1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bài dân số nước ta - địa lý 5 - gv. ng thiên bình

7 2,8K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

mục tiêu Sau bài học, HS có thể: •Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta.. •Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh..

Trang 1

Bài 8: DÂN SỐ NƯỚC TA

i mục tiêu

Sau bài học, HS có thể:

•Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân

số của nước ta

•Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh

•Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất (được cung cấp)

•Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh

•Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình (sinh ít con)

II Đồ dùng dạy - học

•Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004 (phóng to)

•Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam (phóng to)

•GV và HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số

II các hoạt động dạy - học chủ yếu

kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời

các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó

nhận xét và cho điểm HS

- Giới thiệu bài: Trong các bài học tiếp

theo của môn Địa lí, các em sẽ lần lượt

tìm hiểu các yếu tố địa lí xã hội Việt

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ

+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta

+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta

Trang 2

Nam Bài 8, chúng ta cùng tìm hiểu về

dân số nước ta

Hoạt động 1

dân số, so sánh dân số việt nam với dân số các nước đông nam á

- GV treo bảng số liệu số dân các nước

Đông Nam á như SGK lên bảng, yêu cầu

HS đọc bảng số liệu

- GV hỏi HS cả lớp:

+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng

số liệu này có tác dụng gì?

+ Các số liệu trong bảng được thống kê

vào thời gian nào?

+ Số dân được nêu trong bảng thống kê

tính theo đơn vị nào?

- GV nêu: Chúng ta sẽ cùng phân tích

bảng số liệu này để rút ra đặc điểm của

dân số Việt Nam

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử

lý các số liệu và trả lời các câu hỏi sau

(GV có thể ghi các câu hỏi lên bảng phụ

để HS dễ theo dõi)

+ Năm 2004, dân số nước ta là bao

nhiêu người?

+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy

trong các nước Đông Nam á?

- HS đọc bảng số liệu

- HS nêu:

+ Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam á Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam á

+ Các số liệu dân số được thống kê vào năm 2004

+ Số dân được nêu trong bảng thống kê

là triệu người.

- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời

ra phiếu học tập của mình

+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triều người

+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam á sau

Trang 3

In-đô Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc

điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam

là nước đông dân hay ít dân?)

- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp

- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời cho

HS

nê-xi-a và Phi-líp-pin

+ Nước ta có dân số đông

- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về dân

số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi và nhận xét

- GV kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người Nước ta có số

dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp trí Dân số và Phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới).

Hoạt động 2

gia tăng dân số ở việt nam

- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua

các năm như SGK lên bảng và yêu cầu

HS đọc

- GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm

việc với biểu đồ:

+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?

+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục

ngang và trục dọc của biểu đồ

+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột

biểu hiện cho giá trị nào?

- HS đọc biểu đồ (tự đọc thầm)

- HS đọc tên biểu đồ và nêu: Đây là biểu

đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm

+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm, trục dọc biểu hiện số dân được tính

bằng đơn vị triệu người.

+ Số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện

số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người

Trang 4

- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào biểu đồ

này để nhận xét tình hình gia tăng dân

số ở Việt Nam

- GV nêu yêu cầu: Hai em ngồi cạnh

nhau hãy cùng xem biểu đồ và trả lời

các câu hỏi sau (GV ghi câu hỏi vào

phiếu học tập để phát cho HS, hoặc ghi

trên bảng phụ cho cả lớp cùng theo dõi)

- Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta

những năm nào? Cho biết số dân nước ta

từng năm

+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số

nước ta tăng bao nhiêu người?

+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số

nước ta tăng them bao nhiêu người?

+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi

năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu

người

+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là

sau 20 năm, ước tính dân số nước ta

tăng thêm bao nhiêu lần?

+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng

dân số của nước ta?

- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc

trước lớp

- GV chỉnh sửa, bổ sung câu trả lời cho

- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, sau đó thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập

Kết quả làm việc tốt là:

+ Dân số nước ta qua các năm:

• Năm 1979 là 52,7 triệu người

• Năm 1989 là 64,4 triệu người

• Năm 1999 là 76,3 triệu người

+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người + Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu người + Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1triệu người

+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần

+ Dân số nước ta tăng nhanh

- 1 HS trình bày nhận xét về sự gia tăng dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên,

cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý

Trang 5

HS (nếu cần), sau đó mời 1 HS khá có

khả năng trình bày lưu loát nêu lại trước

lớp về sự gia tăng dân số ở Việt Nam

kiến (nếu cần)

- 1 HS khá trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi

- GV có thể giảng thêm: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta là rất nhanh Theo ước tính thì mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người Số người này bằng số dân của một tỉnh có số dân trung bình như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Vĩnh Long, ; gần gấp đôi số dân của một tỉnh như Cao Bằng, Ninh Thuận, gấp 3 lần

số dân ở một tỉnh miền núi như Lai Châu, Đắk Lăk,

Hoạt động 3

hậu quả của dân số tăng nhanh

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu

HS làm việc theo nhóm để hoàn thành

phiếu học tập có nội dung về hậu quả

của sự gia tăng dân số

- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp

đỡ các nhóm gặp khó khăn

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả

làm việc của nhóm mình trước lớp

- GV tuyên dương các nhóm làm việc

tốt, tích cực sưu tầm các thông tin, tranh

ảnh, câu chuyện nói về hậu quả của dân

số tăng nhanh

- Mỗi nhóm có 6 - 8 HS cùng kàm việc

để hoàn thành phiếu

- HS nêu vấn đề khó khăn (nếu có) và nhờ GV hướng dẫn

- Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét

- GV nêu: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình; mặt khác người dân cũng bước đầu ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con cái tôt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 6

* Nếu HS có trình độ khá và còn nhiều thời gian, GV có thể cho HS làm sơ đồ sau thay cho sơ đồ trong bài tập 1:

(Các mũi tên và các chữ in nghiêng là HS điền)

củng cố, dặn dò

Phiếu học tập

Bài: Dân số nước ta

Các em hãy cùng thảo luận để thực hiện các bài tập sau:

1 Hoàn thành sơ đồ về hậu quả của dân số tăng quá nhanh

- Bước 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống

- Bước 2: Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp.

Dân số tăng nhanh

Dân số tăng nhanh

Tài nguyên thiên nhiên cạn

kiệt vì bị sử dụng nhiều

Trật tự xã hội có nguy cơ bị

vi phạm cao

Việc nâng cao đời sống gặp

nhiều khó khăn

Trang 7

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm JS tích cực hoạt động

- Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau

Ngày đăng: 13/03/2014, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w