1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

108 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày một số vấn đề về nguồn lực thông tin điện tử với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại trung tâm thông tin thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trang 1

NGHIEM THI KIM LUONG

XAY DUNG VA KHAI THAC NGUON L

THONG TIN DIEN TU TAI TRUNG TAM THONG TIN

THU VIEN TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI

LUAN VAN THAC SI KHOA HQC THU VIEN Chuyên ngành: Khoa học Thư viện

Ma sé : 60 32 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng

Trang 2

Với tình cảm chân thành của mình, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tham gia giảng dạy và tan tinh giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp những kiến thức khoa học, những kỹ năng cơ bản giúp tác giả hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp của mình

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tác giả hoàn thành tốt luận văn khoa học này

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã được nghiên cứu kỹ và bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song luận văn sẽ không thể tránh được những thiếu sót Kính mong các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ và đưa ra những chỉ dẫn quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2012 Tác giả

Trang 3

Chương 1 NGUON LUC TH

TAO VA NGHIEN CUU KHOA HQC TAI TRUONG DAI HOC SU PHAM

1.12 Đặc trưng của nguồn lực thông tin điện tứ:

1.1.3 Phân loại nguôn lực thông tin điện tử

12 Vài nét khái quát về Trang tâm TT-TV trường DHSP HN 1.2.1 Lịch sử hình thành 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.2.3 Cơ cấu tổ chứ 1.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết 1.2.5 Nguôn lực thông tin 1.2.6 Đặc điểm các nhóm người ding tin và như câu tin tử tại trường ĐHSP H 1.3.1 Hỗ trợ đắc lực chủ trương đào tạo theo tín ch 1.3 Vai trò của nguồn lực thông tìn 1.3.2 Tăng cường khả năng phối hợp và chia sẻ nguôn luc thong tin Tiểu kết chương 1

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUÒN LỰC

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI

2.1 Nhân tố tác động tới nguồn lực thong tin điện tử

2.1.1 Nguẫn nhân lực

2.1.2 Cơ sở hạ tằng công nghệ thông tin

Trang 4

2.2.2 Bồ sung nguồn lực thông tin điện tỉ: 2.2.3 Xây dụng nguôn lực thong tin điện tử 2.3 Khai thác nguôn lực thông tìn điện ti 2.3.1 Chính sách khai thác và sử dụng thông tin điện tử 2.3.2 Thực trạng việc khai thác thông tin điện tử của Trung tâm 2.4 Nhận xứ, đánh giá 2.4.1 Về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tâ

2.4.2 Về xây dụng và tổ chức nguồn thông tin di 2.4.3 Về khai thác nguồn tin điện tử

Tiểu kết chương

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ KHAI THAC NGUON LUC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG

TIN THU VIỆN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

3:1 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tìn

3.1.1 Đào tạo đội ngữ cán bộ làm công tác thông tin thư viện và người ding tin 71 3.1.2 Tăng cường cơ sở hạ tằng thông tin va ứng dụng công nghệ thông ti 74 3⁄2 Nhóm giải pháp về phát

32.1 Xây dụng chính sách bồ sung NLTTĐĨ 3.2.2 Da dạng hóa các loại nguôn tin điện từ

và khai thác nguồn tài liệu điện

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin điện tử

3.2.4 Tăng cường chia sẻ nguôn lực thông tin điện tứ

Trang 5

Bang 1.1: Théng kẻ số lượng tài liệu truyÈn thống, 29

Bang 1.2: Số lượng etic logi CSDL 30

Biéu dé 1.1: Tỉ lệ các loại hình tài liệu truyên thống, 30

Biéu dé 1.2: Tỉ lộ các loai CSDL 31

Bang 2.1: Số lượng các loại CSDL, %6

Biéu dé 2.1: Trinh độ chuyên môn của cán bộ tại Trung tâm 38

Hình 2.1 Giao diện chính của phân hệ biên mục 50

Hình 22: Giao diện Website của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN, 39 Hinh 2.3: Giao diện trang tra cứu trực tuyén OPAC 6 Hình 24: Giao diện trang chủ của CSDL Wilson Education Abstracts Full Text

Database 65

Hình 2.5: Giao diện trang chủ của CSDL ProQuest Education 66

Hình 3.1: Lược đồ tạo lập tài liệu điện tử 85

Trang 6

STT Các từ viết tắt 'Ý nghĩa 1 AACR2 ‘Anglo-American Cataloguing Rules 2_ |CBGD Cán bộ giảng dạy 3 [CBQL Cán bộ quân lý

4 |CD-ROM ‘Compact Disk Read Only Memory

5 |CNTT Công nghệ thông tin

6 CSDL Cơ sở dữ liệu

7 ĐHSP HN Đại học Sư phạm Hà Nội

s lisap International Standard Bibliographic

Description

9 MARC21 Machine Readable Catalogue 21

10 NCKH Nghiên cứu khoa học

ll NCT Nhu cau tin

12 |NDT Người dùng tin

13 [NLTTĐT Nguồn lực thông tin điện tử

14 TLĐT Tài liệu điện tử

1§ TT-TV Thơng tin thư viện

16 TTĐT Thông tin điện tử

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới bước sang thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông Sự phát triển này đã và đang làm biến đổi sâu sắc hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV), là một trong những cơ sở quan trọng, để hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tr thức

Việt Nam là nước đang phát triển, đã và đang bước vào tiến trình hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động xã hội Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hồn thành cơng cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện được chủ trương trên, chỉ có con đường đi tắt đón đầu, phát triển dựa vào nguồn lực lao động chất lượng cao, nguồn nhân lực tri thức, mà chất lượng con người được tạo nên bởi chất lượng giáo dục Chính vì vậy, giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu Việc đổi mới giáo dục đại học

trở thành một sự sóng còn của đất nước ta

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2020”, Đảng & Nhà nước đã chỉ rõ: Tập trung cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các thành tựu khác của khoa học, công nghệ vào việc day va hoe [2]

Thư viện, trong đó có thư viện đại học, luôn được xem như giảng đường thứ hai vì thư viện đại học có một chức năng hết sức quan trọng trong giáo dục đại học: phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường Đặc biệt khi các trường đại học chuyển từ mô hình đào tạo truyền

Trang 8

tâm của quá trình dạy học, yếu tố tự học, tự nghiên cứu được đề cao Đề có thé hoàn thành một tín chỉ, người học phải chủ động trong việc học hỏi, tự sưu

tầm, tự tìm hiểu vấn đề trước giờ nghe giảng, thảo luận trong lớp, thực hành tại

cơ sở Vì vậy, người học phải được tiếp cận và khai thác thông tin một cách đầy đủ và toàn diện Trong bối cảnh đó, thư viện đại học là một môi trường lý tưởng cho việc tự học, tự nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo của họ

“Trong xã hội thông tin như hiện nay, để đáp ứng tốt nhu cầu của giảng

viên, sinh viên, của mọi đối tượng người dùng tin (NDT), thư viện không chỉ

cung cấp các loại hình tài liệu truyền thống mà phải bổ sung cung cấp các loại nguồn tin điện tử Bởi vì với những ưu điểm nỗi bật hơn so với NLTT truyền thống như: thông tin có mật độ cao; có thể lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau:

văn bản, đồ thị, âm thanh, hình ảnh: có khả năng đa truy nhập, truy nhập từ

xa, cùng một lúc có thể nhiều người cùng sử dụng NLTTĐT mang lại sự

chuyển giao thông tin nhanh nhất, thuận lợi nhất, tiết kiệm nhiều thời gian cho

NDT, gép phan tích cực vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP HN) là trường trọng điể

đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học Trung tâm Thông tin Thư viện (TT-TV) trường DHSP HN hiện nay đang trong quá trình hiện đại hóa để phục vụ ngày

một tốt hơn nhu cầu thông tin của NDT và hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng

dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) và học tập tại trường

Trang 9

khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội” làm luận văn nghiên cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Không phải gần đây người ta mới nhắc đến nguồn lực thông tin điện tử Trên thế giới, từ nhiều năm nay đã có khá nhiều tác giả quan tâm

nghiên cứu Những công trình này tập trung nghiên cứu các vấn đề khái niệm,

nội dung, vai trò của NLTTĐT, việc xây dựng NLTTĐT ở các thư viện, Các công trình tiêu biểu thuộc lĩnh vực này như: “Việc sử dựng và người sử dụng

các nguôn lực thư viện điện tử: Tổng quan và phân tích những nghiên cứu

gan day — Use and users of electronic library resources: An overview and

analysis of recent research studies” cia tac giả Carol Tenopir (2003), “Tác

động của nguôn lực thông tin điện tử đối với việc phát triển bộ sưu tập, vai

trò của cán bộ thư viện, và hiệp hội thư viện ~ Impaet of electronic resources on collection development, the roles of librarians, and library consortia” cia tác gid Glenda A Thorton (2000), “Vai

bộ sưu tập tài liệu điện tử: Hướng dẫn cho các thư viện — Key issues for e-

lâu chốt đối với việc phát triển

resource collection development: A guide for libraries” của IFLA (2012) Nhìn chung, các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu khá đầy đủ về các khía cạnh liên quan đến NLTTĐT Tuy nhiên, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn tài chính cũng như năng lực cán bộ của các thư viện ở Việt Nam vì vậy chúng ta chỉ có thê tham khảo, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo những nghiên cứu trên vào thực tiễn phát triển NLTTĐT trong đó có ở Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, những thuật ngữ như thư viện

điện tử, thư viện số, tài liệu điện tử, tài liệu số, nguồn tin điện tử đã trở nên

Trang 10

bài nghiên cứu đăng tải trên các ấn phẩm như tạp chí Thông tin & Tư liệu, tạp chí Thư viện Việt Nam, Nội dung của nhiều bài viết này chủ yếu tìm hiểu khái niệm, vai trò của NLTTĐT, NLTT số hóa, trình bày kinh nghiệm xây dựng và khai thác NLTTĐT của các thư viện Trong số này, có một số công trình tiêu biểu như: “7i liệu điện tử và giá cá tài liệu điện we" (2003) cia tac

giả Nguyễn Viết Nghĩa; “ấn đê phát triển và chia sẻ nguôn lực thông tin số

hoá tại Việt Nam” (2006) của tác giả Nguyễn Hữu Hùng; “Sách điện tử: thách thức của phát triển” (2004) do Nguyễn Hữu Viêm tông hợp từ các nguồn tin trên Internet; “Chuẩn nghiệp vụ cần áp dụng trong xử lý và biên mục tài liệu điện tử” (2010) của tác giả Vũ Dương Thuý Ngà

Đặc biệt, Hội thảo khoa học của Hội liên hiệp Thư viện đại học khu vực phía Bắc ngày 18.12.2009, với chủ đề “Phát triển và chỉa sẻ nguồn tài

nguyên số trong các Thư viện đại học và nghiên cứu " đã nhận được rất nhiều

báo cáo tham luận của các đại biểu từ các Trung tâm TT-TV, các tổ chức thư viện trong và ngoài nước Các báo cáo tham luận hầu hết đều đề cập đến thư viện điện tử, nguồn học liệu điện tử, dự án số hóa tài nguyên, phần mềm mã nguồn mở, kinh nghiệm xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, kinh nghiệm xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên điện tử ở một số trường đại học và cơ quan nghiên cứu Có thể nêu ra một số các báo cáo tham luận tiêu biểu như:

“Xây dựng thư viện điện tử và phát triển nguôn tài nguyên số trong hệ thống

Thư viện Đại học Việt Nam”, tác giả Nguyễn Huy Chương; “Xây dựng nguồn hoc liệu điện tứ hướng tới xây dựng Thư viện số tại các trường đại hoc", tac giả Hoàng Đức Liên; “Xây đựng thư viện số tại thư viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, tác giả Nguyễn Văn Thiên; “Để án số

hoá tài liệu tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên”, tác giả Nguyễn

Duy Hoan va Vi Minh Hui

'Một vài kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức

Trang 11

Đại học Nông nghiệp Hà Nội”, tác giả Phạm Thị Thanh Mai Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện đã nghiên cứu về NLTT số, NLTTĐT, TLĐT, tài liệu số hóa tại một vài thư viện cụ thể, như: “Xây dựng và khai thác nguôn lực thông tin điện tử tại Thư viện Quân đội

(2003) của Mạc Thuỳ Dương; Tăng cường nguồn lực thông tin điện tử tai Trung tâm Thông tin KH&CNQG (2006) của Lê Thế Long; Phát triển và quán

lý nguôn lực thông tin số tại Trung tâm Thông tin- Thư viện trường Đại học

Kiến trúc Hà Nội (2008) của Hoàng Sơn Công; Phát u

trường Đại học Hà Nội (2009) của Lê Thị Vân Nga; Xây n nguon tai ligu so hod

toàn văn tại Thư vi

dựng và phát triển nguôn lực thông tin điện tử ở Học viện Hậu cân (2010) của

Lê Anh Tiến Tuy nhiên, việc nghiên cứu trực tiếp về NLTTĐT tại Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN đến nay là hoàn toàn chưa được thực hiện

Qua việc xem xét tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, có thể

nhận định vấn đề NLTTĐT đã được khá nhiều các tác giả trong nước và nước

ngoài nghiên cứu Việc nghiên cứu về NLTTĐT thường được tiến hành ở 2

cấp độ: cấp độ lý thuyết - phương pháp luận và cấp độ ứng dụng Những công trình ở cấp độ phương pháp luận thường được sử dụng để tham khảo thêm cho các nghiên cứu ứng dụng Khi chọn đề tài này, tôi hy vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, và dựa vào những kinh nghiệm làm việc của bản thân để làm rõ thực trạng, ưu điểm, và tồn tại về NLTTĐT ở Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN, từ đó đề xuất giải pháp phát triển NLTTĐT cho Trung tâm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng và khai thác NLTTĐT

Trang 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

~ Mục đích: Luận văn hướng tới việc đánh giá thực trạng việc xây dựng và khai thác NLTTĐT tại Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN, và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quá trình này ở Trung tâm

~ Nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trường ĐHSP HN, ảnh hưởng của nó tới NCT

+ Khảo sát và phân tích thực trạng của việc xây dựng và khai thác NLTTĐT tại Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN

+ Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác NLTTĐT tại Trung tâm

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, dao tạo và TT-TV

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đết

- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế;

- Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn đã góp phần làm rõ khái niệm, khẳng định vai trò của NLTTĐT, và việc đáp ứng nhu cầu của NDT trong giảng dạy, học tập và NCKH tại trường ĐHSP HN

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Nguồn lực thông tin điện tử với công tác đào tạo và nghiên cứu tại trường ĐHSP HN

Chương 2 Thực trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tỉn điện tử tại Trung tâm Thông tin-Thư viện trường ĐHSP HN

Trang 14

Chương I

NGUÒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỚI CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

1.1 Nguồn lực thông tin

1.1.1 Một số khái niệm

~ Thông tin (Information): Theo nghĩa thông thường, có thể coi thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên

và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v hay nói rộng hơn bằng tắt cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người [23]

~ Nguồn lực thông tin (Information Resource): NLTT là phần thông tin có tổ chức, bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức được cấu trúc để có thẻ truy cập và có giá trị cho người sử dụng

Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nguồn lực thứ năm trong các nguồn lực phát triển quốc gia (gồm nhân lực, vật lực, kỹ lực, tài lực, tin lực) Thông tin là nguồn lực đặc biệt, các nguồn lực khác mắt giá trị, bị hao mon trong quá trình sử dụng, nguồn lực thông tin càng chia sẻ nhiều sức lan toả càng lớn cảng có giá trị nhiều hơn Thông tin chỉ trở thành nguồn lực khi được kiểm soát, khai thác và sử dụng Thông tin trở thành tích cực khi có tác động có ý thức của con người, trong đó phẩn cán bộ thư viện, người làm công tác thông tin có vai trò quyết định [12], [14]

Trang 15

Web, các cơ sở dữ liệu được bao gói hay được lưu trữ trên các vật mang tin mà người ta chỉ có thể tiếp cận chúng thông qua các phương tiện điện tử như máy tính Theo nghĩa này thì NLTTĐT sẽ không bao gồm các phần mềm máy tính như hệ điều hành, phần mềm tiện ích, hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL), các chương trình máy tính chuyên dụng hay các trang thông tin đặc biệt như phim ảnh, âm nhạc đã được số hóa

Một số chuyên gia khác quan niệm: NLTTĐT rộng rai hon, ho cho ring NLTTĐT ngoài các tài liệu như sách diện tử, báo điện tử, CSDL còn bao gồm các phần mềm, các chương trình chạy trên máy tính, các file multimedia, các trang Web, tức là tất cả những gì có thể đọc được, truy cập được thông qua

máy tính hay mạng máy tính điện tử [20, tr.2-4]

Trong luận văn này, ta có thể xem NLTTĐT là phần NLTT với các thông tin dạng số hóa có thể khai thác sử dụng trên máy tính và hệ thống mạng Và thành phần chính của NLTTĐT chính là TLĐT

~ Số hóa (

tượng thực sang dạng điện tử Trong xã hội, đối tượng thực phổ biến chứa thông

ation): Là quá trình chuyển đổi thông tin trong các đối tin bao gồm các dạng tài liệu, văn bản, tranh vẽ, bản đồ, băng hình, băng ghỉ

âm Kết quả của việc số hóa, các đối tượng nguồn tin thực được chuyển sang

các đạng tệp dữ liệu (van ban, ảnh, bản đồ, âm thanh, đa phương tiện) Như vậy,

số hóa được coi là một phương thức tạo lập NLTTĐT [15, tr6]

- Bộ sưu tập số (Digital Colleetion): Bộ sưu tập số không chỉ là một tập hợp các đối tượng số thông thường mà còn phải là một tập hợp các tài liệu hay đối tượng số được lựa chọn và được tổ chức cùng với các siêu dữ liệu mô

tả và có ít nhất một giao diện đê cho người sử dụng truy cập

Vé co ban, một đối tượng số trong bộ sưu tập số thường có 2 phần Một

Trang 16

tin cần thiết để quản lý đối tượng số trong môi trường mạng và bộ phận định danh (Handle) thông qua siêu dữ liệu để quản lý đối tượng số

~ Cơ sở dữ liệu (Database): Được hiểu theo cách kỹ thuật là một tập hợp thông tin có cấu trúc Trong công nghệ thông tin, CSDL được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu được duy trì dưới dạng một tập hợp các tệp tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản tri CSDL

- Sách điện tử (eBook): Là các tệp văn bản trên máy tính có thể được khai thác qua mạng máy tính hoặc nạp vào các thiết bị lưu trữ chuyên dụng

Loại sách này ngày cảng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên Internet Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là một lựa chọn hữu ích cho nhu cầu lưu trừ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại [24]

~ Thư viện tir (Electronic Library): Thuật ngữ "Thư viện điện tử”

có thể dùng theo nghĩa tông quát nhất cho mọi loại hình thư viện đã được tin

học hố tồn bộ hoặc một số thao tác dịch vụ

Thư viện điện tử có thể được coi như là nơi người sử dụng có thể tới dé thực hiện những công việc mà họ vẫn thường làm với thư viện truyền thống, nhưng được thực hiện dựa trên việc ứng dụng CNTT Tuy ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất nhưng tựu chung lại, ta có thể nhận dạng một số đặc điểm của thư viện điện tử như sau:

+ Có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu trữ dưới đạng số sao

cho có thể truy nhập được bằng các thiết bị tin học)

Trang 17

+ Cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử (yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các CSDL, truy nhập và

khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,

'Thư viện điện tử ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia thư viện, xuất bản, các nhà công nghệ thông tin hướng về mục tiêu tiếp cận đầy đủ tới thông tin, ở mọi nơi và mọi lúc [22, tr2]

- Phần mềm quản lý thư viện: Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý các hoạt động thông tin trong lĩnh vực lưu trữ và khai thác thông tin đối với các trung tâm lưu trữ hay thư viện

- Phần mềm mã nguồn mỡ (Open Source): Là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở Giấy phép này cho phép bat cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi Định nghĩa Nguồn mở, được dùng bởi Tổ chức Sáng kiến Nguồn mớ, thể hiện một triết lí nguồn mở và xác định ranh giới về việc sử dụng, thay đổi và tái phân phối phần mềm nguồn mở Giấy phép phần mềm cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cắm bởi bản quyền, gồm các quyền về sử dụng, thay đổi và tái phân phối Một vài giấy phép phần mềm nguồn mở đã được thẳm định thuộc giới hạn của

Định nghĩa Nguồn mở

- Thư mục truy cập công cộng trực tuyến (Online Public Access Catalog - OPAC): Đây là hệ thống thư mục dưới dạng điện tử của thư viện có thể được truy cập qua mạng máy tính Trong xu thế hiện thời, hằu hết các phần mềm thư viện đều chọn Web làm giao diện cho phân hệ OPAC vì khả

năng tích hợp với mạng Internet

tử:

1.1.2 Đặc trưng của nguôn lực thông tin

Trang 18

Mật độ thông tin trong các NLTTĐT rất cao Do tiến bộ gần đây trong CNTT, đặc biệt là công nghệ nén và lưu trữ dữ liệu trên các vật mang tin từ tính, quang học, mật độ ghỉ thông tin trên các vật mang tin này rất cao, va do

vậy dung lượng thông tin lưu trữ trên chúng cũng rất lớn Ta có thể thấy rõ

điều này qua ví dụ so sánh 2 phiên bản trên giấy in và trên đĩa CD-ROM của bộ Tạp chí Hóa học (Chemical Abstracts) của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ Mỗi năm tạp chí này được xuất bản thành khoảng hơn 100 tập (kể cả những tập

tom tat va chi dan index), mỗi tập gồm khoảng trên dưới 2000 trang in, tông

cộng là khoảng 200.000 trang, nhưng nếu xuất bản dưới dạng điện tử thì mỗi năm tạp chí này chỉ gồm 4-5 đĩa CD-ROM

'NLTTĐT còn có một đặc điểm nữa là khả năng đa truy cập tức là khả năng cho phép người dùng có thể tra tìm tài liệu đồng thời theo nhiều dấu hiệu khác nhau như tìm theo các yếu tố mô tả thư mục thông thường với các toán tử tìm được xây dựng theo đại số Bool, các toán tử tìm thu gọn, tìm theo các liên kết tới các nguồn tham khảo trích dẫn Điều này cho phép NDT có thể sử dụng chiến lược tìm tin linh hoạt, mở rộng hay thu hẹp phạm vi tìm

kiếm, rút ngắn thời gian tra tìm và giảm thiểu tạp tin

Một đặc điểm khác nữa của NLTTĐT là khả năng cho phép nhiều người sử dụng cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm Điều này cho phép các

cơ quan TT-TV có thể tổ

hức phục vụ một số lượng NDT nhiều hơn so với

trong trường hợp phục vụ bằng nguồn tin truyền thống

'NLTTĐT còn cho phép người đọc khả năng liên hệ, tiếp cận với các tác giả, tạo ra một kênh phản hồi thông tin giữa người dùng tin và người sáng tạo ra thông tin Bằng việc tạo ra các kết nói tới địa chỉ của tác giả, tới các bài viết của cùng tác giả, tới các bài viết về cùng vấn đề của các tác giả khác ngay trong tài liệu, hay cho phép liên kết tới các nguồn thông tin khác ngoài văn

Trang 19

trích dẫn công trình Trong môi trường NLTTĐT, NDT dễ dàng theo dõi được quá trình phát triển của vấn đề và dễ dàng liên hệ với các tác giả qua thư điện tử, hay tham gia vào các diễn đàn trao đổi thông tin với những NDT khác

NLTTĐT cho phép lưu trữ thông tin dưới mọi dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, biểu đ, thông tin tĩnh và động trong cùng một tài liệu Đây là điều không thể có trong các dạng nguồn tỉn truyền thống và nó làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn, dễ truyền đạt hơn

NLTTĐT còn cho khả năng truy cập từ xa trong mọi điều kiện không gian, thời gian Trong môi trường điện tử, về nguyên tắc, NDT có thể tiếp cận

tới nguồn tin từ mọi lúc, mọi nơi trên thế giới thông qua mạng máy tinh NDT

có thể ngồi tại nhà, tại phòng làm việc thay vì phải đến thư viện vẫn có thể đọc được các cuốn sách, tạp chí hay truy nhập vào các CSDL của các thư

viện, các cơ quan thông tin lớn trên khắp thế giới

TLDT được cập nhật rất nhanh chóng, thông tin trên các NLTTĐT có thể được đổi mới hàng ngày, thậm chí hàng giờ Đây là điều không thể có

được đối với các nguồn tin truyền thống

Ngoài những đặc điểm mang tính tích cực nêu trên, NLTTĐT cũng có

những đặc điểm không mong muốn, đó là tính an tồn thơng tin dễ bị vi phạm do việc sao chép thông tin từ các TLĐT rất dễ dàng, nhanh chóng Thông tin trên mạng cũng dễ bị làm sai lệch thậm chí bị hủy hoại do những vi phạm vô tình hay cố ý của người sử dụng

Ngoài ra, tính ổn định của thông tin trong NLTTĐT thường không đồng

nhất, có tài liệu thì rất ồn định, tồn tại lâu dài như các tài liệu ghi trên CD-

ROM, DVD, nhưng lại có những tài liệu tồn tại rất ngắn như một số bài báo

xuất bản trên mạng Internet [20, tr.3-4]

Mặc dù còn bị hạn chế ở một số mặt nhất định nhưng với những ưu điểm

Trang 20

trọng trong hoạt động TT-TV Đó là:

- Khả năng kiểm sốt tài ngun thơng tin

So với NLTT truyền thống dạng ấn phẩm, NLTTĐT tạo ra khả năng kiểm soát tài nguyên thông tin rất mạnh ở nhiều cấp độ trong hệ thống thông

tin Trước hết, NUTTĐT bao gồm thông tin, tài liệu, các CSDL được tổ chức

và quản lý trên máy tính và hệ thống mạng, có thể truy nhập và truy xuất dễ dàng, có thể thống kê các tài liệu có trong thư viện nhanh chóng, thuận lợi

Sau nữa, việc phân cấp, phân quyên rất thuận lợi tùy theo yêu cầu công việc và sự phân nhóm NDT Đứng ở góc độ khai thác và sử dụng, NDT sẽ có những lợi ích và quyền hạn nhất định khi tham gia khai thác hệ thống thông tin khi trở thành những thành viên của hệ thống Việc kiểm soát các nguồn tài nguyên cũng trở nên chặt chẽ hơn qua các phần mềm quản lý, đảm bảo tối đa lợi ích với mỗi NDT

- Bảo vệ an toàn và lâu dài các tài liệu gốc

Trong môi trường số hóa, việc lưu trữ tài liệu đưới dạng vật lý sẽ chuyển dần sang việc lưu trữ trên hệ thống máy tính và mạng, có các cơ chế sao lưu và bảo mật, bảo vệ an toàn cho tài liệu

Khả năng định dạng của tài liệu cũng sẽ thay đổi rất đa dạng Ví dụ như một tài liệu dạng ấn phẩm khi được số hóa sẽ có thể được lưu dưới các dạng khác nhau tùy theo yêu cầu như dạng file TIEF (đối với tài liệu gốc), dạng file Doc với đạng văn bản có thẻ chỉnh sửa, dạng file PDF để đọc và có thể tùy biến sang các dạng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, slide

Các tài nguyên điện tử sẽ được bảo hộ bản quyền bởi các phương tiện kỹ

thuật Khi đã thống nhất giải quyết vấn đề bản quyền theo Luật Bản quyền và

các thỏa thuận giữa tác giả, nhà xuất bản, thư viện và người dùng, việc bảo vệ bản quyền TLĐT trên các hệ thống sẽ chỉ còn là các thao tác đơn giản NDT

Trang 21

phép để đảm bảo tác quyền đã được quy định

Các dạng TLĐT sẽ có thể tồn tại lâu dài trên các không gian lưu trữ, có khả năng chuyển đổi hình thức lưu trữ nhanh chóng, cơ động và đặc biệt trong xu thế mở của công nghệ, việc trao đổi tương thích giữa các chuẩn cũng rất đơn giản

- Nâng cao năng lực khai thác thông tin của người dùng tin

NDT sé dé dang tiép can véi cdc tài liệu, thông tin qua các phương tiện công nghệ cùng với sự phát triển của hạ tầng công nghệ và thói quen sử dụng, máy tính Các CSDL điện tử cũng dễ dàng tạo ra nhiều điểm truy cập cho 'NDT Vấn đề khai thác thông tin trên các cổng thông tin sé là sự kết hợp giữa tìm kiếm thông tin trực quan, qua các bộ tìm kiếm hay các bộ sưu tập đã được tổ chức NDT cũng có thể chủ động tạo ra các bộ sưu tập riêng trên các tài khoản của mình

Cơ chế tìm kiếm, khai thác thông tin cũng được mở rộng hơn nữa với các siêu liên kết và siêu dữ liệu NDT có thể thay đổi các môi trường thông tin hay các NLTT chỉ bằng những click chuột đơn giản và ngay lập tức có thể tiếp cân được với các NLTTĐT thuộc các đơn vị chủ quản khác nhau Điều này sẽ càng trở nên hiệu quả hơn khi các NLTT được gắn kết với nhau qua

các mối quan hệ liên kết hợp tác giữa các trung tâm thông tin

Quá trình khai thác NLTTĐT của NDT cũng là quá trình phát triển kỹ năng thông tin của NDT NCT của NDT thông thường không định hình cố định mà là biến động vì sẽ có những nhu cầu phát sinh Chính các nhu cầu phát sinh này tạo nên cho NDT những kỹ năng khai thác thông tin mới khi tham gia vào nhiều hệ thống thông tin NDT ban đầu chỉ với những kỹ năng tìm kiếm cơ bản sẽ có thể nâng cao năng lực tìm kiếm của mình như biết cách tạo ra các tài khoản, các cách thức trả phí dữ liệu online và tận dụng tối đa các

Trang 22

bằng sử dụng công nghệ của NDT trên các hệ thống thông tin cùng với sự

phát triển kỹ năng NDT nói chung trên mạng trực tuyến Internet

- Dễ dàng tạo lập các loại sản phẩm và dịch vụ thông tìn mới

Với các dạng NLTTĐT, việc tạo lập ra các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin mới sẽ trở nên rất đơn giản Trước hết là bởi tính cơ động của việc tổ chức thông tin dưới dạng các bộ sưu tập, CSDL, với sự hỗ trợ của các siêu dữ liệu thông tin, tài liệu có thể được tổ chức thành những đạng tùy biến theo yêu cầu đa dạng của NDT

'Tính cơ động trong việc tạo lập ra các bộ sưu tập thông tin số cũng đồng nghĩa với việc thư viện có thể tạo ra các sản phẩm thông tin mới như các

chuyên đề số theo yêu cầu hoặc các dịch vụ truy xuất thông tin hỗ trợ NDT

Đây là cơ hội dé hiện thực hóa một hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay là xã hội hóa thư viện, nhằm tạo ra một phần nguồn kinh phí để thư viện chủ động trong việc nâng cao năng lực phục vụ

- Khả năng mở rộng việc chia sẻ thông tin trong các hệ thống thông tin Khả năng sao chép dễ dàng trong môi trường NLTTĐT là một trong yếu tố quan trọng tạo nên việc chia sẻ tài liệu Thay vì việc sử dụng các phương tiện sao chép phổ thông như photocopy, scanner, NDT có thể nhân bản các tài liệu, thông

tin cần thiết trong một thời gian ngắn nhất và có thê nhận được kết quả qua hệ

thống mạng chứ không phải trực tiếp đến các phòng đọc như trước đây

Trang 23

Triển vọng của việc chia sé tai nguyên cũng sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ giữa NDT với NDT mà còn giữa các hệ thống thông tin Xu thế này thể hiện rất rõ ở việc gia tăng các cộng đồng mạng chia sẻ có tính chuyên môn sâu và trao đổi các thông tin có chỉ dẫn nguồn xuất xứ như một dấu hiệu của ý thức tôn trọng bản quyền đang hình thành trong xã hội

1.1.3 Phân loại nguồn lực thông tin điện tử

NLTTĐT có thê được phân loại theo các cách nhìn khác nhau - Căn cứ vào nội dung thông tin và phương thức xuất bản:

'Tạp chí điện tir (E-Journal) Sách điện tử (E-Book)

CSDL (Database): CSDL thư mục, CSDL toàn văn

'WebSite

- Căn cứ vào phương thức lưu trữ: Nguồn tin điện tử trên CD-ROM

Nguồn tin điện tử trên mạng (Internet, Intranet)

Nguồn tin điện tử trên máy tính: các hệ điều hành, các chương trình chạy trên máy tính, các phần mềm,

- Căn cứ vào nguồn thu thập

Nguồn tin miễn phí: là các nguồn tin trên mạng do các cơ quan thuộc chính phủ hay các cơ quan lợi nhuận xuất bản cung cấp Tuy nhiên, vì tính miễn phí nên không phải nguồn tin nào cũng có giá trị và tính chính xác còn phải được kiêm định lại trước khi đưa vào sử dụng

Nguồn tin phải trả tiền: đây là nguồn có giá trị thông tin cao, độ chính xác đáng tin cây và thường thì các cơ quan phải mua qua các nhà xuất bản,

các nhà cung cấp nguồn tin điện tử

Nguồn cơ quan tự xây dựng: đó là nguồn tin điện tử do chính bản thân

Trang 24

'vào máy tính và làm cho chúng có thể truyền di trên mạng LAN, mang WAN, hoặc Internet, ; hay chuyển sang các đĩa CD-ROM hoặc đĩa DVD đễ lưu trữ và sử dụng khi cần

Tuy nhiên, sự phân chia trên đây chỉ mang tính hình thức và tương đối,

ban than một nguồn tin có thể mang tất cả hoặc một vài các đặc tính trên, ví

dụ như một CSDL toàn văn được lưu trữ trên đĩa CD-ROM do cơ quan TT- TV mua từ nhà cung cấp

1.2 Vài nét khái quát về Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN 1.2.1 Lịch sử hình thành

Trường ĐHSP HN chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học Một một năm sau đó, ngày § tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc

Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường ĐHSP HN - mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt va tằm nhìn chiến

lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục [25], [26]

Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN được hình thành ngay từ khi trường được thành lập Trải qua hơn 60 năm hoạt động, Trung tâm không

Trang 25

giáo dục, Trung tâm đã và đang chuyển mình, đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc, theo hướng hiện đại hóa, nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của hoạt động đảo tạo, nghiên cứu khoa học và học tập trong điều kiện mới

Nam 1997, Thư viện trường ĐHSP HN nay là Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN đã ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nguồn tài liệu bằng việc sử dụng phần mềm CDS/ISIS Đặc biệt từ đầu năm 2005 đến này, với nguồn vốn từ dự án giáo dục đại học, Trung tâm đã sử dụng phần mền Libol 5.5 vào trong công tác quản lý tài liệu và quản lý NDT qua mạng nội bộ Cùng với đó là việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác biên mục Đó là các tiêu chuẩn khổ mẫu MARC21, AACR2, bảng phân loại DDC Đến nay Trung tâm đã xây dựng được CSDL thư mục với hơn 78.553 biểu ghi các loại, quản lý tích hợp các dạng tài liệu bao gồm: sách chuyên khảo, bài trích tạp chí, luận án, luận văn, luận án, kỉ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong trường Toàn bộ các biểu ghỉ được áp dụng theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về công tác biên mục Song song với việc sử dụng phần mềm Libol 5.5, hiện nay Trung tâm đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng phần mềm Dspace vào việc quản lý nguồn tài liệu điện tử hiện có, tạo điều kiện cho việc quản lý và khai thác nguồn tài liệu đạt hiệu quả cao

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Tổ chức tốt các hình thức phục vụ bạn đọc để cán bộ, giảng viên, sinh viên khai thác một cách có hiệu quả vốn tư liệu, góp phần phục vụ công tác đảo tạo và nghiên cứu khoa học của trường DHSP

HN trong giai đoạn mới

Để hoàn thành chức năng trên, Trung tâm phải làm tốt những nhiệm

Trang 26

- Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban Giám hiệu về

công tác thông tin tư liệu, nâng cấp bé sung các phương tiện, tài liệu trên cơ

sở kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được duyệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trường

- Thu thập, bổ sung, trao đổi và xử lí tài liệu nhằm cung cấp những

thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc

- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt nguồn tài liệu của trường

- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống

và hiện đại, làm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin

- Thu nhận đầy đủ tài liệu nộp lưu chiều từ Nhà xuất bản DHSP HN,

các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỉ yếu hội nghị, hội thảo, các đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp

- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học TT-TV, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào xử lí tài liệu, thông tin và phục vụ nhu cầu thông tin ngày cảng cao của bạn đọc

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện và trang bị kĩ năng khai thác thông tin cho đông đảo NDT của trường

- Xây dựng quy chế hoạt động và các nội quy của Trung tâm nhằm

quản lí tốt vốn tài liệu

- Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ NLTT với các trường đại học, các tổ chức, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước

Thue té cho tha

Trang 27

Bên cạnh việc cung cấp thông tin tài liệu về các ngành KHTN, KHXH, khoa học ứng dụng, trong cơ cấu NLTT tại Trung tâm còn có

một số lượng lớn các tài liệu về khoa học giáo dục, về phương pháp

giảng dạy các môn học

Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, các tài liệu về phương pháp giảng dạy các môn học theo hướng tiên tiến, hiện đại đang được NDT đặc biệt quan tâm Đây cũng là một trong các đặc điểm NCT của Trung tâm

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN

được giới thiệu ở hình sau (Hình 1.1): BẠN GIÁM ĐÓC TO MUON TO NGHIEP vu P Bé sung TIN HOC | vn |

P Doe sich (Kho

Trang 28

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ngoài Ban Giám đốc, Trung tâm được chia thành các bộ phận tương ứng với các tổ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xử lí nghiệp vụ

~ Phục vụ bạn đọc (phục vụ đọc tại chỗ và mượn vẻ nhà)

- Tra tim và truy cập thông tin

+ Tổ nghiệp vụ (Hệ thống các phòng nghiệp vụ): thực hiện việc

nghiên cứu thu thập, chọn lựa, bổ sung, xử lý tài liệu và xây dựng các hệ

thống tra cứu tìm tin truyền thống và hiện đại Ngoài ra, đây là nơi tiến

hành làm thủ tục cần thiết cho bạn đọc khi mới nhập học như: Xây dựng

hồ sơ bạn đọc của Trung tâm, làm thủ tục nhận và thanh toán tiền cược

sách của sinh viên khi nhập học và trước khi tốt nghiệp ra trường, xử lý các vi phạm nội quy của bạn đọc Tổ nghiệp vụ được bố trí tại các phòng,

103, 104 - tầng 1 của Trung tâm

+ Tổ mượn (Hệ thắng các phòng mượn): là nơi tô chức, lưu trữ,

bảo quản tài liệu và phục vụ cho bạn đọc mượn tài liệu và nhà theo thời gian quy định với 2 phòng: phòng Mượn giáo trình (phòng 101 - tầng 1) và phòng Mượn tham khảo (phòng 203 - tằng 2) của Trung tâm

+ Tổ đọc (Hệ thống các phòng đọc): là nơi tô chức lưu trữ, bảo quản

tài liêu và cung cấp cho bạn đọc những tài liệu cần thiết để đọc tại chỗ với các phòng đọc sách (kho đóng, kho mở - phòng 301, 302 - tằng 3), phòng đọc báo, tạp chí, luận án, luận văn (kho đóng - phòng 401, tầng 4) và phòng đọc báo, tạp chí (kho mở - phòng 203 - tầng 2) của Trung tâm

+ Tổ tin học (Hệ thống các phòng tin học): phục vụ bạn đọc sử dụng,

khai thác Internet và hệ thống thiết bị đa phương tiện với nguồn tài liệu điện

tử, được bồ trí tại phòng 402, 403, 404, 405 - tầng 4 của Trung tâm

Hệ thống các phòng chức năng trên là các bộ phận hữu cơ tạo nên hoạt động liên tục của Trung tâm Mỗi phòng thực hiện một nhiệm vụ độc

Trang 29

1.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Xuất phát từ một thư viện truyền thống nghèo nàn về cơ sở vật chất

cũng như vốn tài liệu, ngày nay Trung tâm đã được đầu tư một cơ ngơi khang

trang với toà nhà bốn ting khép kín có tổng diện tích sử dụng hơn 500m” Trung tâm đã được trang bị 150 máy tính nối mạng và 04 máy chủ với bộ lưu điện, chống sét Ngoài ra, còn có 08 máy in mạng, 08 máy in lazer độc lập, 04 máy photocopy, 06 máy scanner, 02 bộ cổng từ, 04 bộ thiết bị khử từ, 02 may in mã vạch, 12 bộ đầu đọc mã vạch, 02 máy in thẻ từ, 04 máy quét trong đó 02 máy A3, 02 máy A4, 01 máy đóng sách, 01 máy ảnh kỹ thuật số, 02 máy chiếu projector, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo cháy được đặt tại các phòng phục vụ và các tằng của Trung tâm

Hàng năm, Trung tâm được nhà trường đầu tư khoảng 400 - 600 triệu đồng để bổ sung tải liệu sách, báo, tap chi, va nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị Thiết bị sử dụng tại Trung tâm như bàn ghế, tủ phích mục lục đều được trang bị mới hoàn toàn theo các thiết kế phủ hợp với mục đích sử dụng

1.2.5 Nguén lec thong tin

'Tính đến cuối tháng 07 năm 2012, Trung tâm có khối lượng tài liệu truyền thống với khoảng 130.000 tên tài liệu, khoảng 400.000 bản bao gồm các sách thuộc các lĩnh vực giáo dục, sách tham khảo, sách tra cứu, giáo trình, đề tài

nghiên cứu khoa học, kỷ yếu, luận án tiến s

šï, luận văn thạc sĩ, các tài liệu băng

các thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung

Trang 30

“Tỉ lệ nguồn tài liệu truyền thống được thể hiện ở biểu đồ sau (Biểu đồ 1.1): 2%: 1%: Sach Viet Sach ngoai Luan án, luận văn D Tạp chí 8 Đề tài NCKH

Biểu đô 1.1: Tỉ lệ các loại hình tài liệu truyền thống

Trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý thư viện Libol 5.5 vào hoạt

động TT-TV, hiện nay Trung tâm đã xây dựng được một số CSDL với 78.733 biểu ghi thư mục cho các loại tài liệu Số liệu thống kê các CSDL được thể hiện ở bảng sau (Bảng 1.2): STT CSDL Thun Tỷ lệ (%) 1 [Sách Việt 46.667 s9 2 |Tạpchí 935 1 3 | Bài trích tạp chí 16.223 2I

4 _ | Luận văn, luận án 12.908 16

5 | Để tài nghiên cứu khoa học 2.000 3

Trang 31

Ty 18 (%) 3% 16% a Sach Việt E Tạp chí Bài trích tạp chí 2% 59% Luận văn, luận án| 'Đề tài NCKH 1% ˆ Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ các loại CSDL

Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ tài liệu điện tử như: Băng video: 87 bang; Bing cassette: 157 băng; Đĩa CD - ROM: 1259 đĩa Các loại CSDL mà Trung tâm đã mua để bạn đọc tra cứu bao gồm: Tạp chí khoa học Giáo dục Anh Mỹ (1983-2007), Tạp chí tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Bộ và Nhà nước từ 1984 đến 2008, Phần mềm học tiếng Anh

1.2.6 Đặc điểm các nhóm người dùng tỉn và như cầu tin

NDT là thành phần không thể thiếu trong bắt kì hoạt động của một co quan TT-TV nao NDT va NCT của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan TT-TV Nắm vững nhu cầu thông tin đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu thông tin của NDT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và trung tâm TT-TV các trường đại học nói riêng Mỗi nhóm NDT đều có sở thích, NCT khác nhau song đều có điểm chung là họ vừa là người

khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin

Trang 32

Trung tâm còn phục vụ bạn đọc các hệ chuyên tu, liên kết, tại chức và bạn đọc ngoài trường Hiện nay, Trung tâm đang quản lý khoảng 30.000 thẻ bạn đọc, trong đó có: cán bộ quản lý khoảng 200 thẻ (chiếm 1%), cán bộ giảng dạy khoảng 1.800 thẻ (chiếm 6%), học viên cao học, nghiên cứu sinh khoảng 7.500 thẻ (chiếm 25%), sinh viên khoảng 20.000 thẻ (các khóa) (chiếm 66%), bạn đọc ngoài trường, các khối chuyên, đảo tạo từ xa, tại chức, chuyên tu khoảng 500 thẻ (chiếm 2%),

Trên cơ sở xem xét nhu cầu thông tin và tài liệu, NDT tại Trung tâm có thể được chia thành các nhóm:

~ Nhóm 1: NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo

Nhóm NDT là CBQL của Trung tâm TT-TV không nhiều, chỉ chiếm 1% tổng số NDT Tuy số lượng không lớn nhưng nhóm NDT này đặc biệt quan trọng, họ vừa là NDT vừa là chủ thể thông tin ở trường ĐHSP HN Những cán bộ lãnh đạo vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của trường Chính vì vậy, thông tin cho nhóm này mang tính tổng kết, dự báo Lượng thông tin có diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội,các văn bản tải liệu của Đảng, Nhà nước, của ngành Nhu cầu thông tin của nhóm này rất phong phú Do cường độ lao động của nhóm này cao nên thông tin cung cấp cho họ càng cẩn phải kịp thời, chính xác, cô đọng, lôgic Hình thức phục vụ thường là các thông

tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, ấn phẩm thông tin, bản tin Phương

pháp phục vụ chủ yếu đành cho nhóm đối tượng này là phục vụ từ xa (bằng cách cung cấp đến từng người) theo những yêu cầu cụ thể Họ ít có thời gian tới thư viện để mượn và đọc tài liệu vì vậy phục vụ thông

Trang 33

~ Nhóm 2: NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Tuy chi chiếm 6% tổng số NDT nhưng đây là những chủ thể thông tin năng động và quan trọng trong nhà trường sư phạm Họ là những người cung cấp thông tin qua các bài giảng, các công trình nghiên cứu được công bố, các đề xuất, các dự án, các hội nghị vừa là những NDT thường xuyên, liên tục của các bộ phận thông tin trong trường và ngoài trường ĐHSP HN Thông tin cho nhóm này là những thông tỉn có tính chất chuyên sâu, có tinh

lý luận và thực tiễn, tính thời sự và liên quan tới các ngành khoa học cơ bản và khoa học giáo dục Hình thức phục vụ thường là các thông tin chuyên để, thư mục chuyên để, thông tin chọn lọc về các ngành khoa học cơ bản và khoa học giáo dục cũng như lý luận sư phạm

Hiện nay trong chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, những tài liệu có nội dung liên quan đến phương pháp sư phạm, công nghệ dạy học là những tài liệu có tính chất quan trọng với nhóm NDT này bởi thông qua sự truyền đạt, giảng dạy của họ, lớp NDT là sinh viên, nghiên

cứu sinh, học viên cao học sẽ tiếp nhận một cách trực tiếp những nội dung thông tin, phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu của mình Để phục vụ cho

nhóm NDT này hiệu quả thi việc số hóa các nguồn tài liệu trên là cần thiết

~ Nhóm 3: NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Đây là những chủ thể thông tin đông đảo và biến động nhất trong trường ĐHSP HN, chiếm 93% tổng số NDT

Đối với những nghiên cứu sinh, học viên cao học: Lực lượng này là những người đã tốt nghiệp một trường đại học về sư phạm, đã qua công tác

thực tiễn tại các cơ quan, các trường đại học ở khắp các tỉnh thành trong cả

nước Một số trong nhóm đối tượng này là cán bộ quản lý ở các trường học, số khác là giáo viên tham gia giảng dạy trực tiếp các môn học cụ thể Thông, tin đành cho đối tượng này chủ yếu đòi hỏi có tính chất chuyên ngành sâu,

Trang 34

Đối với NDT là sinh viên: Do yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập, nghiên cứu, nhóm này thực sự đông đảo, có nhiều biến động và nhu cầu thông tin của họ rất lớn Việc đổi mới phương pháp dạy học đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyển về phương pháp học tập Hiện nay, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú trọng và quan tâm của

hầu hết sinh viên trong trường

Tùy theo từng chuyên ngành theo học mà những thông tin tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng này Do phải học trên lớp, thời gian tự nghiên cứu còn ít nên thông tin phục vụ cho cả nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên cần đáp ứng cụ thể, chỉ tiết và đầy đủ Hình thức phục vụ chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là các bài viết trong tạp chí và những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và chuyên ngành đào tạo về sư phạm, giáo dục cũng như chuyên ngành khoa học mà họ trực tiếp học tập, nghiên cứu Đề giúp cho nhóm NDT này có thẻ khai thác thông tin mọi lúc, mọi nơi thì NLTTĐT là rất thích hợp,

1.3 Vai trò của nguồn lực thông tin điện tử tại trường ĐHSP HN

1.3.1 Hỗ trợ đắc lực chủ trương đào tạo theo tín chỉ

Tir năm 2009, trường ĐHSP HN chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ Phương pháp dạy học mới này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng cường thời gian nghiên cứu khoa học; sinh viên phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của

Trang 35

NLTTĐT với những ưu điểm nỗi bật như vừa nêu ở phần 1.1.2 góp phần tích cực cho chủ trương đảo tạo theo tín chỉ của nhà trường:

Thời gian tìm kiếm thông tin phục vụ cho các bài giảng của giáo viên được rút ngắn, giảng viên có thể chủ động thời gian truy cập vào thư viện

“Thay vì họ phải đến thư viện để đọc tài liệu, sao chép tài liệu, chờ đợi đẻ lấy

kết quả như đối với tài liệu truyền thông, thì đối với nguồn thông tin điện tử,

người giảng viên có thể ngồi tại nhà hay tại phòng làm việc, chủ động tìm kiếm, đọc và download tài liệu Giảng viên cũng có thể gửi các tài liệu cần đọc tới học viên bằng thư điện tử với các đường link chỉ rõ địa chỉ nguồn tài liệu Giảng viên chỉ cần xác định các tiêu chí thông tin cần cập nhật, tạo cảnh báo trên mạng để có thể nhận được email thông báo khi có tài liệu mới và cùng với một tài khoản người dùng là có thể tìm được thông tin mình cần Sau khi đã tìm được thông tin thì việc lưu trữ lại thông tin hết sức đơn giản Thậm chí, giảng

viên có thê truy cập tới các tài liệu trực tuyến ngay trong quá trình giảng bai dé

lấy các tư liệu, hình ảnh, biều đồ minh họa cho bài giảng của mình

'Với nguồn TTĐT được cung cấp, sinh viên nhanh chóng tiếp cận được thông tin cần thiết, và các nguồn tin này có thể được mở rộng bởi khả năng

tìm kiếm hỗ trợ từ các công cụ tìm kiếm được thực hiện bởi sinh viên, có thể

tham khảo những tài liệu tìm kiếm phát sinh để mở rộng diện nghiên cứu Thời gian khai thác, truy cập các dạng tài liệu sẽ được rút ngắn Các bộ tìm kiếm đủ mạnh với các chỉ dẫn từ giáo viên sẽ giúp sinh viên sử dụng thời gian của mình chủ động, hiệu quả Sinh viên có thể tiếp cận thông tin, tài liệu ngay tại gia đình tự nghiên cứu nhằm giảm bớt thời gian học tập tại giảng đường

Sinh viên có thể tham gia các diễn đàn hay lập các blog để làm việc nhóm,

thảo luận, chia sé tài liệu Đây là phương thức làm việc mới, nhiều tiện ích,

phát huy được tối đa khả năng làm việc nhóm đồng thời phù hợp với thói quen sử dụng mạng hiện nay của giới trẻ trên một mặt bằng công nghệ đang phát triển Sinh viên có thẻ tham khảo ý kiến của cộng đồng mạng với vấn đề

Trang 36

1.3.2 Tăng cường khả năng phối hợp và cha sẻ nguẫn lực thông tin

NLTTDT giúp mở rộng việc chia sẻ thông tin giữa các nhóm NDT và giữa các hệ thống thông tin Khả năng sao chép và truyền tải nhanh chóng của NLTTDT là yếu tố quan trọng trong việc chia sẻ thông tin Giờ đây, những người hoạt động trong lĩnh vực thông tin và nhiều NDT có thể có được các

thông tin cần thiết trong một thời gian ngắn nhất với chỉ phí chấp nhận được

Đối với các tài liệu số hóa, các giảng viên có thêm điều kiện trau dồi kiến thức với nguồn thông tin chất lượng (có thể được kiểm định bởi nhiều nguồn uy tín) Đồng thời, khi tiếp xúc với môi trường thông tin điện tử năng động, họ có thể nhanh chóng được chia sẻ, cập nhật các kiến thức chuyên ngành Việc hướng dẫn học viên đọc các tài liệu tham khảo, chỉ nguồn, chia sẻ thông tin cũng đơn giản hơn rất nhiều khi cả giáo viên và học viên cùng có quyền truy cập và khai thác nguồn tài liệu số hóa

Cả giáo viên và học viên khi tra cứu các tài liệu toàn văn sẽ tránh được việc trùng lặp đề tài nghiên cứu, giúp khắc phục việc lăng phí thời gian và công sức nghiên cứu Đây cũng là công cụ để giáo viên kiểm tra và đánh giá sự trung thực, khả năng sáng tạo của học viên Đồng thời, với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó, người thực hiện đề tài mới sẽ nhanh chóng tiếp cận được nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, có tầm nhìn sâu rộng và toàn diện hơn về vấn đề mình nghiên cứu Dưới góc độ NDT là học viên, khi được cấp quyền truy cập NLTTĐT, họ cũng được hưởng các lợi ích tương tự như giáo viên và người nghiên cứu trong việc tiếp cận và chia sé tri thức mới

Ngày nay, việc chia sẻ NLTTĐT đang được mở rộng giữa các hệ thống, thông tin Nhờ giao lưu và chia sẻ thông tin mà phạm vi và tần suất sử dụng, thông tin được nhân lên, vừa có lợi cho NDT vừa tạo thêm giá trị cho nguồn

Trang 37

kết chương 1

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về NLTTĐT, vai trò của nguồn tin trong công

tác giáo dục, đào tạo của trường ĐHSP HN, điều tra NCT của NDT, có thể

đưa ra một số kết luận như sau:

- Thứ nhất, NLTTĐT có những đặc trưng nỗi trội với những tính năng ưu việt hơn hẳn so với NLTT truyền thống

- Thứ hai, NLTTĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra đối với việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong các trường đại học và cần thiết có sự chuyển đổi từ NLTT truyền thống sang NLTTĐT

nhằm đáp ứng xu thế phát triển tất yếu trong các hoạt động

Trang 38

Chương 2

THUC TRANG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUON LUC THONG TIN DIEN TU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2.1 Nhân tố tác động tới nguồn lực thông tin điện tử

2.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan TT-TV hay trong bắt ky một cơ quan tổ chức nào

Hiện nay đội ngũ cán bộ của Trung tâm là 33 người, đa phần là các cán bộ có trình độ đúng chuyên ngành TT-TV và tin học, trong số đó có 10 (30%) thạc sỹ (08 thạc sĩ TT-TV chiếm 80%, 02 thạc sĩ CNTT chiếm 20%), 17 (52%) cử nhân 'TT-TV và 06 (18%) cử nhân các ngành khác, (ngoài ra còn có 08 cán bộ làm công tác vệ sinh và bảo vệ) Hầu hết cán bộ nhân viên Trung tâm TT-TV đều có tuổi đời còn trẻ, năng động, luôn tiếp thu công nghệ và tác phong làm việc mới Trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện được thể hiện qua biểu đồ (Biểu đỗ 2.1): 17% 8n Thạc sĩ 30% m Cử nhân % Cử nhân các 52% ngành khác

Biểu đô 2.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ tại Trung tâm

'Việc bố trí cán bộ cho các bộ phận như sau:

Tổ nghiệp vụ (Hệ thống các phòng nghiệp vụ) có 9 cán bộ, trong đó, l cán bộ phụ trách mảng báo, tạp chí; 1 cán bộ làm công tác bổ sung; 1 cán bộ

Trang 39

Tổ mượn (Hệ thống các phòng mượn) có 6 cán bộ, 4 cán bộ phục vụ bạn đọc mượn tài liệu giáo trình, 2 cán bộ phục vụ mượn tài liệu tham khảo

Tổ đọc (Hệ thống các phòng đọc) có 11 cán bộ, 4 cán bộ phục vụ sách kho đóng, 2 cán bộ phục vụ tài liệu tra cứu, tham khảo kho mở, 1 cán bộ phục vụ báo tạp chí kho mở, 4 cán bộ phục vụ luận án, luận văn, báo, tạp chỉ, đề tài nghiên cứu khoa học kho đóng

Tổ tin học (Hệ thống các phòng tin học) có 3 cán bộ, 1 cán bộ phụ trách phòng máy chủ, 1 cán bộ cho phòng Multimedia, 1 cán bộ phục vụ việc khai thác mạng của NDT,

VỀ cơ bản, đây là mô hình quản lý thích hợp với một thư viện truyền thống có các yếu tố của thư viện điện tử, chứ chưa có đủ khả năng áp dụng cho một thư viện điện tử với NLTTĐT vận hành trên một hạ tằng công nghệ mạng

Với khối lượng công việc tương đối lớn như ở tổ nghiệp vụ, việc phân công cán bộ như vậy còn mỏng, công việc nhiều khi bị gián đoạn, ngưng trệ, vì cán bộ đi học, nghỉ thai sản, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ

Trong giai đoạn hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ

trung tâm khá cao so với mặt bằng chung Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của các nhân viên thư viện còn chưa đồng đều Các cán bộ đều được tham gia các khóa học ngắn hạn về tiếng Anh, tin học văn phòng, trong công việc thường nhật các kiến thức học được rất hữu ích, song do điều kiện công việc thực tế người làm việc liên quan nhiều đến tin học, ngoại ngữ người không sử dụng thường xuyên nên kiến thức bị mai một di Chính vì vậy, khi tiến hành xây dựng NLTTĐT cần phải nâng cao trình độ bằng các hình thức bồi dưỡng và đào tạo lại cho cán bộ để họ có thể bắt kịp với công việc

Trang 40

2.1.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Hiện đại hóa hoạt động thư viện chính là trang bị cho thư viện một hệ thống máy móc và vận hành công việc trên thiết bị đó Mạng thông tin đã tạo ra môi trường hoạt động, làm việc trải rộng, mang tính kết nối đa chiều và làm thay đổi cách thức làm việc cũ của thư viện Các hoạt động từ khâu xử lý thông tin đến khai thác các sản phẩm đều diễn ra trong môi trường mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ thông qua hệ thống máy tính chủ, máy trạm và các máy tra cứu

Hệ thống mạng máy tính của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN được xây dựng và phát triển từ năm 2004 Hiện nay Trung tâm có 04 máy chủ cấu hình đủ mạnh để thực hiện các chức năng: lưu trữ thông tin, gửi nhận thư điện tử, quản lý website, cấp phát địa chỉ IP cho các máy trạm và vận hành các chương trình phần mềm ứng dụng cho mạng Internet Intranet

Hệ thống máy trạm bao gồm hơn 150 máy tính được phân chia đến khắp các phòng chức năng của Trung tâm: 34 máy trạm quản lý; 24 máy trạm tra cứu tài liệu đặt tại các phòng đọc và phòng mượn; 70 máy trạm đặt tại hai phòng Internet dành cho bạn đọc khai thác và sử dụng mạng Internet; 20 máy trạm đặt tại phòng Multimedia, 02 may tram sir dung dé quan ly ban doc

mượn trả séch Céc may déu c6 6 dia CD hoac 6 dia DVD

Đại da số những máy này có cấu hình tương đối cao với bộ vi xử lý như Intel Pentum 4 2.4Ghz đến 3.0Ghz, đến Dure Core E6500 2.93Ghz, Ram từ S12Mb đến 2Gb

Ngoài ra, Trung tâm còn lắp đặt hệ thống mạng không dây Wifi, phủ sóng toàn bộ các tẳng

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN