MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT HÌNH SỰ...57 BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG... Đáp án: Xã hội Lưu ý: Có thể thấy để làm
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2
CHƯƠNG 2 3
HIẾN PHÁP 1992 VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ 3
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3
CHƯƠNG 3 4
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT 4
CHƯƠNG 4 5
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT 5
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5
CHƯƠNG 5 5
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – Ý THỨC PHÁP LUẬT 5
VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5
CHƯƠNG 6 6
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT HÌNH SỰ 6
B NỘI DUNG CÂU HỎI TỰ LUẬN, DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 12
C NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 13
D CÁCH LÀM BÀI, TRÌNH BÀY BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 50
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 52
CHƯƠNG 2 54
HIẾN PHÁP 1992 VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 54
CHƯƠNG 3 QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT 55
CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 56
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 57
CHƯƠNG 6 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT HÌNH SỰ 57
BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Trang 2CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1 Dạng câu hỏi thường ra trong chương này:
1.1 Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn, chọn phương án đúng nhất:
Ví dụ 1: Một trong những thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước là:
a) Nhà nước có chủ quyền quốc gia b) Tính xã hội
c) Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc d) Tất cả đều đúng
Đáp án: b) Tính xã hội Nếu để ý ta thấy 3 đáp án còn lại đều là đặc trưng của nhà nước chứ
không phải bản chất của Nhà nước
Ví dụ 2: Trong những nhận định sau, nhận định nào không phải là đặc trưng của nhà nước:
1 Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
2 Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội
c Có chủ quyền quốc gia
d Ban hành pháp luật
Đáp án: b Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội Nắm vững kiến thức
chúng ta thấy đây là nguồn gốc ra đời của Nhà nước chứ không phải đặc trưng của Nhà nước
Lưu ý: Để làm tốt các dạng câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức trên lớp và
đọc kỹ bài giảng chuẩn
1.2 Dạng câu hỏi trắc nghiệm khẳng định sau đây đúng hay sai
“Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước”
Đáp án: sai, bởi có 5 hình thái KT-XH đã và đang tồn tại trong xã hội loài người nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà nước được ra đời, đó là Nhà nước Chủ nô, Nhà nước, Phong kiến, Nhà nước Tư bản, vàNhà nước XHCN
1.3 Dạng câu hỏi điền khuyết:
1.3.1 Cho sẵn các từ sau: Pháp luật, quy phạm pháp luật Tìm từ thích hợp để điền vào chổ
trống sau:
Trang 3……… là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định
Đáp án: Quy phạm pháp luật
1.3.2 Không cho sẵn các từ, tìm từ thích hợp điền vào chổ trống?
Pháp luật có hai bản chất, ngoài bản chất giai cấp pháp luật còn có bản chất………
Đáp án: Xã hội
Lưu ý: Có thể thấy để làm tốt các câu hỏi này sinh viên phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, phạm trù về Nhà nước và Pháp luật như: bản chất nhà nước, pháp luật; đặc trưng của Nhà nước và pháp luật; kiểu nhà nước, hình thức chính thể nhà nước, kiểu pháp luật, chức năng nhà nước, hình thức pháp luật
1.4 Dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.
Ghép khái niệm Kiểu Nhà nước với diễn giải nào cho thích hợp sau đây:
1 a là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền
lực nhà nước
2 b là tổng thể những đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp
và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định
Đáp án: b.
2 Câu hỏi tự luận:
- Nêu Khái niệm Nhà nước, khái niệm bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa: ở câu hỏi này chỉ yêu cầu sinh viên nêu định nghĩa không phân tích
CHƯƠNG 2
HIẾN PHÁP 1992 VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1 Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn
Trang 4Ví dụ : Trong Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam cơ quan nhà nước nào có quyền lực cao nhất?
a Chính phủ b Đảng Cộng sản Việt Nam
c Tòa án ND Tối cao d Quốc hội
Đáp án đúng của câu hỏi trên là đáp án d quốc hội Nhiều sinh viên không nắm vững sẽ chọn
các đáp án khác như: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo duy nhất ở Việt Nam nhưng không phải là cơ quan nằm trong Bộ máy Nhà nước, còn chính phủ là cơ quan quản
lý Nhà và tòa án là cơ quan xét xử chứ không thuộc cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước
nên loại trừ (sinh viên có thể lựa chọn đáp án bằng phương pháp loại trừ đáp án sai) Như vậy
để làm tốt câu hỏi này sinh viên phải nắm vững kiến thức ở Chương 2 phần các hệ thống cơ quantrong Bộ máy Nhà nước ta theo Hiến pháp 1992
2 Dạng câu hỏi điền khuyết:
2.1 Cho sẵn các từ sau: Cộng hòa, Xã hội chủ nghĩa…Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống:
Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là chính thể………
Đáp án: Cộng hòa
2 Dạng câu hỏi trắc nghiệm khẳng định sau đây đúng hay sai.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Đáp án: sai
Lưu ý để làm được các câu hỏi trắc nghiệm của chương này sinh viên phải nắm vững các
khái niệm, định nghĩa của chương như: hệ thống các cơ quan nhà nước; nguyên tắc tổ chức, hoạt động, địa vị pháp lý của Quốc hội, Chính phủ; địa vị pháp lý của Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân, VKSND, HĐND và UBND
CHƯƠNG 3
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
PHẦN 1 NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
Để làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm ở phần này, sinh viên phải nắm vững các kiến thức sau:
- Cấu trúc của quy phạm pháp luật
- Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật
Trang 5CHƯƠNG 4
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1 Câu hỏi tự luận phải học trong chương này:
- Nêu khái niệm, cho ví dụ Các hình thức thực hiện pháp luật:
Sinh viên chỉ cần nêu định nghĩa các hình thức thực hiện pháp luật và ví dụ không phân tích
- Nêu khái niệm các trường hợp cần áp dụng pháp luật:
Sinh viên chỉ cần nêu định nghĩa các hình thức thực hiện pháp luật và ví dụ không phân tích
- Nêu khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu nhận biết:
Sinh viên chỉ nêu định nghĩa vi phạm pháp luật, và các dấu hiệu nhận biết của nó (phần chữ in nghiêng trong giáo trình, không phân tích
- Nêu khái niệm các loại lỗi: (Lỗi cố trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự
tin Chỉ nêu lỗi không phân tích
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – Ý THỨC PHÁP LUẬT
VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1 1 Câu hỏi tự luận: Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản pháp chế XHCN: chỉ
nêu không phân tích
Trang 6CHƯƠNG 6.
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN 1 LUẬT HÀNH CHÍNH
Ở ngành luật sinh viên phải nắm vững các vấn đề sau:
1 Kiến thức để làm câu hỏi trắc nghiệm;
- Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
- Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử lý vi phạm hành chính, và các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp xử lý hành chính khác
2 Câu hỏi tự luận
- Các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật hành chính hiện hành
PHẦN II LUẬT LAO ĐỘNG
Ở ngành luật sinh viên phải nắm vững các Kiến thức để làm câu hỏi trắc nghiệm: Bao gồm các chế định của ngành Luật Lao động
- Hợp đồng lao động
- Tiền lương
- Kỷ luật lao động
- Bảo hiểm xã hội
PHẦN III LUẬT DÂN SỰ
Ở ngành luật dân sự sinh viên phải nắm vững các vấn đề sau:
1 Kiến thức để làm câu hỏi trắc nghiệm: Bao gồm các chế định của ngành luật dân sự.
- Quyền nhân thân
- Quyền sở hữu
- Quyền thừa kế
Trang 7- Hợp đồng dân sự
2 Câu hỏi tự luận (bắt buộc thuộc).
- Khái niệm nội dung quyền sở hữu: sinh viên trình bày khái niệm nội dung quyền sở hữu (quyền
chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng) không phân tích
- Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật: có 4 trường hợp
- Quyền của người lập di chúc: 5 quyền.
- Phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Nêu phân loại tội phạm và tuổi chịu trách
nhiệm hình sự không phân tích
- Khái niệm những trường hợp không được coi là tội phạm: chỉ nêu định nghĩa 3 trường hợp
không được coi là tội phạm, không phân tích
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động: nêu các Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người
lao động (trang 84)
- Trả lương khi làm thêm giờ, khi làm vào ban đêm: quy định trả lương khi làm thêm giờ, khi
làm vào ban đêm
- Khái niệm kết hôn và nêu các điều kiện kết hôn: (không phân tích)
3 Bài tập thừa kế (một trong 3 dạng bài tập chủ yếu)
Đối với dạng bài tập này sinh viên lưu ý các điểm sau:
3.1 Thời điểm mở thừa kế
Về thời điểm mở thừa kế luật quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày
mà Toà án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật
Ví dụ: Ông H rất giàu có để tránh việc các con tranh giành tài sản ông lập di chúc chia đều tài
sản cho các con Các con ông H băn khoăn không biết khi nào di chúc có hiệu lực
1 Ngay khi lập di chúc xong ;
2 Khi ông H chết ;
3 Một năm sau khi ông H chết
Đáp án : b Theo 633 Bộ luật dân sự về thời điểm, địa điểm thừa kế quy định: Thời điểm mở thừa
kế là thời điểm người có tài sản chết (khi ông H chết)
3.2 Xác định di sản thừa kế:
Trang 8Di sản thừa kế phải là những tài sản riêng của người chết Cách xác định tài sản riêng như sau:
- Tài sản thuộc sở hữu riêng của họ
- Phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với người khác, có thể là sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần
- Các quyền tài sản v.v
- Trong trường hợp họ có tài sản chung với người khác thì cũng cần phải phân định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó (Điều 634, Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2005) Việc xác định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung có thể dựa trên những thoả thuận đã có từ trướchoặc căn cứ theo văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Ví dụ: Theo pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ việc vợ chồng tự thoả thuận tài sản riêng và tài sản chung thì toà án là cơ quan có quyền tiến hành phân định phần tài sản của vợ và chồng trong khối tài sản chung hợp nhất trên cơ sở có yêu cầu của họ (Điều 29, Luật Hôn nhân và gia đình)
- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân… Một điểm cần lưu ý là đối với những tài sản
mà họ có trước thời kỳ hôn nhân chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận Điều 95, Luật Hôn nhân gia đình công nhận về mặt nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân sau khi chấm dứt hôn nhân (một trong 2 người chết hoặc ly hôn) thì được chia đôi
- Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng của vợ hoặc chồng thì được coi là tài sản riêng của người đó
- Tài sản chung của vợ chồng nếu có thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân thống nhất chia đôi, thì sau khi có quyết định của tòa án về chia tài sản chung thì tài sản được chia đó là tài sản riêng củamỗi người Lợi nhuận, lợi tức thu được từ tài sản được chia đó cũng là tài sản riêng
- Chú ý: khi chia tài sản chung của vợ chồng để xác định khối tài sản riêng của người chết thì ½ tài sản của người còn sống được chia đương nhiên là của họ chứ không phải là di sản thừa kế mà người chết để lại (nhiều sinh viên nhầm vấn đề này)
Trang 9Di sản thừa kế sau khi đã thanh toán hết các khoản theo thứ tự nêu trên mới chia cho người thừa kế.
Chú ý: Theo quy định tại Điều 636 và Điều 637 Bộ luật Dân sự thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trong chi phí bảo quản di sản ví dụ như chi phí sửa chữa nhà thì do đây là tài sản chung nên người chết để lại di sản (là vợ hoặc chồng) cũng chỉ chịu trách nhiệm chi trả ½ giá trị sửa chữa
3.4 Quyền bình đẳng trong thừa kế.
Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới nếu cùng hàng thừa kế, con trai, con gái, con trong giá thú (con hợp pháp) và con ngoài giá thú (con riêng), con đẻ con nuôi đều được hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật
3.5 Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Ví dụ: A và B là vợ chồng hợp pháp có con chung là C, bố mẹ A đã chết hết, A chết khi đó C mới 12 tuổi A có di sản riêng là 900 triệu, A để lại di chúc dành toàn bộ di sản này cho D là con riêng của A ở đây B và C thuộc đối tượng hưởng di sản mà không phụ thuộc theo di chúc, được một suất bằng 2/3 của một suất chia theo pháp luật
Nếu chia theo pháp luật ở trường hợp này những người ở hàng thừa kế thứ nhất của A là 3 người B,C, và D, mỗi người sẽ nhận một phần là: 900 : 3 = 300 triệu
Khi đó B, C sẽ nhận được 2/3 suất của 200 triệu là: 300*2/3 = 200 triệu đồng
Số tiền còn lại D được nhận là: 900-(200*2)=500 triệu
3.6 Thừa kế thế vị
Ví dụ: A và B có 3 người con là X,Y,Z X năm 2007 không may tai nạn để lại 2 con là G,H Năm
2010 A chết không để lại di chúc, thì khi đó G,H sẽ được nhận một suất chia theo pháp luật thaycho cha mình là Z được hưởng nếu còn sống
3.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặcbác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế
3.8 Bài tập thừa kế mẫu:
Trang 10Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 1 tỷ 600 triệu đồng B có tài sản riêng là 900 triệu đồng Hai vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi, D: 21 tuổi, E: 22 tuổi B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại cho M 50 triệu đồng, tặng cho hội từ thiện 50 triệu đồng Vậy phải chia thừa kế của B như thế nào ?
Trả lời: Theo điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, tổng tài sản là 1 tỷ 600 triệu
đồng sẽ được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của A&B
Khối tài sản chung nêu trên, sẽ được định đoạt theo quy định tại điều 28 khoản 1: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêu trên là 800 triệu đồng Bên cạnh đó, theo điều 32, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng của B là 900 triệu
Từ những căn cứ nêu trên, B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định đoạt là 800 triệu đồng +
900 triệu đồng = 1 tỷ 700 triệu đồng
Theo điều 648 khoản 1, Bộ Luật dân sự 2005: Quy định về quyền của người lập di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di sản thừa kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế
B chết có lập di chúc phân chia 100 triệu đồng trong khối tài sản chung
- Theo đó, số tài sản còn lại của B chưa định đoạt là 1 tỷ 600 triệu đồng, việc chia số tiền 1 tỷ
600 triệu đồng sẽ xẩy ra các phương án như sau:
+ Nếu B không lập di chúc định đoạt số tiền trên sẽ được chia theo pháp luật được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2000:
Những người sẽ được hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D,E thuộc hàng thừa kế thứ nhất; mỗi người sẽ được các phần bằng nhau (1 tỷ 600 triệu đồng : 4 = 400 triệu đồng)
+ Nếu di chúc có định đoạt khối tài sản riêng của B thì chia theo di chúc (Trong quá trình làm bài sinh viên không bắt buộc phải nhớ các điều luật)
PHẦN IV: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Ở chuyên ngành luật này sinh viên cần nắm vững các kiến thức về các nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn: các điều kiện kết hôn, chấm dứt hôn nhân
- Quyền sở hữu tài sản chung, riêng giữa vợ và chồng
PHẦN V: LUẬT HÌNH SỰ
Trang 11Bài tập liên quan.
Bài tập 1: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.
A 30 tuổi, nhận thức bình thường B là hàng xóm của A Do giữa hai người là có nhà liền kề nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranh chấp về đất đai Vào lúc 22h00’ ngày
07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp này A cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25% Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật Hỏi: Xác định vi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên?
Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS 1999
trong trường hợp này như sau:
1 Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ
2 Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi dùng gậy đánh
là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người khác
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội
Lưu ý: trong quá trình làm bài sinh viên bắt buộc trình bày đầy đủ 3 yếu tố cơ bản của Mặt khách quan đó là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quản giữa hành vi và hậu quả!
3 Mặt chủ quan của tội phạm:
- Là lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B
Lưu ý: phần bắt buộc phải xác định trong Mặt chủ quan đó là lỗi (phần này cho nhiều điểm nhất, không cần phân tích động cơ và mục đích phạm tội)
Trang 124 Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình
B NỘI DUNG CÂU HỎI TỰ LUẬN, DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
(Học phần: Pháp luật Đại cương khóa 12)
1 I Nội dung câu hỏi tự luận
1 Thực hiện pháp luật:
- Nêu khái niệm, cho ví dụ Các hình thức thực hiện pháp luật
- Nêu khái niệm các trường hợp cần áp dụng pháp luật
1 Vi phạm pháp luật, cấu thành VPPL
- Nêu khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu nhận biết
- Nêu khái niệm các loại lỗi
1 Hệ thống pháp luật:
- Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản pháp chế XHCN
1 Một số nội dung cơ bản của Luật chuyên ngành:
- Khái niệm nội dung quyền sở hữu
- Quyền của người lập di chúc
- Phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Khái niệm những trường hợp không được coi là tội phạm
- Quyền cơ bản của người lao động
- Trả lương khi làm thêm giờ, khi làm vào ban đêm
Trang 13- Khái niệm kết hôn và nêu các điều kiện kết hôn (không phân tích)
II Dạng bài tập tình huống
1 Bài tập chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc
2 Vi phạm pháp luật (Xác định có VPPL hay không; xác định các mặt cấu thành của VPPL; phần các tội phạm cụ thể.)
C NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Mục I Anh (chị) hãy đánh dấu x vào ô có phương án đúng nhất trên phiếu làm bài để
trả lời các câu hỏi dưới đây:
1) Trong Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam cơ quan nhà nước nào có quyền lực cao nhất?
a Chính phủ b Đảng Cộng sản Việt Nam
c Tòa án ND Tối cao d Quốc hội
2) Yếu tố không thể thiếu trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật là?
b) Người phạm tội và Nhà nước.
c) Cá nhân và tổ chức có năng lực trách nhiệm hình sự.
d) Tất cả các phương án trên.
4) Bản án của Toà án tuyên cho một bị cáo được gọi là?
a) Văn bản quy phạm pháp luật b) Văn bản thi hành pháp luật
c) Văn bản áp dụng pháp luật d) Cả a,b,c đều đúng
5) Biên bản xử phạt hành chính của Cảnh sát giao thông là?
a) Văn bản áp dụng pháp luật b) Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 14c) Văn bản sử dụng pháp luật d) Không có phương án nào đúng
6) Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật gọi là gì?
a) Sự kiện pháp luật b) Nghĩa vụ pháp lý
c) Quy phạm pháp luật d) Sự kiện pháp lý
7) Nguyên tắc bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta theo hình thức nào sau đây?
a) Phổ thông đầu phiếu, trực tiếp bỏ phiếu kín
b) Chỉ những đại cử tri mới được phép bầu cử
c) Nhân dân bầu gián tiếp thông qua các đại cử tri do mình bầu
d) Không xác định
8) Việc cơ quan nhà nước xác thực một sự việc, sự kiện thực tế thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
a) Tuân thủ pháp luật b) Sử dụng pháp luật
c) Áp dụng pháp luật d) Chấp hành pháp luật
9) Quan hệ về tái sản và quan hệ về nhân than là đối tượng điều chỉnh của Ngành luật nào sau đây?
a) Ngành luật dân sự b) Ngành luật hôn nhân và gia đình
c) Ngành luật hành chính d) Cả a và b đều đúng
10) Người bị mắc bệnh tâm thần mà không tự chủ được hành vi, đó là:
a) Cá nhân bị mất năng lực hành vi b) Cá nhân bị mất năng lực pháp luật
c) Cá nhân không có năng lực hành vi d) Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi
11) Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi?
a) Có hành vi trái pháp luật b) Có hành vi vi phạm pháp luật
c) Cả hai phương án trên d) Không có phương án nào đúng
12) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là một tài sản không?
Trang 15a) Tùy từng trường hợp b) Không
c) Còn phải xem xét thêm d) Có
13) Anh A cầm dao trấn lột tiền anh B, anh B kháng cự lại làm anh A bị thương tích với mức 20% Vậy anh B phạm tội gì
a) Tội cố ý gây thương tích
b) Không có tội vì anh B thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết
c) Không có tội vì anh B phòng vệ chính đáng
d) Tùy từng trường hợp
14) Việc các chủ thể pháp luật khi tham gia giao thông không phóng nhanh, vượt ẩu thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
a) Áp dụng pháp luật b) Tuân thủ pháp luật
c) Sử dụng pháp luật d) Chấp hành pháp luật
15) Chủ thể của luật hình sự là
a) Người phạm tội và người bị hại
b) Nhà nước, người phạm tội và người bị hại
c) Nhà nước, người phạm tội và quan hệ xã hội bị xâm hại
d) Nhà nước và người phạm tội
16) Anh A dùng dao đe dọa anh B để cướp tài sản Mặt khách quan của VPPL ở đây là?
a) Quyền sở hữu của Anh B
b) Hành vi dùng vũ lực khống chế để chiếm đoạt tài sản
c) Lỗi cố ý
d) Cả 3 phương án trên
17) Anh C cầm dao đâm chết anh B Khách thể mà anh C xâm hại tới ở đây là?
a) Con dao b) Hành vi đâm chết người
Trang 16c) Quyền được bảo vệ tính mạng của công dân d) Tất cả các phương án trên
18) Hình thức pháp luật nào là cơ bản nhất của Việt Nam:
a) Tiền lệ pháp b) Văn bản quy phạm pháp luật
c) Tập quán pháp d) Tất cả đều đúng
19) Bao gồm một hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề kết hôn như: tuổi kết hôn, hình thức kết hôn, các điều kiện cấm kết hôn…hợp thành?
a) Một hệ thống các văn bản qui phạm PL về kết hôn
b) Chế định kết hôn trong ngành luật Hôn nhân và gia đình
c) Ngành luật Hôn nhân và gia đình
d) Không có phương án nào đúng
20) Cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam là:
a) Chủ tịch nước b) Viện Kiểm sát nhân dân
c) Quốc hội d) Chính phủ
21) Độ tuổi mà năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện có từ khi ?
a) Cá nhân đạt 18 tuổi b) Cá nhân sinh ra
c) Cá nhân đạt 6 tuổi d) Tất cả đều sai
22) Trách nhiệm pháp lý là?
a) Nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước
b) Sự cưỡng chế Nhà nước
c) Hậu quả bất lợi mà chủ thể VPPL phải gánh chịu
d) Cả ba phương án nêu trên
23) Việc cơ quan nhà nước xác thực một sự việc, sự kiện thực tế thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
a) Tuân thủ pháp luật b) Sử dụng pháp luật
c) Áp dụng pháp luật d) Chấp hành pháp luật
24) Chế tài nào sau đây không áp dụng đối với tổ chức:
a) Chế tài kỷ luật b) Chế tài dân sự
c) Chế tài hình sự d) Chế tài hành chính
Trang 1725) Ai là người có quyền công bố Hiến pháp, Luật?
a) Chủ tịch nước b) Chủ tịch Quốc hội
c) Thủ tướng chính phủ d) Cả a, và b đều đúng
26) Ở nước ta, cơ quan quản lý nhà nước có quan hệ như thế nào đối với cơ quan quyền lực nhà nước?
a) Phục tùng b) Không có quan hệ
c) Bình đẳng d) Đứng trên cơ quan quyền lực nhà nước
27) Là một loại lỗi trong đó chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra?
a) Lỗi cố ý gián tiếp b) Lỗi cố ý trực tiếp
c) Lỗi vô ý vì quá tự tin d) Lỗi vô ý vì cẩu thả
28) Đặc điểm nào sau đây làm rõ sự khác nhau giữa quy phạm xã hội và quy phạm pháp luật?
a) Là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người
b) Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
c) Do Nhà nước đặt ra và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nướcd) Được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi nó bị thay đổi hoặc huỷ bỏ
29) Chức danh Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ do:
a) UBND cùng cấp bầu ra
b) Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm
c) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
d) Ban Chấp hành Đảng bộ của tỉnh bầu ra
30) Hình phạt tù chung thân không được áp dụng đối với:
a) Phụ nữ có thai b) Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi
c) Người chưa thành niên d) Tất cả đều đúng
31) Cô, dì, chú, bác ruột là hàng thừa kế theo pháp luật thứ:
a) Thứ hai b) Thứ tư
c) Thứ ba d) Thứ nhất
Trang 1832) Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình nam – nữ trong nước khi kết hôn phải đăng ký kết hôn tại:
a) Hội Phụ nữ xã b) Sở Tư pháp
c) UBND cấp huyện d) UBND cấp xã
33) Bộ phận nào là không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật:
a) Giả định b) Quy định
c) Chế tài d) Chế định
34) Chức danh Chánh án TAND tối cao do:
a) Quốc hội bổ nhiệm b) Quốc hội bầu
c) Quốc hội phê chuẩn d) Quốc hội chỉ định
35) Quốc hội nước Việt Nam có cơ cấu như thế nào?
a) Ba Viện b) Hai viện
c) Một viện d) Không xác định
36) Hiến pháp 1992 được quốc hội khoá VII thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 có cơ cấu?
a) Gồm 12 chương, 147 điều b) Gồm 12 chương, 146 điều
c) Gồm 10 chương, 147 điều d) Gồm 13 chương, 147 điều
37) Người đứng đầu cơ quan hành pháp ở Việt Nam đó là:
a) Thủ tướng Chính phủ b) Chủ tịch Quốc hội
c) Chủ tịch nước d) Tổng Bí thư
38) Ngành luật là?
a) Hệ thống QPPL có đặc điểm chung giống nhau điều chỉnh một nhóm QHXH tương ứngb) Một hệ thống QPPL có đặc tính chung điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống XHc) Cả hai phương án trên
Trang 19d) Không có phương án nào đúng
39) Lỗi của người phạm tội đưa hối lộ là?
a) Lỗi cố ý trực tiếp b) Lỗi cố ý
c) Lỗi cố ý và vô ý d) Lỗi cố ý gián tiếp
40) Ý thức pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với?
a) Pháp luật (1) b) Pháp chế (2)
c) Không có phương án nào đúng d) Cả (1) và (2)
41) Anh H điều khiển xe gắn máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho chị Y Chủ thể của hành vi VPPL ở đây là ?
a) Cả 3 phương án trên b) Chị Y
c) Nhà Nước d) Anh H
42) Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam là:
a) Chủ tịch nước b) Thủ tướng Chính phủ
c) Chủ tịch Quốc hội d) Tổng bí thư
43) Những trường hợp nào sau đây bị cấm kết hôn:
a) Bị mất năng lực hành vi dân sự
b) Đã từng chung sống với người khác như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn
c) Chưa đủ tuổi
d) Cả a, c đều đúng
44) Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi?
a) Chủ quan – Khách quan – Chủ thể -Khách thể
b) Mặt chủ quan – Mặt khách quan – Chủ thể – Khách thể
c) Hành vi – Lỗi – Chủ thể – Khách thể
d) Mặt chủ quan – Mặt khách quan – Hành vi – Lỗi
Trang 2045) Ở Việt Nam, việc sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Thành phố Hà Nội do cơ quan nhà nước nào quyết định:
a) Quốc hội b) Ban Chấp hành Trung ương Đảng
a) Áp dụng pháp luật b) Sử dụng pháp luật
c) Chấp hành pháp luật d) Tuân thủ pháp luật
48) Động cơ vi phạm của chủ thể vi phạm pháp luật là?
a) Trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình
b) Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi VPPL
c) Động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL
d) Cả 3 phương án trên
49) Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là?
a) Từ 20 tuổi đối với nam, từ 18 tuổi đối với nữ
b) Từ đủ 20 tuổi đối với nam, từ đủ 18 tuổi đối với nữ
c) Từ đủ 20 tuổi đối với nam, từ 18 tuổi đối với nữ
d) Tất cả đều đúng
50) Chế định pháp luật bao gồm?
a) Một số qui phạm có đặc tính chung điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống XHb) Một số điều luật có đặc điểm chung giống nhau điều chỉnh một nhóm QHXH tương ứng
Trang 21c) Một số qui phạm có đặc điểm chung giống nhau điều chỉnh một nhóm QHXH tương ứngd) Cả 3 phương án trên
51) Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây không do Chủ tịch nước ban hành:
a) Quyết định b) Chỉ thị
c) Lệnh d) Tất cả đều sai
52) Chế tài nào sau đây được gọi là hình phạt:
a) Chế tài dân sự b) Chế tài hình sự
c) Chế tài hành chính d) Cả a, b, c đều đúng
53) Những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có thể thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà vì chúng nên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật gọi là gì?
a) Sự kiện pháp lý b) Chủ thể pháp luật
c) Quy phạm pháp luật d) Khách thể của quan hệ pháp luật
54) Cơ quan nào là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước ta?
a) Chính phủ b) Uỷ Ban nhân dân
c) Chủ tịch nước d) Hội đồng nhân dân
55) Là một loại lỗi trong đó chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra nhưng tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra?
a) Lỗi cố ý trực tiếp b) Lỗi vô ý vì quá tự tin
c) Lỗi cố ý gián tiếp d) Lỗi vô ý vì cẩu thả
56) Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ?
a) Hưu trí b) Tử tuất
c) ốm đau d) Tất cả các phương án trên
57) Việc các chủ thể thực hiện quyền kết hôn thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
a) Sử dụng pháp luật b) Chấp hành pháp luật
Trang 22c) Tuân thủ pháp luật d) Áp dụng pháp luật
58) Chủ thể của tội phạm là?
a) Cá nhân đủ độ tuổi, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển HVb) Người phạm tội và Nhà nước
c) Cá nhân và tổ chức có năng lực trách nhiệm hình sự
d) Tất cả các phương án trên
59) Biên bản xử phạt hành chính của chiến sĩ Công an giao thông là văn bản?
a) Không có phương án nào đúng b) Văn bản quy phạm pháp luật
c) Cả hai phương án trên d) Văn bản áp dụng pháp luật
60) Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người người lao động khi
họ hoàn thành công việc đã giao kết trong hợp đồng phải:
a Được sự thoả thuận trong HĐLĐ
b Được trả theo năng suất lao động, chất lượng hiệu quả công việc
c Không được thấp hương mức lương tối thiểu
d Cả a và b, c đều đúng
61) Tịch thu tài sản là một chế tài hình sự thuộc?
a Hình phạt chính
b Hình phạt bổ sung
c Có thể vừa là hính phạt chính, vừa là hính phạt bổ sung
d Cả a,b,c đều sai!
62) Câu nào sau đây không đúng về Quốc hội:
a Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân
b Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
c Là cơ quan trong hệ thống cơ quan tư pháp
Trang 23d Là cơ quan giám sát tối cao toàn bộ họat động của nhà nước
63) Hội đồng nhân dân là:
a Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
b Do nhân dân địa phương gián tiếp bầu ra
c Cơ quan chấp hành của Quốc hội
d Cả a và b đều đúng
64) Trường hợp người gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì?
a Được miễn trách nhiệm hình sự b Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
c Tuỳ từng trường hợp d Cả a, b, c đều sai
65) Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:
a Do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành
b Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
c Được áp dụng nhiều lần trong đời sống
d Cả a, b, c đều đúng
66) Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật nói đến các yếu tố sau:
a Hoàn cảnh b Điều kiện
c Cách thức xử sự d Hoàn cảnh, điều kiện, thời gian, địa điểm
67) Điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quan hệ pháp luật là:
a Là quan hệ xã hội
b Không mang tính ý chí
c Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
d Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật
68) Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi:
Trang 24a Mặt khách quan b Mặt chủ quan
c Chủ thể và khách thể d Cả a, b, c đều đúng
69) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm:
a Lỗi b Động cơ
c Mục đích d Cả a,b,c đều đúng
70) Những người không biết chữ khi lập di chúc phải?
a chỉ cần di chúc miệng b phải được người làm chứng lập thành văn bản
c phải được người làm chứng lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực
d a và c đều đúng
71) Trong thừa kế theo di chúc nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều từ chối nhận
di sản thì di sản được xử lý:
a Nộp công quỹ nhà nước
b Chia đều cho tất cả những người thuộc 2 hàng thừa kế còn lại
c Chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ 2 đang còn sống
d Cả b, c đều đúng
72) Di chúc có thể được lập dưới các hình thức sau:
a Văn bản không có người làm chứng b Văn bản có người làm chứng
c Văn bản được chứng nhận, chứng thực d Cả a,b,c đều đúng
73) Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì di sản thừa kế trong tài sản chung của vợ chồng của người chết được xử lý:
a Một nữa cho người chết
b Tuỳ vào công sức đóng góp
c Tất cả tài sản chung là si sản thừa kế
d Tất cả đều đúng
Trang 2574) Tội phạm ít nghiêm trọng có mức phạt cao nhất của khung hình phạt là đến:
a 3 năm tù b 5 năm tù
c 7 năm tù d 15 năm tù
75) Những quyền tài sản, tài sản nào sau đây không được coi là di sản thừa kế?
a Quyền dân sự phát sinh từ bồi thường thiệt hại b Lợi tức từ cổ phiếu
c Phụ cấp thương tật d Cả a, b và c đều đúng
76) Những quyền tài sản nào sau đây không được coi là di sản thừa kế?
a Quyền đòi nợ b Quyền sử dụng đất
c Lương hưu d Cả a, b và c đều đúng
77) Di sản thừa kế bao gồm?
a) Tài sản riêng của người chết
b) Tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người chết
c) cả a và b đều đúng
d) không có phương án nào đúng
78) Các thuộc tính thể hiện Bản chất của Nhà nước là:
a Tính giai cấp b Tính xã hội c Tính dân tộc d Cả a và b đều đúng
79) Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, hệ thống tòa án nhân dân được chia thành mấy cấp:
a 2 cấp b 3 cấp c 4 cấp d 5 cấp
80) Trong những nhận định sau, nhận định nào không phải là đặc trưng của nhà nước:
a Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
b Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội
c Có chủ quyền quốc gia
d Ban hành pháp luật
Trang 2681) Tài sản của vợ chồng được tạo sau thời kỳ hôn nhân là?
a Tài sản chung b Tài sản riêng
c Tài sản riêng trong khối tài sản chung với người khác
d Tất cả đều đúng
82) Chế định “Chế độ chính trị” thuộc ngành luật nào:
a Ngành luật nhà nước (Ngành luật hiến pháp)
b Ngành luật hành chính
c Ngành luật hình sự
d Ngành luật dân sự
83) Có mấy yếu tố cấu thành nên tội phạm?:
a 1 yếu tố b 2 yếu tố
c 3 yếu tố d 4 yếu tố
84) Hành vi sinh viên sử dụng tài liệu trong kỳ thi là:
a Hành vi vi phạm hành chính b Hành vi vi phạm hình sự
c Vi phạm kỷ luật d Cả a và b đều đúng
85) Hình thức pháp luật tiến bộ nhất là?
a Tiền lệ pháp b Điều lệ pháp
c Tập quán pháp d Văn bản quy phạm pháp luật
86) Xét về độ tuổi, cá nhân được tham gia quản lý doanh nghiệp khi:
a Từ đủ 15 tuổi b Từ đủ 18 tuổi c Từ đủ 21 tuổi d Từ đủ 25 tuổi
87) Cơ quan nào là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
a Thanh tra chính phủ b Bảo hiểm xã hội Việt Nam
c Ngân hàng nhà nước d Cả A và C
Trang 2788) Quyền công tố trước tòa là:
a Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật.
b Quyền khiếu nại tố cáo của công dân
c Quyền xác định tội phạm.
d Cả a,b,c
89) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là?
a Biện pháp chế tài dân sự b Biện pháp chế tài hình sự
c Biện pháp chế tài hành chính d Biện pháp chế tài kỷ luật
90) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là :
a Biện pháp chế tài dân sự b Biện pháp chế tài hình sự
c Biện pháp chế tài hành chính d Biện pháp chế tài kỷ luật
91) Loại văn bản nào sau đây là văn bản luật:
a Hiến pháp, Bộ luật, luật b Hiến pháp
c Hiến pháp, đạo luật, pháp lệnh d Hiến pháp, đạo luật, bộ luật, pháp lệnh 92) Di chúc có thể được lập dưới các hình thức nào sau đây:
a Di chúc miệng b.Di chúc bằng văn bản
c Di chúc bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản d Bằng hành vi cụ thể/ 93) Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là?
a Phương pháp mệnh lệnh
b Phương pháp thoả thuận
c Phương pháp bình đẳng d Tất cả đều đúng
94) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cần phải có đầy đủ các loại năng lực sau:
a Năng lực chủ thể b Năng lực pháp luật
Trang 28c Năng lực hành vi d Cả a, b, c đều sai
95) Một trong những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền đó là?
a Được xây dựng ở những kiểu Nhà nước tiến bộ.
b Nó là nhà nước được tổ chức khoa học
c Là nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng
d Cả a, b, c đều đúng
96) Trong nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam có sự?
a Phân quyền b Phân công, phân nhiệm
c Phân công lao động d Tất cả đều đúng
97) Tại sao Hiến pháp lại là văn bản Luật có giá trị pháp lý cao nhất:
a Do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
b Do được Chính phủ tổ chức thực hiện
c Do được sự góp ý kiến của toàn thể nhân dân
d Cả a, b,c đều đúng
98) Một trong những căn cứ để phân định các Ngành luật là?:
a Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó b Các chế định của ngành luật đó
c Kết cấu của ngành luật đó d Cả b và c
99) Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là:
a Nhân chứng b Vật chứng
c Hành vi vi phạm pháp luật d a và b đúng
100) Tù không giam giữ là chế tài của ngành Luật nào?
a Luật Hành chính b Luật Dân sự
c Luật Hình sự d Tất cả đều đúng
Trang 29101) Ông B xây dựng nhà lấn chiếm lối đi của khu phố, bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phá bỏ phần lấn chiếm để trả lại lối đi Đây là biện pháp chế tài:
a Dân sự b Hình sự
c Hành chính d Kỷ luật
102) Năng lực chủ thể pháp luật được tạo bởi?:
a Năng lực pháp luật b Năng lực hành vi
c Năng lực cá nhân d Cả a và b
103) Năng lực hành vi của chủ thể được đánh giá dựa trên tiêu chí nào?
a) Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (2)
a) Tội rất nghiêm trọng do cố ý, Tội đặc biệt nghiêm trọng
b) Về tất cả các tội quy định trong Bộ Luật Hình sự
c) Tội đặc biệt nghiêm trọng
d) Tội rất nghiêm trọng
105) Tâm lý pháp luật bao gồm
a) Tình cảm pháp luật và tâm trạng (1)
b) Các quan điểm, học thuyết, tư tưởng về pháp luật (2)
c) Cả (1) và (2)
d) Không có phương án đúng
106) Người lao động có ít nhất bao nhiêu tuổi theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật lao động?
Trang 30a) 15 tuổi b) 14 tuổi
c) Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình
d) Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình
108) Người lao động làm thêm vào ngày nghĩ hàng tuần thì được trả lương ít nhất bằng bao nhiêu so với mức lương thông thường?
a) 150% b) 200%
c) 180% d) 300%
109) Cơ quan nhà nước nào sau đây đóng Vai trò tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế.
a Chính phủ b Cơ quan đại diện
c Toà án d a,b,c đều đúng
110) Cơ quan thi hành án dân sự thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước nào?
a) Cơ quan quyền lực b) Cơ quan quản lý
c) Cơ quan kiểm sát d) Cơ quan xét xử
111) Cá nhân nào có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng và các kiểm sát viên VKSNDTC?
a) Chủ tịch Quốc hội b) Viện trưởng VKSNDTC
c) Thủ tướng chính phủ d) Chủ tịch nước
112) Hệ thống Viện kiểm sát ở nước ta bao gồm những cơ quan nào?
a) VKSNDTC và các VKSND địa phương
b) VKSND địa phương và các VKS quân sự
Trang 31c) Tùy từng trường hợp
d) VKSNDTC, VKSND địa phương và các VKS quân sự
113) Ngành luật nào được coi là một ngành luật về quản lý?
a) Luật dân sự b) Luật hành chính
c) Luật hình sự d) Luật đất đai
114) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?
a) Giai cấp công nhân b) Tất cả các phương án
c) Giai cấp nông dân d) Tầng lớp tri thức tiểu tư sản
115) Người thừa kế theo pháp luật là những ai sau đây?
a) Tổ chức b) Cơ quan nhà nước
c) Cá nhân d) Cả cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước
116) Việc một công dân kiềm chế không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, tức là công dân
đó đang thực hiện pháp luật dưới hình thức nào?
a) Áp dụng pháp luật b) Chấp hành pháp luật
c) Sử dụng pháp luật d) Tuân thủ pháp luật
117) Việc công dân tiến hành quyền khiếu nại tố cáo là công dân đó đang?
a) Tuân thủ pháp luật b) Thi hành pháp luật
c) Sử dụng pháp luật d) Áp dụng pháp luật
118) Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam được bầu bởi:
a Mọi công dân Việt Nam
b Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên
c Công dân Việt Nam từ 21 trở lên
d Công dân Việt Nam và người không có quốc tịch
Trang 32119) Khi tổng hợp nhiều bản án có hình phạt tù có thời hạn (dành cho người thành niên) thì mức cao nhất là?
a 20 năm b 30 năm
c 35 năm d 50 năm
120) Yếu tố nào sau đây không thể hiện nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội.
a Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp
b Sự thiệt hại của xã hội là kết quả tất yếu
c Hậu quả của vi phạm pháp luật phù hợp với mục đích của chủ thể
d Hành vi xảy ra trước sự thiệt hại
121) Nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua tổ chức nào?:
a Hội đồng Nhân dân b Quốc hội
c Chính phủ d Cả a và b đúng
122) Nhiệm kỳ của Quốc hội Việt Nam là?
a 3 năm b 4 năm
c 5 năm d 6 năm
123) Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân:
a Bị tuyên bố phá sản b Bị giải thể
c Bị lâm vào tình trạng phá sản d a với b đúng
124) Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi?
a Có khả năng nhận thức b Được sinh ra
c Đạt đến độ tuổi nhất định d Đạt đến độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức
125) Năng lực hành vi của pháp nhân xuất hiện
a Khi được cấp con dấu và mã số thuế b Cùng với năng lực pháp luật