Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn… hoặc những nhận định chung v
Trang 1Cách làm mở bài
Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết
phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết
cho một cái mở bài” Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần
thân bài và kết luận là điều không thể Sau đây là một số phương
pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều
thời gian
Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở
bài Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói
được vấn đề đặt ra trong đề bài Trúng là khi mở bài gọi tên đúng,
chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu Mở bài hay là khi nó kết được
cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở Tùy vào
dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc
gián tiếp”
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không
câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách
trực tiếp nhất, rõ ràng nhất Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự
hạn chế của một mở bài trực tiếp Nó ít khi có được sự mềm mại,
uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có
Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc
Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc
có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng
ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn
đề cần nghị luận Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có
liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu Thường thì có 4 cách
mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát
hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy Chẳng
hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt
đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…”
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt
ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc
3 nguyên tắc làm mở bài
Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian Các bạn lưu ý nhé:
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần
mở bài
- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung
về các tác phẩm, tác giả
Trang 2ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,5 điểm)
Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và
phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ
Câu 2: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của
nhà văn Kim Lân.
GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2,5 điểm)
Học sinh chép được chính xác bài thơ cho 0,5 điểm Nếu sai 3 lỗi về
từ ngữ hoặc chính tả thì trừ 0,25 điểm.
Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với
nghĩa tả thực là quá trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột
rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới cho vào bánh chìm xuống
nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận
của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời
mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi
lênh đênh Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm
sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của
Hồ Xuân Hương.
Câu 2: (5 điểm)
Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu
những suy nghĩ về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu
nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau :
a Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân
trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất
nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng
chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang) Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình
về tình cảm yêu làng, yêu nước.
b Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai :
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt.
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng
vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.
c Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng.
d Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.
Trang 3Đề số 2
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Viết khoảng 5 câu nhận xét
về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong
sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc
trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi,
điểm
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi
mát.
Câu2:(5điểm)
Yêu cầu : bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh
đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không khí làm chủ Cụ thể :
1 Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
2 Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá :
a Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
- Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm :
- Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng
c Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về :
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không
Trang 4khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư
dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là
trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm
của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn
dặm phơi.
3 Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người
ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây
dựng quê hương đất nước giàu đẹp
Đề số 3
Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước
của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ.
Trả lời:
Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về
số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ
Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau :
a Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số
phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học
trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm
thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu
biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam
Xương.
b Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm :
* Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức
hạnh :
- Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp
hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa
tròn” Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói
tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi
ba chìm vẫn giữ tấm lòng son Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương :
mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không
từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà" Nàng luôn là người vợ
thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài
theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín
núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng.
+ Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng
trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, […], xanh
kia quyết chẳng phụ con" Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay
chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
+ Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được
xã hội coi trọng :
- Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :
Trang 5"Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
- Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới
kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy
chồng giầu có Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho
Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông
trong chế độ gia trưởng phong kiến Hơn nữa Trương Sinh là người
có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng
của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất Lời nói của đứa trẻ ngây
thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông
trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư" Cách xử
sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc
của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem
trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình,
đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan
nghiệt của người phụ nữ Người phụ nữ đức hạnh ở đây không
được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô
lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ
đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc
đời mình.
c Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh
rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả
lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ
Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương
thời
Đề số 4
Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo".
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng :
"Đầu súng trăng treo" Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý
nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và
mơ ước đến tương lai hoà bình Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của
Câu2:(6điểm)
Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản :
Trang 6a Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn
Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến
đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu
không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay
định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ
ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại
Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba Người
đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó
đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh Tình
cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia
đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha
nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong
bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi
người khiến chúng ta cảm động Những hành động ôm hôn ba của
bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông.
Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi
xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong.
Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho
con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông
chạnh lòng Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó Sự
hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những
thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các
anh thật lớn lao.
- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh
éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân
tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó.
Học sinh chép chính xác khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh
cá Sai từ 3 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm.
Phân tích nghệ thuật nhân hoá và so sánh có trong đoạn thơ, phát
hiện được những từ thể hiện các biện pháp đó : "như hòn lửa",
"sóng cài then", "đêm sập cửa" Nhận thấy tác dụng của các hình
ảnh góp phần gợi cho người đọc hình dung cảnh biển trong buổi hoàng hôn rực rỡ, lung linh và hùng vĩ Sự bao la của vũ trụ đầy bí
ẩn, mang một cảm quan mới của nhà thơ gắn với thiên nhiên, với biển, với trời.
Câu2:(5,5điểm)
Trang 7Yêu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về
một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và
Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học
tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói
lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt.
b Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan
và có truyền thống văn học.
- Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi
sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt Như vậy, năng khiếu
văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong trái tim yêu
thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá
trị cả về chữ Hán và chữ Nôm.
c Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn
bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi
phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống
của con người.
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện :
ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại
thành của ngôn ngữ văn học dân tộc
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 6
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người
của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập
Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt,
mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Trang 8+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa
ghen, liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các
của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con
người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài
hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều,
qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi
truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
Câu2:(6điểm)
Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung
người lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với
những ý cơ bản sau :
a Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào
năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Chân
dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí nồng
hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành
quân.
b Phân tích những đặc điểm của người lính :
* Những người nông dân áo vải vào chiến trường :
Cuộc trò chuyện giữa anh - tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất
thân rất gần gũi chân thực Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó,
"nước mặn đồng chua" Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những
người lính cách mạng Chính điều đó cùng mục đích, lí tưởng chung
đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ
quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau Lời thơ mộc
mạc chân chất như chính tâm hồn tự nhiên của họ.
* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :
- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên
nhau chiến đấu : "Súng bên súng đầu sát bên đầu"
- Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh
thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : "Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỉ".
Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định, là thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ : + Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của
nhau : "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày" "Giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính".
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính:
"Áo anh rách vai" chân không giày Cùng chia sẻ những cơn "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi".
+ Hình ảnh : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh sâu
sắc nói được tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính.
* Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ :
- Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm : "Gian nhà không
mặc kệ gió lung lay" Họ ra đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh
đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì vậy họ gửi lại quê hương tất cả Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.
- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang Bên cạnh người lính có thêm một người bạn : vầng trăng Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Trang 9LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 7
Câu 1: (3 điểm)
Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được
tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu Hãy phân
tích ý nghĩa của các chi tiết đó
Câu 2 (4,5 điểm)
Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 7
Câu1:(3điểm)
Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : cảnh Vũ Nương gặp Phan
Lang dưới thuỷ cung, cảnh sống dưới Thuỷ cung và những cảnh Vũ
Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết
thúc câu chuyện Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng yếu tố li kì và
làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù đã chết nhưng
nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình.
- Câu nói cuối cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở
về nhân gian được nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện
thực xã hội đó không có chỗ cho nàng dung thân và làm cho câu
chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : người chết
không thể sống
lạiđược.
Câu2:(4,5điểm)
Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức
tranh tâm tình xúc động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
a Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của
nó trong văn bản và tác phẩm.
b Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ :
- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của
nàng Kiều : có tác dụng nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng.
- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp
thoáng, cánh hoa trôi man mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm
ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân
phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu đến kinh sợ Ngọn giáo cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
c Khẳng định nỗi buồn thương của nàng Kiều cũng chính là nỗi buồn thân phận của bao người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ mà nhà thơ cảm thương đau xót.
Trang 10LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 8
Câu1:(1,5điểm)
Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và nhận xét về cách dùng từ ngữ
Câu2:(6điểm)
Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên
cứu Kiều Nguyệt Nga
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 8
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng
những điển tích, điển cố sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung
và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ hiếu của Kiều Các hình
ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể hiện
tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Câu2:(6điểm)
Nêu được những cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên :
a Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống : một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
b Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời Gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
c Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh
thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương" Vậy mà Vân Tiên
vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt
Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê truyện Tam quốc không
mấy ai không thán phục Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
d Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu Thấy hai cô con gái còn chưa hết hãi
hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ dòng lâu la"
và ân cần hỏi han Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên
vội gạt đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra" Ở đây có phần câu
Trang 11nệ của lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm
nhường của Vân Tiên : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn" Chàng
không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về
thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ
chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một
bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn Dường như đối với
Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con
người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng Đó là
cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo
hán
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 9
Câu1:(2,5điểm)
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: (5 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa
Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 9
Câu1:(3,5điểm)
Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng
nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng Từ láy "nao nao" gợi
sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng
và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.
Câu2:(4điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để
viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân
vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh :
a Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ
là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống
Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc Các dẫn chứng tiêu biểu : một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi,
Trang 12một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự
khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà
cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới
thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải
tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ,
tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà là những
sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người
lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 10
Câu1:(1,5điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và
phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ
Câu2:(6điểm)
Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu
biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan
điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 10
(Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và
mơ ước đến tương lai hoà bình Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu2:(6điểm)
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế
đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.
b Biểu hiện và phân tích tác hại :
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
Trang 13- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi
trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 11
Câu1.(3,5điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có
chung chủ đề Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
b Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai
đoạn thơ trên.
Câu2:(4điểm)
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định
trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 11
Câu1:(3điểm)
a Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau : + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau : + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng
Trang 14Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa
phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình
cảm, cảm xúc Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa
thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa
Bác Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và
chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những
cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu2:(4,5điểm)
a Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống
hiến cho đất nước trong văn học Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm
cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.
b Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
* Vẻ đẹp trong cách sống :
+ Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm
suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa Công việc là đo gió, đo
mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất…
- Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính
xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở
dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
- Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên
đỉnh núi cao không một bóng người.
- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp
gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ
động : trồng hoa, nuôi gà, tự học
+ Cô thanh niên xung phong Phương Định :
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên cao điểm giữa một vùng
trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom
đạn và sự nguy hiểm, ác liệt Công việc đặc biệt nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà
cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
* Vẻ đẹp tâm hồn :
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa :
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó
là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
+ Cô thanh niên Phương Định :
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được
sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh
c Đánh giá, liên hệ :
Trang 15- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con
người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình
ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian
khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc Liên hệ với lối sống, tâm
hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 12
Câu1:(1,5điểm)
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 12
Câu 1: (1,5 điểm)
Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục
đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ Những lí do
anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc Mỗi từ
vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: (6 điểm)
a Mở bài : Giới thiệu bài thơ Ánh trăng ra đời năm 1978, sau khi
đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam một thuở gian lao anh dũng ; trăng trong hiện tại nhắc nhở người lính về lối sống ân tình thuỷ chung
b Thân bài :
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh : sông, đồng, bể, rừng… Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ tượng trưng : là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, đồng thời là đồng chí đồng đội, gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng…
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ, người lính khi anh tự thú nhận đã có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính
Trang 16LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 13
Câu1:(1,5điểm)
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn
đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.
Câu2:(6điểm)
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ
vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính
Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo Qua hai bài thơ
Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 13
Câu1:(1,5điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn" Chép sai ảnh hưởng nghĩa
của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức
giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng Dùng "hờn" mới đúng dụng
ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong
quan niệm hồng nhan bạc phận Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn
ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười
lăm năm lưu lạc.
Câu2:(6điểm)
Yêu cầu : Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí.
Nội dung : 1.Mở bài : Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
2 Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung :
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính Nội dung1 :
- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp.
- Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn Nội dung 2 :
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ
Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ
về tiểu đội xe không kính).
3 Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính.
Trang 17LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý
nghĩa của hai câu thơ ?
Câu2:(6điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao
GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 16
Câu1:(1,5điểm)
Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí
ấm áp và sự sinh động của cảnh vật như còn phảng phất bàn tay và
hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo hoang tàn như hai câu
Câu 2: (6 điểm)
a Mở bài : Giới thiệu chung về Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, nêu
nội dung chủ đề là tác phẩm viết về người nông dân, về cái đói và nhân cách cao đẹp của con người với cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
b Thân bài : Phân tích các đặc điểm sau của nhân vật :
* Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Cuộc sống cày thuê, cuốc mướn, vợ lão vì làm nhiều, lao lực mà chết.
- Lão nghèo không có tiền cưới vợ cho con khiến con lão phẫn chí
bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão bị ốm đồng thời làng mất nghề ve sợi nên không kiếm được việc làm, sống tạm bợ ăn củ chuối quả sung qua ngày, cuối cùng phải bán con chó vàng là người bạn duy nhất của lão.
- Bán chó xong, với những day dứt lương tâm cùng những tính toán của người lương thiện, lúc tuổi già lão đã tìm đến cái chết bằng liều
bả chó.Cái chết của lão phản ánh sự cùng quẫn bế tắc của người nông dân trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đè nặng lên vai người nông dân.
* Tấm lòng lương thiện của một người cha thương con và giàu lòng
tự trọng.
- Lão yêu con với nỗi niềm day dứt của người cha chưa làm tròn bổn phận, chưa lo cưới vợ được cho con nên trong các câu chuyện với ông giáo hay cậu Vàng lão đều nhắc tới con với nỗi nhớ nhung cùng những tính toán cho con khi nó trở về.
- Lão bòn vườn, bán chó, gửi tiền và vườn nhờ hàng xóm trông nom cho con rồi ra đi chứ quyết không tiêu của con lấy một hào Sự hi sinh của lão âm thầm mà cao thượng.
- Lão tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách cao thượng của mình bởi lão đã từ chối sự giúp đỡ của mọi người, lão sợ sống nữa
sẽ không giữ mình mà đi theo gót Binh Tư chăng ?
Trang 18- Cảnh lóo õu yếm con chú vàng cựng những cỏch chăm súc, tõm
sự của lóo với nú, cảnh lóo khúc như con nớt khi bỏn nú khiến người
đọc cảm động và thương cảm ngậm ngựi cho số phận của lóo.
c Kết luận : Nam Cao đó gạn đục khơi trong, phỏt hiện trong những
cuộc đời đen tối ấy thứ ỏnh sỏng của lương tri, của tỡnh thương làm
người ta thấy tin yờu cuộc đời hơn.
ễn luyện ngữ văn 9
Bài 1 Câu 1 Đoạn văn
Cảm nhận của em trớc bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trongbốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “TruyệnKiều” của Nguyễn Du)
Gợi ý:
a Yêu cầu về nội dung:
- Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" làmột bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân
+ Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân
thấm thoắt trôi mau Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùaxuân, rộng lớn, bát ngát
+ Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới
mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn
qua: đờng nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật…
- Tâm hồn con ngời vui tơi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiêntrong trẻo, tơi tắn hồn nhiên
- Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngônngữ biểu cảm gợi tả
Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì
về những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ýkiến của em
Gợi ý : I/ Tìm hiểu đề :
Trang 19- Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới
trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam thời kháng chiến
chống thực dân Pháp Cái tình cảm có tính chất chung đợc nhà
văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai Vì thế
cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu
n-ớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai
- Nhng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành
động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong
nội tâm nhân vật Do đó phải phân tích kĩ diễn iến tâm trạng ông
Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc Từ đó làm nổi rõ
đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nớc của nhân vật
- Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi
đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh
sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính truyền thống với những
chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam
trong sự giác ngộ cách mạng
- Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhng để phân tích đợc trọn
vẹn, có thể trình bày lớt qua về nhân vật ở những đoạn khác
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trớc Cách
mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp
văn hoá xứ Kinh Bắc Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am
hiểu ngời nông dân Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện
tinh thần kháng chiến của ngời nông dân
- Truyện ngắn Làng đợc viết và in năm 1948, trên số đầu tiên
của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc Truyện nhanh chóng
đợc khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao
của dân tộc, tình yêu nớc, thông qua một con ngời cụ thể, ngời
nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến
mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp
B- Thân bài
1 Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của
toàn dân tộc, tình cảm quê h ơng đất n ớc Với ng ời nông dân
thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê h ơng đã hoà nhập trong tình yêu n ớc, tinh thần kháng chiến Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2 Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con ng
ời, nhân vật ông Hai ở ông Hai tình cảm chung đó mang
rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê
- Cái làng đó với ngời nồn dân có một ý nghĩa cực kì quantrọng trong đời sống vật chất và tinh thần
ông Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đờng, đắp ụ,
xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đờng hầm bí mật,…” đã xong cha?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận,
náo nức trớc tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí,
chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không b-
ớc sớm”.
c Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu n ớc của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, cha tin Nhng khi ngời
ta kể rành rọt, không tin không đợc, ông xấu hổ lảng ra về Nghe
họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì
chúng nó “cũng bị ngời ta rẻ rúng, hắt hủi” Ông giận những ngời
ở lại làng, nhng điểm mặt từng ngời thì lại không tin họ “đổ đốn”
ra thế Nhng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt
ông phải tin là họ đã phản nớc hại dân
Trang 20- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài Cai tin nhục nhã
ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp Ông
luôn hoảng hốt giật mình Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà
- Tình cảm yêu nớc và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong
cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về
làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không
đâu chứa chấp ngời làng chợ Dầu Nhng tình yêu nớc, lòng trung
thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại
dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhng làng theo Tây thì phải thù”.
Nói cứng nh vậy nhng thực lòng đau nh cắt
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ đợc bộc lộ một
cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa
con út ngây thơ Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với
anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng
thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ
Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ
trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
• Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống
(chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc)
• Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng
chiến mà biểu tợng của kháng chiến là cụ Hồ đợc biẻu lộ
rất mộc mạc, chân thành Tình cảm đó sâu nặng, bền
vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai
Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai
d Khi cái tin kia đ ợc cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục đ ợc
trút bỏ, ông Hai tột cùng vui s ớng và càng tự hào về làng chợ
Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu
hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nớc” của
ngời nông dân lao động bình thờng
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thểhiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng khángchiến của ông
3 Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là
nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của ng ời nông dân d ới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bêntrong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ,hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của ngời nông dânlại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, ngời đọc thấm thía tình yêu làng, yêunớc rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quýtrong những ngời nông dân lao động bình thờng
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hơng trong tình yếu
đất nớc là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúngcách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chútrọng làm nổi bật Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trongnhững thành công đáng quý
_
Bài 2
Câu 1 Đoạn văn
Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh
tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ởkhổ thơ:
Bỗng nhận ra hơng ổi Phả vào trong gió se
Sơng chùng chình qua ngõ Hình nh thu đã về.
(Sang thu –Hữu Thỉnh)
Trang 21Gợi ý :
1 Về hình thức:
- Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, có thể dùng
đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp – phân tích – tổng hợp
- Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn
đạt
2 Về nội dung:
- Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian đợc nà thơ
cảm nhận tinh tế qua hơng ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió
se, lan toả trong không gian và qua nàn sơng mỏng “chùng
chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đờng thôn
- Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ đợc diễn tả
qua các từ “Bỗng” – “hình nh” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là
sự ngạc nhiên thú vị nh còn cha tin hẳn
Câu 2 Đoạn văn
Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng ma”
a Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo
b Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là ngời sáng
tác?
c Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
d Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa đợc nhắc đến nhiều
lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
c Từ “nhóm” trong đoạn thơ đợc nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với
cả nghĩa đen và nghĩa bóng
- Nghĩa đen : Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt
dễ cháy lên
- Nghĩa bóng : Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con ngời những
tình cảm tốt đẹp
d
- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
+ Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của ngời bà Nhớ đến bếplửa là cháu nhớ đến ngời bà thân yêu (bà là ngời nhóm lửa) vàcuộc sống gian khổ
+ Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềmyêu thơng, niềm vui sởi ấm, san sẻ
+ Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc,kì diệu, thiêng liêng
- Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kìdiệu nang bớc cháu trên suốt chặng đờng dài
+ Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thơng, niềm tin mà bà truyềncho cháu
Câu 3 Bài làm văn
Vẻ đẹp và sức mạnh của ngời lao động trớc thiên nhiên – vũ
trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Gợi ý:
A Phần thân bài
1 Bức tranh thiên nhiên trong ài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
* Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnhthiên nhiên hoành tráng
- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh đợc đặt ở vị rí
mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian
là nhịp tuần hoàn của vũ trụ
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền
mà là đoàn thuyền tấp nập
Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên,
2 Ng ời lao động giữa thiên nhiên cao đẹp
* Con ngời không nhỏ bé trớc thiên nhiên mà ngợc lại, đầy sứcmạnh và hoà hợp với thiên nhiên
- Con ngời ra khơi với niềm vui trong câu hát
- Con ngời ra khơi với ớc mơ trong công việc
Trang 22- Con ngời cảm nhận đợc vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
- Ngời lao động vất vả nhng tìm thấy niềm vui, phấn khở trớc
thắng lợi
Hình ảnh ngời lao động đợc sáng tạo với cảm hứng lãng mạn
cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới Thiên
nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao Tình yêu cuộc sống
mới của nhà thơ đợc gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng
trong đó có hai câu thơ :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm ngời thế ấy cũng phi anh hùng”
a Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
b Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm
đó
c Em hiểu nghĩa của hai câu thơ nh thế nào? Tác giả muốn
gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
Gợi ý:
a Hai câu thơ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga”, trích trong tác phẩm truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ
Nguyễn Điình Chiểu
b Giới thiệu đợc những nét chính về cuộc đời của Nguyễn
Đình Chiểu:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại
quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ
Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh ThừaThiên Huế
- Đỗ Tú tài năm 21 tuổi, nhng 6 năm sau ông bị mù
- Sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhândân
- Thực dân Pháp xâm lợc Nam Kì, ông tích cực tham gia khángchiến, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhândân Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩmvăn chơng có giá trị nhằm truyền bá đạo lí và cổ vũ lòng yêu n-
ớc, ý chí cứu nớc
c Biết vận dụng kiến thức từ Hán – Việt để giải thích ý nghĩahai câu thơ Từ đó rút ra ý tứ của tác giả muốn gửi gắm qua haicâu thơ
- Kiến: thấy (chứng kiến).
- Ngãi: (nghĩa): lẽ phải làm khuôn phép c xử.
- Bất: chẳng, không.
- Vi: làm (hành vi).
- Phi: trái, không phải.
* Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợpvới lẽ phải mà không làm thì không phải là ngời anh hùng
* Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một qua niệm đạo lí:ngời anh hùng là ngời sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô t,không tính toán Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên Đó
là cách c xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùnghảo hán
Câu 2 Đoạn văn
a Cho câu thơ sau:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
… Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp củaThuý Kiều
b Em hiểu nh thế nào về những hình tợng nghệ thuật ớc lệ
“thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao emchọn nghệ thuật ấy?
Trang 23c Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự
báo trớc cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là
rõ ý kiến của em?
Một hai nghiêng nớc nghiênh thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”.
+ “Thu thuỷ” (nớc hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều
trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nớc
màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng,
long lanh, linh hoạt
+ “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên
gơng mặt trẻ trung tràn đầy sức sống
+ Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì
vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày đợc ẩn đi, chỉ xuất hiện vế
đợc so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”
c Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo tr ớc
cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh”
Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải
đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ,
đầy trắc trở
Câu 2 Tập làm văn
Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả
sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng
chiến chống Pháp
Gợi ý:
I/ Tìm hiểu đề
- Đề đã xác định hớng phân tích bài thơ: bài thơ đã diễn tảsâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì khángchiến chống Pháp
- Để tìm đợc ý cần đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi:
+ Tình đồng chí ấy biểu hiện cụ thể ở những điểm nào?
+ Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào thể hiện từng luận điểm
đó?
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại
đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệmthực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiếndịch Việt Bắc
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (nh đề bài đã nêu) B- Thân bài:
1 Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
- Xuất thân nghèo khổ: Nớc mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
- Chung lí tởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày
càng tiến lại gần nhau rồi nh nhập làm một: nớc mặn, đất sỏi đá (ngời vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi ngời xa lạ, chẳng hẹn
quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt
nhấn, một sự kết tinh cảm xúc)
2 Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
- Họ cảm thông chia sẻ tâm t, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nơng, lo
cảnh nhà gieo neo (ruộng nơng… gửi bạn, gian nhà không …
lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm
phải hiểu ngợc lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nớc,
gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rétrừng nguy hiểm: những chi tiết đời thờng trở thành thơ, mà thơ
hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ
Trang 24sóng đôi nh hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi
có vài mảnh vá ; miệng cời buốt giá / chân không giày ; tay
nắm / bàn tay.
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thơng nhau tay
nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vợt
qua bao gian lao, bệnh tật)
3 Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sơng
muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ
chiến đấu : chờ giặc.
- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại đợc kết tinh trong
câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (nh bức tợng đài ngời lính,
hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu
hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần
chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)
C- Kết bài :
- Đề tài dễ khô khan nhng đợc Chính Hữu biểu hiện một cách
cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình
dị của đời thờng Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết
về ngời lính
- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhng tình cảm của ngời
lính, sự hi sinh của ngời lính vẫn cao cả, hào hùng
b Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình
ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con ngời lao động
trên biển khơi bao la Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy
- Tác giả của bài thơ: Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ đợc viết vào tháng 11năm 1958, khi đất nớc đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp, miền Bắc đợc giải phóng và đi vào xâydựng cuộc sống mới Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng
mỏ Quảng Ninh Bài thơ đợc ra đời từ chuyến đi thực tế đó
b Học sinh phải chép đúng và đue các câu thơ viết về con
ng-ời lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
Lớt giữa mây cao với biển bằng
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
c Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh vànhân hoá
- “Mặt trời xuống biển nh hòn lửa”
+ “Mặt trời” đợc so sánh nh “hòn lửa”.
+ Tác dụng: khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánhvới thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoànghôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngợc lại, rực rỡ,
ấm áp
- “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
+ Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của
con ngời sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
+ Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ nh một ngôi nhà lớn, với màn
đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng làthên cài cửa Con ngời đi trong biển đêm mà nh đi trong ngôinhà thân thuộc của mình Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạngthái nghỉ ngơi, con ngời lại bắt dầu vào công việc của mình, chothấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nớc của ngời lao
động mới
Câu 2 Đoạn văn
Trang 25Ruộng nơng anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
Giếng nớc gốc đa nhớ ngời ra lính
1 Ghi rõ tên, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có
những câu thơ trên
Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng
tác để hiểu bài thơ hơn?
2 Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê
quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ
đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp
3 Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì
khiến em có sự liên tởng đó
Gợi ý:
Câu 3 Tập làm văn
Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những
ng-ời chiến sĩ lái xe ấy trên đờng Trờng Sơn năm xa, trong “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
II/ Tìm hiểu đề
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở trong chùm thơ của
Phạm Tiến Duật đợc giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm
1969 – 1970
- Đề yêu cầu phân tích bài thơ từ sáng tạo độc đáo của nhà
thơ : hình ảnh những chiếc xe không kính, qua đó mà phân tích
về ngời chiến sĩ lái xe Cho nên trình tự phân tích nên “bổ dọc”
bài thơ ( Phân tích hình ảnh chiếc xe từ đầu đến cuối bài thơ;
sau đó lại trở lại từ đầu bài thơ phân tích hình ảnh ngời chiến sĩ
lái xe cho đến cuối bài)
- Cần tập trung phân tích: Cách xây dựng hình ảnh rất thực,
thực đến trần trụi; giọng điệu thơ văn xuôi và ngôn ngữ giàu chất
“lính tráng”
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Thời chống Mĩ cứu nớc chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo
các nhà thơ - chiến sĩ; và hình tợngngời lính đã rất phong phú
trong thơ ca nớc ta Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định
đ-ợc mình trong những thành công về hình tợng ngời lính
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh
độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình
ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đờng Trờng Sơn hiên ngang,dũng cảm
B- Thân bài:
1 Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trờng
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trongthời chiến, thực đến mức thô ráp
- Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: nh một câu nóitỉnh khô của lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính.
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
- Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiếntranh ác liệt
- Những chiếc xe ngoan cờng:
Những chiếc xe từ trong bom rơi ;
Đã về đây họp thành tiểu đội.
- Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần
trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe,
thùng xe có xớc, nhng xe vẫn chạy vì Miền Nam,…
2 Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Tả rất thực cảm giác ngời ngồi trong buồng lái không kính khi
xe chạy hết tốc lực : (tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá) gió
vào xoa mắt đắng, thấy con đờng chạy thẳng vào tim (câu thơ
gợi cảm giác ghê rợn rất thật)
- T thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ;
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
nh sa, nh ùa vào buồng lái (những câu thơ tả rất thực thiên nhiên
đờng rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiênnhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.)
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện
trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời (ừ thì có bụi, ừ thì ớt
Trang 26áo, phì phèo châm điếu thuốc,…), ở giọng đùa tếu, trẻ trung (bắt
tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cời ha ha,…).
3 Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy
- Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa
: Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa
nghĩa là gia đình đấy,…
- Sức mạnh của lí tởng vì miền Nam ruột thịt : Xe vẫn chạy vì
miền Nam phía trớc, chỉ cần trong xe có một trái tim.
C- Kết bài :
- Hình ảnh, chi tiết rất thực đợc đa vào thơ và thành thơ hay là
do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo
- Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái
hấp dẫn đặc biệt của bài thơ
- Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ
hình tợng ngời lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tởng, hiên
Tất cả nh xôn xao
( “Mùa xuân nho
nhỏ” – Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị
của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên
Gợi ý:
1 Về hình thức:
- Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn
- Số câu theo quy định 8 câu (+-2)
- Không mắc lõi diễn đạt
2 Về nội dung :
- Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn : mùa xuân, lộc, tất cả.
- Vị trí điệp ngữ : đầu câu
- Cách điệp ngữ : cách nhau và nối liền nhau
- Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên
điểm nhấn trong câu thơ nh nốt nhấn trong bản nhạc, góp phầngợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nớc lao độngchiến đấu
Câu 2 Đoạn văn
Ngời đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Ngời đồng mình tự đục đá kê cao quê hơng
Còn quê hơng thì làm phong tục
( “Nói
với con” – Y Phơng)
Viết một đoạn văn ngắn có dùng dẫn chứng trực tiếp để nêusuy nghĩ của em về những điều ngời cha nói với con trong cáccâu thơ trên
Gợi ý :
Nội dung của đoan văn cần làm rõ những ý sau :
- Ngời cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của ngời đồng mìnhbằng những hình ảnh đầy ấn tợng :
+ Đó là ngời đồng mình thô sơ da thịt ; những con ngời chânchất, khoẻ khoắn Họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn, ýchí, họ tự chủ trong cuộc sống
+ Đó là những ngời tự đục đá kê cao quê hơng, lao động cần
cù, không lùi bớc trớc khó khăn Họ giữ vững bản sắc văn hoácủa dân tộc
+ Họ yêu quê hơng, lấy quê hơng làm chỗ dựa tâm hồn
- Nói với con về những điều đó, ngời cha mong con biết tự hào
về truyền thống của quê hơng, tự hào về dân tộc để tự tin trongcuộc sống
Câu 3 Tập làm văn
Em cảm nhận đợc ngời cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phơng.
Trang 27I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích bài thơ, nhng cha nêu rõ phải phân tích
nội dung cụ thể nào, do đó ngời viết phải tự tìm ra những nội
dung đó Cần đọc kĩ cả bài, rồi từng đoạn để nắm bắt ý tứ
- Tìm hiểu xem những ý tứ đó đợc biểu hiện nh thế nào trong
từng chi tiết hình ảnh, từ ngữ của bài thơ
- Chú cách dùng từ, lối so sánh ví von của ngời miền núi kết
hợp với những so sánh liên tởng đặc sắc của riêng nhà thơ (Đan
lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát ; Rừng cho hoa – Con
đ-ờng cho những tấm lòng,…).
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài :
- Cha mẹ sinh con đều ớc mong con khôn lớn, tiếp nối truyền
thống của gia đình, quê hơng Đó là tình yêu con cao đẹp nhất
- Y Phơng cũng nói lên điều đó nhng bằng hình thức ngời tâm
tình, dặn dò con, nên đem đến cho bài thơ giọng thiết tha, trìu
mến, tin cậy
B- Thân bài :
1 Mợn lời nói với con, Y Phơng gợi về cội nguồn sinh
d-ỡng mỗi con ngời.
a Ngời con lớn lên trong tình yêu thơng, sự nâng đỡ của cha
mẹ (Phân tích câu đầu)
- Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác
- Tạo đợc không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi
đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ
b Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hơng
- Cuộc sống lao động cần cù, tơi vui (Đan lờ cài nan hoa –
Vách nhà ken câu hát).
- Rừng núi quê hơng thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa ;
Con đờng cho những tấm lòng).
2 Mợn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về
quê hơng và bày tỏ lòng mong ớc của ngời cha đối với con.
a Tự hào về ngời đồng mình gian khổ mà can đảm:
- Nhắc đến ngời đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu
lắm, thơng lắm con ơi! ) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm,
b Tự hào về ngời đồng mình mộc mạc nhng giàu ý chí, niềm
tin (thô sơ da thịt, chẳng bé nhỏ,…); giàu truyền thống kiên trì, nhẫn nại làm nên văn hoá độc đáo (đục đá kê cao quê hơng…
làm phong tục,…).
c Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trởng thành : bốncâu thơ cuối hầu nh chỉ nhắc lại hai ý trên, nhng cách nói mạnhhơn:
Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đờng
Không bao giờ nhỏ bé đợc Nghe con
- Cũng dùng câu đối lập kết hợp câu phủ định để khẳng định,
nhng thay từ mạnh hơn (ở trên thì … thô sơ da thịt – chẳng mấy
ai nhỏ bé…; còn ở cuối …tuy thô sơ da thịt –không bao giờ nhỏ
bé …).
- Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên
đ-ờng, Nghe con: tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi
thúc,…
C- Kết bài:
- Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụt hể vừa khái quát,vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình thắm thiết,trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồnchất phác của ngời miền núi
Trang 28- Bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình yêu con và ớc mong của cha
mẹ là con đợc nuôi dỡng trong tình gia đình quê hơng đằm thắm
thì lớn lên phải tình nghĩa thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy
đ-ợc truyền thống của tổ tiên quê nhà
b Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài
thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ)
Gợi ý:
a Phân tích để thấy:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt
trời” Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa
sâu sắc
- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác,
Viễn Phơng đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối
với non sông đất nớc
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện
sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác
sống mãi với non sông đất nớc ta
b Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:
Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lng
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ” –
Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2 Đoạn văn:
a Truyện ngắn “Bến quê” đã xây dựng đợc những tình huống
độc đáo Đó là những tình huống nào? Xây dựng những tìnhhuống truyện ấy tác giả nhằm mục đích gì?
b Nêu chủ đề của truyện?
Đâu là một tình huống đầy nghịch lí để ngời ta có thể chiêmnghiệm một triết lí về đời ngời
- Tình huống thứ hai :
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông khi đã liệt toànthân, Nhĩ khao khát một lần đợc đặt chân đến đó Biết mìnhkhông thể làm đợc, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mìnhcái điều khao khát ấy Nhng cậu con trai lại sa vào đám đôngchơi cờ thế bên hè phố, bỏ lỡ mất chuyến đò ngang trong ngỳaqua sông
Qua tình huống nghịch lí này, tác giả muốn lu ý ngời đọc
đến một nhận thức về cuộc đời : Cuộc sống và số phận con ngờichứa đầy những điều bất thờng và nghịch lí
, ngẫu nhiên, vợt ra ngoài dự định, ớc muốn và toan tính Cuộc
đời con ngời thậ khó tránh đợc những cái vòng vèo, chùng chình
Và chỉ khi Nhĩ (chúng ta) cảm nhận thấm thía vẻ đẹp của quê
h-ơng ; tình yêu thh-ơng và đức hi sinh của những ngời thân khi ngời
ta sắp từ giã cõi đời
b Chủ đề tác phẩm : Truyện ngắn Bến quê là những phát hiện có tính quy luật :Trong cuộc đời, con ngời thờng khó tránh khỏi những sự vòngvèo, chùng chình ; đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp
Trang 29đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thờng mà bền
vững
Câu 3 Tập làm văn
Cảm về thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp thống nhất đất
n-ớc qua hai tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật và đoạn trích Những Ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê.
1 Yêu cầu về nội dung
* Đề bài để một khoảng tơng đối tự do cho ngời viết Ngời viết
có thể phân tích, bình luận hoặc phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh
thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nớc
* Bài viết có thể linh hoạt về kiểu bài, nhng cần làm rõ các nội
dung :
- Nêu đợc hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt
và cũng đầy hi sinh mất mát mà những ngời lính, những cô gái
thanh niên xung phong phải chịu đựng
- Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vơn lên và toả sáng
những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời
+ Họ vẫn giữ đợc vẻ trẻ trung, trong sáng hồn nhiên của tuổi
trẻ
+ Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh
với thái độ hiên ngang, quả cảm
+ Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng sẻ
chia với nhau trong cụoc sống chiến đấu thiếu thốn và gian khổ,
hiểm nguy
+ Sống có lí tởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu
nớc nồng nàn, sẵn sàng hi sinh, cống hiến tuổi xuân cho sự
nghiệp giải phóng đất nớc
+ Tâm hồn đầy lãng mạn, mơ mộng
- Hình ảnh ngời lính hay các nữ thanh niên xung phong hiện
lên trong hai tác phẩm thật chân thực, sinh động và có sức
thuyết phục với ngời đọc
- Qua hình ảnh của họ, chúng ta càng hiểu thêm lịch sử hào
hùng của dân tộc, hiểu và khâm phục hơn về một thế hệ cha
anh :
Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc
Mà lòng phơi phới dậy tơng lai
- Có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xâydựng đất nớc hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anhhùng cách mạng của thế hệ cha anh đi trớc trong việc giữ gìn vàbảo vệ Tổ quốc
Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tởng ngời dới nguyệt chén đồng
……… ”
Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo
1 Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
2 Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thơng đó có hợp lí không ? Tạisao ?
3 Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâmtrạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên