Mục Lục Lời nói đầu 2 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3 1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) 3 1.1 Khái niệm 3
Trang 1Mục Lục
Lời nói đầu 2
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
1 Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT 4
2 Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế 5
2.1 Các thành phần của cán cân thanh toán 5
2.2 Các bộ phận của cán cân thanh toán 5
3 Thặng dư và thâm hụt CCTTQT 13
3.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại 14
3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 15
3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) 17
3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể 18
II/Cán cân thanh toán Thái Lan qua các thời kỳ 20
1/Khái quát chung Kinh tế ngoại thương Thái Lan 20
2/Phân tích cán cân thanh toán Thái Lan giai đoạn 2005-nay: 27
3/Cơ cấu kinh tế và xu hướng của mối quan hệ giữa Thái Lan và EU 31
III Giải pháp đối với Việt Nam 32
3.1/Tổng quan chung nền kinh tế Việt Nam: 32
3.2 Các giải pháp chung 35
3.3 Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 37
Trang 2Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công
cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Tuy nhiên để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời làmột việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau
Để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế
Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, trải dài 1.620km từ Bắc đến Nam và 775km từ Đông sang Tây Thái Lan có biên giới phía Bắc tiếp giáp với Lào và Myanmar, phía Đông giáp với Campuchia và Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với
Myanmar và Ấn Độ Dương và phía Nam giáp với Malaysia Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman
Nền kinh tế của Thái Lan là một nền kinh tế mới công nghiệp hóa ,với thế mạnh về xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tương đương với gần 70% GDP trong năm 2010 Ngoài ra xuất khẩu, kinh tế Thái Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương với một số nước như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain
Đề tài: “ Nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế của Thailand” sẽ giúp chúng ta có được lý luận đúng đắn về cán cân thanh toán quốc tế, bên cạnh đó tìm hiểu được tình
Trang 3hình kinh tế cũng như cán cân thanh toán của Thailand từ đó đưa ra những giải pháp cho nước Việt Nam ta.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích cơ sở khoa học của việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế
- Phân tích thực trạng của cán cân thanh toán của Malaysia qua các thời kỳ
- Trên cơ sở phân tích trên đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng là những vấn đề thực tiễn và lý thuyết trong việc thành lập cán cân thanhtoán và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán của Thái lan hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: về mặt lý thuyết phân tích cơ sở khoa học của việc xây dựng cáncân thanh toán quốc tế và các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế; về mặt thựctiễn, phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan trong những năm qua
Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thích hợp, đảm bảo sựphát triển cân đối bên trong lẫn bên ngoài của nền kinh tế
4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh tổng hợp và phân tích, kết hợpnhững kết quả thống kê và vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)
1.1 Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) được hiểu là bảng kế toán tổnghợp các luồng vận động về hàng hoá dịch vụ , tư bản… của một quốc gia với phần còn lạicủa thế giới trong từng thời kỳ nhất định Những giao dịch này có thể được tiến hành bởicác cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó Đối tượng
Trang 4giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển
giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoàinước được ghi vào bên tài sản nợ Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cưtrú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có
Vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được
từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳnhất định
Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về quản lýcán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đượcquy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữaNgười cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định Theo đó, Ngân hàngNhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phântích cán cân thanh toán
1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT.
Thực chất của cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cungcấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ kinh
tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian xác định Do đó, CCTTQT
là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô Thông qua, cán cânthanh toán trong một thời kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối chiếu giữa nhữngkhoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi
ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định Từ đó, đưa ra các quyết sách về điều hànhkinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu
Ngoài ra, CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp cácnhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn Cán cân thanh toán bộc lộ rõ ràng khảnăng bền vững, điểm mạnh và khả năng về kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quảxuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của đất nước đó
Trang 5CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị Ví dụ,nếu một nước có thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước ngoàiđáng kể vào nước đó hoặc cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều tiền tệ ra nướcngoài dẫn đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ.
2 Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế
2.1 Các thành phần của cán cân thanh toán
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cáncân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:
Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ
và một số chuyển khoản
Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tàichính
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Do tổng củatài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tănggiảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên
Mục sai số
Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được
và thực tế có thể có những khoảng cách Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanhtoán như là mục sai số
2.2 Các bộ phận của cán cân thanh toán
Cán cân vãng lai (current balance)
Cán cân vốn (capital balance)
Cán cân bù đắp chính thức (official finacing balance)
Cán cân cơ bản (basic balance)
Cán cân tổng thể (overall balance)
2.2.1 Cán cân vãng lai
Trang 6Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một
quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nướcvới người cư trú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trútrong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kếtoán sẽ được ghi bằng mực đỏ) Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cưtrú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen).Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạnnăm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
● Cán cân thương mại hàng hóa
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toánquốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu củamột quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênhlệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cáncân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cânthương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạngthái cân bằng
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trịdương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại manggiá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý là cáckhái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lýluận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toánquốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
+ Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn
Trang 7Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ).MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ, MPZ bằng0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhậpkhẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thịtrường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại
Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụnhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng
+ Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác
vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủ yếu phụthuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trong các môhình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định
+ Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởngđến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc
tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu
sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nướcngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi chonhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảmxuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên
Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tươngđương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ) Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấmchén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND Trong trường hợp này ấm chén nhậpkhẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thayđổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam
Tác động của cán cân thương mại đến GDP :
Trang 8Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuấtkhẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhânchi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế.
Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng
- Cán cân thu nhập:
+ Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thunhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú hay ngược lại.cácnhân tố ảnh hưởng lên thu nhập của người lao động ở nước ngoài
Trang 9+ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tưgiấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay giữa người cư trú vàkhông cư trú.
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều :
Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giaokhác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho ngườikhông cư trú và ngược lại Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phânphối lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú các khoản thu làm phát sinhcung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có (+), các khoản chi làm phát sinh cầungoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-) Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao vãng laimột chiều là lòng tốt, tình cảm giữa người cư trú và người không cư trú
Chúng ta thấy rằng cán cân dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiềukhông thể quan sát bằng mắt thường nên chúng được gọi là cán cân vô hình (invisible)Như vậy, cán cân vãng lai có thể biểu diễn :
Cán cân vãng lai = cán cân hữu hình +cán cân vô hình
Tóm lại, các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát sinhcung ngoại tệ nên dược ghi vào bên có và các khoản thu nhập trả cho người không cư trúlàm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ Tất cả các khoản thanh toán của các
bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này Đối với phầnlớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoảnvãng lai Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoàilớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩuròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoảnvãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân
Trang 10thanh toán Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, haykhi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhậpnhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặphạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững.Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trămcủa GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lànhmạnh.
2.2.2 Cán cân vốn
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán củamột quốc gia Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất độngsản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nướcvới người cư trú ở quốc gia khác Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của ngườisống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thìquốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng) Theo quy ước, dòng vốnvào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lạinhững giao dịch về tài sản tài chính
Tài khoản vốn và lãi suất:
Trang 11Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong nước r Khi
lãi suất tăng lên mức r’, tài khoản vốn trở nên thặng dư Nếu lãi suất hạ xuống mức r, tài
khoản vốn trở nên thâm hụt Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất Vì thế, cân đối tàikhoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với lãi suất
Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốnvào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, đượccải thiện Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi Và, khi lãisuất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện
Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái:
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoáidanh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên Hậu quả là, tàikhoản vốn xấu đi Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoảnvốn sẽ được cải thiện
2.2.3 Cán cân cơ bản
Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu nhập, mà
Trang 12đặc trưng của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa người cư trú vớingười không cư trú Chính vì vậy tình trạng của cán cân vãng lai có ảnh hưởng lâu dàiđến sự ổn định của nền kinh tế mà đặc biệt là lên tỉ giá hối đoái của nền kinh tế
Tổng của cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản Tính chất ổnđịnh của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái Chính vìvậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế quan tâm.Cán cân cơ bản = các cân vãng lai +cán cân vốn dài hạn
Những hạng mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn và thay đổi dự trữ ngoại
2.2.4 Cán cân tổng thể (overall balance)
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối (tức nhầm lẫn và sai sót bằngkhông ) thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn Trong thực tế
do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình thu nhập số liệu và lậpCCTTQT do đó thường phát sinh những nhầm lẫn và sai sót Do đó cán cân tổng thểđược điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn và hạng mục sai sóttrong thống kê Ta có :
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai +cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót
2.2.5 Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance)
Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)R)
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gialập cán cân thanh toán (≠)
OFB = ΔR)R + L + ≠
Trang 13Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm thì ghi có(+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây Điều này được giải thích như sau :
Chúng ta hình dung, quốc gia Việt Nam được chia thành hai bộ phận gồm NHTW
và phần còn lại không bao gồm NHTW (gọi là nền kinh tế - NKT) Tiêu chí để phânthành NHTW và NKT là: NHTW có chức năng can thiệp lên cung cầu ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối, còn nền kinh tế thì không có chức năng can thiệp Theo quy tắcCCTTQT được lập trên cơ sở của nền kinh tế, do đó, các hoạt động can thiệp của NHTWtrên thị trường ngoại hối (mua bán nội tệ) nhằm tác động lên nền kinh tế, được xem làquan hệ giữa người cư trú với người không cư trú Khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra,làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung nội tệ cho nền kinh tế, do đó taphải ghi có(+) Khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho dự trữ ngoại hối tăng,đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với NKT , do đó ta phả ghi nợ (-)
và sai sót khi lập CCTTQT trong thực tế
3 Thặng dư và thâm hụt CCTTQT
CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi cóluôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau Điều này có nghĩa là, về
Trang 14tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt CCTTQT lànói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ khôngnói đến toàn bộ cán cân.
Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo haiphương pháp:
Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận
Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú
- Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ
Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ
- Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ
Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh tế,bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai, Thâm hụt vàthặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai Cáncân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai Điều này xảy
ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hànghóa, trong khi đố việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng laithường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định
Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát triển
Trang 15thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng.
Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng sẽtác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế quan, quotas,v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công chúng
3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn tổng thể thì
nó quan trọng hơn cán cân thương mại
Công thức xác định:
CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R
- Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0
Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn hơn sovới chi cho người không cư trú Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá
do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên.cung ngoại tề lớn hơncầu ngoại tệ
- Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0
Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từngười không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú Điều này có nghĩa làgiá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người
cư trú giảm xuống cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ
- Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng đểphân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia Lý do có thể được giả thích như sau:Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài củamột quốc gia Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia làkhông đổi ( quốc gia không là chủ nợ và cũng không là con nợ ) Cán cân vãng lai thặng
dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên ( vị
Trang 16thế quốc gia là chủ nợ ) Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròngcủa quốc gia đối với nước ngoài tăng lên ( vị thế quốc gia là con nợ).
CA = 0, trong dài hạn
Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là:
( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0
Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do đó chúng ta
có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức: R= 0
- Kl + Ks = 0.có 2 khả năng xảy ra
+ TH1: Kl < 0 và Ks > 0 nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và đượccân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc giatrong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp suất và giảm giá nội tệ
+ TH2: Kl > 0 và Ks < 0 nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cânđối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn
để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia
CA = 0 trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl=0, Ks +
R = 0 có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1: R > 0 và Ks < 0 Dây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắpbởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia Trong thực tế tình huống này có thể xảy ratrong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy
ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá,tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá Do vậy cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng,nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW khôngtiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Trang 17+ TH2: R < 0 và Ks > 0 Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăngngoại hối dự trữ quốc gia Trong thực tế, tình huống này có thêr xảy ra, khi NHTW tăngmức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm cácluồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa ( tức ngănkhông cho nội tệ tiếp tục giảm giá.
Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô vìtình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạmphát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể Để tác động đến tình trạng của cán cânvãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giảipháp về chính sách thương mại quốc tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng
3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB)
BB = CA + Kl
Khi CA < 0 nhưng (CA + KI )> 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán.Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn vềtrạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với cán cân vãng lai Điều này xảy ra là vì;vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thờigian dài giữa một quốc gia và thế giới
- Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu xấucủa nền kinh tế Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy, nghĩa là cho dù cáncân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều xấu Ví dụ, một quốc gia có thểđang bị thâm hụt cán cân vãng lai & đồng thời có các luồng vốn dài hạn chảy ra, điềunày khiến cho cán cân cơ bản trở lên thâm hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứahện những thu nhập như lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhậpmày sẽ góp phần cải thiện thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai.Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt khi mà luồng vốn ròngdài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng
dư
Trang 18*) Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tếtuỳ theo cách tiếp cận.
*) Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện côngnghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tíchcực
*) Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản chovấn đề này
Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt khi mà luồng vốnròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lênthặng dư Có hai cách để nhìn nhận vấn đề thặng dư của cán cân cơ bản như sau:
- Cách thứ nhất cho rằng, do được phía nước ngoài tin tưởng nên quốc gia có khảnăng nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, do đó không có vấn đề gì phải lo lắng khi cáncân vãng lai bị thâm hụt
- Cách thứ hai cho rằng, thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải xem xét, bởi
vì việc một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh toán các khoản lãi suất, cổ tức
và lợi nhuận trong tương lai Điều này có thể làm cho cán cân vãng lai trở lên xấu đitrong tương lai
3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể
Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của Ngân hàng Trung ương
trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế
OB= X-M + Se + Ic +Tr + Kl + Ks
OB = - OFB
Cán cân tổng thể có ý nghĩa vì: (i) Nếu thặng dư nó cho biết số tiền có sẵn để mộtquốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối; (ii) Nếu thâm hụt nó cho biết số tiềnmột quốc gia phải hoàn trả bằng việc bán ngoại hối
Trang 19Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp đối với quốc gia ápdụng tỷ giá cố định mà không thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi Sở dĩvậy là do, nếu áp dụng tỷ giá thả nổi thì tỷ giá hoàn toàn tự do biến động và như thế thìcán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng thái cân bằng , vì Ngân hàng trungương không can thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hốikhông thay đổi.
Trong tỷ giá thả nổi, nếu cầu về một đồng tiền lớn hơn cung của đồng tiền đó thì
tỷ giá của nó sẽ tăng và ngược lại , do đó thông qua cơ chế biến đổi tỷ giá mà cán cântổng thể sẽ luôn có xu hướng chuyển về vị trí cân bằng
Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với tỷ giá cố định vì nó cho biết
áp lực dãn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào Trong hệ thống tỷ giá cốđịnh một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu,
do đó để tránh phá giá, Ngân hàng trung ương phải tiến hành bán dự trữ
*) Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh
tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâmhụt
*) Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư khôngnhững không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dàihạn
*) Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khănhơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quảtrong dài hạn
*) Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hếtsức thận trọng