- Chia theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kế được nhận di sản (số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?)
1. Dạng câu hỏi thường ra trong chương này:
1.1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn, chọn phương án đúng nhất:
Ví dụ 1: Một trong những bản chất của nhà nước là:
a) Nhà nước có chủ quyền quốc gia b) Tính xã hội c) Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc d) Tất cả đều đúng
Đáp án: b) Tính xã hội. Nếu để ý ta thấy 3 đáp án còn lại đều là đặc trưng của nhà nước chứ không phải bản chất của Nhà nước.
Ví dụ 2: Trong những nhận định sau, nhận định nào không phải là đặc trưng của nhà nước:
1. Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
2. Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội c. Có chủ quyền quốc gia d. Ban hành pháp luật
Đáp án: b. Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội. Nắm vững kiến thức chúng ta thấy đây là nguồn gốc ra đời của Nhà nước chứ không phảo đặc trưng của Nhà nước.
Lưu ý: Để làm tốt các dạng câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức trên lớp và đọc kỹ bài giảng chuẩn.
1.2. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khẳng định sau đây đúng hay sai.“Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước” “Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước”
Đáp án: sai, bởi có 5 hình thái KT-XH đã và đang tồn tại trong xã hội loài người nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà nước được ra đời, đó là Nhà nước Chủ nô, Nhà nước, Phong kiến, Nhà nước Tư bản, và Nhà nước XHCN.
1.3. Dạng câu hỏi điền khuyết:
1.3.1. Cho sẵn các từ sau: Pháp luật, quy phạm pháp luật. Tìm từ thích hợp để điền vào chổ trống sau: sau:
………. là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Đáp án: Quy phạm pháp luật
1.3.2. Không cho sẵn các từ, tìm từ thích hợp điền vào chổ trống?
Pháp luật có hai bản chất, ngoài bản chất giai cấp pháp luật còn có bản chất………
Đáp án: Xã hội
Lưu ý: Có thể thấy để làm tốt các câu hỏi này sinh viên phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, phạm trù về Nhà nước và Pháp luật như: bản chất nhà nước, pháp luật; đặc trưng của Nhà nước và pháp luật; kiểu nhà nước, hình thức chính thể nhà nước, kiểu pháp luật, chức năng nhà nước, hình thức pháp luật.
1.4. Dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.
Ghép khái niệm Kiểu Nhà nước với diễn giải nào cho thích hợp sau đây:
1. a. là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
2. b. là tổng thể những đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Đáp án: b.
CHƯƠNG 2