1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Tăng cường nguồn lực thông tin địa chí ở thư viện tỉnh Bắc Giang phục cụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của địa phương

115 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Nguồn Lực Thông Tin Địa Chí Ở Thư Viện Tỉnh Bắc Giang Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội Của Địa Phương
Tác giả Đỗ Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Đức
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 26,87 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Tăng cường nguồn lực thông tin địa chí ở thư viện tỉnh Bắc Giang phục cụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của địa phương là khẳng định vị trí vai trò hoạt động địa chí của thư viện tỉnh Bắc Giang trong hệ thống các hình thức nghiên cứu ở địa phương. Đánh giá kết quả hoạt động địa chí mà thư viện tỉnh Bắc Giang đã giải quyết trong thời gian qua và nêu lên phương hướng, giải pháp vụ thể nhằm tăng cường nguồn lực thông tin địa chí trong thời gian tới.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH THỦY

TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC THƠNG TIN ĐỊA CHÍ

Ở THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ PHÁT

TRIEN

KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Thế Đức

Trang 2

Lời mở đâu

Chương I: Nguồn lực thông tin địa chí với sự phát triển kinh Khái quát chung vẻ tỉnh Bắc Giang

1.2 Vai trò của nguồn lực thông tin địa chí đối với sự phát triển kinh tế, van hoá, xã hội của tỉnh Bắc Giang:

điểm người dùng tin và nhu cầu thong tin địa chí của bạn đọc ở Bắc Giang

2.2 Tổ chức bộ máy tra cứu

2.3 Tổ chức khai thác nguồn lực thông tỉn địa chí phục vụ phát triển kinh tế ~ văn hoá - xã hội tinh Bac Giang 2.4 Chia sẻ nguồn lực thong tin địa chí Bắc Giang

25 Tổ chức và bảo quản kho tài liệu địa chí

Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát nguồn lực

thông tin dia chi 6 thu viện Bắc Giang

3.1 Phương hướng phát triển nguồn lực thong tin dia chi 3.2 Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin dia chí ở

Trang 3

1- Tính cấp thiết của đề tài:

Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đang được triển khai trên quy mô lớn, với nhịp điệu mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi người những hiểu biết vẻ môi trường và địa phương của mình càng sâu rộng Để phục vụ có hiệu quả cho các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- văn hoá, xã hội ở địa phương,

trước hết các cán bộ lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn phải

hiểu biết sâu s¿ „ toàn diện vẻ quá khứ, lịch sử, tiềm năng, thế mạnh cũng như tình hình hiện tại của địa phương Muốn làm được điều đó phải tiến hành điều tra thực tế ở địa phương đồng thời bổ sung các thông tỉn thu được thông qua các tài liệu địa chí của thư viện tỉnh, thành phố Đặc biệt với những người lập kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương thì tài liệu dia chí sẽ giúp họ có tâm nhìn, tẩm hiểu biết, khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên, sử dụng triệt để sức mạnh vật chất cũng như tỉnh thần của địa phương Hoạt động đị ủa loại hình thư viện tỉnh- thành phố Hoạt động địa chí ra đời nhằm đáp chí là một hoạt động truyền thống mang tính chất đặc thù

ứng nhu cầu vẻ thong tin địa chí khác nhau của bạn đọc trong việc nghiên cứu về một địa phương nhất định Vì vậy, hoạt động địa chí trở thành nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được đối với tất cả các thư viện tỉnh, thành phố, trong đó có thư viện tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh sớm triển khai hoạt động địa chí- thư viện và

Trang 4

những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Thư viện tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động địa chí Tuy nhiên do yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng, phát triển các hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội của địa

chí của Thư viện ở Bắc

phương trong tình hình mới mà nguồn lực thong tin di

Giang hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa được đầu tư đúng với vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển xã hội Những vấn đẻ đặc thù về hoạt động địa chí, Thư viện tỉnh Bắc Giang từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học của tác giả nào nghiên cứu sâu, do vậy hiệu quả của hoạt động địa chí còn hạn chế Các tài liệu địa chí của thư viện hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu câu của người đọc để phục vụ việc phát triển kinh tế ở địa phương

Để đánh giá lại hoạt động địa chí mà Thư viện tỉnh Bắc Giang đã làm trong thời gian qua, góp phần nâng cao vai trò của hoạt động dia chí trong thời gian tới nhằm theo kịp với yêu cầu phát triển của đất nước, của địa phương, tôi chon dé tai: “Tăng cường nguồn lực thông tn địa chí ở Thư viện tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội địa phương” làm luận văn tốt nghiệ

2- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Công tác phát triển nguồn lực thong tin dia chi của Thư viện tỉnh

Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển nguồn lực thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Bắc Giang từ khi thành lập Phòng địa chí (1970) đến nay

3- Mục đích nghiên cứu:

© Giang

Trang 5

4- Phương pháp nghiên cứu: ~ _ Thu thập, nghiên cứu tài liệu

~ _ Điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phỏng vấn lãnh đạo - Thống kês 5- Cấu trúc luận văn: phân loại, phân tích, s Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đẻ tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luậ phụ lục, tài liệu tham khảo Luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Nguồn lực thông tin dia chí với sự phát triển kinh tế, văn

hoá, xã hội tỉnh Bắc Giang

Chương 2: Thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin địa chí của Thư viện tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển nguỏn lực thông tin

Trang 6

KINH TE- VĂN HOA - XÃ HOT TINH BAC GIANG

1.1 KHAI QUAT CHUNG VE TINH BAC GIANG 1.1.1 Vị trí

Bắc Giang là một tỉnh miễn núi bán son địa, nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 50 km vẻ phía bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng 100 km về phía đông Phía bắc và đông bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà

Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh

Bắc Giang cách không xa các khu công nghiệp và đô thị của vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng: nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn- Hà Nội: và có thể khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai- Hà Nội

Tinh Bac Giang có diện tích 3.822 Km”, dân số khoảng 1,56 triệu người gồm 26 dân tộc, trong đó các dân tộc chính là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sin Dìu, Hoa, Dao (Dân tộc Kinh chiếm 87,9% dân số) Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2003 thì Bắc Giang xếp thứ 17 vẻ dân số và 34 vẻ diện tích trong 61 tỉnh thành của cả nước.[5, tr.1]

Lãnh thổ Bắc Giang chạy dài theo hướng Tây Đông, địa hình dốc, nghiêng từ đông bá xuống tây nam Là một tỉnh miễn núi nhưng địa thế Bắc Giang có cả 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi cao, trong đó khu vực trung du và miễn núi chiếm 80,5% diện tích, khu vực đồng bằng chiếm 10,5% diện tích

Trang 7

ha đất phục vụ thâm canh lúa đảm bảo an ninh lương thực đồng thời cũng rất thích hợp để phát triển rau, củ, quả, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao và nuôi trồng thuỷ sản Vẻ đất lâm nghiệp, Bắc Giang có 121 nghìn ha đất có rừng và 55 nghìn ha đất đổi núi chưa sử dụng Bắc Giang là một tỉnh

có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên doanh, liên kết

trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và phát triển ngành chế biến lâm sản Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là than với các mỏ như: Bố Hạ, Thanh Sơn trữ lượng thấp, ước tính hàng ngàn tấn có chất lượng tốt

Nguồn nhân lực dồi dào cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bắc Giang Dân số của tỉnh hiện nay là trên 1.56 triệu người, trong đó có 95 vạn lao động, dự tính đến năm 2010 lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 15 vạn, đủ khả năng cung cấp nhân lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ở địa phương Để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí để các nhà đầu tư đào tạo nghề cho người lao động Hiện tai tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề đáp ứng nhu

cầu đa dạng về đào tạo nghề của nhiều ngành, nhiều nghề và nhiều doanh nghiệp Đến năm 2010 theo quy hoạch, Bắc Giang sẽ có 38 cơ sở đào tạo với chỉ tiêu tuyển sinh mới hàng năm trên 16 ngàn người Ngoài ra, hàng năm Bắc Giang có trên 4000 học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học Số sinh viên này khi tốt nghiệp sẽ là lực lượng nòng cốt bổ sung cho đội ngũ lao động trình độ cao của tỉnh [I, tr7]

Trang 8

Nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn là: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam Ba con sông này đều đỏ vẻ Phả Lại, gặp sông đưống rồi chia thành hai nhánh đổ vẻ Hải Phòng và Thái Bình Người ta gọi đây là hệ thống sông Bình Những con sông này tạo nên mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận tiện và cũng là nguồn cung cấp tài nguyên nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất Do có vị trí liên thông với các tỉnh ở vùng Đông Bắc và với hệ thống núi non sông ngòi chẳng chịt như trên, nên ° của Kinh thành Thăng Long và ngày nay Bắc Giang vẫn là địa bàn quân sự trọng yếu để bảo vệ tổ

xưa kia Bắc Giang được gọi là *Phên dậu phía quốc

Tổ chức hành chính tỉnh Bác Giang bao gồm 1 thành phố (là Thành phố Bắc Giang đô thị loại 3, tháng 6/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp thị xã Bắc Giang trước đây) và 9 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang, Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà Tỉnh Bắc Giang có 229 xã, phường, thị trấn (tháng 7/2005) trong đó 169 xã thuộc khu vực miền núi và vùng cao (theo quy định của nhà nước)

Nhìn chung về điều kiện tự nhiên, Bắc Giang có nhiều mặt thuận lợi cho sản xuất nông lâm, giao thông, thương mại và phát triển công nghiệp Đây là cơ sở để Bắc Giang vươn lên trong quá trình cơng nghiệp hố- hiện đại hố, trở thành một tỉnh cơng nông nghiệp giầu mạnh

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bác Giang

Trang 9

xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2005 tăng gấp 2,4 lần Trồng trọt và chăn nuôi đã phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất và lao động, xây dựng nhiều cánh đồng, trang trại đạt và

vượt 50 triệu đồng/Iha/năm

Người dân Bắc Giang đang tích cực phát triển kinh tế theo quy mô trang trại để có thu nhập cao hơn Năm 1997, toàn tỉnh có 377 trang trại, đến năm

2005 có 1679 trang trai (tang 1302 trang trại), trong đó trang trại cây lâu nam

chiếm 74%, trang trại chăn nuôi chiếm 9%, còn lại là các trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp Tuy quy mô trang trại còn nhỏ nhưng đã có trên 33.000 hccta cây ăn quả, chủ yếu là vải thiểu, na, dứa, hồng Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến hoa quả của tỉnh Các trang trại đang quản lý và sản xuất 5470 ha đất với tổng vốn đầu tư khoảng 135 tỷ đồng, sử dụng 3834 lao động, thu nhập bình quân 1 g từ 22 triệu đồng năm 2000 lên 50 triệu đồng năm 2005 Các địa

iải quyết được tình trạng ruộng đất manh mún, tạo điều kiện trang trạ phương đã thuận lợi đưa cơ giới hoá vào sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn Giá trị nơng sản hàng hố làm ra trên 1 ha đất nông nghiệp đã được tăng lên 26 triệu đồng năm 2005 Có 1580 ha đất thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hơn 8700 hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm Toàn tỉnh có 164 hợp tác xã trong đó có 136 hợp tác xã đã đăng kí kinh doanh Các hợp tác xã đã thu hút được 80.000 lao động tham gia với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang đang được

tiếp thêm năng lực mới và đã khởi sắc trên đà tăng trưởng cao, tốc độ tăng

Trang 10

thủ công được khôi phục và mở rộng nên đã trở nên sôi động hơn, thu hút được 8.500 lao động Một số làng nghề trruyền thống nổi tiếng như gốm Thổ Hà (xã Vân Hà - Việt Yên), rượu làng Vân (xã Vân Hà- Việt Yên), bánh đa Kế (xã Dĩnh Kế- Tp Bắc Giang), nghề mây tre đan Phúc Long, Phúc Tầng (xã Tăng Tiến- Việt Yên), nghề làm bún Đa Mai (xã Đa Mai- TP Bắc Giang), nghề rèn (xã Đức Thắng- Hiệp Hoà) Các sản phẩm làng nghề khá đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của thị trường địa phương trong nước và xuất khẩu sang một số nước phương Tây

Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có những phát triển tiến bộ và dân đi vào ổn định Công nghiệp quốc doanh có bước phát triển khá cao so với bình quân cả nước Tỉnh tiếp tục có chủ trương dành những vị trí thuận lợi nhất để phát triển khu công nghiệp Cùng với khu công nhiệp Đình Trám 101 ha, cụm công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng 250 ha, cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng 40 ha, và 20 cụm công nghiệp khác ở các huyện, thành phố Tỉnh đang quy hoạch để dành khoảng 600 ha để xây dựng khu công nghiệp thương mại Quang Châu Đây là nguồn nội lực quan trọng để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Trang 11

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, hàng hoá tiêu dùng phong phú, thị trường đông đã hình thành hệ thống, mạng lưới, kênh lưu thơng hàng hố theo cơ chế thị trường Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dich vụ tiêu dùng xã hội tăng nhanh, năm 2005 đạt 2500 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,5%, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân Một số trung tâm thương mại ở thành phố, thị trấn thị tứ, trung tâm cụm xã

cùng với một số chợ ở nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp phần thúc đẩy việc giao lưu hàng hoá, phục vụ tiêu dùng và phát triển sản xuất

Du lịch cũng là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng của Bắc

Giang Mấy năm gần đây, tỉnh đã quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được đâu tư tôn tạo, đặc biệt đầu tư cho một số khu trọng điểm như khu du lịch Suối Mỡ, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, đình chùa Tiên Lục, nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám, di tích khu ATK2- Hiệp Hoà, hồ Khuôn Thân, hỏ Suối Nứa, hồ Cấm Sơn, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thực hiện chương trình hành động quốc gia vẻ du lich, chỉ đạo và tổ chức tốt các lễ hội

truyền thống Số cơ sở lưu trú tăng nhanh từ 3 cơ sở năm 2002 lên 50 cơ sở năm 2005 Lượng khách du lịch năm 2004 là trên 3,7 vạn lượt người, năm

2005 đạt 4 vạn lượt người, tăng bình quân mỗi năm trên 7%

Trang 12

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang chuyển dịch theo hướng tích cực

Cơ cấu GDP Đơn vị tính: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông, lâm, nghiệp thuỷ sản 498 488 48 462 45 43

Công nghiệp -xâydựg |147 |152 l126 Ì201 205 l232

Dịch vụ 355 36 358 337 345 348 Tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế là 7.8% năm, các ngành đều tăng nhưng trong đó công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng nhanh nhất Do đó tỷ trọng nông nghiệp từ 49,8% năm 2000 xuống còn 43% năm 2005 Điều đó chứng tỏ Bắc Giang đang chuyển dần thành tỉnh có nền kinh tế công nghiệp- nông nghiệp, không còn thuần nông như trước

1.1.3 Đặc

ìm văn hoá tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một vùng đất có bể dày lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc từ thời đại Hùng Vương đến nay, do đó Bắc Giang cũng là tỉnh có bể dày và truyền thống văn hoá Đặc điểm văn hoá Bắc Giang là văn hoá đa dân tộc trong đó văn hoá dân tộc Kinh chiếm vai trò chủ đạo Trong quá trình lich sử, Bắc Giang vừa có cư dân bản địa từ thời Hùng Vương vừa có cư dân của nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Thanh Hoá, Hà Nam, Hung Yên và như các nhóm dân tộc ít người từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây tụ cư Do đó văn hoá Bắc Giang có rất nhiều điểm tương đồng với văn hoá các tỉnh đồng bằng Bắc ác tỉnh miễn núi phía Bắc

Di sản văn hóa vat thé và phi vật thể của Bắc Giang rất phong phú Vẻ di

sản hoá phi vị thể, bên cạnh các hiện vật tìm được qua những lần khai quật, Bắc Giang còn bảo tổn được nhiều di tích gồm đình, đẻn, chùa, lãng, bia

mộ cổ

Trang 13

của thời tiền sử, sơ sử, thời thuộc Hán và thời Việt Nam độc lập dựng nước Trong đó có những hiện vật tiêu biểu như:

- Hiện vật thuộc hậu kỳ đồ đá cũ tìm thấy ở An Châu (Sơn Động), Bố Hạ (Yên Thế), Minh Khai (Lục Ngạn), chứng minh từ xa xưa đã có những cư dân sinh sống ở thượng nguồn sông Thương, sông Lục Nam

- Hiện vật trống đồng ở

hiện vật đồ đồng, đồ đá mới ở di chỉ Đông Lâm (Hiệp Hí

2005) chứng minh thời Hùng Vương đã có cư dân nông nghiệp sinh sống trên ác Lý và Hùng Sơn (Hiệp Hoà) và hàng loạt

năm 1960 và

đôi bờ các con sông của Bắc Giang

~ Hàng loạt hiện vật và mộ táng thời Hán tìm thấy ở Hương Lâm, Quốc Tuấn (Hiệp Hoà) chứng tỏ từ đầu công nguyên vùng đồng bằng Bắc sông Cảu-

Nam sông Thương, con người đã hoàn toàn làm chủ

Bắc Giang có 1.316b di tích lịch văn hoá, trong đó 747 di tích còn khá nguyên vẹn và 120 di tích đã được Nhà nước ra quyết định công nhận bảo vệ

Từ xa xưa, trong ca dao Việt Nam đã có câu: "Câu Đông, chùa Bắc, đình Đoài” Đình chùa Bắc Giang vừa có niên đại sớm, vừa có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo Đình xuất hiện phổ biến ở nhiều làng xã ở Bắc Giang vào thời Lê như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà) được xây dựng vào năm 1576 là một trong những ngôi đình có niên đại sớm nhất cả nước, được mệnh danh là Đệ nhất Kinh Bắc Các ngôi đình bề thế có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chạm khắc tỉnh xảo được xây dựng vào thế kỷ XVII như đình Phù Lão (Lạng Giang), đình Thổ Hà (Việt Yên), đình Cao Thượng (Tân Yên)

Trang 14

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiển tâm chưa đành ° “Nam Hương Tích, Bắc Bổ Đà ”

Bắc Giang cũng là vùng đất có nhiều bia đá xuất hiện chủ yếu vào thời Trân- Lê- Nguyễn (thế kỷ XVI- XIX) Nội dung của văn bia cũng khá phong phú như ghi lại việc xây dựng đình, chùa, đền, miếu, lập chợ, phong tục thờ cúng trong làng, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của các làng cổ Số lượng bỉa thời Lê của Bắc Giang hiện còn giữ được: huyện Bảo Lộc: 9 bia; 'Yên Dũng: 62 bia; Hiệp Hoà: 129 bia; Viet Yen: 42 bia; Phượng Nhõn: 26 bia Đây là những tư liệu hết sức quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử văn hoá

Bên cạnh văn hoá vật thể, van hod phi vật thể ở Bác Giang cũng khá da dạng, phong phú

Bac Giang là quê hương của rất nhiều lễ hội Theo thống kê trong toàn tỉnh có 806 lễ hội [Lễ hội Bắc Giang] chủ yếu là hội làng với các loại hình lễ hội như hội đình, hội đền, hội chùa Hội cổ truyền nổi tiếng trong vùng là hội chùa Đức La (Yên Dũng), hội chùa Bổ Đà (làng Thượng Lát- Tiên Sơn- Việt Yen), hội đình Thổ Hà (xã Vân Hà- Việt Yên), hội đình Cao Thượng (xã Cao Thuong- Tan Yên), hội đền Y Sơn (làng An Khánh- xã Hoà Sơn- Hiệp Hoà), hội đền Suối Mỡ (Nghĩa Phương- Lục Nam), hội đền Từ Hả (xã Hả Hộ, Lục Ngạn) Mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc và ó các trò chơi dân gian trong ngày như: đấu vật, cướp câu, thỉ văn hoá ẩm thực, hát ví, hát trống quân, diễn chèo đã tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn của hội làng

Trang 15

Trong hệ thống di sản văn hoá phi vật thể ở Bắc Giang văn hoá làng nghề cũng có vị trí rất quan trọng Nói tới làng nghề truyền thống, chúng ta không thể không nhắc tới làng gốm Thổ Hà (Vân Hà, Việt Yên), nghề mây tre đan xã Tăng Tiến (Việt Yên), nghề bún Đa Mai (xã Đa Mai, TP Bắc Giang), nghề rèn xã Đức Thắng (Hiệp Hoà)

Bắc Giang là vùng chuyển tiếp vẻ địa văn hoá và địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nên Bắc Giang cũng là nơi sản sinh, lưu truyền những kho tàng văn nghệ dân gian phong phú Các loại hình dân ca chủ yếu: hát quan họ, chèo, trống quân, ví, ca trù của người Kinh, dân ca của người Cao Lan, Sán Chí, Tày, Nùng Dân ca quan họ được phổ biến chủ yếu ở các làng dọc ven sông Câu (Việt Yên) và ở nhiều huyện, thành phố trong tỉnh Các loại hình dân ca khác tổn tại trong các làng xã, thường xuyên được biểu diễn trong ngày hội làng Dân ca các dân tộc thiểu số đang được khôi phục Từ năm 1996 ở khu vực Lục Ngạn, người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí đã vẻ tập trung ở Chũ vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm để tham dự ngày hội văn hoá các dân tộc do huyện tổ chức đã biết đến Từ xa xưa nại Giang qua các câu ca : “Gánh vàng dĩ đổ xông Ngô Đêm nằm tơ ting di mo song Thuong”

“Trai Cau Vong Yén The Gái Nội Duệ Câu Lim

Nếu như Bắc Ninh có sự tích Thánh Gióng thì Bắc Giang có sự tích Hùng Linh Công cưỡi voi đá đánh giặc, hai tỉnh đều có sự tích Trương Hống, Trương Hát trên dòng sông Câu

Trang 16

nói ngoa, Vọng Hà nói mát, Phụng Pháp nói ngang, Trúc Ổ nói phét” Thậm chí,

“Hoà Làng nói phét có ca

Dương Sơn nói phát bằng ba Hoa Lang”

Đây là kho tàng văn nghệ dân gian rất có giá trị, làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam [8, tr.55]

Bắc Giang, vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng đã sản sinh và đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước Danh sách các nhà khoa bảng Bắc Giang qua các triều đại là 59 người Đất Bắc Giang có nhiều làng hiếu học, khoa bảng như Yên Ninh (Việt Yên) có 11 người đỗ tiến sĩ Ở đây có gia đình họ Thân từ ông đến cháu có 4 người lần lượt đỗ đại khoa và làm quan cùng triều, như tiến sĩ Thượng thư Thân Nhân Trung là phó nguyên soái trong hội Tao Đàn (do Lê Thánh Tông làm nguyên soái), người đã có bài văn bia khắc ở 'Văn Miếu Quốc Tử Giám với câu nói nổi tiếng bất hủ: Hiển tài là nguyên khí quốc gia” Làng Song Khê (Yên Dũng) có 5 vị khoa bảng nổi tiếng thời Trần đó là thám hoa Quách Nhẫn, tiến sĩ Đào Toàn Mân, tiến sĩ Đào Thục Viện, trạng nguyên Đào Sư Tích Làng Kế (TP.Bắc Giang) có trạng nguyên Giáp

Hải là một danh sĩ nổi tiếng nhất đương thời nhà Mạc

Có thể nói rằng, Bắc Giang là chiếc nôi sản sinh, lưu giữ và chuyển tải những giá trị văn hoá phong phú từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.1.4 Bác Giang trong tiến trình lịch sử

Trang 17

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để dễ bẻ cai trị, ngày 10/10/1895 toàn quyền Đông Dương đã kí Nghị định số 983 thành lập tỉnh Bắc Giang, lấy

Phủ Lạng Thương làm tỉnh ly

Ngày 27/10/1962, Nghị quyết kì họp thứ 5 Quốc hội khoá II nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hợp nhất 2 tỉnh Bắc Giang- Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, bất đầu hoạt động từ 1/4/1963, tỉnh ly là thị xã Bắc Giang

Ngày 6/11/1996, Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX tách tỉnh Hà Bắc thành tinh Bắc Giang và Bắc Ninh Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/1997 [VHBG,5]

Bắc Giang là vùng đất có lịch sử lâu đời, với những trang sử hào hùng

chống quân xâm lược Bắc Giang là phên dậu phía Bắc của Thăng Long Dù có theo những hướng khác nhau nhưng hầu như không có cuộc viễn chỉnh xâm lược nào của kẻ thù phương Bắc lại không phải qua đất Bắc Giang

Thời Lý, đại quân Tống do Quách Quỳ- Triệu Tiết chỉ huy, đã theo đường này mà tiến vẻ Như Nguyệt Trong thế trận chống Tống của quân dân Các đội quân do thủ © Giang chi huy đã lập Đại Việt ở thế kỷ XI, Bắc Giang là vùng sau lưng

lĩnh họ Thân cùng các tù trưởng vùng Động Gi

nhiều chiến công trong qúa trình chặn bước tiến của giặc, quấy rối sau lưng chúng và truy kích, tiêu diệt khi chúng tháo chạy vẻ nước Sử sách đã tôn là "Những thiên thân Động Giáp” và dòng họ Thân đã có 3 đời làm rể vua Lý

Thời Trân, trong các cuộc chiến đấu chống quân Nguyên- Mông lần thứ 2 và 3, giặc lại chọn hướng tiến quân qua vùng Xa Lý- Động Bản (Biển Động)- Nội Bàng (thuộc Lục Ngạn) để vẻ vùng Lục Đầu Giang, hội cùng thuỷ quân từ biển tiến vào, tiến đánh Thăng Long Đại quân nhà Trân đã tiến lên Bắc Giang, cùng dân chặn đánh giặc, liên tiếp lập chiến công tại các điểm Xa Lý- Động Bản- Nội Bàng

Trang 18

quan trọng trên tuyến đường từ Quảng Châu sang Đông Quan (Hà Nội) và cho lập 19 tram dich trên đất Bắc Giang để tăng cường kiểm soát Nghĩa quân Lam Sơn sau khi chặn đánh địch ở Chỉ Lãng đã tiêu diệt thành Xương Giang và nổ trận quyết chiến chiến lược, tiêu diệt quân Minh trên đất Bắc Giang Trong bài *Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã ghi:

“Lạng Giang, Xương Giang máu trôi đỏ nước

sau này, trong bài Phú Xương Giang, nhà thơ Lý Tử Tấn đã phải thốt lên rằng:

“Kia trận Hợp Phì oanh liệt ngày trước Trận Xích Bích toàn thắng ngày xưa Sao bằng đây Xương Giang vẻ vang”

Cuối thế kỷ XVIII đâu thế kỷ XIX trong phong trào chống chế độ phong kiến nhà hậu Lê, nhà Nguyễn trên đất Bắc Giang đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt như: Khởi nghĩa Cai Vàng, Đại Trạch, Nguyễn Hữu

Cầu

Trong phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta hồi cuối thế kỷ XIX, đâu thế kỷ XX một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của cả nước dã diễn ra ở Bắc Giang, đó là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài suốt gân 30 năm (1884- 1913) Tiếng vang của cuộc khởi nghĩa với lãnh tụ là Hoàng Hoa Thám càng làm cho mọi người biết đến Bắc Giang nhiều hơn:

“Đất này là đất cụ Đề

Tây lên thì có, Tây về thì không

Trang 19

bị thương 5.076 tên, đóng góp sức người sức của góp phần làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tiễn đưa trên 70 nghìn người con lên đường đánh giặc, đồng thời kiên cường chống chiến tranh phá hoại của dich, quân dân Bắc Giang đã bắn hạ 162 máy bay, và bat sống 92 giặc lá

'Với những thành tích xuất

Nhà nước đã phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho tỉnh Bắc Giang, 43 tập thể và 26 cá nhân anh hùng LLVT, 333 bà mẹ Việt Nam anh

fc trong xây dựng va bảo vệ tổ quốc, Đảng và

hùng cùng nhiều phân thưởng cao quý khác 1.1.5 Định hướng phát triển kinh tế Giang giai đoạn 2006- 2010

Giai đoạn 2006- 2010 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là giai đoạn đánh

van hoá - xã hội tỉnh Bác

dấu sự tăng trưởng căn bản của tinh cả về kinh tế cũng như văn hoá - xã hội

Để thực hiện được nhiệm vụ trong giai đoạn này, UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra những quan điểm phát triển như sau:

Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiểm năng, lợi thế của địa phương, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế phát triển

lịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển

động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tăng nãn;

cạnh trạnh của nên kinh tế, chủ động tham gia hội nhập kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 tăng ít nhất 1, 5 lân GDP bình quân đâu người so với năm 2005, thu hẹp khoảng cách chênh lệch với bình quân cả nước suất lao động và nâng cao s ic

Trang 20

dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, cơ bản chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, mở rộng các loại hình dịch vụ, thị trường, tăng cường liên kết hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị và đô thị hàng hóa nông thôn, bảo vệ môi trường và sử dụng bẻn vững, hiệu quả các nguồn tài nguyên

Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, phát huy nhân tố con người, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, văn hố, thơng tin, thể dục thể thao, huy động sức mạnh của toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đời sống vật chat va tinh thân của nhân dân Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở; Tích cực đấu tranh chống tham những, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, đẩy mạnh phòng chống tội phạm, kiểm chế gia tăng tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Dựa trên những quan điểm phát triển cụ thể, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn Tiếp tục tập trung ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 25,6/năm

Phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp hàng hoá ngay trong từng hộ gia đình và ở từng địa phương, cơ sở Chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, phát triển cây con phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu và tiêu dùng

Trang 21

hoạch sử dụng dat theo quy định của Luật Đất dai, bảo đảm khoa học chặt chẽ và chính xác Sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chỉ tiết đến cấp xã

Đẩy mạnh thu ngân sách và tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Khai thác triệt để các nguồn thu, chống thất thu, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu mới để tăng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn, phấn đấu thu ngân sách đạt 580- 600 tỷ đồng Nâng cao hiệu quả trong chỉ tiêu ngân sách Thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng ngân s

ch ở các cấp, các ngành, các đơn vị, tăng cường quản lý ngân sách xã, thực hiện rộng rãi việc công khai tài chính Tập trung huy động các nguồn lực của địa phương, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương, các nguồn vốn của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu ha ting phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên thị trường bình

quân tăng hàng năm là 16% và dat 5280 tỷ đồng vào năm 2010 Tiếp tục mở

rộng thị trường xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng thủ

công mỹ nghệ, chứ trọng những mặt hàng và thị trường mới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm là 15-17% đạt 120- 150 triệu USD

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Tiếp tục thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục đào tạo thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập Coi trong giáo dục chính trị, đạo đức, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành, giáo dục thể chất đối với học sinh, sinh viên Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp

Trang 22

Phát triển khoa học - công nghệ: ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý Tăng cường liên kết, tranh thủ sự giúp đỡ của các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của trung ương để giải quyết các vấn đẻ thực tiễn của địa phương Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp khoa học

Đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Chú trọng thực hiệ

y tế dự phòng, phấn đấu 70% xã đạt chuẩn quốc gia vẻ y tế Phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng chuyên khoa sâu, tăng cường cơ sở vật chất,

tốt công tác

trang thiết bị y tế theo hướng từng bước tiến tới hiện đại Đa dạng hoá dịch vụ y tế theo hướng xã hội hoá đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Dé cao y đức trong đội ngũ cán bộ y tế

Phát triển văn hoá - thông tin, thể dục thể thao: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (Khoá VIII) vẻ xây dựng nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc Tăng cường quản lý nhà nước về van hố, thơng tin, phịng

chống có hiệu quả văn hoá phẩm độc hại, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị

đoan Phấn đấu đến năm 2010 có 15% số xã đạt chuẩn về văn hố, 60% thơn

làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 80- 85% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá Xây dựng, phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa quê hương và con người Bắc Giang, thực hiện tốt nếp sống văn minh

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục, thé thao trong nhân dân, cán bộ, học sinh và lực lượng vũ trang Phấn đấu có 25% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Phát triển một số môn thể thao thành tích cao như: vật, câu lông, cờ vua, cầu mây, đá cầu và bóng đá

Trang 23

hình gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, làm nẻn tảng cho xã hội văn mình Bảo vệ các quyền của trẻ em, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

Thực hiện tốt chính sách xã hội và việc làm: Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa trong nhân dân, thực hiện tốt chính sách đối với người có công với nước, quan tâm chăm sóc người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt khó khăn Triển khai có hiệu quả các chương trình giải quyết

việc làm Chú trọng công tác quản lý dịch vụ việc làm và tăng cường xuất khẩu lao động Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường trong sách vững

mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động: *Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

Tăng cường quốc phòng, an ninh: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, xã hội Xây dựng và củng cố lực lượng quân sự, công an địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới [23]

Những điểm về địa lý, lịch sử, văn hóa đó chính là nguồn tư liệu địa

chí quan trọng giúp cho việc nghiên cứu vẻ tỉnh Bắc Giang Mỗi địa phương, tỉnh, thành phố giữ vị trí chiến lược vẻ kinh tế, xã hội, quốc phòng của đất nước Kiên trì đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vị trí

chiến lược phát triển địa phương Do đó cần phải: “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng, phù hợp với chiến lược chung của cả nước Phát huy thế mạnh từng vùng, từng địa phương, khai thác nguồn lực tại chỗ đồng thời chủ động mở rộng quan hệ phân công hợp tác, liên kết với các vùng khác trong nước và nước ngoài” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

vil)

1.2 VAL TRO CUA NGUON LUC THONG TIN ĐỊA CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHAT TRIEN KINH TE, VAN HOA, XA HOI CUA TINH BAC GIANG

1.2.1 Đặc

Trang 24

Khái niệm chung về tài liệu địa chí:

Khái niệm địa chí với nội dung chung và ý nghĩa khoa học trong đó ở các thời kì khác nhau được các nhà nghiên cứu giải thích dưới góc độ khác nhau Theo tác giả Đào Duy Anh trong Giản yếu Hán Việt từ điển, thì địa là đất, miễn, nơi chốn, địa phương Chí là viết, ghi, chứa, bàn luận Địa chí là sách biên chép vẻ sản vật, địa lí, phong tục, tập quán của một địa phương, hay một công trình nghiên cứu về một vùng nào đó [3]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì địa chí là loại sách ghi chép, biên soạn về địa dư, phong tục, tập quán, nhân vật, sản vật hoặc giới thiệu địa lí, dia Ii lich sit,, van hod cia mot địa phương Ngày nay, địa chí được hiểu rộng ra là sách chuyên khảo về địa lí, lịch sử, kinh tế, văn hoá của một địa phương

Như vậy, địa chí học có thể xem như một môn khoa học mà đối tượng nghiên cứu là địa phương trong đó ghi chép vẻ các hiện tượng tự nhiên, những vấn đẻ về kinh tế, chính trị, văn hoá và cả con người

Việc xác định thế nào là tài liệu địa chí có tâm quan trọng hết sức lớn, không những quyết định phạm vi, quy mô sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí ma

là việc tổ định không đúng tài liệu địa chí sẽ gây lãng phí đáng kể vẻ sức người, sức của của thư còn ảnh hưởng tới các công đoạn khác của công tác địa chí, đặc bi:

chức, phát huy tác dụng của các tài liệu này trong xã hội Nếu xá

viện cũng như sẽ làm ảnh hưởng tới công việc nghiên cứu khoa học

Trong thông báo kết quả Hội nghị toàn quốc “Công tác địa chí thư viện tỉnh, thành phố thời kì đổi mới” được tổ chức tại Phú Yên (tháng 6/2001), Thư viện Quốc gia đã đưa ra khái niệm tài liệu địa chí như sau:

“Tài liệu địa chí là tài liệu về đất nước, con người của địa phương được

xuất bản trên bất cứ vật mang tin nào, bằng bất cứ ngôn ngữ gì, được công bố

bất cứ ở đâu trong nước và trên thế giới "

Trang 25

Nam thông qua các hội nghị tổng kết công tác địa chí toàn quốc Tổng hợp các quan niệm thì tài liệu địa chí bao gồm những tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương, bất kể nguồn gốc của tác giả, hình thức ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xuất bản của chúng Điều đó có nghĩa là trong tài liệu địa chí có đề cập đến những sự việc, sự kiện, hiện tượng con người có liên quan đến địa phương, phản ánh những điều kiện thiên nhiên, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội những đặc điểm phát triển lị

Tài liệu địa chí là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu về mọi mật của địa

ch sử của địa phương đó [3]

phương, từ lịch sử hình thành, điều kiện địa lí đến đặc điểm dân cư, đặc trưng văn hoá của địa phương Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản lý và nhân dân địa phương đẻ xuất phương hướng, xây dựng kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá của địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển địa phương đúng hướng

Tài liệu địa chí phản ánh truyền thống xây dựng và bảo vệ địa phương, phản ánh những nhân vật tiêu biểu của địa phương qua các thời kì lịch sử khác nhau Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó

c lực cho sự phát triển của địa phương

lịa phương, đóng góp trí tuệ và s

“Tóm lại: Tài liệu địa cÌ

í là nguồn tư liệu quý giá (đôi khi là duy nhất) để hiểu biết vẻ địa phương, nó cẩn thiết cho mọi cán bộ công tác trong bất kỳ lĩnh vực nào, cho mọi người dân địa phương và cho những người ngoài địa phương có nhu cầu, quan tâm tìm hiểu vẻ địa phương

Xác định được vấn để liên quan đến phân lí luận vẻ tài liệu địa chí sẽ là cẩm nang, là công cụ cho cán bộ làm nhiệm vụ bổ sung tài liệu địa chí Dựa vào những lí luận này, Thư viện tỉnh Bác Giang đã đưa ra:

Một số tiêu chí chính để xác định tài liệu địa chí tỉnh Bắc Giang như sau: Ranh giới địa lý - hành chính:

Trong thực tế khi lựa chọn tài liệu địa chí không thể chỉ căn cứ vào ranh địa lý hành chính của Bắc Giang đã

Trang 26

thay đổi rất nhiều qua các thời kỳ Do vậy, nhiều tài liệu trong kho tài liệu địa chí nói vẻ địa phương mà hiện nay không còn nằm trong ranh giới địa phương mình:

Chẳng hạn, huyện Phượng Nhỡn, thời Trần (năm 1225 - 1400) là hai huyện Long Nhãn và Phượng Sơn thuộc lộ Lạng Giang Thời nhà Minh đô hộ nước ta (1407 - 1427) là huyện Phượng Sơn (thuộc châu Lạng Giang phủ Lạng Giang) Nam 1889 thuộc tỉnh Lục Nam Năm 1891 thuộc tỉnh Bắc Ninh, năm

1895 thuộc tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt những tài liệu địa chí vẻ trấn Kinh Bắc, vẻ tỉnh Bắc Ninh còn được lưu giữ rất nhiều tại kho địa chí của Thư viện tỉnh Bác Giang do Bắc Giang và Bắc Ninh trước đây thuộc tỉnh Hà Bác, nằm trong vùng đất cổ Kinh

Bắc

Thư viện tỉnh Bắc Giang vẫn coi đó là những tài liệu địa chí nhằm giúp nghiên cứu vẻ tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn có liên quan

Tiêu chí thứ hai; Tài liệu có nội dung liên quan trực tiếp đến địa phương: Điều đó có nghĩa là những tài liệu đó phải đẻ cập trực tiếp những vấn đẻ liên quan đến đúng địa danh, con người của địa phương đó Cụ thể:

- Các tỉnh Bắc Giang

Đó có thể là lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh Bắc Gian

liệu có nội dung nói vẻ tất cả hay phân lớn các khía cạnh của Đó cũng có thé là những tài liệu nói vẻ tất cả hay nhiều lĩnh vực của Bắc Giang như kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học

Trang 27

tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Mảng tài liệu này chúng ta thường gọi là tài liệu chỉ đạo

Những văn kiện của tổ chức Đảng địa phương từ tỉnh uỷ, huyện uỷ đến chỉ bộ ở các xã, phường từ khi thành lập đến nay là những cứ liệu hết sức quan trọng để nghiên cứu lịch sử cách mạng của địa phương, quá trình hình thành và phát triển phong trào công nhân và cộng sản cũng như những hy sinh, mất

mát của họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, những kinh nghiệm và bài học khi lãnh đạo nhân dân địa phương xây dựng chủ nghĩa xã hội Những văn bản này có thể được xuất bản, có thể còn đang lưu trữ trong các cặp hồ sơ của cấp uỷ Đảng các cấp

Các văn bản của UBND, HĐND, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương cũng thuộc vẻ tài liệu địa chí hết sức quý giá để nghiên

cứu lịch sử của các cơ quan, tổ chức trên

~ Các tài liệu đẻ cập trực tiếp đến một khía cạnh nào đó của Bắc Giang như: lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội Đây là mảng tài liệu chiếm số đông trong kho tài liệu dia chí bởi vì các vấn đẻ được phản ánh hết sức phong phú, đa dạng Từ những cá

tật xấu trong sinh hoạt hàng ngày

hay cái đẹp trong sản xuất, đời sống đến những thói hư, ~ Các tài liệu nói về nhân vật địa phương:

Trang 28

phương, sinh ra ở nơi khác nhưng hoạt động sáng tạo ở địa phương, sinh ra ở nơi khác nhưng có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của địa phương

Như vậy, có những nhân vật không chỉ là nhân vật địa phương của một tỉnh mà là nhân vật địa phương của nhiều tỉnh, thành phố khác nhau

~ Sự kiện địa phương hay còn gọi là sự kiện địa chí Sự kiện địa phương là sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế lớn được hình thành và diễn biến ở địa phương

~ Các tài liệu liên quan đến những bộ môn tri thức nghiên cứu các vấn đẻ trong khía cạnh dia lý Đó là những bộ môn địa lý đại cương, địa lý kinh tế, địa chất, động vật học, y địa lý, lịch sử, dân tộc học Chẳng hạn những tài liệu y địa lý nói vẻ các bệnh tật của người dan Bac Giang va công tác điều trị chúng là tài liệu địa chí của Bắc Giang Đối với các tài liệu thuần tuý khoa học tự nhiên như toán, lý, hoá, thiên văn thì những tài liệu nói về việc nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu toán, lý, hoá, thiên văn của địa phương nào thì đấy là tài liệu địa chí Ngoài ra, các tài liệu nói vẻ các nhà bác học trong các khoa học tự nhiên của địa phương mình, theo những gì đã nói ở trên, cũng thuộc vẻ Tia Đó là những tài liệu khong dé cập trực tiếp tới địa phương nhưng có liên liệu địa chí ï liệu có nội dung liên quan gián tiếp đến địa phương

quan đến địa phương thì vẫn được coi là tài liệu địa chí của địa phương đó Trong công tác địa chí cần phải tính đến những đặc điểm thiên nhiên, lịch sử, kinh tế, dân tộc của địa phương đó, và trong một số trường hợp có thể vượt ra ngoài phạm vi những ranh giới hành chính Bắc Giang là một tỉnh có liên quan đến nhiều địa phương khác, vì vậy khi tìm tài liệu vẻ lịch sử Bắc Giang cần chú ý không chỉ những tài liệu nói trực tiếp vẻ tỉnh đó mà còn phải chứ ý tới các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn những địa Giang Hay khi tìm những tài liệu vẻ văn phương có quan hệ lịch sử với

Trang 29

về vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Kinh Bắc Những tài liệu đó có thể không nêu tên Bắc Giang nhưng ta vẫn có thể bổ sung làm tài liệu địa chí vì vẫn nằm trong điều kiện tự nhiên đó

'Vẻ xuất bản phẩm địa phương: Xuất bản phẩm địa phương là loại hình tài liệu được xuất bản, in ấn tại địa phương Những tài liệu này được coi là sản

phẩm

Nó góp phần làm phong phú thêm vốn tài liệu địa chí của Thư viện Nhưng

phương, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu vẻ địa phương không phải tất cả các xuất bản phẩm địa phương đều được coi là tài liệu địa chí Những xuất bản phẩm địa phương không phải là tài liệu địa chí nếu nội dung của chúng không liên quan gì đến Bắc Giang Chỉ xuất bản phẩm nào có nội dung liên quan đến Bắc Giang, đó mới là tài liệu địa chí Bắc Giang và được bổ sung vào kho tài liệu địa chí

Những tác giả là người địa phương này hoạt động thành danh ở địa phương khác và xuất bản tác phẩm có nội dung không liên quan gì đến nơi đã

sinh ra mình thì tác phẩm đó không thể coi là tài liệu địa chí Nhưng những tác phẩm viết vẻ tác giả đó, có đẻ cập tới thời kỳ nơi người đó sinh ra, lớn lên, ¡ liệu địa chí

hoạt động trước khi chuyển đi nơi khác thì được đưa vào diện t

của địa phương, nơi người đó được sinh ra Đối với những tác giả sinh ra ở địa phương, thành danh ở địa phương nhưng các tác phẩm của họ chỉ được xếp vào diện tài liệu địa chí khi nội dung của nó có nói về địa phương

Tóm lại: Tài liệu địa chí là những tài liệu có nội dung nói vẻ địa phương hoặc liên quan đến địa phương, không kể chúng được viết, được xuất bản, công bố ở nơi nào, thời kỳ nào, bằng thứ tiếng gì

1.2.2 Nguồn lực thông tin địa chí trong hoạt động của Thư viện tỉnh Bác Giang

* Vài nét khái quát về Thư viện tỉnh Bắc Giang

Trang 30

102/QĐTC ngày 10 tháng 1 năm 1964 của UBND tỉnh Hà Bắc) Năm 1997 do chia tách tỉnh, Thư viện Hà Bác lại chia ra thành Thư viện Bắc Giang và Thư viện Bắc Ninh

Khi mới thành lập, Thư viện tỉnh Bắc Giang chỉ có hơn 1.000 bản sách, do Thư viện Quốc gia tài trợ Sau đó, Uỷ ban hành chính tỉnh có công văn chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tỉnh quyên góp được hơn 500 bản sách (chủ yếu là sách cũ in trên giấy bởi) Tiếp đó, Ty Văn hoá cân đối ngân sách để hàng tháng, Thư viện mua được 50 bản sách Cơ sở vật chất ban đầu của Thư viện ách bằng gỗ, 1 chiếc bàn, 4 ghế băng Sổ nghiệp vụ và phích do Thư viện Quốc gia cung cấp Cán bộ có 2 người đã chỉ có 2 gian nhà lợp lá gồi, 1 giá

được bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện 6 tháng, do Thư viện Quốc gia tổ chức tai địa điểm Phà Đen (Hà Nội)

Trên con đường hoàn thiện và phát triển, Thư viện tỉnh Bắc Giang đã khác phục nhiều khó khăn để vươn lên Thời kỳ sau chiến tranh chống Mỹ và những năm 80 của thế kỷ XX, Thư viện Hà Bắc là một trong những thư viện mạnh của cả nước Là thư viện đi đầu trong việc sưu tẩm tài liệu, biên soạn

thư mục và sách đị chí, lược thuật báo chí trung ương nói vẻ địa phương Từ thành tích lớn nhất là lượng bạn đọc tăng nhanh chóng (năm 2002 có 1500 thẻ, năm năm 2002 đến nay, Thư viện tỉnh Bắc Giang lại có nhiều khởi s

2006 có trên 6.000 thẻ bạn đọc), khẩn trương, tích cực ứng dụng công nghệ thong tin đạt kết quả tốt và tích cực xây dựng thư viện huyện, cơ sở Đơn vị được tặng nhiều bằng khen của tỉnh, Bộ Văn hố thơng tin, Hội Nhà báo Việt Nam, năm 2004 được tặng cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hố thơng tin, nam 2005 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen

Đến nay, Thư viện tỉnh Bắc Giang đã có 18 cán bộ biên chế, 2 cán bộ hợp đồng, trong đó 100% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học

Trang 31

1 Ban giám đốc: 1 giám đốc phụ trách chung và 2 phó giám đốc trong đó 01 đồng chí theo dõi về hoạt động nghiệp vụ và phục vụ, 01 đồng chí theo dõi về hành chính và xây dựng phong trào cơ sở

2 Phòng bổ sung, biên mục: 01 trưởng phòng phụ trách công tác bổ sung và xử lý tiền máy, 01 cán bộ xử lý nghiệp vụ, 01 cán bộ quản trị mạng, xử lý và xây dựng các CSDL 01 cán bộ làm công tác địa chí kiêm lược thuật báo chí 3 Phòng phục vụ: gồm 01 trưởng phòng và 07 cán bộ 2 cán bộ phụ trách phòng mượn, 02 cán bộ phụ trách phòng thiếu nhỉ, 01 cán bộ phụ trách phòng đi chí, 01 cán bộ phụ trách phòng báo, tạp chí, 01 cán bộ phụ trách phòng đọc tổng hợp 01 cán bộ phụ trách phòng đọc đa phương tiện 4 Phòng hành chính tổng hợp gồm: 01 trưởng phòng và 03 nhân viên Trưởng phòng phụ trách chung về hành chính, 01 thủ quỹ kiêm văn thư, 01 kế toán và 02 bảo vệ

Cơ sở hạ tầng của Thư viện tỉnh Bắc Giang: Tháng 01 năm 2001, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định xây dựng trụ sở nhà thư viện mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3, 5 tỷ đồng Đến tháng 12 năm 2001, trụ sở Thư viện tỉnh được chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng, với tổng diện tích 2000m2, có đầy đủ tiện nghỉ đáp ứng được nhu câu làm việc của cán bộ và bạn đọc địa phương

* Nguồn lực thông tìn địa chí trong hoạt động của Thư viện

Pháp lệnh Thư viện đã ghỉ về quyền và nhiệm vụ của thư viện tỉnh đối với công tác địa chí như sau: Sưu tâm, bảo tồn vốn tài liệu cổ, quý hiếm có ở địa phương; thu thập, tàng trữ, bảo quản tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết vẻ địa phương; tổ chức phục vụ người đọc vốn tài liệu này nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển địa phương

Có thể nói

Trang 32

tâm tàng trữ, luân chuyển và phục vụ sách báo cho toàn tỉnh đến mọi đối tượng độc giả, trung tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và là cơ quan tham

mưu cho ngành vãn hố về cơng tác thư viện Song một chức năng quan trong

không thể thiếu của thư viện cấp tỉnh là trung tâm công tác địa chí ở địa phương Đây chính là hoạt động cơ bản, quan trọng mang tính chất đặc thù

tỉnh, thành phố

tỉnh Bắc Giang đã sớm nhận thức được hiệu quả kinh tế, xã hội

của nguồn lực thông tin địa chí nên đã coi đây là hoạt động mũi nhọn mang

tính đặc thù

của các thư Thu

Thư viện tỉnh Bắc Giang có chức năng và nhiệm vụ là trung tâm nghiên cứu tư liệu địa chí về tỉnh Bắc Giang đã triển khai phục vụ tài liệu địa chí từ nhiều năm nay Trải qua từng giai đoạn phát triển, đôi lúc sự đầu tư cho công tác địa chí có khác nhau nhưng nhìn chung mọi nỗ lực của thư viện đều nhằm mục đích sưu tẩm và phát triển kho tài liệu địa chí thật đầy đủ về số lượng, phong phú vẻ loại hình, có nội dung và chất lượng tốt nhất đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu vẻ địa phương

ia chí của Thư viện tỉnh Bắc Giang (trước đây là Hà Bắc) bất đầu từ lâu Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, mặc dù còn nhiều khó khăn, Công tác nhưng bên cạnh các hoạt động phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính trị, ngành văn hoá đã sớm quan tâm, triển khai, sưu tâm, nghiên cứu, bảo tồn các giá trị van hod truyền thống của địa phương, như: sưu tâm, bảo tồn dân ca quan họ, sưu tâm văn nghệ dân gian, sưu tâm hiện vật bảo tàng, nghiên cứu lịch sử và truyền thống văn hoá Kinh Bác Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, miễn Bắc hết chiến tranh, Đoàn dân ca quan họ tổ chức biểu diễn tại Hồ Gươm (Hà Nội) Trong dịp này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem và động viên “ngành văn hoá c làm như vậy là đúng hướng Cẩn phải sưu tâm và bảo

tồn vốn văn hoá, văn nghệ truyền thống của dân tộc” Cũng từ đây trở đi, công

Trang 33

Một loạt xuất bản phẩm đã ra đời, như ba tập kỷ yếu về Hội thảo quan họ, ba tập Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Trạng Nghè Cống, Hát ví đồng bằng Bắc Bộ, Nghẻ thủ công Hà Bắc Và đến những năm 80, bộ sách Lịch sử Hà Bắc và bộ Địa chí Hà Bắc đã ra đời Để phục vụ cho việc nghiên cứu, giới thiệu lịch sử, văn hoá Hà Bắc, để tìm hiểu vẻ 'n kinh tế, xã hội,

phương trên mọi phương diện để phát u

ngành văn hoá đứng đầu là trưởng ty Lê Hồng Dương đã chỉ đạo Thư viện sưu tầm tài liệu địa chí

Trong chiến tranh 1968 - 1972, Thư viện Hà Bắc phải sơ tán ở rất nhiều nơi như Lạng Giang, Tân Yên nhưng vẫn mở cửa phục vụ

bộ, công nhân, bộ đội và đi xây dựng thư viện cơ sở đồng thời tích cực vẫn đầu tư cho việc sưu tâm, bổ sung, lưu trữ, bảo quản và phục vụ tài liệu địa chí

ách báo cho cán

Lúc này, số vốn tài liệu địa chí vẫn cdn ft 6i, nội dung và hình thức chưa thật phong phú, đa dạng mà chủ yếu vẫn là các tài liệu bằng giấy, các bản đánh máy, chép tay Bước đầu Thư viện Hà Bắc đã đặt được mối quan hệ với Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học xã hội, Viện lưu trữ Quốc gia, tiến hành

sưu tầm những i

vẻ lịch sử, danh nhân địa phương nhất là cuộc Khởi nghĩa Yên Thế

Năm 1970, Thư viện tỉnh Hà Bắc đã cho thành lập Phòng địa chí Năm 1980 Thư viện đẻ xuất biên soạn sách Địa chí Hà Bác và được đồng chí Ngô Quang Tuấn- Bí thư tỉnh uỷ rất quan tâm ủng hộ Từ đó, công tác địa chí được đầu tư thích đáng Khi có kinh phí, Thư viện đã chỉ đạo cán bộ địa chí thu thập những tài liệu viết về tỉnh Hà bắc bổ sung vào kho địa chí của Thư viện, tao thành kho tư liệu đẩy đủ nhất các loại hình tài liệu địa chí nói vẻ tỉnh mà

u có liên quan đến địa phương, chủ yếu là

không một thư viện nào khác có được

Trang 34

được tổ chức khá chu đáo, mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia đầu ngành vẻ nhiều lĩnh vực, các tài liệu sưu tâm ở nhiều nguồn như: Cục lưu trữ, Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học xã hội, thư viện của nhiều viện và trường đại học Các tài liệu được sưu tầm dưới nhiều hình thức: làm thư mục, sao chép, đánh máy, dịch thuật Số lượng tài liệu địa chí trong kho lúc đó khoảng 6.000 bản

Sau rất nhiều năm cố gắng, nỗ lực sưu tẩm, bi

năm 1982, cuốn Địa chí Hà Bắc đã được xuất bản Đây là cuốn sách tiên

soạn tài liệu địa chí, phong, mở đâu cho phong trào biên soạn sách địa chí tỉnh ở nước ta Mặc dù còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhưng nó vẫn được đánh giá cao Đã có hơn 10 thư viện tỉnh, thành trong cả nước cử cán bộ đến học tập kinh nghiệm biên soạn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Hà Bắc

Một điều cần nói thêm là, trong những năm 70, khi Thư viện tỉnh Hà Bác tiến hành sưu tâm tài liệu địa chí thì tại nhiều cuộc họp tổng kết của ngành, các thư viện khác đều phản đối, cho đây là việc của bảo tàng không đúng chức

năng của thư Khi bộ Địa chí Hà Bắc ra đời, các tỉnh mới công nhận là

làm cần thiết

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986) đến khi Hà Bắc được h thành hai tỉnh Bắc Giang và Bác Ninh (1996), công tác địa chí của Thư viện tỉnh Hà Bắc tiếp tục được duy trì Thư viện đã dành sự quan tâm và

chia ti

đầu tư nhiều hơn cho công tác địa chí, của thư viện các huyện Một loạt sách địa chí của huyện Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hoà và thị xã Bắc Giang đã ra đời

Công tác biên soạn thư mục địa chí cũng được quan tâm tiến hành Với sự cộng tác của một số chuyên gia vẻ thư mục học và địa chí ở trung ương, ia chí Bắc

Thư viện Hà Bắc đã tập trung biên soạn cuốn Thư mục tổng quát:

Trang 35

cho Thư viện Hà Bắc biết được nguồn tài liệu vẻ Hà Bắc có trong các cơ quan trung ương cũng như địa phương hiện đang lưu giữ (tất nhiên còn nhiều tài liệu khác ở miễn Nam nhưng không có điều kiện để tra tìm) Nguồn tài liệu trong cuốn thư mục này gồm có sách, luận văn, báo cáo khoa học, tài liệu trích báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ, các sắc lệnh, nghị định, bản đồ, bản nhạc, số liệu thống kê, ảnh, bản đồ, bản thảo bằng chữ Việt, chữ Pháp và chữ Hán Đây là một công trình biên soạn khá công phu của nhiều ngườ

Song trong

hoàn cảnh lúc đó nguồn tài liệu được công bố chưa nhiều cộng với sự hạn chế về thời gian và kinh phí nên các tài liệu địa chí được biên soạn trong thư mục chưa thể đây đủ được

Công tác phục vụ tài liệu địa chí cũng được tổ chức tốt Thư viện đã tổ chức rất nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu đến đông đảo các đối tượng nhân dân trong tỉnh các tài liệu địa chí về truyền thống, lịch sử, các danh nhân địa phương nhân dịp các ngày lễ lớn của địa phương và đất nước

Năm 1997, Thư viện Hà Bắc tách ra thành Thư viện tỉnh Bắc Giang và Ninh Nguồn vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Hà Bắc tỉnh Những tài li

phân vẻ thư viện tỉnh đó Một số tài liệu chung vẻ 2 tỉnh thì được sao lại để cùng sử dụng Do sự thay đổi trên, do phân kho và dịch chuyển kho nên số

Thư viện tỉnh

được chia cho hai địa chí nói vé địa phương nào thì được lượng tài liệu địa chí không còn phong phú như trước

Giai đoạn từ 1997-2002, do thiếu kinh phí, không có cán bộ chuyên trách nên việc bổ sung tài liệu địa chí đã bị đình tre

Trang 36

Thư viện dành từ 10 triệu rồi tăng dẫn lên 50 triệu đồng cho việc sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí, luận văn tiến sĩ có liên quan đến Bắc Giang; Để tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu từ 1997- 2003; ảnh về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế; thân tích, thân sắc, địa bạ Năm 2006, Thư viện đang khai thác số ảnh có tư liệu lưu trữ 1946-1963 ở Trung đã thu thập, các xuất bản phẩm

ở Trung tâm thông tin khoa học xã hội tâm lưu trữ quốc gia Ngoài tài liệu

xuất bản ở địa phương hoặc xuất bản ở nơi khác nhưng có nội dung vẻ địa phương cũng được bổ sung

Bên cạnh đó, do sự tác động của thời đại thông tin, trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại đã có, Thư viện đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác địa chí như máy ảnh kỹ thuật số, máy quét để lưu giữ cơ sở dữ liệu ở dạng số hoá Tháng 8/2004, Thư viện đã khánh thành phòng nghe nhìn đa phương tiện, tại đó có rất nhiều tài liệu dạng phi giấy như: băng từ, đĩa từ, CD- ROM có nội dung nói về phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá và cách mạng của địa phương được sưu tâm tại Viện Văn hố thơng tin và Đài phát thanh truyền hình tỉnh

Công tác tổ chức kho ti ¡ liệu địa chí cũng được quan tâm chú ý Toàn bộ, địa chí được xử lý theo đúng quy định vẻ chuyên môn của Thư viện Quốc gia Hiện nay, Thư viện đã xây được cơ sở dữ liệu sách địa chí, tất cả sách được xếp theo số đăng ký cá biệt Đáng chú ý là Thư viện đã đầu tư rất nhiều công sức, nhân lực, tiền của cho việc làm trích báo tạp chí trung ương nói vẻ địa phương Tất cả các bài báo, tạp chí được đăng tải trên báo chí trung ương có nội dung nói vẻ Bắc Giang đều được tóm tắt và tập hợp thành những cuốn lược thuật, tạo điều kiện cho việc tra cứu và tìm tin của bạn đọc Hiện nay, mỗi tháng 4 kỳ, Thư viện tập hợp các bài trích đó và gửi đến một số cơ hoạch định chính quan, lãnh đạo các ban ngành trong tỉnh nhằm giúp

Trang 37

phát huy những việc đã làm được Việc làm này đã được các cơ quan trong tỉnh hoan nghênh và hưởng ứng

Năm 2004, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục vụ bạn đọc, trên cơ sở cuốn Thư mục địa chí Hà Bắc tổng quát, Thư viện đã biên soạn cuốn Thư mục địa chí Bắc Giang với gần 4.000 tư liệu

Nam 2005, để kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Bắc Giang, Thư viện tỉnh đã tổ chức hai cuộc triển lãm: Triển lãm 60 năm xuất bản phẩm Bắc Giang Với số xuất bản phẩm hiện có cùng với việc mượn thêm số sách của địa phương nộp lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia và kêu gọi các tác giả, cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp để trưng bày với hơn 600 xuất bản phẩm; Triển lãm tài liệu địa chí Bắc Giang với gần 800 tài liệu gồm hương ước, thần tích, thân sắc, sắc phong, địa bạ của nhiều làng xã trong tỉnh Hai cuộc triển lãm trên vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa giúp Thư viện phát hiện để bổ sung thêm tài liệu địa chí, được đông đảo cán bộ và nhân dân đồng tình ủng hộ

Từ năm 2005, Thư viện tỉnh Bắc Giang kết hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang cho ra đời chuyên mục mới: *Bắc Giang qua những trang sách” Thư viện tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn sách và nội dung giới thiệu Những cuốn

ách có nội dung phù hợp cho việc tuyên truyền, chào mừng các ngày lễ lớn Với sức mạnh của truyền thông, nhiều người dân Bắc Giang dù không có điều kiện trực tiếp đến Thư viện vẫn có thể được tiếp xúc với những tài liệu địa chí của Thư viện Sự ra đời của chuyên mục này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đến tài liệu địa chí nói riêng và Thư viện tỉnh Bắc Giang nói chung

Trang 38

niềm tự hào về truyền thống văn hoá và cách mạng của địa phương cho mọi

người dân trong tỉnh, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã

hội tỉnh Bắc Giang

1.2.3 Nguồn lực thông tin địa chí trong tiến trình phát triển của tỉnh Bác Giang

Địa chí là thể loại ra đời sớm trong lịch sử văn hóa Việt Nam, đã đạt nhiều thành tựu và có đóng góp to lớn vào kho tàng trí tuệ của dân tộc Từ Dư địa chí của Nguyễn Trãi (Thế kỷ 15), Ô Châu cận lục của Dương Văn An (Thế kỷ 16) đến Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (Thế kỷ 18) Đại Nam nhất thống trí của các sử thần nhà Nguyễn (TK 19), đó là những bộ sách quý, mãi mãi là

tài s của nước nhà Những bộ địa chí trên không những là nguồn sử liệu đồ sộ mà còn phản ánh nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Với nội dung phong phú, từ xưa địa chí đã mang nhiều nhân tố tích cực và là một trong những cơ sở cần thiết cho các vị vua, chúa, quan lại các triểu đại phong kiến trong việc cai trị đất nước, cũng như cho nhiều người có nhu cầu mở rộng hiểu biết về các địa phương của nước ta

Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang diễn ra với nhịp độ mạnh mẽ nên đòi hỏi mỗi người những hiểu biết về môi trường và địa phương của mình đang sống hoặc cần đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã khẳng định: “Tinh, thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng của Đảng và Nhà nước a” Nhà thư viện lớn của thế giới, N Krupskaia cũng đã từng viết: *Phải nghiên cứu tỉ mỉ bộ mặt của từng tỉnh, từng huyện Phải nghiên cứu thiên nhiên, kinh tế, quá khứ,

lịch sử và những triển vọng phát triển của những tỉnh, huyện đó Việc nghiên

Trang 39

Nhận thức được vai trò của nguồn lực thong tin địa chí đối với sự phát triển của địa phương, các cấp các ngành của tỉnh Bắc Giang đã sớm quan tâm đến việc tăng cường các nguồn lực thông tin địa chí trong tỉnh

Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội của tỉnh Bắc Giang ngày nay, thuộc vùng đất cổ Kinh Bắc ngày xưa đã được rất nhiều thế hệ các học giả thời phong kiến nghiên cứu, đánh giá, phản ánh trong các công trình khảo cứu

Ngay từ thế kỷ XV, trong cuốn “Dư địa chí” Nguyễn Trãi

đánh giá: *Kinh Bác là trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên dậu phía Bắc Thế đất Bác Ninh (tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) là một mạch lớn, nhánh chung của nước ta, là một trấn lớn của Bắc Kỳ (Đỗ Trọng Vÿ- Bắc Ninh dư địa chí) Về hình thế Phía Đông Bắc dựa núi, phía Tây nam dựa sông, địa hạt nhiều nơi cao ráo Danh sơn có Nguyệt Thường, Nham Biển,

xác định và

Vệ Linh, đều làm tiêu biểu trong hạt Đại xuyên có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Nhật Đức liên lạc ở giữa chảy đồn vẻ sông Lục Đâu làm giới hạn bên tả Các phủ Lạng Giang, Thiên Phước núi rừng xen lẫn, khe động sâu thẳm, hiểm trở (Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán thời Nguyễn) Có thể nói, xứ Bắc- Kinh Bắc là mảnh đất địa linh như nhận xét của sử thần Phan Huy Chú trong công trình khảo cứu *Lịch triều hiến chương loại chí” Sự khá

với các nơi

Trang 40

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, tỉnh Hà Bác (cũ) đã triển khai nhiều hoạt động địa chí, cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu vẻ địa phương như: khai quật khảo cổ nhằm phát hiện những di chỉ trên đất Bắc Giang, thống kê các di tích, bước đâu phân loại để từng bước đẻ nghị xếp hạng, nhiều di tích được đâu tư tu bổ chống xuống cấp Biên soạn chương trình: Quan họ ngày hội nhằm tái tạo, tái hiện lại khung cảnh các quan họ liễn anh, liễn chị xưa dap diu tray hội Tổ chức hội nghị *Tiến thêm một bước trong việc sưu tầm, nghiên cứu, phát triển dân ca quan họ” do Sở Văn hố thơng tỉn Hà Bắc tổ chức năm 1971 Tổ chức hội thảo nhân kỷ niệm 560 năm chiến thắng Chỉ Lãng- Xương Giang năm 1987, mở ra và duy tì lễ hội Xương Giang trong suốt hơn 1Ú năm qua

Trong thời gian này, nhiều công trình nghiên cứu vẻ địa phương có giá trị

đã ra đời như: *Một số vấn để vé dan ca quan họ” do Ty văn hoá Hà Bắc xuất bản năm 1972; Hà Bắc ngàn năm văn hiến”- (tập 1, xuất bản năm 1973, tập II -1976, tap III -1974); “Dat Ha Bac”, Ty nông nghiệp Hà Bắc, 1969; *Mộr Hà Bắc cổ trong lòng đất”, Trần Quốc Vượng, Trân Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Bích, Ty văn hoá Hà Bắc, 1981; “Phương ngón xứ Bắc”- Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Đình Bưu, 1994: *Tờn hiểu Hoàng Hoa Thám”, Ton Quang Phiệt, Ty văn hoá Hà Bác, 1984: "Lịch sử Hà Bắc”, 1982; “Dia chi Ha Bac”,

1982; “Hội xứ Bắc”, tập 1-2; “Trạng Nghè Cống”, 1973

Nhìn chung, những công trình này có ý nghĩa lớn lao trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tổn và phát huy giá trị văn hoá vật thể cũng như phi vật thể trên đất Hà Bắc, đồng thời phát huy được tác dụng rất lớn trong việc giáo dục truyền thống quê hương

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w