1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương

105 396 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 567,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU.. 1 Chương 1: . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.. 3 1.1. Doanh nghiệp Nhà nước: 3 1.1.1. Khái niệm DNNN: 3 1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế: 3 1.1.3. Vai trò c

Trang 1

1.1.2 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế: 3

1.1.3 Vai trò chủ đạo của DNNN đi về đâu? 5

1.2 Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: 8

1.4.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu: 27

1.4.3 Phương pháp định giá theo bội số: 30

1.5 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: 311.5.1 Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN: 32

1.5.2 Những tồn tại, hạn chế của quá trình CPH DNNN: 37

Trang 2

1.6 Nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệpNhà nước: 42

1.6.1 Nhân tố chủ quan: 421.6.2 Nhân tố khách quan: 44

Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ TẠICÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 462.1 Giới thiệu chung về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương(VIETRANS) 46

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS: 462.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty VIETRANS : 512.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 552.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 572.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm2006 đến 2008 59

2.2 Thực trạng quá trình cổ phần hoá tại công ty VIETRANS: 66

2.2.1 Quy trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 662.2.2 Đánh giá chung về quá trình CPH DNNN tại công tyVIETRANS: 72

Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁCÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 773.1 Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủvà Bộ Công thương: 77

3.1.1 Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chínhphủ: 773.1.2 Kế hoạch đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Côngthương: 81

Trang 3

3.2 Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá công ty Giao nhận kho

Trang 4

VIETRANS Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒNội dung

Chương 1

Bảng 1.1 Tình hình CPH DNNN từ năm 1992 đến tháng 8- 2008Bảng 1.2 Số liệu các DNNN tiến hành CPH

Chương 2

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cầu tổ chức của công ty VIETRANS

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Vietrans qua các năm 2006-2008Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của văn phòng công ty VIETRANS

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VIETRANSMiền Nam

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nền kinh tế nước tachuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trongsự nghiệp đổi mới đó, hệ thống doanh nghiệp đã có những đóng góp tích cựccho sự tăng trưởng kinh tế đất nước Tuy nhiên, khi điều kiện cơ chế quản lýthay đổi và hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗidoanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã bộc lộnhững bất cập: phát triển tràn lan, kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn, cơ chế quản lýkhông thích hợp, hoạt động kém hiệu quả… Vì vậy, việc làm thế nào để cấutrúc lại khu vực kinh tế Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạocủa nó trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một nhiệm vụ hết sứcquan trọng và cấp thiết Để giải quyết vấn đề này, một trong những giải phápchiến lược là tiến hành CPH DNNN nhằm đa dạng hoá sở hữu, tiến tới xáclập một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường.

CPH DNNN là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng, Nhà nước tatrong quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Tuy nhiên trong quá trìnhthực hiện cổ phần hóa DNNN còn tồn tại nhiều nhiều vấn đề dẫn tới việc cổphần hóa không đạt được mục tiêu như mong muốn.

Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương là một DNNN trực thuộc BộCông thương và không nằm ngoài diện cổ phần hóa của Nhà nước Cổ phầnhóa đã được tiến hành ở một số chi nhánh của công ty nhưng còn tồn tại nhiềukhó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Trong thời gian tới sẽ tiếp tụctiến hành cổ phần hóa các bộ phận còn lại của công ty, để tiến trình cổ phầnhóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả công ty cần có một kế hoạch thực hiệnđồng bộ, rõ ràng nhằm tránh những thiếu sót trước đây Nhận thức được tầmquan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại công ty

Trang 6

VIETRANS được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Ths Nguyễn ĐứcHiển và các anh chị phòng Kế toán kiểm toán của công ty em đã chọn đề tài

“Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa công ty Giao nhận kho vậnngoại thương” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhànước.

Chương 2: Thực trạng quá trình cổ phần hoá tại công ty Giao nhận kho

vận ngoại thương

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá công ty Giao nhận

kho vận ngoại thương

Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chếnên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiệnhơn và có chất lượng tốt hơn.

Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2009

Sinh viên

Lê Thị Thu Ngọc

Trang 7

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1 Doanh nghiệp Nhà nước:

1.1.1 Khái niệm DNNN:

Luật DNNN năm 2003 đã có định nghĩa về DNNN khá khái quát, chínhxác phù hợp với cách tiếp cận của nhiều nước cũng như thực tiễn vận độngcủa nền kinh tế đất nước: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toànbộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hìnhthức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”.

DNNN có những đặc điểm sau:

- Trong từng DNNN vốn do Nhà nước đầu tư.

- DNNN hoạt động trên cả lĩnh vực kinh doanh và công ích.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau hoạt động kinh doanh của hầu hết cácDNNN là kém hiệu quả, đặc biệt tại các nước đã từng áp dụng cơ chế kếhoạch hoá tập trung Dưới thể chế kinh tế này các ngành, các đơn vị, cácdoanh nghiệp mất đi quyền tự chủ trong kinh doanh, sinh ra ỷ lại vào Nhànước Điều này dẫn đến đầu tư nhiều mà không hiệu quả, nhiều doanh nghiệpthua lỗ kéo dài, thất thoát tài sản Nhà nước gây khủng hoảng kinh tế.

1.1.2 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế:

Kinh tế Nhà nước được xác định là đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinhtế và giải quyết những vấn đề xã hội, là nhân tố mở đường cho sự phát triểnkinh tế “là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định

Trang 8

hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế” Kinh tế nhà nước bao gồm: các DNNN,hệ thống ngân hàng Nhà nước, các quỹ tín dụng quốc gia, các quỹ bảo hiểmNhà nước và các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như đất đai, ngân sách, phầnvốn của Nhà nước góp vào doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh với cácthành phần kinh tế khác Trong đó DNNN là lực lượng nòng cốt, lực lượngchủ đạo của nền kinh tế DNNN có những vai trò chủ yếu sau đây:

- DNNN có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cho nền kinhtế do tác động của quy luật giá trị, việc đầu tư vào hạ tầng như hệ thống giaothông, thông tin, liên lạc, các dịch vụ công ích như điện, xây dựng hạ tầng,vận tải hành khách và hàng hoá thường ít được các doanh nghiệp quan tâm.Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp thì các dự án đầu tư vào các lĩnh vực nêutrên thường vượt ngoài khả năng tài chính, kỹ thuật và công nghệ Chính vìvậy DNNN được coi là giải pháp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiềuquốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, thiếu vắng những doanhnghiệp tư nhân có tiềm lực kinh tế và kỹ thuật đủ mạnh DNNN được giaophó vai trò khá lớn trong việc đảm bảo các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu hoặcnhạy cảm của nền kinh tế mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác không thể đảm nhiệm vì nhiều lý do khác nhau.

- DNNN phải tạo ra được nguồn thu cho ngân sách để phát triển kinh tếxã hội

- DNNN có vai trò to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế Nhờ vào sự tồntại của thành phần kinh tế công cùng với tiềm lực to lớn của nó, Nhà nước cóthể tác động tới sự phát triển của nền kinh tế theo những chiều hướng hoặctheo những chính sách thích hợp với lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn cụthể.

Trang 9

- Thúc đẩy và đảm bảo việc làm cũng là một trong những vai trò quantrọng của DNNN.

- Giảm đói nghèo là vai trò được các quốc gia đang phát triển kỳ vọngnhất từ các DNNN Mang tính xã hội hoá cao, nắm giữ những lĩnh vực thenchốt của nền kinh tế, được Nhà nước bao cấp nhiều mặt nên DNNN cần phảitrở thành động lực của việc xoá đói giảm nghèo.

- Tăng cường sự phát triển kinh tế quốc dân và củng cố chủ quyền quốcgia là vai trò khá phổ biến của DNNN.

DNNN được giao sứ mệnh trở thành hình mẫu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, mô hình giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người lao động.

-1.1.3 Vai trò chủ đạo của DNNN đi về đâu?

Thực tiễn hoạt động của DNNN ở Việt Nam hàng chục năm qua chothấy mặc dù DNNN được giao phó vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dânsong hoạt động của chúng còn tồn tại nhiều điểm bất cập DNNN chiếm phầnvốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách, đội ngũ nhân lực được đào tạo cũng tậptrung chủ yếu trong các DNNN Các DNNN chiếm lĩnh những lĩnh vực quantrọng của nền kinh tế như dầu khí, vận tải, bưu chính, điện, khai khoáng vànhiều ngành dịch vụ chiến lược khác như bảo hiểm, ngân hàng Tuy nhiên,thế mạnh và vai trò của DNNN không được duy trì một cách bền vững Do sựxơ cứng trong cơ chế quản lý, cùng hậu quả của nền kinh tế kế hoạch hoá tâptrung DNNN càng ngày càng trở nên kém hiệu quả, thể hiện:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, cả nước hiện cònkhoảng 2.700 DNNN Trong đó, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm78%, doanh nghiệp thua lỗ chiếm 15,1%, doanh nghiệp hòa vốn chiếm 6,9%.Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, nếu tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ theo quyđịnh như khấu hao tài sản cố định, trích dự phòng nợ phải thu khó đòi… thì

Trang 10

số doanh nghiệp lỗ và không có lãi sẽ cao hơn Trong 5 năm qua, số nợ phảithu khó đòi của DNNN không những không giảm mà còn tăng bình quân8,7%/năm Tính đến 31/12/2005, tổng số nợ phải thu của DNNN là 166.359tỷ đồng thì số nợ khó đòi là 3.757 tỷ đồng; tổng số nợ phải trả là 449.195 tỷđồng thì số nợ quá hạn là 5.548 tỷ đồng Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN nhìnchung còn quá cao Đặc biệt, nhiều công ty có số nợ phải trả gấp 5 lần vốnNhà nước tại công ty Có công ty vay gấp hơn 20 lần vốn tự có nên khả năngthanh toán nợ rất thấp, rủi ro cao.

Thứ hai, thiết bị công nghệ lạc hậu: máy móc thiết bị của Việt Nam đượcnhập từ nhiều nguồn nhưng đa phần thuộc thế hệ đã lạc hậu Theo điều tra củaBộ khoa học - công nghệ và môi trường (1996) thì máy móc công nghệ củaViệt Nam đã lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm, có thiết bị được sản xuấttừ năm 1930, có 38% thiết bị thuộc diện thanh lý, 52% đã qua duy tu bảodưỡng.

Thứ ba, số lao động dôi dư quá lớn: tình trạng lao động dôi dư, lao độngkhông được đào tạo cơ bản nhiều làm tăng chi phí tiền lương, bảo hiểm, bảohộ lao động, chi trợ cấp mất việc làm đồng thời ảnh hưởng đến việc đổi mớithiết bị công nghệ.

Thứ tư, công tác quản lý của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, cơ chếquản ý còn nhiều bất cập và sơ hở, những tồn tại tài chính không được xử lýdứt điểm luôn là gánh nặng cho doanh nghiệp

Những biểu hiện này cho thấy hiệu quả và vai trò của DNNN với tư cáchlà động lực phát triển kinh tế ngày càng trở nên mờ nhạt Thêm vào đó là sựthua lỗ triền miên của DNNN đã khiến ngân sách quốc gia không còn đủ sứcđể bao cấp và duy trì hoạt động của chúng DNNN từ chỗ là trụ cột trong nền

Trang 11

kinh tế quốc dân trở thành một gánh nặng đẩy lùi sự phát triển của nền kinhtế

Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, do sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của DNNN Thực tế này khiến các DNNN khó trở thành một chủthể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ, điều mà bất cứ chủ thể nào tham gia cácquan hệ kinh tế, thương mại đều rất cần.

Thứ hai, sự xung đột giữa các mục tiêu đặt ra cho kinh tế Nhà nước.Phần lớn DNNN được giao thực hiện các mục tiêu kinh tế song cũng cókhông ít những mục tiêu khác hoặc mang tính chất chính trị, quân sự, an ninhquốc phòng hoặc mang tính chất xã hội Việc thực hiện một lúc nhiều mụctiêu khác nhau khiến DNNN dễ rơi vào tình trạng lúng túng.

Thứ ba, thiếu sự đầu tư cho việc tăng năng suất lao động Năng suất laođộng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong bất cứ nền kinh tế nào, bất cứquốc gia nào Năng suất lao động phụ thuộc vào sự thay đổi công nghệ tiêntiến một cách thường xuyên, vào cơ chế quản lý năng động mà những điểmnày thì DNNN khó có được do bị kiểm soát bởi hệ thống quản lý nhiều tầngcấp, quan liêu và mệnh lệnh.

Thứ tư, thiếu cơ chế kích thích thích hợp đối với không chỉ người laođộng mà cả đối với những người quản lý DNNN Sự ràng buộc bởi chế độlương, bảng lương quy định làm cho tất cả đều thực hiện công việc của mìnhmột cách cầm chừng, thụ động vì không có động cơ vật chất thôi thúc

Cuối cùng là các DNNN thiếu khả năng cạnh tranh Điều này thể hiện ởchỗ giá cả hàng hoá, dịch vụ của các DNNN đều cao hơn nhiều so với cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân hay hỗn hợp

Trang 12

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đókhẳng định vai trò chủ đạo không thể thiếu của thành phần kinh tế Nhà nướcmà nòng cốt là DNNN Để DNNN thực hiện được sứ mệnh của mình chúng takhông có cách nào khác là phải đổi mới Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng,chủ trương đổi mới về mọi mặt của Nhà nước đã được đẩy mạnh trong đóCPH là một trong những giải pháp cơ bản nhằm cải cách khu vực kinh tếquốc doanh Với chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôivới hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tếnói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng không ngừng được nâng cao.Để đáp ứng được yêu cầu này, CPH DNNN được coi là một giải pháp quantrọng và triệt để nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong việc thay đổi cơ cấukinh tế, đổi mới, nâng cao năng lực của các DNNN ở Việt Nam Điều này đãđược khẳng định qua Nghị quyết Đại hội VIII, IX và tiếp tục được khẳng địnhtrong báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Đạihội Đảng X.

1.2 Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:

1.2.1 Khái niệm CPH DNNN:

CPH DNNN là việc chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (đơnsở hữu) thành công ty cổ phần (đa sở hữu), sự chuyển đổi này được thể hiện ởhai mặt căn bản sau:

- Chuyển hoá quyền sở hữu từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, điều này kéotheo sự thay đổi quyền quản lý, quyền sử dụng và tạo nên sự gắn kế chặt chẽgiữa ba tuyến liên quan đến tài sản của doanh nghiệp là Nhà nước, người laođộng và Nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp.

- Thay đổi quy chế hoạt động của doanh nghiệp từ chỗ hoàn toàn bị Nhànước chi phối sang tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trang 13

Việc CPH một bộ phận DNNN ở nước ta có những nét đặc thù, đó làCPH những doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, mà thực chất là CPH mộtbộ phận doanh nghiệp thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân Mục tiêu cơ bảncủa việc chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần là nhằm hoànthiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sảnxuất, nâng cao hiệu quả của các DNNN Cụ thể, tìm ra một hình thức quản lýphù hợp, vừa phát huy quyền làm chủ của người lao động vừa đảm bảo quảnlý một cách có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp Đồng thời nâng cao hiệuquả hoạt động của DNNN, giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước, xoá bỏ độcquyền đối với một số DNNN, buộc các doanh nghiệp phải phát huy năng lựccạnh tranh để nâng cao hiệu quả so với kinh tế tư nhân và thu hút các nhà đầutư nhân vào các ngành, các lĩnh vực mà sự độc quyền của Nhà nước khôngcòn cần thiết Nhà nước hướng tới tập trung vào những ngành then chốt, mũinhọn, đòi hỏi hàm lượng vốn và khoa học - kỹ thuật cao để nâng cao sức cạnhtranh các sản phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế cũng như tập trungvào ổn định nền kinh tế vĩ mô CPH sẽ tạo ra khả năng huy động vốn của toànxã hội, tạo thêm việc làm, nâng cao sức cạnh tranh và làm thay đổi cơ cấuDNNN Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn đang trì trệ, CPH tạo ra sự ổnđịnh về mặt xã hội, thực hiện sự phân phối có lợi cho những người có thunhập thấp.

1.2.2 Bản chất của CPH DNNN:

Sự phát triển của DNNN đều vấp phải tình trạng chung là hiệu quả thấp,lãng phí, trong nhiều trường hợp nó còn là mảnh đất của sự tham nhũng Sựsa sút không thể cứu vãn nổi của DNNN dẫn đến quá trình cải cách DNNN.Cải cách DNNN được thực hiện ở các nước theo những hình thức khác nhautuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở nước đó Cải cách DNNNđược thực hiện thông qua biện pháp chủ yếu sau đây:

Trang 14

- Tư nhân hoá- Cổ phần hoá- Cho thuê DNNN - Bán DNNN

- Cho phép doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh với DNNN trong cùngngành.

- Phương thức BOT trong xây dựng hạ tầng và công ích- Thuê tư nhân quản lý DNNN

- Giảm các cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp thuộc các ngànhcó tính cạnh tranh và khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn không phải từNhà nước

- Chia nhỏ hoặc sát nhập DNNN tuỳ theo tính chất và mục tiêu của việccơ cấu lại

- Thành lập các doanh nghiệp công tư hợp danh

Nhìn chung, cải cách DNNN theo hình thức nào cũng đều nhằm mụcđích thị trường hoá DNNN Thị trường hoá DNNN là quá trình chuyển việcphân bổ nguồn lực được thực hiện bằng phương thức quản lý Nhà nước sangcơ chế điều chỉnh thị trường, chuyển một phần tài sản DNNN thành phi Nhànước, được thể hiện ở 4 khía cạnh:

- Cải cách quản lý vĩ mô đối với DNNN theo định hướng thị trường - Đa dạng hoá tài sản của DNNN

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN phải được thực hiện theocác nguyên tắc thị trường

- Hình thành cơ chế loại bỏ các DNNN yếu kém ra khỏi thị trường

Trang 15

Trong tất cả các giải pháp cải cách DNNN nêu trên thì tư nhân hoá vàCPH được áp dụng phổ biến nhất Giữa tư nhân hoá và CPH có những điểmchung rất cơ bản, chính vì vậy nhiều người cho rằng CPH là một dạng tư nhânhoá hay CPH là tư nhân hoá từng phần Xét ở những góc độ hình thức nhấtđịnh thì có vẻ như quan điểm này đúng Tư nhân hoá là việc chuyển tài sản từthành phần kinh tế công sang thành phần kinh tế tư CPH được thực hiệnthông qua việc chia vốn của một số DNNN nhất định ra thành các cổ phần vànhững cổ phần này được bán cho nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, ngườilao động trong doanh nghiệp và một phần do Nhà nước sở hữu Do đó, CPHđã biến DNNN thành sở hữu chung của những người nắm giữ cổ phần củadoanh nghiệp Như vậy, có thể nói CPH chính là tư nhân hoá một phầnDNNN Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau rất cơ bản sauđây:

- Thứ nhất, tư nhân hoá được coi là một chính sách và mục tiêu của nó làhạn chế đến mức tối đa thành phần kinh tế công trong khi đó CPH chỉ đượccoi là một giải pháp thực hiện.

- Thứ hai, tư nhân hoá được thực hiện dưới nhiều phương thức khácnhau, trong đó có cả phương thức phi quốc hữu hoá, tức trả lại cho chủ cũnhững tài sản đã bị quốc hữu hoá, kể cả toàn bộ doanh nghiệp đang hoạtđộng CPH trong khi đó chỉ thực hiện thông qua việc DNNN tiến hành pháthành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.

- Thứ ba, tác động của hai giải pháp này hoàn toàn khác nhau về cả mứcđộ lẫn tính chất Tư nhân hoá dẫn đến thay đổi hình thức sở hữu của cácDNNN, còn CPH có tác dụng làm giảm sở hữu của Nhà nước trong DNNN.Với tư cách là một chính sách, tư nhân hóa tác động đến toàn bộ nền kinh tế,

Trang 16

còn CPH với tư cách là một giải pháp thực hiện chính sách này tác động chủyếu đến các DNNN bị CPH.

- Thứ tư, tư nhân hoá thường được tiến hành trên cơ sở của luật về tưnhân hoá CPH được thực hiện dựa trên cơ sở của luật công ty hiện hành.

CPH không xoá bỏ hoàn toàn sở hữu Nhà nước mà chỉ giảm mức độ sởhữu, tức là chỉ có sự thay đổi về lượng chứ không có sự thay đổi về chất củacác cơ sở kinh tế này Xét một cách khái quát, CPH có một số ưu thế nhấtđịnh sau:

- CPH không làm thay đổi một cách cơ bản kết cấu sở hữu của nền kinhtế Vì vậy, nền tảng kinh tế của xã hội vẫn có thể không thay đổi lớn khi tiếnhành CPH

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN CPH sẽ được tăng lên vàtừ đó có thể làm cho chúng có khả năng thực hiện tốt hơn vai trò của mình.

- CPH làm phát sinh nhiều công ty cổ phần có sự tham gia của sở hữuNhà nước Công ty cổ phần là chủ thể tích cực của nền kinh tế thị trường vàsự có mặt đông đảo của các công ty này sẽ có tác động tốt tới nền kinh tế.

- Do chỉ giảm bớt mức độ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN CPHmà không loại chúng ra khỏi nền kinh tế nên CPH không làm nảy sinh vấn đềviệc làm ở mức độ lớn.

- CPH có thể mang lại sự gia tăng vốn đầu tư của DNNN thông qua việchuy động vốn từ các cổ đông - các chủ sở hữu mới của doanh nghiệp CPH

Dĩ nhiên, như bất cứ hiện tượng kinh tế - xã hội nào khác, CPH cũngchứa đựng những hạn chế của nó Hạn chế cơ bản nhất của CPH xét ở yêu cầuphát triển kinh tế thị trường là khó có thể nhanh chóng tạo ra nền tảng thíchhợp cho nền kinh tế thị trường mà theo quan điểm phổ biến ở phương Tây là

Trang 17

chủ yếu dựa vào thành phần kinh tế tư nhân Đối với Việt Nam, do đặc trưngcủa nền kinh tế, do chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, CPH được coi là giải pháp tối ưu cho quá trình sắp xếp, đổimới, nâng cao hiệu quả của DNNN

Sỡ dĩ CPH được coi là giải pháp cải cách triệt để đối với DNNN vì nógiải quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức quản lý và hoạtđộng của DNNN - đó là vấn đề sở hữu Những giải pháp cải cách DNNNkhác chỉ động chạm đến cơ chế quản lý theo hướng tăng cường quyền tự chủcủa DNNN trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể CPH chấp nhận sự dunghoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinhtế vi mô mà trước hết trong các doanh nghiệp.

1.2.3 Tác động của CPH DNNN:

CPH có vai trò to lớn trong việc đổi mới DNNN, nhất là ở nền kinh tếchuyển đổi từ cơ chế kế hoach hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam Tác dụng của CPH thể hiện ở một sốkhía cạnh sau đây:

- CPH có tác dụng làm cho sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạnghơn Chính vì vậy nó giải quyết được khá triệt để vấn đề sở hữu trong DNNNvốn gây ra những vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng động trong sản xuấtkinh doanh.

- CPH có tác dụng trong việc xã hội hoá tư liệu sản xuất trong các doanhnghiệp thuộc sở hữu một chủ Như vậy, các thực thể kinh tế vi mô cũng trởnên đa sở hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô Điều này tạo nên sự tươngthích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mô và vi mô.

- CPH tạo cho những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanhnghiệp nếu như họ mong muốn bằng việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp,

Trang 18

người lao động có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng củadoanh nghiệp thông qua cái gọi là ”nền dân chủ cổ phần” Điều này có ýnghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao độngkhông chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp mà cả đối với các vấn đề kinhtế - chính trị xã hội của đất nước.

- CPH có tác dụng rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởngkinh tế: một thực tế khó có thể phủ nhận là tốc độ và tính bền vững của sựtăng trưởng kinh tế ở nước ta phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế Nhànước Với tỷ trọng vốn cũng như các nguồn lực khác được đầu tư, quy mô laođộng, tiềm năng về khoa học công nghệ, chất xám và ưu thế về thị trường củakhu vực kinh tế Nhà nước hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác, tăngtrưởng kinh tế của khu vực này là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăngtrưởng của toàn bộ nền kinh tế Cụ thể, quá trình CPH đã sàng lọc và đào thảinhững doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp và động lực phát triển; CPH là giảm số lượng các DNNN thuầntuý, tức là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ giảm bớt được một khoản bổsung vốn từ ngân sách Nhà nước cho những doanh nghiệp này để dành đầu tưvào các nhu cầu phát triển khác; thông qua CPH Nhà nước thu được một phầngiá trị tài sản Nhà nước trước đây giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưngsử dụng kém hiệu quả; cũng với việc giảm số lượng DNNN sẽ làm giảm nhucầu hỗ trợ và ưu đãi về tín dụng Nhà nước, làm giảm áp lực lên các ngân hàngthương mại quốc doanh và các quỹ tín dụng Nhà nước, tạo cơ hội cho cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tiếp cận được với các nguồnvốn vay, tạo tính bình đẳng trên thị trường; CPH DNNN gắn liền với sự xuấthiện hàng loạt các công ty cổ phần, cùng với sự phát triển của thị trườngchứng khoán sẽ giúp các nguồn lực trong xã hội sẽ được sử dụng một cáchhiệu quả hơn; cuối cùng, CPH giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn và

Trang 19

chính chúng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệpkhác trong nền kinh tế, từ đó tạo ra một vòng xoáy thúc đẩy toàn nền kinh tếphát triển.

- CPH DNNN ở nước ta có tác dụng to lớn trong việc đẩy lùi tình trạnglãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong các DNNN và những cơ chếquản lý chúng Các DNNN sau CPH sẽ trở thành công ty cổ phần, được đăngký hoạt động theo luật doanh nghiệp Khi đó sẽ không tồn tại cơ chế chủ quảnvà cũng không còn cơ chế “xin - cho” đối với doanh nghiệp nữa Mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi các quy luật thịtrường và pháp luật.

- CPH tác động tới các vần đề xã hội ở nhiều phương diện, ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, làm phát sinh những mốiquan hệ mới Ảnh hưởng của CPH có thể rất tích cực song cũng có thể chứađựng những yếu tố tiêu cực nếu không được xử lý đúng.

- CPH và thị trường chứng khoán có mối quan hệ mật thiết với nhau.Hoạt động CPH của các DNNN cung cấp hàng hoá cho thị trường chứngkhoán, làm hàng hoá trên thị trường thêm phong phú, ngược lại sự phát triểncủa thị trường chứng khoán có tác dụng thúc đẩy quá trình CPH, làm gia tăngsố cổ đông tiềm tàng cho các DNNN CPH, hỗ trợ DNNN trong các khía cạnhnhư định giá doanh nghiệp, tư vấn phát hành, bão lãnh phát hành Ngoài ravới sự phát triển của thị trường chứng khoán các DNNN sau khi CPH phảithực hiện chế độ tài chính công khai, minh bạch từ đó hoạt động sẽ hiệu quảhơn.

Những tác động nói trên của CPH đối với các DNNN đã khẳng định tínhđúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình sắp xếp, đổi mới lại

Trang 20

DNNN Đường đi đã được xác định rõ ràng để đạt được thành công chúng tacần có những bước đi đúng đắn trong quá trình thực hiện.

1.3 Các hình thức và quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:

1.3.1 Các hình thức CPH DNNN:

Hình thức CPH công ty Nhà nước được đưa ra trong nghị định109/2007/NĐ- CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanhnghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần như sau:

- Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổphiếu thu hút thêm vốn bên ngoài áp dụng đối với những doanh nghiệp CPHcó nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quymô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần Ưu điểm của hình thức này là quymô được mở rộng nên nó phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Bán một phần vốn vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợpvừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăngvốn điều lệ Cách làm này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quymô lớn vì các doanh nghiệp đó không dễ dàng trong việc huy động nhữngnguốn vốn lớn từ bên ngoài.

- Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừabán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn Hìnhthức này có mức độ CPH cao nhất, theo đó Nhà nước không còn tham gia vàoviệc điều hành, quản lý doanh nghiệp nữa mà chuyển giao hẳn cho các thànhphần kinh tế khác sở hữu và điều hành Các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗhay không thuộc lĩnh vực Nhà nước cần nắm quyền kiểm soát thường tiếnhành CPH theo hình thức này.

Trang 21

1.3.2 Quy trình tiến hành CPH:

Căn cứ Nghị định 109/2007/NĐ- CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ vềviệc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Thôngtư 146/2007/TT- BTC ngày 06/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định 109/2007/NĐ- CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyểndoanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, quy trình chuyểndoanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm các bướccông việc sau:

Bước 1 Xây dựng Phương án CPH.

1 Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc.2 Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:

2.1 Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa

chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanhnghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến CPH

2.2 Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan

3 Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị

doanh nghiệp:

3.4 Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:

Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báocáo của Ban chỉ đạo CPH, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải raquyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH

4 Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh

nghiệp lập:

Trang 22

- Danh sách người lao động có tên trong danh sách thường xuyên củadoanh nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xácđịnh số cổ phần dự kiến người lao động được mua ưu đãi

- Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểmquyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đốitượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm,danh sách lao động dôi dư…

5 Hoàn tất Phương án CPH:

5.1 Lập Phương án CPH:

Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổgiúp việc và doanh nghiệp lập Phương án CPH với các nội dung chính sau: - Giới thiệu về công ty

- Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp

- Phương án sắp xếp lại lao động:

- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo- Phương án cổ phần hoá

- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quyđịnh của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành

5.2 Hoàn thiện Phương án CPH.

- Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếucó) hoàn thiện Phương án CPH và gửi tới từng bộ phận trong công ty đểnghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường).

Trang 23

- Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoànthiện phương án CPH

- Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phốihợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án CPH để trình cơ quancó thẩm quyền phê duyệt.

- Ban chỉ đạo thẩm định phương án CPH báo cáo cơ quan quyết địnhCPH phê duyệt.

5.3 Phê duyệt phương án CPH.

Cơ quan quyết định CPH xem xét ra quyết định phê duyệt phương ánCPH trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báocáo của Ban chỉ đạo.

Bước 2 Tổ chức bán cổ phần.

1 Ban chỉ đạo CPH lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định.2 Tổ chức bán cổ phần:

2.1 Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường

2.2 Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thôngthường, Ban chỉ đạo CPH:

- Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổchức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có).

- Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo vớicác nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn.

3 Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định CPH.

Trang 24

4 Báo cáo cơ quan quyết định CPH ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ

cấu cổ phần của doanh nghiệp CPH đối với trường hợp không bán cổ phầncho các đối tượng theo đúng phương án CPH được duyệt.

Bước 3 Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.1 Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất: thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt

động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soátvà bộ máy điều hành công ty cổ phần.

2 Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản

trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp con dấu của doanhnghiệp cũ và xin khắc dấu của công ty cổ phần.

3 Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toánchi phí CPH, báo cáo cơ quan quyết định CPH.

Nộp tiền thu từ CPH về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ,công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công tyĐầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

4 Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo

quy định hiện hành.

5 Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện

thông tin đại chúng theo quy định

Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thịtrường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính(Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành.

6 Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

Trang 25

Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định CPH, Ban chỉ đạo CPH,Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúcđể đẩy nhanh tiến độ CPH công ty nhà nước.

1.4 Các phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá:

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm, cấu trúc, ngành nghề kinh doanh khácnhau và tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũngnhư tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ chuyên viên định giá mà người ta cóthể sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sao cho phù hợp Mỗiphương pháp được xây dựng trên các cơ sở, căn cứ và phục vụ cho các đốitượng khác nhau với các mục đích khác nhau Trên thế giới có rất nhiềuphương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác nhau tuy nhiên ở Việt Namhiện nay có ba phương pháp hay được sử dụng đó là phương pháp tài sản,phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp định giá theo bội số.

1.4.1 Phương pháp tài sản:

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trêncơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán làtổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp bao gồm: báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp; số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế;tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường; giá trị quyềnsử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, thương hiệu, ) Đối tượng áp dụng: phương pháp tài sản chủ yếu được áp dụng cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô về tài sản hợp lý, chủ yếu là các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh có các tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị,

Trang 26

nhà xưởng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nói chung của doanhnghiệp Riêng đối với các doanh nghiệp thương mại, công nghệ hay các cáccông ty tài chính thì việc định giá doanh nghiệp thường áp dụng phương phápchiết khấu dòng tiền.

Nội dung của phương pháp tài sản: Giá trị thực tế của doanh nghiệp làgiá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Việc xácđịnh giá trị doanh nghiệp chính là việc tính toán các loại tài sản trong doanhnghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

 Đối với tài sản là hiện vật chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổphần tiếp tục sử dụng

Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thờiđiểm tổ chức định giá (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụquản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phầntiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theonguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

 Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu,trái phiếu, ) của doanh nghiệp được xác định như sau.

- Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

- Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngânhàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

- Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường.Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

Trang 27

 Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theosố dư thực tế trên sổ kế toán sau khi đã xử lý

 Các khoản chi phí dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinhdoanh, sự nghiệp được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổkế toán.

 Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theosố dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.

 Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đanghạch toán trên sổ kế toán Đối với các tài sản vô hình việc xác định giátrị là rất khó khăn đặc biệt đối với những nước mà thị trường tài sản vôhình chưa phát triển, chưa có tổ chức uy tín đứng ra xác định giá trị củacác tài sản này.

 Giá trị lợi thế kinh doanh: giá trị lợi thế kinh doanh là một lôại tài sảnvô hình của doanh nghiệp, nó được cấu thành từ các tài sản vô hìnhkhác nhau như vị thế kinh doanh, thương hiệu, uy tín, địa điểm kinhdoanh Những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh sẽ có mức lợinhuận cao hơn bình thường so với các doanh nghiệp khác trong cùngngành Giá trị lợi thế kinh doanh thường được tính toán tuỳ theo khảnăng sinh lời trong quá khứ và cả tiềm năng phát triển trong tương lai.Giá trị lợi thế được cấu thành từ các yếu tố cơ bản sau: vị trí địa lýthuận lợi trong sản xuất kinh doanh; uy tín, mẫu mã, thương hiệu vànhãn hiệu sản phẩm; bí quyết kinh doanh hay bằng phát minh sáng chếhay các sản phẩm độc quyền; đặc quyền kinh doanh, khai thác đượcNhà nước cho phép Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đượcxác định theo 2 phương pháp sau:

- Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ:

Trang 28

Giá trị lợithế kinhdoanh củadoanhnghiệp

Giá trị phầnvốn nhànước theo sổkế toán tạithời điểmđịnh giá

Tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên vốnnhà nước bìnhquân 3 năm trướcthời điểm xácđịnh giá trị doanhnghiệp

-Lãi suất của tráiphiếu Chính phủ cókỳ hạn 5 năm do BộTài chính công bố tạithời điểm gần nhấtvới thời điểm xácđịnh giá trị doanhnghiệp

Trong đó:Tỷ suất lợi nhuận sau Thuế trên vốn nhànước

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kềtrước thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp

bình quân 3 nămtrước

thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3năm liền kề trước thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp

x 100%

- Xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu: Giá trị lợi thế kinh

doanh của doanhnghiệp

Trang 29

lợi thế địa lý của lô đất để tính vào giá trị doanh nghiệp Giá trị lợi thế vị tríđịa lý của lô đất được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất được xác định sátvới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điềukiện bình thường so với giá do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày 01/01 của năm thực hiệnxác định giá trị doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp trung ương, căn cứgiá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do cơ quan thẩm định giá thực hiện, cơquan quyết định cổ phần hoá lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nơi có doanh nghiệp đóng trên địa bàn về giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trước khi quyết định Đốivới các doanh nghiệp địa phương, Ban chỉ đạo cổ phần hoá báo cáo Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

+ Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xácđịnh trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệnhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểmxác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanhnghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cảchi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệusản phẩm, công ty; xây dựng trang web )

Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá làgiá trị cao hơn khi so sánh kết quả được xác định theo 2 phương pháp trên.

 Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanhnghiệp khác được xác định trên cơ sở: tỷ lệ vốn đầu tư của doanhnghiệp cổ phần hóa trên vốn điều lệ hoặc tổng số vốn thực góp tại cácdoanh nghiệp khác; giá trị vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp kháctheo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, trường hợp chưa kiểm toán

Trang 30

thì căn cứ vào giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thờiđiểm gần nhất của doanh nghiệp đó để xác định.

 Giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất (kể cả diện tíchđất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuêkinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạtầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đấtvào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyđịnh và công bố.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất: đối vớinhững doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đấtvào giá trị doanh nghiệp; đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lầncho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệptheo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có ưu điểm làđơn giản, dễ tính toán, không phức tạp trong việc xử lý và xác định giá trị cònlại của tài sản, các công thức được sử dụng đều đơn giản Phương pháp nàyphản ánh mọt cách đầy đủ và trực quan giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp theo giá trị thị trường hoặc theo giá trị sổ sách Đây là công cụ đắc lựccho cho việc định giá doanh nghiệp đối với những nước thị trường tài chínhcòn chưa phát triển, trình độ chuyên gia định giá còn chưa đáp ứng được đòihỏi của công tác định giá theo các phương pháp khác Tuy nhiên, ở các nướccó thị trường tài chính phát triển thì phương pháp này ít được sử dụng,nguyên nhân là vì nó có tồn tại một số hạn chế như:

Trang 31

- Định giá doanh nghiệp theo phương pháp này khó đạt được tính chínhxác bởi việc xác định được giá trị thực tế của các tài sản là rất khó khăn, trongquá trình tính toán đã không tính đến thời gian, các chi phí và thuế phải trảkhi thanh lý tài sản cũng như khả năng kết hợp các loại tài sản đó với nhau,khả năng sinh lời của tài sản cũng như rủi ro trong kinh doanh.

- Nhìn chung định giá theo phương pháp này thường bị ảnh hưởng bởi ýmuốn chủ quan của người định giá.

- Thị trường để bán phần lớn các máy móc và thiết bị đã qua sử dụng làrát hạn hẹp do vậy khi thanh lý tài sản có thể phải bán với giá gần như chokhông.

1.4.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu:

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giátrị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tươnglai hay nói cách khác là hiện tại hoá các dòng thu nhập của doanh nghiệptrong tương lai bằng cách chiết khấu các dòng tiền đó theo một mức lãi suấtchiết khấu phù hợp có tính đến rủi ro của doanh nghiệp Theo phương phápnày, giá trị của doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai màdoanh nghiệp sẽ tạo ra Tỷ suất chiết khấu dùng để chiết khấu dòng tiền tươnglai thể hiện tỷ suất sinh lời mong muốn của doanh nghiệp được định giá và rủiro vốn có của nó Phương pháp định giá này gồm hai biến chính là dòng tiềntương lai và tỷ suất sinh lời mong muốn Do đó phương pháp này có thể đượcáp dụng dễ dàng khi hai biến này có thể dự đoán được với độ tin cậy nhấtđịnh.

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủyếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kếxây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi

Trang 32

suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp

Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp: báo cáo tài chính của doanhnghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; phươngán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3 năm đến5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần; lãi suất của trái phiếu Chính phủcó kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp; giá trị quyền sử dụngđất đối với diện tích đất được giao.

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định nhưsau:

Giá trị thựctế phần vốnnhà nước

 n

1(1)+ PKnn

(1 ) +

Chênh lệch về giá trịquyền sử dụng đất đãnhận giao, nhận thuêTrong đó:

Di

(1+ K)i

: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

Pn

(1+ K)n

: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n

i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1 n).

Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

Trang 33

n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).

Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo côngthức:

K = Rf + Rp

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro đượctính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gầnnhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở ViệtNam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tạiniên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanhnghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tưkhông rủi ro (Rf).

g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g = b x R

Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của cácnăm tương lai

Trang 34

Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phươngpháp DCF được xác định như sau:

Giá trị thực tế doanhnghiệp

Giá trịthực tếphần vốnnhà nước

Nợ thực tếphải trả

Số dư quỹkhen

thưởng,phúc lợi

Nguồnkinh phísự nghiệp

Trong đó:

Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị cáckhoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diệntích đất được giao.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu đã khắc phục được các hạn chế củaphương pháp tài sản Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính nóichung và thị trường chứng khoán nói riêng còn phát triển ở mức độ thấp, trìnhđộ chuyên viên định giá doanh nghiệp còn hạn chế thì việc sử dụng phươngpháp này còn gặp nhiều khó khăn Để có thể áp dụng phương pháp này, cácdoanh nghiệp phải xác định được những thông tin chủ yếu như tỷ suất lợinhuận của 3-5 năm liền kề và dự kiến trong 5-10 năm tương lai, tỷ lệ tăngtrưởng, hệ số rủi ro nhưng thực tế thì việc xác định những thông tin trên hiệnnay rất khó khăn và mất nhiều thời gian Với những yêu cầu khá phức tạp củaphương pháp trên nên trên thực tế chưa được áp dụng rộng rãi

1.4.3 Phương pháp định giá theo bội số:

Phương pháp định giá theo bội số là phương pháp xác định giá trị củamột doanh nghiệp trên cơ sở giá cổ phiếu của những công ty tương tự đượcniêm yết thông qua một bội số thích hợp Các bội số thường sử dụng có thể là

Trang 35

bội số giá trên thu nhập (P/E), bội số giá trên dòng tiền, bội số doanh thu vàbội số thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT).

Đặc tính của phương pháp định giá theo bội số là rất đơn giản và có thểdùng để ước đoán giá trị của doanh nghiệp một cách nhanh chóng Ví dụ nhưnếu ta chọn thu nhập làm tiêu chí để định giá thì bội số giá trên thu nhập cóthể được sử dụng bằng cách tính tỷ số giá trên thu nhập của các công ty đượcchọn làm công ty so sánh để sau đó tính một tỷ số giá trên thu nhập bình quânđại diện cho cả ngành Để xác định giá trị của một doanh nghiệp, ta nhân lợinhuận dự kiến của doanh nhiệp với bội số giá trên thu nhập bình quân này Có thể có rất nhiều những công ty tương tự được niêm yết nên việc chọn lựamột số trong số các công ty này để làm công ty so sánh chủ yếu dựa trên chủquan của người định giá Việc thêm vào hay bớt ra số lượng công ty so sánhcó thể làm thay đổi đáng kể giá trị của bội số và do đó ảnh hưởng đến giá trịcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, các công ty hoạt động ở các thị trường khácnhau và trong những môi trường khác nhau thì không thực sự so sánh đượcnên các nhà định gía thường chỉ sử dụng phương pháp định giá theo bội số đểtham chiếu hay để hỗ trợ cho phương pháp định giá khác

1.5 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam:

Trong nền kinh tế thị trường, CPH là một giải pháp khai thác triệt đểtiềm năng của các thành phần kinh tế Việc CPH các DNNN là một trongnhững vấn đề căn bản của cải cách và đổi mới DNNN ở Việt Nam Điều nàyđã được khẳng định qua Nghị quyết Đại hội VIII, IX và tiếp tục được khẳngđịnh trong Đại hội Đảng lần thứ X; trong đó, nhấn mạnh: tiếp tục đẩy mạnhsắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN.

Trang 36

1.5.1 Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN:

Tiến trình CPH DNNN đã được thực hiện ở nước ta hơn 17 năm qua vàđạt được những thành công nhất định.

- Số lượng doanh nghiệp CPH tăng lên: CPH các DNNN được tiến hànhthí điểm từ tháng 6 năm 1992, tính đến hết tháng 6 năm 2007 cả nước đã CPHđược 3680 doanh nghiệp và bộ phận DNNN Trong đó, doanh nghiệp thuộccác ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,15%; ngành thươngmại, dịch vụ chiếm 27.6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6.25% Phântheo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chiếm 61.7%; thuộc các bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty91 chiếm 9,3% Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới10 tỷ đồng chiếm 79,9%; trên 10 tỷ đồng chiếm 20,1% Lạm phát cao vàkhủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2007 kéo dài sang năm 2008 đãtác động bất lợi đến nền kinh tế nước ta và làm chậm tiến độ CPH DNNN.

Trang 37

Nếu tính cả doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được CPH thì tínhđến ngày 30/6/2008 cả nước có 3786 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệpđã CPH Tổng số vốn điều lệ khi CPH là 106 nghìn tỷ đồng, trong đó Nhànước nắm giữ 50%, người lao động nắm giữ 11% và nhà đầu tư bên ngoàinắm giữ 39% vốn điều lệ Quá trình CPH DNNN đã thu về khoảng 78 nghìntỷ đồng cho Nhà nước và các doanh nghiệp Trong đó, phần thu do chênh lệchgiữa giá bán cổ phiếu so với mệnh giá khoảng 54 nghìn tỷ đồng Các doanhnghiệp CPH đều là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và Nhà nước nắm giữ 50% vốncổ phần Còn về số lượng doanh nghiệp chưa CPH tính đến hết tháng 9 năm2008 cả nước còn 2176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước với tổng số vốnkhoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó có 1546 doanh nghiệp hoạt động sản xuấtkinh doanh, 355 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất công ích, 295nông, lâm trường.

- Các doanh nghiệp CPH có quy mô ngày càng lớn hơn và mở rộng sangcác lĩnh vực ngành nghề trước đây Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn như:điện lực, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, dầu khí, tài chính, bảohiểm, Năm 2006, hoàn thành việc thí điểm CPH 3 tổng công ty Nhà nước làxuất nhập khẩu xây dựng, thương mại và xây dựng, điện tử tin học Thủtướng Chính phủ cũng đã phê duyệt danh sách 71 tập đoàn, tổng công ty Nhànước sẽ thực hiện CPH trong giai đoạn tới.

- Hình thức CPH phong phú, phù hợp với thực tiễn Căn cứ thực tế vànhu cầu thu hút vốn để đầu tư, Chính phủ đã cho phép triển khai áp dụng cáchình thức CPH khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhànước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (hình thứcnày chiếm 69,4%), hình thức bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanhnghiệp (chiếm 15,5%), hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước phát hành thêmcổ phiếu (chiếm 15,1%) Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (từ 54% vốn

Trang 38

điều lệ trở lên) chiếm 34% doanh nghiệp đã CPH, đây là những doanh nghiệpcó vốn tương đối lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và một số doanhnghiệp chưa bán được hết cổ phần theo phương án duyệt ban đầu.

- CPH giúp hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có nhiềuchủ sở hữu Từ chính sách CPH DNNN và trong thực tế đã hình thành các cổđông chiến lược góp phần tạo ra năng lực mới,mở rộng thị trường, tăng tiềmlực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng trình độ quản lý, đổi mớicông nghệ Việc đa dạng hoá sở hữu DNNN đã góp phần giảm gánh nặng chongân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tiếp cận cácnguồn vốn của xã hội phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tăng cườngsự kiểm tra giám sát của xã hội đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

- CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhằm cơ cấu lạiDNNN Qua CPH đã giảm mạnh những DNNN quy mô nhỏ, thua lỗ và thuộccác ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, góp phần quantrọng cơ cấu lại DNNN, để DNNN tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vựcthen chốt của nền kinh tế Số lượng DNNN đã giảm từ 12.000 doanh nghiệpvào năm 1993 xuống còn 5.655 doanh nghiệp năm 2000, 4.296 doanh nghiệpnăm 2005 và 2.176 tháng 9/2008 Nợ xấu của các DNNN khi CPH được xử lýmột bước cơ bản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực sự lành mạnh về tàichính khi hoạt động với hình thức công ty cổ phần Trong quá trình CPHDNNN từ năm 2002 trở lại đây có 154 doanh nghiệp có khó khăn trong cáckhoản nợ xấu được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phảinộp ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 314,91 tỷ đồng Chính phủ đã chophép xử lý nợ tồn đọng vay các ngân hàng thương mại trên 19 nghìn tỷ đồng.Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng đã tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ của

Trang 39

1.222 doanh nghiệp với giá trị 1.411 tỷ đồng; trong đó, đã xử lý nợ cho 331doanh nghiệp với giá trị 390 tỷ đồng, giá trị thu hồi 125 tỷ đồng.

- CPH đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất,kinh doanh, đa dạng hoá sở hữu Nhờ CPH vốn Nhà nước tại DNNN tuy chưatính giá trị quyền sử dụng đất nhưng nhìn chung được đánh giá lại kháchquan, chính xác hơn; đồng thời đã huy động thêm được 25.600 tỷ đồng củacác cá nhân, tổ chức ngoài xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sảnxuất kinh doanh, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp QuaCPH, Nhà nước cũng thu về được khoảng 19.500 tỷ đồng để đầu tư vào mụctiêu khác Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH được bảo toàn nhờhiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng.

- CPH tạo cơ sở thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứngkhoán Việt Nam Phương thức CPH từng bước được đổi mới, sát với thịtrường, gắn với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng tính minhbạch, thúc đẩy sự luân chuyển linh hoạt của vốn cổ phần trên thị trườngchứng khoán Đến nay đã có 193 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứngkhoán, quy mô thị trường chứng khoán năm 2006 đã đạt 22,7% GDP, đếntháng 5 năm 2007 đã đạt 32,8% GDP Một số lượng lớn các DNNN đượcCPH đã cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán phát triển.

- CPH mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động hơn, có hiệuquả, thích nghi với nền kinh tế thị trường Chuyển sang hình thức công ty cổphần, doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước cổ đông về hoạt động và kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh Công ty cổ phần đã thực hiện tốt các biện pháp tiếtkiệm, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mới các nội quy,quy chế hoạt động; có cơ chế hạch toán, phân phối rõ ràng; thực hiện tinh

Trang 40

giản bộ máy quản lý, hợp lý hoá các bộ phận sản xuất, kinh doanh từ đó nângcao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- CPH tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vaitrò làm chủ trong doanh nghiệp Thông qua CPH một bộ phận quan trọngngười lao động ở DNNN CPH trở thành cổ đông, là người chủ thực sự phầnvốn góp của mình ở doanh nghiệp.

- Việc kiểm tra, giám sát của người lao động, cổ đông và xã hội đối vớicông ty cổ phần, nhất là những công ty đã niêm yết trên thị trường chứngkhoán là biện pháp có hiệu quả làm cho tài chính của công ty cổ phần đượcminh bạch, công khai.

- Thông qua CPH góp phần tập trung vốn của Nhà nước (sau CPH) vàocác tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước và tổng công ty đầu tư vàkinh doanh vốn Nhà nước đã phần nào khắc phục tình trạng vốn Nhà nướcđầu tư từ chỗ dàn trải, phân tán vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sang đầutư có trọng tâm, trọng điểm, hướng vào các lĩnh vực, ngành nghề then chốtcủa nền kinh tế.

- CPH đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp Nhìn chung các doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả hơn Theobáo cáo của các bộ, ngành, điạ phương về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốnđiều lệ bình quân tăng lên 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuậnthực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạtđộng kinh doanh có lãi; nộp ngân sách tăng 24,9%; thu nhập của người laođộng bình quân tăng 12%; số lao động tăng bình quân 6,6%; cổ tức bình quânđạt 17,11%.

Ngày đăng: 03/12/2012, 15:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.5.1. Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN: - Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương
1.5.1. Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN: (Trang 38)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Vietrans qua các năm 2006-2008 - Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Vietrans qua các năm 2006-2008 (Trang 69)
Bảng 2. 2: Kết quả kinh doanh của văn phòng công ty VIETRANS - Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương
Bảng 2. 2: Kết quả kinh doanh của văn phòng công ty VIETRANS (Trang 70)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VIETRANS Miền Nam - Giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH Cty Giao nhận kho vận ngoại thương
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VIETRANS Miền Nam (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w