1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam

43 334 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 492 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Việt Nam đang từng bước hoà nhập cùng sự phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế toàn cầu.

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Lớp : 7A03

Trang 2

HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2006

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀ NỘIKHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Lớp : 7A03

Trang 3

Luận văn đượcbảo vệ tại hội đồng chấm thi tốt nghiệp Trường Đại họcQuản lý và Kinh doanh Hà Nội, ngày tháng năm 2006

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế ViệtNam đang từng bước hoà nhập cùng sự phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế toàncầu Trong xu hướng phát triển cạnh tranh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế khác nhau phải có những chính sách cụ thể về kinh tế tàichính để duy trì hoạt động và đẩy nhanh tốc độ phát triển cho đơn vị mình.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp luôn phải nỗlực hết mình để có thể vừa trang trải được toàn bộ chi phí đã bỏ ra, vừa đảm bảokinh doanh có lãi Có tích lũy, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tái sản xuất mởrộng, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường cũng như không ngừng đápứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình những hướng đi và có các biện pháp hữuhiệu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Chính vì thế, phấn đấu tối đa hoá lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầucủa các doanh nghiệp, vì lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh Có thể nói, lợi nhuận vừa là động lực, vừa là mục tiêu hàng đầu,và cũng là đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều phấn đấu để vươn tới nhằmđảm bảo cho sự phát triển đi lên của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triểncủa mỗi doanh nghiệp, sau thời gian thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH United

Trang 4

Motor Việt Nam, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo - TS TrầnCông Bảy cùng các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của công ty, kết hợp vớinhững kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập ở nhà trường, em đã

quyết định chọn đề tài: “Lợi nhuận và một số biện pháp góp phần làm tănglợi nhuận tại công ty TNHH United Motor Việt Nam” để nghiên cứu làm

luận văn tốt nghiệp cho mình

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba phần:

Phần I : Những lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp

Phần II : Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor VNPhần III : Một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH

United Motor VN

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do đây là lần đầu tiên em có điềukiện được tiếp xúc với thực tế, cũng như những hạn chế về thời kiến thức, nên bàiviết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉbảo, góp ý của các thầy cô giáo, để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo - TS TrầnCông Bảy và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán công ty TNHH United MotorViệt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Trang 5

PHẦN I

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

I Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp:

1 Khái niệm về lợi nhuận:

Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, lợi nhuận lại được hiểu theo nhữngcách khác nhau, đó là đề tài tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luậnkinh tế

Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mác cho rằng: “Phần trội lên nằm trong giábán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”

Theo C.Mác: “Giá trị thặng dư hay phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hànghoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhânđã được vật hoá thì gọi là lợi nhuận”

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Lợi nhuận là một khoảnthu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi, hay cụ thể hơn, lợi nhuậnđược định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanhnghiệp”

Xét về bản chất: Lợi nhuận là giá trị của sản phẩm thặng dư do lao động thặngdư tạo ra

Xét về hình thức biểu hiện: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá cả hànghoá bán ra với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà doanh nghiệpthu được sau một quá trình hoạt động kinh doanh, là căn cứ để doanh nghiệpthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và hình thành nên các quỹ trong doanh nghiệp Như vậy các định nghĩa trên đều khẳng định: Lợi nhuận là kết quả tài chínhcuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, là chỉ tiêu chấtlượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp

Vậy: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu

Trang 6

và tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra tương ứng để có được doanh thu đótrong một thời kỳ nhất định

Lợi nhuận = Tổng doanh thu (thu nhập) - Tổng chi phí

2 Kết cấu của lợi nhuận:

Hiện nay, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng với nhữngcơ chế hạch toán kinh doanh thoáng hơn, cho phép doanh nghiệp được kinh doanhnhiều mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau Nhìn chung, tương ứng với mỗi loạihình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận thường bao gồm:

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số lợi nhuận thu được dotiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuậnthu được từ hoạt động này thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngmức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,để có thể phát huy được hết giá trị của đồng vốn, doanh nghiệp còn tham gia vàocác hoạt động đầu tư tài chính Các khoản lợi nhuận từ hoạt động này góp phầnlàm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt độngngoài hai hoạt động kể trên, các hoạt động này thường mang tính chất khôngthường xuyên

3 Ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận:

Phấn đấu để tăng cao lợi nhuận là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào trongnền kinh tế thị trường, vì vậy, lợi nhuận có vai trò quan trọng không chỉ đối với sựphát triển mỗi doanh nghiệp nói riêng, mà còn góp phần nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hộinói chung

3.1 Đối với doanh nghiệp:

Trang 7

Lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực; là điều kiện tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường lànhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật

Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện đầu tưtái sản xuất mở rộng, từ lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có nguồn để đầu tư đổi mớicông nghệ, máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, hạ giáthành để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm

3.2 Đối với người lao động:

Lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn cảđối với người lao động trong chính doanh nghiệp đó Khi doanh thu bù đắp đượcchi phí, người lao động có thu nhập hay còn gọi là tiền lương, đời sống vật chấtcủa họ được đảm bảo

Doanh nghiệp làm ăn càng có lãi thì khoản trích lập vào các quỹ như quỹkhen thưởng, quỹ phúc lợi càng nhiều, người lao động càng được hưởng nhiềuquyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó họ sẽ phát huy năng lực trình độ cũngnhư khả năng sáng tạo trong công việc

3.3 Đối với nền kinh tế xã hội:

Một trong những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế là việc các doanhnghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước Thuế lànguồn thu chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách Nhà nước, trên cơ sở nguồn thu này,Nhà nước có thể thực hiện được quá trình đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sởhạ tầng cũng như các công trình phúc lợi Nhìn chung, lợi nhuận là nguồn tích luỹcơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội; là nguồn thu của Ngân sách Nhànước, giúp Nhà nước thực hiện các chức năng về kinh tế, chính trị, xã hội

II Các phương pháp xác định lợi nhuận:

Như đã nói ở trên, lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn:Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính vàlợi nhuận từ hoạt động khác, và vì thế, việc xác định lợi nhuận cũng được dựa trên

Trang 8

Có hai phương pháp xác định lợi nhuận: Phương pháp trực tiếp

 Phương pháp gián tiếp

Lợi nhuận từhoạt động

tài chính

Lợi nhuận từhoạt động

1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận từhoạt động

SXKD

Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Được xác định bằng giá trịhợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu (không bao gồm thuế GTGT) sau khi đãtrừ đi các khoản làm giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chi phíHĐSXKD =

Trang 9

Giá vốn hàng bán: Đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất, đối với

doanh nghiệp thương mại là giá mua sản phẩm hàng hoá và các chi phí thu muasản phẩm hàng hoá đó

Chi phí bán hàng: Là những chi phí thực tế phát sinh trong trong quá trình

tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như: tiền lương, các khoản phụ cấptrả cho công nhân viên bán hàng; chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc dỡhàng hoá; chi phí quảng cáo, tiếp thị

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý

hành chính và các chi phí khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giámđốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban; chi phí vật liệu dùng cho văn phòng,khấu hao tài sản cố định dùng cho chung doanh nghiệp; các khoản thuế, lệ phí, bảohiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phíkhác dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp như: Công tác phí, phí kiểm toán, tiếptân, tiếp khách

1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt độngtài chính và chi phí hoạt động tài chính, và được xác định theo công thức:

Lợi nhuận hoạt động

tài chính =

Thu nhập hoạt động tài chính

-Chi phí hoạt động

tài chính

Thu nhập từ hoạt động tài chính: Là các khoản thu có được từ những hoạt

động liên quan đến vốn và tài sản của doanh nghiệp như: Cho thuê tài sản; thu lãitiền gửi, lãi cho vay vốn; hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá; tham gia gópvốn liên doanh; tham gia hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán và các hoạtđộng đầu tư khác

Trang 10

Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về

vốn, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp như: Chi phí tham gia liên doanhvà các khoản tổn thất đầu tư, chi phí liên quan đến vay vốn, mua bán ngoại tệ,chứng khoán, cho thuê tài sản cố định, kinh doanh bất động sản, dự phòng giảmgiá đầu tư ngắn hạn, dài hạn

1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác:

Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được, hay có dựtính nhưng ít có khả năng xảy ra Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định bởicông thức:

Thu nhập từ hoạt động khác: là các khoản thu không thường xuyên phát sinh

như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt thu được do khách hàng viphạm hợp đồng; thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ, các khoản thuế đãđược hoàn lại, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; thu nhập từ quàbiếu, quà tặng bằng hiện vật; các khoản thu nhập bị bỏ sót hay quên ghi vào sổnăm trước, năm nay mới phát hiện được

Chi phí khác: Là những khoản chi không thường xuyên phát sinh như: Chi

phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợđã xử lý, các khoản bị phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng

Từ đó ta có thể xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ:

2 Phương pháp gián tiếp:

Trang 11

Là phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạtđộng, trên cơ sở đó giúp nhà kinh doanh thấy được quá trình hình thành lợi nhuậnvà tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạtđộng kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Sau đây là mô hình xác định lợinhuận theo phương pháp này:

Trang 12

Xác định lợi nhuận theo phương pháp gián tiếp cho phép người quản lý nắmbắt được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đếnkết quả hoạt động SXKD cuối cùng của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) Phương pháp này giúp ta có thể lập báo cáokết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên, nhờ đó

chúng ta có thể dễ dàng phân tích và so sánh được kết quả SXKD của doanhnghiệp kỳ trước so với kỳ này, mặt khác chúng ta có thể thấy được sự tác động củatừng khâu hoạt động tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thểgiúp chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao lợinhuận, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp

III Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí:

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ

Doanh thu

hoạt động khác

Chi phí hoạt động khácGiá vốn

hàng bán

Hoạt độngtài chính

Hoạt động khác

Doanh thu thuần

Doanh thu hoạt động

tài chính

Chi phí hoạt động

Lợi nhuận gộp hoạt động

kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động tài chính

- Chi phí bán hàng- Chi phí QLDN

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động khác

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

Hoạt động tài chínhDoanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Trang 13

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toànbộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.Sau đây là một sốchỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau (trước) thuế

* 100%Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau một kỳ kinh doanh, do đó tỷ suất này càng lớn thì kết quả kinh doanh thu đượccàng cao và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau (trước) thuế

* 100%Chi phí hoạt động kinh doanh

Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy, để tạo ra một đồng lợi nhuận thì doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí tương ứng Chỉ tiêu này càng thấp càngtốt vì doanh nghiệp sử dụng chi phí tiết kiệm sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh bình quân=

Tổng lợi nhuận sau (trước) thuế

* 100%Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sảnxuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vàhợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh, mà cụ thể vốn kinh doanh của doanh nghiệp baogồm vốn cố định và vốn lưu động.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Trang 14

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu=

Lợi nhuận sau (trước) thuế

* 100%Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốnchủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trongmột kỳ hạch toán Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hiệu quả sử dụng nguồnvốn chủ sở hữu là tốt.

IV Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp:

1 Nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố về con người, khả năng về vốn củadoanh nghiệp, cơ cấu mặt hàng kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hoá Đâylà nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp có thể tự kiểm soát được, và dựa vàođó doanh nghiệp có thể xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh để phát huytối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp

Nhân tố con người: Đây là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động của doanh

nghiệp Con người với khả năng tư duy, chuyên môn cũng như tay nghề luônđóng vai trò trung tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Khả năng về vốn của doanh nghiệp: Vốn là tiền đề vật chất và liên quan đến

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường nhưhiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau, doanh nghiệp nào cónhiều vốn thì sẽ dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời cóthể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và chủ động trong việc mởrộng quy mô kinh doanh Để có một nguồn vốn dồi dào và vững chắc thì doanhnghiệp sẽ phải sử dụng vốn thật hiệu quả bằng những cách khác nhau với mục đíchkiếm được nhiều lợi nhuận hơn, để đồng vồn được quay vòng nhanh hơn, tránhtình trạng ứ đọng vốn

Trang 15

Chất lượng hàng hoá và cơ cấu mặt hàng kinh doanh: Nâng cao chất lượng

hàng hóa là một biện pháp để cạnh tranh và tăng uy tín, dẫn đến tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệpkhông bị rơi vào tình trạng tồn đọng hoặc thiếu hàng khi có những biến động vềnhu cầu thị trường

Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên thị trường: Sau khi hàng

hoá đã được sản xuất thì vấn đề đặt ra phải tổ chức bán hết, bán nhanh, bán với giáhợp lý để sớm thu hồi vốn, tạo điều kiện để quay vòng vốn kinh doanh nhanh, mởrộng sản xuất Việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ làm doanh thu tăng,chi phí tiêu thụ giảm do đó sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên

Giá thành sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động

sống và lao động vật hoá để sản xuất một loại sản phẩm nhất định Nếu giá thànhsản phẩm thấp sẽ tạo được sức cạnh tranh, giúp đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêuthụ, trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp

2 Nhân tố khách quan:

Đây là nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp không thể tự kiểm soát đượcmà chỉ có thể thích nghi hoặc có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi roảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.

Quan hệ cung cầu trên thị trường: Quan hệ này phản ánh sức mua của thị

trường và mức cung của doanh nghiệp Nếu hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệpcung ứng vượt quá nhu cầu thị trường thì sẽ xảy ra hiện tượng cung vượt cầu, tứcsức mua có khả năng thanh toán thấp sẽ đẩy giá cả hàng hoá hạ xuống hoặc hànghoá sẽ không bán được, dẫn đến doanh thu giảm làm lợi nhuận giảm Ngược lại,nếu nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp vượt quásố lượng hàng hoá bán ra, thì giá cả hàng hoá có thể sẽ tăng lên, thúc đẩy doanhthu tăng và lợi nhuận từ đó cũng tăng lên

Chính sách của Nhà nước:

Mỗi doanh nghiệp là một phần của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của doanhnghiệp không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự

Trang 16

chi phối của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sáchthuế, tiền tệ, tín dụng; các văn bản, quy chế quản lý tài chính; chính sách khuyếnkhích đầu tư Tất cả những chính sách này đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởngđến lợi nhuận của doanh nghiệp

PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠICÔNG TY TNHH UNITED MOTOR VIỆT NAM I Khái quát về công ty TNHH United Motor Việt Nam:

1 Sự hình thành và phát triển của công ty:

Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) là công ty 100% vốn nướcngoài hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được đầutư bởi Chongqing Dongli Manufacturing Limited-Liability Company - Trụ sở đặttại Qilong Village, Huaxi Town, Banan Region, Chongqing, Trung Quốc

Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) được thành lập theo Giấyphép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 03 năm 2001, Giấy phép sửa đổilần một số 23/GPĐC1-KCN-HN ngày 01 tháng 06 năm 2001, giấy phép sửa đổilần hai số 23/GPĐC2-KCN-HN ngày 19 tháng 12 năm 2001, Giấy phép sửa đổi lầnba số 23/GPĐC3-KCN-HN ngày 06 tháng 06 năm 2003 và giấy phép sửa đổi lầnbốn số 23/GPĐC4-KCN-HN ngày 05 tháng 08 năm 2005 do Ban quản lý các khucông nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp

Tên tiếng Anh: UNITED MOTOR VIET NAM CO., LTD Tên giao dịch : UMV

Trụ sở nhà xưởng của công ty đặt tại Khu công nghiệp Nội Bài, xã QuangTiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh sản xuất đặt tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Theo Giấy phép sửa đổi lần bốn thì công ty được phép mở chi nhánh sản xuất

Trang 17

nghiệp Nội Bài giai đoạn hai hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và sau đó phải chuyểntoàn bộ nhà xưởng vào trong Khu công nghiệp Nội Bài theo đúng quy định củapháp luật hiện hành Chi nhánh sản xuất không có bộ máy tổ chức riêng, khôngphát sinh lợi nhuận, không làm tăng vốn đầu tư và chỉ gia công một phần sản phẩmlà phôi nắp máy của của động cơ xe máy để cung cấp cho nhà máy trong Khu côngnghiệp Nội Bài

Tổng vốn đầu tư đăng ký của công ty là: 9.800.000 USD và được điều chỉnhtăng lên là: 10.290.000 USD theo Giấy phép đầu tư số 23/GPĐC2-KCN-HN ngày19 tháng 12 năm 2001 của Trưởng ban Ban quản lý các Khu Công nghiệp và chếxuất Hà Nội

Vốn pháp định của công ty là: 3.000.000 USD và được điều chỉnh tăng lên5.500.000 USD theo Giấy phép đầu tư số 23/GPĐC3-KCN-HN ngày 06 tháng 06năm 2003 của Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

2 Các hoạt động chính của công ty:

 Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của công ty là sản xuất phụ tùng xe gắnmáy cho các loại xe có bản quyền công nghệ rõ ràng và được cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam cho phép lắp ráp tại Việt Nam Các sản phẩm củadoanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, phù hợp với tiêuchuẩn Việt Nam và quốc tế

 Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy và hộp đựng bằng nhựa gắntrên xe máy

 Sản xuất phụ tùng xe gắn máy bao gồm khung xe, động cơ Pha chế sơn mầu và sản xuất đèn xe máy

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán

Trang 18

3.2 Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý:

Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm

trước Nhà nước và pháp luật Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưcác nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp với Nhà nước và cơ quan cấp trên theo đúngluật định

Các phó tổng giám đốc là những người trực tiếp giúp việc cho cho tổng giám

đốc, phụ trách từng lĩnh vực theo sự phân công của tổng giám đốc và chịu tráchnhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trong lĩnh vực mà mình quản lý

Các phòng ban chức năng của công ty: Phòng tiêu thụ; Phòng kế toán;

Phòng hành chính; Phòng xuất nhập khẩu và Phòng thu mua thực hiện các chứcnăng của mình để giúp các phó tổng giám đốc cũng như tổng giám đốc quản lý vàđiều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Năm phân xưởng: Khung xe; Nhựa; Sơn; Động cơ; Đèn là các dơn vị trực

tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chịu sự điều hành, chỉ đạo của phó tổng giámđốc sản xuất

4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Trang 19

4.2 Chức năng cơ bản của bộ máy kế toán:

Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc tài

chính và tổng giám đốc, chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác hạch toán kế toán,công tác tài chính của công ty và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý kế toán -tài chính theo pháp luật Việt Nam

Kế toán tổng hợp: Phụ trách việc tổng hợp và duyệt các báo cáo quyết toán

trong kỳ Kế toán tổng hợp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng

Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiền mặt: Quản lý việc thu chi quỹ tiền mặt

và tất cả các khoản thanh toán phát sinh qua ngân hàng

Kế toán tài sản cố định và nguyên vật liệu: Chịu trách nhiệm ghi chép, hạch

toán tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Tìnhhình nhập - xuất kho vật tư cho sản xuất, phân bổ chi phí vật liệu cho từng kỳ sản

xuất một cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của quản lý

Kế toán công nợ: Quản lý các khoản nợ phải thu phải trả trong tháng, đối

chiếu với khách hàng để báo cáo chính xác lên kế toán trưởng

Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế hàng tháng và nộp tờ khai lên cơ quan thuế.

Kế toán giá thành: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

để tính giá thành của các sản phẩm sản xuất ra

Thủ quỹ: Theo dõi và thực hiện việc thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày tại

công ty

II Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH United MotorViệt Nam

Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) là công ty 100% vốn nước

ngoài hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đượcthành lập theo Giấy phép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 3 năm 2001 và

Trang 20

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Công ty đượcmiễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu cólãi và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo Thực tế bắt đầu từ năm 2002 công tyđã bắt đầu kinh doanh có lãi nhưng do vẫn đang trong thời kỳ được miễn, giảmthuế thu nhập doanh nghiệp nên công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp

1 Tình hình quản lý tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty TNHH United Motor Việt Nam trong 2 năm 2004-2005:

1.1 Tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn:

Trang 21

Bảng 1: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2004-2005

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Số tiềntỷ lệ %Số tiềntỷ lệ %Số tiềnTỷ lệ %

100 265.659.094

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: (Trang 17)
4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: (Trang 18)
Bảng 1: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2004-2005 - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
Bảng 1 Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2004-2005 (Trang 21)
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 2) ta thấy: - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
ua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 2) ta thấy: (Trang 25)
3. Tình hình chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH United Motor Việt Nam: - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
3. Tình hình chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH United Motor Việt Nam: (Trang 28)
3. Tình hình lợi nhuận của công ty: - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
3. Tình hình lợi nhuận của công ty: (Trang 29)
Nhìn vào bảng 4ở trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 85.470.746 nghìn đồng, tăng 42.612.977 nghìn đồng so với năm 2004, tức đã tăng  99,43% - Lợi Nhuận Và Một Số Biện Pháp Góp Phần Làm Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Tnhh United Motor Việt Nam
h ìn vào bảng 4ở trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 85.470.746 nghìn đồng, tăng 42.612.977 nghìn đồng so với năm 2004, tức đã tăng 99,43% (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w