Nam (www.vista.gov.vn);

- Bao dign tir Dang Cong sin Viét Nam (www.cpv.org.vn);

Các Website của nước ngoài như: Bộ Giáo dục Trung Quốc (www.moe.gov.cn); Bộ Giáo dục Thái Lan (www.moe.sov.th); Mạng thông tin khoa học giáo duc Singapo (http://www science.edusg);

Mạng thông tin giáo dục và đào tạo châu Âu

(http://ec.europa.eu/education/index_en.html)

Mạng Internet ra đời đã trở thành nguồn cung cấp thông tin khổng

Trang 37

đào tạo Internet là công cụ đắc lực giúp người dùng tin truy cập đến các

cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách báo, tạp chí điện tử

2.1.1.2 Nội dụng tài liệu

Nội dung vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Tư liệu được đặc biệt

chú trọng về các mặt công tác khoa giáo Theo thống kê 19.173 bản tài liệu

hiện có ở Trung tâm bao trùm các nội dung về các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, y tế, thể

dục thể thao, dân số, gia đình và trẻ em

Nội dung tài liệu Số lượng (ban) Tý lệ

Giáo dục đào tạo 4253 222%

Khoa học xã hội và nhân văn 3864 20.2% Khoa học tự nhiên và công nghệ 3265 17% Yiế 2976 15.5% Thể dục thể thao 1434 7.5% Dân số gia đình trẻ em 1367 7.1% Chủ để khác 2014 10.5% Bang 7: Cơ cấu nội dung tài liệu

Về mặt thời gian, có một số tài liệu đã cũ, theo kết quả kiểm kê đầu năm 2005 có 1235 tên sách được xuất bản từ những năm 1970 trở về trước Các tài liệu về khoa học công nghệ tương đối mới có 1856 bản được xuất bản

từ năm 2000 đến nay

Trang 38

Bảng 8: Thành phần ngôn ngữ của tài

Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã thiết kế phần mềm quản trị toàn bộ

vốn tài liệu lưu trữ tại Thư viện của Trung tâm

Vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên cấu thành thư viện Vốn tài liệu được coi là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của các trung tâm thông tin -

thư viện Nội dung của vốn tài liệu càng phong phú, loại hình các đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin càng lớn và có sức thu hút ngày

càng cao đối với người sử dụng Vì vậy bổ sung tăng cường vốn tài liệu

phải là một công tác được đặc biệt chú trọng, phải được tiến hành một

cách có chọn lọc mới có thể đạt được chất lượng, hiệu quả phục vụ thông tin một cách tốt nhất

2.1.2 Bỗ sung vốn tài liệu

Trong thời đại bùng nỗ thông tin hiện nay thì bất kỳ một thư viện lớn

nào cũng không thể đủ kinh phí để bổ sung các tài liệu cần thiết cho mình,

hơn nữa giá tài liệu ngày càng tăng Trong khi đó kinh phí hàng năm dành cho các đơn vị thông tin - thư viện lại tăng không đáng kể, thậm chí có khi còn bị

cắt giảm hoặc giữ nguyên Chính vì vậy cần xác định được chính sách bổ sung vừa phù hợp với nguồn kinh phí được cấp vừa đáp ứng được nhu cầu tin

của cán bộ, chuyên viên làm công tác tham mưu, nghiên cứu của Ban Khoa giáo Trung ương

Bồ sung tài liệu là một khâu công tác quan trọng trong hoạt động thông

tin - thư viện Bồ sung tài liệu quyết định chất lượng của nguồn lực thông tin chính là quyết định mức độ thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin Công tác bé sung được tiến hành định kỳ theo từng quý trong năm Trung tâm “Thông tin - Tư liệu thường tiến hành lập kế hoạch bổ sung từ đầu năm trên cơ

sở theo dõi, tổng hợp và đánh giá nhu cầu thông tin của lãnh đạo và cán bộ,

Trang 39

theo mức độ ưu tiên Diện tài liệu bé sung tai Trung tam Thông tỉn - Tư liệu thường là những tài liệu nghiên cứu, tham khảo có nội dung về chính sách,

chiến lược thuộc lĩnh vực công tác khoa giáo

Nguồn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Tư liệu được bổ sung dưới

nhiều hình thức: Mua, trao đôi, biếu tặng, thu nhận nội bộ

* Mua: Đây là hình thức bổ sung tài liệu chủ yếu của Trung tâm Thông

tin - Tư liệu Diện mua chính gồm có sách tiếng Việt, các báo, tạp chí trong

nước Ngoài ra có bổ sung một số tạp chí nước ngoài liên quan đến lĩnh vực khoa giáo nhưng số lượng tắt ít

Lượng kinh phí được cấp đều đặn và tăng dần theo từng năm Kinh phí cho việc bổ sung tài liệu trung bình hàng năm khoảng 22 triệu đồng Do kinh

phí hạn hẹp nên Trung tâm Thông tỉn- Tư liệu lựa chọn tài liệu bổ sung tương

đối kỹ lưỡng về mặt nội dung và giá trị khoa học đáp ứng một phần nhu cầu của đa số người dùng tin Đối với những tạp chí nước ngồi Trung tâm Thơng,

tin - Tư liệu chủ yếu sao chụp của các đơn vị thông tin - thư viện trong khối

khoa giáo để tiết kiệm kinh phí bỗ sung

Hiện nay kinh phí được cấp cho hoạt động thông tin - thư viện của

Trung tâm Thông tin - Tư liệu được phân bổ như sau: 85% kinh phí dùng để

mua sách, báo tạp chí và ấn phẩm điện tử; 15% dùng cho việc nhân bản, dong

Trang 40

Kinh phí bổ sung tài liệu từ năm 2000 - 2005 70 60 £ Kinh phí triệu đồng)| 50 H 40 L] 64| | Kinh phí 30 mn 37 20 44 44 L] 31 w 44 23 LỊ 2000 2001 2002 | Năm 2003 2008 2005

Qua phân tích biểu đồ trên có thể nhận thấy kinh phí dành cho việc bỗ

sung vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Tư liệu tăng lên theo từng năm Từ năm 2000 có 23 triệu đồng đến năm 2005 kinh phí bổ sung đã tăng lên 64

triệu gấp hơn 2,5 lần Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã chú trọng đến việc

phân tích nhu cầu của các nhóm người dùng tin của Ban Khoa giáo Trung

ương dé bỗ sung vốn tài liệu phù hợp phục vụ công tác tham mưu về lĩnh vực khoa giáo cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Hiện nay, để tiết kinh phí bổ sung tài liệu ngoại văn, Trung tâm

Thông tin - Tư liệu đã tiến hành khai thác thông tin va sao chụp tài liệu từ một

số tạp chí ngoại văn của Viện Chiến lược chương trình giáo dục như:

International Journal of Educational Development, Higher Education Policy, Intemational Journal of Educational Research Trung tim Th6ng tin - Tw

liệu đã lựa chọn một số bài có nội dung thông tin về lĩnh vực khoa giáo ding

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN