1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 6 nghị luận văn học lớp 9

6 8,4K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 148,47 KB

Nội dung

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 6 lớp 9 Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” ( “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng ). Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suynghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Namthời kháng chiến chống thực dân Pháp? Đề 3: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ.

Trang 1

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” ( “Những ngày thơ ấu”  của Nguyên Hồng )

Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suynghĩ gì về những chuyển biến mới  trong tình cảm của người nông dân Việt Namthời kháng chiến chống thực dân Pháp?

Đề 3: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong 

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược  ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

       HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” ( “Những ngày thơ ấu”  của Nguyên Hồng )

I. Mở bài:

­ “Những ngày thơ ấu” – cuốn hồi kí tự truyện ghi lại những tâm sự về một tuổi thơ cay đắng, bất  hạnh của Nguyên Hồng

­ Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã mang đến cho người đọc những trang viết cảm động về tình  mẫu tử thiêng liêng

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng:

­ Mồ côi cha từ nhỏ, mẻ bất đắc dĩ phải đi tha hương cầu thực

­ Sống trong sự ghẻ lạnh của người cô, luôn thiếu thốn tình yêu thương

­ Vô cùng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ

2. Tình mẫu tử của mẹ con bé Hồng:

a. Tình yêu thương của bé Hồng dành cho mẹ:

* Khi mẹ đi xa:

­ Đau đớn, xót xa, nhớ mẹ

­ Càng thường mẹ hơn khi người cô đay nghiến, nói xấu mẹ

­ Luôn tin tưởng rằng “những rắp tâm tanh bẩn” không thể làm thay đổi tình cảm mà em dành  cho mẹ

­ Thương mẹ vô cùng ( khi nghe thấy mẹ phải sống trong nghèo khổ, khi thấy mẹ không dám  vượt lên trên những hủ tục nặng nề để sống đàng hoàng)

­ Căm giận những hủ tục phong kiến chà đạp lên quyền được hưởng hạnh phúc của con người

* Khi mẹ trở về:

­ Mừng khôn xiết ( mới chỉ nhìn thấy “thoáng qua” một người phụ nữ đang ngồi trên mà đã nghĩ  ngay đó là mẹ mình, em gọi mẹ, chạy theo mẹ)

Trang 2

b. Tình yêu thương của mẹ dành cho bé Hồng:

­ Vượt lên trên dư luận, trở về trong ngày giỗ đầu của chồng để được gặp con

­ Vui mừng khôn xiết khi được ôm con vào lòng, âu yếm con

­ Mong muốn được chăm sóc, yêu thương con

3. Suy nghĩ về tình mẫu tử:

­ Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc, mãnh liệt

­ Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người

­ Trong hoàn cảnh éo le, tình mẫu tử càng trở nên sâu sắc và cảm động hơn: Nó vượt lên cảnh  ngộ, nó bất chấp sự dập vùi, nó chân thành và giản dị, nó đem hạnh phúc và niềm tin đến cho  con người trong cảnh đời khốn khổ, trái ngang

III. Kết bài:

­ Đoạn trích cho ta biết cảm thông, chia sẻ với những người sống thiếu tình yêu thương của mẹ

­ Ta thêm trân trọng mẹ, trân trọng tình yêu thương của mẹ

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến  mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

I. Mở bài:

­ Kim Lân – nhà văn thành công về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng

­ Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của những  người nông dân Việt Nam, thể hiện “những chuyển biến mới” trong tình cảm của họ

II. Thân bài:

1. Giải thích“chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêu 

nước của người dân quê Việt Nam trong không chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so  với những tình cảm truyền thống ( yêu làng gắn với yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến,  theo Cụ Hồ, đánh đuổi bọn Tây, tiêu diệt bọn Việt gian bán nước – đó là biểu hiện sâu sắc của  lòng yêu nước)

2. Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:

a. Ở nhân vật ôngHai: (tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước)

­ Thể hiện trong cách khoe làng mới mẻ (kiêu hãnh, tự hào về việc làng theo kháng chiến, tích  cực tham gia kháng chiến…)

­ Thể hiện bằng hành động cụ thể ( tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng  chiến, đi tản cư, hăng say sản xuất…)

­ Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến

­ Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe  tin làng theo Tây (“Làng thì yêu thật,nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”); sung sướng , hả 

Trang 3

b. Ở những nhân vật phụ:

­ Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc“cái giống Việt gian bán nước thì cứ  cho mỗi đứa một nhát”

­ Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”

­ Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổi khéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải  chính thì vui vẻ, thân thiện, cởi mở,mời mọc…

3. Suy nghĩ về những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:

­ Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyển biến của thời đại, với yêu cầu của  công cuộc giữa nước ( tình cảm yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng quê, yêu nước  gắn với yêu kháng chiến, ủng hộ kháng chiến…)

­ Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành của những người nông dân chất  phác, hồn hậu

­ Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, với Cụ Hồ, với kháng chiến

­ Yêu làng, yêu quê hương, đất nước – đó là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người

­ Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình yêu làng, yêu nước càng trở nên sâu sắc và cảm động hơn

­ Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh,nghị lực, niềm tin để con người  vượt qua mọi khó khăn, thử thách

III. Kết bài:

­ Những chuyển biến mới mẻ trong tâm hồn những người nông dân trong kháng chiến chống  Pháp càng giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người mộc mạc,  giản dị…

­ Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàn dân tộc

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Đề 3: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong 

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

I. Mở bài:

­ Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộctrong các tác phẩm văn chương,  trong ca dao, trong những truyện dân gian

­ Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn. Nhân vật 

Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là nhân vật tiêu  biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

II. Thân bài:

1. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất  hạnh:

­ Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách ( yêu thương 

Trang 4

và thủy chung với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng,thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia  đình)

­ Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồng nghi oan mà không nghe nàng thanh  minh, giãi bày; bị mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi đi, đau khổ tột cùng, nàng phải tìm đến cái chết

­ Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình

2. Suy nghĩ vềthân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

­ Sống cam chịu, nhẫn nhục…(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang  trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ)

­ Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình( Vũ Nương, người phụ nữ trong 

“Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…)

­ Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ ( chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ,  chiến tranh…đã gây ra những bất hạnh, oan trái…cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,  trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm…)

­ Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến

III. Kết bài:

­ Qua cuộc đời, số phận đầy đau khổ của Vũ Nương, người đọccàng hiểu hơn những bất hạnh,  oan trái mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xãhội phong kiến

­ Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bình đằng, được tôn trọng…từ đó, thêm  trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hiện tại

­ Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịu những bất công, đau khổ…

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược  ngà” của Nguyễn Quang Sáng

I. Mở bài:

­ Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, 

nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học

­ Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng  trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc

II. Thân bài:

1. Tình cảm củacha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đãgây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

­ Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi

­ Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ

­ Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba  qua tấm hình chụp chung với má

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

Trang 5

­ Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm  hình chụp chung với má)

­ Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em  dành cho ba…)

­ Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải

­ Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

­ Khi xa con, ông nhớ con vô cùng

­ Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con

­ Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”)

­ Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con

­ Ân hận vì đã đánh con

­ Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:

­ Cảm động trước tình cha con sâu nặng

­ Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người

­ Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên  thiêng liêng hơn

­ Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn,  thử thách

­ Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước

III. Kết bài:

­ “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh

­ Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong  mọi hoàn cảnh

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ

I. Mở bài:

­ Nguyễn Thành Long – cây bút chuyên viết truyện ngắn và khá thành công với những trang văn  nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng

­ “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, là một truyện ngắn thành công bởi đã để lại trong  lòng độc giả những rung cảm khó quên về một truyện “giàu chất thơ”

II. Thân bài:

1. Giới thiệu ngắn gọn nội dung của tác phẩm:

“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật:ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh 

Trang 6

2. Chất thơ của truyện:

a. Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa: được tái hiện một cách sinh động, thơ mộng ( hình ảnh 

những cây thông rung tít trong nắng như những ngón tay bằng bạc, mây cuộn tròn lại từng cục,  lăn trên các vòm lá ướt sương…; ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên rất gợi cảm, giàu chất tạo hình  càng làm tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng của cảnh,…)

b. Vẻ đẹp tâm hồn của những con người bình dị:

­ Nhân vật anh thanh niên: yêu cuộc sống ( yêu cái đẹp, sống ngăn nắp, trồng hoa…); tấm lòng  yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc; anh hiểu được ý nghĩa của công việc mình  làm; khiêm tốn, anh luôn quan tâm tới người khác một cách tự nhiên, chân thành…

­ Các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp ( ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư): tâm hồn tinh tế, nhạy  cảm; sự quan tâm tới mọi người,…

­ Các nhân vật phụ xuất hiện gián tiếp qua lời giới thiệu của anh thanh niên ( anh cán bộ nghiên  cứu sét, bác kĩ sư nông nghiệp…): tự nguyện hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì lợi ích chung  của cộng đồng; niềm say mê công việc…

III. Kết bài:

Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Sa Pa đã tạonên chất thơ, sức hấp dẫn cho truyện

Ngày đăng: 12/03/2014, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w