Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản trị như sau: Khái niệm: Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh
Trang 1Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải dựa vào nhiều nguồn thôngtin khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của mình Các nhà doanh nghiệp phải biết mình là ai, hoạt độngsản xuất kinh doanh cái gì, như thế nào, và hiệu quả ra sao?… Chính vì vậy, vai tròcủa thông tin kế toán quản trị ngày càng được mở rộng và khẳng định vị thế phát triển
Lý do cơ bản dẫn đến kế toán quản trị phát triển là do sự cạnh tranh khốc liệt của cácdoanh nghiệp, các tập đoàn, các quốc gia với nhau Trong cuộc cạnh tranh đó có sựthành công và thất bại của các doanh nghiệp, tập đoàn, nhân tố quan trọng dẫn đến sựthành công của các nhà quản trị trên thương trường chính là thông tin kế toán quản trị.Trên thực tế, các nhà quản trị đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để thúc đẩy sựphát triển của doanh nghiệp bằng áp dụng kế toán quản trị Vậy kế toán quản trị đóngvai trò gì trong việc chỉ đạo, lãnh đạo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này cần được giải thích bằng các lý do cơ bản sau:
- Bất kỳ nhà kinh doanh nào, ở quốc gia nào, mục đích kinh doanh của họ đều
là hướng tới lợi nhuận tối đa
- Việc tính toán lợi nhuận phải dựa trên cơ sở doanh thu, chi phí
- Dù chuyên kinh doanh một sản phẩm, hàng hóa hay kinh doanh tổng hợp cácloại sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp đều phải biết được loại sản phẩm nào, hànghóa nào đem lại lợi nhuận cao nhất, vấn đề này chỉ có thể xác định được nhờ các thôngtin của kế toán quản trị
- Kế toán quản trị không chỉ cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể theo yêucầu quản lý mà qua đó nó còn phát hiện nhiều khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệpchưa khai thác như: tình hình tiết kiệm chi phí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân, tài,vật lực của doanh nghiệp
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin chi tiết có độ tin cậy phù hợp với ý tưởng vềyêu cầu của nhà quản lý Trên cơ sở đó có thể quyết định phương án kinh doanh tối ưu
Từ các vấn đề trên đây kế toán quản trị trở thành công cụ cho các nhà quản trị doanhnghiệp, sử dụng để điều hành quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế quản lý kinh tế mới
Trang 21.2 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, được hình thành và pháttriển qua các giai đoạn sau:
a, Trước năm 1960
Trong giai đoạn này, kế toán chỉ có một lĩnh vực duy nhất là kế toán tài chính,tập trung vào việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm lập nêncác báo cáo tài chính cho một tổ chức Báo cáo kế toán giống như một bức tranh súctích phản ánh các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và tình trạng tài chính củadoanh nghiệp
b, Từ năm 1960 đến năm 1980
Khi nền sản xuất xã hội đã bắt đầu phát triển cao, cạnh tranh trong kinh doanhngày càng trở nên gay gắt, các nhà quản trị doanh nghiệp lúc này rất quan tâm và rấtcần các thông tin cho quá trình ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp Bởi vì để đạtdược lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cần phải cố gắng tăng doanh thu hoặc giảm thiểutối đa chi phí Tuy nhiên việc tăng doanh thu lại phụ thuộc vào các nhân tố khách quannhư cung cầu trên thị trường, tình hình cạnh tranh, tình hình giá cả… Cho nên các nhàquản trị doanh nghiệp thường tập trung cho biện pháp thứ hai là hạ thấp chi phí vì điềunày phụ thuộc vào nhân tố chủ quan nhiều hơn
Việc đòi hỏi các thông tin về chi phí đã thúc đẩy kế toán chi phí ra đời (tiền thâncủa kế toán quản trị) như một chuyên ngành riêng biệt với kế toán tài chính
c, Từ sau năm 1980 đến nay
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sản xuất cũng như công nghệthông tin mà nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng trởnên phong phú và đa dạng, nhất là các thông tin về tài chính để giúp cho họ ra quyếtđịnh kinh doanh đúng lúc và hợp lý Trong bối cảnh đó kế toán quản trị hình thành vàphát triển, trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp thông tin cho nhàquản trị Một trong những nhiệm vụ đặc trưng nhất của kế toán quản trị là kiểm soátchi phí, do đó người ta nói kế toán chi phí là giai đoạn đầu của sự phát triển kế toánquản trị
Như vậy kế toán quản trị ra đời và phát triển trước hết ở các nước có nền kinh
tế thị trường Nguyên nhân sự phát triển là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
Trang 3tập đoàn, quốc gia của tổng thể nền kinh tế Nhưng trong bất kỳ một doanh nghiệp nàothì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bản là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnhđạo đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đahóa lợi nhuận.Về tên gọi, phạm vi và nội dung của kế toán quản trị ở các nước khácnhau, ở mỗi thời kỳ khác nhau thì cũng không giống nhau Chẳng hạn ở Mỹ và cácnước áp dụng chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, trong giai đoạn đầu thì kế toánquản trị là kế toán chi phí hay kế toán ra quyết định kinh doanh Còn Pháp và các nước
áp dụng chế độ kế toán Pháp thì gọi kế toán quản trị là kế toán phân tích đôi khi còngọi là phân tích kinh doanh
Ở Việt Nam tên gọi và nội dung của kế toán quản trị còn khá mới mẻ Tuynhiên có thể nói hệ thống kế toán Việt nam hiện nay là hệ thống hỗn hợp giữa kế toántài chính và kế toán quản trị và biểu hiện ở một số điểm sau:
- Các phương pháp hạch toán chi phí để tính giá thành sản phẩm phục vụ cho việckiểm soát và quản lý chi phí là nội dung của kế toán quản trị
- Các phương pháp phân bổ chi phí và tính giá trị hàng tồn kho cũng là những biểuhiện đặc điểm của kế toán quản trị
- Kế toán chi tiết là một phần của kế toán quản trị, kế toán quản trị sử dụng kế toán chitiết để thiết kế thành các báo cáo kế toán đặc thù cung cấp cho nhà quản trị doanhnghiệp ra quyết định kinh doanh
- Chế độ hướng dẫn trong hệ thống chế độ kế toán Việt nam là thể hiện thông tin địnhhướng cho kế toán quản trị
- Các bảng báo cáo kế toán cũng như các bảng giải trình kết quả hoạt động kinh doanhvừa là nguyên nhân vừa là kết quả của kế toán quản trị…
Năm 2003 luật kế toán quy định “Kế toán tại đơn vị bao gồm kế toán tài chính
và kế toán quản trị”
Tháng 6/2006, Bộ tài chính ban hành thông tư 53 hướng dẫn thực hiện kế toánquản trị trong doanh nghiệp
1.2.2 Khái niệm kế toán quản trị
Việc nghiên cứu kế toán quản trị được xem xét từ nhiều quan điểm và góc độkhác nhau
Theo giáo sư Robert S.Kaplan, trường đại học Harvard Business School (HBS),trường phái kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống
Trang 4thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểmsoát các hoạt động của tổ chức”.
Theo giáo sư H.Bouquin, trường đại học Paris-Dauphin, trường phái kế toánquản trị của Pháp, “Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấpcho các nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quảcao”
Theo hiệp hội kế toán viên hợp chủng quốc Hoa kỳ, “Kế toán quản trị là quytrình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, truyền đạt các thông tin tài chính và phitài chính cho các nhà quản trị để điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn”
Theo luật kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tàichính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Các khái niệm trên tuy khác nhau về hình thức, song đều có những điểm cơ bảngiống nhau:
- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chứchoạt động
- Kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanhtheo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học để đưa ra mọi quyết định kinh doanh
- Thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản trị thựchiện chức năng quản trị doanh nghiệp: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánhgiá và ra quyết định
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản trị như sau:
Khái niệm: Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông
tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản lýtrong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt độngkinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
1.2.3 Bản chất của kế toán quản trị
Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép hệ thống hóa trong
sổ sách kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập các dựtoán, quyết định các phương án kinh doanh
Trang 5Kế toán quản trị chỉ cung cấp các thông tin về các hoạt động kinh tế tài chínhtrong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp Những thông tin đó chỉ có ýnghĩa với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ýnghĩa đối với các đối tượng bên ngoài Vì vậy kế toán quản trị được hiểu là loại kếtoán dành cho những người làm công tác quản lý của một doanh nghiệp.
Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộphận không thể thiếu được để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý
1.3 PHÂN BIỆT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1 Những điểm giống nhau
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau, đượcthể hiện ở những điểm giống nhau cơ bản sau:
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị có cùng một đối tượng nghiên cứu là các
sự kiện kinh tế tài chính và đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quátrình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầucủa kế toán đó là hệ thống chứng từ Đây là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo cácbáo cáo tài chính định kỳ cung cấp ra ngoài và cũng là cơ sở để kế toán quản trị vậndụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý
Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cao cấp còn kế toán quản trị biểuhiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp
1.3.2 Những điểm khác nhau
Kế toán quản trị và kế toán tài chính có những điểm khác nhau sau:
a, Đối tượng sử dụng thông tin
Đối tượng sử dụng thông tin khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sựkhác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính
Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là những nhà quản trị ở bêntrong doanh nghiệp trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, còn đối tượng mà kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu là những ngườibên ngoài doanh nghiệp quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 6b, Đặc điểm thông tin và yêu cầu thông tin
- Đặc điểm thông tin
+ Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai nhiều hơn, vì thế thông tin của kế toánquản trị chủ yếu hướng về tương lai Nhiệm vụ của kế toán quản trị là lựa chọn cácphương án, đề án dự trù cho một sự kiện sắp xảy ra và ra quyết định một cách nhạybén, để nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh
+ Ngược lại, kế toán tài chính đặt trọng tâm thông tin quá khứ, phản ánh những sựkiện đã xảy ra và tuân thủ theo những nguyên tắc của kế toán
- Yêu cầu thông tin
+ Phần lớn công việc và nhiệm vụ của nhà quản trị phải làm thuộc về kế hoạch địnhhướng Do vậy, yêu cầu thông tin của kế toán quản trị cũng gắn liền với những yêu cầunày và thông tin cung cấp cho kế toán quản trị thường mang tính linh hoạt, tốc độ vàthích hợp với từng quyết định, không tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán vàkhông đòi hỏi cần phải có độ chính xác tuyệt đối
+ Còn yêu cầu thông tin của kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trungthực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh, chú trọng đến tínhchính xác, trung thực và chuẩn mực của thông tin do đó thông tin của kế toán tài chínhmang tính khách quan, thẩm tra được và có sự chính xác tuyệt đối
c, Phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo
Kế toán quản trị chú trọng đến thông tin kinh tế tài chính ở từng bộ phận, từngphân xưởng, từng công trình, từng loại sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức, do đó kếtoán quản trị có các báo cáo kế toán đặc biệt để cung cấp thông tin cho các nhà quản lýtừng phần, từng bộ phận trong doanh nghiệp Các báo cáo này linh hoạt cả về sốlượng, hình thức mẫu biểu, quy cách và thời gian lập tùy thuộc yêu cầu thu nhận thôngtin của các cấp quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.Ngược lại, kế toán tài chính chú trọng đến thông tin ở phạm vi toàn doanh nghiệp, xemdoanh nghiệp là một thể thống nhất và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoàidoanh nghiệp do đó hình thức và số lượng các báo cáo của kế toán tài chính thườngthống nhất về hình thức và nội dung theo quy định
d, Kỳ hạn lập báo cáo
Báo cáo của kế toán quản trị là do nhu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp nên
đó thường là những báo cáo đặc biệt, được lập thường xuyên, phụ thuộc vào yêu cầucủa nhà quản trị, có thể là từng ngày, tuần, tháng, năm Báo cáo tài chính thì được lập
Trang 7theo định kỳ, theo chế độ quy định, thường là theo quý hoặc theo năm.
e, Quan hệ với các ngành khác
Kế toán quản trị cần rất nhiều thông tin từ nhiều ngành đem lại, do đó kế toánquản trị có quan hệ rất nhiều với các ngành khác Còn đối với kế toán tài chính nhằmsắp xếp, ghi nhận, phân tích diễn đạt những sự kiện kinh tế pháp lý đã diễn ra trongquá trình kinh doanh bằng những phương pháp của mình, do đó kế toán tài chính ít cóquan hệ với các ngành khác
f, Tính pháp lệnh
Kế toán quản trị không bị ràng buộc bởi tính pháp lệnh mà chú trọng đến việctăng cường trách nhiệm quản lý Tính chất của hoạt động kinh doanh, phương thức tổchức và trình độ quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp rất đa dạng
và phong phú, do vậy sổ sách và báo cáo của kế toán quản trị phải mở cho phù hợp đểcung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định hợp lý Kế toán tài chính chịu sựràng buộc rất cao về pháp lệnh Hệ thống kế toán tài chính quy định nghiêm ngặt vềhình thức, trình tự xử lý, quy trình công việc kế toán tài chính để đảm bảo tính thốngnhất, tính pháp lý của thông tin Ngược lại kế toán quản trị hoàn toàn không chịu sựràng buộc của bất kỳ một cơ quan chức năng nào Điều quan tâm của nhà quản trị làthông tin có hữu ích hay không
Những điểm giống nhau và khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chínhđược tóm tắt qua bảng sau:
Trang 8Bảng 1: Những điểm giống và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Giống nhau
1 Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế tàichính
2 Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
3 Đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý
Đối tượng phục vụ Nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp
Nhà quản trị bên ngoàidoanh nghiệp
Đặc điểm thông tin
Hướng về tương lailinh hoạt, kịp thời, tốc độ,thích hợp, được đo lường bằngbất kỳ các đơn vị hiện vật, thờigian lao động, giá trị
Phản ánh quá khứ, chínhxác, tuân thủ nguyên tắc
kế toán, Biểu hiện dướihình thái giá trị
Yêu cầu thông tin Không đòi hỏi cao tính chính
xác tuyệt đối
Đòi hỏi tính chính xáctuyệt đối,khách quan
Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu,
Quan hệ với các môn
Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh
1.4 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc vềcác nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đó Các chức năng cơ bản của nhà quản trịgiúp họ quản trị điều hành hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã đề ra,
Trang 9chúng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Chu kỳ kế hoạch và kiểm tra
Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạchđến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay trở lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau,tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi nhàquản trị phải đề ra những quyết định đúng đắn nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.Muốn có những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, nhà quản trị có nhu cầu về thôngtin rất lớn Kế hoạch kế toán quản trị là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất,cung cấp nhu cầu thông tin đó
1.4.1 Chức năng lập kế hoạch
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo các chương trình định trước trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch tác nghiệp Nhà quản trị phải thiết lập dự toán ngân sách, đây chính là tài liệu xác lập các bước thực hiện
mục tiêu của tổ chức
Ví dụ thông qua dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu, dựtoán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung… giúp nhà quản trị tiên liệu,liên kết các nguồn lực để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ
Kế toán quản trị phải được tổ chức để thu thập những thông tin phục vụ chomục đích trên
1.4.2 Chức năng tổ chức và thực hiện
Để thực hiện chức năng này, nhà quản trị cần một lượng thông tin rất lớn, đặcbiệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp thời điều chỉnh tổ chức hoạt độngnhư: thông tin về giá thành ước tính, thông tin về giá bán, về lợi nhuận từ các phương
án sản xuất kinh doanh… chính những thông tin này phải do kế toán đảm trách
1.4.3 Chức năng kiểm tra và đánh giá
Ra quyết định
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
Kiểm tra Đánh giá
Trang 10Kế toán quản trị đóng vai trò kiểm soát hoạt động kinh doanh từ trước, trong vàsau quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh Việc kiểm soát của kế toán quản trịđược thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch đã được lập Khi kế hoạch đã được lập, đểđảm bảo tính khả thi của kế hoạch đòi hỏi phải so sánh với thực tế Kế toán sẽ cungcấp cho nhà quản lý những thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kếhoạch, những thông tin kết hợp giữa thực tế với dự báo để nhà quản trị kịp thời điềuchỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch
1.4.4 Chức năng ra quyết định
Thông tin kế toán là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà quản trị, do
đó kế toán có trách nhiệm thu thập các số liệu về chi phí, lợi nhuận và truyền đạt chongười quản lý thích hợp
1.5 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆP VỤ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.5.1 Nội dung của kế toán quản trị
Việc xác định nội dung của kế toán quản trị là một vấn đề phức tạp và đang cónhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, khi xác định nội dung của kế toán quản trị cần phảixem xét các yêu cầu cụ thể của nó, đồng thời phải xem xét trong mối tương quan với
kế toán tài chính để đảm bảo cho kế toán quản trị không trùng lặp với kế toán chi tiếtthuộc kế toán tài chính và phát huy được tác dụng đích thực của nó trong công tácquản trị doanh nghiệp
Nếu xuất phát từ yêu cầu, mục đích của kế toán quản trị mà xét cho thấy:
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin một cách cụ thể, chi tiết theo yêu cầu quản lý củatừng doanh nghiệp Theo đó nội dung kế toán quản trị của từng doanh nghiệp cũngkhác nhau Trong vấn đề này phải xuất phát từ mối tương quan giữa kế toán tài chính
và kế toán quản trị Những chỉ tiêu cụ thể đã được kế toán tài chính phản ánh và cungcấp thông tin thông qua kế toán chi tiết thì các chỉ tiêu đó không thuộc nội dung kếtoán quản trị
- Phân tích chi phí một cách chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh bằng nhữngphương pháp nghiệp vụ cụ thể, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm soátchi phí, tìm biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả
- Kế toán thu nhập và kết quả theo từng hoạt động, từng địa điểm gắn liền với tráchnhiệm quản lý của từng bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp
Trang 11- Cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán và các chỉ tiêu theoyêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Xác định thước đo sử dụng, hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị phục vụcho yêu cầu báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo từng chỉ tiêu cụ thể
Để xác định đúng đắn nội dung của kế toán quản trị, các doanh nghiệp cần phảicăn cứ vào các đặc điểm cụ thể về tổ chức quản lý, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý
cụ thể của mình nhằm trước hết xác định rõ các chỉ tiêu cơ bản trong quản trị Xácđịnh các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quản trị cần tuân thủ nhằm phối hợp hài hòagiữa các hệ thống kế toán (kế toán quản trị và kế toán tài chính) Phục vụ cho yêu cầukiểm soát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Theo thông tư số 53/2006/TT-BTC, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ tàichính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp quy định:
Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm:
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
- Lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác
+ Kế toán quản trị tài sản cố định+ Kế toán quản trị hàng tồn kho+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương+ Kế toán quản trị các khoản nợ
Ngoài những nội dung chủ yếu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nộidung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
1.5.2 Phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
Thông tin kế toán quản trị chủ yếu nhằm cung cấp cho các nhà quản trị đề ranhững quyết định, do đó kế toán quản trị phải sử dụng một số phương pháp nghiệp vụ
để xử lý thông tin cho phù hợp với nhu cầu quản trị Kế toán quản trị thường sử dụng 4phương pháp nghiệp vụ cơ bản sau:
1.5.2.1 Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được
Thông tin sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó Do vậy,
Trang 12phương pháp thứ nhất mà kế toán quản trị phải vận dụng để làm cho thông tin thànhdạng có ích đối với nhà quản trị là với các số liệu thu thập được, kế toán quản trị sẽphân tích chúng thành dạng so sánh được Quá trình quyết định của nhà quản trị thếnào cũng phải dựa vào sự so sánh này để đánh giá và ra quyết định.
1.5.2.2 Phân loại chi phí
Vì nhiệm vụ kiểm soát chi phí của nhà quản trị cũng quan trọng nên để quản lýchi phí các nhà quản trị phải phân loại chi phí sao cho hữu ích, thích hợp với nhu cầuquản trị cũng là một phương pháp của kế toán quản trị Ví dụ như phân loại chi phí củadoanh nghiệp thành định phí và biến phí để từ đó phân tích mối quan hệ chi phí - khốilượng - lợi nhuận, là một nội dung quan trọng khi xem xét để ra các quyết định kinhdoanh Ngoài ra kế toán quản trị cũng còn nhiều cách phân loại thành chi phí sản xuất
và chi phí ngoài sản xuất, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí thời kỳ và chiphí sản phẩm…
1.5.2.3 Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán dưới dạng phương trình
Cách trình bày này rất tiện dụng cho việc tính và dự đoán một số quá trình chưaxảy ra trên cơ sở những dữ kiện đã có và mối quan hệ đã xác định Do đó phương phápnày được dùng làm cơ sở để tính toán và lập kế hoạch
1.5.2.4 Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị
Đồ thị là cách thể hiện dễ thấy nhất và chính xác nhất cho thấy được mối quan
hệ và xu hướng biến động của thông tin do kế toán quản trị cung cấp và xử lý Từ đócác nhà quản trị thấy ngay được xu hướng biến động của từng bộ phận mà đưa ra cácthông tin ứng xử ngay từng hoạt động
Trang 13CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP A/Câu hỏi
* Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
1 Tại sao nói “Các báo cáo hướng về tương lai không là đặc tính của hệ thống Kế toántài chính”?
2 Tại sao nói kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệthống kế toán doanh nghiệp?
3 Hãy phân tích việc vận dụng các phương pháp kế toán của Kế toán quản trị?
4 Hãy phân biệt kế toán toán tài chính và kế toán quản trị?
* Chọn câu trả lời đúng:
1 Báo cáo KTQT thường được lập vào thời điểm:
a Khi kết thúc niên độ kế toán
b Khi kết thúc quý
c Khi cơ quan quản lý chức năng yêu cầu kiểm tra
d Khi nhà quản trị cần thông tin thực hiện các chức năng quản lý
2 KTQT là một chuyên ngành kế toán:
a Độc lập với kế toán tài chính
b Cùng với KTTC thực hiện chức năng cung cấp thông tin kế toán, tài chính củamột tổ chức
c Thuộc bộ phận của KTTC nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh tế,tài chính của một tổ chức trong quá khứ
d Cung cấp thông tin để lập kế hoạch
3 KTQT thường được thiết kế thông tin dưới hình thức:
a So sánh
b Phương trình, đồ thị
c Dự báo, ước lượng theo các mô hình quản lý
d Tất cả các dạng trên
Trang 14d Xây dựng theo yêu cầu kiểm soát của hội đồng quản trị.
5 Nội dung kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm:
a Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp
b KTTC và KTQT
c Kế toán vốn bằng tiền, kế toán nợ phải thu, kế toán nguyên vật liệu, kế toánTSCĐ, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm, kế toán doanh thu, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
kế toán kết quả hoạt động tài chính, kế toán kết quả hoạt động khác, kế toán nợ phảitrả, kế toán nguồn vốn kinh doanh, lập báo cáo tài chính
d Kế toán tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
6 Để xử lý tốt qui trình công việc của KTQT, nhân viên kế toán cần phải:
a Hiểu biết chính sách, chế độ tài chính – kế toán
b Hiểu biết môi trường pháp lý của doanh nghiệp
c Hiểu biết được nhu cầu và đặc điểm thông tin kinh tế – tài chính trong hoạt độngcủa doanh nghiệp
d Hiểu biết tất cả những vấn đề trên
7 KTQT có thể áp dụng vào các ngành nào dưới đây:
a Ngành sản xuất công nghiệp
Trang 15a Bộ tài chính qui định.
b Chủ tịch hội đồng quản trị qui định
c Nhà quản trị doanh nghiệp qui định
d Nhân viên kế toán quản trị qui định
9 Đối tượng mà kế toán quản trị phục vụ là:
a Các chủ nợ
b Người điều hành tổ chức
c Các khách hàng
d Đơn vị nhà nước
10 Hoạt động nào của kế toán viên được coi trọng nhất:
a Thiết kế hệ thống thông tin
b Thu thập và xử lý thông tin phù hợp với mục tiêu hoạt động
c Phân tích và thiết minh số liệu
d Cả ba câu đều đúng
Trang 16Chương 2: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Trong quá trình điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trịluôn luôn cần các thông tin về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.Đứng trên quan điểm kế toán, các thông tin mà các nhà quản lý cần đa số thường có liênquan đến các chi phí của doanh nghiệp Trong kế toán quản trị chi phí được phân loạitheo nhiều tiêu thức tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản lý Việc nhận định và thấuhiểu từng loại chi phí là chìa khóa của việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong quátrình tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý
2.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CHI PHÍ DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm
Quá trình hoạt động SXKD trong các DN có thể khái quát bằng các giai đoạn
cơ bản, có mối liên hệ mật thiết sau đây:
- Quá trình mua sắm, chuẩn bị dự trữ các yếu tố đầu vào của quá trình SXKDnhư đối tượng lao động, tư liệu lao động
- Quá trình vận động, biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào một cách có ý thức vàmục đích thành sản phẩm cuối cùng
- Quá trình bán hàng (thực hiện giá trị và giá trị sử dụng) của các sản phẩm(công việc, lao vụ) cuối cùng
Như vậy, thực chất quá trình hoạt động của doanh nghiệp là sự vận động kếthợp, chuyển đổi nội tại các yếu tố sản xuất đã bỏ ra để sản xuất và thực hiện giá trị củaquá trình sản xuất đó tạo ra
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơbản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động của con người Sự thamgia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất có khác nhau dẫn đến sự hình thành củacác hao phí tương ứng: Hao phí về khấu hao tư liệu lao động và đối tượng lao độnghình thành nên hao phí lao động vật hoá; hao phí về tiền lương phải trả cho người laođộng và những khoản hao phí khác hình thành nên hao phí lao động sống Trong nềnsản xuất hàng hoá các hao phí trên được biểu hiện bằng tiền gọi là chi phí sản xuấtkinh doanh Vậy:
Trang 17Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong một thời kỳ nhất định.
V là hao phí về lao động sống
Mi là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương:BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, các loại thuế có tính chất chi phí:thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, chi phí về lãi vay…)
- Các chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong mộtkhoảng thời gian xác định (năm: kỳ kế toán cơ bản, hoặc tháng quý: kế toán tạm thời)
- Xét ở bình diện doanh nghiệp, chi phí luôn có tính chất cá biệt, nó phải bao gồm tất
cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và để hoạt động kinh doanh, bất
kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan (chi phí củadoanh nghiệp phải bao gồm cả các khoản thiệt hại về tài sản, các khoản tiền nộp phạt,phải bồi thường…)
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu:
+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định.+ Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương (tiền công) của một đơn
vị lao động đã hao phí
2.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Đối với những người làm công tác quản lý ở doanh nghiệp thì chi phí là mốiquan tâm hàng đầu của họ Vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếpđến chi phí kinh doanh đã chi ra, vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được cáckhoản chi phí, nhận diện và phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là điều mấu chốt để
có thể quản lý chi phí từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh
Trang 18Trên quan điểm của kế toán quản trị: Chi phí được chia thành nhiều loại, theonhiều tiêu thức khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng, xem xét các cách phânloại chi phí để sử dụng chúng trong quyết định quản lý.
2.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Ý nghĩa của cách phân loại:
- Cho thấy vị trí và chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh ở doanh nghiệp
- Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí
- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính
Theo chức năng hoạt động của chi phí trong các tổ chức hoạt động, chi phí chiathành hai dạng đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
2.2.1.1 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặccung cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định, chi phí sản xuất thường được chiathành ba khoản mục cơ bản sau:
a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct material costs)
* Nguyên vật liệu trực tiếp:
- Nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất để hình thành nên thực thể của sản phẩm,tham gia thường xuyên, trực tiếp vào quá trình hình thành sản phẩm và ảnh hưởng đếnchất lượng của sản phẩm được sản xuất ra
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của nguyên vật liệu được xuất ra sử dụngtrực tiếp vào việc chế tạo, sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này thường chiếm một tỷ trọng cao trong chiphí sản phẩm và thường không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
b Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labour costs)
* Nhân công trực tiếp
Là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việcsản xuất ra sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sảnxuất ra Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chấtlượng của sản phẩm
* Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
- Chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất
Trang 19- Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp thựchiện quy trình sản xuất như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm của họ sản xuất ra
c Chi phí sản xuất chung (Factory overhead costs)
Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa là bao gồm toàn bộ những chiphí ở phân xưởng sản xuất phát sinh để sản xuất sản phẩm nhưng không kể chi phínguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, như vậy chi phí sản xuấtchung sẽ bao gồm:
- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức, quản lý tại phân xưởng
- Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất tại phân xưởng
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất
- Chi phí khấu hao máy móc chi phí thiết bị, tài sản cố định khác được dùng trong hoạtđộng sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ sản xuất như: điện, nước, điện thoại,chi phí sửa chữa tài sản cố định…
- Chi phí khác bằng tiền như chi phí tiếp khách phân xưởng, chi phí thiệt hại trong quátrình sản xuất…
Chi phí sản xuất (Chi phí sản phẩm)
Chi phí ngoài sản xuất (Chi phí thời kỳ)
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng
chi
phí
Trang 20Sơ đồ 2: Tóm tắt cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
* Chi phí sản xuất ban đầu và chi phí chuyển đổi
Trong ba loại chi phí ở trên thuộc chi phí sản xuất, thì sự kết hợp giữa:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi phíban đầu hay còn gọi là chi phí chủ yếu Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phíđầu tiên, chủ yếu của sản phẩm Chi phí ban đầu cũng phản ánh mức chi phí riêng biệt,
cụ thể từng đơn vị sản phẩm mà ta đã nhận diện ngay trong tiến trình sản xuất, và là cơ
sở để lập kế hoạch về lượng chi phí chủ yếu cần thiết nếu muốn sản xuất một loại sảnphẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi.Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu từdạng thô sang dạng thành phẩm và là cơ sở lập kế hoạch về lượng chi phí cần thiết đểchế biến một lượng nguyên liệu nhất định thành thành phẩm
2.2.1.2 Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liênquan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, được chia thành hai loạinhư sau:
a, Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho việc dự trữ và tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa, để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bán hàng Khoản mục chiphí bán hàng thường bao gồm các chi phí cụ thể sau:
- Chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao độngtrực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hànghóa tiêu thụ
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng như: bao bì sử dụng luânchuyển, các công cụ dụng cụ là đồ dùng, các quầy hàng…
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như: Thiết bịđông lạnh, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho…
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như: chi phí hội chợ, triển lãm, quảng
Trang 21cáo, bảo trì, bảo hành, khuyến mãi…
- Và các chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng
b Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi racho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp bao gồm nhữngkhoản mục chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao động,quản lý ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính, quản lý vănphòng…
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính, quản trị văn phòng
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hành chính, quảntrị văn phòng
- Chi phí dịch vụ, điện nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn DN
- Các khoản thuế, phí, lệ phí có tính chất chi phí
- Các khoản chi phí khác như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàngtồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ…
2.2.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh.
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các theo mối quan hệ với thời kỳ tínhkết quả kinh doanh, chi phí có thể được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
2.2.2.1 Chi phí sản phẩm (Product costs)
Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình muahàng hoá để bán Chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm Nếu sản phẩm, hànghoá chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành (trị giá vốn) của hàngtồn kho trên Bảng cân đối kế toán Nếu sản phẩm, hàng hoá đã được bán ra thì chi phísản phẩm sẽ trở thành chi phí của giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh
Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung
2.2.2.2 Chi phí thời kỳ (Period costs)
Trang 22Là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, các chi phí này không tạonên giá trị của hàng tồn kho mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngaytrong kỳ chúng phát sinh, chúng có ảnh hưởng đến lơi nhuận và nó được ghi nhận,phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh Chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Như vậy, chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thời kỳphát sinh ở kỳ nào thì được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
ở kỳ mà chúng phát sinh Ngược lại chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả
ở kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ, không phải tính ở kỳ mà chúng phát sinh Tuy nhiênchi phí sản phẩm cũng ảnh hưởng đến lợi tức trong doanh nghiệp, có thể ảnh hưởngđến lợi tức của nhiều kỳ vì sản phẩm có thể được tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau
2.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (dựa vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất ra hay mức độ hoạt động)
Ý nghĩa của cách phân loại: Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch,
kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trịphân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biếnđộng thì chi phí sẽ biến động như thế nào Khi mức hoạt động kinh doanh thay đổi, cácnhà quản trị cần phải thấy trước chi phí sẽ biến động như thế nào, biến động bao nhiêu
và loại nào biến động để tương ứng với biến động của mức hoạt động
Theo cách phân loại này thì tổng chi phí được chia thành ba dạng cơ bản đó làbiến phí, định phí và chi phí hỗn hợp, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 23Sơ đồ 3: Tóm tắt cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
2.2.3.1 Biến phí
Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ với biến động về mức độ hoạtđộng Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nhưngbiến phí xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì ổn định Biến phí khi không cóhoạt động bằng 0
Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí thường bao gồm: Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng Trong doanh nghiệpthương mại, biến phí gồm : Giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng chongười bán…
Ví dụ: Có tài liệu về chi phí và sản lượng sản xuất ở Doanh nghiệp Hoàng Anh
chuyên sản xuất bàn ghế nhựa như sau:
Sản lượng
(chiếc)
Chi phí nguyên liệu tính cho 1 sp (1000 đ)
Chi phí nguyên liệu tính cho sản lượng sản xuất (1000 đ)
Biến phí
Chi phí hỗn hợp
Trang 24Trong ví dụ trên, ta thấy: Dù sản lượng sản xuất thay đổi nhưng chi phí nguyênliệu để sản xuất 1 chiếc bàn nhựa vẫn giữ nguyên là 50.000đ/bàn, chi phí nguyên liệu
để sản xuất 1 chiếc ghế nhựa vẫn giữ nguyên là 32.000đ/ghế Tuy nhiên khi xét theomức sản lượng thì tổng chi phí nguyên liệu tính cho các mức sản lượng sẽ khác nhau.Như vậy chi phí là biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ mà được xem là nguyên nhân phátsinh ra chi phí đó Ở ví dụ trên, căn cứ là mức sản lượng bàn, ghế sản xuất, căn cứ nàythường được gọi là hoạt động căn cứ Các hoạt động căn cứ thường được dùng gồm:
số lượng sản phẩm sản xuất; số giờ máy hoạt động; số giờ lao động trực tiếp, Số kmvận chuyển; số giường bệnh; số phòng phục vụ; diện tích gieo trồng…
Xét về tính chất cấp bậc, biến phí chia làm 2 loại: Biến phí tỷ lệ và biến phícấp bậc
a, Biến phí tỷ lệ
Là loại biến phí mà tổng chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạtđộng, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi Thuộc loại biến phínày thường có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phíhoa hồng trả cho đại lý v.v
Đồ thị biểu diễn biến phí tỷ lệ:
Chi phí
Mức độ hoạt động
b, Biến phí cấp bậc
Là khoản biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng
Biến phí cấp bậc không biến đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít Nói cách khác,
biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động, mức độhoạt động thay đổi cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức hoạt động mới
Trang 25Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như: chi phí lao động gián tiếp, chiphí bảo trì,…
Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc:
Định phí bao gồm các khoản chi phí như: Khấu hao thiết bị sản xuất, chi phíquảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý, phục vụ
Có thể hình dung định phí qua đồ thị sau:
Chi phí chi phí/đơn vị
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ ở một doanh nghiệp như sau:
(1000 đ)
Chi phí khấu hao/ SP
(1000 đ)
Trang 262.000 12.000 6
Định phí có thể được chia ra làm 2 loại sau:
a, Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc)
Là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhàquản trị doanh nghiệp Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí nàytrong các quyết định hàng năm Định phí tùy ý thường liên quan tới kế hoạch ngắn hạn
và ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hàng năm, có thể cắt bỏ khi cần thiết
Định phí tùy ý có thể là chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên,nghiên cứu…
b, Định phí bắt buộc
Là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng, chúng thườngliên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp như chi phikhấu hao TSCĐ, chi phí bảo hiểm tài sản, chi phi lương của ban giám đốc Nhữngkhoản chi phí này có bản chất sử dụng lâu dài và không thể cắt giảm hết trong mộtthời gian ngắn
Vì vậy, khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định các nhà quản trị DN cần phảicân nhắc kỹ lưỡng, một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt vớiquyết định đó trong một thời gian dài Mặt khác, định phí bắt buộc không thể tùy tiệncắt giảm trong một thời ngắn, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi hoặc các mụcđích lâu dài của doanh nghiệp Do đó, dù mức độ hoạt động có bị giảm hay đình đốn ởmột kỳ nào đó thì định phí bắt buộc vấn giữ nguyên không đổi, vì nếu cắt giảm, tuygiải quyết được tình trạng khó khăn tức thời nhưng sẽ phải trả giá đắt sau này
- “Định phí” không ngụ ý là chi phí không thay đổi bất kể mức độ hoạt động nào; địnhphí chỉ không thay đổi trong một phạm vi hoạt động nhất định Phạm vi này được gọi
Trang 27là phạm vi phù hợp Khi mức độ hoạt động vượt qua phạm vi phù hợp thì định phí phải
thay đổi, phù hợp với mức độ hoạt động tăng lên
d, Xu hướng tăng dần định phí so với biến phí
Trong thời đại hiện nay doanh nghiệp thường có xu hướng tăng định phí nhiềuhơn biến phí vì hai lý do:
- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa trong quá trình sản xuấtkinh doanh của mình Tự động hóa tăng lên đồng nghĩa với đầu tư vào máy móc thiết
bị tăng lên do đó định phí tăng lên
- Hoạt động của các tổ chức công đoàn ngày càng phát triển nên họ đã đấu tranh đòihỏi bảo đảm công ăn việc làm và tiền lương ổn định Thông qua các hợp đồng laođộng, mức lương được quy định rõ, thời gian lao động của công nhân được đảm bảo,
do đó giảm biến động của chi phí lao động so với biến động của sản xuất
Định phí đôi khi là các khoản chi phí năng lực, nghĩa là chúng phản ánh cáckhoản chi cho thiết bị sản xuất nhằm tạo ra năng lực mới, cơ bản để cung cấp cho quátrình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển nhanh sản xuất Do vậy, xu hướngtăng dần tỷ trọng định phí so với biến phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc pháttriển lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp Nhưng đồng thời khi định phí có tỷ lệ cao sovới biến phí thì nhà quản trị khi lập kế hoạch dễ bị động và có rất ít sự lựa chọn có thể
có trong các quyết định hằng ngày
Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức
hoạt động.
Loại chi phí Khi mức độ hoạt động thay đổi
Chi phí tính cho một đơn vị Chi phí tính cho tổng số
2.2.3.3 Chi phí hỗn hợp
Ngoài những khái niệm về biến phí và định phí đã nghiên cứu ở trên còn một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp (Mixed costs) Loại chi phí này cũng
chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của định phí vàbiến phí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện đặc điểm địnhphí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí Các
Trang 28ví dụ về chi phí hỗn hợp là: chi phí điện thoại, chi phí điện năng, chi phí thuê máy mócthiết bị, chi phí thuê nhà kho, kho bãi, nhà xưởng…
Ví dụ 1: Ở một công ty thuê một xe ô tô để hoạt động với giá thuê cố định là
40.000.000 đồng/năm Ngoài ra, hợp đồng còn quy định mỗi km hoạt động phải trảthêm 1.000đ/km Nếu trong năm mà công ty sử dụng 10.000 km thì tổng chi phí thuê
Chi phí điện thoại của cuộc thứ 151 trở đi (nội hạt) => biến phí
Nếu ngoài tiền thuê bao công ty phải trả thêm 1000đ/cuộc cho các cuộc gọi phụ trội vànếu trong tháng công ty gọi 200 cuộc thì tổng chi phí điện thoại phải trả là :
Trang 290 Mức hoạt động
Chi phí hỗn hợp có đặc điểm: Phần định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh chiphí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ cho dịch vụ đó luôn ở tình trạngphục vụ; Phần biến phí phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt định mức
Sự pha trộn giữa phần định phí và biến phí có thể theo những tỷ lệ nhất định
Như vậy, cần phải phân tích chi phí hỗn hợp để xem trong đó định phí là baonhiêu và biến phí là bao nhiêu nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủđộng điều tiết chi phí hỗn hợp của các nhà quản trị Ta xây dựng công thức dự đoánchi phí như sau :
Phương trình tuyến tính dùng để lượng hoá chi phí hỗn hợp :
Có hai phương pháp thường được áp dụng để phân tích chi phí hỗn hợp đó là:
- Phương pháp cực đại, cực tiểu
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất
* Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp cực đại - cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, theophương pháp này phải xác định số liệu chi phí ở cả hai mức độ hoạt động cao nhất vàthấp nhất, chênh lệch chi phí của hai cực được chia cho chênh lệch mức độ hoạt động
Chi phí
Biến phí
Định phí
Trang 30của hai cực đó để xác định biến phí đơn vị, căn cứ vào đó ta xác định yếu tố định phí.Sau đó thiết lập phương trình của chi phí hỗn hợp.
Cụ thể việc phân tích được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định chi phí ở hai mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất
- Bước 2: Xác định biến phí đơn vị:
Chênh lệch chi phí giữa hai mức hoạt động max – min Ymax - Ymin
b = =
Chênh lệch giữa hai mức hoạt động max – min Xmax - Xmin
- Bước 3: Xác định tổng định phí
A = Ymax – b*Xmax hoặc A = Ymin – b*Xmin
- Bước 4 : Thiết lập phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp
Ví dụ : Giả sử tại 1 DN A có tài liệu chi phí bảo trì máy móc thiết bị trong năm n
Giờ lao động trực tiếp (giờ) Chi phí bảo trì (1000đ)
Biến phí tính cho 1 giờ lao động trực tiếp :
b = 1.000.000/500 = 2.000đ/giờ lao động trực tiếp
Trang 31Phương pháp cực đại - cực tiểu có ưu điểm là công việc tính toán đơn giản, dễ
áp dụng nhưng có nhược điểm là chỉ sử dụng hai điểm để xác định công thức chi phíhỗn hợp Do đó kết quả của phương pháp này thường không chính xác trừ khi cácđiểm xảy ra đúng vị trí để phản ánh mức độ trung bình của các giao điểm của chi phí
Ví dụ: Để minh họa cho phương pháp này, ta lấy lại số liệu về chi phí bảo trì của
doanh nghiệp A ở trên với n=12 tháng
Từ số liệu gốc ta lập bảng tính toán như sau :
Tháng
Số giờ lao động trực tiếp (giờ)
Trang 322.2.4 Mô hình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất (cách phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán)
Ở doanh nghiệp sản xuất, khởi đầu cho sự vận động của chi phí là việc hìnhthành các chi phí sản phẩm, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung Mô hình sau đây thể hiện sự vận động của chiphí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất qua các giai đoạn khác nhauđược thể hiện trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Trang 33Sơ đồ 4: Mô hình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
Qua mô hình vận động trên của chi phí ta thấy chi phí sản phẩm (chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được kếtchuyển vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Khi sản phẩm hoàn thành,chúng được chuyển từ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản “
CP sản xuất chung
Chi phí sản xuất dở dang
Lãi gộp
Chi phí bán hàngChi phí quản lý DN
Lãi thuầnChi phí thời kỳ
Doanh thu bán hàng
Trang 34thành phẩm” Khi thành phẩm được bán ra, giá trị của thành phẩm được chuyển sangtài khoản “ giá vốn hàng bán” Lúc này các bộ phận của chi phí sản phẩm đã phát sinhtrong quá trình sản xuất trở thành các yếu tố chi phí để xác định kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kỳ.
Các chi phí sản phẩm tạo nên tài sản của doanh nghiệp, chúng được phản ánhtrên các tài khoản hàng tồn kho (tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” vàtài khoản “ thành phẩm” ) trên bảng cân đối kế toán cho tới khi sản phẩm này đượcbán ra và kết thúc tiêu thụ
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ, chúngđược hạch toán vào tài khoản phí tổn và được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh
2.2.5 Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định
2.2.5.1 Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí chia
thành hai dạng:Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
a Chi phí trực tiếp (Direct costs)
Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuấtmột loại sản phẩm, một công việc, một lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhấtđịnh và có thể hạch toán, qui nạp trực tiếp cho đối tượng đó
Loại chi phí này bao gồm những chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp… nó được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng là các đơnđặt hàng, từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm
b Chi phí gián tiếp (Indirect costs)
Chi phí gián tiếp là những khoản mục chi phí phát sinh liên quan trực tiếpđến nhiều sản phẩm, nhiều công việc, lao vụ, hoạt động, nhiều bộ phận, nhiều đốitượng khác nhau nên phải tập hợp, qui nạp cho từng đối tượng bằng phương phápphân bổ gián tiếp Độ chính xác của chi phí gián tiếp cần phân bổ phụ thuộc vàotiêu thức phân bổ Tiêu thức phân bổ phải lựa chọ cho phù hợp và thường dựa vàonhững căn cứ khoa học như: thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả kỳ hạchtoán, có tính đại diện cao cho chi phí gián tiếp cần phân bổ
Loại chi phí này bao gồm những chi phí như chi phí tiền lương của nhân viênphân xưởng, chi phí quảng cáo, tiếp thị…
Trang 352.2.5.2 Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của các nhà quản trị, chi phí chia thành hai dạng: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát
được
a, Chi phí kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản
lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về sựphát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được những chi phí này
b, Chi phí không kiểm soát
Chi phí không kiểm soát được là những chi phí nằm ngoài khả năng thẩmquyền quyết định của cấp đó
Ví dụ: Tại một cửa hàng, người quản lý của cửa hàng đó có thể định ra được
những chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo… của cửa hàng, nhưng chi phí khấu haonhững máy móc sản xuất ra hàng hóa mà anh ta đang bán lại là những chi phí khôngkiểm soát được đối với cấp của anh ta
2.2.5.3 Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh, chi phí
chia thành nhiều dạng: Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm.
a, Chi phí cơ hội
Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đềuđược phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán Tuy nhiên, có một loại chi phíhoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cầnđược xem xét đến mỗi khi nhà quản lý lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư Đó
là chi phí cơ hội Chi phí cơ hội được định nghĩa là khoản lợi ích bị mất đi do chọnphương án này thay vì chọn phương án khác (là phương án tối ưu nhất có thể lựa chọn
so với các phương án được chọn)
Ví dụ: Giả sử một người có số vốn là 100 triệu Người này quyết định mở một
cửa hàng bách hóa Lợi nhuận hàng năm thu được từ cửa hàng là 20 triệu đồng Nếunhư người này không mở cửa hàng mà đem số tiền gửi vào ngân hàng thì anh ta sẽ thuđược số tiền lãi là 15 triệu đồng/năm (tương đương lãi suất 15%/năm) Như vậy, sốtiền 15 triệu đồng chính là chi phí cơ hội mà người này phải tính đến khi quyết định
mở cửa hàng bách hóa để kinh doanh
b, Chi phí chênh lệch
Trang 36Chi phí chênh lệch là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh doanhnày nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất kinh doanh khác Chiphí chênh lệch là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án kinhdoanh tối ưu Chi phí chênh lệch có thể là định phí, biến phí hay chi phí hỗn hợp.
Ví dụ: Một công ty muốn chuyển từ dạng bán buôn sang bán lẻ với các số liệu
c, Chi phí chìm
Chi phí chìm là một loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn phải chịucho dù bất kỳ phương án nào được chọn Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương ánkhác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc raquyết định vì chúng không có tính chênh lệch
Ví dụ: Một trạm thủy điện đã được dự kiến xây dựng với tổng chi phí là 200 tỷ
đồng, trong đó đã chi 50 tỷ đồng Giờ đây, chúng ta tìm được phương án xây dựng mộttrạm nhiệt điện có cùng công suất với trạm thủy điện, nhưng chi phí chỉ là 160 tỷ Vậy,phải lựa chọn phương án nào với giả thiết rằng chi phí trong tương lai là giống nhau.Trong trường hợp này, chi phí 50 tỷ đồng là chi phí chìm, do đó không được đưa vàoxem xét khi ta quyết định xây dựng trạm nhiệt điện hay tiếp tục xây dựng trạm thủy
Trang 37điện Như thế, nếu chọn phương án xây dựng trạm nhiệt điện thì chúng ta sẽ chi 160 tỷđồng, còn phương án tiếp tục xây dựng trạm thủy điện thì chúng ta phải chi tiếp 150
tỷ Vì vậy, phương án tiếp tục xây dựng trạm thủy điện sẽ được lựa chọn vì tổng chiphí là 200 tỷ bé hơn tổng chi phí khi chọn phương án xây dựng trạm nhiệt điện 210 tỷđồng (cả 2 phương án đều gánh chịu 50 tỷ đã chi trong quá khứ)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP A/Câu hỏi
1 Nêu khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh
2 Hãy trình bày mục đích của việc phân loại chi phí
3 Phân biệt giữa định phí và biến phí
4 Hãy giải thích tại sao “Sự thay đổi của lợi nhuận rất nhạy cảm với sự thay đổi của
doanh thu khi tỷ lệ định phí trong doanh nghiệp cao”
* Chọn câu trả lời đúng:
1 Câu nào trong các câu dưới đây về chi phí gián tiếp là sai:
a Chúng không thể tính thẳng vào sản phẩm một cách dễ dàng
b Chúng cũng được ngụ ý là các chi phí chung
c Chúng thực ra là một phân nhóm của chi phí trực tiếp
d Chúng có quan hệ gián tiếp với đối tượng tập hợp chi phí
2 Chi phí thắp sáng trong phân xưởng được xếp vào loại:
a Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b Chi phí nhân công trực tiếp
c Chi phí SXC
d Chi phí quản lý
3 Chi phí SXC bao gồm:
a Tất cả chi phí SX
b Chi phí nguyên liệu trực tiếp
c Chi phí nhân công trực tiếp
d Chi phí SX gián tiếp
4 Tất cả các chi phí dưới đây đều là chi phí trực tiếp đối với PX ngoại trừ:
a Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b Tiền lương và phụ cấp lương trả cho lao động trực tiếp
Trang 38c Chi phí mua hàng hoá để bán lại
d Chi phí thuê PX và bảo hiểm
5 Chi phí thời kì:
a Phải khấu trừ vào doanh thu ngay trong kì mà chúng phát sinh
b Luôn luôn được tính thẳng vào SP
c Bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp
d Tương tự như chi phí SXC
6 Chi phí SP gián tiếp bao gồm:
a Chi phí SXC
b Chi phí nhân công trực tiếp
c Chi phí nhân công gián tiếp và chi phí SXC
d Chi phí nguyên liệu trực tiếp
7 Nếu mức SX giảm 20% thì biến phí đơn vị:
a (Tổng chi phí – Tổng định phí)/khối lượng
b (Tổng chi phí/khối lượng) – Tổng định phí
c (Tổng chi phí x khối lượng) – (Tổng định phí/khối lượng)
d (Định phí x khối lượng) – Tổng chi phí
10 Chi phí hỗn hợp là những khoản chi phí mà:
a Tăng tỷ lệ với khối lượng SX
b Giảm khi khối lượng SX tăng
c Không đổi khi khối lượng Sx giảm
Trang 39d Vừa có tính chất của biến phí vừa có tính chất của định phí
5 Chi phí khấu hao TSCĐ
6 Chi phí dịch vụ mua ngoài
50.000đ/sp5% doanh thu600.000.000đ/tháng65.000.000đ/tháng75.500.000đ/tháng
?
Chi phí dịch vụ mua ngoài (vận chuyển, điện, nước, sửa chữa TSCĐ ) là chi phí hỗnhợp Có các số liệu thống kê được qua các tháng về chi phí dịch vụ mua ngoài và khốilượng bán như sau:
128.520.000157.500.000169.400.000175.800.000182.070.000161.200.000
Yêu cầu:
1 Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định công thức dự toán chi phí dịch
vụ mua ngoài của công ty.
2 Giả sử công ty dự kiến sẽ tiêu thụ 190.000 sản phẩm trong tháng tới với giá bán 75.500đ/sp Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo dạng số dư đảm phí.
Bài 2.2
Khách sạn “Phương Nam” có tất cả 300 phòng, số phòng cho thuê được ở tháng
Trang 40tháng thấp nhất trong năm tỷ lệ phòng thuê chỉ đạt 50% Tổng số chi phí hoạt độngtrong tháng này là 460.000.000đ.
4 Xác định chi phí hoạt động bình quân cho mỗi phòng/ ngày ở các mức độ hoạt động
là 40%, 60% và 90% căn cứ trên tổng số phòng của khách sạn Giải thích nguyên nhân sự biến động chi phí hoạt động bình quân được xác định ở 3 mức hoạt động trên.