1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bộ đề TV lớp 2 cuối năm

19 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 118,24 KB

Nội dung

Họ và tên Lớp 2C Giáo viên dạy Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 2022 Môn Tiếng Việt Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút II ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây.

Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút II ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây BÓP NÁT QUẢ CAM Giặc nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chiu tội Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn nước” Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Bài 1 Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? A Trần quốc Toản gặp vua để xin đánh giặc C Trần quốc Toản gặp vua để xin lên thuyền B Trần quốc Toản gặp vua để xin cam D Trần quốc Toản gặp vua để xin họp Bài 2 Vì sao được Vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức? A Vì vua coi mình là người nông dân B Vì vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việ nước C Vì vua coi mình là lính gác Bài 3 Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua? A Đợi mãi không gặp được vua cậu lao thẳng vào phòng họp B Đợi mãi không gặp được vua cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến Bài 4 Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây: Trần Quốc Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua Từ chỉ hoạt động là: …………………………………………………………………………… Bài 5 Việc Trần quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì? A Trần Quốc Toản là người rất hiền lành B Trần Quốc Toản là người rất nhanh nhẹn C Trần Quốc Toản là người rất yêu nước, căm thù giặc Bài 6 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào dòng phù hợp: (Trần Quốc Toản, vua, thuyền rồng, quả cam, lính, sứ thần, thanh gươm a, Từ ngữ chỉ người : b, Từ ngữ chỉ vật : ………………… ……………………………………………………… Bài 7 Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu: A B Hồ Ba Bể là thành phố ngàn hoa Hang Sơn Đoòng là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam Đà Lạt là hang động lớn nhất thế giới Bài 8 Vua khen Trần Quốc Toản thế nào? …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 9 Điền ch hoặc tr vào chố chấm: Phòng học là …… iếc áo Bọc …… úng mình ở … ong Cửa sổ là ……iếc túi ……e chắn ngọn gió đông Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây Mây đen và mây trắng Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đang rong ruổi theo gió Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn Mây đen vóc dáng nặng nề, đang sà xuống thấp Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ: - Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm! - Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi Mây trắng ngạc nhiên hỏi: - Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à? Nói rồi mây trắng bay vút lên Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ, Con người và vạn vật reo hò đón mưa Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen Những đám mây đen hoá thành mưa rơi xuống Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi (Theo ngụ ngôn chọn lọc) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Bài 1 Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người? A Mây đen và mây trắng C Bầu trời B Nắng và gió D Ruộng đồng Bài 2 Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng? A Vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng, cây cỏ B Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người C Vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài D Vì mây đen không thích bay lên cao Bài 3 Mây trắng rủ mây đen đi đâu? A Rong ruổi theo gió B Bay lên cao C sà xuống thấp D Quay đi không nhìn Bài 4 Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây: Đám mây xốp trông như một chiếc gối bông xinh xắn Từ chỉ đặc điểm là: ………………………………………………………………………………………………… Bài 5 Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật? A Nói rồi mây trắng bay vút lên B Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung C Con người và vạn vật reo hò đón mưa D Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi Bài 6 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào dòng phù hợp: (bầu trời, sà xuống, ruộng đồng, reo hò, mây trắng) a) Từ chỉ sự vật : b) Từ chỉ hoạt động: ………………………… ………………………………………………………………………………… Bài 7 Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu: A B Những người dân chài ra khơi để canh giữ biển đảo Các chú bộ đội hải quân tuần tra để đánh cá Chim yến để nuôi tôm cá Người dân biển làm lồng bè Đuổi nhau trên bãi cát Bài 8 Nói lời cảm ơn của em đối với anh mây đen ……………………….…………………………………………………………………………………… ………………………….………………………………………………………………………………… ………………………….………………………………………………………………………………… Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút II ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây Cánh chim báo mùa xuân Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân Nhưng đường, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về Sư tử liền đi thay công Cậy khỏe, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được Chim én nói: - Mẹ cháu ho ngày càng nặng Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi.Cháu xin đi ! - Muôn thú đồng ý Chim én mẹ nhổ long cánh tết thành chiếc áo choàng cho con Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra: - Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con là sứ giả của mùa xuân - Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân.Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về (Theo kể chuyện cho bé) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Bài 1 Lúc đầu, muông thú chọn con vật nào như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân? A Có sắc đẹp B Có sức khỏe C Có lòng dũng cảm D Có lòng kiên trì Bài 2 Vì sao chim én xin đi đón nàng tiên mùa xuân? A Vì chim én biết mình bay nhanh B Vì chim én khỏe hơn công và sư tử C Vì chim én muốn mang nắng sớm về cho mẹ D Vì chim én chạy nhanh Bài 3 Con vật nào đã được cử đi đầu tiên? A Chim công B Chim én C Sư tử D Lạc đà Bài 4 Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây: Én con thấy một chú chim co ro bên lề đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn Từ chỉ hoạt động là: ………………………………………………………………………… Bài 5 Vì sao chim én được chọn làm sứ giả của mùa xuân? A Khỏe mạnh và dũng cảm B Hiếu thảo và chịu khó C Hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm D Chim én ngoan ngoãn Bài 6 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào dòng phù hợp: (chim én, kéo, quay về, sư tử, bay, đến, chim công, co ro) Từ chỉ sự vật : Từ chỉ hoạt động…………………………………………………………………………… Bài 7 Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu: A Hồ Ba Bể B Là thành phố ngàn hoa Đà Lạt Là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam Hang Sơn Đoòng như chiếc gương bầu dục lớn Mặt hồ Là hang động lớn nhất thế giới Bài 8 Nói lời khen ngợi của em đối với Én con ………….……………….…………………………………………………………………………………… …… ….………………….………………………………………………………………………………… Bài 9 Nhờ đâu chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng ………….……………….…………………………………………………………………………………… …… ….………………….………………………………………………………………………………… Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút I ĐỌC HIỂU: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già Nó ngạo nghễ thổi bung tất cả các sinh vật trong rừng Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất Càng ngày chúng phát triển càng mạnh mẽ,giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Mọi khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn điều gì? A Mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó B Làm cho cả khu rừng trở nên mát mẻ C Kết bạn với tất cả các loại cây trong rừng D Chơi đùa trong khu rừng Câu 2: Cây sồi già đã làm gì trước ngọn gió hung hăng? A Dùng những chiếc lá chống lại cơn gió B Bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã C Uốn mình tránh cơn gió mạnh D Sợ ngọn gió Câu 3: Vì sao ngọn gió không quật gã được cây sồi ? A Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều B Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù C Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất D Vì ngọn gió không muốn quật ngã cây sồi Câu 4: Từ nào chỉ đặc điểm câu sau “ Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già.” A ngọn gió B dữ dội C băng D khu rừng Câu 5: Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo câu A B Mặt hồ như con tôm Cầu Thê Húc cong cong như trái bưởi Đầu rùa to như chiếc gương bầu dục lớn II PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 Xếp các từ : bông hoa, tàn , quả ngọt, nói, ong, bạn, giúp, cho, bướm thành hai nhóm: a Nhóm từ chỉ sự vật……………………………………………………………… b Nhóm từ chỉ hoạt động ………………………………………………………… Câu 2 Điền vào chỗ trống r, d hay gi? dè ặt; con …ao; tiếng ao hàng; ao bài tập về nhà Câu 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống Trong câu chuyện này Sóc đại diện cho trí tuệ đạo đức của người dân lao động Câu 4: Em ãy viết một câu nêu đặc điểm của mẹ ………………………………………………………………………………………… Câu 5: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo từ ( triều , chiều) thuỷ ………… …… ………… …… chuộng Câu 6: Viết tiếp vào chỗ trống để được câu nêu đặc điểm của chú gà a Đôi mắt chú gà ………….……………………………………………………… b, Những chú gà con ……………………………………………………………… Câu 7: Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh tình bạn; tuyệt vời; là điều; nhất; trong cuộc sống; đẹp ……………………………………………………………………………………… Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút B Đọc hiểu: Đọc bài văn và làm các bài tập sau Nhà bác học và bà con nông dân Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn… Rồi bác cười vui và nói với mọi người : – Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe ! Thế là cuộc thi bắt đầu Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi ( Theo Nguyễn Hoài Giang ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1 Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào ? a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển Câu 2 Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì ? a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng Câu 3 Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao ? a- Bác Của cấy đều, bỏ xa cô gái hơn chục mét b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét c- Bác Của cấy nhanh, vượt lên trước cô gái Câu 4 Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì ? a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi Câu 5 Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành từ ngữ chỉ công việc của người nông dân A B cày lúa gặt nước bón ruộng tưới phân Câu 6 Em hãy tìm trong các từ sau từ nào là từ chỉ hoạt động: nhảy múa, quả cà, ca hát, đồng hồ, con mèo ? ……………………………………………………………………………………… Câu 7 Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng ……………………………………………………………………………………… Câu 8 Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa bản gần nườm mượp kéo về buôn Đôn Tất cả đều đổ về trường đua voi Khi lệnh xuất phát vang lên, voi cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng tiếng trống tiếng khèn vang dậy Câu 9 Em hãy sắp xếp các từ sau thành một câu đúng: đất nước, là, chúng mình Việt Nam, tươi đẹp, của ………………………………………………………….…………………………… Câu 10 Hãy viết 1-2 câu giới thiệu về cô giáo em ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………….…………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 11 Điền dấu thích hợp vào ô trống Lan: Sao mỗi lần tớ mở đĩa nhạc cậu lại nhắm mắt vào Hồng: Vì tớ hứa sẽ không để mắt tới đĩa nhạc đó nữa rồi Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút II ĐỌC HIỂU: Sơn Tinh, Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói: - Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn Nhà cửa,ruộng đồng chìm trong biển nước Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1 Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy? A Vua Hùng Vương thứ mười tám B Vua Hùng Vương thứ tám C Vua Hùng Vương thứ mười sáu Câu 2 Người con gái của Hùng Vương tên gì? A Mị Châu B Hằng Nga C Mị Nương Câu 3 Viết lại các lễ vật mà Vua Hùng đã đưa ra? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 4 Không lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đã làm gì? A Dâng nước lên cuồn cuộn B Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn C Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ Câu 5 Qua câu chuyện trên, em biết được điều gì? A Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm B Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai C Nói về công lao của vua Hùng, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai Câu 6 Đặt một câu nêu đặc điểm để nói về Sơn Tinh ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 7: Nối từ ở cột A và cột B để tạo thành câu: Câu 8 Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau: Sáng hôm sau ☐ Sơn Tinh đem đến voi chín ngà ☐ gà chín cựa ☐ ngựa chin hồng mao ☐ Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THUỶ PHIẾU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên:……….……… …… Năm học 2021-2022 Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng B Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra luyện từ và câu Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: 1 Đọc thầm: Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút Chiếc rễ đa tròn Một sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy: - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé ! Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống Nhưng Bác lại bảo: - Chú nên làm thế này Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất Chú cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU 2 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? A Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp B Bác bảo chú cần vụ bỏ sang một bên C Bác bảo chú cần vụ cất vào nhà D Bác bảo chú cần vụ bỏ vào thùng rác Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? A Bác hướng dẫn chú cần vụ vùi chiếc rễ xuống đất B Bác hướng dẫn chú cần vụ buộc tựa vào cái cọc, sau đó vùi rễ xuống đất C Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất D Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một hình vuông sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ? A Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có vòng lá tròn B Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa cao lớn C Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa nhỏ xíu D Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa xinh đẹp Câu 4: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? A Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích ngắm vòng lá của cây đa B Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích đùa nghịch cùng cây đa C Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích xếp các lá đã rụng của cây đa thành hình tròn D Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn ấy Câu 5: Từ nào là từ chỉ hoạt động trong câu : Chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống A cần vụ, xới B vùi, rễ C xới, vùi Câu 6: Câu nào là câu giới thiệu? A Đất nước mình thật tươi đẹp B Mái tóc của mẹ mượt mà C Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam D chú, đất D Chúng ta cùng đi thăm ba miền đất nước Câu 7: Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 8: Từ ngữ nào chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây A Tưới cây, bẻ cành, vun gốc C Giẫm lên cỏ, bẻ cành, tưới cây B Hái hoa, bắt sâu, tỉa lá D Tưới cây, bắt sâu, tỉa lá Câu 9: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ trống a Con gì có cái vòi rất dài b Con mèo đang trèo cây cau c Con gì phi nhanh hơn gió d Ôi, con công múa đẹp quá Câu 10 Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong những câu sau: Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân Chúng thường cùng nhau kiếm mồi cùng ăn và cùng nhau vui chơi Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen: - Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THUỶ Họ và tên:……….……… …… Lớp: 2C PHIẾU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021-2022 Môn: Tiếng Việt Giáo viên dạy : Đỗ Thị Hằng Thời gian: 40 phút A Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra luyện từ và câu Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Món quà hạnh phúc Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất Theo Chuyện của mùa hạ Bài 1 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ: A yêu thương và vâng lời B quây quần bên Thỏ Mẹ C làm việc quần quật suốt ngày Câu 2 Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã: A Hái tặng mẹ những bông hoa đẹp B Tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ C Đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng Câu 3 Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì: A Các con chăm ngoan, hiếu thảo B Được tặng món quà mà mình thích C Được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến Câu 4: Nếu em là Thỏ mẹ, em sẽ nói gì với những chú thỏ con của mình sau khi nhận được món quà? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 2 Xếp các từ trong ngoặc vào đúng nhóm ( nắn nót, món quà, trắng tinh, lóng lánh, chú thỏ, bông hoa) Từ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………………… Từ chỉ sự vật:……………………………………………………………………………… … Bài 3: Điền ch hay tr vào chỗ chấm: Đồng làng vương ……út heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng ……im Hạt mưa mải miết ……ốn tìm Cây đào ……ước cửa lim dim mắt cười Bài 4 Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: ( đoàn kết, bảo vệ, giữ gìn, tôn trọng) Chúng ta rất hạnh phúc được sống dưới mái nhà chung là bầu trời xanh, vì vậy chúng ta phải biết ………………… …… và …….………………… để bầu trời xanh không bị ô nhiễm bởi khói bụi và nhiều thứ khí độc hại Bài 5 Viết tên 5 tỉnh ( thành phố) em biết ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… B Viết đoạn văn Đề bài Viết 3- 5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Họ và tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm bài 40 phút II ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây Thư viện biết đi Thư viện là nơi lưu giữ sách báo, nơi mọi người đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà Nhiều người nghĩ rằng thư viện chỉ nằm im một chỗ Nhưng trên thế giới, có rất nhiều ‘‘thư viện biết đi” Thư viện Lô-gô-xơ cuả Đức là ‘‘thư viện nổi” lớn nhất thế giới Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ, có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới Ở Phần Lan, có hàng trăm ‘‘thư viện di động” trên những chiếc xe buýt cũ, chạy quanh các thành phố lớn Ở châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lưng một con lạc đà Nhờ thế, những cuốn sách có thể băng qua sa mạc để đến với người đọc (Hải Nam) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Bài 1 Mọi người đến thư viện để làm gì? A Đọc sách C Tìm sách B Mượn sách D Đọc sách và mượn sách về nhà Bài 2 Thư viện Lô-gô-xơ của Đức được đặt ở đâu? A Đặt trên lưng lạc đà B Đặt trên một con tàu biển C Đặt trên xe buýt cũ D Đặt trên biển Bài 3 Vì sao các thư viện trong bài được gọi là ‘‘thư viện biết đi”? A Vì các thư viện muốn được nhiều người đến đọc sách B Vì các thư viện đó có khả năng di chuyển để mang sách đến cho mọi người C Vì các thư viện đó thích mang sách đến nhiều nơi D Vì các thư viện đó không thích nằm im một chỗ Bài 4 Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu dưới đây? a) Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá b) Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần Bài 5 Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô vuông? a) Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh b) Sau cơn mưa, cây cối tốt hơn Bài 6 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào dòng phù hợp: (thư viện, đọc, tàu biển, nằm im, băng qua) a) Từ chỉ sự vật : b) Từ chỉ hoạt động: …………………………………………………………………………… Bài 7 Dùng từ là Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu: A B Việt Nam Hà Nội Thủ đô nước mình là Trang phục truyền thống của người Việt áo dài đất nước tươi đẹp của chúng mình Bài 8 Đặt một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… …… Bài 9 Điền d hay gi vào chỗ chấm: Cây …… ừa xanh tỏa nhiều tàu …… ang tay đón… ó gật đầu gọi trăng Bài 10 Điền tr hay ch vào chỗ chấm: Đồng làng vương …út heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng …im Hạt mưa mải miết …ốn tìm Cây đào …ước cửa lim dim mắt cười ... sổ ……iếc túi ……e chắn gió đơng Họ tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 20 21 - 20 22 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm 40 phút Đọc thầm văn sau thực... ………………………….………………………………………………………………………………… Họ tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 20 21 - 20 22 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm 40 phút II ĐỌC HIỂU Đọc thầm... ….………………….………………………………………………………………………………… Họ tên: Lớp: 2C Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hằng PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học 20 21 - 20 22 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2C Thời gian làm 40 phút I ĐỌC HIỂU: Ngọn gió

Ngày đăng: 16/10/2022, 10:22

w