1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cấp thoát nước - đề xuất nguồn cấp chính cho nước ta từ hai nguồn cấp nước chính

21 489 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 37,38 KB

Nội dung

Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng TIỂU LUẬN ĐỀ XUẤT NGUỒN CẤP CHÍNH CHO NƯỚC TA TỪ HAI NGUỒN CẤP NƯỚC CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : Hà Xuân Ánh Sinh viên : Nguyễn Như Dũng Mã sinh viên : 1251030205 Lớp tín chỉ : DT2210-X.4_LT 1 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng MỤC LỤC Mục Lục 1 Lời Mở Đầu 2 Nội dung 3 Phần 1 : Nước mặt 4 1.1 Nước mặt 4 1.2 Nước sông , ao hồ 5 Phần 2 : Nước ngầm 6 Phần 3 : Đề xuất 8 Kết Luận 9 2 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Trong đó có tài nguyên nước. Nước là một trong những loại tài nguyên giàu có của nước ta. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân lợi trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nướcnguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến . Tuy nhiên , khi thiết kế hệ thống cấp nước , một trong những vấn đề cơ bản có tầm quan trọng bậc nhất là chọn nguồn nước . Nguồn nước quyết định tính chất và thành phần các hạng mục công trình , quyết định kinh phí đầu xây dựng và đánh giá sản phẩm . Nguồn nước thiên nhiên được sử dụng vào mục đích cấp nước , có thể chia làm hai loại : + Nước mặt : Sông , ngòi , ao hồ và biển + Nước ngầm: mạch nông , mạch sâu , giếng phun . Tuy vậy , chúng ta cần phải chọn nguồn cấp chính cho nước ta . Dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kĩ thuật các phương án , cần lưu ý các vấn đề sau để chọn ra nguồn cấp chính : + Nguồn nước phải đủ lưu lượng khai thác nhiều + Chất lượng phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh theo TCXD – 33 – 85 ,ưu tiên nguồn nước sử lý ít dùng hoá chất . + Nguồn nước gần nơi tiêu thụ . 3 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng NỘI DUNG PHẦN 1: NƯỚC MẶT 1.1. Nước mưa 1.2.1 Đặc điểm  Chất lượng : + Tương đối trong sạch , dễ bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố khách quan + Thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của sinh vật  Trữ lượng: Lượng mưa tương đối lớn 1500-2000 ml/năm . Có sự phân bố không đều theo không gian và thời gian. 1.2.2 . Hiện trạng Với lợi thế nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, gần với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía đông là biển nên nước ta luôn có lượng mưa hằng năm dồi dào, khoảng 650 km3 hay 1960 mm trải đều khắp bề mặt lãnh thổ. Phân bố không đều và biển đổi mạnh theo thời gian.Quy luật phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm không đều trong không gian, phụ thuộc vào hướng của sườn đón gió Trung tâm mưa lớn nhất (4.000-5.000mm) xuất hiện ở một số khu vực, như khu vực núi Nam Châu Lĩnh (Quảng Ninh), Vòm sông Chảy (khu vực Bắc Quang), vùng núi Hải Vân, Trà My, Ba Tơ. Ngoài ra, còn một số trung tâm mưa tương đối lớn (3.000 – 4.000mm), xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn - Pu Si Lung, vùng núi biên giới Việt Trung ở tả ngạn sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu, sườn phía đông dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (Voi Mẹp), Thừa Thiên Huế (A Lưới) , đèo Ngang, vùng núi Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và vùng núi Chư -Yang- Sin ở tỉnh Đắc Lắc và Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng. Hai trung tâm mưa lớn nhất nước ta là Bắc Quang và Bạch Mã đạt 5013 mm. 1.2. Nước sông , ao hồ 1.2.1 Đặc điểm  Chất lượng : + Chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu , các yếu tố khách quan bên ngoài , chuyển qua nhiều vùng nên rất nhiều tạp chất + Dao động theo mùa , theo vùng địa lí + Chứa nhiều chất hữu cơ , vi trùng + Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải đô thị và khu công nghiệp + Có độ màu tương đối cao  Trữ lượng : Được nuôi dưỡng bởi lượng mưa tương đối dồi dào và một lượng lớn nước từ bên ngoài vào lãnh thổ nước ta . 1.2.2 Nước sông 4 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng Sông là dòng chảy thường xuyên có kích thước tương đối lớn và nước sông được cung cấp bởi nước từ khí quyển đến dạng lỏng ( mưa) hay rắn ( tuyết) trong phạm vi lưu vực sông. Nguồn cung cấp chính cho sông là nước mưa, chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy. Nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của tài nguyên nước mặt.Từ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc điểm của cấu trúc địa lý, địa hình lãnh thổ, với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi thấp có hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Tây – Đông, chạy dọc hay đâm ngang ra biển, địa hình bị chia cắt nhiều nên mạng lưới sông suối ở nước ta khá phát triển. Việt Nam có khoảng 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên và có nước chảy quanh năm, bao gồm 106 sông chính, 2.254 sông nhánh các cấp, 26 phân lưu và hơn 7.000 km đê sông và để biển, với mật độ lưới sông từ dưới 0,5 km/km2 đến trên 4 km/km2, trung bình khoảng 0,6 km/km2. Cả nước có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên ( Sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, sông Đồng Nai, sông Mê Công) và 97 sông độc lập chảy trực tiếp ra biển có diện tích lưu vực dưới 5.000 km2 ( sông vừa và nhỏ) .Tất cả những hệ thống sông này đều chảy trực tiếp ra biển ( trừ sông Kỳ Cùng – Bẳng Giang là chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc vào lãnh thổ Trung Quốc), phần lớn các hệ thống sông này đều được phân cách bằng các dãy núi cao và thường có phần trung lưu, hạ lưu rất ngắn hoặc hoàn toàn không có.Sông ngòi nước ta được cung cấp nguồn nước dồi dào từ lượng mưa hằng năm, trung bình 1960 mm/ năm. Mùa mưa là mùa nước sông dâng cao, còn mùa khô là mùa nước sông tương đối ồn định hay xuống thấp hơn mức bình thường. Ở những vùng mưa lớn thì mật độ lưới sông tương đối dày (mật độ lưới sông từ 1,5 – 2 km/km2 như vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Thu Bồn, thượng nguồn sông Đồng Nai,…).Những vùng núi thấp có lượng mưa tương đối như cánh cung Ngân Sơn, trung lưu sông Đồng Nai, thượng nguồn các sông Tây Nguyên,…có mật độ lưới sông từ (1,0 – 1,5 km/km2). Còn đại bộ phận có mật độ lưới sông từ 0,5 – 1 km/km2, một số vùng có mật độ lưới sông nhỏ, dưới 0.5 km/km2 như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Bắc Sơn, ). 1.2.3 Nước ao hồ Ngoài ra, nước ta còn có nhiều ao, hồ tự nhiên và đầm phá ven biển. Như hồ Ba Bể ( Bắc Cạn) là hồ kiến tạo, nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển trong vùng núi đá vôi; hồ Tây ( Tp. Hà Nội) là một đoạn cắt dòng của sông Hồng; Biển Hồ (Gia Lai) trước đây là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu; hồ Lắc, Nguồn tài nguyên nước sông ngòi của Việt Nam là khá phong phú, chế độ dòng chảy luôn biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và không gian, và có sự phân bố không đồng đều trong năm, nhưng lại có tiềm năng rất lớn về thủy điện. Để khai thác nguồn lợi thế này, nhằm phát triển thủy điện, chống lũ, cung cấp nước cho hạ du vào mùa khô, phát triển giao thông đường thủy và cải thiện môi trường,…đã có hơn 10.000 hồ chứa nước các loại được xây dựng với tổng dung tích khoảng 37.000 triệu km3, chiếm 4,4 % tổng lượng dòng chảy năm trung bình của các sông suối. Đầm phá thường được hình thành ở vùng ven biển miền Trung. Nằm dọc ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống đầm phá dài khoảng 68 km, bao gồm phá Tam 5 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng Giang, đầm Thủy Tú, vụng Cầu Hai và đầm Lăng Cô. Đầm phá là nơi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước lợ; đầm Trà Ổ và đầm Thị Nại ở tỉnh Bình Định; đầm Nại ở tỉnh Ninh Thuận. Ngược lại, những trung tâm mưa nhỏ thường được hình thành ở những vùng thấp, khuất gió hoặc nằm song song với hướng gió ẩm. Một số trung tâm mư a ít xuất hiện ở các khu vực dưới đây:- Dưới 1000 mm xuất hiện ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó có một số nơi 500 - 600 mm, như ở khu vực Cà Ná, Ninh Thuận Từ 1000 - 1200 mm xuất hiện ở m ột số thung lũng sông hay cao nguyên khuất gió mùa ẩm, như thung lũng sông Kỳ Cùng ở tỉnh Lạng Sơn, thung lũng thượng nguồn sông Mã, cao nguyên Sơn La, M ộc Châu ở tỉnh Sơn La, các cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Mèo Vạc ở tỉnh Hà Giang, thung lũng trung lưu sông Ba, khu vực ven biển Khánh Hòa và khu vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp - An Giang…Sự phân bố mưa trong năm rất không đều và được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. • Ở Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng V, VI và kết thúc sớm vào tháng IX, X ;• Ở Bắc Trung Bộ mùa mưa có xu thế xuất hiện muộn và ngắn dần từ bắc vào nam, với mùa mưa bắt đầu vào các tháng V, VI – X, XI ở phần phía bắc và xuất hiện muộn vào các tháng IX, X –XII ở phía n am;• Ở Nam Trung Bộ mùa mứ xuất hiện muộn và ngắn nhất so với các vùng khác, vào tháng IX – XII ở phần lớn các nơi, riêng ở phía Tây tỉnh Quảng Nam xuất hiện vào tháng VIII – XI và vào tháng V – X ở Ninh Thuận – Bình Th PHẦN 2 : NƯỚC NGẦM 2.1 Đặc điểm 2.1.1 Chất lượng + Nước ngầm do nước mưa thấm vào đất qua các tầng chứa nước nên nước ngầm có hàm lượng chất lơ lửng nhỏ + Thường có các khoáng chất : Fe , Mn , hàm lượng kim loại phụ thuộc vào cấu tạo địa chất từng khu vực nhưng đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép . + Nhiệt độ ổn định từ : 18˚C - 27˚C . + Chất lượng tốt hơn nước mặt Tuỳ theo vị trí và độ sâu của giếng đào hoặc giếng khoan mà ta thu được các loại nước ngầm sau đây : • Nước ngầm không áp : Thường là nước ngầm mạch nông , ở độ sâu 3- 10m . Loại này thường bị nhiễm khuẩn nhiều , trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết . • Nước ngầm có áp : Thường là nước ngầm mạch sâu hơn 20 m , chất lượng nước tốt hơn và trữ lượng nước tương đối phong phú . Tại vị trí nào đó khi khoan ta sẽ thu được giếng phun . Đôi khi nước ngầm còn được gọi là nước mạch từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy lộ thiên ra ngoài mặt đất , đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra 6 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 2.1.2 Trữ lượng Có 2 loại trữ lượng : + Trữ lượng khai thác : hiện đang khai thác 1 tỉ + Trữ lượng tiềm năng : được đánh giá trên cơ sở tính toán trữ lượng động tự nhiên Một số nơi có trữ lượng phong phú trong các tầng trầm tích biển , sông , tầng đá vôi nứt nẻ . Chất lượng nước ngầm của ta khá tốt , nhiều nơi chỉ cần khử trùng như ở Thái Nguyên , Vĩnh Yên , hoặc chỉ cần khử sawrt rồi khử trùng là có thể sử dụng được như ở Hà Nội , Sơn Tây , Quảng Ninh , Tuyên Quang ,… 2.2 Hiện trạng Nước ngầm lợ phân bố chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ, vùng ven biển, hải đảo và thềm lục địa Diện tích lãnh thổ phần đất liền có toàn bộ mặt cắt là nước lợ và mặn chiếm diện tích không lớn, chỉ khoảng 25 nghìn km2, nhưng diện tích nước ngầm lợ và mặn nằm xen kẽ với nước nhạt lại khá phổ biến ở đồng bằng. - Nước ngầm mặn phân bố tương đối hạn chế ở các đồng bằng ở phần dưới mặt cắt nhưng ở thềm lục địa và các đảo lại rất phổ biến.Chất lượng nước ngầm của nước ta tương đối tốt, đảm bảo được yêu cầu cấp nước ăn uống, sinh hoạt theo tiêu chuẩn của nhà nước: - Độ pH của nước ngầm giới hạn 4,5 – 8,5 ; chủ yếu khoảng 6,5 – 7,5. - Tổng hàm lượng muối hoặc tổng độ khoáng hóa (TDS) của nước dưới đất nằm trong giới hạn cho phép sử dụng bằng hay nhỏ hơn 1,0 g/l, các thành phần hóa học đa lượng cũng nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Clo ở các vùng đồng bằng thường cao hơn giới hạn cho phép với TDS lớn hơn 0,8g/l. - Hàm lượng các thành phần nguyên tố vi lượng ( Cu, Pb, As, Hg,…) nhỏ, được phép sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ ( Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, ) có hàm lượng Hg, As trong nước vượt quá giới hạn cho phép cho nước sinh hoạt. - Thành phần các vi khuẩn trong nước đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, các chất độc hại có nguồn gốc tự nhiên có hàm lượng dưới mức quy định. Do đó, nước ngầm nhạt có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt.Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét.Lượng mưa hằng năm lớn do đó nước giếng sẽ dễ dàng bị ô nhiễm do nước mưa mang những chất độc hại vào nguồn nước sâu trong lòng đất. Có nguy cơ nhiễm mặn cao ở các vùng ven biển khi thủy triều xâm nhập. 7 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng PHẦN 3 : ĐỀ XUẤT Từ 2 nguồn cấp chính là : nước ngầm và nước mặt , chúng ta có thể thấy : + Chất lượng của nước ngầm tốt hơn chất lượng của nước mặt + Nước mặt phải xử lí, sử dụng nhiều hoá chất làm sạch , qua nhiều quá trình hơn nước ngầm . Trong khi đó , chỉ cần khử trùng hoặc khử kim loại độc từ nước ngầm là có thể sử dụng được + Trữ lượng của nước ngầm cũng khá phong phú , tuy không dồi dào như nước mặt + Nguồn nước ngầm có khả năng khai thác trong thời gian dài .  Vậy đề xuất cho nguồn cấp cho quốc gia là nguồn nước ngầm vì những lí do trên . Tuy vậy , hiện nay tình hình nước ngày càng ô nhiễm , cần sử dụng hợp lí nguồn nước , cần phối hợp cả 2 nguồn cấp để phục vụ các yêu cầu xã hội : sản xuất , sinh hoạt ,… 8 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng KẾT LUẬN Tài nguyên nước của nước ta là hữu hạn , phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh . Do sự biến đổi của tự nhiên , các tác động tiêu cực của kinh tế cũng như sự đô thị hoá đã làm giảm về chất cũng như về lượng của nguồn nước . Nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội ngày một lớn , cho nên cần có những biện pháp tích cực đê đảm bảo nguồn nước cung cấp cho yêu cầu của con người . Trong bối cảnh hiện nay , tình hình dân số tăng nhanh , nền kinh tế đa dạng , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện – hiện đại hoá , do vậy cần có những chủ trương, chính sách để đảm bảo nguồn cấp cho xã hội . Ngoài ra , khoa học ngày càng phát triển , cần tìm ra những nguồn cấp mới để phục vụ yêu cầu xã hội như : xử lí nước biển ven bờ thành nước ngọt , …. 9 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 10 [...].. .Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 11 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 12 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 13 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 14 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 15 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 16 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 17 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 18 Tiểu luận cấp thoát nước |... thoát nước | Nguyễn Như Dũng 16 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 17 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 18 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 19 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 20 Tiểu luận cấp thoát nước | Nguyễn Như Dũng 21

Ngày đăng: 12/03/2014, 02:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w