Điều trịsỏinhỏđường
tiết niệu
Để hạn chế hình thành sỏi trong cơ thể, phải uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày,
tùy theo cơ địa béo, gầy, thời tiết, tình trạng lao động cơ bắp Nên chọn
nước uống sạch như nước dừa xiêm, trà loãng, actiso, trà khổ qua… Những
người đã phát hiện có sỏi thận-niệu cần hạn chế sử dụng nước khoáng thiên
nhiên vì nó chứa các muối có nồng độ cao, nhất là canxi, cacbonat…
Phải chọn các thức ăn giàu vitamin A như: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, trái mơ,
gan bò. Vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc niệu đạo và ngăn cản việc
tạo các sỏi. Với người có sỏi canxi phải tránh ăn pho-mat, tôm, cua, nghêu,
sò, ốc, hến, hạn chế ăn mặn, cá muối, thịt muối và dưa muối, trứng các
loại… Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì trong bệnh lý sỏi
thận-tiết niệu có chống chỉ định sử dụng vitamin D.
Với người có sỏi oxalat, phải hạn chế ăn các loại đậu, bí đao, cần tây, nho,
mận, rau rền, mùi tây, rau muống, sôcôla, nước trà, rau sống. Không uống,
ngậm hoặc tiêm vitamin C. Với người có sỏi axit uric, phải kiêng khem các
thức ăn giàu chất purin như: giò, chả, nem, ruốc nạc, chocolate, rượu; nên có
chế độ ăn giàu chất kiềm như uống nhiều sữa ít đường (không uống loại sữa
chống loãng xương), ăn nhiều trái cây, rau xanh, sạch.
Phải giảm ăn thịt các loại, nên ăn nhiều cá, chỉ giữ mức 170 g/ngày. Nên bổ
sung các vitamin E, B1, magiê B6… Mỗi ngày chỉ cần 10 mgB6 không chỉ
giúp cơ thể giảm hình thành tái phát các loại sỏi (trên 80%) mà còn tốt cho
tế bào não.
Nếu sỏi có kích thước lớn trên 5-6 mm, phải nghiên cứu can thiệp ngoại
khoa. Còn sỏi có kích thước nhỏ dưới 3-4 mm, thông thường có thể điềutrị
bằng Đông y. Với bệnh lý sỏi thận-niệu, nếu huyết áp tăng cao cả hai số tâm
thu và tâm trương, phải đến bệnh viện gần nhất để có phương pháp điềutrị
sớm. Nên lưu ý rằng thận là một tổ chức sàng lọc cặn bã, độc tố… của cơ thể
nên chức năng sinh lý của thận có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, không
nên tự động sử dụng những thuốc còn rất lạ đối với mình, sẽ rất nguy hiểm.
Khi có dị ứng thuốc nào đó, hãy cảnh giác ngay đến thận-tiết niệu, bằng mọi
cách phải bổ sung nhiều nước ngay.
Các vị thuốc chữa sỏi thận-niệu gôm kim tiền thảo, phục linh, xa tiền tử,
trạch tả, chỉ xác, ô dược, hương phụ, quả đười ươi, rau ngổ (ngò om), hạt và
trái chuối chát, chuối rừng, thơm (dứa). Có thể gạn nước chiết lọc từ cây
chuối chát, uống thường xuyên râu ngô (bắp), mã đề, rau má, cật dứa gai
Theo kinh nghiệm điều trị, bệnh nhân thường được xét nghiệm nước tiểu để
tìm chất cặn, lắng hoặc xét nghiệm sỏi để có phác đồ điềutrị thích hợp.
Với bệnh lý thận-niệu, không nên chủ quan khi thấy có “trục trặc” khó chịu,
khác thường ở đườngtiết niệu. Khi bắt đầu xuất hiện tiểu khó, tiểu buốt, tiểu
gắt, nước tiểu biến đổi màu sắc đục trắng, đỏ, lượng ít, nhiều, đau nhức 2
vùng trên thắt lưng, có sốt hoặc không sốt thì phải đến ngay bệnh viện
chuyên khoa để sớm phát hiện, điềutrị tích cực. Điều này giúp tránh các tiên
lượng xấu như: Bệnh lý cầu thận, thận mủ, thận nhiễm mỡ, viêm bễ thận,
thận ứ nước (thận đa nang), huyết áp cao kịch phát do thận, nhất là tuyến
thượng thận, viêm nhiễm.
.
Điều trị sỏi nhỏ đường
tiết niệu
Để hạn chế hình thành sỏi trong cơ thể, phải uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày,
tùy theo cơ địa béo, gầy, thời tiết, . điều trị, bệnh nhân thường được xét nghiệm nước tiểu để
tìm chất cặn, lắng hoặc xét nghiệm sỏi để có phác đồ điều trị thích hợp.
Với bệnh lý thận -niệu,