1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí ở Thư viện tỉnh Quảng Bình

115 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 28,94 MB

Nội dung

Luận văn Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí ở Thư viện tỉnh Quảng Bình trình bày nguồn lực thông tin địa chí với sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội tỉnh Quảng Bình; đồng thời khảo sát, phân tích thực trạng; qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao khả năng khai thác nguồn lực thông tin địa chí ở thư viện.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOI

NGUYEN BA TUOC

XAY DUNG VA KHAI THAC NGUON LUC

THONG TIN DIA CHi O THU VIEN TINH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt

Hà Nội,2013

Trang 2

Trong quá trình thực hiện luận văn bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS TS Trần Thị

Minh Nguyệt và nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các thầy cô giáo

giảng dạy các chuyên đê đào tạo sau dai học thư viện khóa 2011 — 2013

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng vì khả năng của bản thân có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, tác giả rất

mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và sự góp ý của các anh chị,

các ban đồng nghiệp

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS TS Trần Thị Minh Nguyệt; Các thầy cô giáo; Phòng đào tạo Sau đại học

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Ban lãnh đạo Thư viện tỉnh Quảng

Bình; Các đồng nghiệp; Bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho

tơi hồn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chương 1: 1A C

TRIEN KINH TE - VAN HOA - XA HOI TINH QUANG BINH

1.1 Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin địa chí

1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin địa chí - cccc-> Đ

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin địa chí 12 1.2 Khái quát về tỉnh Quảng Bình và Thư viện tính Quảng Bình 15

1.2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình 222222ccczzrsrs-ev Tổ 1.2.2 Khái quát về Thư viện tỉnh Quảng Bình 3 1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin địa chí của bạn đọc

ở Quảng Bình .37

1.4 Vai trò của nguồn lực thông tin địa chí đối với sự phát triển kinh tế

40)

1.4.1 Nguồn lực thông tin địa chí với sự phát triển kinh tế 40

- văn hoá - xã hội của địa phương

1.4.2 Nguồn lực thông tin địa chí đối với sự phát triển văn hóa, khoa học 41

1.4.3 Nguồn lực thông tin địa chí đối với việc giáo dục tình yêu quê

hương đất nước, củng cố an ninh quốc phòng 42 Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUON LUC THONG TIN DIA CHi TAI THU VIEN TINH QUANG BINH 45 5

2.1 Xây dựng nguồn lực thông tin địa chí 2.1.1 Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí -ccccsccss để 2.1.2 Tổ chức nguồn lực thông tin địa chí .-2s -.-. Ổ

2.1.3 Bảo quản nguồn lực thông tin địa chí 63 2.1.4 Chia sẻ nguồn lực thông tin địa chí - Ø8

Trang 4

2.3 Đánh giá chung

2.3.1 Điểm mạnh 222-222222222zEEEEEEEE.rrrrrrrrrrrre T8

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân TY Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUÒN LỰC THƠNG TIN ĐỊA CHÍ Ở THƯ VIEN QUANG BÌNH 83 3.1 Tăng cường nguồn lực thông tin địa chí

3.1.1 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin địa chí 83

3.1.2 Day mạnh công tác sưu tầm, thu thập tài liệu địa chí 84

3.1.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin địa chí trong cả nước 90

3.2 Hoàn thiện tổ chức nguồn lực thông tin địa chí

Trang 5

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Trong mọi thời đại, việc nghiên cứu toàn diện về một địa phương và

phô biến kiến thức cho cộng đồng là công việc rất quan trọng, những kiến

thức đó không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hoá mà còn có tác dụng thúc

đẩy toàn bộ sự phát triển của địa phương đó

“Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng lấy tỉnh, thành phố làm trung tâm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VII và Nghị quyết TW2 và TW5 của BCHTW xem các tỉnh, thành

phó là những đơn vị quan trọng thực hiện mục tiêu: đây mạnh phát triển kinh

tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, xây dựng, giáo dục con người ở địa phương Để thực hiện nhiệm vụ đó cán bộ lãnh đạo, các nhà nghiên cứu các nhà

chuyên môn phải hiểu sâu sắc, toàn diện về quá khứ, lịch sử, tiềm năng thế mạnh cũng như tình hình hiện tại của địa phương, thông qua điều tra thực tế ở địa phương đồng thời bổ sung các thông tin thu được từ nguồn tài liệu địa chí

của Thư viện tỉnh

Hoạt động địa chí là hoạt động mang tính đặc thù của thư viện tỉnh, thành phó Tài liệu địa chí đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng,

phát triển kinh - văn hoá - xã hội, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước, bảo tồn và phát huy bản sắc văn

hoá của địa phương

Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin địa chí là một trong những, chức năng quan trọng của mỗi thư viện tỉnh, thành phó Nguồn lực thông tin địa chí là nền tảng của hoạt động địa chí Đặc trưng nỗi bật của của nguồn lực

thông tin địa chí là tính khu vực, tính tư liệu phản ánh diện mạo - hình ảnh -

Trang 6

phương, người đọc xây dựng cho mình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác,

nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về quê hương, con người

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực thông tin địa chí đối với đời sống xã hội của tỉnh, từ năm 1989 đến nay, Thư viện tỉnh Quảng Bình đã

chú trọng hoạt động địa chí phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương và đã đạt được những thành quả nhất định Tuy nhiên, do yêu cầu

thực tiễn của địa phương trong tình hình mới mà nguồn lực thông tin địa chí

của Thư viện tỉnh Quảng Bình hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Hoạt động địa chí còn gặp nhiều bất cập, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh nguồn lực thông tin địa chí Thư viện tỉnh Quảng Bình chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng tin trong tỉnh

Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, địa phương,

tôi chọn đề tài “Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí ở Thư

viện tỉnh Quảng Bình” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên

ngành khoa học thông tin thư viện

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến đề tài, trong nhiều năm qua, những vấn đề chung về

hoạt động địa chí của thư viện tỉnh, thành phố đã được đề cập trong một số

công trình nghiên cứu, các bài viết và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của

nhiều tác giả khác nhau Ngoài ra, viết về hoạt động địa chí còn có các luận

văn thạc sĩ như:

- “Tăng cường nguồn lực thông tin địa chí ở thư viện tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương” luận văn thạc sĩ

Trang 7

thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Cúc bảo vệ năm 2006

- “Công tác địa chí của Thư viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông, Hồng” luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Cần bảo vệ năm 1994

'Và một số luận văn thạc sĩ khác liên quan đến đề tài

Tuy nhiên, ở mỗi tỉnh công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông

tin địa chí có những nét đặc thù riêng, định hướng khác nhau nên các tiềm

năng thông tin địa chí cũng như các giải pháp tăng cường nguồn lực cũng khác nhau Các luận văn đó chỉ mới đề cập đến các khía cạnh mang tính đặc thù của từng thư viện nơi tác giả công tác Cho đến đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin địa chí ở

Thư viện tỉnh Quảng Bình

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

Nghiên cứu nguồn lực thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình 3.2 Phạm vi

Không gian: Nguồn lực thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình Thời gian : Từ ngày tái lập tinh (1989) đến nay

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1 Mục đích

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của

địa phương

4.2 Nhiệm vụ

Trang 8

- Để xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao khả năng khai thác

nguồn lực thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hoá và thư viện 5.2 Các phương pháp cụ thể - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích, tông hợp tài liệu - Phương pháp phỏng van - Phương pháp thống kê

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VAN

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trong hoạt động Thư

viện tỉnh Quảng Bình và làm tài liệu tham khảo cho các thư viện tỉnh, thành

phố trong cả nước

7 CÁU TRÚC CỦA LUẬN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn

được chia làm ba chương;

Chương 1: Nguồn lực thông tin địa chí với sự phát triển kinh tế - văn

hoá - xã hội tỉnh Quảng Bình

Chương 2: Thực trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác

Trang 9

NGUON LUC THONG TIN DIA CHi VOI SU PHAT TRIEN KINH TẾ - VĂN HOÁ - XÃ HOI TINH QUANG BINH 1.1 Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin địa chí

1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin địa chí

* Khái niệm nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin là yết ‘Au thành nên hoạt động của một thư

viện, là yếu tố có tầm quan trọng trong việc thða mãn nhu cầu tin của người

dùng tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện

Hiện nay khái niệm “nguồn lực thông tin” chưa được hiểu một cách thống, nhất Có thể chia các quan điểm khác nhau về vấn đề này thành hai xu hướng

“Xu hướng thứ nhất cho rằng nguồn lực thông tin tương đương như tiềm lực thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện, bao hàm cả nguồn tin, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động thông

tin được thực hiện

Xu hướng thứ hai coi nguồn lực thông tin là tập hợp các nguồn tin có giá trị nhất định, có cấu trúc, có kiểm soát, có thể truy cập để phục vụ cho

hoạt động thực tiễn của con người Không phải mọi thông tin có trong xã hội

đều là nguồn lực, mà chỉ là phần thông tin tích cực của xã hội giúp các tổ chức quản lý công việc, điều hành ra quyết định Thơng tin được kiểm sốt và thực hiện hỗ trợ cho các chức năng của con người, có thể mang lại nhiều giá trị mới trở thành nguồn lực Nguồn lực thông tin được hiểu như là các tổ hợp

thông tin nhận được và tích lũy trong quá trình phát triển khoa học và hoạt

động thực tiễn của con người để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý

xã hội Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng của tự nhiên và xã hội được ghi nhận trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học

Trang 10

Như vậy về hình thức, nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thể

hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghỉ lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của

con người, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng [12, tr 240]

Trong các thư viện, cơ quan thông tin hiện nay, nguồn tin rat da dang về hình thức, phong phú về chủng loại, bao gồm cả tài liệu truyền thống (in

trên giấy) và các tài liệu in trên các phương tiện hiện đại (tài liệu điện tử) như

CD - ROM, đĩa mềm, vi phim, vi phiếu, CSDL

Trong khuôn khô luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm nguồn lực thông tin theo xu hướng thứ hai, đó là tập hợp các nguồn tin có cấu trúc giúp cho người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được Theo quan điểm này nguồn lực thông tin có các thuộc tính đặc trưng: tính vật

lý, tính cấu trúc, tính truy cập, tính chia sẽ được và tính có giá trị

* Khái niệm về tài liệu địa chí

Khái niệm địa chí được các nhà nghiên cứu giải thích dưới nhiều góc

độ khác nhau Trong Giản yếu Hán Việt từ điền, tác giả Đào Duy Anh quan niệm: địa là đất, một khu vực trên mặt đất, miền, nơi, chón, địa phương; chí là

ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật, ghi chép Địa chí là sách biên chép dân phong, sản vật, dia thế các địa phương [3, tr.7]

Trong kỷ yếu Hội nghị địa chí thư viện tỉnh, thành phố (1976) cũng khẳng định: tài liệu địa chí bao gồm mọi loại hình tài liệu liên quan tới địa phương về nội dung bắt kể do ai viết, xuất bản ở đâu, dưới hình thức nào, vào thời gian nào và bằng ngôn ngữ gì; Tài liệu địa chí là tất cả các ấn phẩm, tài liệu không công bố (viết tay, đánh máy, đồ họa) các tài liệu nghe nhìn, các vật

mang tin doc may bing tir, dia compact ) hoàn toàn nói về vùng đó hoặc có

Trang 11

lượng bản, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo, xu hướng chính trị và tư

tưởng [3, tr.13]

* Khái niệm nguôn lực thông tin địa chí

Từ khái niệm nguồn lực thông tin và tài liệu địa chí có thể hiểu Nguồn

lực thông tin địa chí là một tập hợp các loại tài liệu ghi chép, phản ánh các

sự kiện, hiện tượng, con người, liên quan đến lãnh thổ địa phương trong một thời điểm lịch sử nhất định, được tổ chức lại để có thể kiểm soát, truy cập, chia sẻ và phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người

Trong hoạt động địa chí của thư viện tỉnh việc xây dựng và phát triển

nguồn lực thông tin địa chí rất quan trọng tạo nên cơ sở vững chắc để nghiên

cứu khoa học về mọi mặt của địa phương, từ đó cho phép địa phương nhận thức được về tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, sự đóng góp của địa

phương vào tiến trình phát triển của dân tộc, đất nước; về những điểm mạnh cũng như điểm yếu của địa phương

Nguồn lực thông tin địa chí là cơ sở tác động đến sự phát triển xã hội, kinh tế, văn hóa của địa phương Những kiến thức thu nhận được trong

quá trình nghiên cứu toàn diện về địa phương sẽ giúp các nhà quản lý đưa

ra những phương hướng, biện pháp thúc đây sự phát triển về mọi mặt của

địa phương

Ngoài ra, nguồn lực thông tin địa chí còn là cơ sở giáo dục lòng yêu

quê hương đất nước của người dân địa phương Nguồn lực thông tin địa chí phản ánh truyền thống xây dựng và bảo vệ địa phương, phản ánh những nhân

vật tiêu biểu của địa phương qua các thời kỳ lịch sử Việc giáo dục này sẽ đạt hiệu quả cao do dựa trên những người thật, việc thật của địa phương đã đóng

góp trí tuệ và sức lực cho sự phát triển của địa phương

Trang 12

vực nào, cho mọi người dân địa phương và cho những người ngoài địa

phương có nhu cầu, quan tâm tìm hiểu về địa phương

* Vấn đề xây dựng và khai thác nguôn lực thông tin địa chí

Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí là hai mặt quan

trọng tạo nên chất lượng và hiệu quả của nguồn lực thông tin địa chí

Xây dựng nguồn lực thông tin địa chí bao gồm các công đoạn sưu tầm, bé sung tài liệu địa chí, tổ chức thông tin địa chí, chia sẻ thông tin địa chí Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên tiềm lực thông tin địa chí cho mỗi thư viện tỉnh và thành phố Đây cũng là vấn đề khá phức tạp bởi việc xác định tài

liệu địa chí ở mỗi địa phương lại phụ thuộc vào quá trình thay đổi địa giới trong lịch sử hình thành và phát triển ở mỗi địa phương

Khai thác nguồn lực thông tin địa chí bao gồm việc tổ chức các hình

thức và phương thức phục vụ truy cập và sử dụng thông tin địa chí Đây là

công đoạn cuối cùng và thể hiện rõ nét nhất chất lượng, hiệu quả của hoạt

động địa chí trong thư viện Việc tổ chức các hình thức và phương thức khai

thác nguồn lực thông tin địa chí chịu sự chỉ phối rõ nét của người dùng tin và

năng lực cán bộ thư viện

Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin địa chí là hai mặt cốt lõi của vấn đề nguồn lực thông tin địa chí, có quan hệ tương hỗ với nhau Nguồn lực thông tin địa chí có giá trị và được tổ chức khoa học là cơ sở để đảm bảo chất

lượng khai thác thông tin địa chí, ngược lại, việc khai thác thông tin địa chí

được tổ chức hợp lý là điều kiện quan trọng làm gia tăng chất lượng nguồn lực thông tin địa chí bởi sự nối kết có hiệu quả giữa nguồn lực thông tin và

người dùng tin

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin địa chí

Nguồn lực thông tin địa chí cũng như bất kỳ nguồn lực thông tin khác

Trang 13

Giá trị của nguồn lực thông tin địa chí được xét từ phương diện các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn lực thông tin địa chí Chất lượng của nguồn lực thông tin địa chí được chỉ phối bởi các nhóm yếu tô sau:

+ Nhóm yếu tố nội dung: Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng nguồn lực thông tin địa chí Yếu tố nội dung bao gồm các đặc tính:

Chính xác: Nguồn lực thông tin địa chí phải chính xác không được sai

lệch với nguồn tin được xử lý.Về nguồn tin cần đảm bảo độ tin cậy

Phù hợp: Nguồn lực thông tin địa chí phải liên quan đến công việc và nhiệm vụ của thư viện cần giải quyết Phát triển nguồn lực thông tin địa chí phải phù hợp với tiềm năng tài liệu địa chí cũng như nhu cầu tin địa chí của

địa phương

Đồng bộ: Nguồn lực thông tin địa chí phải đầy đủ các yếu tố mà người dung tin địa chí muốn biết đề giải quyết công việc của mình

+ Nhóm yếu tố thời gian: Nguồn lực thông tin địa chí phải được bổ

sung, thu thập kịp thời và được đưa đến người dùng tin địa chí đúng lúc họ

cần để họ sử dụng cho việc nghiên cứu của mình Trong bối cảnh xã hội hiện đại, tốc độ phát triển và nhịp độ thay đổi của các sự kiện nhanh chóng, thì nguồn lực thông tin địa chí có thể sớm trở nên lạc hậu và không còn giá trị sử dụng

Yếu tố nội dung và yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định giá trị

nguồn lực thông tin địa chí Người dùng tin là các nhà quản lý, mà có những

thông tin cần thiết, kịp thời, thì họ sẽ có được những quyết định đúng đắn

trong các công việc của mình

* Tinh cau trúc

Nguồn lực thông tin địa chí được coi là bộ nhớ bộ nhớ của nhân dân địa

Trang 14

hiểu biết mà con người tích lũy được về địa phương đó Hơn nữa, mục đích xây dựng nguồn lực thông tin địa chí là để sử dụng, vì vậy mức độ đầy đủ càng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu càng lớn

Nguồn lực thông tin địa chí phải đa dạng, phong phú có như vậy mới thu hút được người dùng tin

Nguồn lực thông tin địa chí cũng phải được tô chức một cách khoa học, đảm bảo cấu trúc hợp lý

* Tỉnh thuận tiện trong truy cập

Chất lượng của nguồn lực thông tin còn được thể hiện ở khả năng truy

cập thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác * Tinh chia sé

Trong các yếu tố khách quan và chủ quan, có yếu tố chung cho các thư viện trong cùng một khu vực Tác động của yếu tố này sẽ hình thành một bộ phận tài liệu chung, giống nhau cho các thư viện

Ngày nay nguồn lực thông tin địa chí biệt lập, riêng lẻ của các thư viện

tỉnh, thành phó trong cả nước không đủ khả thỏa mãn nhu cầu Để phát triển nguồn lực thông tin địa chí cần phải xây dựng mối liên kết, hợp tác giữa các

thư viện tỉnh, thành phố trên cơ sở tính toán chính xác phạm vi thu thập tài liệu cũng như mượn liên thư viện Sự phối hợp chỉ đem lại hiệu quả khi phân

định được giới hạn theo đề tài, loại hình, ngôn ngữ giữa vốn tài liệu của các thư viện thành viên Tiếp theo là sự thỏa thuận, tổ chức bộ máy tra cứu và cho mượn giữa các thư viện cũng như hệ thống điều hành chung cho các thư viện tham gia phối hợp

Trang 15

* Tinh kinh té

Nguyên tắc này nhằm đạt hiệu quả cao trong việc hình thành nguồn lực thông tin địa chí với chỉ phí thấp nhất về thời gian, công sức cũng như tiền của Hiện nay, các thư viện đều có kinh phí độc lập, tuy nhiên cần phải tính toán, phân chia diện bổ sung một cách hợp lý, phối hợp với nhau trong việc bổ sung sao cho có thê sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn ngân sách có

được [25]

1.2 Khái quát về tỉnh Quảng Bình và Thư viện tĩnh Quảng Bình 1.2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình

1.2.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, dân số

Quảng Bình là một tỉnh miền Trung Trung Bộ, giới hạn trong tọa độ địa lý 18955" - 1805 vĩ độ Bắc và 103937' - 10700°kinh độ Đông, có chung địa giới với các tỉnh: Hà Tĩnh ở phía Bắc, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông

Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và tương

lai sẽ mở hai cửa khẩu nữa Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven bi

hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế, vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh

'Về sinh thái tự nhiên, Quảng Bình có ưu thế về môi trường, tài nguyên rừng biển phong phú

Trang 16

bàn để phát triển, mở mang sản xuất nông lâm nghiệp và là địa bàn để phân

bổ các cơ sở công nghiệp mới Hiện có khoảng hơn 2000 ha mặt nước chưa

sử dụng là điều kiện để phát triển nuôi trông thủy sản nước lợ, ngọt

Bờ biển dài 116 km, có 5 cửa sông, có vịnh nước sâu Hòn La có độ sâu

15 m, xung quanh có nhiều đảo che chắn, rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu tránh bão Vùng đặc quyền lãnh hải rộng trên 20.000 km” tạo cho Quảng Binh một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị xuất khâu cao Phía Bắc có bãi san hô trắng với diện tích hàng ngàn ha là nguồn nuôi trồng thủy sản lớn, có khoảng 15 ngàn ha diện tích mặt nước và

13.000 ha đất cát có điều kiện thuận lợi để phát triển ni trồng thủy sản

Tồn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447.837 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, trữ lượng gỗ trên 31 triệu m”

trong đó rừng giàu chiếm 13 triệu m”chủ yếu phân bổ ở các vùng núi cao,

Rừng Quảng Bình có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều lâm sản có giá trị quý hiếm Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có gái trị cao.Thú

rừng có nhiều loại Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động thực vật

đa dạng và phong phú

Quảng Bình có nguồn khoáng sản phong phú khoáng sản kim loại có nhiều loại quý như: titan, vàng, chì, kẽm, khoáng sản phi kim loại có đá vôi

trữ lượng lớn hang tỷ tấn cát thạch anh 30 triệu mỶ, cao lanh 36 triệu tắn và các khoáng sản phi kim loại có điều kiện phát triển sản xuất xi măng, sành sứ,

thủy tỉnh và các loại v

u xây dựng khác Quảng Bình có một số suối nước

khoáng, đặc biệt là suối nước khoáng Bang có nhiệt độ sôi 105” C, thuận lợi để phát triển công nghiệp nước giải khát

Quảng Bình là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng Thiên

Trang 17

bãi tắm đẹp như: Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Ninh, nhiều thắng cảnh đẹp như: Đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với huyền thoại đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới 'Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch [23, tr 15]

Dân số Quảng Bình đến năm 2011 là 853.004 người, trong đó có hơn

17 vạn người thuộc các dân tộc ít người Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử và

nền văn hóa đa dạng, đặc sắc Người dân Quảng Bình có truyền thống yêu nước, thông minh, dũng cảm, cần cù Cũng chính mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này đã sản sinh ra nhiều danh nhân như: Dương Văn An, Lễ Thành Hau

Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp và nhiều người con ưu tú đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Co cấu hành chính của tỉnh Quang Bình bao gồm 6 huyện và thành phó Đồng Hới, trong đó có 2 huyện miễn núi rẻo cao với 159 xã, phường, thị trấn

Quảng Bình là nơi hội tụ các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào xu thế chung của cả

nước và quốc tế Tuy vậy, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên tiềm năng của tỉnh, khai thác, phát huy chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1.2 Quảng Bình trong tiến trình phát triển lịch sử:

Địa giới hành chính tỉnh Quảng Bình đã có từ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc Thời kỳ này, vùng đất Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, từ đó cho đến

năm thứ nhất trước công nguyên, đất Quảng Bình ngày nay lần lượt thuộc Tượng quận, Cửu Chân, Nhật Nam Đến giữa thế kỷ thứ tư sau công nguyên cho đến giữa thế kỷ thứ II Quảng Bình thuộc về nước Lâm Ấp (Chiêm

Trang 18

Năm 1069, khi ba châu Bố Chinh, Địa Ly và Ma Linh nhập vào Đại

Việt, nhà Lý đổi châu Bố Chinh thành châu Bố Chính, Địa Ly thành Lâm

Bình, Ma Linh thành Minh Linh Như vậy, sau khi vào Đại Việt dưới đời

nhà Lý vùng đất Quảng Bình là châu Bố Chính, Lâm Bình và một phần

Minh Linh

Sau năm 1075 đến năm 1064, vùng đất Quảng Bình ngày nay lần lượt

được mang tên: Phủ Lâm Bình, Tân Bình phủ, Tây Bình trấn, Tân Bình phủ, Tiên Bình phủ

Đời các Chúa Nguyễn, năm Hoằng Định thứ 5 (1604), Nguyễn Hoàng

đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình rồi dinh Quảng Bình

Đời các vua Nguyễn, năm 1831, Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính chia đặt tỉnh huyện trong cả nước.Tỉnh Quảng Bình được thành lập và có địa giới như ngày nay

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Quảng Bình có 2 phủ, 7

huyện Tỉnh ly đặt tại thị xã Đồng Hới

Đến Cách mạng tháng Tám 1945, Quảng Bình có 2 phủ: Quảng Trạch, Quảng Ninh và 3 huyện Lệ Thủy, Bồ Trạch, Tuyên Hóa

Năm 1946, xóa cấp phủ và tổng, phủ Quảng Trạch và Quảng Ninh

được gọi là huyện Quảng Bình có 5 huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ

Thủy, Bồ Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới

Sau năm 1954, Quảng Bình có 5 huyện: Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ

Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới Năm 1965 chia Tuyên Hóa

thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa [6]

Trang 19

nhập thành huyện Lệ Ninh; Tuyên Hóa và Minh Hóa sát nhập thành huyện Tuyên Hóa

Ngày 7/5/1989 Bộ Chính trị ra Quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Ngày 30/6/1989, Quốc

hội khéa VIII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết về phân chia địa giới

hành chính tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa

Thiên — Huế [18]

Tháng 7/1989, sau 13 năm hợp nhất Quảng Bình trở về địa giới hành

chính cũ với tên gọi vốn có trước đây Sau khi chia tỉnh, huyện Tuyên Hóa lại được chia thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa; huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy

Hiện nay tỉnh Quảng Bình có 6 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng

Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phó Đồng Hới với 159 xã, phường, thị trấn

Trong quá trình phát triển, cương vực - lãnh thô của vùng đất Quảng

Bình có nhiều xáo trộn do những biến động liên tục và phức tạp của lịch sử, tập trung chủ yếu ở phía Nam và phía Bắc của tỉnh Từ đời Trần cho đến đầu

thế kỷ XVII ranh giới Quảng Bình kéo dài từ từ Hoành Sơn vào giáp với phủ

Triệu Phong (tức gồm lãnh thỏ tỉnh Quảng Bình hiện tại và hai huyện Vĩnh

Linh và Do Linh tỉnh Quảng Trị ngày nay) Trong cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, Quảng Bình chỉ từ bờ nam sông Gianh đến giáp phủ Triệu Phong

Nam 1831 cho đến nay, lãnh thô Quảng Bình giới hạn ở phía bắc là Hoành

Sơn và phía nam là Lệ Thủy

Trang 20

1.2.1.3 Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội tỉnh Quảng Bình

Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới của Dang, Dai hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là: " , phát huy mọi ngun lực, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, đưa tỉnh ta ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phần đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước " Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra Nghị quyết số 39/2005/NQ-HĐND ngày 9/12/2005 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã tô chức triển khai các giải pháp chỉ đạo thực

hiện kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006-2010 Nhân

dân Quảng Bình đã có sự nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế, phát huy các nguồn lực và đã có bước phát triển khá

Kinh té

Kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt là đã xác định rõ hướng đi lên để sớm thoát nghèo và từng bước tạo lập các yếu tố để đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10,7%, cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp - xây dựng và các ngành

dịch vụ; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với thị trường và chế biến; cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kẻ, đặc biệt là hệ thống giao thông, các khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp, cảng biển Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích

cực Đời sống nhân dân nói chung và những vùng khó khăn được cải thiện

Trang 21

Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng bình quân 4,55% năm

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng, tăng hiệu quả kinh tế Đã chú trọng toàn diện trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi Trong trồng trọt ngoài cây lương thực tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn

Lâm nghiệp: đã tập trung vào xây dựng vốn rừng, chăm sóc và bảo vệ

rừng Phần lớn diện tích rừng, đất rừng được giao cho các đơn vị, các tổ chức

và cá nhân quản lý nên được bảo vệ chặt chẽ hơn, hạn chế được tình hình khai

thác trái phép, đốt phá rừng

Thủy sản: Sản lượng khai thác bình quân một năm tăng 9,18% Diện tích nuôi trồng hiện có 2.257 ha, trong đó thủy sản nước lợ 1.128 ha đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp có quy mô lớn như: Quảng Phúc,

Quang Thuận, Phú Trạch, Quang Phú, Bảo Ninh Cơ sở phục vụ chế biến thủy sản phát triển nhanh, ngoài ba cơ sở Nhà nước quản lý có công suất 2.100 tắn/năm còn có hàng trăm cơ sở chế biến của các thành phần kinh tế khác

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng, bình quan hàng năm 19,0%/năm Bước đầu đã có bước phát triển quan trọng, năng lực sản xuất tăng đáng kể Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đã hình thành và đang đưa khu công nghiệp cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo vào hoạt động, đã thu hút đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế

Co cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng phát triển

các ngành công nghiệp có lợi thế của địa phương Công nghiệp vật liệu xây

Trang 22

tác tập trung phát triển sản xuất tập trung ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng, phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động

Thương mại: phát triển về số lượng, đa dạng về thành phần, ngành nghề phục vụ và phủ kính hầu hết các địa bàn dân cư Tổng mức bán lẻ hàng

hóa và dịch vụ tiêu dung xã hội liên tục tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Kinh tế đối ngoại được tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả Tuy vây, do đặc điểm của một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nên thu các dự án nước ngoài con ít Tỉnh có ban hành chính sách ưu đãi đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu công nghiệp, lĩnh

vực du lịch, dịch vụ

Du lịch có bước phát triển tích cực và ngày càng thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng Tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, mở thêm tour, tuyến nên lượng du khách đến tỉnh ngày càng tăng

Dịch vụ vận tải ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầuvận chuyển hàng

hóa và di lại của nhân dân Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được

nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô

Hoạt động tài chính, ngân sách có nhiều tiến bộ, thu ngân sách tăng

khá, tỷ lệ huy động đạt 10% GDP Chỉ ngân sách được điều hành khá chặt

chẽ, đúng quy định, ưu tiên chỉ đầu tư phát triển Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế có tăng,

Trang 23

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tích cực khai thác các nguồn lực ở trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển Tuy vây, do nguồn lực hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư chưa đủ sức cơ cấu lại ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các công trình hạ tầng cơ sở đã được đầu tư xây dựng đã làm tăng năng, lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thêm sức hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư, đặc biệt là đã tạo dựng được bộ mặt mới ở nông thôn ngày

càng khang trang, góp phần thúc đây nông thôn phát triền

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống tỉnh thần

của người dân ngày càng được nâng cao

Sự nghiệp phát triển văn hóa chuyển biến tích cực, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội được gắn với các phong trào, chương trình hành động trên các lĩnh vực đã khơi đậy lòng tự hào về truyền thống, cách mạng của quê hương, đắt nước Đã tô chức nhiều sự kiện lớn, nỗi bật là

ễ hội kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn; kỷ niệm 120 năm ngày

sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với cuộc ân động “Học tập và làm theo tắm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” và 40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ, kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh, kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam,

chuỗi các hoạt động kỷ niệm 310 năm ngày mất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tập trung tuyên truyền phục vụ cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Các hoạt động được tô chức thiết thực góp phần quảng bá hình ảnh Quang Binh với cả nước và bạn bè quốc tế

Trang 24

78% hộ gia đình; 39% số làng, thôn, bản, tiểu khu đạt chuẩn văn hoá Hoạt động văn học, nghệ thuật đã bám sát cuộc sống, có những tác phẩm tốt phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo

chí,PTTH từng bước được nâng lên, nhất là, mạng lưới thông tin ở cơ sở,

Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh nhất là phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với cuộc vận đồng “Toàn dân rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh có 26,0% số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên Thẻ thao thanh tích cao đạt kết quả

khá, từ năm 2006 - 2010, tinh da dat trên 900 huy chương các loại trong các

cuộc thi trong nước và quốc tế

Giáo dục - đào tạo tiếp tục được sự quan tâm dau tư, chất lượng giáo dục - đào tạo đã có sự chuyển biến tương đối toàn diện, cả ở điện đại trà và mũi nhọn Đội ngũ giáo viên được bỗ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng Công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông được quan tâm; công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử có nhiều cải tiến, đổi mới theo hướng nghiêm túc, khách quan; công tác phổ cập giáo dục được đây mạnh Đến nay, đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phỏ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; 6/7 huyện, thành phó với 153/159 xã, phường, thị trắn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi; 7/7 huyện, thành phó, 158/159 xã, phường, (đạt 99,4%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng ở các cấp: 97,8% giáo viên mầm non, 98,4% giáo viên tiểu

học, 98,8% giáo viên trung học cơ sở, 98,4% giáo viên THPT

Trang 25

tỉnh Trường Đại học Quảng Bình được thành lập đã tạo điều kiện thuận lợi

cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu học

tập của con em trên địa bàn tỉnh

Hoạt động khoa học - công nghệ tiếp tục được đây mạnh, các đề tài

nghiên cứu khoa học đã đóng góp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định

các chủ trương, chính sách, quy hoạch, góp phần thúc đây phát triển kinh tế -

xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại trên địa bàn tỉnh Giai đoạn 2006-2010, đã triển khai trên 50 để tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát

triển công nghệ cấp tỉnh; 4 dự án thuộc chương trình nông thôn và miễn núi,

tập trung vào các lĩnh vực: điều tra cơ bản; nghiên cứu khảo nghiệm các

giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về khoa học quản lý, văn hóa xã hội Công tác phô biến thông tin, chuyên giao ứng dụng tiến bộ

KHCN; công tác đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân và sở hữu trí tuệ được chú

trọng Tuy vậy, đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ còn thấp và chưa thật sự là động lực lớn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhất là từ khu vực doanh nghiệp; thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển; tiền

độ thực hiện một số đề tài còn chậm, chất lượng chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng đo lường và chất lượng sản phẩm còn hạn ché

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan

tâm Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có chất lượng; hệ thống cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, từng bước được nâng cấp và đầu tư trang thiết bị; kiểm soát, các loại dịch bệnh hàng năm được không chế có hiệu quả Đã thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuôi, đồng bào vùng sâu, vùng xa Đội ngũ cán bộ y tế các tuyến được bồ sung về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng

Trang 26

các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật chuyên sâu đã được triển khai Đến năm 2010, toàn tỉnh có 159/159 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 100% tram y tế có bác sĩ, 100% thôn bản có nhân viên y tế; 114/159 xã trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (đạt 71,7%), đạt mục tiêu Đại hội đề ra

Trên cơ sở triển khai tốt các chương trình kinh tế trọng điểm, công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành triển khai tích cực và đã trở

thành phong trào sâu rộng trong các tằng lớp nhân dân, doanh nghiệp Đã tạo

điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo vay vốn giải quyết việc làm Nhờ đó đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, đời sống vật chất và tỉnh thần được

nâng lên, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, bình quân hàng năm giảm 3,99%, đạt kế hoạch 5 năm 2006-2010

Tuy đã đạt được những thành tựu nêu trên, song tình hình nền kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chậm được khắc phục;

chuyể

đổi cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sức cạnh tranh còn yếu Công tác quy hoạch triển khai còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển; trình độ khoa học công nghệ còn lạc công tác khám

chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế Tỷ lệ hộ nghèo còn cao

so với bình quân chung cả nước, nguy cơ tái nghèo cao Một số vấn đề xã hội bức xúc như: ma tuý, tai nạn giao thông, vấn đề tôn giáo, vẫn diễn biến phức tạp Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều lúng ting, bat cập; biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh diễn biến khó lường

1.2.1.4 Định hướng phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2010 ~ 2015

Trong bối cảnh tình hình trong nước, thế giới có nhiều diễn biến phức

tạp, khó lường, Quảng Bình đã có dự báo, nhận định chính xác những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhằm xác định

Trang 27

kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của mình * Định hướng phát triển kinh tế

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đồng bộ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển

Tiếp tục phát triển công nghiệp với vai trò là ngành kinh tế trung tâm,

trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn Hình thành và

phát triển một số ngành công nghiệp có kỹ thuật, công nghệ cao; các ngành

công nghiệp phụ trợ phục vụ các dự án lớn trong khu vực Hòn La - Vũng Áng

như: nhiệt điện, thép, khai khodng Chuyén đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành nghề nông thôn, giảm dân tỷ trọng ngành trồng trọt Tăng nhanh sản phẩm nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp, nuôi thuỷ đặc sản có giá trị cao Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là thương mại, tài chính, ngân

hàng, viễn thông, vận tải và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao Đẩy mạnh phát

triển dịch vụ du lịch để ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hình thành và phát triển các vùng lãnh thổ động lực, các trung tâm phát triển đủ mạnh đẻ góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi, vùng khó khăn, đặc biệt là ving ven biển nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, sớm đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng đói nghèo và chậm phát triển Phát triển nông nghiệp,

nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung

ương bảy (khóa X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" và Chương trình

Trang 28

hướng vào các trọng tâm phát triển như: chăn nuôi trang trại, phát triển kinh tế rừng, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản ; đây nhanh công nghiệp hố, hiện đại

hố nơng nghiệp, nông thôn trên cơ sở đảm bảo an ninh lượng thực và hiệu

quả kinh tế Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng nông thôn

mới, nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.Khai thác

tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển và các nguồn lực đề phát triển tổng hợp kinh tế thuỷ sản, đưa thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng của

tỉnh Chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, coi khu vực dịch vụ là

yếu tố quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Tập

trung phát triển dịch vụ du lịch, vận tải, viễn thông, tài chính, du lịch, dịch vụ

kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2011 - 2015

tăng bình quân hàng năm 12 - 12,5%

*' Định hướng phát triển văn hóa — xã hội

Quảng Bình: Tập trung tạo chuyền biến rõ rệt về văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vat chat va tinh than của nhân dân Đổi mới và phát triển toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu

quả hoạt động khoa học, công nghệ; chăm lo phát triển văn hóa Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng giải

quyết việc làm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe

nhân dân

Trang 29

có điều kiện Phát triển mạnh, da dang về quy mô và các hình thức dạy nghề, thiết thực gắn với nhu cầu thị trường, khả năng tạo việc làm và phục vu cho các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh; chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao Đặc biệt quan tâm đến chất lượng mũi nhọn, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục toàn điện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tỉnh, phấn đấu đến năm

2015 có 55-60% lao động được đào tạo, trong đó có 35-40% lao động được

đào tạo nghề

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực khoa

học và công nghệ, đây mạnh việc chuyền giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, chú trọng công nghệ có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh

tranh của hàng hóa, sản phẩm Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và bảo vệ môi trường Chú trọng lựa chọn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông

thôn và miền núi nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

Đẩy mạnh phô biến thông tin khoa học công nghệ, chú trọng thông tin

phục vụ cho doanh nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa Tăng cường chất

lượng các hoạt động đánh giá, nghiệm thu chuyển giao các dé tài, dự án

nghiên cứu khoa học; công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân,

sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong toàn thể cán bộ, công chức và người lao động Phần đấu bảo đảm chỉ cho khoa học, công nghệ không dưới 2% tổng chỉ ngân sách hàng năm

Trang 30

khoẻ nhân dân Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị Thực

hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, trẻ em dưới 6

tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi còn 12%o, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới Š tuổi còn 16 - 18%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng day đủ hàng

năm đạt trên 97%; đạt 7 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học/vạn dân, 80 - 85% số xã

đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 20 - 22 giường bệnh/vạn dân, trong đó có 2 - 4

giường bệnh xã hội hoá

Phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông: Tiếp tục đây

mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng về "Xây dựng và phát

triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", đi đôi với tiếp thu có chọn lọc văn hóa mới của thời đại Tạo chuyển biến cơ bản, tiến bộ rõ

rệt về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là miền núi, vùng

sâu, vùng bãi ngang cồn bãi Đây mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, tỉ dục thể thao Chăm lo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với việc đây mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa Phấn đấu đến năm 2015, có 78-80% số hộ đạt gia đình văn hoá, 45-50% làng bản, tiểu khu, 60-70% cơ quan, đơn vị đạt chuân văn hoá, 100% xã phường, thị trấn có thiết chế văn hoá đồng bộ, 90% số xã

có bưu điện văn hoá xã

Tang cường hiệu lực quản lý nhà nước về văn hố thơng tin, kiên quyết đẩy lùi sự xâm nhập của các luồng văn hoá độc hại Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, cũng như dao tao, boi dưỡng tài năng trong lĩnh

vực văn hoá, nghệ thuật

Trang 31

2011-2015 cho 3,0-3,2 vạn lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 2,0-2,2 vạn lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 còn 1.3 - 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 3,5-4,0%/năm.Tăng

cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ xã hội và đoàn thể [30]

1.2.2 Khái quát về Thư viện tỉnh Quảng Bình

1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ Thư viện tỉnh Quảng Bình * Quá trình hình thành và phát triển

Thư viện tỉnh Quảng Bình được thành lập từ năm 1956 Trong thời gian này Thư viện tỉnh thuộc Ty Văn hóa Quảng Bình, năm 1976 sát nhập với Thư viện Quảng Trị và Thừa Thiên thành Thư viện Bình Trị Thiên (Quyết định số 14/QD - UB ngày 8/5/1976 của Chủ tích UBND cách mạng tỉnh Bình Trị Thiên) Năm 1989 do chia tach tinh, Thu viện tỉnh Bình Trị Thiên chia tách thành Thư viện 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế

Khi mới thành lập, Thư viện tỉnh Quảng Bình chỉ có gần 1.000 bản sách do sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong tỉnh Năm 1958, một số cán bộ Thư viện được đi học lớp nâng cao nghiệp vụ 1 năm tại Hà Nội do Thư

viện Quốc gia tổ chức Trong thời kỳ này, ngành Văn hóa thông tin Quảng

Bình đã xây dựng “Thư viện Trị - Thiên kết nghĩa”, vận động nhân dân, cơ

quan ủng hộ sách, có kế hoạch bổ sung sách và cử cán bộ thư viện tỉnh phụ

trách Thư viện Trị Thiên Giai đoạn 1960 - 1975, Thư viện tỉnh Quảng Bình đã tạo lập được phong trào lập thư viện, tủ sách, phong trào đọc sách, học tập và làm theo sách, nhất là xây dựng tủ sách ở các hợp tác xã nông nghiệp, trường học, cơ quan và một số đơn vị quân đội Mô hình xây dựng tủ sách, đọc sách đã lan rộng nhiều nơi trong toàn tỉnh Thư viện tỉnh đã mở rộng chỉ

Trang 32

quan vùng trung tâm Trong thời kỳ này, mặc dù phải di chuyền rất nhiều lần để đối phó với cả địch họa và thiên tai nhưng Thư viện Quảng Bình vẫn bảo quản được sách, báo và tiến hành phục vụ bạn đọc Ngoài ra còn bố sung, xử

lý kỹ thuật 3.000 bản sách xây dựng thư viện kết nghĩa Trị Thiên, xây dựng được 4 thư viện huyện là Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy Từ năm 1975 đến năm 1989 Thư viện tỉnh sát nhập với Thư viện Quảng Trị, Thư viện Tinh Thừa Thiên - Huế thành Thư viện Bình Trị Thiên, Thư viện

tỉnh được chuyên vào Huế Lúc này địa bàn hoạt động của tỉnh rộng, kinh phí đầu tư chưa nhiều Tuy vậy thư viện tỉnh vẫn tổ chức các cuộc giới thiệu sách,

đọc sách theo chủ đề, gắn liền với các đợt kỷ niệm, các sự kiện chính trị lớn,

sách nông nghiệp, công nghiệp, quản lý được chú trọng bé sung Vốn tài liệu thời kỳ này phong phú, đa dạng, đội ngũ cán bộ có tay nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản hoàn thiện

Tháng 7/1989, sau 13 năm hợp nhất, Quảng Bình trở về địa giới hành chính cũ, Thư viện tỉnh Quảng Bình được chuyển về Đồng Hới Từ đó đến nay, do kinh tế của tỉnh còn nghèo, kinh phí đầu tư cho Thư viện còn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn

chưa cao, công tác quản lý chưa hiệu quả nên chưa đáp ứng thõa mãn nhu cầu thông tin cho nhân dân Trong những năm gần đây, trên con đường hoàn thiện

của mình, Thư viện tỉnh Quảng Bình đã khắc phục những khó khăn, hạn chế và đã đạt nhiều khởi sắc, lượng bạn đọc tăng nhanh, ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tích cực xây dựng và cũng

cố hệ thống thư viện cơ sở và đã đạt được thành quả nhất định

* Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Quảng Bình

Thư viện tỉnh Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa,

Trang 33

cổ, quý hiếm hiện có ở địa phương, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước

La don vị có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự lãnh đạo quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của Sở

và quy định của pháp luật

Thư viện tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ:

Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện tỉnh Trình Giám đốc Sở, tổ chức thực hiện sau khi được

phép phê duyệt

Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà,

hoặc phục vụ ngoài thư viện phủ hợp với nội quy thư viện, phục vụ miễn phí

tài liệu tại nhà cho người đọc cao tuổi, tàn tật bằng hình thức gửi qua đường

bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của Pháp lệnh Thư viện

Xây dung và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện

Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa

phương và viết về địa phương,

Nhận các xuất bản phẩm lưu chiều địa phương do Sở chuyền giao, các

bản sao khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sịnh viên các trường đại học được mở tại địa phương

Trang 34

Tăng cường nguồn thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư vện trong nước và nước ngoài bằng hình thức cho mượn,

trao đôi tài liệu và kết nối mạng máy tính

Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương, xây dựng phong trào đọc

sách, báo trong nhân dân địa phương

Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin thư mục, thông tin cá

chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thư viện ở địa phương, tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ

thống thư viện công cộng

Hướng dẫn, tư vấn tô chức thực hiện, tô chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, tổ chức luân chuyền sách báo, chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác ở

địa phương

Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật

Thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của thư viện với Sở, các ngành theo quy định

Quản lý tổ chức, cán bộ và tài sản theo phân cấp và quy định của Sở và

Trang 35

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Quảng Binh

Cơ cấu, tô chức của Thư viện tỉnh Quảng Bình hiện tại được bó trí phân

cấp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận dưới sự chỉ đạo chung của Ban giám đốc Thư viện tỉnh Quảng Bình được phân chia như sau:

~_ Xử lý chuyên môn, nghiệp vụ ~_ Phục vụ bạn đọc - B6 phận Hành chính - Kế toán Sơ đồ cơ cầu tô chức của Thư viện tỉnh Quảng Bình được giới thiệu ở hinh 1 Sơ đồ GIÁM ĐÓC P GIÁM ĐÓC a Bồ sung, biên P Đọc mục - 7 ——— P đọc TL tra Phòng Nghiệp vụ „| Xử lý kỹ thuật cứu, địa chí P Mượn Phục vụ bạn tổng hợp L , doc P doc bao, tap chi

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Quảng Bình

Trang 36

- Phòng nghiệp vụ: Quản lý mọi hoạt động nghiệp vu của của đơn vị như:

Bồ sung, biên mục, xử lý kỹ thuật, phục vụ bạn đọc gồm có: 01 trưởng phòng,

phụ trách chung toàn bộ hoạt động của phòng và công tác bổ sung, 03 cán bộ biên mục và xử lý nghiệp vụ, 03 cán bộ phục vụ bạn đọc, 01 cán bộ tin học

- Hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc được bố trí như sau: * Phòng mượn tông hop * Hệ thống phòng đọc gồm: + Phòng đọc tông hợp + Phòng đọc tài liệu tra cứu, tài liệu địa chí + Phòng đọc báo và tạp chí - Bộ phận Hành chính - kế toán gồm: 01 kế toán, 01 thủ quỹ kiêm văn thư và 01 bảo vệ 1.2.2.3 Đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ Thư viện tỉnh Quảng Bình đến nay hiện có 13 người, có

trình độ khá về chuyên môn nghiệp vụ Trong số cán bộ gồm:

~ 6 cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành thông tỉn - thư viện

-_4 cử nhân tốt nghiệp các đại học khác ~_3 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp 1.2.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hàng năm Thư viện tỉnh Quảng Bình được tỉnh cấp kinh phí dé bé sung

tài liệu, sách, báo, tạp chí Từ năm 2003, thư viện tỉnh được thụ hưởng Chương

trình Mục tiêu quốc gia để bổ sung sách Mỗi một năm thư viện bổ sung hơn 5.000 bản sách và 120 loại báo và tạp chí với số tiền hơn 300 triệu đồng,

Cơ sở hạ tằng của Thư viện tỉnh Quảng Bình: Năm 2010, UBND tỉnh

Trang 37

dụng, có đầy đủ tiện nghi đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ và bạn

đọc địa phương

1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin địa chí của bạn

đọc ở Quảng Bình

Nguồn lực thông tin địa chí có vị trí quan trọng không thẻ thiếu trong,

mọi lĩnh vực nghiên cứu cho một hay nhiều vùng, khu vực, chứa đựng mọi thông tin phản ánh về địa phương một cách tồn diện Thơng tin chứa dung

trong đó được khảo sát, nghiên cứu, tích lũy từ nhiều thế hệ được các cơ quan

thông tin thư viện cung cấp có hệ thống và đầy đủ cho người dùng tin Chính

vì vậy, người dùng đánh giá cao sự đầy đủ của nguồn lực thông tin địa chí

phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình

Người dùng tin địa chí của Thư viện tỉnh Quảng Bình chủ yếu là cán bộ nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, học sinh, sinh viên của các trường đại học

trong cả nước có nhu cầu thông tin về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã

hội của địa phương Những thông tin trên, phần lớn khai thác từ sách báo,

tạp chí bằng tiếng Việt tại Thư viện

Qua việc phân tích các dữ liệu về người dùng tin địa chí bằng thẻ bạn

đọc đang quản lý tại phòng đọc tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Quảng Bình,

qua trao đôi mạn đàm có thể phân chia người dùng tin tại Thư viện tỉnh

Quảng Bình như sau:

~_ Nhóm người dùng tin làm công tác quản lý

~_ Nhóm người dùng tin là nhà nghiên cứu về địa phương

~_ Nhóm bạn đọc phổ thông

* Nhóm người dùng tin làm công tác lãnh đạo, quản lý

Đây là nhóm người giữ chức vụ quan trọng của tỉnh, thành phố và là

Trang 38

tin này có trình độ cao Thông tin về địa dành cho nhóm đối tượng này đòi hỏi phải logic, kịp thời, cô động, chính xác để giúp họ có những đối sách thích hợp điều chỉnh chủ trương, kế hoạch phát triển mọi mặt Thông tin này cũng

giúp cho các nhà quản lý tiếp cận với người dân, thông qua bài viết, ý kiến đóng góp của họ trên báo chí Mọi kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, anh ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương đều cần

có sự nghiên cứu thông qua tài liệu địa chí Vì vậy, họ cần có thêm tài liệu địa

chí mới, chính xác, cô đọng, kịp thời và đầy đủ nhất, đặc biệt là tài liệu gốc Phương thức phục vụ cho đối tượng này là biên soạn thư mục bài trích về dia phương bằng hình thức gửi tận nơi hoặc cho mượn về nhà Có thể nói, đây là đối tượng bạn đọc có yêu cầu cao, đòi hỏi độ chính xác, kịp thời, nội dung rộng về mọi lĩnh vực Đây là đối tượng mà thư viện phải luôn đáp ứng được bằng mọi cách

Nguồn lực thông tin địa chí giữ vai trò quan trọng đối với người làm

công tác văn hóa, xã hội Tài liệu không chỉ được trích dẫn, chứng minh mà

còn góp phần làm sang tỏ lập luận, phát hiện, khám phá những vấn đề còn tiềm ẩn trong các sự kiện

* Nhóm người dùng tin là các nhà nghiên cứu về địa phương

Các nhà nghiên cứu về địa phương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả nguồn lực thông tin địa chí Cùng với xu

Trang 39

nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa của địa phương nhân các ngày lễ, các địp kỷ niệm của địa phương Đặc biệt, nguồn lực thông tin địa chí là nguồn tài liệu tham khảo cực kỳ quý giá đối với những người viết sách địa chí

Sinh viên, học viên cao học cũng là một thành phần trong nhóm những

người nghiên cứu về địa phương Việc đọc tài liệu địa chí của họ gắn với một đề tài ôn định - viết khóa luận hay luận văn về các vấn đề của địa phương mình

Đối với nhóm người dùng tin này việc phục vụ cho họ có ý nghĩa quan

trọng Nhu cầu của họ được xác định rõ ràng, trình độ chuyên môn tương đối cao, sản phẩm của họ luôn gắn với một mục đích nào đó như: viết báo hay một công trình nghiên cứu có nội dung phản ánh về địa phương Do nhu cầu

mang tính khoa học, nên họ quan tâm đến những tài liệu có nội dung chuyên sâu về một ngành khoa học nào đó nên tài liệu đáp ứng cho họ phải có giá trị

nghiên cứu Ngoài những tài liệu mới, họ cần những tài liệu cổ về địa phương Chính vì vậy, cần phải có chính sách bỗ sung làm phong phú nguồn

tài liệu địa chí và tô chức tốt bộ máy tra cứu * Nhóm bạn đọc phổ thông

Đây là đối tượng bạn đọc đến đọc tài liệu địa chí để tìm hiểu về dòng họ, gia đình mình, tham gia một cuộc thi nào đó, tìm hiểu về địa phương, và đôi khi để giải trí Yêu cầu của nhóm người ding tin nay rat da dạng, nhưng,

không quá rộng và chuyên sâu Vì vậy, hình thức phục vụ chủ yếu là đọc tại

chỗ, đồng thời phải hướng dẫn trực tiếp cách tra cứu, giới thiệu những tài liệu có thể đáp ứng nhu cầu của họ

Trong thời đại các phương tiện của công nghệ thông tin ngày càng ứng dụng rộng rãi vào đời sống nói chung và công tác thư viện nói riêng thì phạm vi sử dụng tài liệu địa chí của một địa phương nào đó không còn bó hẹp tại nơi thư viện đóng trụ sở, trong phạm vi của một tỉnh, thành Hiện nay, các

Trang 40

liệu địa chí của các tỉnh, do các tỉnh có nét ương đồng về văn hóa, tự nhiên, lịch sử Ngoài ra nhiều người trong và ngoài nước có thẻ tiếp cận các nguồn

tin dia chí nếu thư viện nào đó đưa chúng lên mạng

Việc phân chia nhóm người dùng tin và nhu cầu tin địa chí là việc làm

cần thiết, vì nó giúp thư viện phục vụ, cung cấp thông tin địa chí có chọn lọc, phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng đối tượng bạn đọc

1.4 Vai trò của nguồn lực thông tin địa chí đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương

1.4.1 Nguồn lực thông tin địa chí với sự phát triển kinh tế

Trong giai đoạn công nghiệp hóa thư viện tỉnh, thành phố cũng như các

cơ quan văn hóa, giáo dục phải trở thành chỗ dựa vững chắc của các tổ chức và chính quyền địa phương trong phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của vùng Do vậy, mỗi cán bộ ở cơ sở phải hiểu biết sâu sắc toàn diện địa phương của mình như điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử và dân tộc, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào mục tiêu phát triển từng địa phương Sự hiểu biết về địa phương là điều rất cần thiết đối với từng cán bộ dù làm việc bất kỳ lĩnh vực nào, thuộc cơ quan Đảng, chính quyền hay đơn vị kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục Nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về điều kiện thiên nhiên, kinh tế, văn hóa, quá khứ anh hùng, kinh nghiệm trong,

đời sống địa phương trở thành nhiệm vụ có ý nghĩa to lớn Các thư viện địa

phương, nhất là các thư viện tỉnh, thành phố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này, vì có vốn tài liệu địa chí phong phú Mỗi vùng đất có vị thế nhất định đề phát triển kinh tế xã hội Vị thế đó phụ thuộc vào điều kiện địa lý, đất đai và tiềm lực con người ở chính địa phương Tài liệu địa chí ghi chép lại những sáng tác dân gian phản ánh đặc điểm kinh tế của từng địa phương Tài liệu địa chí cung cấp thông tin về mọi mặt của địa phương từ điều kiện tự

Ngày đăng: 12/10/2022, 20:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w