Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

19 1.4K 2
Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO Đề tài THỰC NGHIỆM KÍCH THÍCH TRÊ VÀNG SINH SẢN VỚI LIỀU LƯỢNG LHRH-A KHÁC NHAU Giáo viên hướng dẫn Ts. Nguyễn Văn Kiểm Ks. Nguyễn Thành Tâm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Yến Lớp Nuôi Trống Thủy Sản – K1 2 CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Một số loài nước ngọt có giá trị kinh tế cao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật đến người nuôi như quy trình sinh sản nhân tạo tra, rô đồng, sặc rằn, mè vinh, Tuy nhiên, ở ĐBSCL còn nhiều loài có phẩm chất thịt ngon, giá phù hợp, tiêu thụ phổ biến ở thị trường nội địa, nhưng chưa được nuôi rộng rãi, đặc biệt là Trê vàng. Trê vàng phân bố khá rộng trên thế giới, ở Đông Nam Á được phân bố nhiều ở Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL. Nhiều người dân cho biết cách đây khoảng 20 năm Trê vàng có nhiều ở ĐBSCL, nhưng ngày nay còn gặp rất ít. Nguyên nhân vì sao có hiện tượng này vẫn chưa có câu trả lời (Trần Thị Thúy An, 2009). Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nuôi Trê vàng chưa phát triển mạnh như sinh trưởng chậm, quy trình nuôi chưa hoàn chỉnh, số lượng giống ít, hiện nay đã mở nhiều cơ sở sản xuất giống nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, nguồn cá Trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm, nếu không can thiệp kịp thời thì trong tương lai không xa, loài có giá trị kinh tế này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Với mục tiêu lâu dài là góp phần trong việc chủ động đàn nuôi, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và nhằm tăng cường nguồn giống cho các mô hình nuôi. Vì vậy đề tài “Thực nghiệm kích thích Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau ” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài Nhằm xác định tác dụng của chất kích thích LHRH-aliều thấp nhất tới sự sinh sản của Trê vàng. 1.3 Nội dung của đề tài So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của Trê vàng dưới tác dụng của chất kích thích LHRH-a. 3 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học Trê vàng 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Nguyễn Tường Anh (2005) có thể phân biệt 3 loài Trê hiện đang nuôi ở Nam bộ qua hình thái bên ngoài của gốc xương chẩm: Trê vàng (Clarias macrocephalus) gốc xương chẩm có hình cánh cung, Trê trắng (Clarias batrachus) gốc xương chẩm hình chữ V, Trê phi (Clarias gariepinus) gốc xương chẩm hình chữ M. (Hình 2.1) Hình 2.1: Phân biệt Trê vàng, Trê trắng, Trê phi. (1):Trê vàng (2):Trê trắng (3): Trê phi (Nguồn: Nguyễn Tường Anh, 2005). Ngoài ra ở gốc vi đuôi Trê vàng có một vạch thẳng đứng mà các loài Trê khác không có (Từ Thanh Dung và ctv, 1994). Theo hệ thống phân loại của T.S. Rass và G.T. Lindberg, 1972 (trích bởi Trần Thị Thúy An, 2009), Trê vàng thuộc: Ngành: Chordata Lớp: Actinopteryqii Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864. 4 Tên tiếng anh: Yellow catfish Tên địa phương: Trê vàng Ở Việt Nam hiện nay có 3 loài Trê địa phương và 1 loài Trê nhập nội: Clarias macrocephalus: Phổ biến ở Nam Bộ Clarias batrachus: Phổ biến ở Nam Bộ Clarias fuscus: Phổ biến ở Bắc Bộ Clarias gariepinus: nhập nội vào miền Nam vào khoảng cuối năm 1974 (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2 Đặc điểm phân bố Cá Trê phân bố ở thủy vực nước ngọt của Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Campuchia, Philippin, và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá Trê vàng có cơ quan hô hấp phụ nên chịu được môi trường sống khắc nghiệt như ao, hồ, nơi có lượng oxy hòa tan thấp. Trong tự nhiên, thích rúc dưới bùn, chui trong các hang hốc (Đoàn Khắc Độ, 2008) 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Cá Trê vàng có tập tính ăn tạp nhưng thiên về động vật đáy, rất thích ăn mồi là xác động vật đang thối rữa. Khả năng sử dụng thức ăn chế biến cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Sức lớn của phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và ctv, 1994). Cá có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Giai đoạn hương, giống thì tăng nhanh về chiều dài, sau đó từ cỡ 15 cm trở đi tăng trọng nhanh hơn. một năm tuổi trong tự nhiên có trọng lượng trung bình 400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và ctv, 2004; trích bởi Trần Thị Thúy An, 2009) 2.1.4 Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên có thể sinh sản quanh năm, đạt từ 8 - 10 tháng tuổi mới thành thục và đủ khả năng sinh sản. có 2 mùa vụ sinh sản chính là tháng 3 - 6 và tháng 7 - 8 hàng năm. Sức sinh sản tương đối của Trê là 30.000 - 50.000 trứng/kg cái, nhiệt độ thích hợp cho sinh sản của 28 - 30 o C (Đoàn Khắc Độ, 2008). Vào mùa sinh sản, bố mẹ thường tìm đến nhiều nơi có điều kiện làm tổ như bờ kênh, mương. Quá trình sinh sản kéo dài trên 20 giờ, có tập tính đẻ trứng, bảo vệ trứng và con. Trứng được đẻ trên nền đất và dính nguyên ở đó. Ở nơi nước 5 nông, đẻ trứng dính vào cây cỏ thủy sinh. Trứng có màu vàng nâu, thường đẻ vào ban đêm và thường đẻ rộ nhất vào lúc gần sáng (Huỳnh Kim Hường, 2005). 2.2 Vài nét về nghề nuôi trê trên thế giới Trong số các loài nuôi nước ngọt và nước lợ trên thế giới, các loài da trơn (tiếng Anh gọi chung là Catfish) đứng thứ 5 về sản lượng hàng năm, khoảng 350.000 tấn, với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi đơn, nuôi ghép hoặc nuôi xen với trồng lúa và các vật nuôi khác. Mặc dù có tới hơn 2.600 loài da trơn nhưng hiện chỉ có 3 họ đang được nuôi với số lượng lớn, đó là họ Nheo Mỹ (Ictaluridae), họ Trê (Clariidae) và họ Tra (Pangasidae) (Huỳnh Kim Hường, 2005). Ở Thái Lan, Trê trắng và Trê vàng là hai loài được nuôi phổ biến, chúng phân bố rộng ở các vùng nước ngọt và là thực phẩm phổ biến, có giá trị kinh tế. Nuôi cá Trê hàng năm cho thu nhập cao hơn các loài khác (Huỳnh Kim Hường, 2005). 2.3 Tình hình sản xuất giống Trê ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ở ĐBSCL, phong trào nuôi Trê phát triển mạnh, phổ biến là Trê lai (con lai của Trê vàng cái và Trê phi đực). Việc nuôi Trê lai đem lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Vào khoảng những năm 1982 - 1987, ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã sản xuất ra một lượng Trê phi giống khá lớn đủ cung cấp cho người nuôi và việc nuôi Trê phi đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người nuôi cá. Do sự hiện diện của Trê phi ở các tỉnh Nam Bộ mà từ đó biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa Trê phi với Trê vàng ra đời. Vấn đề lai tạo giữa cá Trê phi với Trê vàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). Trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và trọng lượng, cá Trê vàng có tốc dộ tăng trưởng chậm nhất, Trê lai có tốc độ tăng trưởng mang tính chất trung gian giữa Trê vàng Trê phi (Lê Tuyết Minh, 2000) Kết quả nuôi vỗ Trê tại trường Đại Học Cần Thơ cho thấy với thức ăn hàm lượng protein là 35%, cho ăn 4 - 5% trọng lượng thân thì sau khoảng 60 ngày nuôi vỗ có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá Trê vàng là 250 - 300g và 350 - 400g đối với Trê trắng (Huỳnh Kim Hường, 2005). Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường (2006), đã đưa ra kết luận sử dụng kích thích tố HCG, LHRH-a, não thùy đều có thể gây chín và rụng trứng trên Trê trắng sau khi tiêm liều sơ bộ 0,6 mg não thùy cho 1 kg cái. Liều kích thích tố đơn có hiệu quả là đối với sự sinh sản Trê trắng: HCG 2000 UI/kg, não thùy 5 mg/kg và LHRH-a 50 µg/kg cái. 6 Trong sinh sản nhân tạo, kích thích tố được dùng phổ biến nhất là LHRH-a hoặc HCG. Sử dụng phương pháp tiêm 1 lần 50 - 70 µg LHRH-a và 10 mg Domperidone hoặc HCG liều lượng 2500 UI cho 1kg cái; 20 - 30 µg LHRH-a hoặc 500 UI cho 1kg đực (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Một số nghiên cứu thành công khi cho Trê đẻ tự nhiên trong ao với kích tố (DOCA, LH, HCG, não thùy nhóm chép) kích thích đẻ. Thời gian phát triển phôi 24 - 26 giờ, ở nhiệt độ 26 - 28 o C (Huỳnh Kim Hường, 2005). Theo Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999) kết luận 3 kích thích tố với liều lượng DOCA: 11.25 mg/kg cái, HCG: 3500 UI/kg cái, LHRH-a: 60 µg/kg cái đều có thể gây chín và rụng trứng hiệu quả nhất trên Trê vàng sau khi tiêm liều sơ bộ 0,8 mg não thùy chép Hungary sấy khô cho 1 kg cái. 7 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu thực hiện 3.1.1 Nguồn cá Cá Trê vàng bố mẹ được mua từ trại sản xuất giống Trê vàng lai thuộc Cái sơn - Hàng Bàng và chợ Cái Răng. 3.1.2 Dụng cụ và trang thiết bị - Thau, xô nhựa - Khung lưới ấp trứng - Kích thích tố - Hóa chất cần thiết cho thí nghiệm - Kính hiển vi - Máy sục khí - Và các dụng cụ cần thiết trong trại sản xuất giống cá 3.1.3 Thời gian và địa điểm Thời gian: Từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2010 Địa điểm: Trường Đại Học Tây Đô 3.2 Phương pháp thực hiện 3.2.1 Chọn bố mẹ Hình 3.1. Phân biệt đực cái ở Trê: đực bên trái có đoạn cuối của ống dẫn tinh hình gai nhọn (Nguồn: Nguyễn Tường Anh, 2005 ). 8 Cá cái: có sức khỏe tốt không bệnh tật, ngoại hình cân đối, cơ thể nguyên vẹn, khi thành thục có bụng to tròn mềm. Lỗ sinh dục hơi lồi, có màu hồng (Nguyễn Tường Anh, 2005). Cá đực: có sức khỏe tốt không bệnh tật, ngoại hình cân đối, cơ thể nguyên vẹn, khi thành thục tốt thì gai sinh dục dài và nhọn, thân thon dài (Nguyễn Tường Anh, 2005). 3.2.2 Kích thích trê vàng sinh sản với LHRH-a và Motilium Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tham khảo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999), Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009). Trong thí nghiệm được thực hiện với liều lượng theo bảng 3.1 Bảng 3.1: Liều lượng LHRH-a kích thích Trê vàng sinh sản. Loại kích thích tố Liều lượng hormon Nghiệm thức I Nghiệm thức II Nghiệm thức III LHRH-a + Motilium (µg/kg) (mg/kg) 40 + 5 mgMotilium 50 + 5 mgMotilium 60 + 5 mgMotilium Tất cả các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tỷ lệ đực/cái cho mỗi nghiệm thức là 2/3. 3.2.3 Kỹ thuật vuốt trứng và giải phẫu lấy tinh sào Do Trê vàng là loài không tự đẻ trứng, mặc dù được tiêm kích tố nên phải dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau khi tiêm 14 - 16 giờ tùy theo nhiệt độ nước tiến hành kiểm tra mức độ rụng trứng của để xác định được thời điểm vuốt trứng, có thể lấy mẫu trứng để khảo sát. cái đã thành thục tốt phải có những hạt trứng đạt kích thước tới hạn, rời rạc, các mao mạch trên nang trứng nhỏ hoặc không còn thấy được và đạt khoảng 70 - 80% tế bào trứng có nhân lệch tâm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Khi cái rụng trứng, quấn trong khăn bông và lau khô cá, giữ và chút đuôi xuống thấp, vuốt nhẹ bụng từ phía đầu xuống thau hứng trứng (thau phải được lau khô ráo), khi thấy trứng rụng khô ra hoặc trứng lẫn máu thì ngừng vuốt. Trước khi vuốt trứng phải bắt đực giải phẫu lấy tinh sào, đem tinh sào cắt nhỏ và nghiền trong cối sứ hoặc dùng vải thưa túm lại rồi vắt tinh trực tiếp vào thau 9 chứa trứng đã vuốt hoặc vào nước muối sinh lý, dùng lông gia cầm khuấy đều trong 1 phút để trứng và tinh dịch hòa lẫn vào nhau. Sau khi gieo tinh 6 - 7 giờ tiến hành xác định tỷ lệ thụ tinh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Hình 3.2: Kỹ thuật vuốt trứng và giải phẫu lấy tinh sào 3.2.4 Kỹ thuật ấp trứng Trứng Trê vàng có tính dính nhưng không dính chắc như trứng Trê phi, cá Tra hay trứng Chép. Trứng sau khi thụ tinh 1 - 2 phút được rãi đều lên khung lưới ấp trứng được chuẩn bị trước trong bể chứa nước sạch. Khi nở xong thì vỏ trứng vẫn còn dính trong giá thể (Nguyễn Tường Anh, 2005). 10 Hình 3.3: Hệ thống ấp trứng Trê vàng 3.2.5 Sự phát triển phôi Ngay sau khi trứng thụ tinh, sự phát triển phôi được quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 40 lần, theo dõi sự phát triển của phôi và xác định thời gian nở của trứng. 3.2.6 Một số chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ rụng trứng (TLRT) Số cái đẻ trứng TLRT (%)= x 100 Số cái cho đẻ - Thời gian hiệu ứng thuốc Tính từ lúc tiêm kích thích tố lần 2 đến khi bắt đầu rụng trứng. - Sức sinh sản thực tế (S) Số trứng thu được S = Khối lượng cái (kg) - Tỷ lệ thụ tinh (TLTT) Số trứng thụ tinh TLTT (%) = x 100 Số trứng quan sát được [...]... bào trứng ở các giai đoạn khác nhau Hình 4.2: Buồng trứng Trê vàng sau khi tiêm kích thích tố 13 4.2.2 Kích thích trê vàng sinh sản với LHRH-a và Motilium Kết quả thu được cho từng nghiệm thức được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2: Kết quả kích thích Trê vàng sinh sản bằng LHRH-a + Motilium Liều lượng LHRH-a Tỷ lệ rụng trứng Sức sinh sản thực tế Tỷ lệ thụ tinh (%) (số trứng/kg) (%) 40 33,3a ±... LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận  Kích thích tố LHRH-a + Motilium có thể sử dụng gây chín và rụng trứng ở Trê vàng Ở mức liều lượng kích thích tố 40 - 50 µg/kg cái cho kết quả các chỉ số sinh sản không có sự khác biệt trong thống kê (p>0,05) Liều 60 µg/kg LHRH-a kích thích cho Trê vàng sinh sản có hiệu quả và ổn định hơn (tỷ lệ rụng trứng là 100%)  Chất lượng của bố mẹ có liên quan rất rõ ràng... đẻ là đầu mùa sinh sản nên sức sinh sản của nghiệm thức liều 60 µg/kg thấp là hợp lý Tuy nhiên nếu so sánh sức sinh sản của Trê ở thí nghiệm 14 này với các kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy An (2009) có thể chấp nhận được vì theo Trần Thị Thúy An (2009) sức sinh sản của Trê vàng dao động từ 35.000 - 80.000 trứng/kg Tỷ lệ thụ tinh của trứng ở nghiệm thức liều 60 µg/kg khác biệt có ý nghĩa... của Nếu được nuôi vỗ tốt thì kết quả sinh sản nhân tạo sẽ tốt hơn (tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đều cao hơn) so với bố mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các loại kích thích tố với liều lượng khác nhau đến sự thành thục và chín trứng lên Trê vàng 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đoàn Khắc Độ, (2008) Kỹ thuật nuôi Trê vàng lai và Trê. .. sinh sản của ở các nghiệm thức dao động từ 60 ± 1 - 78 ± 1 trứng/kg cái Nếu so sánh giữa 3 nghiệm thức thì sức sinh sản của nghiệm thức liều 60 µg/kg thấp nhất (60 ± 1 trứng/kg) Mặc dù bố mẹ ở nghiệm thức liều 60 µg/kg được nuôi vỗ, khối lượng của khá lớn (300 g/con) nhưng độ béo của còn cao, các chất dinh dưỡng chưa chuyển hóa hết cho quá trình thành thục, hơn nữa thời điểm cho cá. .. làm thí nghiệm dao dộng từ 7,5 - 8 và NH4+/NH3: 0,25 là phù hợp cho quá trình nở của hầu hết phôi nước ngọt Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) độ pH thích hợp cho phôi của hầu hết các loài nuôi từ 7 - 8 4.2 Kết quả thí nghiệm kích thích Trê vàng sinh sản 4.2.1 Đặc điểm hình thái buồng trứng của Trê vàng trước và sau khi tiêm kích thích tố 4.2.1.1 Trước khi tiêm kích thích tố... nghiệm thức liều 40 µg/kg và nghiệm thức liều 50 µg/kg chưa thành thục hoàn toàn, tổng hợp cả 2 nguyên nhân trên cho thấy tỷ lệ thụ tinh của trứng ở 2 nghiệm thức liều 40 - 50 µg/kg không có sự khác biệt trong thống kê và thấp hơn nghiệm thức liều 60 µg/kg bố mẹ ở nghiệm thức liều 60 µg/kg được mua ở trại sản xuất giống Trê vàng, được nuôi vỗ tốt, đực và cái đều thành thục và đạt yêu... so với tỷ lệ thụ tinh của 2 nghiệm thức còn lại (p . thí nghiệm được thực hiện với liều lượng theo bảng 3.1 Bảng 3.1: Liều lượng LHRH-a kích thích cá Trê vàng sinh sản. Loại kích thích tố Liều lượng hormon Nghiệm. hình nuôi. Vì vậy đề tài Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau ” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu

Ngày đăng: 13/03/2014, 19:42

Hình ảnh liên quan

Nam bộ qua hình thái bên ngoài của gốc xương chẩm: cá Trê vàng (Clarias - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

am.

bộ qua hình thái bên ngoài của gốc xương chẩm: cá Trê vàng (Clarias Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 3.1. Phân biệt đực cái ở cá Trê: cá đực bên trái có đoạn cuối của ống dẫn tinh - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 3.1..

Phân biệt đực cái ở cá Trê: cá đực bên trái có đoạn cuối của ống dẫn tinh Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 3.2: Kỹ thuật vuốt trứng và giải phẫu lấy tinh sào - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 3.2.

Kỹ thuật vuốt trứng và giải phẫu lấy tinh sào Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 3.3: Hệ thống ấp trứng cá Trê vàng - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 3.3.

Hệ thống ấp trứng cá Trê vàng Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Bảng 4.1.

Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 4.1: Buồng trứng cá Trê vàng trước khi tiêm kích thích tố - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 4.1.

Buồng trứng cá Trê vàng trước khi tiêm kích thích tố Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 4.2: Buồng trứng cá Trê vàng sau khi tiêm kích thích tố - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 4.2.

Buồng trứng cá Trê vàng sau khi tiêm kích thích tố Xem tại trang 13 của tài liệu.
Kết quả thu được cho từng nghiệm thức được thể hiện qua bảng sau: - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

t.

quả thu được cho từng nghiệm thức được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình thành đốt sống - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình th.

ành đốt sống Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 4.3: Các giai đoạn phát triển phôi - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Bảng 4.3.

Các giai đoạn phát triển phôi Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 4.3: Quá trình phát triển phôi của cá Trê vàng - Thực nghiệm kích thích cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản với liều lượng LHRH-a khác nhau

Hình 4.3.

Quá trình phát triển phôi của cá Trê vàng Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan