1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối

68 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối

Trang 1

MỤC LỤC

*****

DANH MỤC BẢNG

*****

Bảng 1: Số dự án đăng ký và quy mô vốn FDI trung bình một dự án 1991-2010

Bảng 2: Số liệu các tỉnh nhận vốn FDI cao nhất các năm 2008, 2009 và 2010

Bảng 3: Số liệu các quốc gia có nguồn vốn FDI cao nhất Việt Nam năm 2008, 2009, 2010Bảng 4: Tình hình thu hút kiều hối, FDI, ODA tại Việt Nam, giai đoạn 1999-2005

Bảng 5: Tình hình sử dụng kiều hối tại Việt Nam tính đến năm 2006

DANH MỤC ĐỒ THỊ

*****

Đồ thị 1: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010

Đồ thị 2: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010

Đồ thị 3: Vốn FDI đăng ký, giải ngân giai đoạn 1991 - 2010

Đồ thị 4: Quy mô đầu tư bình quân trên tổng dự án giai đoạn 1991 - 2009

Đồ thị 5: Cơ cấu vốn đăng ký FDI theo ngành qua các năm 2008, 2009, 2010

Đồ thị 6: Tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta từ năm 1993 đến 2008

Đồ thị 7: Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2010

CÁC TỪ VIẾT TẮT

*****

Trang 2

FDI Foreign Direct Investment

ODA Official Development Assistance

BCC Business Cooperation Contract

BOT Building Operating Transfer

BTO Build Transfer Operate

BT Build Transfer

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

WTO World Trade Organization

EDB Economic Development Board

EU European Union

OCED Organization for Economic Co-operation and Development

Bộ KH&ĐT Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

XTDT Xúc Tiến Đầu Tư

Trang 3

GIỚI THIỆU

Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Namluôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảmnghèo nhanh trên thế giới Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổikinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước nhữngthay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa Bên cạnh

mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã vàđang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp luật nhằm thu hútnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam đã ký hiệp định song phương vềkhuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điềuchỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật Đầu

tư Nước ngoài tại Việt Nam Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kếtquả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam Vì vậy trong bối cảnh kinh tế toàncầu suy giảm, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tưnước ngoài

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫnchưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trựctiếp nước ngoài có thể mang lại Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường

về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp,tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốnv.v…Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc

từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư củaphần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giaocông nghệ và tri thức Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn

về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho ViệtNam

FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xãhội Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớnnhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Với cách tiếpcận của nhóm về đầu tư nước ngoài trong bài tiểu luận là chỉ phân tích khái quát cácnguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 Ngoài phần giớithiệu của Chương mở đầu sẽ nêu một số khái niệm liên quan đến đầu tư nước ngoài, cácthủ tục đầu tư thì ở Chương nội dung sẽ đi vào nội dung cụ thể của các phần về FDI,ODA và kiều hối Cuối cùng là Chương kết luận nhóm sẽ nêu lên một số bài học về đầu

tư nước ngoài đối với Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1 Một số khái niệm

Ðầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình

để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan

Ðầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp

pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư

Ðầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài

sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của

pháp luật Việt Nam, bao gồm:

• Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanhnghiệp;

• Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;

• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luậtnày có hiệu lực;

• Hộ kinh doanh, cá nhân;

• Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

• Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện

hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu

tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp ViệtNam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại

Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm

các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các

hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động

đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp

Trang 5

Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng

do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư kháccủa Nhà nước

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức

đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phânchia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để

xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thờihạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để

xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao côngtrình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh côngtrình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình

thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đócho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác đểthu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợpđồng BT

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các

dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyđịnh của Chính phủ

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện

dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,được thành lập theo quy định của Chính phủ

Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ

cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất vàkinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theoquy định của Chính phủ

2 Giới thiệu chung về hình thức đầu tư và thủ tục đầu tư

2.1 Các hình thức đầu tư

Đầu tư trực tiếp

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốncủa nhà đầu tư nước ngoài

Trang 6

Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tưnước ngoài.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồngBT

Đầu tư phát triển kinh doanh

Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

Đầu tư gián tiếp

Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung giankhác

Hoạt động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá kháccủa tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của

pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan

2.2 Thủ tục đầu tư với từng dự án

DỰ ÁN

Dưới 15 tỷ đồng Việt Nam

15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam

300 tỷ đồng Việt Nam trở lên

điều kiện và thuộc Dự án

do Thủ tướng Chính phủ

chấp thuận chủ trương

đầu tư

Trong nước vànước ngoài Thẩm tra đầutư Thẩm tra đầutư Thẩm trađầu tư

Dự án do Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

Trang 7

• Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

• Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

• Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

• Phát thanh, truyền hình;

• Kinh doanh casino;

• Sản xuất thuốc lá điếu;

• Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

• Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinhtế

Dự án đầu tư không thuộc quy định trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

• Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

• Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

• Sản xuất, kinh doanh rượu, bia

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

• Kinh doanh vận tải biển;

• Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông

và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

• In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

• Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập

Trường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên)

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điềukiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơquan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư màkhông phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên) không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phêduyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ýkiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổnghợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên) thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộquản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp,trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Dự án do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tưcho các dự án trong địa bàn tỉnh sau đây:

• Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế, bao gồm cả dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư;

Trang 8

• Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu côngnghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thực hiện trênđịa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc vănphòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộptại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi tắt là Ban quản lý) cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ban Quản lý thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với

dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trongđịa bàn tỉnh bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư

Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn do Ban Quản lýcấp giấy chứng nhận đầu tư

Trang 9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

PHẦN 1: NỘI DUNG VỀ FDI

1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là loại hình đầu tư

quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ

sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó vàtrực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏvốn đầu tư

Bản chất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốnquốc tế Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn

1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:

• Hợp đồng hợp tác kinh doanh

• Doanh nghiệp liên doanh

• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1.2.1Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên quy định rõ trách nhiệm và phân chiakết quả cho mỗi bên Đây là hình thức đầu tư dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việcphối hợp sản phẩm Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiềucông ty của nhiều quốc gia khác nhau Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanhtrong một tương lai gần, xu hướng của sự phân công lao động chuyên môn hóa sản xuấttrên phạm vi quốc tế

1.2.2Doanh nghiệp liên doanh

Là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước chủnhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốngóp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư Đây là hình thức đầu tư đượccác nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua chiếm 65% trong tổng

ba hình thức đầu tư (trong đó hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, Doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18%)

Trang 10

1.2.3Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư nước ngoài thànhlập tại nước muốn đầu tư Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinhdoanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức củacông ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100% vốnnước ngoài

Ngoài ra còn có một số hình thức đặc biệt :

• BTO (Build Transfer Operate)

• BOT (Build Operate Transfer)

• BT (Build Transfer)

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích, đánh giá lợi hại của nước nhận đầu tư và củangười bỏ vốn đầu tư Hội đồng kinh tế Brazin- Mỹ đã rút ra được 12 nhân tố có ý nghĩaquyết định cho việc lựa chọn một vùng hay một nước nào đó để đầu tư

Chính sách thương nghiệp

Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàngxuất khẩu Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá thành xuất khẩu Hạn mức (quota)xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài Chính yếu tố nàylàm phức tạp thêm cho thủ tục xuất khẩu và bị xếp vào hàng rào xuất khẩu khác

Chính sách thuế và ưu đãi

Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Chính sách kinh tế vĩ mô:

Chính sách này mà ổn định thì sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của các nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài Nếu không có những biện pháp tíchcực chống lạm pháp thì có thể các nhà đầu tư sẽ không thích bỏ vốn vào nước này.Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể tiên định được của kết quả hoạt

Trang 11

độnh kinh doanh.

1.3.2Luật đầu tư

Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài

trên thị trường bản địa (Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà bản xứ) Nhiều

nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như cho các nhàđầu tư bản xứ, ở Việt Nam, luật khuyến kích đầu tư nước ngoài triển khai còn chậm

và không đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độ ưu đãi và khuyến khích còn hạnchế, chưa nhất quán

1.3.3Các yếu tố ảnh hưởng khác

Đặc điểm của thị trường bản địa

Thị trường bản địa: quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân cư bản

xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư Đây là yếu tố chủ yếu nhất

Đặc điểm của thị trường nhân lực

Công nhân lao động là mối quan tâm hàng đầu ở đây, đặc biệt đối với những nhàđầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sảnxuất lớn Trình độ nghề nghiệp và học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng vàtriển vọng) có ý nghĩa nhất định

Khả năng hồi hương vốn đầu tư

Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới (hồi hương) là tiền đề quan trọng đểthu hút vốn đầu tư nước ngoài.Ở một số nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấyphép của ngân hàng trung ương khá rườm rà

Bảo vệ quyền sở hữu

Quyền này gồm cả quyền của người phát minh sáng chế, quyền tác giả, kể cảnhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp vv Đây là yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớnđối với những người muốn đầu tư vào các ngành hàm lượng khoa học cao và phát triển

năng động (như sản xuất máy tính, phương tiện liên lạc vv ) ở một số nước, lĩnh vực

này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ biến là sử dụng không hợp pháp các côngnghệ ấy của nước ngoài Chính vì lý do này mà một số nước bị các nhà đầu tư loại khỏidanh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư

Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài

Luật lệ cứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài Các nhàđầu tư rất thích có sự tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đếnmột đạo luật mềm dẻo giúp cho họ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biếncủa thị trường Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp với lợi íchcủa công ty nước ngoài Chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách biệt đãi đối vớimột số khu vực cũng có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở một số nước

Trang 12

Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này

Đây là yếu không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thểgây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Cơ sở hạ tầng phát triển

Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhưng chỉ một khâu nào đó trong kết cấu hạtầng (giao thông liên lạc, điện nước) bị thiếu hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làmgiảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư

2 Ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế của nước nhận đầu tư

2.1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI

2.1.1Là nguồn hỗ trợ cho phát triển

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệcủa các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển

Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thunhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhậpthấp Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượtqua để hội nhập vào quỹ đạo nền kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệcủa nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác

Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu

tư và kỹ thuật Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới côngnghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũydẫn đến xã hội phát triển

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quảkhó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Do đó vốn nước ngoài

sẽ là một “cú hích” để góp ghần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó Đặc biệt là FDInguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhậnđầu tư

Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Chenery và Stront có hai cản trở củamột quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổngtiết kiệm” Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chohoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”

Hầu hết các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn Vì vậy FDI góp phầnlàm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thumột phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ choFDI

Trang 13

2.1.2Chuyển giao công nghệ

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảochuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tưkhông chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết

bị, nguyên vật liệu (hay còn gọi là phần cứng) hoặc trí thức khoa học, bí quyết quản lý,năng lực tiếp cận thị thường (hay còn gọi là phần mềm) Do vậy đứng về lâu dài đâychính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư

FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàmlượng công nghệ cao Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các nước nhận đầu tư FDI đem lại kinh nghiệm quản lý,

kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thôngqua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm FDI còn mang lại cho họnhững kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu

tư FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhàquản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹthuật công nghệ của mình Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn kém về lắpráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước khác mà năm 1993

họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới

2.1.3Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các nước đang phát triển muốn thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩymạnh kinh tế Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi các vòngluẩn quẩn của sự đói nghèo Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốcgia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tácdụng của các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đótạo được tốc độ tăng cao

Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ

đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng lêntheo Vì vậy có thể thông qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinhtế

Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác nhữngtiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế

2.1.4Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nộitại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ramạnh mẽ hiện nay

Trang 14

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh

tế đối ngoại Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốcgia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao dộng quốc

tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại

góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Bởi vì: Một là, thông qua

hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế

mới ở các nước nhận đầu tư Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển

nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩytăng năng suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế

Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng

cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ

lớn trong nhiều nước đang phát triển Ví dụ: Singapore lên 72,1%, Brazin là 37,2%,

Mehico là 32,1%, Đài Loan là 22,7%, Nam Hàn 24,7%, Agentina 24,9% Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường

cả trong nước và ngoài nước Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm Đây gọi là hiên tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.

• Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việcmới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc tạicác đơn vị của đầu tư nước ngoài Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạnthất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia Đặc biệt là đối với cácnước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiệnkhai thác và sử dụng được thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là chìa khóa quantrọng để giải quyết vấn đề trên đây Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra được các điềukiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động Ở một

số nước đang phát triển số người làm việc trong các xí nghiệp chi nhánh nước ngoài sovới tổng người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối cao như Singapore 54,6%, Brazin 23%,Mehico 21% Mức trung bình ở nhiều nước khác là 10% Ở Việt Nam có khoảng trên 100nghìn người đang làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đây là con sốkhá khiêm tốn

Trang 15

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI

2.2.1Chuyển giao công nghệ

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nướcngoài ở phần trên, chúng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽnhận nhiều kỹ thuật không thích hợp Các công ty nước ngoài thường chuyển giaonhững công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ Điều này cũng có thể giải

thích là: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy

móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu Vì vậy họ thường chuyển giao nhữngmáy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản

phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ Hai là, vào giai đoạn đầu

của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sử dụng lao động Tuynhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giá thánh sảnphẩm cao Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượngcao để hạ giá thành sản phẩm Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệthại cho các nước nhận đầu tư như là:

• Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó Do

đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liêndoanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận

• Gây tổn hại môi trường sinh thái Do các công ty nước ngoài bị cưỡngchế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp pháttriển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang cácnước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu

• Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của cácnước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệpsang các nước đang phát triển đang còn là vấn đề gay cấn Ví dụ theo báo cáo của ngânhàng phát triển Mỹ thì 70% thiết bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tưbản phát triển là công nghệ lạc hậu Cũng tương tự, các trường hợp chuyển giao côngnghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị nhiều thiệt thòi

Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ củacác nước nhận đầu tư Chẳng hạn như Mehico có 1800 nhà máy lắp ráp sản xuất của cáccông ty xuyên gia của Mỹ Mội số nhà máy này được chuyển sang Mehico để tránhnhững quy định chặt chẽ về môi thường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở của luật môitrường ở Mehico

2.2.2Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Trang 16

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia,

đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế củanước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công tyxuyên quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọngcho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhậnđầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nướcngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêuthụ hàng hóa từ nước này sang nước khác Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếpnước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển cànglớn Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nóchỉ là một phồn vinh giả tạo Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác

2.2.3Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp

Chi phí của việc thu hút FDI

Để thu hút FDI, các nước nhận đầu tư phải áp dụng một số chính sách ưu đãicho các nhà đầu tư như giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài chophần lớn các dự án đầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho việc thuê đất, nhàxưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước.Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan Và như vậy đôi khilợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà, các

nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào (như các

nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư) Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được

thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được Từ đó hạn chế cạnhtranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường Ngược lại, điều này lại gâychi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhàđầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độkiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước

đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được

Sản xuất hàng hóa không thích hợp

Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp chocác nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe

con người và gây ô nhiễm môi trường Ví dụ như khuyến khích dùng thuốc lá,

thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv

2.2.4Những mặt trái khác

Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo,

gây rối an ninh chính trị Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hòa

bình” Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về

Trang 17

chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt.Trường hợp chính phủ Xanvado Agiende ở Chile bị giật dây lật đổ năm 1973 là một ví

dụ về sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia ITT (công ty viễn thông và điện tínquốc tế) và chính phủ Mỹ can thiệp công việc nội bộ của Chile

Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào nhữngnơi có lợi nhất Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữacác vùng, giữa nông thôn và thành thị Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định vềchính trị Hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội Những người dân bản

xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lốisống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc Các tệ nạn hội cũng có thể tăngcường với FDI như mại dâm, nghiện hút

Những mặt trái của FDI không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó

mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần phải có những chínhsách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chếnhững mặt tiêu cực của FDI Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI gây ra cho nước chủ nhànhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độchuyên môn của nước nhận đầu tư

3 Ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế của nước đầu tư

3.1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI

FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnhkinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Phần lớn các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các công

ty mẹ ở chính quốc Thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp

và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập,

mở rộng các thị trường có triển vọng), các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụsản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhậpthị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thểthông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà

Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhậpvững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng triển vọng thị trườngcho họ Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếpnhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, các chiphí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, rút ngắn thời gian thu hồivốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư đồng thờigiảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước

Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới

đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảmchi phí sản xuất Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng giúpcho các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp

Trang 18

thị… FDI giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng côngnghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thôngqua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn là máymóc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô hình nhanh (trong xu hướngphát triển và đổi mới công nghệ sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nước kém pháttriển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để khấu haomau, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận.

FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu

ổn định với giá cả phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng dohạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên chưa được khai thác

và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầuthô), các nước chủ đầu tư ổn định được nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngànhsản xuất ở nước mình

3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI

Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu tư

Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên nó có ảnh hưởng tích cực, do lưu độngvốn ra bên ngoài nên nó có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời Trong năm có đầu tư ra nướcngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trongcán cân thanh toán Vì vậy nó khiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy

đủ Sự thâm hụt này dần dần được giảm bớt nhờ việc xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụtùng, máy móc… sau đó là dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ đổ về nước Các chuyên giaước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ 5 đến 10 năm

Một yếu tố ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thấtnghiệp ở nước đầu tư Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao độngkhông lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làm tăng thất nghiệp cơcấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư Thêm vào đó nước chủ nhà lại cóthể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tưcàng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm trọng Mặt khác, do sản xuất và việc làm tạinước chủ nhà tăng lên mà nhập khẩu của họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu

từ nước đầu tư Điều đó lại có tác động làm tăng việc làm cho công nhân lành nghề, các

bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm trong cácnước đầu tư

Như vậy, tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư là rất lớn Tuy nhiên, nếu việcđầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triểntrong nước với những hậu quả dễ thấy của nó Mặt khác, nếu không nắm vững và xử lý

tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại (rủi ro về chính trị ), thì chủ đầu

tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn

4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trang 19

4.1 Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2010

4.1.1Các giai đoạn phát triển

Tình hình thu vốn FDI từ năm 1987 đến nay có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1988- 1990

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo khuônkhổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam Trong 3năm 1988-1990, Việt Nam mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Namnên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷUSD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước

Giai đoạn 1991-1996

Được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam và có thể coi đây là “làn sóngĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam

Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả

về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm gần 10 tỷ USD (bao gồm vốnđăng ký mới và vốn chưa giải ngân của những năm trước) vào năm 1996 Trong vòng 5năm, tổng số vốn đăng ký tăng gấp 8 lần, nâng mức quy mô vốn trung bình/ dự án lên27,32 triệu USD, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2001 Kết quả này phần nào là do kỳ vọngcủa các nhà đầu tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, chi phí đầu tư-kinhdoanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công

rẻ, quy mô dân số khá lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác vàđóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước

Trang 20

Bảng 1: Số dự án đăng ký và quy mô vốn FDI trung bình một dự án 1991-2010

Trang 21

dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính Một nguyên nhânkhác xuất phát từ chính môi trường đầu tư ở Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn so vớicác nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc Những nhà ĐTNN đã khựng lại vì gặp khókhăn khi vận hành công việc kinh doanh trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam vớinhững quy định ngặt nghèo, phân biệt giá cả và hạn chế lĩnh vực đầu tư …

Đồ thị 1: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009 và cục đầu tư nước ngoài

Sự giảm mạnh của vốn FDI trong khoảng thời gian 1995-2002 đã tác động tiêucực lên tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm từ 9,54% năm 1995còn 4,77% năm 1999 Điều này cho thấy tầm quan trọng của khu vực ĐTNN vào nềnkinh tế Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam ít bị ảnh hửơng nặng nề từ cuộc khủnghỏang tài chính Châu Á so với các quốc gia khác trong khu vực là do Việt Nam đã không

mở cửa cho các nguồn vốn ĐTNN ngắn hạn

Giai đoạn 2002 – 2005

Dòng vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm và tăng nhanh hơn từnăm 2003, Số liệu cho thấy tổng vốn ĐTNN đăng ký từ 3 tỷ USD năm 2002 đã tăng lên6,8 tỷ USD năm 2005 Đây là kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếpvào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữtrước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho

Trang 22

phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần Năm

2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước

Giai đoạn 2006 đến nay

Được xem “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam

Việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cảitiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nướcngoài Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tưnước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnhviệc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giátại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phépcác doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phépnhư viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên mộtmôi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta tăng lên đáng kể với sự xuất hiện của nhiều dự án quy

mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm côngnghệ cao, ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ caocấp v.v.) Năm 2008, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục với 1557 dự

án, tổng vốn đăng ký 71726 triệu USD, gấp 3,3 lần về vốn đăng ký so với năm 2007

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tếtrong nước, ĐTNN vào Việt Nam trong năm 2009, 2010 cũng suy giảm đáng kể so năm

2008 đạt 23 tỷ USD (2009) và 18,5 tỷ USD (2010)

Đồ thị 2: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010

Trang 23

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009 và Cục đầu tư nước ngoài

Trang 24

4.1.2Vốn giải ngân

Đồ thị 3: Vốn FDI đăng ký, giải ngân giai đoạn 1991 - 2010

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và Cục đầu tư nước ngoài

Trong khi vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm thì vốn thực hiện cũng có xuhướng tăng nhưng với tốc độ chậm Vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệpFDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007),vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷUSD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 nămtrước đó Nhưng khi so sánh con số này với số vốn đăng ký khổng lồ của năm thì tỉ lệgiải ngân lại cho thấy một mức giảm khá sâu so với các năm trước Số vốn giải ngân chỉbằng 16% số đăng ký Trong các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện vốnFDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng như các địa phương,nguyên nhân hàng đầu lý giải cho sự chậm trễ trong giải ngân vốn FDI là khó khăn tronggiải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư Vấn đề này thể hiện đặc biệt rõ tại các

dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các dự án trong lĩnh vực bất động sản được cấp phépvào những năm 2007 - 2008

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thếgiới, vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI năm 2009 chỉ giảm 13% so với năm 2008 Sốvốn FDI đã được giải ngân đạt 10 tỷ USD, đạt 43% vốn đăng ký

Trang 25

Năm 2010 vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốnthực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều, đạt 59% vốn đăng ký Đây có thể được coi

là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010 Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài cácnhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam

4.2 Quy mô đầu tư bình quân

Đồ thị 4: Quy mô đầu tư bình quân trên tổng dự án giai đoạn 1991 2009

-Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và Cục đầu tư nước ngoài

Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn, tuy

có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997 nhưng số lượngcác dự án quy mô lớn đuợc cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 nămtrước

Tuy nhiên, trong thời kỳ 2001-2005 quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống là 3,4triệu USD/ dự án Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001 –

2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tưbình quân của một dự án đều ở mức 14 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đatăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia

đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio…)

Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án tăng lên rất nhanh trong thời giangần đây, từ mức 14 triệu USD/dự án trong 2007 đã tăng lên gần 46 triệu USD/dự án trongnăm 2008, thể hiện số lượng dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư có vốn đầu tư đăng

ký hàng trăm triệu đến trên một tỷ USD tăng nhanh

Năm 2008 được xem là năm của các siêu dự án với quy mô khổng lồ chóng mặt

Có thể kể đến 9 dự án tiêu biểu:

Trang 26

• Dự án khu liên hợp Cà Ná : 9,79 tỷ USD

• Dự án của tập đoàn Formosa : 7,87 tỷ USD

• Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn : 6,2 tỷ USD

• Khu du lịch Hồ Tràm : 4,2 tỷ USD

• Khu du lịch của Starbay holding tại Phú Quốc : 1,64 tỷ USD

• Khu du lịch của tập đoàn Good Choice USD : 1,3 tỷ USD

• Dự án của TA Associates International : 1,2 tỷ USD

• Dự án bất động sản của Berjaya Leisure : 930 triệu USD

• Khu đô thị của Water Front : 750 triệu USD

Năm 2009, luồng vốn FDI đổ vào cùng sự thận trọng hơn của nhà đầu tư, các dự

án được cân nhắc đến nhiều yếu tố vì vậy mà cả số lượng và quy mô đều giảm Số lượng

dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự áncũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008, khoảng 19 triệu USD/dự án

Năm 2010, nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nên quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự

án chỉ còn khoảng 19,18 triệu USD/dự án

Tính đến ngày 22/03/2011 cả nước có 173 dự án mới được cấp Giấy chứng nhậnđầu tư với tổng vốn đăng ký 2,038 tỷ USD, bằng 64,8% so với cùng kỳ năm 2010 Nhưvậy, quy mô vốn đầu tư bình quân 1 dự án đạt 11,8 triệu USD/dự án

4.3 Cơ cấu chuyển dịch vốn

Trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư saukhủng hoảng thì Việt Nam Năm 2009 thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 21,48 tỷUSD, bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảngkinh tế toàn cầu Năm 2010 trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạngChỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20)

và Singapore (vị trí 24) Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đãxếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giớitrong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho cácnhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo Vì vậy nhóm chỉ tập trung giới thiệu về cơcấu chuyển dịch vốn FDI Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010

Trang 27

Năm 2008: Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực

công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án,tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng

ký Số còn lại thuộc lĩnh vực Nông – lâm - ngư nghiệp

Trang 28

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD (chiếm 35%) vốn đăng kýmới và tăng thêm Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong nămnhư Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phốmới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên GalileoInvestment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và1,68 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trongnăm 2009 với 2,97 tỷ USD (chiếm 13,8%) vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng kýmới và 749 triệu USD vốn tăng thêm

Như vậy, theo 3 phân ngành kinh tế lớn là Công nghiệp và xây dựng; Nông lâmngư nghiệp và Dịch vụ, vốn FDI vẫn tiếp tục tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp và xâydựng với 50% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực Dịch vụ chiếm 41% vốn đăng ký, cònlại là Nông lâm ngư nghiệp

Năm 2010:

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút được sự quan tâm trở lại củacác nhà đầu tư nước ngoài, sau khi tụt giảm mạnh chỉ chiếm có 13,8% trên tổng vốn FDIđăng ký trong năm 2009 Đây là lĩnh vực đầu tư truyền thống có lợi thế cạnh tranh sosánh trong sản xuất hàng xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài Trong năm 2010, lĩnhvực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký mới và dự án tăng vốn đầu tư

Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện năng, khí, điều hoà và cung cấp nước đãvươn tới vị trí thứ 9 trong năm 2009, trở thành lĩnh vực có quy mô vốn đăng ký lớn thứ 3trong 2010 Lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 1,7 tỷUSD, đứng thứ 4 trong bảng phân ngành vốn FDI đăng ký năm 2010

Tính chung cả 3 lĩnh vực nêu trên (công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phânphối điện năng, khí ; xây dựng), tổng vốn đăng ký trong năm 2010 đạt 9,768 tỷ USD.Như vậy, theo 3 phân ngành kinh tế lớn thì trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp và xâydựng chiếm trên 52% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn

là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất trong thu hút FDI, cả năm 2010 mới cấp mới cho được 11

dự án và 8 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn chỉ được 18,6triệu USD, chưa chiếm tới 1% tổng vốn đăng ký Tỷ lệ còn lại trong tổng vốn đăng ký

2010 chủ yếu thuộc về lĩnh vực dịch vụ

4.3.2Theo khu vực tiếp nhận đầu tư

Bảng 2: Số liệu các tỉnh nhận vốn FDI cao nhất các năm 2008, 2009 và 2010

Trang 29

Vùng trọng điểm phía Bắc có khoảng 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên

24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốnthực hiện của cả nước, trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4

tỷ USD ) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng Tiếp theo thứ tự là HảiPhòng, Vĩnh Phúc và Hải Dương

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5,293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD,chiếm 54% tổng vốn đăng ký; trong đó, Tp.Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự ánvới tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9 % tổng vốn đăng ký của vùng Tiếp theothứ tự là Đồng Nai , Bình Dương , và Bà Rịa - Vũng Tàu

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút đuợc 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷUSD, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổngvốn đăng ký là 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhàmáy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 ỷ USD Tiếp theo là Đà Nẵng và Quảng Nam

Tây Nguyên, các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long lànhững địa bàn thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, dù Nhà nước đã cóchính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý – kinh tế khó khăn

Năm 2008, Tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự ánliên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia và Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79

tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai trong số 43 địa phương của cả nước có vốnFDI, với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh

và Hà Tĩnh với tổng số vốn đăng ký lần lượt là 7,99 tỉ USD và 7,8 tỉ USD

Trang 30

Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2009 với6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm Đứng ở các vị trí tiếp theo là Quảng Nam,Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5

tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD

Riêng năm 2010, danh sách các địa phương dẫn đầu về FDI đã có sự thay đổi đáng

kể, theo đó, bên cạnh các địa bàn truyền thống, FDI đã tập trung vào các địa bàn mới nhưQuảng Nam, Quảng Ninh và Cà Mau Trong đó, Quảng Nam vượt lên trở thành địaphương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong năm 2010 với 4,2 tỉ USD vốn đăng kýmới và tăng thêm, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả nước Tiếp theo là BàRịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng

ký lần lượt là 2,56 tỷ USD, 2,2 tỷ USD USD, 2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD

Tính đến thời điểm 22/03/2011, TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốnFDI nhất với 1,08 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm Đà Nẵng đứng thứ 2 với tổngvốn đăng ký là 364,68 triệu USD Trong tháng này, Ninh Thuận đã vươn lên đứng thứ 3với 266 triệu USD vốn đăng ký Tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu với quy

mô vốn đăng ký lần lượt là 185,15 triệu USD và 146,6 triệu USD

4.3.3Theo đối tác đầu tư

Bảng 3: Số liệu các quốc gia có nguồn vốn FDI cao nhất Việt Nam năm 2008,

Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong

đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD Malaysia đứng

Trang 31

đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốnđầu tư 8,64 tỷ USD Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.

Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký2,02 tỷ USD chiếm 9,4% Đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tưđăng ký

Trong năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.Singapore vươn lên dẫn đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kýcấp mới và tăng thêm là 4,43 tỉ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; HàLan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,37 tỉ USD,chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng kýcấp mới và tăng thêm là 2,36 tỉ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam

Trong 3 tháng đầu năm 2011, đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tưtại Việt Nam Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là1,08 tỷ USD, chiếm 46,74% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; trong tháng 3/2011 HồngKông đã vươn lên đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm

là 331,54 triệu USD, chiếm 13,98% tổng vốn đầu tư; BritishVirginIslands đứng thứ 3 vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 277,37 triệu USD, chiếm 11,69% tổngvốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới vàtăng thêm là 193,29 triệu USD, chiếm 8,15% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam Nhật Bảnđứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 131 triệu USD, chiếm 5,5%tổng vốn đầu tư vào Việt Nam

4.4 Giải pháp kiến nghị thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả

Trong bối cảnh dòng vốn FDI suy giảm mạnh và khó có thể phục hồi thậm chítrong trung hạn thì một ưu tiên hàng đầu về chính sách là phải nỗ lực khắc phục các ràocản đối với việc giải ngân cho các dự án FDI hiện tại Thủ tục hành chính và giải phóngmặt bằng luôn luôn là một rào cản rất lớn đối với việc triển khai các dự án FDI

Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốnFDI năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình trình Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:

4.3.1Giải pháp về luật pháp, chính sách

Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nộidung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điềukiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO

Trang 32

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công

trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm

việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án côngnghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiềuđất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triểnkhai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN

4.3.2Giải pháp về quy hoạch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định

kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhàđầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án

Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện đểđẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằmđảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững

4.3.3Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu

hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Tranh thủ tối

đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân

sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải

rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt;

sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng

từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin

4.3.4Giải pháp về nguồn nhân lực

Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao độngqua đào tạo lên 40% vào năm 2010 Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống cáctrường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm cáctrường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau

Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp,lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động

4.3.5Giải pháp về giải phóng mặt bằng

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cơquan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tưđối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hếtdiện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn Đồng

Trang 33

thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giaođất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tưsẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.

4.3.6Giải pháp về phân cấp

Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một sốvấn đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung.Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, cócác biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấpphép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài

4.3.7Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đaquốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểmnhư các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản

Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile)đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm

cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này

Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 Triểnkhai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm

4.3.8Một số giải pháp khác

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũngnhiễu đối với nhà đầu tư Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc,thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước

Thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt Nam -Nhật Bản giai đoạn III hiệuquả; điều chỉnh Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Pháttriển kinh tế - EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới

Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành vớicác nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khókhăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiệnhành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòngtin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứnglan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới

Trang 34

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ODA

1 Khái niệm – tầm quan trọng

1.1 Khái niệm

ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance có nghĩa

là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức

Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:

"ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%"

Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ

có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thốngLiên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm pháttriển

1.2 Tầm quan trọng

ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

-xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân

Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và xóa đói, giảm nghèo, nhất là các tỉnh nghèo,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện

các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những

kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật

Hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạncán bộ trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ,quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gianước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA,chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiêncứu và triển khai,

Ngày đăng: 12/03/2014, 16:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số dự án đăng ký và quy mô vốn FDI trung bình một dự án 1991-2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
Bảng 1 Số dự án đăng ký và quy mô vốn FDI trung bình một dự án 1991-2010 (Trang 20)
Đồ thị   1: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 1: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 (Trang 21)
Đồ thị 2: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 2: FDI và số dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010 (Trang 22)
Đồ thị 3:  Vốn FDI đăng ký, giải ngân giai đoạn 1991 - 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 3: Vốn FDI đăng ký, giải ngân giai đoạn 1991 - 2010 (Trang 24)
Đồ thị   4: Quy mô đầu tư bình quân trên tổng dự án giai đoạn 1991 - -2009 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 4: Quy mô đầu tư bình quân trên tổng dự án giai đoạn 1991 - -2009 (Trang 25)
Đồ thị 5: Cơ cấu vốn đăng ký FDI theo ngành qua các năm 2008, 2009, 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 5: Cơ cấu vốn đăng ký FDI theo ngành qua các năm 2008, 2009, 2010 (Trang 27)
Bảng 3: Số liệu các quốc gia có nguồn vốn FDI cao nhất Việt Nam năm 2008, 2009, 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
Bảng 3 Số liệu các quốc gia có nguồn vốn FDI cao nhất Việt Nam năm 2008, 2009, 2010 (Trang 30)
Đồ thị 6: Tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta từ năm 1993 đến 2008 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 6: Tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta từ năm 1993 đến 2008 (Trang 38)
Đồ thị 7: Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2010 - Đầu tư nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối
th ị 7: Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2010 (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w