1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội

154 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Nguồn Lực Thông Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Tác giả Hà Thị Huệ
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Viết Nghĩa
Trường học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Thư viện học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 30,74 MB

Nội dung

Luận văn Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội trình bày hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và đưa ra những giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin tại đây.

Trang 1

HÀ THỊ HUỆ TANG CUONG NGUON LUC THONG TIN TAI THU VIEN TRUONG DAI HQC BACH KHOA HA NOI CHUYEN NGANH : THU VIEN HỌC MÃ SỐ : 60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ‘TIEN SI NGUYEN VIET NGHIA

HA NOI- 2005

Trang 2

2

Luận văn được hoàn thành tháng 8 năm 2005 tại Thư viện và Mạng thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với Tiến sỹ Nguyễn Viết Nghĩa, người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn

tôi hồn thành luận văn

Tơi xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học, Ban giám đốc Thư viện và

.Mạng thông tin đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Thư viện và Mạng thông tin

đã cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận

văn

Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè- những người đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

i, ngày 15 tháng 8 năm 2005

Trang 3

Nguồn lực thông tin và nhu cầu tin ở Thư viện trường ĐHBK Hà Nội

1.1 Nguồn lực thông tin

1.1.1 Khái niệm về nguồn lực thông tin 1.1.2 Các đặc trưng của nguồn lực thông tin

1.1.3 Vai trò của nguồn lực thông tin trong hoạt động Thư viện

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn lực thông tin,

1.2 Hoạt động của Thư viện với công tác đào tạo của Trường DHBKHN 1.2.1 Vài nét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.2 Hoạt động của Thư viện trong trường ĐHBK HN 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường ĐHBK HN

1.2.4 Cơ cấu tô chức của thư viện trường ĐHBK HN

1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin ở thư viện trường DHBKHN 1.3.1 Đặc điểm của người dùng tin ở thư viện trường ĐHBK HN

1.3.2 Nhu cầu tin của người dùng tin ở thư viện trường ĐHBK HN Chương 2:

Hiện trạng công tác phát triỂn nguồn lực thông tin tại thư viện ĐHBKHN 2.1 Hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện trường ĐHBK HI

2.1.1 Loại hình tai liệu

2.1.2 Tài liệu theo lĩnh vực đảo tạo (môn loại tài liệu) 2.1.3 Ngôn ngữ của tài liệu

Trang 4

2.3 Quản lý và khai thác nguồn lực thông tin 54

2.3.1 Phần mềm - công cụ đề quản lý và khai thác nguồn lực thông tin 54

2.3.2 Quản lý nguồn lực thông tin 56

2.3.3 Khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện ĐHBK HN 61

2.4 Nhận xét và đánh giá về hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện

trường ĐHBK HN 6

Chương 3:

Giải pháp tăng cường nguồn lực thông tìn tại Thư viện trường ĐHBK HN 69 3.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn thông tin 70

3.1.1 Tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn thông tin 70 3.1.2 Căn cứ pháp lý và khoa học đề xây dựng chính sách phát triển nguồn

thông tin của thư viện Trường ĐHBK HN 72

3.1.3 Các mức độ bô sung 73

3.1.4 các vấn đề liên quan đến bổ sung tài liệu 74 3.2 Bồ sung và chia sẻ nguồn tin điện tử theo Consortium 79

3.2.1 Consortium và các lợi ích của consortium 80

3.2.2 Đặc trưng cita consortium 81

3.2.3 Kinh nghiệm tổ chức consortium ở trên thế giới 83

3.2.4 Consortium các thư viện Việt Nam 87

3.3 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác xây dựng và phát triển

nguồn lực thông tin 90

Trang 5

BKTC Tên Cơ sở dữ liệu tạp chi của thư viện ĐHBK HN BKBD Tên Cơ sở dữ liệu bạn đọc của thư viện ĐHBK HN BKCD Tên Cơ sở dữ liệu chuyên đề của thư viện ĐHBK HN BKNGV Tên Cơ sở dữ liệu sách nghiệp vụ của thư viện ĐHBK HN CDS/ISIS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu CSDL Cơ sở dữ liệu CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá CBGD Cán bộ giảng dạy CBNC Cán bộ nghiên cứu ĐHBK HN _ Đại học Bách khoa Hà Nội KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật

KH&CNQG Khoa học và Công nghệ quốc gia

NCKH Nghiên cứu khoa học

NCT Nhu cầu tin

NDT Người dùng tin

NLTT Nguồn lực thông tin

Trang 6

DANH MUC CAC BANG BIEU, DO THỊ Hình 1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBK HN

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tô chức của thư viện DHBK HN

Hình 3: Thành phân các đối tượng NDT tại Thư viện ĐHBK HN

Hình 4: Thống kê sách giáo trình (theo năm xuất bản) Hình 5: Thống kê sách tham khảo (theo năm xuất bản )

Hình 6: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

Hình 7: Sơ đồ tổng quát Vốn tài liệu của thư viện

DANH MỤC BẢNG THÓNG KÊ SÓ LIỆU

Bảng Ì; Qui mô đào tạo của trường ĐHBK HN

Bảng 2: Nhu cầu của người dùng tin về các lĩnh vực đào tạo của trường

Bảng 3: Ngôn ngữ sử dụng của người dùng tin Bảng 4: Dạng tài liệu mà người dùng thường sử dụng

Bảng 5: Thời gian xuất bản của tài liệu người dùng tin sir dung

Bảng 6: Thống kê số lượng tạp chí có trong thư viện

Bảng 7: Thống kê các CSDL hiện có của thư viện Bảng 8: Tài liệu giáo trình phân theo khoa

Bảng 9: Thành phần môn loại sách tham khảo

Bảng 10: Thống kê thành phần ngôn ngữ của tạp chí

Bang 11: Thống kê số lượng tài liệu thư viện mua từ năm 2000 đến 2005 Bang 12: Thống kê tài liệu nộp lưu chiều từ năm 2000 đến 2005

Bảng 13: Thống kê tài liệu nhận tặng biếu từ năm 2000 đến 2005 Bảng 14: Thống kê số lượng sách đề thay thế

Bảng 15: Kinh phí bổ sung hàng năm

Bảng 16: Số lượng tài liệu thanh lọc từ năm 1956 đến 2001

Bảng 17: Mức độ đáp ứng thông tin tải liệu của người dùng tin

Trang 7

Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ mà thông tin và tri thire dang trở thành sức mạnh của nhân loại, thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia và chỉ phối sự phát triển của xã hội Với số lượng thông tin khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ, việc đảm bảo thông tin trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin đang là vấn đề đặt ra cho các cơ quan thông tin thư viện

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành Thư

viện nhà trường là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp

đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên

Trong những năm qua Thư viện trường ĐHBK HN đã góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, thông tin khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu mà trường đề ra Với vai trò quan trọng như vậy, nhà trường đã có sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của thư viện Được sự quan tâm của

Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục đào tạo, từ năm 2001 Thư viện ĐHBK HN

đã được nhà nước cấp kinh phí để xây dựng mới thư viện điện tử với tổng số vốn đầu tư ban đầu gần 200 tỷ đồng

Để đáp ứng những nhiệm vụ mới đề ra, công tác phát triển nguồn lực

thông tin tại thư viện cần phải được chú trọng quan tâm, vậy làm thế nào tô

chức khai thác, phát triển nguồn lực thông tin hiện có và sử dụng được nguồn lực thông tin từ bên ngoài sao cho đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin trong trường một cách hiệu quả nhất Đây là những đòi

hỏi, thách thức đối với Thư viện ĐHBK nói chung và các cán bộ thông tin -

thư viện nói riêng,

Trong những năm gần đây, công tác phát triển nguồn lực thông tin ở

Trang 8

nhiều mảng tài liệu chưa được tô chức và khai thác (như luận văn, các báo cáo

khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp ) Để phục vụ có hiệu quả cho công tác giáo dục đào tạo của trường, Thư viện trường ĐHBK HN cần có

những giải pháp cụ thể đề tăng cường nguồn lực thông tin

Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài “Tăng cường nguồn

lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ” làm luận

văn thạc sỹ ngành Khoa học thư viện với mong muốn vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được từ khoá học, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thư viện ĐHBK HN CỨU Vấn đề tăng cường nguồn lực thông tin đã có nhiều luận văn nghiên 2 TÌNH HÌNH NGHỊ

cứu nhưng hầu hết đi vào khảo sát nghiên cứu nguồn lực thông tin ở một thư

viện hoặc trung tâm thông tin cụ thê Tuy nhiên mỗi cơ quan lại có những tính

chất, đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề

khác nhau

Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội đã có 03 luận văn nghiên cứu, tập

trung vào: Tổ chức và hoạt động, công tác bạn đọc và bộ máy tra cứu Vấn đề tăng cường nguồn lực thông tin thì chưa có luận văn nào nghiên cứu Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu với hy vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm làm việc của bản thân để làm rõ thực trạng, ưu, nhược điểm của nguồn lực thông tin ở Thư viện ĐHBK HN Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn lực cho thư viện ĐHBK HN trong giai đoạn có nhiều chuyển biến trong hoạt động -

Trang 9

xác định phương hướng và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục sự thiếu hụt nguồn lực thông tin khoa học ở Thư viện ĐHBK HN

Nhiệm vụ

~ _ Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin

~ _ Nghiên cứu đối tượng người ding tin và nhu cầu tin của họ

~ _ Khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin ở Thư viện ĐHBK HN

~_ Đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường nguồn lực thông

tin ở Thư viện ĐHBK HN

4 PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

-_ Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin của thư viện ĐHBK HN

~ _ Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thư viện ĐHBK HN trong giai đoạn hiện nay (2000 - nay),

5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

~_ Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của

Đảng và Nhà nước ta

~ _ Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng

Trang 10

10

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA LUẬN VĂN

~_ Luận văn đã làm rõ khái niệm về nguồn lực thông tin, vai trò của nguồn lực thông tin và việc đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại trường ĐHBK HN

~ Ý nghĩa thiết thực là luận văn đã đưa ra những giải pháp cu thé, kha thi cho công tác phát triển nguồn lực ở thư viện ĐHBK HN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trường ĐHBK HN

7 CÁU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương chính:

Chương I Nguồn lực thông tin và nhu cầu tin ở Thư viện trường ĐHBK HN Chương 2 Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện

trường ĐHBK HN

Trang 11

Chương I

NGUÒN LỰC THÔNG TIN VÀ NHU CÀU TIN Ở THƯ VIỆN TRUONG DAI HQC BACH KHOA HA NOI

1.1 Nguồn lực thông tin

1.1.1 Khái niệm về nguồn lực thông tin

Đối với mỗi cơ quan thông tin thư viện, nguồn lực thông tin là yếu tố vô

cùng quan trọng, cấu thành nên mọi hoạt động của thư viện và là cơ sở để từ đó phát triển các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin Hiện nay, khái niệm về nguồn lực thông tin không chỉ giới hạn ở nguồn thông tin được sở hữu bởi cơ quan thông tin, thư viện, vì ngồi nguồn thơng,

tin hiện có trong thư viện, còn có các nguồn thông tin cần thiết ở các nơi khác

nhau không tuỳ thuộc vào nơi bảo quản, lưu trữ mà các thư viện có thể với tới để cung cấp cho người dùng tin của mình

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam khái niệm về “nguồn lực thông tin”

chưa được hiểu một cách thống nhất Trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin được đưa ra một số khái niệm về nguồn lực thông tin thường được sử dụng trong cơ quan thông tin thư viện và trên các ấn phẩm của thuộc lĩnh vực thông

tin, thư viện

« — Khái niệm “Nguồn lực thông tin” được địch từ thuật ngữ tiếng Anh “Information Resource” Theo từ điển tiếng Việt "nguồn" là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp Theo đó, nhiều người cho rằng “nguồn lực thông tin” bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng với tới các nguồn thông tin khác nhau Theo nghĩa này thì tất cả các nguồn thông tin có trong

tay hoặc có thê với tới được thì đều gọi là nguồn lực thơng tin

« _ Trong Nghị định 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin

Trang 12

12

khoa học và công nghệ” như sau: “nguồn tin khoa học và công nghệ" bao

gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu; tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo

cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ: tài

liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn,

luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập” « — Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay thì nhiều nhà quản lý, cán bộ thông tin thư viện có thói quen sử dụng “nguồn lực thông tin” để chỉ các dạng tài liệu khác nhau và đó cũng chính là “nguồn tin”: “ ở đây nguồn lực thông tin là loại tài sản cố định đặc biệt, càng được khai thác sử dụng thì càng giầu thêm mà không hề bị hao mòn mắt mát đi Trong đó việc đầu tư bảo quản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng các nguồn tin như tổ chức kho lưu trữ, bảo quản, xây dựng các mục lục, các cơ sở dữ liệu chính là làm tăng giá trị sử dụng của vốn tài sản cố định đó” [31 tr 1-5]

« — “Ở dạng chung nhất nguồn lực thông tin được hiểu như là tổ hợp các thông tin nhận được và tích luỹ được trong quá trình phát triển khoa học và

hoạt động thực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và

quản lý xã hội Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên được ghi nhận trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của hoạt đông nhận thức và thực tiễn Nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thẻ hiện dưới đạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghỉ lại trên phương tiện theo qui ước và không theo qui ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và

ngành cơng nghiệp thơng tin” [2§ tr 6-9]

« “Nguồn lực thông tin là một dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người,

là những thông tin được tô chức, kiểm soát và có giá trị trong hoạt động thực

tiễn của con người.”[11], nguồn lực thông tin được coi là phần tích cực của

Trang 13

cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được và phục vụ cho các lợi ích khác nhau của xã hội

Như vậy, về cơ bản các khái niệm “nguồn lực thông tin” được trình bày ở các mục trên là đồng nghĩa với nhau và đều chỉ tới các nguồn tài liệu, sách báo, dưới mọi định dạng khác nhau và tương tự như khái niệm “nguồn tin” Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, khái niệm “nguồn lực thông tin” có nội hàm rộng hơn khái niệm "nguồn tin "

Ngoài ra có nhiều người cho rằng nguồn lực thông tin còn bao gồm nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất Tuy nhiên, từ các phân tích trên, trong luận văn này, tác giả chỉ xem xét và giải quyết vấn để nguồn lực thông tin ở thư viện ĐHBK HN theo nghĩa nguồn lực thông tin bao gồm các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí, luận án luận văn, cơ sở dữ liệu

(CSDL) đưới mọi định dạng khác nhau

Các đặc trưng của nguồn lực thông tin

Trong các thư viện, các cơ quan thông tin hiện nay, nguồn tài liệu rất đa dạng về hình thức và phong phú về chủng loại, bao gồm cả tài liệu truyền thống (tài liệu in trên giấy) và các loại tài liệu trên các phương tiện hiện đại (tài liệu điện tử) như: CDROM, đĩa mềm, vi phim, vi phiéu, CSDL Nhung để các nguồn tài liệu đó trở thành nguồn lực thì chúng phải có đầy đủ các đặc

trưng dưới đây

Tính vật lý: Nguồn lực thông tin là những phần thông tin hoặc tri thức được ghỉ lại, định vị lại thông qua một hệ thống dấu hiệu nội dung và hình thức,

được lưu giữ trên các vật mang tin truyền thống như giấy, phim ảnh, cũng

như trên các vật mang tin điện tử, như đĩa từ, đĩa quang CD ROM, DVD,

Cách thức lưu trữ thông tin ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau; đối

Trang 14

14

thể nhìn thấy và sờ mó được, thư viện phải có cơ sở vật chất (CSVC) như kho tàng và kệ giá để lưu giữ các tài liệu này, nhưng đối với tài liệu điện tử thì tài liệu được lưu trừ trên các máy tính điện tử, và các CSDL trên mạng online, là cái mà ta có thể chỉ truy cập được, đọc được mà không sờ mó được vì nó mang tính vô hình Như vậy, bắt cứ là tài liệu ở dạng nào thì chúng cũng mang đặc trưng vật lý

Tính cấu trúc: Nguồn lực thông tin muốn kiểm soát được thì phải có tính cầu trúc, đó là những thông tin được ghi lại theo những thể thức và tiêu chuẩn nhất quán (về nội dung và hình thức) đảm bảo cho việc bảo quản, khai thác và sử dụng dễ dàng, thuận lợi

Các thư viện hiện nay thường tổ chức tài liệu của mình theo loại hình tài liệu Việc tổ chức tài liệu trong kho hay các biểu ghi trong CSDL đều phải dựa vào nội dung và hình thức của tài liệu

Tính truy cập: Nguồn lực thông tin phải được tổ chức và kiểm soát để người dùng tin có thể tìm ra nó thông qua các điểm truy cập (từ khoá, chủ để, tên tác giả, tác phẩm .) Các điểm truy cập này được tao ra trong quá trình xử lý tài

liệu Nhờ bộ máy tra cứu, người dùng tin có thể tìm được tài liệu thông qua các dấu hiệu nội dung hay hình thức của tài liệu

Đối với tài liệu truyền thống, việc truy cập chủ yếu được thực hiện thông qua các hệ thống mục lục, các bản chỉ mục, OPAC (Online Public Access Catalog), thư mục Còn với tài liệu điện tử, ngoài cách truy cập như trên thì còn được truy cập bằng các siêu liên kết trong ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML Người dùng tin dễ dàng tìm được tài liệu mình cần

Tính có thể chia sẻ được: Để thoả mãn nhu cầu thông tin, các thư viện cần có khả năng sử dụng nhiều nguồn thông tỉn từ các nơi khác nhau Thực chất đây chính là sự chia sẻ nguồn lực thông tin Tính có thể chia sẻ được của

Trang 15

chiều giữa các hệ thống thông tin với nhau

Tính có thể chia sẻ của nguồn lực thông tin hiện nay đang được các thư viện rất quan tâm, bởi vì nó là phương tiện để các thư viện đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của người dùng tin khi nguồn lực thông tin của mỗi thư viện riêng lẻ không đáp ứng được, đặc biệt là nhu cầu ngày càng đa dạng về thông tin tài liệu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay

'Việc chia sẻ nguồn lực thông tin truyền thống chủ yếu dựa vào các bản ghỉ thư mục Người dùng tin của các thư viện khác có thể tìm thấy tài liệu mà mình cần qua các bản ghỉ thư mục mà thư viện bạn cung cấp nhưng phải đến

thư viện đó để mượn tài liệu Việc chia sẻ tài liệu điện tử thì đơn giản và

thuận tiện hơn Nếu là các CSDL trực tuyến thì người dùng tin có thể đọc trực tiếp trên mạng mà không cần phải đến tận nơi Việc chia sẻ chỉ là cách thức

truy cập tới nguồn thông tin ấy mà thôi

Tính có giá trị: Giá trị của thông tin càng cao khi càng có nhiều người sử dụng Thông tin không bao giờ cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do

được tái tạo và bô sung thêm các nguồn thông tin mới Nguồn lực thông tin có

giá trị sẽ tác đông mạnh mẽ tới các quá trình hoạt động xã hội, kích thích sự sáng tạo của con người

Thông tin phải có người sử dụng và tài liệu cũng như vậy Nếu thông tin không có người sử dụng là thông tin đã lỗi thời, lạc hậu hoặc thông tin chết Thông tin cần phải được nhiều người sử dụng và trong quá trình sử dụng họ

lại tạo ra những thông tin mới, và những thông tin này mang lại giá trị thực tiễn của con người Như vậy khi thông tin được tổ chức, kiểm soát và nhiều người sử dụng thì càng trở nên có giá trị

Tám

Các khái niệm về nguồn lực thông tin trên đây đã bao quát toàn bộ

Trang 16

16

sách điện tử, tap chi, báo điện tử Nguồn tai liệu này đang ngày càng phát triển và được người sử dụng ưa thích bởi các ưu điểm nỗi trội của nó như vật mang tin có kích thước nhỏ nhưng dung lượng thông tin lớn, mức độ cập nhật

thông tin nhanh, không tốn nhiều điện tích, dễ bảo quản, dễ tra cứu Các

nguồn lực thông tin điện tử cũng là cơ sở đề trao đôi và chia sẻ thông tin một

cách dễ dàng và thuận lợi giữa các cơ quan thông tin, thư viện

'Vai trò của nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện

'Nguồn lực thông tin là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển thư viện Vốn tài liệu ban đầu chính là nguồn lực để xác định sự hình thành của một thư viện Nguồn lực thông tin giúp cho các cơ quan thông tin thư viện có thể tồn tại và thúc đẩy sự phát triển cả bề rộng và bề sâu

'Nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện chính là cơ sở cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin Thông tin là động lực chính góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế và sản xuất, đóng vai trò hàng đầu trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra quyết

định Đồng thời nguồn lực thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong giáo

dục đào tạo và đời sống xã hội

Nguồn lực thông tin là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin và thư viện Nghị quyết 89/CP của Hội đồng Chính phủ về việc:

"Tăng cường công tác thông tin khoa học kỹ thuật" ban hành ngày 04/05/1972, khẳng định vị trí quan trọng đặc biệt của công tác thông tin khoa học kỹ thuật ở nước ta: "Trong điều kiện thế giới ngày nay khoa học và kỹ

thuật đã phát triển ở trình độ cao, và hoàn cảnh nước ta còn nghèo, lạc hậu về

khoa học kỹ thuật con đường nhanh nhất và rẻ nhất để tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa

Trang 17

tác tổ chức khoa học kỹ thuật (KHKT) ở nước ta có một vi tri quan trọng đặc biệt” và trong điều kiện hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị

Nhờ có nguồn lực thông tin mà các thư viện, các cơ quan thông tin thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Nguồn lực thông tin cảng phong phú và đa dạng, càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng Nguồn lực thông tin là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện và cũng là cơ sở để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng

Các yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển của nguồn lực thông tin Tài liệu là một vật thể mang tin trên đó ghỉ những thông tin dưới dạng chính văn, âm thanh hoặc hình ảnh dùng đề truyền đạt trong thời gian, không gian nhằm mục đích bảo quản và sử dụng [27 tr 118]

Sự phát triển của tài liệu khoa học kỹ thuật chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách

mạng KHKT và công nghệ đang diễn ra trên toàn thế giới Các tài liệu KHKT tăng nhanh và bị chỉ phối bởi qui luật phát triển của tài liệu:

Qui luật về sự gia tăng của tài liệu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đội ngũ những người làm công tác khoa học đang tăng lên và sản phẩm của họ là các tài liệu khoa học kỹ thuật cũng tăng lên nhanh chóng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới thành phần của vốn tài liệu trong mỗi thư viện Điều này đã dẫn tới một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là hiện tượng "bùng nỗ thông tin", thể hiện ở

sự gia tăng mạnh mẽ của các sản phẩm thông tin tư liệu trên thế giới trong

mấy chục năm gần đây Khoa học kỹ thuật phát triển đã làm khối lượng tr thức khoa học trong xã hội tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng

Bên cạnh những loại hình tài liệu xuất bản theo phương thức truyền thống

Trang 18

18

từ, CSDL Và điều này có ảnh hưởng lớn tới thành phần cơ cấu của kho tài liệu

Từ những năm 1930 nhà thư viện học người Mỹ Price đã nghiên cứu ảnh hưởng của qui luật gia tăng tài liệu đối với sự phát triển của vốn tài liệu như sau: cứ 16 năm vốn tài liệu của thư viên ở Mỹ lại tăng gấp đôi Qui luật đó được tính bằng công thức

Trong đó: _ Vi: Vốn tài liệu ở thời điểmt

Vo : Vốn tài liệu ở thời điểm ban đầu e : Cơ số loga tự nhiên

r: Tốc độ phát triển trung bình to: Thời điểm ban đầu

Do ảnh hưởng của qui luật gia tăng tài liệu, các cơ quan thông tin thư viện phải tăng cường khâu thu thập, chọn lọc và xử lý tài liệu

Qui luật vỀ sự tập trung và tắn mạn thông tin

Dòng tài liệu không những không ngừng tăng trưởng mà nó còn phân tán ở trong không gian rất rộng Hiện tượng này đã được nhà thư viện học người Anh § Bradford phát hiện ra năm 1934 Ông tiến hành theo dõi nguồn tin về điện trên các tạp chí và thấy rằng:

- 1/3 nguén tin về điện tập trung ở các tạp chí chuyên ngành điện, số lượng là 10 tap chi

-_ 1⁄3 lượng thông tin về điện được đăng tải trong tạp chí về điện như năng

Trang 19

- 1/3 lugng théng tin cuối cùng về điện được đăng tai trong tap chi khong liên quan đến điện gồm hơn 200 tạp chí

Và S Bradford đã thể hiện qui luật này bằng mô hình giống như mô hình cầu tạo nguyên tử

line?

Qui luật này ta thấy: nếu các thư viện muốn có 100% lượng thông tin về điện thì phải thu thập toàn bộ khối lượng tài liệu theo mô hình trên tức là 260 tạp chí Với một lĩnh vực riêng biệt thì điều này là có thé, nhưng để thu thập toàn bộ tạp chí về tắt cả các ngành thì cần một khối lượng kinh phí không lồ mà các thư viện không thể thực hiện được Vì thế cần phải tính toán sao cho chỉ cần thu thập một số lượng tạp chí vừa phải mà có thể bao quát được phần lớn thông tin về mỗi lĩnh vực Trong trường hợp trên, nếu chúng ta chỉ thu thập 60 tên tạp chí (ở

hai vòng trong) thì chúng ta sẽ có 60 - 70% thông tỉn về lĩnh vực điện Qui luật về thời gian hữu ich và tính lỗi thời của tài liệu

Thời gian hữu ích hay tuổi thọ của tài liệu khoa học kỹ thuật phụ thuộc vào lĩnh vực trỉ thức và giá trị nội dung của tài liệu Tuổi thọ của tài liệu được tính từ lúc công bố đến lúc lỗi thời, không còn được sử dụng nữa Tài liệu được sản sinh theo một yêu cầu nào đó thường giảm dần giá trị sử dụng cùng với sự phát triển của yêu cầu này cho đến khi trở nên lỗi thời

Ý nghĩa của qui luật này có tác dụng trong việc thanh lọc tài liệu ở các cơ quan thông tin, thư viện Tài liệu khi không còn giá trị, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin nữa thì nên thanh lọc để tiết kiệm diện tích kho, công sức của cán bộ, kinh phí cũng như để nâng cao chất lượng của kho

Trang 20

20

Qui luật giá cả tăng liên tục

Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động như lạm phát, giá cả tiêu dùng tăng, chỉ phí lao động cũng tăng lên nên giá cả tài liệu cũng tăng lên nhanh trong, nhiều thập kỷ qua Giá cả tài liệu bao hàm hai yếu tố cấu thành, đó là: giá cả thông tin mà tài liệu chứa đựng và giá cả phần vật chất chứa đựng thông tin và các phương tiện phân phối tài liệu

Nghiên cứu của một số tác giả trén tap chi Library Resourse and Technical Service cho thay, trong khoang 10 nam, tir 1986 dén 1996 giá các loại tap chi tang 15,4%/ndm va gid của tai liệu khoa học công nghệ tăng trung bình 12-13/năm

Các nguyên nhân của sự tăng giá tài liệu là do:

- Lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới

- Số trang, số tập của các tạp chí đều tăng dẫn tới khói lượng tăng

~ _ Giá giấy và giá các nguyên vật liệu khác tăng Chỉ phí để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng

Công nghệ thông tin tác động mạnh đến công nghệ xuất bản

Do giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phát triển nguồn của các thư viện, làm cho số lượng tài liệu mua bằng kinh phí mỗi năm

một giảm đi Do vậy, đề công tác phát triển nguồn lực thông tin tốt và mang

lại hiệu quả cao thì phải chú ý tới sự chỉ phối của các qui luật trên và tìm ra

những giải pháp hữu hiệu đễ giảm thiểu sự chỉ phối đó

Anh hưởng của xuất bản điện tử

Trang 21

đổi thông tin có chất lượng cao và nhanh chóng,

Xuất bản điện tử có một số ưu điểm nồi bật là dễ kiểm sốt thơng tin và

khả năng tìm kiếm thông tin nhanh Các lợi ích mà xuất bản điện tử mang lại

là trên phạm vi tồn cầu, thơng qua mạng Internet, thời gian xuất bản nhanh

và có khả năng hỗ trợ tốt của công cụ máy tính (khả năng liên kết tới tài liệu

gốc, hỗ trợ của hình ảnh hoặc âm thanh)

Sản phẩm của xuất bản điện tử với các ưu điểm nỗi trội đang ngày càng

lắn át các vật mang tin truyền thống Do vậy, công tác phát triển nguồn lực

thông tin ở các cơ quan thông tin thư viện cần phải có chính sách phát triển hợp lý, hài hoà giữa các loại hình tài liệu mới đáp ứng được nhu cầu ngày cảng cao của người dùng tin

1.2 Hoạt động của Thư viện với công tác đào tạo tại Trường ĐHBK HN

1.2.1 V:

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) là trường đại học kỹ

thuật đa ngành đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo nghị định 147/NĐ

ét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

của chính phủ do Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ngày 06/3/1956 với hai nhiệm vụ chính trị là

= Dao tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỳ thuật và các lĩnh vực khác với phương thức đảo tạo các bậc học từ cao đẳng trở lên

~ _ Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ mới vào thực tiễn lao động sản xuất góp phần đưa nhanh những thành tựu công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội

Với nhiệm vụ được đề ra, trường ĐHBK phần đấu và trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp “Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá” đất nước

Trang 22

2

ĐHBK HN thành trường đại học đào tạo trình độ cao đa ngành, đa lĩnh vực,

một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin

cậy, hấp dẫn đối với các nhà đâu tư, phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp

tài chính trong và ngoài nước góp phân thực hiện cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước ".[26 tr 122]

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn đổi mới giáo dục phục vụ Cơng nghiệp hố-hiện đại hoá đất nước của nhà trường là: Làm nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước Tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào triển khai các

đề án, các qui trình công nghệ và sản xuất kinh doanh

Trường ĐHBK HN hiện đang vận hành theo cơ chế 3 cấp: Trường - Khoa (Viện, Trung tâm) - Bộ môn (Phòng thí nghiệm) Nhà trường hiện có 1.973 cán bộ viên chức, trong đó có 1.203 cán bộ giảng dạy với 5 nhà giáo nhân dân, 45 nhà giáo ưu tú, 39 giáo sư, 148 phó giáo sư, 28 tiến sĩ khoa học, 402 tiến sĩ, 505 thạc sĩ, công tác trong 14 khoa, 5 viện, 25 trung tâm nghiên cứu, 98 bộ môn và 20 phòng ban trực thuộc, phục vụ cho hơn 35 nghìn sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh đang theo học tại trường

Trang 23

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBK HN

Ngồi cơng tác đảo tạo sinh viên hệ đại học, cao đẳng thì công tác đảo tạo sau đại học được coi là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá vị trí và sự phát triển của trường Việc đào tạo sau đại học của trường ngày càng được mở rộng và phát triển Trong 5 năm gần đây, qui mô tuyển sinh cao học đã gia tăng mạnh

mẽ, từ 279 học viên năm 1999 tới năm 2002 đã lên 605 và cho đến hết năm

2004 đã đạt con số gần 1.000 người Dự kiến đến năm 2015 số lượng đào tạo của hệ sau đại học đạt tỷ lệ từ 25-30% so với tổng sinh viên trong toàn

trường

Trang 24

24

sinh viên Trường đã tham gia và chủ trì gần 1000 đề tài NCKH các cấp, đã thực hiện trên 5000 hợp đồng CGCN Nhiều cán bộ khoa học của trường đã

trực tiếp tham gia xây dựng và hoạt động trong các chương trình quốc gia

Nhiều kết quả nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng trong sản xuất, đời

sống xã hội

Tuy nhiên việc mở rộng qui mô đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của thư viện, bởi nguồn lực thông tin hiện có của thư viện không

tăng bao nhiêu so với tốc độ gia tăng của người dùng tin

Bảng 1: Qui mô đào tạo của trường ĐHBK HN Nămhœ TT Loại hình đào tạo 201 2002 2003 2004 1 “Chính qui 3587 360 4257 4000 2 H6 tai chite 44 2378 dil 2250 3 'Cao đăng kỹ thuật 2881 3025 3105 3000 5 Nghiên cứu sinh 170 158 186 215 6 ‘Cao hoc 22 605 78 950 7 Kỹsư II 150 1608 1425 1179

1.2.2 Hoạt động của Thư viện trong trường ĐHBK HN

Thư viện là bộ phận không thể thiếu được trong công tác đào đạo và nghiên cứu khoa học Để khẳng định vai trò của thư viện trong trường đại học, Edmund James, Viện trưởng viện đại hoc Illinois đã nói : “7rong những cơ sở hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện Ngày nay không một công trình khoa học nào với giá trị đích thực mà lại không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ "[23 tr 96]

Trang 25

ĐHBK HN ra đời ngay sau khi nhà trường được thành lập Cùng với sự lớn mạnh của trường, Thư viện ĐHBK HN cũng đã không ngừng phát triển Với các giảng đường, lớp học và với hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, Thư viện là một tổ chức, một hình thức hoạt động quan trọng vào loại bậc nhất của nhà trường

Khi thành lập, Thư viện trường được thiết kế và xây dựng với qui mô 800 chỗ ngồi cho khoảng 2400 lượt độc giả/ngày Khi đó đây là thư viện lớn

nhất, hiện đại nhất trong số các thư viện trường đại học ở nước ta Trải qua

gần 50 năm hoạt động với việc mở rộng qui mô đảo tạo của trường, thư viện ngày cảng trở nên chật hẹp và nguồn lực thông tin không đủ để đáp ứng nhu

cầu của người dùng tin trong toàn trường Để phù hợp với xu thế phát triển

của xã hội, các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch mà Việt Nam cần vươn đến

trong những thập kỷ tới là: “đưa các trường đại học không chỉ trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn mà còn trở thành các trung tâm thông tin lớn, hiện đại phục vụ trực tiếp cho sự phát

triển kinh tế xã hội ” Trường ĐHBK HN đã nhận thức được vai trò và tầm

quan trọng của thư viện trong nhà trường và đề xuất dự án xây dựng thư viện điện tử Dự án đã được Nhà nước chấp thuận với việc xây dựng thư viện điện tử trường ĐHBK có kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng với qui mô 4000 chỗ, phục vụ 10.000 lượt độc giả /ngày Đây cũng là trung tâm giao dịch và quản

lý mạng sau khi các thư viện điện tử khác ra đời

Là thư viện của trường đại học chuyên đào tạo các cán bộ khoa học và

công nghệ, hoạt động của thư viện gắn liền với những hoạt động của trường, và là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Việc đáp ứng thông tin cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong tồn trường là cơng tác chủ yếu trong hoạt động thư viện

Trang 26

26

và nghiệm thu Nhu cầu cung cấp tài liệu cho công tác nghiên cứu không phải là nhỏ trong khi hiện nay trường chỉ có một nơi duy nhất cung cấp thông tin, tài liệu cho bạn đọc đó là thư viện, với số lượng người dùng tin trong toàn trường là trên 35.000 người sử dụng, thường xuyên cần truy cập sử dụng một khối lượng thông tin khổng lồ, có chất lượng cao trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập Việc mở rộng qui mô và loại hình đảo tạo khiến thư

viện trường luôn trong tình trạng quá tải, tình trạng thiếu tài liệu và chỗ ngồi

nên thư viện thường xuyên phải mở cửa từ 7giờ30 sáng đến 21giờ tối

Do vậy vấn đề đặt ra đề thực hiện là

* Dam bao day di giáo trình, tài liệu tham khảo cho tất cả các ngành đào tạo của trường, đầu tư thích đáng cho thư viện để có giáo trình, tài nguyên cho sinh viên đọc tại thư viện, mở rộng phương thức tra cứu truy cập thông tin cho người dùng thông qua mạng BKNET

« Đổi mới phương thức giảng dạy và học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) và máy móc hiện đại tạo mọi điều kiện để sinh viên tiếp thu tốt nhất, nhưng cũng buộc sinh viên cũng phải tự tìm đọc các tài liệu liên quan tới môn học và lĩnh vực nghiên cứu, chuyển đổi hình thức học tập theo sách vở lý thuyết sang hình thức học tập sử dụng kỹ năng suy luận đánh giá Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo

Để đáp ứng được những vấn đề trên, thư viện sẽ là một bộ phận hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu mà trường đề ra Trong định hướng phát triển của nhà trường hiện nay, dé phát huy vai trò của thư viện thì mục tiêu cơ bản là:

~ _ Tăng cường năng lực phục vụ người dùng tin ~ _ Đây nhanh tốc độ tự động hoá thư viện

Trang 27

- _ Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học

~ _ Mở rộng quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với các thư viện khác Để đạt được mục tiêu trên đây, nhà trường cần có sự quan tâm hỗ trợ đối với thư viện, để thư viện có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay trong sự nghiệp phát triển chung của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường ĐHBK HN

Thu viện trường khi ra đời là một đơn vị độc lập, nhưng đứng trước nhu cầu cần thiết phải ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện và chuẩn bị cho việc tiếp nhận và quản lý thư viện điện tử với nhiều trang thiết bị hiện đại, Trường đã sáp nhập ban Thư viện và Trung tâm thông tin mạng thành Thư viện và mạng thông tin (TV & MTT) theo quyết định số 2306a-QÐ-

ĐHBK-TCCB do hiệu trưởng Trường ĐHBK HN ký ngày 02/11/2003

Chức năng của TV & MTT: là một thư viện hiện đại, kết hợp giữa thư viện truyền thống và thư viện điện tử ; Điều hành và quản lý mạng LAN và BKnet của trường; là trung tâm xây dựng và thiết lập các giải pháp E-learning, thực thi các giải pháp về CNTT và viễn thông của trường ĐHBK HN Để thực hiện các chức năng trên, Thư viện đang tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính

sau:

Trang 28

28

chức tốt công tác lưu trữ các luận văn, luận án và các dé tai khoa học

Có kế hoạch từng bước nâng cấp hiện đại hoá thư viện, đẩy mạnh việc

ứng dụng CNTT-truyền thông, hệ thống mạng và truy nhập internet của

trường (mang BKNet) Quản lý hệ thống máy chủ của mạng, các địch vụ truy

cập và dịch vụ trực tuyến, cung cấp các dịch vụ truy cập Internet bên trong và

bên ngoài trường Đảm bảo an toàn an ninh trên mạng, hỗ trợ ứng dụng thử các công nghệ đào tạo từ xa

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ trên, đòi hỏi các cán bộ của thư

viện trường phải có trình độ cao về mọi mặt Đồng thời, thư viện phải có một

nguồn lực thông tin đủ mạnh đề giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thời

kỳ hiện nay

Cơ cấu tổ chức của Thư viện trường ĐHBK HN

Tổng số cán bộ của Thư viện và mạng thông tin hiện nay là 60 người, có 37 cán bộ thuộc Thư viện và 23 cán bộ thuộc bộ phận công nghệ mạng máy tính Trong số đó có: 01 Phó giáo sư , 02 Tiến sỹ và 04 thạc sỹ về công nghệ thông tin, 03 thạc sỹ về thư viện, các cán bộ còn lại đều đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ

Cơ cấu tổ chức của thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

-_ Ban Giám đốc: Gồm có 01 Giám đốc phụ trách chung Thư viện và Mạng thông tin, 02 phó giám đốc trong đó 01 phó giám đốc phụ trách về mạng thông tin và 01 phó giám đốc phục trách về Thư viện

- Phong dich vu théng tin tư liệu: gồm các phòng đọc, phòng mượn, kho tài

Trang 29

Phòng công nghệ mạng máy tính: Gồm các bộ phận nghiên cứu, quản lý hệ thống mạng máy tinh của Thư viện và của Trường ĐHBK HN

EEE) SE)

(os SE [=E) IzE]

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện ĐHBK HN

1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện trường ĐHBK HN 1.3.1 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện trường ĐHBK HN

Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin (NCT) của người ding tin (NDT) là

công việc không thể thiếu trong bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào

NDT và nhu cầu thông tin của họ là cơ sở để định hướng cho tồn bộ hoạt động thơng tin của cơ quan thông tin thư viện

Để tìm hiểu đặc điểm NCT của NDT tại trường ĐHBK HN tác giả đã

tiến hành điều tra thông qua phiếu thăm dò Số phiếu được gửi theo cơ cấu

như sau: mỗi khoa từ 50-100 phiếu trong đó 1/2 cho cán bộ giảng dạy và

nghiên cứu, và 1⁄2 số phiếu cho sinh viên 3 năm cuối; đối với sinh viên hai

năm đầu chỉ học các môn học đại cương giống nhau nên chỉ phát cho hai lớp, mỗi lớp 45 phiếu Số phiếu gửi đi là 1090 phiếu, thu về là 995 phiếu (đạt

Trang 30

30

quản lý), 590 phiếu của sinh viên năm thứ 3,4,5 chiếm 59.3% và 30 phiếu của sinh viên năm thứ nhất và thứ hai chiếm 3%, 15 phiếu của học viên cao học

chiếm 1.5% Trên cơ sở số phiếu điều tra đã thu về, tác giả đã tiền hành thống kê, phân tích và đánh giá, kết hợp với hoạt động thực tiễn của thư viện tìm ra giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin cho thư viện ĐHBK HN

Người dùng tin ở Thư viện trường ĐHBK HN là tồn thể cán bộ cơng

nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên thuộc các hệ

dao tao trong toàn trường Thông qua các biện pháp như: thống kê số liệu, trao đổi mạn đàm, phân tích phiếu yêu cầu và đặc biệt là điều tra bằng phiếu hỏi, đã xác định được thành phần người dùng tin, các lĩnh vực tài liệu mà người dùng quan tâm, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng và cũng thông qua đó xác định được mức độ thoả mãn thông tin của người dùng

Qua kết quả điều tra và khảo sát thực tế có thể phân chia NDT tại Thư

viện ĐHBK HN làm 2 nhóm chính:

«_ Nhóm Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Trong số 995 phiếu điều tra nhu cầu tin có 360 người dùng tin là cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu, chiếm 36,1% tổng số phiếu điều tra và trong

số này có 5% là cán bộ lãnh đạo quản lý

* Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý

'Nhóm người dùng tin này chỉ chiếm khoảng 5% trong số NDT là cán bộ được hỏi, nhưng đây là nhòm đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trường Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, là người đề ra mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển của trường Thực chất của quá trình quản lý là việc ra quyết định mà cường độ lao

động của nhóm này rất cao nên thông tin cho nhóm người này mang tính chất

tổng kết, dự báo có chất lượng cao Hình thức phục vụ là các tổng quan, tổng

Trang 31

quản lý lại vừa tham gia giảng dạy nên cán bộ quản lý là những người có chuyên môn Họ là những người cung cấp những thông tin có giá trị Do vậy

cần phải khai thác triệt để nguồn thông tin này để có kế hoạch phát triển

nguồn lực thông tin phù hợp với lĩnh vực đảo tạo của trường + Nhóm người dùng tin là giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Đây là nhóm người có trình độ trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ cao (tối thiểu là 1-2 ngoại ngữ) Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đảo tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin vừa là người dùng tin thường xuyên của thư viện Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình và các công trình nghiên cứu, các dự án Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiếm thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu

Do vậy nhóm người dùng tin này luôn dành một khoảng thời gian nhất định

cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện Thông tin cho nhóm này là những

thông tin chuyên sâu có tính thời sự về KH & CN thuộc các lĩnh vực trường,

đào tạo Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu

chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng

như tạp chí KHKT nước ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử

«_ Nhóm học viên cao học và sinh viên

Trang 32

32

+ Nhóm học viên cao học:

Là người đã tốt nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể do vậy thông tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài mà họ nghiên cứu, như các sách, tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo nước ngoài, các luận án, luận văn, các CSDL chuyên ngành NCT rất đa dạng và phong phú nhưng đối với nhóm NDT này hầu hết là cán bộ vừa đi học vừa đi làm, rất hạn chế về thời gian nên đòi hỏi thư viện phải đáp ứng nhu cầu bằng các hình thức đặc thù như phô tô tài liệu hoặc cho mượn về nhà

+ Nhóm sinh viên

Đây là đối tượng dùng tin chủ yếu của thư viện Yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập và nghiên cứu với việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, giáo viên chỉ là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tỉnh thần chủ động sáng tạo của mỗi người Do vậy, đối tượng NDT nhóm này rất phong phú và đa dạng Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên sử dụng thư viện và phòng thí

nghiệm là nơi học tập và nghiên cứu của mình Tuy nhiên trong quá trình đào tạo trường lại chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 2 năm đầu học các môn cơ bản, đại cương và giai đoạn 2 là 3 năm cuối đi sâu vào từng ngành và học chuyên môn cụ thẻ Do vậy, các phòng đọc của thư viện cũng được bồ trí theo nhu cầu của người sử dụng Sinh viên hai năm đầu chủ yếu đọc các sách giáo trình đại cương cơ bản ở phòng đọc sách giáo trình và tham khảo tiếng Việt, còn sinh viên 3 năm cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham

khảo ngoại văn và sách tra cứu, tại phòng đọc tra cứu của thư viện

Trang 33

Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội

Hình 3: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại Thư viện ĐHBK HN 05% 15% E Cán bộ quản lý E Cán bộ GD và CNVC Sinh viên, học viên cao học 080%

1.3.2 Nhu cầu tin của nguời dùng tin ở thư viện trường ĐHBK HN

Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con người Nghiên cứu NCT là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ Công cuộc đổi mới giáo dục (đổi mới về chương trình học, phương pháp giảng dạy và qui mô đảo tạo) đã tác động rất lớn đến NCT Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và

học tập tại trường

Trang 34

quả điều tra NDT ở đây ngoài việc đọc các tai liệu chuyên ngành cụ thể của mình, còn tham khảo những tài liệu về các ngành khoa học liên quan

.Lĩ du: Cán bộ khoa Điện nhưng vẫn rất cần tham khảo các tài liệu về tin học, quản lý kinh tế Đối với các ngành truyền thống của trường như diện, chế tạo máy, điện tử viễn thông được rất nhiều người quan tâm Còn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai chưa có nhu cầu đọc các sách chuyên ngành, các em chỉ sử dụng nhiều tài liệu là sách giáo trình cơ bản, cơ sở và tài liệu tham khảo tiếng Việt Việc phân chia người dùng theo lĩnh vực trường đào tạo để cán bộ thư viện dễ nhận biết nhu cầu của người dùng ở đây mà có kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin hợp lý cân đối giữa các ngành đảo tạo của trường

Bảng 2: Nhu cầu của nại

Lĩnh vực Tổngsô | Cánbộ CBNC Sinh viên

Trang 35

1.3.2.2 Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản tài liệu

Hiện nay tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai của NDT tại thư viện Để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ trong toàn trường, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ của trường luôn mở các lớp ngoại ngữ đề bồi dưỡng cho cán bộ giúp họ có điều kiện tiếp cận, nâng cao kiến thức và đọc các tài liệu tham khảo nước ngoài, làm việc trực tiếp với các đối tác là người nước

ngoài Đối với sinh viên được học tiếng Anh kỹ thuật đã hỗ trợ rất nhiều trong

việc đọc các tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

Bảng 3: Ngôn ngữ sử dụng của người dùng tin Ngôn ngữ Số phiểu Ty lệ (%) Tiếng Việt 752 75.5 Tiếng Anh 720 723 Tiếng Pháp 230 23 Tiếng Trung 15 15 Tiếng Nga 139 14 Tiếng Đức 89 9

Ngoài việc sử dung tài liệu bằng tiếng Việt thì hầu hết người dùng tin ở Thư viện ĐHBK đều có nhu cầu sử dụng tài liệu tham khảo viết bằng tiếng Anh, nhất là cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu Nhu cầu sử dụng tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh rất cao chiếm 72,3%, tiếng Pháp là 23% và tiếng Nga 14% Cán bộ trường có nhiều người sử dụng được từ 2 đến 3 ngoại ngữ

Trang 36

36

tài liệu điện tử như đĩa mềm, CD ROM, và CSDL cũng được người dùng quan tâm nhưng số lượng tài liệu điện tử ở Thư viện ĐHBK còn chưa nhiều Thư viện chưa có sự giới thiệu, quảng cáo các nguồn thông tin mà thư viện

hiện có nên nhiều NDT chưa biết hết các nguồn tỉn của thư viện Số người sử dụng CSDL ít cũng là vì lý do trên Tuy nhiên NDT, có nhu cầu tra cứu trên internet là rất lớn Phòng máy dành cho tra cứu Intemet của thư viện luôn không đủ máy phục vụ Số cán bộ đã tra tìm tài liệu của thư viện qua mạng internet rất lớn, nhưng các nguồn tin điện tử của Thư viện ĐHBK HN hầu như chưa có và các tài liệu thì chưa được số hoá, các CSDL đưa lên mạng chỉ là dữ liệu thư mục Do vậy, đây cũng là điểm thư viện cần lưu tâm khi chuyển lên thư viện điện tử

Các nguồn tin cho thư viện điện tử cần phải được số hoá, trong đó có cả tài liệu điện tử toàn văn để NDT có thể tra cứu và đọc tài liệu trực tiếp không phải lên thư viện Nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử của NDT ở đây cũng rất

lớn nhưng hiện nay thư viện vẫn chưa mua được CSDL tài liệu điện tử nào Bảng 4: Dạng tài liệu mà người dùng thường sử dụng Số phiếu Tỷ lệ (%) 995 100 Báo, Tạp chí 597 60 Luận án, luận văn 470 47 CDROM 320 32 CSDL $9 89 Internet 447 45 4 Nhu cdu thong tin theo thời gian xuất bản của t

Trang 37

thông tin mới về khoa học và công nghệ, giảng viên luôn luôn phải cập nhật những kiến thức mới Trong những giờ giảng trên lớp, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn gợi ý tưởng để sinh viên tự tìm tài liệu tham khảo bổ sung cho lĩnh vực mà mình nghiên cứu Do vậy ngoài giáo trình thì tài liệu tham khảo được sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu và đọc rất nhiều Theo thống kê của phòng đọc thì lượng người dùng đọc sách xuất bản trước năm 1990 là 52%, trong đó người đọc sách tiếng Nga rất ít (khoảng 5%), số còn lại có nhu cầu đọc các tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp Và 97% người dùng tin lên thư viện chỉ đọc những sách xuất bản từ năm 2000 trở lại đây, 90% đọc sách có thời gian xuất bản từ 1990 - 2000 Số người đọc các sách xuất bản trước năm 1990 chủ yếu là đọc các sách giáo trình tại phòng đọc tiếng Việt và tra cứu khi làm đồ án tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp và người làm nghiên cứu về một lĩnh vực có tính hệ thống Bảng 5: Thời gian xuất bản của tài liệu người dùng tin sử dụng Thời gian xuất bản Số phiếu Tỷ lệ (%) Trước 1990 SIT 52 1990 - 2000 895 90 2000 đến nay 965 97

«_ Nhận xét và đánh giá nhu cầu tin của người dùng tại TVĐHBK HN ~_ Người dùng tin của thư viện ĐHBK HN có trình độ học vấn cao và

tương đối đồng đều

~ _ Nhu cầu của người dùng rất đa dạng và phong phú và đặc biệt chuyên sâu về các lĩnh vực mà trường đảo tạo

Trang 38

38

đọc tài liệu điện tử thuộc các lĩnh vực mà trường đảo tạo

Trang 39

Chương 2

HIEN TRANG CONG TAC PHAT TRIEN NGUON LUC THONG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG DAI HQC BACH KHOA HA NOI 2.1 Hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện trường ĐHBK HN 2.11 Loại

Ngày nay tài liệu rất phong phú và đa dạng Người ta có thể phân chia tài

ình tài liệu

liệu theo nhiều cách khác nhau như: phân chia theo hình thức ghi chép thông tin, theo thời gian xuất bản, theo ký hiệu thông tin, theo mức độ xử lý thông

tin và phô biến nhất là phân chia theo vật mang tin

Phân chia tài liệu theo vật mang tin thì nguồn thông tin của thư viện

trường ĐHBK HN được chia thành hai nhóm chính như sau: tài liệu truyền

thống và tài liệu hiện đại (tải liệu điện tử),

1 Tài liệu truyền thống

Là những tài liệu mà trên đó thông tin được ghi chép không phải bằng phương pháp số, đó là ấn phẩm, vi phim, vi phích và tuỳ theo mức độ phổ biến người ta phân biệt tài liệu công bố và tài liệu không công bố

Trang 40

© Tai ligu gido trình

Là loại tài liệu mang tính đặc thù riêng của thư viện các trường đại học Sách

giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các môn học theo chương trình đào tạo của trường, giúp họ thiết lập một nền tảng vững chắc ban đầu trước khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu

Số lượng giáo trình của Thư viện hiện nay gồm có 1783 loại với

159.600 bản Trong vài năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, kinh phí bỗ sung cho giáo trình ting lên đáng kể Song do quy mô đào tạo được mở rộng nên lượng sách giáo trình phục vụ cho đảo tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên, đặc biệt là các giáo trình chuyên ngành

Thanh phần kho giáo trình hiện nay của Thư viện (chia theo năm xuất bản)

như sau:

~ _ Giáo trình xuất bản trước năm 1980 chiếm: 55% ~ _ Giáo trình xuất ban tir nam 1980 + 1989 chiém: 13%

~ _ Giáo trình xuất bản từ nam 1990 + 1999 chiém: 17%

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN