Ôn thi vào lớp 10 Hướng dẫn ôn thi vào 10 Đề tuyển sinh vào 10
Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 I. Dạng câu tự luận ngắn: 1. Viết một đoạn văn ( 6 – 8 câu ) nêu ý nghĩa hình ảnh tiếng chim tu hú trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu, trong đó, có câu chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, bắt đầu bằng từ “khi”. 2. Viết một đoạn văn ( 5 -7 câu ) về ý nghĩa chi tiết kì ảo kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương”. 3. “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da, Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy,nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh” ( “Truyện Kiều”, Nguyễn Du). a, Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b,Viết một đoạn văn ( tối đa 7 câu) phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ, trong đó có sử dụng câu ghép đẳng lập. 4. a. Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chỉ ra các biện pháp tu từ. b. Viết đoạn văn ( 10 -12 câu) phân tích tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong tám câu thơ trên. 5. Cho hai câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua – Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” ( “Đồng chí” – Chính Hữu ) Cho biết: a. Quê hương các anh bộ đội ở vùng nào? b. Chỉ ra biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. c. Viết một đoạn văn ngắn ( 6- 8 câu), với câu chủ đề là một câu ghép chính phụ, nêu hiệu quả của một trong số những biện pháp tu từ tìm được. 6. a. Chép thuộc khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. b. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ. c. Viết đoạn văn cảm nhận tác dụng của các biện pháp tu từ ấy. 7. Cho hai câu thơ: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. (“BTVTXKK” – Phạm Tiến Duật ) a. Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng” trong câu thơ là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Tại sao? b. Bằng hình thức một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trong đó có câu hỏi tu từ, hãy phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó. 8. Hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu, phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái, gạch chân dưới thành phần đó. 9. a. Nhớ và viết lại chính xác 3 dòng thơ tiếp theo câu thơ sau: “Ta làm con chim hót…” b. Bài thơ có chứa đoạn thơ trên là bài thơ nào? Tác giả là ai? c. Viết đoạn văn ( 10 – 12 câu ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ. Trong đoạn văn em viết có sử dụng câu cảm thán. 10. Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… a. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn ( từ 7 -10 câu ) phân tích tác dụng của các BPNT ấy. 11. Cho hai câu thơ: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương ) a. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ. b. Viết một đoạn văn ( từ 5 -7 câu ) nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó, câu kết đoạn là một câu cảm. 12. Viết đoạn văn ( khoảng 6 câu ) giải thích ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “tiếng sấm” trong câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”. II. Dạng tự luận dài ( Bài văn ): 1. Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con” (Y Phương). 2. Cảm nhận về người bà trong bài thơ “Bếp lửa”. 3. Cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong một số khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 4. Vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí”. 5. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa Đề bài: Bức tranh mùa xuân trong "Cảnh ngày xuân"( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) và "Mùa xuân nho nhỏ" ( Thanh Hải). ( Trích bài làm đạt giải Nhất, kì thi HSG môn Ngữ Văn 9- Hải Phòng, năm học 2007-2008) Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay. Nếu như hoạ sĩ dùng đường nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng hình ảnh và ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình-đặc biệt là diễn tả tình yêu thiên nhiên, yêu cái men say nồng của sắc xuân hương xuân. Hãy lật từng trang sách đến với bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hãy hoà nhịp tâm hồn vào đất trời xứ Huế với bốn câu thơ đầu trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bạn sẽ thấy non sông gấm vóc, quê hương Việt Nam đẹp biết bao! Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Và: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Nguyễn Du và Thanh Hải - Họ tuy không cùng một thế hệ thơ, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng trong tâm hồn của những người nghệ sĩ ấy luôn tràn đầy một tình yêu thiên nhiên đến lạ kì! Ngòi bút của các thi sĩ đã thăng hoa, đã đồng điệu với vạn vật tự nhiên, thổi vào đó một tình xuân, ý xuân ngọt ngào say đắm. Sao không yêu chứ, sao không ngây ngất chứ! Vẻ đẹp của xuân quê hương, xuân của lòng người rộn rã lắm, náo nức lắm. Mùa xuân ấy là màu xanh bát ngát của sự sống, của những chồi non lộc biếc đang cựa quậy trong từng vần thơ. Hai nguồn thi cảm ở hai thời đại cùng nhả những sợi tơ lòng dệt nên bức hoạ tuyệt đẹp của mùa xuân có hình khối màu sắc, có xa, có gần, có tĩnh có động, có nhịp đập trái tim thổn thức, có âm thanh rộn rã, có tình người đắm say. Chỉ một vài nét chấm phá mà sao hai bức tranh xuân ấy lại đẹp đến vậy. Ở mỗi đoạn thơ lại có những nét riêng độc đáo. Nếu như Nguyễn Du tài hoa, uyên bác trong ngôn từ thì Thanh Hải lại đằm thắm, ngọt ngào với những vần thơ đầy ắp hình ảnh. Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân đã kế thừa và sáng tạo từ một câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo thiên liên bích/Lê chi sổ điểm hoa”. Nếu như nhà thơ cổ Trung Quốc đã phác hoạ bức tranh xuân có màu xanh của cỏ non, có vẻ đẹp của mấy bông hoa lê trên cành thì Nguyễn Du lại thể hiện được cả sức xuân căng tràn, dào dạt của cỏ Cỏ càng xanh, hoa càng trắng, chỉ mấy chữ “non”, “xanh”, “trắng” mà như chứa cả hương thơm, cả sắc màu, cả tình người gửi vào đó. Nguyễn Du báo tín hiệu mùa xuân bằng “én đưa thoi” thì với Thanh Hải là một bông hoa tím biếc “mọc” giữa dòng sông xanh. Nguyễn Du đã dùng không gian để vẽ thời gian. Thời gian - thấm thoắt đã trôi qua hai tháng, nhanh như thoi đưa, chỉ đọng lại ánh sáng rực rỡ, cuối cùng của mùa xuân trong tiết thanh minh. Còn Thanh Hải với cách đảo động từ “mọc” đã phác hoạ một hình ảnh rất ấn tượng về sự sống mãnh liệt của loài hoa lục bình xứ Huế đang vươn lên giữa phông nền của dòng sông xanh căng tràn sức sống. Nguyễn Du dùng những thi liệu là “cỏ non”, cánh “én đưa thoi”, “thiều quang”, “hoa lê trắng” để vẽ lên bức tranh xuân cao rộng, thoáng đãng đầy thi vị thì Thanh Hải đã dùng những hình ảnh “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, tiếng “chim chiền chiện hót vang trời “để làm nên cái độc đáo mà chỉ ở quê hương xứ Huế mộng mơ mới có. Tiếng gọi của thanh Hải “ơi”, “hót chi” nghe sao mà tha thiết, ngọt ngào như con người Huế vốn rất đẹp, rất chân thành đó thôi. Bức tranh xuân của Nguyễn Du non xanh như tâm hồn của các cô thiếu nữ Thuý Kiều, Thuý Vân trong buổi du xuân. Bức tranh xuân của Thanh Hải tươi sáng, ân tình, chứa chan cảm xúc, thấm thía lòng người. Tâm hồn họ đều rất thăng hoa, rất thiết tha, nhưng mỗi người lại có một bút pháp nghệ thuật riêng đễ ghi đậm cái tôi cá nhân trong lòng độc giả. Nếu như Nguyễn Du đã vận dụng khéo léo thể thơ lục bát của dân tộc thì Thanh Hải cũng rất mượt mà với thể thơ ngũ ngôn ngân nga như điệu nhạc xứ Huế - trong bản hoà ca của đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Du với mười lăm năm lưu lạc, còn Thanh Hải đang phải giáp ranh với cái chết nhưng ở họ vẫn nồng cháy tình yêu thiên nhiên, đất trời, Tình cảm ấy đã hoà chung dòng chảy với các tác phẩm khác viết về mùa xuân. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng khi đọc những dòng thơ trên, lòng người đọc vẫn không khỏi xúc động, rạo rực, mê say. Có lẽ Nguyễn Du cũng như Thanh Hải sẽ còn sống mãi trong trái tim người đọc bởi những vần thơ như thế, bởi tấm lòng yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên, đất trời và con người tha thiết. Bởi chính ngòi bút của họ đã thăng hoa thành những nét vẽ khắc sâu trong hồn ta một mùa xuân bất diệt, vĩnh hằng và truyền vào lòng ta khát vọng được cống hiến, được làm "Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời " Trịnh Thị Tuyết THCS An Hưng - An Dương - Hải Phòng. Đề bài: Có người khi đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "Chiếc lá cuối cùng" của Ô.Hen-ri đã có nhận xét: "Chiếc bóng trên vách đã giết chết Vũ Nương nhưng chiếc lá trên tường lại cứu sống Giôn-xi". Hãy phát biểu ý kiến của em về vấn đề này. => một số gợi ý: - Chiếc bóng trên vách là người giả , chiếc lá trên tường là lá giả vậy mà hai cái "giả" đã đưa đến cái "thật" đối nghịch nhau: cái chết và sự sống. Con người vững lòng tin ở sự sống trong việc chờ chồng, nuôi con lại phải đi đến cái chết ( Vũ Nương ) còn con người đang đi vào cái chết lại tìm thấy sự sống ( Giôn-xi ) - Nêu ý nghĩa của hình tượng "chiếc lá" và hình tượng "chiếc bóng". + Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong truyện "Chiếc lá cuối cùng":Đây là một hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương cao cả và giàu đức hi sinh của cụ Bơ - men dành cho Giôn - xi. Tình yêu thương ấy hóa thân vào hình tượng chiếc lá và nó có sức mạnh thật diệu kì. Nó vực dậy tinh thần cho Giôn-xi, đánh thức trong cô niềm ham sống, yêu đời và đánh thức cả những khát vọng đẹp nơi cô. Một chiếc lá tưởng như nhỏ bé, mong manh mà chứa đựng trong đó bao ý nghĩa lớn lao. Nó là bài ca về lòng nhân ái, khơi gợi lên tình yêu thương cháy bỏng giữa con người với con người. + Ý nghĩa của hình tượng chiếc bóng: Chiếc bóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, giữ vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện. Nó thể hiện cái tình và vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. Đó là lòng thương nhớ, thủy chung, là khát khao đoàn tụ của người vợ; là tình yêu con của người mẹ, muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha. Đó chỉ là một trò đùa trong thương nhớ, một sự nói dối đầy thiện chí và yêu thương. Nó gợi sự gắn bó như hình với bóng vậy mà lại là con dao chia cắt, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ trẻ. Sự ngộ nhận của đứa trẻ ngây thơ, sự hiểu lầm của người chồng hồ đồ, đa nghi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết oan khiên, đáng thương của Vũ Nương. Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên một tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; một tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội cũ. =>Kết luận: Hai chi tiết, hình tượng nghệ thuật này đều chứa đựng những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà mỗi tác giả muốn gửi tới người đọc: Con người hãy yêu thương nhau, hãy biết cảm thông và chia sẻ với nhau. "Chiếc lá cuối cùng" và "Chuyện người con gái Nam Xương" quả là những tác phẩm nghệ thuật chân chính - nghệ thuật vì cuộc sống con người. Đề thi thử vào 10 THPT, năm học 2014-2015 - Dạng đề của thành phố Hải Phòng - Ra đề theo admin Học văn lớp 9. Phần I: Trắc nghiệm ( 2.0 điểm ) 1. Quê hương nhà thơ Y Phương là nơi được gọi là: A. thành đồng Tổ quốc. B. trái tim Tổ quốc. C. quê hương cách mạng. 2. Nhà thơ Y Phương là người dân tộc: A. Thái. B. Tày. C. Nùng. D. Dao. 3. Giọng điệu bài thơ “Nói với con” là gì? A. Sôi nổi, mạnh mẽ. B. Ca ngợi, hùng hồn. C. Tâm tình, tha thiết. D. Trầm tĩnh, răn dạy. 4. Từ “bé nhỏ” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào? A. Nghĩa thực. B. Nghĩa so sánh. C. Nghĩa ẩn dụ. D. Nghĩa cụ thể. 5. Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ dùng chỉ đối tượng nào? A. Những người ở cùng làng. B. Những người cùng thôn xã. C. Những người cùng nhà. D. Những người sống cùng miền đất, quê hương. 6. Trong câu văn “ TÌNH YÊU THƯƠNG, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.”, bộ phận in hoa là thành phần gì? A. Tình thái. B. Cảm thán. C. Phụ chú. D. Khởi ngữ. 7. Câu nào sau đây có chứa hàm ý? A. “Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó”. B. “Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!” C. “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…” D. “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.” 8. Trong những đề bài sau, đề bài nào KHÔNG thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? A. Suy nghĩ về tình yêu thương. B. Quan niệm của em về một tình bạn đẹp. C. Viết một bài văn ngắn với tiêu đề: “Cảm thông và chia sẻ”. D. Suy nghĩ về việc nhiều học sinh hiện nay không có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày. Phần II: Tự luận ( 8.0 điểm ) Câu 1: ( 2.0 điểm ) Viết một đoạn văn ( 6- 8 câu ) nêu ý nghĩa hình ảnh tiếng chim tu hú trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu, trong đó, có câu chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, bắt đầu bằng từ “khi”. Câu 2: ( 6.0 điểm ) Cảm nhận về người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đề thi thử vào 10 Trường THPT Chuyên Amsterdam - Hà Nội, môn Ngữ Văn ( Điều kiện ) Phần I: (5 điểm) 1.Ghi lại chính xác 11 câu thơ đầu của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương). 2.Nhận xét về nhịp thơ, cấu trúc thơ ở bốn câu thơ đầu? 3.Em hiểu như thế nào về câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”? 4.Cảm nhận của em về tình cảm của người cha đối với con và những điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời chia sẻ, dặn dò trong bài thơ “Nói với con”. (Trình bày trong khoảng 12 - 15 dòng) Phần II: (3 điểm) "Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi" (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, trang 199) 1.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hãy giới thiệu ngắn gọn về cuộc chia tay của hai nhân vật chính trong đoạn văn trên . 2.Câu văn “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.” là kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo? Ghi lại câu văn đó và gạch chân dưới các chủ ngữ trong câu. 3.Nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi” ? Phần III: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp trong khoảng nửa trang giấy thi với chủ đề: Tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần biệt lập (có chú thích). Bài viết của học sinh Hoàng Linh Phương về sự kiện Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. "Trong những ngày này, cả Việt Nam và thế giới đều đang rất quan tâm tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 01/05/2014. Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt, nhân dân ta khắp ba miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc với lãnh thổ nước ta. Từ việc trên, lần đầu tiên tôi đã có những suy nghĩ về đất nước, về lãnh thổ dân tộc. Chúng tôi, một thế hệ trẻ đã sống cách chiến tranh hơn hai mươi năm không thể hiểu được hết những cái giá mà cha ông ta đã phải trả cho chiến tranh. Tôi thấy mình thật may mắn khi đang được sống ở một đất nước hòa bình, không chiến tranh, không khói lửa - đó là điều mà đến tận thế kỷ XXI này vẫn có những quốc gia, những người dân chịu đựng từng ngày, từng giờ. Chúng tôi sống, đi học, làm việc với một nhịp sống đơn giản, thậm chí vẫn luôn nghĩ rằng những vấn đề về Tổ quốc, về chủ quyền dân tộc vẫn không phải là việc của mình mà là việc của người lớn, của Đảng, của Nhà nước. Ở trường, một trong những môn học tôi yêu thích chính là Lịch sử, đó có thể coi là điều khá trái ngược với đại bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Tôi luôn thấy hứng thú khi tìm hiểu về đất nước từ thủa hồng hoang đến khi lập nước và giữ nước. Bốn ngàn năm lịch sử, tất cả chúng ta ai cũng biết nhân dân ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc, ông cha ta bao đời đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ đất nước cho đến ngày hôm nay, để chúng tôi được sống ở một đất nước hòa bình Chủ quyền dân tộc từ bao đời nay đã được khẳng định từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đến “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Cũng vì chủ quyền đó mà nhân dân ta chấp nhận những mất mát, đau thương, chấp nhận cả những cái chết khi đi vào nơi chiến trường lửa đạn, để bảo vệ Tổ quốc. Đó là điều mà bao thế hệ trước đã làm, và tôi chắc chắn, thế hệ ngày hôm nay cũng sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hành động trái phép của Trung Quốc đã làm cho chúng tôi, những con người của một thời hòa bình phải suy nghĩ. Triệu triệu con dân nước Việt từ mọi miền của Tổ quốc đến cả những kiều bào ở nước ngoài đều bất bình, phẫn nộ trước hành vi ngang ngược, bất hợp pháp của Trung Quốc. Có người giấu những suy nghĩ đó trong lòng, có người xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc, thậm chí có những bạn trẻ đã bày tỏ quan điểm rất mạnh mẽ trên Facebook. Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, nhưng tôi tin trong mỗi chúng tôi, đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái tim yêu nước nồng nàn. Là một đất nước đã đi qua nhiều cuộc chiến, hiểu rõ những mất mát, đau thương trong chiến tranh, nên chúng ta, với hành động ngang ngược của Trung Quốc vẫn đang tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình và ngoại giao, để giữ gìn từng vùng biển ngoài xa. Ở tuổi 18, chúng tôi dần dần có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập để sau này trở thành người có ích cho đất nước, chúng tôi dần dần biết suy nghĩ trước mọi vấn đề của đất nước, biết phẫn nộ khi đất nước bị xâm phạm chủ quyền". *ĐÍNH CHÍNH về hình ảnh "trái tim" trong câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim" ( Phạm Tiến Duật ) - Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ trên là hình ảnh HOÁN DỤ. Chính xác hơn là HOÁN DỤ kép. + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng ; ý chí chiến đấu, tinh thần sẵn sàng hi sinh vì miền Nam của người lính. - Nhiều người, đặc biệt là Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh lại cho đây là hình ảnh ẨN DỤ. Tôi không đồng tình. - Có người dạy học sinh rằng: ẩn dụ đúng mà hoán dụ cũng đúng. Vậy thì phân biệt ẩn với hoán làm gì cho đau đầu! - Cần lắm ý kiến của các thầy cô để học sinh đỡ hoang mang! Đề thi thử vào 10 THPT, năm học 2014-2105 - Dạng đề của thành phố Hồ Chí Minh - Ra đề theo admin Học văn lớp 9. Câu 1: ( 1.0 điểm ): “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom…” ( “Khoảng trời, hố bom” – Lâm Thị Mĩ Dạ ) Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng đến truyện ngắn nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nét nổi bật trong tâm hồn và tính cách của nhân vật đó là gì? Câu 2: ( 1.0 điểm ) Việt Nam ơi, hãy cùng nắm chặt tay. Ừ nước bé, nhưng hùng gan, bền chí. Quyết không để bọn ngoại bang khinh thị. Bốn ngàn năm phải giữ trọn biển đất này. ( “Mẹ kể con nghe” – Dương Phạm ) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ? Câu 3: ( 3.0 điểm ) Trong bài viết “Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, 6/2009”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có viết: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đó là "sự kiện 1/5" gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng người dân đất Việt. Ngày 11/5/2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ Quốc. Từ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, từ những sự kiện trên, em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc. Câu 4: ( 5.0 điểm ) Một chi tiết nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn trong một truyện ngắn hiện đại em đã được học. Đề thi thử vào 10 THPT, năm học 2014 - 2015 - Dạng đề của thành phố Hà Nội Phần I: ( 6.0 điểm ) Một khổ thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” có câu thơ đầu: “Ta hát bài ca gọi cá vào…” 1. Em hãy chép chính xác những câu còn lại của khổ thơ này và cho biết tên tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu cuối khổ thơ. 3. Bằng một đoạn văn diễn dịch ( từ 8 đến 10 câu ), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép lặp, em hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người lao động được thể hiện trong bài thơ. 4. Từ bài thơ và thực tế hiện nay, em suy nghĩ như thế nào về tình cảm và trách nhiệm của mỗi công dân với biển đảo đất nước? Phần II: ( 4.0 điểm ) Cho đoạn văn trích trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…” 1. Em hiểu gì về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”? 2. Nhân vật này cho em hiểu biết gì về tinh thần yêu nước của con người Việt Nam? 3. Trong đoạn trích, ông Hai có tâm trạng như thế nào? Vì sao? 4. Tác dụng của các từ láy cùng hai câu hỏi được sử dụng trong đoạn trích? ( P/s: Chính xác đây là đề thi thử đợt 2 của quận Hà Đông, Hà Nội năm ngoái ) Đính chính về cách hiểu câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” ( “Sang thu” – Hữu Thỉnh ) Ad đã đọc bài viết của PGS.TS Chu Văn Sơn và cô Nguyễn Thị Kim Lan – Chuyên viên Sở GD&ĐT Hải Phòng.Trong đó có viết về câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” hiểu là: Thu sang, khí trời se lạnh, trên bầu trời trong xanh, cao rộng, những cánh chim đang gấp gáp, vội vã bay đi lánh rét. Trong thực tế, thì có một số loài chim như vậy! Có người lại cho rằng: Cách hiểu đó chưa hợp lí cho lắm! Họ trình bày cách hiểu của mình như sau: “Tôi còn nhớ, khi chậu hoa cúc trước sân bắt đầu tàn và thông tin thời tiết trên chiếc loa công cộng đầu xóm dự báo gió mùa đông Bắc sắp tràn về cũng là lúc bọn trẻ chúng tôi trèo lên sân thượng say sưa ngắm từng đàn chim đang lũ lượt bay về phương Nam đi tránh rét. Đó chính là thời điểm cuối thu đầu đông, mà thời gian được nói đến trrong bài thơ là mới bắt đầu sang thu thì làm sao đàn chim lại có thể bay về phương Nam đi tránh rét. Theo cách hiểu của tôi,mùa hạ bao giờ ngày cũng dài còn đêm thì ngắn, vừa mới sang thu nên đàn chim chưa quen với thời gian biểu mới cứ mải mê kiếm ăn đến khi giật mình nhìn lại thì chiều đã muộn nên vội vã bay về tổ ấm của mình”. => Hai cách hiểu trên đều hợp lí. Không thể nói ai đúng ai sai được. Hiểu theo cách nào cũng được. Lưu ý thêm một điều! Bài thơ “Sang thu” sử dụng rất thành công bút pháp cổ điển ( Điều này trong quá trình giảng dạy thì phần lớn là các giáo viên không nói đến). Mà bút pháp cổ điển: gợi chứ không tả, linh hồn của cảnh vật hiện về qua một vài nét phác họa. Câu thơ, hình ảnh thơ chừa lại rất nhiều khoảng trống, người đọc bằng suy nghĩ, trí tưởng tượng của mình để lắp đầy khoảng trống đấy. Bởi vậy, cách hiểu không bó buộc, miễn sao phải có lí lẽ thuyết phục. Dành cho học sinh thành phố Hồ Chí Minh và học sinh thi Chuyên (Theo cô Nguyễn Thanh Huyền. GV.THPT chuyên Nguyễn Trãi - TP.Hải Dương) KIỂU BÀI SO SÁNH Kiểu bài khó nhất em ơi Có ba cách để mình khơi mạch nguồn Cách 1: chung – riêng rõ luôn Cách 2: tìm hiểu cơn nguồn mới hay Tách từng khía cạnh xem này Chung – riêng mỗi phía dở hay thế nào Cách 3: phân tích kĩ vào Từng đối tượng một ra sao, có gì Rồi tổng kết mới chỉ ra: Chung – riêng từng điểm…nói thì ngắn thôi Tùy em đấy, tùy em thôi Chọn sao cũng được, dễ thời ta đi! Trong khi so sánh nhớ ghi: Đừng so hơn – kém làm chi em à Phụ tấm lòng của người ta Làm người buồn tủi ắt là không hay Chỉ cần nhìn rõ điểm này: Điểm chung – cơ sở nào đây hình thành? Điểm riêng cũng phải rành rành: Do phong cách để tạo thành sắc hương? Hoặc do thời đại mở đường? (Không khí xã hội am tường cũng hay!) Do đòi hỏi của điều này: Nội dung, tư tưởng sâu dày mà nên? Cũng do điều này nữa em: Xuất thân nhân vật lại kèm hướng đi Của cuộc đời…của những gì Khó mà nói hết trong khi chưa làm Chỉ cần em đừng quá ham Phô kiến thức trong khi làm bài văn Chỉ cần em biết băn khoăn Tìm tòi, nghiền ngẫm…khó khăn không lùi Là sẽ thấu mọi nỗi đời Trong chung – riêng ấy em ơi…lo gì! Cuối truyện "Những ngôi sao xa xôi", chi tiết nào xuất hiện thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên trong tâm hồn các cô gái ? A. Hoàng hôn sau rặng núi xa B. Cơn mưa đá C. Tiếng suối róc rách chảy D. Bầu trời đêm đầy sao Đề bài: Cảm nhận khổ 1 và 2 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải). Theo cô Hoàng Thị Vĩnh - GV trường THCS Đằng Hải - Hải Phòng. I.Mở bài: - Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Chiều [...]... Huế cũng góp vào đó một "Mùa xuân nho nhỏ” Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thi t tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến của tác giả.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thi n nhiên, mùa xuân đất nước II.Thân bài: 1 Khái quát (Dẫn dắt vào bài): - Ở vị trí phần đầu của thi phẩm, đoạn... được, không cần viết dài) Bởi vì kết bài không có điểm Nhưng phải có kết bài ( để có được một bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ 3 phần: mở - thân - kết ) Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 năm học 2011-2012 – tỉnh Thừa Thi n Huế ThS Cao Đăng Ngọc Phượng – Chuyên viên Sở GD&ĐT Thừa Thi n Huế giới thi u Câu 1: 8 điểm: Nam Cao từng viết trong tác phẩm “Lão Hạc”: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không... với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím” Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng, với... Nam Cao là một cái tên không thể thi u khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo Tham gia vào dòng văn học 1930-1945 tuy là muộn so với các nhà văn khác nhưng bằng cách “khơi những nguồn chưa ai khơi” Nam Cao đã ghi vào lòng độc giả những ấn tượng riêng và có một vị trí đứng vững chắc Ông viết rất nhiều tác phẩm như “Sống mòn”, “Một bữa no”, “Đời thừa”… nhưng không thể không kể tới tác phẩm “Lão... hay gán cho đối tượng những định kiến lệch lạc Từ đó mà sống và cư xử với đối tượng thi u sự cảm thông, chia sẻ, thi u tình người - Trong cuộc sống, không nên chỉ căn cứ vào hiện tượng mà cần suy xét sâu xa đến bản chất; phải luôn nhìn nhận con người và sự việc gắn với từng hoàn cảnh cụ thể, khách quan; tuyệt đối không để những định kiến cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi làm sai lệch những đánh giá của bản... khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945 Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc Đây là một nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ: tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp Nam Cao đã rất thành công trong cách xây dựng nhân vật Thông qua cái nhìn ông giáo – một nhà trí thức, Nam... xuân thi n nhiên xứ Huế và mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng Nếu mùa xuân của đất trời mang vẻ đẹp tươi trẻ, tràn trề sức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng 2 Mùa xuân thi n nhiên xứ Huế: - Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thi n nhiên được nhà thơ phác họa bằng hình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” Xứ Huế vào xuân... B Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, từ nhiều hướng, trên cơ sở hiểu ý nghĩa của câu văn trích từ truyện ngắn “Lão Hạc” Sau đây là một số gợi ý: - “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…,không bao giờ ta thấy họ…,không bao giờ ta thương” Thực chất, câu văn đang ngầm đặt ra vấn đề: nếu cố tìm thì sẽ hiểu, sẽ không thấy họ “gàn dở, ngu ngốc,... động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng” Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy Xưa nay, không ít người cha,... thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng nào Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ Năm 1977, ông tham gia . Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 I. Dạng câu tự luận ngắn: 1. Viết một đoạn văn ( 6 – 8 câu ) nêu ý nghĩa hình. lắm ý kiến của các thầy cô để học sinh đỡ hoang mang! Đề thi thử vào 10 THPT, năm học 2014- 2105 - Dạng đề của thành phố Hồ Chí Minh - Ra đề theo admin Học văn lớp 9. Câu 1: ( 1.0 điểm ): “Chuyện. sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống