1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng quan văn hóa dân gian các vùng miền phần 1

71 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Văn Hóa Dân Gian Các Vùng Miền
Tác giả Phạm Thảo
Trường học nhà xuất bản văn hóa - thông tin
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 28,9 MB

Nội dung

Trang 2

PHẠM THẢO

TONG QUAN VAN HOA DAN GIA

CAC VUNG MIEN

see ite ee Bis er Pie! ^

Trang 4

iệt Nam là một quốc gia có vùng lãnh thổ, lãnh hải dài và rộng nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam

Á và là một cánh cửa của châu Á - Thái Bình Dương, liên thông với các đại dương và châu lục ít nhiều có tác động tới văn hóa dân gian các vùng miền đất nước

Việt Nam có địa hình đa dạng núi non, cao nguyên,

đồng bằng, trung du, duyên hải, biển đảo, sông hồ Diện

mạo địa hình đó hình thành các yếu tố văn hóa cư trú, sản

sinh ra các loại hình văn hóa dân gian độc đáo

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc Yếu tố này chỉ

phối, tác động sâu sắc tới sự hình thành phát triển biến đổi

của các loại hình văn hóa dân gian, gắn liền với phong tục

tập quán tín ngưỡng

Việt Nam là một quốc gia tôn trọng quyển tự do tôn

giáo Các tôn giáo hoạt động bình đẳng và cùng phát triển Những hình thức sinh hoạt tôn giáo góp phần làm phong phú văn hóa dân gian các vùng dân cư

Việt Nam là một quốc gia từ lâu đời là điểm đến của

các luồng dân di cư Sự pha trộn và hội nhập giữa cư dân bản địa và dân di cư góp phần đa dạng các nội dung và hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miễn, các

dân tộc

Vùng, miền là một khái niệm mang tính quy ước về

một khu vực địa lý giới hạn có nhiều nét đặc trưng tương

Trang 5

đồng về văn hóa cư trú Vùng miền không hẳn là một đơn

vị địa phương hành chính mà là một địa vực được dân gian

xác định mang tính khu biệt Nó có giá trị về mặt văn hóa

cư trú mang bản sắc đặc thù

Trong lịch sử, vùng miễn ở nước ta có những diễn biến

qua các thời kỳ, hình thành, tổn tại phai nhạt và mất hẳn tên gọi

Thể kỷ XVIIH - nửa đầu thế kỷ XIX, do đất nước ta bị chia cat, trong dân gian hình thành hai miền đất nước đằng

trong (các tỉnh phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ), đằng ngoài

(các tỉnh phía Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ)

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cuối thế kỷ XIX - nửa đâu thế kỷ XX, nước ta phân chia theo ba miễn: Bắc

Kỳ (các tỉnh phía Bắc), Trung Kỳ (các tỉnh miền Trung) và

Nam Kỳ (các tỉnh miền Nam)

Từ năm 1954 đến 1975, do chiến tranh xâm lược của

đế quốc Mĩ, nước ta tạm thời chia hai miền, miền Bắc và

miền Nam, ngăn cách bởi con sông Bến Hải thuộc Quảng

Trị Cây cầu Hiền Lương là điểm chia cắt điển hình nổi tiếng, là nỗi đau của một thời kỳ lịch sử

Đó là sự kết hợp vùng miễn do yếu tố chiến tranh trong hoàn cảnh bất khả kháng Nó nằm ngoài mong muốn của dân tộc, nó để lại những vết thương sâu sắc trong cộng

đồng dân cư bởi sự ngăn cách và chia rẽ Nhưng không vì thế mà nó triệt tiêu được những nét tương đồng văn hóa,

khác biệt văn hóa Trái lại, văn hóa vẫn tiếp tục dòng chảy

và giao lưu tuần hoàn như một cơ thể sống, tiếp tục phát

triển Mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa tương đồng

8

của nhau và những khác biêt độc đáo văn hóa riêng rất đáng trân trọng Chính vì thế văn hóa dân gian ở các vùng

miễn vẫn phát triển không ngừng nghỉ

Việc phân chia các vùng miền văn hóa từ thế ky XX

trở về trước còn hình thành những khu vực tương đồng đặc biệt được gọi là xứ Có thể gọi tên ra mười xứ: Xứ Lạng gồm tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Bắc Giang Xứ Đông gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, một phần Hải Phòng Xứ Đồi gồm Hà Đơng (cũ), Sơn Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội và một phần tỉnh Vĩnh Phúc

Xứ Kinh Bắc gồm Bắc Ninh và một phần Bắc Giang Xứ Mường gồm tỉnh Hòa Bình, một phần tỉnh Thanh

Hóa, Phú Thọ, Sơn La (nơi đồng bào Mường cư trú)

Xứ Thanh gồm cả tỉnh Thanh Hóa

Xứ Nghệ gồm cả tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Xứ Huế gồm Thừa Thiên Huế và Quảng Trị

Xứ Quảng gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi Xứ Đàng Trong gồm các tỉnh miền Đông - Miễn Tây

Nam Bộ

Trong các xứ này yếu tố văn hóa dân gian mang tính đặc trưng rất nổi trội, nhiều giá trị tổn tại bền vững trở thành bản sắc và là niềm tự hào của cư dân trong xứ Cho đến nay, dù ít đề cập tới các xứ này, nhưng niềm tin van hóa của xứ vẫn tổn tại rõ nét trong cộng đồng dân cư, trong

văn hóa, văn nghệ dân gian

Còn một cách phân chia vùng văn hóa dân gian gắn

Trang 6

với vùng địa lý cư trú còn đậm nét dấu ấn Đó là cách chia

thành bốn vùng miền: Miễn núi, trung du, đồng bằng và miền biển Miễn núi bao gồm những địa phương có núi có

rừng có độ cao cư trú tương đối ổn định Đây là những vùng núi và cao nguyên, thung lũng địa hình hiểm trở, chia cắt bởi yếu tố tự nhiên, là địa vực cư trú của nhiều dân tộc,

mang đậm sắc văn hóa núi Văn hóa sản xuất chủ yếu là

canh tác nương rẫy và lúa nước ruộng bậc thang

Miền Trung du bao gồm những miễn đất thấp hơn vùng núi nhưng cao hơn đông bằng Đất đai ở đây chủ yếu là đổi núi thấp, gò đổi, có nhiều cánh đồng, cánh bãi rộng Văn hóa ở đây có yếu tố văn hóa núi, pha trộn yếu tố văn hóa châu thổ, giao hòa giữa văn hóa miễn xuôi với văn hóa miền ngược Văn hóa sản xuất chủ yếu là canh tác đồng bãi, đổi vườn, cây trồng cạn xen với ruộng nước

Miễn đồng bằng là địa bàn cư trú theo quan niệm dân

gian là người miễn xuôi với trọng tâm là sản xuất lúa nước Đây là vùng đất trù phú, dân cư đông đúc Nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng tâm linh gắn với cộng đồng làng xã và làng nghề Trong này xuất hiện những đô thị giao thương

Văn hóa cộng đồng trong làng xã nở rộ, có bể dày, có chiều

sâu nguồn cội và thăng hoa đạt đến chuẩn mực xã hội

truyền thống

Miền biển là khái niệm vùng cư trú của dân ven biển và trên các đảo, bán đảo, quần đảo Sản xuất muối, nuôi

trông đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển là nguồn sống

chính cho nên văn hóa dân gian trong vùng đậm nét biển đảo Phong tục, tập quán, tín ngưỡng có nhiều nét riêng

khác với văn hóa núi và văn hóa trung du, đồng bằng

10

Có thể nói, văn hóa núi, văn hóa trung du, văn hóa

đông bằng và văn hóa biển đảo là đặc trưng của bốn vùng miễn văn hóa sống động của đất nước Có thể nói đó là bức

tranh tứ bình, phô diễn nét đẹp, nét lạ của văn hóa dân

gian đa màu, đa sắc, đậm đà bản sắc Việt Nam

Ngày nay, nếu nhìn nhận một cách tổng thể và phân

chia theo nhóm địa lý nhân văn, ta có thể tạm phân biệt

ra bầy vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Miền

Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ Văn hóa biển đảo ở vùng nào xếp theo nhóm vùng đó Trừ Tây Bắc,

Tây Nguyên ra, còn vùng nào cũng có yếu tố văn hóa biển

đảo đặc trưng của vùng đó

Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Bắc

Giang, Lang Sơn, Quảng Ninh Cư dân vùng Đông Bắc có 15 dân tộc anh em với 5 hệ ngôn ngữ cho thấy đây là vùng

đất phong phú đa dạng về bản sắc văn hóa tộc người Đặc

biệt trong vùng còn có tiểm năng văn hóa biển đảo, vịnh vùng Đông Bắc vô cùng độc đáo Trong đó, Vịnh Hạ Long

là di sản văn hóa Thế giới

Vùng Đông Bắc có cư dân ngôn ngữ Việt Mường gồm dân tộc Kinh, cư trú khắp vùng, dân tộc Mường cư trú ở Phú

Thọ Nhóm ngôn ngữ Tày Thái có đồng bào Tày, Nùng, Bố Y, Giáy, Sán Chay Trong đó số đông là đồng bào Tày,

Ning cư trú hầu khắp trong vùng Nhóm ngôn ngữ Mông -

Dao có dân tộc Mông, Dao cứ trú ở địa bàn miền núi trong

vùng Riêng người Mông chọn núi cao làm nơi sinh sống

Trang 7

Nhóm ngôn ngữ Ka-Đai gồm các dân tộc Cờ Lao, La Chí, Pu

Péo chủ yếu cư trú ở vùng núi cao Hà Giang Nhóm ngôn ngữ Hán - Hoa gồm có người Hoa, Ngái, Sán Dìu cư trú rải

rác ở các tỉnh biên giới: Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến gồm

các dân tộc Lô Lô, Phù Lá cư trú ở Hà Giang, Cao Bằng

Đông Bắc là vùng đất mang đặc trung đậm nét đặc sắc

văn hóa Tày Nùng, trong đó yếu tố văn hóa dân gian nổi

trội là văn hóa nhà sàn nghệ thuật hát Then, đàn tính và

lễ hội cộng đồng Đây là vùng đất của người Tày cổ cho

nên có thể khẳng định văn hóa Tày Nùng, nghệ thuật hát Xoan, tín ngưỡng thờ vua Hùng đất tổ là văn hóa bản địa

đặc biệt của vùng Đông Bắc

Tây Bắc là vùng văn hóa núi và cao nguyên hùng vĩ nhất Việt Nam với đỉnh Phan Xi Phăng, nóc nhà đất nước trên dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp ngút ngàn Địa dư Tây Bắc trải dài rộng từ Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên đến Lào Cai, Yên Bái Các dân tộc vùng Tây Bắc với gần 30 tộc

người phần lớn là cư dân bản địa tạo ra diện mạo văn hóa

phong phú độc đáo giàu bản sắc Cư dân Tây Bắc bao gồm

6 hệ ngôn ngữ: Việt Mường, Môn Khmer, Tày Thái, Mông -

Dao, Ka - Đai, Tạng Miến

Nót đặc trưng nổi trội nhất của văn hóa tộc người Tây Bắc phải kể đến văn hóa Mường, Thái và Mông với kho tang văn hóa dân gian đổ sộ bao gồm dân ca, múa xòe, truyện cổ và sử thi nổi tiếng

Mang dấu ấn liên thông và tương đồng với văn hóa bản địa Tây Bắc có vùng đất Tây Phú Thọ, Tây Thanh Hóa và

12

Tây Nghệ An Cùng với đặc điểm cư dân, văn hóa cư trú đổi núi hiểm trở, các tiểu vùng này góp vào kho tàng văn hóa dân gian vùng Tây Bắc những giá trị đích thực, đậm

nét nhân văn

Miễn Trung là vùng văn hóa chạy dài theo bờ biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận Văn hóa bản địa là yếu tố

xuyên suốt với những đặc trưng đan xen giữa văn hóa núi,

văn hóa biển và văn hóa đồng bằng Trong đó, văn hóa

biển mang tính nổi trội

Các tỉnh miền Trung bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Bình Thuận Văn hóa dân gian bản địa miễn

Trung bao trùm nội dung văn hóa của bốn xứ: Xứ Thanh,

xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng rất độc đáo giàu bản sắc Miễn Trung có các hệ ngôn ngữ Việt - Mường với bốn dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt Hệ ngôn ngữ Môn - Khmer

có sáu dân tộc Bru Vân Kiểu, Co, Cờ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng Hệ ngôn ngữ Tày - Thái có hai dân tộc Thái, Lào Hệ ngôn ngữ Mông - Dao có hai dân tộc Mông, Dao Hệ ngôn ngữ Mã

Lai - Đa Đảo có năm dân tộc Cham, Chu Ru, E Dé, Gia Rai,

Raylai Hệ ngôn ngữ Hán - Hoa có người Hoa

Với 20 dân tộc của 6 hệ ngôn ngữ cho thấy miền Trung

là một vùng văn hóa dân gian các dân tộc đậm nét bản địa

và có chiều sâu nguồn cội Di sản văn hóa Chăm và những

nghỉ lễ cầu ngư, ví dặm Nghệ Tĩnh, và di sản Cố đô Huế,

nhã nhạc cung đình Huế, là những dấu mốc nổi bật của

Trang 8

văn hóa dân gian miền Trung Con đường di sản văn hóa

miễn trung chứa đựng một dung lượng lớn các yếu tế dân gian, dân tộc sâu sắc Văn hóa biển đảo để lại nhiều giá

trị sâu đậm trong tiềm thức tín ngưỡng dân gian vùng này

Vùng văn hóa Bắc Bộ chứa đựng những cốt lõi của nền

văn minh sông Hồng Đây là một trung tâm văn hóa cư trú bản địa có lịch sử hàng ngàn năm với những kho tàng di

sản đồ sộ cả về vật thể và phi vật thể

Địa hình đồng bằng Bắc Bộ trải rộng 10 tỉnh, thành

phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng,

Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định

Trong vùng tổn tại bền vững hàng ngàn cơ sở thờ tự tín

ngưỡng, tôn giáo, tâm linh cùng hàng vạn hình thức diễn

xướng, hội lễ, giao duyên Đồng bằng Bắc Bộ là bể trầm tích phù sa cổ vĩ đại đồng thời cũng là bể trầm tích các giá

trị văn hóa dân gian khổng lồ vào bậc nhất Đông Nam A

Có thể nói văn hóa dân gian đồng bằng Bắc Bộ đã đạt

được nhiều đỉnh cao Trong đó phải kể đến nghệ thuật dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật hát ca trù, nghệ thuật chèo

sân đình, múa rối nước truyền thống Văn hóa làng qué Bắc Bộ cũng là sự kết tỉnh có bề dầy và chiều sâu của văn hóa dân gian Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình là nguồn

cảm tác, nuôi sống các giá trị văn hóa làng xã trong vùng

Đồng bằng Bắc Bộ ôm gọn xứ Đông, xứ Đoài rất đặc trưng văn hóa châu thổ Nếu xứ Đông là văn hóa đồng bằng cận biển thì xứ Đoài lại là văn hóa đồng bằng cận núi Hai

trụ cột văn hóa cận núi là Tam Đảo - Ba Vì là hai đỉnh cao

14

văn hóa dân gian Bắc Bộ với những huyền thoại, truyền

thuyết, sự tích có giá trị nhân văn sâu sắc, lí giải nhiều nội dung về nguồn cội

Việt - Mường là hệ ngôn ngữ chủ đạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ Hệ ngôn ngữ này đã chuyển tải đầy đủ và sâu

sắc mọi giá trị văn hóa dân gian trong quá khứ cũng như

hiện tại

Tây Nguyên là vùng văn hóa núi bản địa trầm tích

nhiều giá trị dân gian truyền thống Địa dư Tây Nguyên

chạy dài qua 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Dak Lắk, Đắk Nông,

Lâm Đồng Tuy nhiên, tâm ảnh hưởng bởi màu sắc văn hóa

bản địa Tây Nguyên còn lan tỏa tới khu vực núi phía Tây

của các tỉnh lân cận từ Quảng Trị dọc miền Trung vào đến

Bình Phước ở Đông Nam Bộ

Tây Nguyên thuộc vùng có đa sắc tộc bản địa Hệ ngôn

ngữ Môn Khmer (ngữ hệ Nam Á) có các dân tộc Ba Na, Xơ

Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Cơ Ho, M'Nông, Mạ Nhóm ngôn

ngữ Mã Lai - Đa Đảo (ngữ hệ Nam Đảo) có các dân tộc bản địa khác như Hrê, Cơ Tu, Co, Chơ Ro, X'tiêng, Tà Ôi Có thể gọi chung đây là vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên

Nói đến Tây Nguyên phải kể đến hàng trăm bộ sử thi đỗ sộ của cá dân tộc Càng khám phá sử thi càng thấy rõ

sự huyển bí kì vĩ của nó Có thể nói cuộc sống nguyên sơ nhuốm màu hoang lạ giữa khát vọng đại ngàn đã thổi bùng lên ngọn hào sảng của các áng sử thi bi hùng và bất tử

Tây Nguyên có không gian văn hóa công chiéng di san nhân loại Đây là loại hình nghệ thuật dân gian phong phú,

Trang 9

độc đáo giàu bản sắc đồng thời có tính phổ cập cao trong cộng đồng

Văn hóa dân gian vùng đất Tây Nguyên độc đáo nhưng không biệt lập mà còn có nhiễu nét tương đồng với văn hóa dân gian các dân tộc anh em kể cả nhà sàn, sử thi và cồng chiêng

Dân ca, dân vũ, dân nhạc và lễ hội Tây Nguyên đặc sắc và độc đáo Nghề thuần dưỡng voi, tín ngưỡng loài voi,

lễ hội đua voi là những giá trị linh thiêng được lưu truyền ở Tây Nguyên rất bền vững

Miễn Đông Nam Bộ có thể xác định đây là phần cực

Nam của Nam Trường Sơn - Tây Nguyên có yếu tố văn hóa núi đậm đặc, có yếu tố văn hóa biển độc đáo và có cả yếu

tố văn hóa đồng bằng hài hòa khoáng đạt

Miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành phố Hồ Chí

Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh Vùng này hội tụ các hệ ngôn ngữ Việt Mường, Hoa - Hán, Môn Khmer, Nam Đảo Các dân tộc chung sống lâu đời trong vùng gồm Kinh, Hoa, M'Nông, Mạ, Chơ Ro, X'tiêng, Chăm, Khmer

Địa hạt cư trú của cư dân Đông Nam Bộ phân chia rõ

nét ở hai khu vực Đồng bằng và đô thị chủ yếu người Kinh,

người Hoa sinh sống Vùng cao nguyên, ven núi và các miền rừng nhiệt đới là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số khác Đông Nam Bộ là vùng đất cao vượt trội so với Tây Nam Bộ nhưng lại thấp hơn hẳn so với vùng Tây Nguyên

Văn hóa miền Đông Nam Bộ phần chân núi ven cao nguyên có nhiều nét tiêu biểu tương đồng với văn hóa Tây

s4

16 VU, - tâm

Nguyên bản địa Ở đây, yếu tố văn hóa nhà sàn, sử thi, cổng

chiêng, lễ hội và tín ngưỡng tâm linh rất đặc sắc, bảo tồn được nhiều yếu tố truyền thống tiêu biểu cho nền văn hóa cổ

đại vùng lục địa Đông Nam Á Văn hóa dân gian miền Đông

Nam Bộ cũng có nhiều nét gần gũi, tương đồng với văn hóa Việt cổ - bản địa Đông Nam Á Yếu tố văn hóa sông nước miệt vườn, văn hóa biển đảo cũng rất phong phú làm cho văn hóa miền Đông Nam Bộ trở nên đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự khám phá và hòa đồng của cư dân trong vùng

Miền Tây Nam Bộ nằm gọn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền

Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang Đây là

vùng đậm đặc văn hóa miệt vườn, văn minh sông nước

đồng thời cũng pha trộn yếu tố văn hóa biển đảo Đây là

vùng đất cộng sinh lâu đời của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa

Văn hóa dân gian trong vùng đặc sắc là đờn ca tài tử,

cải lương Nam Bộ, dân ca Nam Bộ, dân ca dân vũ dân

nhạc Khme, văn hóa lễ hội chùa Khmer, múa rồng lân sư người Hoa

Về tôn giáo tín ngưỡng nổi bật văn hóa chùa Việt, chùa

Khmer, hội quán người Hoa, nghỉ thức lễ hội Chăm Tục đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, lễ hội Nghinh Ông thờ cá voi

là những nghỉ thức, lễ tục độc đáo hấp dẫn Các đảo ngoài

khơi như Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu là các tụ điểm văn

hóa biển đảo tiêu biểu của phương Nam

Trang 10

hóa phương Nam Do đặc trưng cư trú, địa bàn sinh sống, các điều kiện tự nhiên, sự giao lưu giữa các dòng chảy văn hóa, các nền văn minh cùng với ý thức hệ tôn giáo tin ngưỡng đặc thù đã tạo ra trong vùng một dòng chảy văn

hóa dân gian thích hợp với trình độ xã hội và tính cách rất

riêng của con người Nam Bộ Xét ở một góc cạnh nào đó,

văn hóa đồng bằng sông Cửu Long vẫn ẩn hiện mối quan

hệ và những nét tương đồng với văn hóa cổ châu thổ sông

Hằng của Ấn Độ

Tìm hiểu văn hóa dân gian các vùng miễn đất nước là một kênh tiếp cận với những giá trị truyền thống mang tính tổng quan Nếu không xuất phát từ văn hóa vùng miễn với

những đặc điểm riêng và sự tương đồng chung sẽ dễ bị

phiến diện, nhầm lẫn loại hình, dạng thức, đánh đồng các giá trị Văn hóa dân gian có tầm cao và có cả chiều sâu ở trong tâm thức mỗi con người, mỗi cộng đồng làng xã, mỗi tộc người và mỗi vùng cư trú

So sánh liên tưởng trong tiếp cận văn hóa dân gian

cũng là con đường tìm ra cái dị biệt, cái khác lạ, sự độc đáo

và quyền năng của nó để nhận thức, thưởng thức sự phong

phú muôn màu của cuộc sống Văn hóa dân gian là một bộ phận trong kho tàng tri thức trí tuệ bản địa Việt Nam được khắc họa đậm nét trong dấu ấn vùng miễn xứ sở Nó được

hình thành và nuôi dưỡng bằng cốt cách, tâm hồn của con người và vùng đất ấy Muốn nhận biết, nhận thức phải có cái nhìn từ tổng quan đến bộ phận, đến chỉ tiết Trước hết

phải biết cảm thụ, phải được cảm hóa, phải cảm thông với

18

sự ra đời và trường tồn của nó vượt thời gian, xuyên không

gian tiếp cận với những giá trị tiên tiến đương đại

Để nhận thức và cảm thụ được văn hóa dân gian các vùng miền một cách tổng quan không nên đi vào khuynh

hướng huyền bí hóa những giá trị để diễn đạt một cách

lệch lạc, lệch chuẩn đến mức khó hiểu; Không thể coi

những sinh hoạt lễ hội và tập tục khác lạ, hoang sơ là

những gì mông muội, hủ tục, cổ hủ Cũng không nên để cao quá mức những giá trị văn hóa dân gian vùng miền chưa

hề có trong đời sống, trên thực tế Văn hóa dân gian các

vùng miễn đất nước tự thân nó đã hàm chứa các giá trị

nhân đạo, nhân văn ở tầm khái quát tổng quan Khi tiếp cận cân nắm những vấn để then chốt, giải mã được các yếu

tố lãng mạn, huyền thoại theo hướng nhân văn nhân bản

Điều cơ bản cốt lõi là bức thông điệp từ quá khứ thông qua văn hóa dân gian một hình thức truyền khẩu để lại cho các

thế hệ đương đại và mai sau

Cuốn sách Tổng quan văn hóa dân gian cúc vùng

miền chưa có điều kiện phân loại theo xứ xưa và theo các

vùng văn hóa phân chia như hiện nay Cuốn sách xin được khu biệt các giá trị văn hóa dân gian mang tính khái quát theo ba miền đất nước: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ

Bắc Bộ trong đó bao gồm xứ Lạng, xứ Đơng, xứ Đồi, xứ Kinh Bắc và xứ Mường Nội hàm trong đó có vùng Đông

Bắc, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

Trung Bộ có nội hàm xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ

Quảng Trong Trung Bộ bao gồm cả cao nguyên Trung phần

Trang 11

theo cách gọi cũ, nay là Tây Nguyên

Nam Bộ là xứ Đàng Trong bao gồm miền Đông và miền Tây Nam Bộ Như vậy, nói đến ba miễn đất nước là đã bao

trùm cả văn hóa vùng miền văn hóa dân gian quen gọi

trước kia

Đi vào nội dung giới thiệu các hình thức, thể loại văn

hóa dân gian, cuốn sách đi theo từng chương Trong các chương có bài viết ngắn giới thiệu các loại hình thức văn

hóa dân gian tổng quan của nhiều dân tộc

Cuốn sách đi từ lễ hội, lễ tết, trò chơi trò diễn, ca dao,

đồng dao, tục ngữ đến những nét văn hóa chấm phá nghề và làng nghề truyền thống Do nhiều yếu tố, cuốn sách còn thiếu nhiều nội dung như truyện cổ, truyện cười, thần

thoại, truyền thuyết, sử thi và một số loại hình khác Rất mong được bạn đọc lượng thứ bởi những mục còn thiếu nêu

trên đã có nhiều công trình nghiên cứu và xuất bản phẩm công bố rộng rãi tới bạn đọc rồi

Mong rằng cuốn sách được biên soạn dưới dạng liệt kê, kể chuyện văn hóa dân gian này có thể cung cấp thêm những tư liệu, những gợi ý cho bạn đọc tiếp tục mở rộng, tìm hiểu sâu sắc hơn các giá trị văn hóa dân gian các vùng

mién dat nước Tin tưởng rằng các giá trị văn hóa dân gian đã được đề cập trong cuốn sách này và nhiều giá trị văn hóa dân gian mà cuốn sách chưa có điều kiện để cập tới

không mai một đi mà tiếp tục được khai thác bảo tổn phát huy trong đời sống xã hội Văn hóa dân gian các vùng miền đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai vẫn là một bộ

phan trong nên tang tinh thần của xã hội Việt Nam

20

CHƯƠNG II:

Trang 12

LE HOI BAC B6

TET NHAY CUA NGƯỜI DAO ĐỎ

ết nhảy là một trong những nét văn hóa đặc sắc

của người Dao đỏ, được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ của ba họ lớn Lý, Bàn, Triệu ở bản Tà Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, vào khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Ty ngày 1 và 2 tháng Giêng (âm lịch)

Nghỉ lễ chính trong Tết này là các điệu nhảy do một tốp nam nữ trong làng thể hiện dưới sự hướng dẫn của thầy

cả (chủ lễ) Ban đầu, thây cả tổ chức 14 điệu nhảy dẫn

đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết,

Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được

thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao Để

mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò, mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của

loài hổ

Mỗi điệu nhảy mang tính hình tượng cao và độc đáo, diễn tả cảnh các thiên thần, tổ tiên về hạ giới dự Tết với

con cháu Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu

hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các

Trang 13

sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn

Sau nghỉ lễ nhảy múa là lễ rước và tắm tượng tổ tiên, kế đến là điệu nhảy dâng gà trống đỏ, gà trống vàng Kết

thúc là điệu múa cờ

Trong Tết nhảy có các nghỉ lễ sau:

- Rước và tắm tượng: Cả dòng họ làm lễ rước và tắm tượng tổ tiên Tượng được làm bằng gỗ, cao khoảng 20-

25cm, đường kính thân 5cm, với trang phục thời cổ xưa,

bàn tay phải của các tượng cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ Đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ Ngày thường, tượng được bọc kín bằng vải trắng Ngày tết được con cháu rước xuống làm lễ tắm gội, thay khăn

choàng mới Nước tắm cho tượng được làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt, thể hiện đậm nót văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

- Nhảy dâng gà: Sau lễ tắm gội cho tượng, con cháu lại

tổ chức các điệu nhảy dâng gà Thầy cả và ba thanh niên tay cầm gà trống đỏ và vàng nhảy theo nhiều động tác

dâng gà, có động tác rước gà trên đầu, có động tác "vác" gà

qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt Kết thúc Tết nhảy của người Dao đỏ là điệu múa cờ

Tết nhảy của người Dao đồ chứa đựng nhiều giá trị văn

hóa cổ, đâu đó vẫn còn phảng phất tín ngưỡng thờ gà làm

vật tổ, cầu mong sự bảo hộ và che chở của vật tổ cho sự

phát triển và tổn tại của tộc người mình Ngoài ra, lễ tết

này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nghỉ thức thờ cúng tổ tiên (mời, rước và tắm tượng gỗ - hay lễ mộc dục)

24

LE HOI LONG TONG

ễ hội Lông tổng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ

những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ Lễ hội này được xem là hoạt động

tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ, nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng

Trước ngày hội, các gia đình quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách Vào ngày lễ

xuống đồng, ngoài đồng của bản, mỗi gia đình chuẩn bị một

mâm cỗ theo khả năng, mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng qua các món

ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua

nhiều màu sắc sặc sỡ Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thây tào tiến hành

Để chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn

Trang 14

được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30 m làm cột Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn

đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật-

Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời Tung còn đòi

hồi cả sức khỏe và sự khéo léo

Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn

thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó

làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa Trong trò chơi

này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau

Các hoạt động đều có nét rất riêng từng vùng như:

Rước cờ, Múa sư tử, Đi cà kheo, Múa rối, Chọi gà, Đánh đu,

Múa võ, Kéo co, Đẩy gậy, Hát then

Đêm về, nam nữ thanh niên thi, hát lượn đối đáp suốt

canh dài

26

HÁT XOAN

át.xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát

thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật

đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào

dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú

Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung dụ Việt Nam Hát Xoan đã

được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của

nhân loại

Vào mùa xuân, phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất

định, mỗi "phường" chọn một vị trí cửa đình Mục đích hát

cửa đình là để nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau Theo lệ, dân sở tại là vai anh, dân làng khác là vai em Khi

kết nghĩa rồi, cấm trai gái hai bên kết hôn với nhau

Phường hát xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ hàng với nhau Hát

Xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng

Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát xoan, đồng thời là người tổ chức biểu

diễn Theo hầu ông trùm là các cô đào trẻ

Trong hát xoan, múa và hát luôn đi cùng, kết hợp với

nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca

Trang 15

Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và

thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu

sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát trao duyên Hát xoan có hát đối giao duyên nam nữ giữa đào

xoan và trai làng, Hát múa mời rượu, hát tiểu ngư canh mục

- Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi

Gốc của hát xoan ở vùng Phú Thọ, sau lan tỏa tới các

làng quê đôi bờ sông Lô, sông Hồng, qua cả tỉnh Vĩnh Phúc

Bốn phường xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét

nằm ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) từ xưa

được cộng đồng của 30 làng, 18 xã của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc mời đến biểu diễn Vì thế hát xoan mới ghi dấu tại

nhiều làng quê ngoài vùng Phú Thọ và Vĩnh Phúc

28

HỘI CHỢ VIỀNG

ôi Chợ Viềng được diễn ra vào ngày mồng 8

Wornins Giéng hang nam

Vào ngày này, dân tứ xứ đổ về để đi chợ Viềng Phú

Day (thuộc huyện Vụ Bản, cách thành phố Nam Định

chừng 16 km) Gọi chợ Viềng Phủ Dây bởi chợ gắn liền với quân thể kiến trúc phủ rất nổi tiếng từ bao đời nay Phủ Day thờ bà chúa Liễu Hạnh Đồn rằng bà chúa thiêng lắm,

nếu tín chủ thành tâm, ăn ở nhân đức thì cầu xin gì cũng

được chứng quả Bởi thế khách thập phương kéo về lễ rất đông, nhất là từ đầu tháng 3 âm lịch dịp hội Phủ Dây mở cửa Cũng chính vì thế mà chợ Viềng Phủ Dây mang tinh chất " lễ - chợ" Đêm chợ Phủ hấp dẫn kỳ lạ

Chợ Viềng Vân Chàng (thuộc huyện Nam Trực, cách

thành phố Nam Định chừng 12km) Các loại dao, kéo, cào,

cuốc, liềm, hái, mai, móng do thợ Vân Chàng làm thì miễn chê

Chợ Viềng Hữu Bị (thuộc xã Mỹ Phúc, cách thành phố

Nam Định 4 km) Gọi chợ Viểng Hữu Bị bởi chợ nằm trên

đất Hữu Bị, nơi nổi tiếng có loại chuối ngự, đặc sản quý, mà xưa để tiến vua Chợ Viéng Hữu Bị nằm bên đường, sát khu di tích cổ kính nổi tiếng gồm Đền Trần (thờ 14 vị vua

nhà Trần), đển Bảo Lộc Cổ Trạch (thờ Hưng Đạo Đại Vương

Trang 16

Trần Quốc Tuấn) và chùa Phổ Minh nơi tu hành của vua

Trần Nhân Tông, cội nguồn của Phật phái Trúc Lâm Hàng năm khách thập phương về hành hương câu lộc, cầu tài rất

đông nhất là đầu xuân và dịp lễ hội (20/8 âm lịch) Du khách qua chợ Viểng Hữu Bị cốt chỉ để mua chuối ngự làm lễ dâng cúng Dân ở đây có câu: qua chợ vào đền Có nghĩa

lễ là chính, chợ là phụ Điều này giống chợ Viễng Phủ Dây

Bởi thế chỉ khi nào thực hiện được trọn vẹn việc lễ du khách mới thấy lòng thanh thản và yên tâm những khẩn

cầu của mình được chứng quả, cả năm chắc sẽ " lắm lộc

nhiều tài"

Cả ba chợ Viễng kể trên dù mỗi nơi có những nét riêng,

nhưng đều có cái chung Đó là chợ không lấy mục đích

kinh doanh thương mại là trọng, mà chủ yếu mang màu sắc

tín ngưỡng, tâm linh Đều mang đặc trưng sinh hoạt vật chất tỉnh thần, giao lưu văn hoá cũng như mơ ước khát vọng của người dân vùng châu thổ Sông Hồng Đó là tập

quán đẹp, giàu truyền thống đòi hỏi chúng ta cần nghiên

cứu, chọn lọc, tổ chức chu đáo việc kế thừa giữ gìn bản sắc quý giá mà cha ông ta để lại

30

LỄ HỘI YÊN TỬ

ễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến Le tháng Ba âm lịch Mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc Hằng năm, từ những

ngày đầu tháng Giêng, du khách thập phương lại tấp nập

về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân "cầu may vạn phúc!" Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng

Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự

tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam

Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn "Dấu Thiêng

Chùa Đồng" đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn

hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi

dân gian, tưng bừng, nhộn nhịp

Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân

dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử ở trong và ngoài nước về dự, thắp nén Tâm hương dâng lên lễ

Phật, tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ

Thiên Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân và vãng cảnh Non thiêng, sơn thủy hữu tình

Trang 17

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc địa bàn

xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông, ở phía Tây - Bắc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Các di tích của

Yên Tử xưa trải rộng đến cả vùng Ngọa Vân, Hồ Thiên

(huyện Đông Triều)

Núi Yên Tử thuộc vòng cung Đông Triểu, cao 1.068m so với mặt nước biển Từ xưa, Yên Tử có nhiều tên gọi:

Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân (Núi Mây Trắng), Phù Vân

Sơn (Núi Mây Nổi), Linh Sơn (Núi Thiêng) và được biết đến

là một trong bốn "Phúc địa linh thiêng" của Giao Châu , Trong những danh sơn nổi tiếng ở nước ta, Yên Tử là một di tích kết hợp hài hòa và hấp dẫn bởi hai mặt: chiều

sâu lịch sử và cảnh đẹp kỳ bí của thiên nhiên Đó là vẻ

đẹp hoang sơ của cõi thiển xưa, ẩn chứa thông điệp về quá

khứ, về con người và thời đại

Các ngày lễ trong năm ở Yên Tử

- Ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch): Lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử được tổ chức long trọng và tưng bừng

Đây là Lễ hội truyền thống có tầm Quốc gia

- Ngày 01 tháng 11 (Âm lịch): Ngày tưởng niệm Phật

Hồng Trần Nhân Tơng nhập Niết bàn Ngày giỗ Sơ Tổ

Trúc Lâm đã được Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm ngày Đại lễ của Phật giáo Việt Nam - Ngày mùng 03 tháng 03 (Âm lịch): Ngày giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa - Ngày 23 tháng Giêng (Âm lịch): Ngày giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang 32 - Ngày 18 tháng 02 (Âm lịch): Ngày giỗ Thiền sư Chân Nguyên

- Ngày 15 tháng 04 (Âm lịch): Ngày Đại lễ Phật Đản - Ngày 15 tháng 07 (Âm lịch): Ngày Đại lễ Vu lan, ngày lễ tri ân báo hiếu cha mẹ, ông bà Lễ Vu lan được tổ chức

trang trọng, có ý nghĩa sâu sắc giáo dục lòng hiếu thảo của đạo làm con đối với cha mẹ, và các đấng sinh thành, lễ cầu

siêu cho các linh hồn ông bà, cha mẹ, các anh hùng liệt sĩ

đã hy sinh vì nước, vì dân, các cô hồn được siêu thoát

- Các ngày mùng 01, ngày Rằm, lễ đón Giao thừa thiêng

liêng ở Yên Tử cũng được chúng tăng, ni và phật tử cùng nhân dân quanh vùng tổ chức với ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng dân gian và truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trang 18

HỘI LIM

ội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng 2u năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Hội Lim được coi là nét kết tỉnh độc đáo của vùng

văn hoá Kinh Bắc

Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu

chuyện cổ, những sự tích văn hoá Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du,

Bắc Ninh

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc

sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân

ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc

Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ

Hội Lim chính là hội chùa làng Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng)

vào thế kỷ XVII Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn

Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có

nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng

Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ

của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim Do có

34

nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng Vân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu than, hậu Phật hàng tổng Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30

(1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn

Đình Diễn Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu

thần vào một dịp là ngày 13 tháng Giêng trùng với hội chùa Lim Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng

8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ

rước Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô

cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài cả gần cây số Trong ngày lễ, có nhiều nghỉ lễ và trò chơi dân gian nổi tiếng, trong đó có

tục hát thờ hậu Toàn thể quan viên, hương lão, nam đỉnh

của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tể tựu đây đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần Trong khi tế có nghỉ thức hát quan họ thờ thần

Để hát thờ, các liền anh, liền chị quan họ nam và nữ

của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

Trang 19

LE KHAI AN DEN ‘TRAN

ễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu

ho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần

phường Lộc Vương, TP.Nam Định Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng Giêng thì triểu đình trở lại làm việc bình thường

Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XII, chính xác là vào

năm 1239 của triểu đại nhà Trần thực hiện nghỉ lễ tế tiên tổ Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công Những năm kháng chiến

chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới

năm 1262 được Thượng hồng Trần Thánh Tơng cho mở lại Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng

gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên

- Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thối như một

"Thủ đơ kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng

địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn

Nam, phủ Thiên Trường Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng "

Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn Năm 1822, vua Minh

Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại Ấn cũ

khắc là "Trần triểu chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều

điển cố" để nhắc lại tích cũ Dưới đó có thêm câu "Tích

phúc vô cương" Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm

36

tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà

vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết

ơn non sông, cha ông Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm

dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc

Tại đền Cố Trạch, các bô lão tể tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm

Hòm ấn được đặt trang trọng trên ban thờ, trong hòm có hai con dấu Quả nhỏ trên mặt khắc hai chữ "Trần Miếu", quả lớn có khắc những chữ: "Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô cương" theo kiểu chữ triện Đúng giờ Tý (12 giờ

đêm), buổi lễ bắt đầu Một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ Tiếp đó, người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đển Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son

đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham

gia dự buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may,

tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm

Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy trì đến nay, xong về hình thức nghỉ lễ có đơn giản hơn trước đây

Sau lễ khai ấn đầu năm tại đền Cố Trạch và Thiên

Trường còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20/8 âm lịch hàng năm Cũng như những lễ hội khác, nó bao gồm các nghỉ lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa Nghỉ lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị

vua Trần và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo Các đám

rước gồm có: cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ

Trang 20

cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự Khi đám rước về đến đền thì nghi lễ được diễn ra Trước đây chỉ có lễ chứ không có hội, những năm gần đây

do nhận thức được tầm quan trọng của các di tích, các cơ

quan văn hoá, kết hợp với các cấp cơ quan chính quyền địa

phương với chỉ đạo nghỉ lễ, với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền Trần, lễ hội Trần Hưng Đạo

Lễ dâng hương với nghỉ thức 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa sau khi làm lễ ở ngoài sân theo tiếng nhạc lễ đi

thẳng vào trong đền dâng lên trước ngai thờ của 14 vị vua

sau lễ dâng hương và lễ đại tế của các bô lão trong làng nhằm diễn tả lại những nghỉ thức của triều đình phong kiến xưa Sau lễ tế ở đền Thiên Trường là lễ tế ở đền Cố Trạch Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá

phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ (ông,

cha, con) tai san dén Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tư, hội chọi gà, ném vòng cổ chai,

chơi đu, chơi cờ thẻ , đặc biệt, múa bài Bông một điệu múa

mừng chiến thắng của quân dân thời Trần Tương truyền do

thái sư Trần Quang Khải sáng tác và dạy cho các ca vũ ở cung đình Sau này dân làng Phường Bông (Mỹ Trung) vốn xưa là phương múa hát phục vụ cung đình, tập luyện các điệu múa này và trình diễn trong các dịp lễ hội đền Trần

Tất cả các nghỉ lễ tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện

được một thời kỳ lịch sử hào hùng đã qua Nội dung lịch sử

được thể hiện sống động và sâu sắc, nó nuôi dưỡng bồi đắp

tỉnh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm, tâm thức uống nước nhớ nguồn của mỗi người Việt Nam

38 x

HỘI ĐẦU PHÁO KỲ LỪA - LẠNG SƠN

ễ hội bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng âm lịch bằng „Sạc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và kết thúc vào ngày 27 sau khi đã diễn ra hội cướp đầu pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác

Hằng năm, vào dịp đầu xuân - bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng (âm lịch) tại Thành phố Lạng Sơn lại diễn ra lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa với quy mô, hình thức và nội

dung phong phú như múa sư tử, chơi cờ người, đặc biệt là

trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên

đến Tả Phủ và quay lại Sở dĩ nội dung rước kiệu được coi

là nội dung chính, quan trọng và hấp dẫn nhất, vì theo

truyền thuyết sự việc trên có mối quan hệ mật thiết với

nhau giữa đền Kỳ Cùng và đền Tả Phú

Hội Đầu pháo Kỳ Lừa bắt đầu từ sáng ngày 22 tháng

Giêng (âm lịch) Cùng với đoàn người trang phục lộng lẫy, đủ các loại cờ, võng lọng, một tốp thanh niên trai tráng y

phục chỉnh tế gọi là "Đồng nam" để khiêng kiệu; một tốp thiếu niên vận đồng phục gọi là "Đồng tử" khiêng đỉnh được đội sư tử múa vây quanh, đi qua các khu dãy phố Kỳ Lừa rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng đón rước ông Tuần Tranh (hay Thần sông) lên kiệu Đúng giờ Ngọ bắt đầu làm lễ Lễ

xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ

Trang 21

tạ ơn

Bước sang ngày 23, 24 tháng Giêng, lễ hội đầu pháo bắt đầu Đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận,

chuẩn bị xong rước ra sau đển làm lễ cúng thần, xong đầu

pháo được đem ra đốt Khi pháo nổ, vòng kim loại hất lên không trung rơi xuống, mọi người tranh nhau cướp Những

ai tranh được đầu pháo thì đem đến trình với thân đền và Ban Tổ chức lễ hội lấy phần thưởng, phần thưởng ở đây

thường là bức tranh vẽ khung cảnh hữu tình và có các chữ Phúc - Lộc - Thọ (hình đầu pháo) Người ta đem vật này về

thờ tại gia đình và tin rằng trong năm sẽ làm ăn may mắn

bình yên Trong thời gian hội có các đầu pháo theo thứ tự 1,2,3, 4,5,6, 8, 9, 10 (không có số 7 vì kiêng) Cùng với

phần thưởng được trao, những người thắng cuộc thường mang đầu pháo về cầu may, mỗi đầu pháo chỉ được thờ

một năm Đến mùa hội sang năm những gia đình có đầu pháo đem ra đền làm lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đến

Ngày 27 tháng Giêng là ngày kết thúc hội Cũng vào giờ

Ngọ, mọi người tập trung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông

Tuần Tranh Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghỉ thức ban đầu

40

LE HOI CHO TINH KHAU VAI

ễ hội chợ tình Khâu Vai mỗi năm một lần duy nhất

LE ào dịp 27/3 (am lick)

Nội dung lễ hội chợ tình Khâu Vai có hai phần:

Phần lễ: Dâng lễ lên miếu ông, miếu bà, thể hiện đạo

lý "Uống nước nhớ nguồn" nhớ công lao những người đã có công khai thác vùng đất Khâu Vai Tôn vinh sự thuỷ chung trong sáng của tình yêu đôi lứa Chủ lễ là già làng trong xã

cùng đại diện chính quyển dâng hương xin phép được tổ

chức lễ hội

Phần hội: Sau khi lễ dâng hương, cúng lễ kết thúc, chủ

lễ tuyên bố khai hội Lúc này, các hoạt động văn hoá, thể

thao truyền thống được các thanh niên nam nữ cùng nhau

trổ tài

Trước đây người đến chợ không nhiều, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, họ yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì những ràng buộc của lễ giáo phong kiến,

những tập tục lạc hậu Tuy mỗi người đã có một mái ấm gia đình, có người đã thành ông thành bà, xa nhau 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc vài chục năm, nhớ nhau đến chợ gặp

nhau tâm sự, kể cho nhau nghe về những vui buồn của

mình, gia đình, sự trưởng thành của con cháu và hát cho

nhau nghe những làn điệu dân ca quen thuộc (gửi gắm tình

Trang 22

thương, nỗi nhớ và giận hờn vào câu hát) Có thể hai vợ chồng cùng đến chợ, khi đến chợ chồng đi gặp người yêu

cũ của chồng, vợ đi tìm người tình cũ của vợ, không có sự ghen tuông Những người ở bản xa đến chợ từ chiều hôm trước, họ tìm đến ngủ trọ ở nhà người quen ở gần chợ, đôi bạn tìm thấy nhau có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả ngày 27/3, họ mời nhau uống rượu, ăn cơm nắm, cơm

lam, các loại bánh (tất cả đồ ăn, đồ uống được mang từ nhà

đến chợ) tình cảm của họ hoàn toàn trong sáng Nếu một trong hai người có sự sàm sỡ thì người kia coi là bị xúc

phạm, bị bạn tình coi thường, tình cảm sẽ bị rạn nứt và

không bao giờ gặp lại nhau nữa Chiều ngày 27/3 chợ tan, đôi bạn tình bịn rịn chia tay hẹn gặp lại vào phiên chợ năm sau

Trước đây chợ tình Khâu Vai là chợ của những mối

tình trắc trở Từ năm 1991 trở lại đây đến chợ có nhiều thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, nhiều đôi đã nên vợ nên chồng trong dịp đi chợ tình Khâu Vai

42

LỄ HỘI CHỌI TRẦU ĐỒ SƠN

ễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống

Leia người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải

Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm Để chuẩn bị, người nuôi trâu đã phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kỹ lưỡng trong khoảng một năm Thông thường thì sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm di

khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng

trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn mới tìm

được con trâu vừa ý Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương là trâu gan Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng

có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn Mắt trâu

phải đen, tròng đó

Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều

Trang 23

người đứng xung quanh gõ trống và hò hét Người huấn

luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen

dần với không khí

Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn

se có người che lọng và múa cờ hai bên Khi hai "ông trâu" cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thốt ra ngồi sới chọi Hai trâu lao vào

nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa

tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả

Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước

giải về đình làm lễ tế thần Tất cả mọi người dân đều theo

tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù

thắng, dù thua, đều phải giết thịt Lấy một bát tiết cùng

một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ

xuống ao để tiễn thần Mọi người cùng ăn chúc phúc Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi

người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển

44

LỄ HỘI LẬP TỊCH (NGƯỜI DAO)

ễ hội lập tịch là một lễ hội của đồng bào dân tộc Dao Họ, bản Khe Mụ, Sơn Hà, Bảo Thắng, Lào Cai

Giống như lễ thành đỉnh của các dân tộc trên thế giới, đó

là nghi lễ đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời con người,

giai đoạn từ tuổi thiếu niên lên tuổi trưởng thành, được

cộng đồng công nhận có vị trí trong đời sống và sinh hoạt; là sự công nhận chính của cộng đồng, sự chấp nhận của

thần linh cho chàng trai đó có đây đủ mọi tiêu chuẩn của

một thành viên chính thức của cộng đồng

Để làm được một lễ lập tịch cần phải chỉ phí khá tốn

kém về mặt kinh tế, do đó không phải ai cũng có thể làm

được, dù rằng đó là điều mong ước của mọi gia đình Bởi vì, khi chưa làm lễ này thì người đàn ông cho đến khi chết vẫn chỉ là người thường, không có vai trò gì trong cộng

đồng Đến những nơi thiêng liêng anh ta không được quyền

vào, không được coi trọng trong các buổi hội hè, ăn uống, mà chỉ là người phục vụ bình thường

Do các thầy mo và gia chủ quyết định, lễ lập tịch của người Dao Họ ở Khe Mụ kéo dài tới ba ngày và có thể hơn nữa

Gia đình định làm lễ lập tịch cho con cần phải chuẩn bị gạo, thịt, tiên để làm cỗ cúng thần, mời các thầy cúng

và bà con dân làng Mọi người đến đều có quà mừng,

Trang 24

nhưng phần chủ yếu vẫn là do gia đình tự lo

Con trai từ 13 tuổi trở lên, nếu gia đình có điều kiện,

là làm được Có người đến chết vẫn chưa làm được thì lúc đó đình đám không được tham gia, không được vào lán thờ

chỗ người ta đang làm nghỉ lễ mà chỉ được ở ngoài ria Nhu

vậy, việc làm hay không làm lễ lập tịch có một ranh giới

rất rõ ràng Đó không chỉ ý nghĩa với những người đang cùng chung sống mà còn với thân linh của cộng đồng

Khi gia đình đã quyết định làm lễ lập tịch cho con, phải lựa ngày tốt đến gặp ông thầy để xem tuổi có được

ngày, được tháng, được năm hay không Sau đó về nhà, 20

ngày sau tiếp tục xem chân giò, nếu chân giò mà đẹp, tức là làm được - thần linh đã đồng ý Gia đình lấy một tờ giấy, viết tên tuổi chàng trai, tên tuổi của thầy và ngày tháng gia đình sẽ làm và mời thầy đến Việc mời thầy phải trước ít nhất 7 ngày để thầy chuẩn bị tìm những người giúp việc và xem sách dạy các bước làm, sắm sửa các đô trang trí để đến ngày đó mang tới gia đình Điều này rất quan trọng bởi

vì đối với người Dao Họ, mỗi một bước làm trong mọi nghi

lễ đều có sách quy định Vả lại việc trang trí trong một buổi

lễ rất công phu, nào là viết sớ, dán tranh thờ, trang trí bàn

thờ, đô thờ và các vật hành lễ Do đó cần phải có sự chuẩn bị trước hết sức tỉ mi

Về phía gia đình một mặt tiếp tục chuẩn bị lễ vật, mời anh em họ hàng gần xa, mặt khác nhờ bà con anh em ở gần

đến dựng lán thờ

Có hai loại hình tổ chức lễ lập tịch là Tam Thanh và Tam Nguyên: Tam Thanh đơn giản hơn Tam Nguyên,

46

nhưng người làm Tam Nguyên xong sẽ ở thứ bậc cao hơn so với Tam Thanh Làm Tam Thanh hay Tam Nguyên là do truyền thống của từng gia đình Nếu trước kia trong gia đình ông bố làm Tam Thanh thì nay cũng chỉ làm Tam Thanh

cho con Nếu bố trước kia đã làm Tam Nguyên thì nay con

cũng phải làm Tam Nguyên Tam Nguyên đòi hỏi tốn kém và các nghi lễ phức tạp, do vậy không phải ai cũng làm

được, mà chỉ những người có điều kiện

Lan thờ: Nơi sẽ tiến hành các nghỉ thức chính thức cho lễ lập tịch Lán được xây dựng trên một khoảng đất bên

cạnh hoặc ở ngoài xa nhà ở một chút, theo đúng kiểu một ngôi nhà thu nhỏ Đặc biệt là một bên mái được khoét

trống ở giữa nhưng thẳng từ vách lên chứ không phải ở giữa mái Nơi đó sẽ dựng một bàn thờ ngoài trời Bàn thờ được dựng trên 4 cọc Toàn bộ lán thờ được thưng kín bằng vách

xung quanh, chỉ để một cửa ra vào Trên khắp bốn vách được dán kín bởi rất nhiều tranh thờ, giấy màu, các tờ sớ và những hình cắt dán rất công phu Theo chiều dọc của

lán thờ có dựng 4 khối cọc thẳng nhau theo nóc lán, xung quanh bốn khối cọc (mỗi khối gồm nhiều cọc tre nhỏ bó lại) được dán kín bằng giấy màu, sớ.v.v Theo suy nghĩ của người Dao Họ, đó là nơi nhốt các ma để chúng không quấy

phá con người trong ngày lễ Có thể nói hầu hết các nghỉ lễ quan trọng đều được tiến hành tai đây và nó là trung

tâm của những ngày lễ Việc dựng lán thờ là một việc làm

hết sức công phu, nên gia chủ phải báo trước để thầy cúng chuẩn bị Đến ngày ông thầy đến trang trí lán thờ, mọi việc

ông đều dựa trên luật tục đã quy định mà bàn bạc, thỏa

Trang 25

thuận cùng gia chủ cho hợp lý, chứ không bao giờ độc đoán

bắt gia chủ phải nhất nhất tuân theo ý của mình

Dây đan võng: Nhà chủ chọn lấy vài người thân cận đi lấy dây để đan võng Đó là một tấm lưới được đan bằng

những cây leo trong rừng để đỡ chàng trai sau khi đã hoàn thành các nghỉ lễ Tam Nguyên từ trên trời trở lại với cộng

đồng Người đi lấy dây làm võng không cần phải lựa chọn

kỹ, nhưng loại dây leo để làm võng phải được lựa chọn rất kỹ Đó là loại dây leo dài, dẻo và chỉ chọn những cây leo vắt qua ngòi nước hoặc suối và thật xoắn Loại cây leo đó goi la tay thay may, da được truyền từ đời nọ qua đời kia, dùng để bện võng Thường thường những người đi tìm dây

leo là những người đã rất thông thạo, biết ở chỗ nào có

nhiều loại dây đó Người ta đến lấy và cuộn thành bó

khiêng về bóc hết vỏ, chỉ lấy ruột rồi tước ra để thành đống

sẵn đó

Bàn địa: Nơi thực hành những nghỉ lễ cuối cùng của người lập tịch Tam Nguyên Tại đây, sau khi đã làm xong

các nghỉ lễ, người thụ lễ sẽ buông mình rơi xuống tấm lưới

võng do mọi người cầm đỡ ở dưới, biểu tượng cho một cuộc

thử thách dài, qua hết các đoạn đường và từ trên trời trở về với cộng đồng

Nơi đặt bàn địa là vị trí cao ráo, thoáng ở đầu bản Tại

đó người ta dựng 4 chiếc cọc bằng bốn đoạn gỗ to, khỏe và

chắc chắn Trên đầu bốn cọc ấy được đặt một chiếc bàn

hướng về phía đông, đó cũng là nơi người làm lễ lập tịch

phải rơi xuống Bàn gỗ được cột chặt vào bốn góc ở độ cao từ 2,öm đến 3m Một chiếc thang dài 3m được đặt phía tây

48

gắn vào mép bàn Thang gồm 12 bậc, tượng trưng đường đi

lên trời

Trước khi làm bàn địa, người ta sắm một mâm lễ vật

gồm hương, gạo, trứng, rượu Thầy cúng đặt mâm lễ ấy trên

chỗ đất sẽ làm bàn địa Trên mâm lễ còn có một con dao

găm Sau khi thầy cúng khấn vái xong liền cầm con dao

găm vạch ra mấy vạch ở chỗ sẽ chôn cọc, tựa như thần linh

đã mách bảo chỗ phải đặt bàn địa Sau đó, thầy cúng cầm

chiếc rìu, sẽ dùng để chặt cây làm cọc, dâng lên trước mâm lễ và khấn, rồi cầm rìu ra chặt vào các cây đã để sẵn cạnh

đó Thầy cúng tiếp tục khấn một vài lời nữa và lấy con dao găm trên mâm ra đo độ dài của cọc để lấy kích thước Lấy xong ông thầy khấn tiếp vài lời nữa rồi mọi người bắt tay

vào việc

Việc thực hành nghỉ lễ cúng này có hai người Một ông

thầy đứng ở trước mâm lễ đọc tất cả những lời khấn, còn

một ông khác ngồi đối diện sát mâm thực hiện những bước

đã kể trên theo lời khấn của ông thầy đứng trước mâm Khi xong các nghỉ thức, những người đàn ông, mỗi người góp một tay để làm bàn địa, người đào hố, người chặt cây, người buộc thang Các thầy cúng kiểm tra lại độ chắc chắn

của thang, của bàn rồi mọi người dùng lá chuối phủ lên Trong lúc ở dưới đầu bản làm bàn địa thì trên nhà gia chủ,

người ta gây mối để đan võng Mối gây như một chiếc chôn

quang, xung quanh chiếc võng tròn kiểu chôn quang này,

cách đêều từng đoạn, người ta buộc sẵn các sợi dây dai ra

các phía, để sau này cứ theo các đoạn dây ấy mà đan tiếp

vào làm thành một tấm lưới võng Gây mối xong, người ta

Trang 26

dồn tất cả đống dây leo đã tước sẵn ấy thành một đống,

buộc gọn lại, đợi đến lúc đem ra chỗ bàn địa để đan võng Trong lúc mọi người gây mối để đan võng, có nhạc của

chiêng và trống kèm theo -

Phần lễ hội

Nhiều nghỉ lễ và sinh hoạt tín ngưỡng được tiến hành

trong thời gian đó Người ta thường kết hợp làm cả lập tịch cho Tam Thanh, Tam Nguyên và làm chay (hay còn gọi là làm ma khô) vào cùng một lần Người ta quy định rõ cho

từng ngày trong thời gian diễn ra lễ lập tịch phải làm

những gi

+ Lễ trình trước bàn thờ tổ tiên + Các nghỉ lễ ở trong lán thờ + Các nghỉ lễ ở ngoài bàn địa

Trong số này, dài nhất và phức tạp nhất là các nghỉ lễ diễn ra ở trong lán thờ Đây là nơi hành lễ chính thức và gồm rất nhiều lễ như lễ cúng cầu, lễ múa gà, lễ cân lợn, làm bùa, lễ dẫn đường cho Tam Thanh và Tam Nguyên

v.v Về thời gian, trong ba ngày thì ngày đầu tiên thực

hiện những nghỉ lễ mở đầu cho lễ lập tịch, cúng tổ tiên, thần linh để báo cho biết, mời họ về dự và giúp đỡ đuổi tà ma; đón khách đến thăm hỏi dự lễ, chuẩn bị lán thờ Ngày thứ hai tiếp tục trang trí lán thờ, dán tranh, viết sớ, yểm

bùa trừ tà ma, làm bàn địa, đan võng và cúng lễ trong lán

thờ đến hết đêm Sang ngày thứ ba thì từ lúc chưa sáng đã tiến hành múa gà, cân lợn và kết thúc các nghỉ lễ trong lán thờ để sau đó thực hiện các nghi lễ cuối cùng là nghỉ lễ

nhầy võng từ trên bàn địa Sau nhảy võng là kết thúc lễ lập

50

tịch Nếu gia đình nào kết hợp làm chay thì sau lễ nhảy

võng một lúc người ta sẽ tiến hành làm chay

Lễ nhảy võng

Đó là khi anh ta buông mình rơi từ trên bàn địa xuống tấm lưới to do nhiều người đàn ông khác từ dưới căng ra và đỡ Người Dao Họ quan niệm rằng việc họ hứng tấm lưới

ấy ra chờ đón người con của cộng đồng, sau khi đã trải qua mọi thử thách, được thần đất, thần gió, được tổ tiên và các

vị thần linh khác che chở, nay đã chính thức được làm một

người con của gia đình, dòng họ, một thành viên của cộng

đồng với đầy đủ phẩm chất của nó

Vào sáng ngày thứ ba, sau khi những nghỉ lễ đã kết

thúc, tại lán thờ lúc này, người ta choàng cho người làm

Tam Nguyên một chiếc áo dài đỏ, một chiếc khăn thêu trùm lên đầu Hầu hết tất cả các thầy cúng có mặt tại đây để tiến hành nghỉ lễ Bảy ông thầy, một người cầm dao, một số tay

không, đi xung quanh Tam Nguyên, vừa vỗ tay vừa tung dao chém vào khoảng không Sau đó, họ cầm mỗi người một ngọn nến đi vòng quanh Tam Nguyên Hết vòng, tất cả cùng chụm tay vào trán Tam Nguyên, lầm rầm đọc thần chú, rồi cùng áp tay vào bụng, vào chân Tam Nguyên đọc thần chú

Một ông thầy đứng bên ngoài đọc to các lời khấn Tiếp đến tất cả các ông thầy cùng nhau ngồi xuống trước bàn thờ để đọc lời khấn Đọc xong, một ông thầy trang phục giống như

Tam Nguyên, đầu đội mũ có đuôi, trán có đeo một bức tranh vẽ một vị thần, nối với Tam Nguyên bằng một tấm vải ở trước bụng, dắt tam nguyên đi vòng quanh chiếc cột ở giữa lán thờ Các thầy có mặt cùng nhau đọc những lời khấn viết

sẵn trên giấy và chuẩn bị đi xuống bàn địa

Trang 27

Đoàn người dẫn Tam Nguyên xuống bàn địa gồm có:

Người đi đầu tiên cầm hai kiếm, vừa đi vừa múa Theo sau

là một người cầm thước, một người cầm kiếm và một người đeo mặt nạ Rồi tiếp đến hai người với những chiếc tua vải ở tay vừa đi vừa múa Kế đến là một ông thầy dẫn Tam

Nguyên đi Ông này đi giật lùi, mặt đối mặt với Tam

Nguyên để dẫn đường Lần lượt theo sau là một ông thầy

đội mũ, mặc áo đỏ, tay ôm sách; một người cầm hương, một người đọc lời khấn trong lúc đi Hai người khiêng võng cùng dàn nhạc và mọi người di theo

Đến bàn địa, tất cả đi quanh bàn địa thuận chiều kim

đồng hồ Phía trước mặt bàn địa, về hướng đông, có đặt một

chiếc bàn hương và một bức tranh thánh, phía đối diện bàn này ở hướng tây, sau chân thang lên bàn địa, cũng đặt một

bàn hương như thế Sau khi ba vòng đi quanh thang kết

thúc, nến được thắp và cắm dọc hai bên của 12 bậc thang lên bàn địa Tam Nguyên cùng ông thầy dẫn đường bước

lên bậc đó Các ông thầy cúng khác ngồi hết lên các bậc

thang còn lại phía trên Sau đó tất cả các ông thầy trên đó từ từ đi xuống, một ông thầy khác từ dưới đất bước lên

thang vừa đi vừa khấn, vừa xua tay và gạt hết những cành

lá chuối che trên đó xuống Một ông thầy đứng trước chân

thang đọc lời khấn Một ông khác.tiếp tục trèo lên thang

Khi lên tới bàn, ông ta đứng dậy làm những động tác thần

chú và múa ở trên đó Một tay ông cẩm tua vải, tay kia cầm

một chiếc gậy bằng gỗ, một đầu vót nhọn, một đầu là con dao Sau khi múa xong, ông ta không đi xuống theo bậc thang, mà nhảy xuống Lúc đó ông thầy đang đứng đọc khấn trước chân thang tiếp tục lên Tay ông cầm con dao

52

có đeo một vòng tiền xu ở cán, khi lên tới bàn ông lấy tay vạch trên mặt bàn và thì thầm đọc lời niệm chú Kết thúc

ông ta cũng nhảy xuống Một điều đáng lưu ý là cả hai.ông

này mỗi khi nhảy xuống đều vỗ hoặc xoa tay vào›cột ở bàn địa rồi mới nhảy Mặt bàn khá cao so với mặt đất nên các

ông đều trèo thả chân rồi mới nhảy chứ không nhảy thẳng từ trên mặt xuống

Khi ông thầy cầm dao có vòng tiền kết thúc nghỉ lễ của mình thì ông thầy dẫn Tam Nguyên bắt đầu lên Hai thầy trò cùng lên cầu thang song song với nhau, mỗi người một

bên Vừa đi vừa cúi xuống dùng tua vải xua xua hai bên

như để dẹp đường Đến cạnh bàn, ông thầy cũng niệm chú

rôi đỡ Tam Nguyên lên mặt bàn Ông ta lấy ra những mảnh vải trắng và đen (do ông chủ nhà sắm sẵn và đưa lúc ông

thầy còn đứng dưới chân cầu thang bắt đâu kẹp vào ba khe ngón tay giữa của Tam Nguyên, mỗi khe ba cặp Những tấm vải dùng quấn ở bụng của cả thầy lẫn trò được cởi ra và luồn xuống khe thang Ông thầy nhảy xuống khỏi thang vào

bàn địa bị chặt đứt và thang được đem đi Trên bàn lúc này

chỉ còn Tam Nguyên ngồi xuống, quay lưng về hướng đông (nơi sẽ rơi xuống, mắt nhìn về hướng tây nơi ông thầy sẽ chủ huy cuộc nhảy võng Ông thầy cầm con dao khi nãy bây giờ ngồi cách bàn địa khoảng 5m, bắt đầu hành lễ Ơng

ta hơ lên hai tiếng ê, ê báo cho Tam Nguyên biết cuộc lễ

bắt đầu Sau đó, ông ta hô tiếp một lần đồng thời nhổm người lên một ít, hô lần thứ hai đứng khom và hô lân thứ

ba đứng thẳng người lên Xong việc này, ông dang tay phải

sang phải và cũng hô ba lần, mỗi lần hô là một lần nâng dân lên, đến câu thứ ba thì giơ thẳng lên đầu Hết bên phải

Trang 28

chuyển sang bên tay trái Cứ mỗi lần hô và làm động tác

này thì Tam Nguyên ở trên bàn cũng nhìn mà làm theo, và

xong một bên tay thì Tam Nguyên thả một cặp hai miếng vải đen trắng ở một kẽ tay Cứ như vậy sau sáu lần thì số mảnh vải kẹp ở tay cũng hết

Xong việc thả các mảnh vải, theo lời hô của thầy, Tam

Nguyên đứng thẳng và ngồi xuống, hai tay bó vào gối Lại

ba lần hô, Tam Nguyên theo đó mà chụm chân và xoay dần ra mép bàn phía đông Trong lúc đó, mọi người ở dưới cùng nhau trải võng cho căng ra Trên mặt võng trải 12 cái chăn

đan chéo nhau, đồng thời lấy gạo vãi khắp mặt võng Số

chăn phải xếp sao cho để lúc người Tam Nguyên nhảy

xuống thì tất cả các đầu chăn phải chụm lại phủ kín toàn

bộ người nhảy võng

Tam Nguyên cứ nhích dan, nhich dần Đến lần hô thứ ba thì buông mình rơi xuống võng theo đằng lưng xuống trước Khi xuống tới nơi, tất cả các chăn phủ kín Tam

Nguyên Anh ta không được động đậy mà vẫn giữ nguyên

tư thế ngồi bó gối Chỉ đến khi các thầy xông vào, lấy tay đập vào đầu gối, lúc ấy Tam Nguyên mới được bỏ tay ra và duỗi thẳng người và chân Các thầy cởi áo của mình ra đắp

cho Tam Nguyên Người ta bắt đầu đọc những lời thần chú Sau đó người ta nâng Tam Nguyên ngồi dậy, các thây lần lượt vào dùng dấu bùa đóng (tượng trưng) và niệm chú cho

Tam Nguyên, bón trứng và cơm cho Tam Nguyên Người ta

đem đến một cuộn vải và chiếc ống nứa để dốc tiền vào

lòng Tam Nguyên để kiểm tra âm dương rồi xé cho Tam

Nguyên hai đoạn vải

54

Mọi thủ tục như vậy là xong Giờ đây chàng trai ấy coi

như đã được cấp sắc là Tam Nguyên Và anh ta đã trở

thành một ông thầy Tam Nguyên mới và hoà vào dòng các

thầy múa ba vòng xung quanh bàn địa Trong lúc vừa múa các thầy cùng nhau chặt võng ra nhiều mảnh và đem vứt ra bốn phía Lễ kết thúc, mọi người lại nhảy múa trở về nhà trong tiếng nhạc rộn rã

Kết thúc

Những người hôm qua dựng bàn địa nay lại tự tay phá nó ra, ngoài những người đó không ai được làm Lán thờ được dỡ và đem ra khỏi khu vực nhà ở để đốt ải

Lễ lập tịch là một lễ hội vừa phong phú vừa phức tạp,

trong đó chứa đựng rất nhiều các các phong tục, tín ngưỡng

của dân tộc Dao Họ Nó gồm nhiều loại hình múa, nhạc, lễ

và đặc biệt là số lượng lớn những bài cúng do các thầy cúng đọc từ các sách đã được quy định từ lâu đời, có ý

nghĩa rất quan trọng đến đời sống vật chất vào tâm linh

của tộc người này

Trang 29

LỄ HỘI CHÙA TÂY PHƯƠNG

Gs Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc Tự, được ®4^ xây dựng trên núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện

Thạch Thất, Thành phố Hà Nội

Tương truyền rằng chùa có từ thế kỷ thứ II Qua thời

gian tồn tại đã được tu sửa nhiều lần Đến thời Tây Sơn (1793- 1802) được xây dựng lại với quy mô như hiện nay Qua 273 bậc đá ong dẫn lên đỉnh núi cho ta thấy một ngôi chùa cổ kính, có nghệ thuật kiến trúc độc đáo

Chùa được xây dựng theo hình chữ tam, hai tầng tám mái, lợp ngói mũi hài, các góc đao cong gắn tứ linh mềm

mại, các đốc tường có cửa sổ hình tròn mang biểu trưng của

đạo Phật (sắc sắc không không)

Trong chùa có 62 pho tượng Phật, làm bằng gỗ mít, được tạo tác công phu, tỉnh sảo, có giá trị nghệ thuật điêu

khắc vào bậc nhất nước ta Tiêu biểu như các pho tượng

Tuyết Sơn, 18 vị La Hán, Bát Bộ Kim Cương đã hội tụ đầy

đủ và tạo nên ấn tượng thẩm mỹ sâu đậm về nền điêu khắc cổ truyền Việt Nam

Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày mùng 6

tháng 3 âm lịch hàng năm Năm 2011, được sự đông ý của Huyện uỷ, HĐND- UBND huyện Thạch Thất, UBND xã

Thạch Xá đã tổ chức lễ khai hội vào sáng ngày 8/4/2011

(tức mùng 6 tháng 3 năm Tân Mão)

56

LE CUNG BAN SILA

ào đầu xuân khoảng cuối thang 2 âm lịch, các bản làng của người Si La nơi ngọn nguồn con sông Da

chảy vào đất Việt đều tổ chức lễ hội cúng bản Chủ cúng bản là người có uy tín trong cộng đồng, am hiểu phong tục

tập quán, thông thạo các bài cúng bái Chủ cúng chọn ngày lành tháng tốt và mời những người già trong bản họp nhau bàn bạc tổ chức lễ hội

Ngày hành lễ, mỗi nhà cử một người đi làm cổng bản Mỗi ngả đường vào bản đều dựng cổng, hai bên cột cổng

dựng gươm giáo, súng gỗ chĩa mũi nhọn ra phía bên ngoài, trên cổng găm những lá bùa tết bằng nan tre Trong ngày cúng bản, cộng đồng cấm không cho người lạ vào bản, người trong bản cũng không được ra ngoài, các gia đình kiêng làm thức ăn rán và nướng Khi hành lễ, chủ cúng bản lấy máu chó, gà bôi lên các lá bùa nan tre Cúng xong, các

lá bùa đó được phân phát về từng nhà treo lên để yểm bùa,

ngăn ma tà, xua đuổi dịch bệnh, côn trùng có hại

Sau lễ cúng bản, người Sỉ La mới bắt tay vào mùa gieo

hạt trên nương rẫy Sáng sớm, chủ nhà hoặc trưởng họ mang theo quả bầu khô đựng nước cục than củi, gậy chọc lỗ tra hạt và các loại hạt đậu, lúa, ngô, vừng, lạc, bầu bí,

mướp, dưa Trên nương người Sỉ La dựng lều hành lễ để

Trang 30

con dúi, một quả trứng gà và một giỏ cơm xôi nếp Chủ

cúng khấn lời trình báo các loại ma, xin các ma không cho

chim, chuột, dúi, lợn, cào cào, sâu bọ phá hoại mùa màng

Xin các ma trông coi nương rẫy, phù hộ cho mùa màng thu

hoạch đồi dào có nhiều cái để ăn Cúng xong, chủ nương

rẫy tra hạt tượng trưng cho thứ tự lúa ngô tra trước, vừng

lạc đậu đỗ bầu bí mướp dưa tra sau

Sau mùa thu hoạch, người Si La làm lễ cùng hồn lúa

ngay trên nương rẫy Lễ vật là một con ga, một giỏ cơm, một chai rượu Nghỉ thức gọi hồn lúa tay cầm bát gạo, tay cầm vợt bắt cá vừa đi quanh nương vừa khấn gọi hồn lúa

về nhà vừa ném vãi tạ ơn Xong việc trên nương chiếc bát

đựng gạo gọi hồn lúa được đưa về nhà cất giữ cẩn thận như

thể giữ được hồn của lúa Sau đó mổ gà hoặc mổ lợn để

cúng giữ hồn lúa ở lại nhà

Lễ cúng bản của người Si La là lễ nghi nông nghiệp để cầu mùa Nghi lễ đó được phổ cập trong cộng đồng dòng

họ, được các gia đình thực hiện như một phong tục không

thể bỏ qua Nghi lễ đó trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống mà người Si La vùng Tây Bắc giữ gìn truyền nối từ đời này sang đời khác

58

NGƯỜI XINH MUN CẦU MÙA

ư trú ở vùng cao tỉnh Sơn La, người Xinh Mun

thường chọn vùng đất xa xôi hẻo lánh, sườn đổi sườn núi để mở đất lập làng dựng bản Trồng tỉa, gieo hạt chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống sản xuất của đồng bào,

chính vì thế tín ngưỡng cầu mùa là những nét sinh hoạt

văn hóa độc đáo

Do canh tác chủ yếu trên đất dốc cho nên cây trồng

chính của người Xinh Mun là lúa nương, tập trung là nếp

nương Chuyện cổ Xinh Mun kể lại rằng ngày xửa ngày

xưa, có một cụ già đi săn rừng bắt được con chim gáy Khi làm thịt chim, cụ già lạ lùng thấy trong diều chim gáy có

nhiều hạt vàng óng tròn căng đều tăm tắp Bóc thử một hạt thấy trong lần vỏ là một hạt trắng như ngọc có mùi thơm Nghĩ rằng chim ăn được chắc loại hạt này cũng nuôi

được con người, cụ già đem nắm hạt đó gieo trên nương

Hạt đó nảy mầm mọc thành cây rồi trổ bông cho cụ những bông sai hạt mẩy Cụ già Xinh Mun lấy đó nhân thành giống nếp nương Chính vì vậy, vào mùa thu hoạch lúa bầy chim gáy thường đến gáy vang nương rẫy cúc cù cu thóc

của tôi cúc cù cu

Người Xinh Mun chọn đất làm nương ở nơi đất đen có độ ẩm ướt dính Họ lấy dao băm vào thân cây từng nhát

Trang 31

và đếm nên, không nên, nếu nhát băm cuối cùng dừng lại

từ nên thì coi như đất mới được chọn Người Xinh Mun chọn ngày phát rừng là ngày chẵn vì họ coi đó là ngày

thủy, mát mẻ, cây cối nảy rễ đâm chồi ra hoa kết quả

Trước khi phát nương, họ cúng ma nương ma rừng, nơi đặt

lễ cúng sau này sẽ đặt bếp nương dựng lều nương để canh coi muông thú Khi phát chặt từ thấp đến cao cây lớn chỉ

chặt cành để lại cây và ngọn Khi đốt nương chọn ngày lẻ

bà con coi đó là ngày hỏa với mong muốn nương cháy hết

mà không cháy lan

Người Xinh Mun dựa vào mùa hoa ban nở để tính lịch mùa vụ, hoa ban bắt đầu nở thì đốt nương, hạt ban rụng

xuống thì gieo hạt Mỗi nhà chọn một người cao tuổi gọi là mẹ lúa để tra hạt đầu tiên Mẹ lúa dùng hai ống tre đựng nước cắm hai thanh nứa uốn cong hình bông lúa, lấy gậy chọc lỗ xong tra năm hạt đầu tiên Ngày tra hạt xong bà con cúng ma nương để cầu mùa

Bà mẹ lúa tập trung số gậy chọc hốc tra hạt cắm vào nơi cúng ma nương, buộc vào đó những thanh tre, thanh nứa đã vót hình bông lúa, bắp ngô, tua rua bông Mẹ lúa

dâng mâm cúng gồm thịt gà, rượu nếp, trầu cau nơi các cọc

chọc hốc Bài cúng của mẹ lúa trình ma nương, ma rừng,

hồn lúa, cầu cho ngô lúa lên nhanh, con chim con chuột

không phá phách Cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng

bội thu, nhà nhà hạnh phúc

60

LỄ CƠM MỚI NGƯỜI MƯỜNG

ng như một số dân tộc khác, dân tộc Mường trước đa ăn cơm gạo mới thường bày tỏ lòng thành kính và lòng nhớ đến tổ tiên, người Mường nhất là ở bốn Mường: Bi, Vang, Thàng, Động luôn luôn làm tết cơm mới

cúng tổ tiên

Lễ cơm mới không tổ chức ở phạm vi làng bản mà chỉ diễn ra trong phạm vỉ từng nhà, trong khuôn viên từng gia đình Các gia đình không mời ai khác, ngồi ơng mo đến cúng cơm gia đình Lễ cơm mới thường tổ chức vào tháng 10 âm lịch lúc mùa màng thu hoạch xong Vào dịp tết này linh hồn hạt lúa được kết hợp với cử chỉ tôn giáo Người ta không những chỉ ăn xong sau khi đã cúng, mà người ta còn dâng cúng bản thân đồ cúng, làm cho sự bí ẩn thiêng liêng càng được ngưỡng mộ hơn Ở nhiều nơi người ta đập những bó lúa dùng để cúng Lang Cun giữ bốn bó lúa làm đồ cúng, cậu cả mang bốn bó lúa đi quanh sân, cậu hai gõ cổng, người nhà đập hạt một cách long trọng

Bởi có tết cơm mới nên thóc lúa thu hoạch về được phân ra thành nhiều phần khác nhau: phần tốt nhất giành làm hạt giống cho vụ lúa sau, phần nhiều hơn để giành ăn hàng ngày thường, phần ít nhất và tốt đặc biệt là phần thóc cúng

Trang 32

Về nguồn gốc của tết cơm mới người ta cho rằng ông lang Da Dan da ban ơn tác phúc dậy người Mường biết trồng trọt, biết chế tạo nông cụ làm ruộng Truyền thuyết còn nói rằng có những con chuột được thần gió và thần

sấm mang thóc từ Mường trời xuống cho Lang Cun cần Do đó mà có lệ cấm giết chuột, nhưng về sau thấy chuột phá hại mùa màng nên tục lệ này bị hủy bỏ Với loài chuột ác thì như vậy nhưng với hạt thóc và hạt gạo thì người Mường luôn luôn tỏ ra tôn kính cúng thờ coi cây lúa như món quà Mường trời ban cho, họ ăn cơm không để rơi,

không bao giờ để gạo thóc tung tóe dưới đất, bó lúa được

nâng lên nhẹ nhàng

Có nơi truyền thuyết kể rằng: Cây lúa những ngày đầu tiên xuống từ Mường trời vốn có chân và to lớn như một

cây cổ thụ và khi chín nó tự di về nhà chủ Một lần nó về một nhà, gia chủ khơng đốn được ngày nó về nên không

chuẩn bị đón tiếp lại còn nói sắng bắt nó chờ lấy thúng

mủng Cây lúa bị súc phạm trở lại ruộng và biến thành dáng nhỏ bé như ngày nay Khi con người hỏi tại sao thì cây lúa nói: "Từ nay tôi không tự về nữa, mà con người

phải mời tôi về Chính vì thế mà tôi biến thành nhỏ bé để con người dễ gặt hái mang vác" Nghe thấy vậy mà con người càng nể sợ, tôn trọng cây lúa nhiều hơn

Sau đây là phần trích một bài cúng: Vào ngày mai chúng tôi ăn hạt gạo, đứa con của hạt thóc, chúng tôi đi bắt cá nấu cùng với măng bương, con cá khác đem rán một

phần, một phần hấp với gạo thành cơm, phần nữa trộn với

gạo làm bánh rán, chúng tôi mời người ăn cơm ở cửa sổ,

62

uống rượu ở trong nhà

Ngày nay đồng bào Mường đã có nhiều chuyển biến trong xoay mùa chuyển vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với kinh tế hàng hóa và thị trường Song lễ cơm mới vẫn là dấu ấn không thể phai mờ trong đời sống

tín ngưỡng của người dân trở thành nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc

Trang 33

LỄ HỘI MIỀN TRUNG

LỄ HỘI CƯỚP CÙ GIO LINH

ễ hội cướp cù được tổ chức tại đình An Mỹ, làng

Lk sam Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh vào ngày 04/01 Âm lịch hàng năm

Lễ hội kéo dài trong hai ngày, sau phần lễ tế cầu an là

trồ chơi cướp cù Nét độc đáo của hội cướp cù là bên nào

huy động được nhiều người tham gia không kể già, trẻ, gái, trai thì càng dễ thắng cuộc Đây là một hình thức hoạt động

thể thao mang tính dân gian của người dân Quảng Trị

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa có hai ông bà lão sống dưới một gốc cây cổ thụ bên đổi cát của làng không có con nhưng rất thích chơi với bọn trẻ Mỗi lần mang quà đến cho

những đứa trẻ chăn trâu, bò trên đôi cát, ông bà thường tung quà lên trời rồi bảo bọn trẻ tranh nhau cướp quà

Ông bà tốt bụng này còn dạy cho bọn trẻ mục đồng những trò chơi chia phe cướp quà hấp dẫn khác Trò chơi

"cướp cù" của làng Cẩm Phổ bắt nguồn từ đó và sau này trở

thành ngày hội lớn của làng

Ngày nay, hội cù truyền thống của làng Cẩm Phổ

thường được tổ chức vào các ngày mồng 4 và mồng 5 Tết

64

Nguyên đán Đây là thời điểm dân làng không còn vướng bận công việc đồng áng của ngày thường, có thể bắt đầu du

xuân và về tham dự lễ hội

Vài ngày trước lúc diễn ra hội cù, dân làng chọn những

gốc cây chuối sứ to đem đốt chín rồi lấy ra gọt thành những

quả cù tròn, đường kính 20 x 20 cm, nặng khoảng 3 kg Đồi cát vàng rộng nhất, đẹp nhất của làng được chọn làm địa

điểm tổ chức hội cù

Ở giữa bãi cát, người ta chôn hai cột tre hoặc dương to, thẳng, cao khoảng 5 - 7 mét, phía trên mỗi cột có treo một cái

rọ được đan bằng tre với đường kính 40 cm cùng với quốc kỳ

Ra sức cướp cù và đưa cù lên đích

Trong trang phục của lễ hội, các bậc cao niên và chức

sắc có uy tín của làng tiến hành làm lễ cúng tế trời đất để

khai mạc hội cù Sau tiếng trống khai hội, trận đấu chính

thức bắt đầu trong tiếng reo hò cổ vũ nồng nhiệt của đông đảo người tham dự và tiếng trống làng liên tục vang lên từng ba tiếng một trong suốt quá trình diễn ra hội thi

Theo thể lệ cuộc thi, mỗi trận đấu có hai đội chơi tham

gia, số lượng người chơi của mỗi bên không hạn chế và

không phân biệt già trẻ, gái trai Tuy không quy định cụ thể

số người chơi, nhưng trò chơi cướp cù ở làng Cẩm Phổ

thường có khoảng 150 người, lúc đông lên tới 250 - 300 người Đặc biệt, nếu người đang chơi vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục cuộc chơi, thì người đứng ngoài xem vẫn có thể nhảy vào thay thế ngay lập tức

Các bô lão đánh trống cổ động cho trai tráng trong hội cướp cù

Trang 34

Mỗi trận đấu thường được chia làm ba hiệp, mỗi hiệp kéo dài từ 30 phút đến một tiếng Không giống như những

trò chơi khác, những người chơi cướp cù ở làng Cẩm Phổ cùng tranh nhau quả cù rồi cố gắng ném quả cù cướp được

vào chính rọ của đội mình trong sự cẩn phá của đối phương Trong sự tranh giành quyết liệt, nếu đội nào ném được quả cù vào rọ của mình thì đội đó chiến thắng và được ghi danh vào lịch sử hội cù của làng

Ngày trước, làng đặt giải thưởng 8 quan tiển, trị giá bằng một con bò cho người nào ném được quả cù vào đúng rọ của đội mình, nhưng trong vài năm trở lại đây chưa có ai ném lọt quả cù vào rọ Tính nhân văn của hội cù làng

Cẩm Phổ thể hiện ở chỗ, dù thắng hay thua thì người chơi

của các đội vẫn vinh dự được làng mời uống những chén

rượu cay nông để lấy lộc đầu năm kèm theo những cái bắt

tay thân thiện và vui vẻ

Hội cướp cù dân gian truyền thống của làng Cẩm Phổ không đơn thuần thể hiện tỉnh thần thi đấu thể thao,

thượng võ của vận động viên mà còn mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm, con

dân của làng học hành đỗ đạt, làm ăn phát tài phát lộc Cùng với các trò chơi dân gian truyền thống của dân

tộc như: đánh du, kéo co, đô vật, nhảy bao bố hội cướp

cù của làng Cẩm Phổ cũng đã có lịch sử hàng trăm năm và vẫn được con dân trong làng trân trọng giữ gìn cho đến tận

ngày nay như một phong tục tập quán mang đậm dấu ấn

nét bản sắc của một làng quê Việt Nam

66

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM

hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào ngày

Meas Âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành

phố Đà Nẵng Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày

Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa

rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà

trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng

thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện

Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây

là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường

trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân

của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu Trong lễ

này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ

Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ

cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bỉ bác ái của đức Phật Bỏ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho

dân tộc an bình, thịnh vượng

Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào

khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghỉ lễ trên, bốn người

Trang 35

Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống

chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi

làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an Ngoài các

nghỉ lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an Lễ thường được tổ chức vào đêm

ngày 18 Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa

Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tê, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng

đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo Sau khi làm

lễ và đọc văn tế, đồn bơ lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ

xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa

Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km

Trong ngày lễ Quán Âm có nhiều hoạt động văn hoá -

thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như

hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa

tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuổng các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết

minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản

sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn

68

ĐỀN CHỢ CỦI

én Chợ Củi có rất nhiều lễ hội, nhưng mồng 10/10

Dam lịch là một trong những lễ hội lớn nhất của

nãm Hàng năm, vào ngày này, nhân dân khắp vùng từ Hà

Nội, Thái Bình, Hải Dương, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn

đến tận Sài Gòn đều tụ tập về đây, thành kính dâng những nén tâm hương, cầu xin được chở che, an lành

Đến hẹn lại lên, mặc dù chỉ mới đầu tháng 10 âm lịch,

nhưng bà con nơi đây đã chuẩn bị đây đủ cho mùa lễ; du

khách thập phương kéo nhau về trong không khí rộn ràng

Ông.Nguyễn Sỹ Hóa, người của nhà đền cho biết: "Đền Chợ Củi thờ quan Hoàng Mười 10/10 âm lịch là ngày giỗ chính, nhưng mùa lễ thì bắt đầu từ 1/10 cho đến hết tháng" Đền

Củi - công trình văn hóa, tâm linh, kết tỉnh bao vẻ đẹp, giá

trị lịch sử và cũng là "duyên nợ" cho những ai đã từng một

lần đặt chân đến mảnh đất này

Trang 36

LỄ HỘI ĐUA GHE TRUYỀN THỐNG

TO đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế là một ngày lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975

Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc

Khánh 02-9 (dương lịch) Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí

vui tươi lành mạnh cho nhân dân Đây cũng là dịp để biểu

lộ lòng vui mừng của nhân dân vào ngày Quốc Khánh Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện

trong tỉnh Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo

phong tục

Vào ngày lễ, Ban tổ chức tuyên bố thể lệ dự giải và

chương trình đua bơi gồm có một độ cúng, 7 độ tiển và một độ phá (9 đội đua) Mỗi đội đua phải qua 3 vòng, 6 tráo, riêng độ 7 và 3 độ tiền của nữ là hai vòng bốn tráo Đội

đua bắt đầu bằng một lệnh trống (1 hồi chiêng) Các ghe dua 3 vè chính dọc Sông Hương, lộn vè rốn lúc xuất phát

và vòng cuối lúc vào đích Đây là một tập tục truyền thống vốn được nhân dân mến chuộng từ các lễ hội cổ truyền

Đua trải, đua ghe luôn là một môn thể thao hấp dẫn, biểu

70

thị sức khỏe và tài năng khéo léo của thanh niên nam nữ

Đối tượng tham gia lễ chủ yếu là thanh niên nam nữ

các phường xã thuộc các huyện và thành phố cũng ra sức

đua tài trên sông Hương Các người lớn tuổi và trẻ em thì

ra sức cổ vũ nên không khí cuộc đua bao giờ cũng sôi nổi, hào hứng

Nếu các cuộc đua ghe ở các làng mạc xa xưa có ý nghĩa

và mục đích để cầu mưa thuận gió hòa thì cuộc đua ghe

truyền thống hiện nay không giữ lại mục đích đó, mà dịp

để tỏ lòng hân hoan và thi tài thể lực nhân ngày Quốc Khánh Lễ hội này vẫn còn được tổ chức, đem lại nguồn vui cho cả vận động viên lẫn dân chúng trong tỉnh

Người dự lễ dừng lại và đám rước đi bộ về đền Vào khoảng bắt đầu giờ Ngọ (11 giờ) thì lễ tế được tiến hành Lễ tế kéo dài khoảng 2 giờ bao gồm 3 tuần tế Sau khi tế

xong, dân các xã lại rước kiệu về đền vọng xã mình Lễ đó, dân làng và khách thập phương dâng hương ở lăng mộ Đại

vương

Sau lễ tế là hội chèo giải- hội thi bơi thuyền Cuộc thi

thuyền được tiến hành ở ngay cửa Sót, phía trước đền Tham gia cuộc thi không chỉ có dân 3 xã mà còn có cả các

làng, xã lân cận Số thuyền tham gia không ấn định, nhiều

ít tuỳ năm

Trang 37

LỄ HỘI AM CHÚA

- hội Am Chúa được tổ chức ngày 01.03 âm lịch

àng năm tại Am Chúa, núi Đại An, thôn Đại Điền

Trung 1, xã Diên Điển, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Đây là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói

chung thể hiện tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn", nhớ ơn

Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cày cấy,

trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải

Lễ hội Am Chúa được tổ chức trong 3 ngày

Am Chúa là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu (Po

Nagar), còn gọi là bà chúa Ngọc, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa Am Chúa được xây dựng

trên một ngọn núi Đại An (núi Dưa), huyện Diên Khánh,

tỉnh Khánh Hòa

Theo truyền thuyết được Lễ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa là nơi phát tích của Bà Po Nagar lúc ấu thơ sống

với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà (Nha Trang) là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh

Ngay từ đầu triều Nguyễn - Vua Gia Long, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ

72,

chức theo nghỉ lễ quốc gia do quan đầu tỉnh làm chủ tế

Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ

Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na

Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am

Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm

Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống Tín ngưỡng

thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar

của người Chăm Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hoá tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người

Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại

núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang Đến nay,

ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: "Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh" như một lời khẳng định về sự nối liền

giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar

Không chỉ là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, Am Chúa

còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân

xã Diên Điển nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung

Hiện nay, trước sân của am vẫn còn một cây mã tiền cổ

thụ có tuổi thọ trên 350 năm Trong những năm kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô cốt, giao thông

hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm

chiếm đóng tại đây

Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm

1999, Am Chúa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa

quốc gia

Trang 38

ĐÀ NẴNG: LỄ HỘI ĐUA THUYỀN

ễ hội đua thuyển, diễn ra vào tháng Giêng âm lịch

uÉ từng năm, tại Quận Liên Chiểu, với ước muốn cầu

mong mưa thuận, gió hòa

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày đầu xuân để

khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt Từ xa xưa, kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt hay thời

bình, giải đua thuyển đã trở thành thông lệ trong những ngày đầu năm

Trước lễ hội 1 tuần, bà con trong làng tụ họp để bàn chuyện chuẩn bị đua thuyên hoặc thăm hỏi, động viên con

cháu tập luyện

Mỗi làng đều hình thành một đội đua toàn trai tráng ở cỡ 18-35 tuổi Mỗi đội đua có nhiều nhất 30 người gồm lái thuyền, câm phách, cầm tổng và dân bơi Kinh phí lập đội thuyền do dân làng quyên góp

Sáng tỉnh mơ ngày hội, khi các cụ bô lão trong thôn

cùng trai làng khỏe mạnh nhất ra bờ sông đứng bên mũi thuyền thắp hương cầu nguyện cho một mùa mưa thuận gió

hòa, thì hai bên bờ sông đã huyên náo tiếng người Người

dân từ các vùng Thủy Tú, Kim Liên, Nam Ô đã thức dậy

74

rất sớm để kiếm cho mình chỗ đứng xem thuận lợi nhất

Khi lệnh xuất phát vừa đưa ra, các thuyền lập tức lao lên, hai bên bờ sông Cu Đê như vỡ òa trong tiếng hò reo và

âm thanh của trống, mõ Hàng ngàn con mắt dán chặt xuống

mặt sông Lúc đó, dòng sông Cu Đê hiền hòa bỗng sôi sục

bởi hàng chục con thuyển được trang hoàng như một rừng hoa sặc sỡ cỡi trên dòng nước vùn vụt lao về phía trước

Kết thúc cuộc thi, đội chiến thắng thì hân hoan ca hát,

đội thua thì xuýt xoa tiếc nuối và quyết tâm sẽ chiến thắng vào lễ hội năm sau

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo, đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước, tạo nên một phần bản sắc văn hóa Việt mà mỗi người con đi xa ai cũng nhớ về

Trang 39

LÊ HỘI VUA MAI HẮC ĐẾ NAM ĐÀN

L hội đền Vua Mai được tổ chức từ ngày 13 đến

ngày 17 tháng Giêng âm lịch

Ngày 13 tháng Giêng âm lịch sẽ tiến hành các lễ: Lễ

rước nước, Lễ Mộc Dục, Lễ tế Gia Quan Lễ rước nước được tiến hành hết sức cẩn thận; trước đó một ngày, các làng cử người ra sông lấy nước Người ta đặt trên kiệu thần một cái

chum sành, đám rước được tiến hành từ đền Vua Mai re bờ

sông, sau đó chọn những chàng trai khỏe mạnh khiêng chum đưa xuống thuyền, chèo ra giữa sông Lam, một cụ già (là người có đức độ, có uy tín trong làng) dùng gáo đông múc nước sông đổ lóng qua miếng vải điểu bịt trên miệng

chum, khi chum gân đây người ta chèo thuyền vào bờ và

đặt chumi lên kiệu thần rước về đền

Sau Lễ rước nước là Lễ Mục Dục, tức là lễ lau rửa

“tượng than, đồ tế khi, long ngai va tat cé nhiing dé vat c6

trong đến Vua Mai Sau khi lau rửa, làm lễ khoác áo, bắt đầu tuần lễ rước Long kiệu gọi là Lễ tế Gia Quan

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch, Ban phụng sự của các

làng được cử ra để làm lễ Yết cáo xin thần Mai Hắc Đế mở

hội và mời các chư vị thần linh về dự hội

- Ngày 15 tháng Giêng âm lịch là ngày đại tế (Lễ tế

thần) có ý nghĩa thỉnh mời và đón rước các chư vị thần linh

76

về dự hội để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn đấng thần linh Đây là nghi lễ trang trọng nhất trong hệ thống lễ kỳ đại tế có thể kéo dài đến hết ngày 17 tháng Giêng Âm lịch

Vào những ngày này, quanh khu vực đền Vua Mai du

khách từ thập phương về trẩy hội kín cả một vùng Các tục, trò diễn, trò chơi dân gian, dần dân trở thành nét văn hóa,

phong tục tốt đẹp từ ngàn đời nay của người dân Nam Đàn Các phe, giáp, phường, hội náo nức đua tài Tham gia Hội, du khách được hòa mình với những trò chơi truyền thống,

được trở về với những nét văn hóa xa xưa rất thú vị như:

đua thuyền, cờ thẻ, chọi gà, đu tiên, đấu vật Ban đêm, du khách sẽ được thưởng thức những loại hình ca hát từ thuở xưa: ca trù, ví phường vải, chèo, tuổng, giao duyên

Đấu vật được xem là trò chơi được nhiều thanh niên

trai tráng trong vùng đam mê Nó bắt nguồn từ những lần tuyển quân của Vua Mai Hắc Đế Từ thuở thiếu thời, Vua đen là cậu bé có sức khỏe hơn người, mười tuổi đã dùng rìu chém hổ, mười bốn tuổi đã quật ngã những tên lính

đường trong hội đấu vật Bởi vậy, khi trở thành Hoàng đế, ông vẫn giữ được khí phách, tỉnh thần của người dân thượng võ Để "kén tướng chọn quân" hàng năm vào mùa xuân, vua Mai cho các vùng tổ chức thi vật, chọn lấy những đô vật khỏe mạnh, bổ sung cho đội quân tiên phong của mình Từ đó, đấu vật đã trở thành một tập quán trong các kỳ hội làng

Đua thuyền là hoạt động khá độc đáo trong lễ hội đua thuyền gắn với sự tích trận thủy chiến của Hoàng hậu (Vợ

Mai Hắc Đế) đánh quân đường trên sông Tô Lịch Chính nơi

Trang 40

đây để khỏi rơi vào tay quân địch Bà đã tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết của mình Đua thuyền còn có ý nghĩa gắn liền với Lễ Rước sắc từ đền Vua Mai lên mộ Đám rước này

được tiến hành khá độc đáo: đám rước có thể đi bộ hoặc đi thuyền lên mộ Chính vì đám rước sắc đi bằng thuyền

trên sông nên còn gọi là lễ chèo bõi Dần dân lễ này đã trở

thành một tập tục đua thuyển trên sông Lam

Chọi gà vốn là trò chơi dân gian từ ngàn xưa của người dan lang xã Nhưng với Hội đền Vua Mai thì chọi gà mang nhiều ý nghĩa nhân văn Những tháng năm luyện binh và

chiến đấu ngoài chiến trường những người lính xa nhà nhớ

đến vợ con ở quê nhà Vì thế Hội thi gà được vua Mai mở ra nhằm mua vui, động viên tỉnh thân quân sỹ Từ đó, chọi gà trở thành tập tục trong Hội đền Vua Mai

t Lễ hội đền Vua Mai với nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, không biết từ bao giờ đã trở thành nét văn hóa

tâm linh của người dân Nam Đàn và của nhân dân cả nước

78

LỄ HỘI LÚA CƠ TU

ân tộc Cơ Tu có số dân trên bốn vạn người, cư trú

Ds miễn Tây tỉnh Thừa Thiên Huế và phía Tây tỉnh

Quảng Nam thuộc vùng Trường Sơn nói non hiểm trở Kinh

tế nông nghiệp Cơ Tu chủ yếu canh tác nương rẫy trên đất dốc do đó tín ngưỡng thờ giàng cúng giàng rất phát triển

Nghi lễ vòng đời cây lúa trở thành tín ngưỡng quan

trọng trong đời sống sản xuất của người Cơ Tu Các hình thức nghỉ lễ là nhằm vào mục đích cầu mùa, cầu các thần linh phù hộ cho may mắn tốt lành bội thu trên nương rẫy

Lễ hội lúa là sinh hoạt độc đáo hội tụ được nhiều nét bản

sắc văn hóa độc đáo của người Cơ Tu

Để chuẩn bị hội lúa, người Cơ Tu lo trước vài tháng làm men lá, ủ rượu cần bằng nếp nương Những ché rượu cần

ngâm lâu ủ kỹ chắt lọc ra thức rượu vàng sánh thơm nồng

mùi vị nương rẫy Những năm lễ hội lúa làm lớn có thể

dựng cây nêu và mở hội đâm trâu để mừng mùa lúa mới

Những năm bình thường thì chuẩn bị lễ vật gà, heo

Mâm cúng trong lễ hội lúa để cúng chủ yếu là gà và

xôi chín, riêng tiết gà để sống Trên vách nhà treo những

chùm bông lúa to bông mẩy hạt Sau lễ cúng dùng tiết gà

sống bôi lên bông lúa thể hiện lòng thành kính đối với giàng trời, giàng lúa Lễ cúng lúa được tổ chức từ nhà này

Ngày đăng: 18/10/2022, 08:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w