1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội

121 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Phục Vụ Bạn Đọc Ngoài Thư Viện Của Thư Viện Hà Nội
Tác giả Phạm Thu Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 36,37 MB

Nội dung

Luận văn Hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội hHệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc (HĐPVBĐ) và HĐPVBĐ ngoài thư viện. K; khảo sát, đánh giá chất lượng HĐPVBĐ ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng HĐPVBĐ ngoài thư viện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của nhân dân Hà Nội.

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

PHẠM THU HẠNH

HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC NGOÀI THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thư viện

Mã số: 8320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRÀN THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 2

DANH MỤC TU VIET TAT 4

DANH MUC BANG BIẾU, HÌNH VÀ SƠ ĐỎ 5

MO DAU 6

Chuong 1: CO SO LY LUAN VE HOAT DONG PHUC VU BAN DQC NGOAI THU VIEN VA KHAI

QUAT VE THU VIEN HA NOI 11

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc và phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

11

1.1.1 Khái niệm hoạt động phục vụ bạn đọc và hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

11

1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 14

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 15

1.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 19

1.2 Đặc điểm của Thư viện Hà Nội 20

1.2.1 Khái quát về Thành phó Hà Nội 20

1.2.2 Khái quát về Thư viện Hà Nội và mạng lưới thư viện công cộng, phòng đọc sách tại

Hà Nội 24

1.2.3 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc tại Hà Nội 30 1.2.4 Đặc điểm vốn tài liệu tai Thư viện Hà Nội 33

1.3 Vai trò và yêu cầu của hoạt động phục vụ ban đọc ngoài thư viện của Thư viện Hà

Nội 34

1.3.1 Vai trò hoạt động phục vụ ban đọc ngoài thư viện 34 1.3.2 Yêu cầu đối với hoạt động phục bạn đọc ngoài thư viện 35

Tiểu kết 37

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC NGOÀI THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN

HÀ NỘI 37

2.1 Hoạt động luân chuyển tài liệu 37

2.1.1 Xây dựng kế hoạch phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 37 2.1.2 Thực hiện kế hoạch luân chuyền tài liệu 39

2.1.3 Đánh giá chất lượng luân chuyển tài liệu 44

2.2 Thư viện lưu động 46

2.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động cho thư viện lưu động 46 2.2.2 Thực hiện kế hoạch phục vụ thư viện lưu động 48 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác phục vụ thư viện lưu động 52

2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phục vụ ngoài thư viện tại Thư viện Hà Nội 54

2.3.1 Cơ chế chính sách 54

2.3.2 Cơ sở vật chất và kinh phí 5S

2.3.3 Vốn tài liệu phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 57

2.3.4 Yếu tố con người 59

Trang 4

2.4.1 Điểm mạnh 2.4.2 Hạn chế

Tiểu kết

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP N,

NGOÀI THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI

3.1 Mỡ rộng phạm vi va đối tượng phục vụ ngoài thư viện 3.1.1 Tổ chức luân chuyển tài liệu tới các thư viện trường học 61 62 64 3 CAO CHAT LUQNG HOAT DONG PHUC VU BAN DOC 66 66 66 3.1.2 Phối hợp với các tô chức xã hội mở rộng phục vụ người khuyết tật 66 3.1.3 Tăng cường

3.2 Cải tiến việc tổ chức phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

3.2.1 Nắm vững nhu cầu đọc của bạn đọc, xây dựng kế hoạch phục vụ hợp lý 68

3.2.2 Xây dựng cơ chế giám sát, điều chỉnh kịp thời trong phục vụ

3.2.3 Đa dạng hoá các biện pháp phục vụ bạn đọc 3.3 Các giải pháp khác

3.3.1 Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ ngoài thư viện

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

HD PVBD Hoạt động phục vụ bạn đọc

PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo

TT VHTT&TT Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao TV, TSCS Thư viện, tủ sách cơ sở

TVHN Thư viện Hà Nội

Trang 6

STT 10, 1I 12 So dé 1.1 Sơ đồ 2.1 Biểu d6 1.1 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4

DANH MUC BANG BIEU, HINH VA SO DO

Nội dung các bảng thống kê

Cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội Quy trình luân chuyền tài liệu của TVHN

Số lượng Thư viện cộng cộng trên địa bàn Tp.Hà Nội

Số liệu hoạt động luân chuyên 4 năm (2014 - 2017)

Số liệu hoạt động phục vụ bạn đọc tại TVHN 4 nam (2014 - 2017)

'Vốn tài liệu trong kho sách luân chuyền 4 năm (2014 -

2017)

Tỷ lệ nội dung vốn tài liệu trong kho sách luân chuyển

Tỷ lệ nội dung vốn tài liệu trong kho sách lưu động

Tổng số các chuyền và lượt phục vụ TVLĐ trong 4

năm (2014 - 2017)

Số lượng trung bình học sinh phục vụ trong 1 chuyến

TVLĐ

Kinh phí cấp cho hoạt động TVLĐ 4 năm (2014 - 2017)

Trang 7

1 Lý đo chọn đề tài

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về

văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước Việc bảo tồn và

phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng người Thủ

đô văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho trí tuệ của cả nước là vấn đề đã được các cấp, ngành và toàn thể nhân dân đang quan tâm thực hiện

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, từng bước hội nhập quốc tế, việc đảm bảo cung cấp thông tin, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của cư dân toàn thành phố là một yêu cầu cấp thiết, đồng,

thời cũng là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp Hiện nay Hà Nội là thành phố đứng đầu về diện tích (3.328.9km2) và đứng thứ hai về dân số của cả nước (trên 7 triệu dân) bao gồm 1 thi xã, 12 quận, 17 huyện, là nơi có mật độ dân cư cao, thành phần dân cư phức tạp, cơ sở hạ tầng ở

các vùng phát triển không đồng đều Sự phát triển của phương tiện truyền thông internet, sự bùng phát thông tin viễn thông và công nghệ số khiến người dùng tin có rất nhiều cách thức để có thể tiếp cận được với nguồn thông tin mà họ cần, nhưng cũng vẫn còn nhiều vùng cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất còn hạn chế, người dân vì nhiều lý do như khoảng cách xa xôi, điều kiện tài

chính, khả năng không cho phép đề tiếp cận thông tin

Trong bối cảnh trên, TVHN với vai trò một thư viện công cộng trung tâm của thành phố

có nhiệm vụ quan trọng đặc biệt: đảm bảo thông tin, tài liệu, đáp ứng nhu cầu tin của các tầng, lớp nhân dân trong thành phố TVHN có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và nói về Hà Nội, các tài liệu trong nước và

nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên, TVHN không chỉ phát triển các hình thức phục vụ bạn đọc trong thư viện mà còn triển khai các hình thức phục vụ ngoài thư viện như luân chuyền tài liệu xuống cơ sở, phục vụ TVLĐ nhằm khai thác vốn tài liệu của một cách có hiệu quả phục vụ cho cư dân trên địa bàn thành phố Tuy nhiên, những nỗ lực trên mới chỉ đạt kết quả ở mức độ rất hạn chế Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2017 toàn hệ thống thư viện cấp quận huyện là 29/30 thư viện, số thẻ bạn đọc đăng ky sir dung 1a 14.642 thé Cap x

Trang 8

ký luân chuyển sách của TVHN (chiếm 18,48%), số thẻ bạn đọc đăng ký sử dụng thư viện là 48.674 thẻ bạn đọc (chiếm khoảng 0,7% cư dân sử dụng thư viện) Như vậy có thê thấy lượng, người được sử dụng thư viện vẫn còn rất ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số dân cư

Nghiên cứu hiệu quả phục vụ của thư viện, đặc biệt phục vụ ngoài thư viện, từ đó đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu

đọc của cư dân thành phố dù họ ở bắt cứ địa bàn nào là một vấn đề cấp bách Là một cán bộ phụ trách hoạt động phục vụ ngoài thư viện của TVHN, với tỉnh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, tôi chọn đề tài “Hogr động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội”

làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện nhằm mục đích vận dụng lý

đã tiếp thu trong nhà trường vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu tin của cư dân thành phó

2.Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gan day đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dé cập đến hoạt động

phục vụ bạn đọc nói chung Trong số các công trình nghiên cứu đó có nhiều luận văn thạc sĩ liên quan đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động phục vụ bạn ðọc tại TVHN Đề tài: “Đổi mới công tác phục bạn đọc ở Thư viện Thành phó Hà Nội” năm 2000 tác giả Nguyễn Bích Ngân đề cập một cách tồn diện về cơng tác phục vụ bạn đọc tại TVHN những năm đầu

thế kỷ 21 Cũng theo hướng đó sau một thập kỷ có đề tài “7ổ chức phục vụ bạn đọc tại THNỀ

trong giai đoạn hội nhập và phát triển " năm 2010, tác giả Nguyễn Hồng Vân

Đề tài “Hướng dẫn thiếu nhỉ đọc sách tại TƯHN” năm 2001 tác giả Nguyễn Minh

Thuan đề cập sâu sắc đến các biện pháp và hình thức phục vụ bạn đọc lứa tuôi thiếu nhi của

TVHN những năm đầu thế kỷ 21 Cùng hướng đó, đề tài “ #oàn thiện tổ chức và nâng cao

chất lượng hoạt động của thư viện thiếu nhỉ Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc tế” năm 2008, tác giả Nguyễn Quế Anh đề cập một cách toàn diện hơn tổ chức và hoạt động của thư

viện thiếu nhi trong TVHN trong tình hình mới

Trang 9

Liên quan đến tổ chức phục vụ cho một nhóm đối tượng đặc biệt của thư viện có đề tài “Mở rộng dịch vụ thư viện cho người khiếm thị trong hệ thống Thư viện công cộng ở Liệt Nam" nam 2007, tác giả Nguyễn Thị Tú Anh - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

“Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài: “Tìm hiểu như câu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho

người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội” năm 2012 tác giá Nguyễn Chí Trung Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về phục vụ bạn đọc đã đề cập ít nhiều đến lý luận

chung về hoạt động phục vụ bạn đọc và đi sâu phân tích hiệu quả phục vụ ở từng thư viện, với

một số nhóm bạn đọc nhất định Luận văn có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu này

Đề cập đến hoạt động phục vụ ngoài thư viện có một số công trình nghiên cứu: Đề

tài “Công tác luân chuyển tài liệu báo về cơ sở tại các thư viện tỉnh, thành phố khu vực đồng

bằng Sông Hồng ” năm 2008, tác giả Vương Thị Lý nghiên cứu hiệu quả một khía cạnh của

HĐ PVBĐ ngoài thư viện trong các thư viện tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng

Trong Hội thảo “Sơ kết 3 năm (2003-2005) thực hiện xây dựng kho sách lưu động ở thư viện

tỉnh, thành phố luân chuyển về cơ sở” năm 2005 cũng có nhiều bài viết tổng kết hoạt động

luân chuyển tài liệu của các thư viện tỉnh, thành phố Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoạt động thư viện công cộng phục vụ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng

Đông bằng sông Hông” do PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh làm chủ nhiệm (năm 2008) cũng

khảo sát và đánh giá ở mức độ nhất định hoạt động phục vụ ngoài thư viện của các thư viện

công cộng vùng Đồng bằng sông Hồng,

Nhìn chung các đề tài trên đều đưa ra các thực trạng và giải pháp về hoạt động phục tại chỗ hay hoạt động luân chuyển tài liệu về các thư viện tỉnh, thành phó trong khu vực đồng bằng Sông Hồng Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu và có những đề xuất cụ thẻ

về HD PVBĐ ngoài thư viện của TVHN 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

"Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng về HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN,

để xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐ PVBĐ ngoài thư viện, đáp ứng đầy

Trang 10

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc và hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

- Khao sat, đánh giá chất lượng HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN, đáp

ứng đầy đủ nhu cầu đọc của nhân dân Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

HD PVBD ngoài thư viện của TVHN 4.2 Phạm vi nghiên cứu 'Về không gian: Khảo sát thực trạng HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN trong 4 năm (Từ năm 2014 đến năm 2017) 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử cùng các quan điểm đường lối chính sách sách của Đảng và Nhà nước về

xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Trang 11

Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN và đưa ra

các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng HĐ PVBĐ ngoài thư viện của TVHN

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực thư viện đặc biệt là lĩnh vực về HĐ PVBĐ ngoài thư viện

7 Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện và khái quát về Thư viện Hà Nội

Chương 2: Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC NGOÀI THU VIEN VA KHAI QUAT VE THU VIEN HA NỘI

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc và phục vụ bạn đọc ngoài thư viện 1.L1 Khái niệm hoạt động phục vụ bạn đọc và hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thu viện

1.1.1.1 Hoạt động phục vụ bạn đọc Khái niệm

Bạn đọc là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động thư viện Mục đích cuối cùng của hoạt động thư viện là đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc

Như vậy, khái niệm bạn đọc dùng để chỉ những cá nhân hay nhóm người có nhu cầu đọc và sử dụng tài liệu trong thư viện để thoả mãn nhu cầu đọc của mình Trong thực tiễn thuật ngữ bạn đọc có thể được dùng thay thế bằng các cụm từ tương đương như người đọc, người dùng tin, người sử dụng thư viện

Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dung tai liệu đó Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư viện, phục vụ thông tin, tra cứu

Trong cuốn “Cẩm nang nghề thư viện” của TS Lê Văn Viết đưa ra khái niệm:

Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó, công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư viện, phục vụ thông tin, tra cứu [11, tr370]

Cũng theo định nghĩa trong cuốn sách “Kỹ năng công tác bạn đọc” của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên “Công tác phục vụ bạn đọc là những hoạt động nhằm nghiên cứu người sử dụng thư viện và đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu và thông tin của họ” [19, tr.13]

HD PVBD 1a quá trình kết nối nguôn lực thông tin của thư viện với bạn đọc nhằm thỏa

Trang 13

HĐ PVBĐ cũng được hiểu là công tác phục vụ bạn đọc, là một hoạt động của thư viện

nhằm phát triển và thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn

và cung cấp tài liệu cho họ dưới nhiều hình thức

Là khâu cuối cùng kết nối giữa bạn đọc và nguồn lực thông tin trong thư viện, HĐ PVBĐ là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống Hoạt động bạn đọc được ví như “chiếc cầu” nói liền bạn đọc với nguồn lực thông tin của thư viện, giúp cho bạn đọc được thỏa mãn nhu cau tin của họ và là khâu then chốt có tính chất quyết định đến toàn bộ hoạt động của thư viện và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của con người và xã hội

Trong giai đoạn bùng nỗ thông tin hiện nay, thư viện không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ

tài liệu mà còn là nơi cung cắp và hướng dẫn tìm tin cho bạn đọc HĐ PVBĐ luôn được coi là

khâu công tác quan trọng nhất của thư viện, bởi vì thông qua công tác này nguồn lực thông tin

của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi

mặt của đất nước

Các hình thức phục vụ bạn đọc

'HĐ PVBĐ bao gồm nhiều hình thức khác nhau Căn cứ vào cách thức tổ chức phục vụ

có thể phân chia phục vụ bạn đọc thành 4 hình thức: phục vụ bạn đọc trong thư viện; phục vụ bạn đọc ngoài thư viện; tuyên truyền giới thiệu tài liệu; các dịch vụ thông tỉn

- Phục vụ bạn đọc trong thư viện Đây là cách thức phục vụ diễn ra trong không gian của thư viện, bao gồm phục vụ đọc tại chỗ, phục vụ mượn tài liệu, phục vụ nhận sao tải liệu Bạn đọc phải đến thư viện để sử dụng hình thức phục vụ này

~ Phục vụ ngoài thư viện là cách thức phục vụ diễn ra ngồi khơng gian vật lý của thư viện, bao gồm phục vụ TVLĐ và luân chuyển tài liệu Bạn đọc không có điều kiện đến thư viện có thể sử dụng tài liệu của thư viện thông qua hình thức phục vụ này

- Tuyên truyền giới thiệu tài liệu là hình thức tác động vào nhận thức và tâm lý của bạn đọc dé kết nói bạn đọc với tài liệu phù hợp với nhu cầu của họ

Trang 14

1.1.1.2 Hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

Khái niệm

HD PVBD ngoài thư viện là một trong những hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện, kết nối nguồn lực thông tin của thư viện với bạn đọc ở không gian và thời gian thuận tiện nhất

đối với họ, nhằm thoả mãn và phát triển nhu cầu đọc của họ

HĐ PVBĐ ngoài thư viện hướng tới những bạn đọc không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với vốn tài liệu tại thư viện Đó là những bạn đọc ở vùng sâu, vùng xa , những vùng có kinh tế khó khăn chưa thể xây dựng được thư viện, hoặc thư viện tại địa phương đó có vốn tài

liệu nghèo nàn chưa thẻ đáp ứng đủ nhu cầu tin của bạn đọc

Đối tượng phục vụ ngoài thư viện của các thư viện công cộng rất rộng, không hạn chế,

bao gồm tắt cả các tầng lớp nhân dân, họ là những người sử dụng các nguồn lực thông tin thư

viện để phục vụ cho công việc của mình Chính vì vậy đối tượng phục vụ ngoài thư viện thường có thành phần đa dạng và phức tạp với nhiều trình độ, lứa tuôi, điều kiện kinh tế, đặc tính tâm sinh lý, sinh hoạt xã hội khác nhau

HĐ PVBĐ ngoài thư viện có tầm quan trọng đối với các thư viện, đặc biệt với các thư

viện công cộng Nhiệm vụ của các thư viện công cộng là đáp ứng nhu cầu tin cho mọi tầng lớp

cư dân trong địa bàn hành chính Với những địa phương có địa hình phức tạp và điều kiện sống không đồng đều sẽ có một bộ phận lớn cư dân không thẻ đến thư viện sử dụng tài liệu để thoả mãn nhu cầu đọc của mình Phục vụ ngoài thư viện sẽ giúp nhóm người này thoả mãn nhu cầu đọc một cách thuận lợi nhất

Phục vụ ngoài thư viện cũng là một hình thức khai thác vốn tài liệu của thư viện một

cách có hiệu quả, vừa phát huy giá trị vốn tài liệu của thư viện thông qua việc tăng tần suất sử

dụng tài liệu; vừa thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc, qua đó góp phần xây dựng thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho mỗi người dân, đồng thời giảm bớt sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ văn hóa giữa người dân vùng núi, vùng sâu vùng xa với người dân khu vực thành

phó, đồng bằng,

Trang 15

Hiện nay có rất nhiều hình thức phục vụ bạn đọc ngoài thư viện Căn cứ vào cách thức tổ chức phục vụ có thể xem xét phục vụ ngoài thư viện với hai hình thức chủ yếu: Luân chuyển tài liệu và Thư viện lưu động,

+ Luân chuyển tài liệu

Luân chuyển tài liệu là hình thức luân phiên đưa tài liệu của thư viện từ địa điểm trung

tâm tới các điểm trung chuyển, hoặc phòng đọc sách cơ sở Trong hệ thống thư viện công

cộng, việc luân chuyển tài liệu được thực hiện thường xuyên từ thư viện trung tâm xuống các TY, TSCS Để thực hiện hình thức phục vụ này các thư viện phải xây dựng được vốn tài liệu

thích hợp với việc luân chuyển, đồng thời phải có mạng lưới thư viện, phòng đọc sách cơ sở

ôn định

+ Thư viện lưu động

TVLD là hình thức thư viện trung tâm đem sách báo xuống các địa điểm cư dân sinh

sống bằng nhiều phương tiện thích hợp với điều kiện địa phương và trực tiếp tổ chức phục vụ

bạn đọc trên các phương tiện đó trong một khoảng thời gian nhất định

Theo cuốn “Cẩm nang nghề thư viện” của Tiến sĩ Lê Văn Viết thì khái niệm TVLĐ

được định nghĩa như sau:

Là thư viện hay thay đổi vị trí của mình nhằm mục đích phục vụ cho các nhóm dân

cư ở xa thư viện cố định Bản chất của TVLĐ là thư viện có định đưa một số tài liệu

của mình xuống phục vụ cho tô chức, tập thể hay điểm dân cư nào đó đề họ sử dụng,

trong một thời gian nhất định[1 1, tr.429]

Tùy theo điều kiện của địa phương, các phương tiện của TVLĐ có thể là ô tô chuyên

dụng (có kèm theo hoặc không kèm theo các phương tiện phục vụ hiện đại), thuyền thư viện (ở các vùng sông nước), túi sách, ba lô sách (ở các vùng hẻo lánh, hiểm trở)

1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

Là một bộ phận của hoạt động phục vụ bạn đọc, phục vụ bạn đọc ngoài thư viện cũng tuân theo các nguyên tắc chung của phục vụ bạn đọc: đảm bảo tính tư tưởng, tính chủ động tích cực, tính quần chúng và phục vụ có phân biệt

Trang 16

phục vụ phải được lựa chọn, đảm bảo: tính tư tưởng Mặt khác cần chú trọng tuyên truyền

sách báo về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện nghị quyết của Dang,

tài liệu về pháp luật đến bạn đọc

~ Tính chú động, tích cực: Thư viện đảm bảo sự chủ động trong nghiên cứu nhu cầu đọc của bạn đọc, trên cơ sở đó lập kế hoạch và phương án phục vụ thích hợp, hiệu quả Hoạt động phục vụ ngoài thư viện phải xuất phát từ nhu cầu đọc của bạn đọc và hướng tới bạn đọc, sử

dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân sử dụng thư viện

Mặt khác, trong quá trình phục vụ cần phải lưu ý đến những biện pháp kích thích tính sáng tạo và chủ động của bạn đọc trong tiếp cận tài liệu, thông tin, giúp họ không chỉ thoả mãn nhu cầu đọc mà còn biết sử dụng thông tin trong tài liệu một cách tích cực, sáng tạo

- Tinh quân chúng: Khoản 1, điều 6, chương 2 trong Pháp lệnh thư viện có ghi rõ: “Tổ

chức cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam được quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội

quy, quy chế của thư viện” [23, tr.24]

Thực hiện chủ trương này, HD PVBĐ ngoài thư viện cần hướng tới mọi tầng lớp cư dân

là đối tượng phục vụ của thư viện, đảm bảo cho mỗi người dân có quyền tiếp cận thông tin, tài

liệu

- Phuc vụ có phân biệt: Nhu cầu đọc của bạn đọc chịu sự tác động của nhiều yếu tố như về lứa tuôi, trình độ, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý nên có những điểm rất khác biệt, ảnh hưởng tới hiệu quả tìm kiếm và sử dụng tài liệu Phục vụ có phân biệt tức là sử dụng các biện

pháp thích hợp với từng nhóm bạn đọc các đặc điểm nhu cầu tương đồng, giúp họ đạt hiệu quả

cao trong tìm kiếm và sử dụng tài liệu của thư viện Phục vụ có phân biệt không có nghĩa là

phân biệt đối xử, hạn chế quyền sử dụng thư viện mà chỉ có nghĩa tìm những cách thức tác

động thích hợp dé nối kết vốn tai liệu thư viện với bạn đọc một cách hiệu quả hơn

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

* Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách là yếu tố quan tâm hàng đầu, là đường lối, quan điểm, chính sách của

Trang 17

cần có cơ chế chính sách phù hợp Không có cơ chế chính sách hoặc cơ chế chính sách không

phù hợp, hoạt động này sẽ không có căn cứ pháp lý, không có đường lối bước đi và không có

cẩm nang để hoạt động Cơ chế chính sách phù hợp sẽ thúc đây thư viện phát triển Ngược lại,

chính sách không phù hợp sẽ làm thư viện kém phát triển, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước, của địa phương Văn bản hướng dẫn càng chỉ tiết, thư viện càng có nhiều căn cứ, chỗ dựa đề hoạt động Chính sách được ban hành đúng đắn, kịp thời, không chồng chéo, sẽ tạo cho hoạt động thư viện phát triển Ngoài việc phải thực hiện

nghiêm túc cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước thì các cấp tỉnh, thành phó, mỗi địa

phương nên ban hành cơ chế, chính sách về thư viện trên địa bàn mình Muốn vậy, thư viện cần

thường xuyên tham mưu cho các cấp lãnh đạo các vấn đề về chuyên môn để có các chính sách

kịp thời, khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể

Thư viện có nhiệm vụ quan trong đặc biệt trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, ngành thư viện đóng góp hết sức mình vào công cuộc đổi mới của Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế của Nhà nước Vì vậy, để tiếp tục củng có và phát triển thư viện, nâng tam văn hóa đọc trong nhân dân thì các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

sẽ tạo cho ngành một hành lang pháp lý đề phát triển, đồng thời là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phục vụ và thu hút bạn đọc đến thư viện Từ hành lang pháp lý của nhà nước nếu

có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của bộ máy quản lý hành chính nhà nước thì sự nghiệp thư viện sẽ phát triển và ngược lại nếu công tác chỉ đạo, quan tâm không thường xuyên, liên tục thì công tác thư viện, đặc biệt là công tác phục vụ bạn đọc và thu hút bạn đọc sẽ gặp khó khăn

* Lốn tài liệu

Là môi trường, nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động của mọi loại hình thư viện Vốn tài liệu là thông tin và đây là nhu cầu không thể thiếu của bạn đọc Vốn tài liệu là vật mang tin

ghi chép thông tin để người đọc có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin Vốn tài liệu có bổ sung,

đổi mới thường xuyên mới đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, thu hút bạn đọc đến sử dụng,

thư viện

Vén tài liệu thư viện là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức năng, loại

Trang 18

thư viện khác, được phản ánh toàn diện trong bộ máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài

trong suốt thời gian được người đọc quan tâm

Tại điều 2, Pháp lệnh Thư viện quy định:

Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn, âm

thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng Vốn tài liệu thư viện là u được sưu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử

những tài

lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện đề tổ chức phục vụ người

đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản [23, tr.22]

Từ những căn cứ trên thì tài liệu là vật trung gian giữa bạn đọc, cán bộ thư viện và cơ sở vật chất - kỹ thuật của thư viện Cán bộ thư viện tiến hành bỏ sung, xử lý, tổ chức vốn tài liệu và giới thiệu chúng với bạn đọc Bạn đọc sử dụng tài liệu để thu thập kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình về mọi mặt Tài liệu là đối tượng lưu giữ và bảo quản của cơ sở vật chất - kỹ thuật Vốn tài liệu càng phát triển thì cơ sở vật chất - kỹ thuật càng phải được

tăng cường, mở rộng để đáp ứng nhu cầu hoạt động,

Thực chất, vốn tài liệu là bộ sưu tập các tài liệu có nhiều chủ đề, nội dung, được xử lý nghiệp vụ, được tô chức theo những quy tắc nhất định, được bảo quản và sử dụng có hiệu quả lâu đài Vốn tài liệu là một trong các yếu tố quyết định tạo nên hoạt động thư viện Vốn tài liệu càng đa dạng, phong phú phủ hợp với người đọc thì càng tạo điều kiện cho thư viện hoạt động có hiệu quả Vì vậy, đối với thư viện nói chung và thư viện cấp huyện nói riêng thì vốn

tài liệu là yếu tố đầu tiên và mang tính quyết định trong việc xây dựng và phát triển thư viện

Vốn tài liệu không chỉ là tài sản vô giá mà còn là công cụ, là điều kiện, cơ sở để thư viện hoạt động có hiệu quả Vốn tải liệu của một quốc gia là tài sản và là di sản văn hóa, là thước đo

trình độ và quá trình phát triển của quốc gia đó Vốn tài liệu của các thư viện càng lớn thì càng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước mà còn tạo

không những thư vi

ra sức thu hút to lớn đối với bạn đọc tại địa phương * Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Trang 19

đọc được đọc sách trong môi trường, tiện nghỉ thoải mái, thư viện hấp dẫn với ban đọc Cơ sở

vật chất có vai trò hết sức to lớn, nó được thể hiện ở các khía cạnh: - Đối với tài liệu, nó là công cụ, là nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu

- Đối với bạn đọc, là nơi họ làm việc, tiếp xúc với tài liệu và các nguồn thông tin trong

nước và thế giới, là nơi họ gặp gỡ, trao đổi cảm xúc, suy nghĩ của mình về những gì đã đọc

hoặc các thông tin khác với cán bộ thư viện hoặc các bạn đọc khác bạn đọc nhận được ngày

càng nhiều các tiện nghỉ trong quá tính sử dụng thư viện và do đó chất lượng làm việc tại thư

viện ngày càng cao

- Đối với cán bộ thư viện, đó là ngôi nhà thứ hai, nơi thể hiện vai trò, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, là môi trường rèn luyện phấn đấu, kiến thức vào thực tiễn Một thư viện có trụ sở với trang thiết bị khang trang, hiện đại không chỉ là niềm tự hào của cán bộ thư viện mà còn khẳng định vai trò, vị trí của thư viện trong xã hội Thư viện với những trang thiết bị hiện đại sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp cho bạn đọc những dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của họ, tạo nên uy tín lớn cho bạn đọc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao dân tri, dio tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Nhà nước

Cơ sở vật chất là yếu tố đảm bảo cho hoạt động được tiến hành có chất lượng Cơ sở vật chất lại phụ thuộc vào nguồn kinh phí của thư viện

Kinh phí cho hoạt động thư viện công cộng thường được cấp từ ngân sách nhà nước

hoặc của chính quyền địa phương, ngoài ra có thể huy động xã hội hóa từ sự đóng góp của các

tổ chức, cá nhân ở địa phương, trong nước và nước ngoài Điều này này đã được xác định tại Điều 9 Pháp lệnh Thư viện “Kinh phí đảm bảo cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển" [23, tr.26] Tùy theo điều kiện kinh tế- xã hội của từng địa phương mà các thư viện công cộng sẽ có nguồn kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất khác nhau

* Yếu tỐ con người

Nhân lực thư viện

Ở bắt cứ lĩnh vực nào, con người luôn đóng vai trò trung tâm, là nhân tố quyết định sự

Trang 20

viện Cán bộ thư viện là cầu nối hết sức quan trọng giữa bạn đọc với thư viện Tài liệu trong kho thư viện được sử dụng và khai thác triệt để hay không, bạn đọc có được lôi cuốn sử dụng tài liệu của thư viện nhiều hay không đều phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ tích cực của cán bộ thư viện trực tiếp phục vụ

Hiệu quả phục vụ của thư viện không chỉ phụ thuộc vào chất lượng vốn tài liệu, cơ sở vật chất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, chọn lọc, năng lực tư vấn và cung ứng tài liệu của cán bộ thư viện trực tiếp phục vụ bạn đọc

Bạn đọc

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ thư viện nào là đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của bạn đọc Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc càng cao thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng tăng

Bạn đọc là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện, bạn đọc là đối tác, là khách hàng của hoạt động thông tin thư viện Theo quan điểm hiện đại, bạn đọc là “thượng đế” đối

với những người tham gia hoạt động thông tin thư viện Điều đó cùng có nghĩa là hoạt động

thư viện muốn tôn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu đọc của bạn đọc trong từng thời điểm cũng như địa bàn cụ thể

Ban đọc là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động phục vụ của thư viện Ý kiến

đánh giá của bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu thư viện góp phần tích cực cho điều

chỉnh hoạt động phục vụ, đặc biệt hoạt động phục vụ ngoài thư viện theo hướng phủ hợp, hiệu quả hơn

* Yếu tổ quán lý

Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ Nếu

nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phục vụ, người lãnh đạo sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động hợp lý và đầu tư các nguồn lực vật chất thích hợp cho hoạt động phục vụ

1.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

Mục tiêu của HĐ PVBĐ ngoài thư viện là nhằm khai thác triệt để nội dung vốn tài liệu

Trang 21

thư viện thông qua các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đó: mức độ thoả mãn

nhu cầu đọc của ban đoc; mức độ hấp dẫn bạn đọc; mức độ khai thác vốn tài liệu thư viện Tiêu chí 1: Mức độ thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc

Mục tiêu cuối cùng của mỗi thư viện là đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Đề hoàn thành mục tiêu đó, thư viện phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu đọc của đối tượng mà thư viện phục vụ nhằm đáp ứng, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu đọc của họ Phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong hoạt động thông tin - thư viện, là khâu trực tiếp tương tác với bạn đọc nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả hoạt động Vì vậy, mức độ thoả mãn nhu cầu đọc của bạn đọc vừa là tiêu chí đánh giá hoạt động thư viện đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng phục vụ của thư viện

Mức độ thoả mãn nhu cầu của bạn đọc được đo bằng mức độ hài lòng của bạn đọc khi sử dụng các hình thức phục vụ tài liệu của thư viện, thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của họ

Tiêu chí 2: Mức độ khai thác vốn tài liệu

Một trong những mục tiêu của phục vụ bạn đọc ngoài thư viện là khai thác triệt để vốn tài liệu có trong thư viện Vì vậy chất lượng của công tác phục vụ bạn đọc ngoài thư viện cũng được thể hiện ở số lượt tài liệu được luân chuyền, tần suất sử dụng tài liệu có được tăng lên hay không

Tiêu chí 3: Mức độ hấp dẫn ban doc

Là một dạng dịch vụ công, có sự tương tác thường xuyên giữa cán bộ thư viện và bạn

đọc, yếu tố tinh thần tâm lý cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động phục vụ Chất lượng,

của hoạt động phục vụ bạn đọc còn được thẻ hiện ở mức độ hấp dẫn bạn đọc

Mức độ hấp dẫn bạn đọc được đo bằng 2 loại chỉ số: chỉ số phản ánh sự hài lòng của

bạn đọc với phong cách phục vụ của cán bộ thư viện; tỷ lệ lượt người sử dụng tài liệu của thư

viện trên tông số dân cư thư viện phải phục vụ

1.2 Đặc điểm của Thư viện Hà Nội

1.2.1 Khái quát về Thành phố Hà Nội

* Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và

Trang 22

Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời Hà Nội đã

chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý - Trần - Lê -

Mạc - Nguyễn kinh thành Thăng Long có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi đề là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước

Nằm chếch về phía Tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thô sông Hồng, Hà Nội có

vị trí từ 2023” vĩ độ Bắc và 10544 đến 106°02’ độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái

Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng

Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng

120km, cách thành phô Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng Sông Hồng

Thành phố Hà Nội có diện tích 3.324.92kmỶ, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biên Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng,

và chỉ lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh như Ba Vì cao 1.28Im khu vực nội thành có một số gò đôi

thấp như gò Đống Đa, núi Nùng

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lý thành

phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phó trong sông” Trong khu vực nội thành,

Hồ Tây có diện tích lớn nhất khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phó, khu vực sầm uát nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội Trong khu vực nội đô có thể kê tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn

Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa âm Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa chính: mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3, Hà Nội vẫn tận hưởng thời

tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa

Trang 23

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa,

khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế Do vậy Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và sự chung tay tay vun đắp của các tỉnh, thành phố trên cả nước với tỉnh thần “cả nước vì Hà Nội” Sự quan tâm đó đã được thê hiện trong: Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị; Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô, Thủ

tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng

¡ năm

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số trung bình trên địa bàn thành phó Hà

2017 là 7.654,8 nghìn người, tăng 1,8% so năm trước Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8% Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2 Tuy nhiên phân bó dân cư không đồng đều, dân số có mật độ cao ở vùng nội đô và ven đô

Trong nhiều năm vừa qua Hà Nội luôn có mức tăng trưởng kinh tế cao, liên tục Đang trở thành trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế tầm cỡ khu vực, là thị trường sôi động với quy mô dân số lớn, là đầu mối trung chuyển nhiều hàng hóa của miền Bắc Việt Nam, nằm trong

hành lang kinh tế các tiểu vùng sông Mê Kông Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để kinh doanh,

có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và phát triển, hạ tầng các khu công nghiệp tương đối hoàn thiện Sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách thành phó 40km, cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là hai cảng container được đầu tư phục vụ xuất/nhập khẩu hàng hóa chỉ cách Hà

Nội 120km Hà Nội là đầu mối giao thông của miền Bắc Việt Nam với hệ thống đường sắt và nhiều đường cao tốc Hà Nội đã chủ động và tích cực tham gia sâu rộng, tận dụng tối đa được những cơ hội do vị thế của đất nước đem lại trong quá trình hội nhập quốc tế Hiện nay Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước; là thành viên của

nhiều tô chức quốc tế có uy tín trên thế giới

Theo thống kê GDP trong 5 năm gần đây kinh tế Hà Nội đều đạt mức tăng trưởng khá:

Trang 24

Năm 2017 mục tiêu tăng trưởng của cả nước để ra là 6,7% cao hơn năm 2016 (ước

khoảng 6,3 - 6,5%), tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phó đạt 8,5% - 9%, thu nhập

bình quân đầu người là 86-88 triệu đồng/người/năm

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 207.628 nghìn tỷ đồng bằng 101,4% dự

toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ trong đó thu nội địa chiếm 90,4% so với tổng thu Bên cạnh đó, kinh tế của Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt 8,5% Tông

sản phẩm trên địa bàn ước tăng 8,5% Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,3% Thị trường ổn định, chỉ số tiêu dùng bình quân ước tăng 3,05 - 3,11% Tổng mức lưu chuyển hàng hóa

bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 10,3%; tín dụng ngân hàng phát triển tốt, đáp ứng nhu

cầu lưu thông hàng hóa và vốn cho sản xuất Kim ngạch xuất khâu trên địa bàn ước đạt 11,54 tỷ USD tăng 8% Khách du lịch đến Hà Nội đạt 23,83 triệu lượt người, tăng 9%, trong đó khách quốc tế là 4,95 triệu lượt, tăng 23%

* Đặc điểm văn hóa

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân mà Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành trong nhiều năm qua Với đặc thù là một nước đang phát triển, 70% dân số là nông dân sống trên khắp

các vùng miền đất nước, đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn còn nhiều chênh lệch so với các vùng đô thị Để thực hiện CNH-HĐH đất nước, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống,

văn hóa tỉnh thần, cũng như mức hưởng thụ văn hóa cho nông dân các vùng nông thôn, trước hết cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân

Xác định tầm quan trọng của văn hóa đọc đối với việc xây dựng và phát triển đời sống

văn hóa trong thời kỳ CNH-HĐH đắt nước, Chỉ thị số 42/CT-TW năm 2004 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy

đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và

miễn núi

Để đáp ứng nhiệm vụ chiến lược quan trọng trên, Nhà nước đã có những chỉ đạo và chính sách phát triển văn hóa đọc ở nông thôn: Chương trình xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ; Chương trình phối hợp công tác số 430/Ctr-BVHTTDL-BTTT giữa Bộ Văn hóa

Trang 25

sách báo tại các điểm Bưu điện văn hóa xã; triển khai Đề án “Đây mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”; đặc biệt tạo điều kiện, bố trí kinh phí và các nguồn lực khác để các thư viện thực hiện tốt các hoạt động: Tổ chức tại địa phương Ngày hội Sách và Văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam (21/4) và hưởng ứng ngày

Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Trong nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Đảng ta cũng đã xác định rõ mục tiêu và phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm

làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng tập

thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư và mọi sinh hoạt, mọi quan hệ con người nhằm tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp HĐH - CNH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công,

bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên CNXH Phương hướng và mục tiêu đó dựa trên năm quan điểm cơ bản là:

- Văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội

- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiền đậm đà bản sắc dân tộc

- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân

tộc Việt nam

~ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

~ Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng

Với vị thế quan trọng của Thủ đô, Hà Nội là nơi có nhu cầu đọc và phong trào đọc sách

báo mạnh mẽ Người dân Hà Nội đọc sách báo để nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho việc

quản lý, học tập, nghiên cứu, lao động - sản xuất, giải trí nhằm góp phan xây dựng Thủ đô Hà

Trang 26

TVHN được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu là “Phòng đọc sách nhân

dân” Thư viện đã trải qua rất nhiều địa điểm từ Nhà Thủy Tạ bên Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Thư viện chuyên về 45 Tràng Tiền, sau đó chuyển đến Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Đến năm 1959 Thư viện chính thức định vị tại 47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm và đổi tên thành “Thư viện Hà Nội”

Hiện nay TVHN có 2 cơ sở: 47 Bà Triệt ; 2B Quang Trung, Hà Đông Thư viện hoạt động tại cả 2 cơ sở đáp ứng cho nhu cầu đọc của người dân trên dia ban

* Chức năng của Thư viện Hà Nội

TVHN do UBND Thành phố Hà Nội quyết định thành lập, có chức năng thu thập, bảo

quản, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, bao gồm tài liệu trong nước và nước ngoài

theo quy định của pháp luật; xây dựng, hình thành thói quen đọc trong nhân dân; tham gia xây

dựng và tô chức việc luân chuyển tài liệu xuống cơ sở

TVHN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố và Sở Văn hóa và Thẻ thao thành phố Hà Nội đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch

* Nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội

~ Nhiệm vụ và quyền hạn của TVHN theo quy định của Pháp lệnh Thư viện và Nghị định số 72/2002/NĐ-CP

+ Tại điều 1 của Pháp lệnh Thư viện đã nêu rõ:

Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộ

hu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá

trí thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí

của mọi tầng lớp nhân dân; góp phan nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng,

nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công, én đại hóa đất nước [23, tr.21]

1 mục b nghị định 72/2002/NĐ-CP cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của thư viện cấp tỉnh như sau: “Tham gia xây dựng thư viện cấp huyện, cấp xã, TV, TSCS; xây dựng

Trang 27

vốn tài liệu luân chuyền, tô chức việc luân chuyền tài liệu, báo xuống các các thư viện cấp huyện, thư viện cắp xã, TV, TSCS; tổ chức TVLĐ phục vụ nhân dân trên địa bàn” [22, tr.42]

- Tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện thuộc thẩm quyển theo quy

định tại Thông tư số 18/2014/TT-BVHTTDL ngày 08/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Mở cửa phục vụ người sử dụng thư viện phù hợp với điều kiện sống, làm việc và học tập của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô

- Hướng dẫn, tư vấn tô chức thư viện; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho người làm công tác thư viện tại các quận, huyện, thị xã; cắp xã, phường, thị trắn và cơ

sở trên địa bàn thành phô Hà Nội Chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ với

các thư viện, cơ quan, ban ngành khác

- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện

~ Thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện ở trung tâm và địa phương, tham

gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ thống thư viện công cộng,

Phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu với các thư viện do cơ quan, tổ chức của địa

phương thành lập; tham gia các tô chức quốc tế về thư viện; xây dựng và tiếp nhận các dự án

tài trợ tài liệu, trang thiết bị và dự án bồi dưỡng cán bộ thư viện do các thư viện, tổ chức nước

ngoài tài trợ; tổ chức hội thảo, cha sẻ kinh nghiệm hoạt động

Với chức năng, nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, nhiều năm qua Thư viện thành phó Hà Nội không những hoạt động hiệu quả tại

trung tâm mà còn làm tốt ở cấp thư viện cơ sở, đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa

của người dân toàn Hà Nội

* Cơ cầu tổ chức của Thư viện Hà Nội

Trang 28

* Nhân lực

Số lượng cán bộ hiện có 69; Gồm 17 nam, 52 nữ ; Trình độ đào tạo: 06 thạc sĩ, 46 cử nhân, 04 cao đẳng, 13 THPT, trong đó có 37 cán bộ đào tạo chuyên ngành thư viện, 32 cán bộ đào tạo chuyên ngành khác như tin học, ngoại ngữ có những cán bộ có 2,3 bằng Đại học, nhiều chứng chỉ tin học, ngoại ngữ Số cán bộ trẻ chiếm 2/3 tổng số cán bộ trong thư viện nên khả năng tiếp thu và ứng dụng CNTT nhanh

* Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Hiện nay TVHN có trụ sở hiện đại 9 tầng với 7000mỶ tại 47 Bà Triệu và 2B Quang Trung có trụ sở 3 tầng với 2.200mỶ, được trang bị các thiết bị hiện đại, nối mang LAN va mang internet, có phòng đọc đa phương tiện, trang web, các nguồn thông tin điện tử được khai thác và

truy cập thường xuyên qua hệ thống mạng và máy tính Sử dụng phần mềm Libol 6.0 phục vụ

cho công tác chuyên môn của thư viện từ quản trị CSDL, biên mục sách báo, tài liệu điện tử,

quản lý hồ sơ bạn đọc, phục vụ tra cứu OPAC, mượn trả tài liệu

1.2.2.2 Mạng lưới thư viện công cộng và phòng đọc sách ở thành phố Hà Nội

Trang 29

Sau khi hợp nhất Hà Tây và Hà Nội, hiện nay mạng lưới thư viện cấp huyện thành phố

Hà Nội là 29/30 quận, huyện, thị và mạng lưới TV, TSCS gồm: 232 thư viện cấp xã (trong đó có 58 thư viện cắp xã, 143 tủ sách pháp luật), 1.055 TV, TSCS tai các cụm dân cư, thôn, làng, bản (Quận Nam Từ Liêm chưa thành lập được thư viện) Hiện nay, 29 thư viện cắp huyện đều

trực thuộc Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thẻ thao cấp huyện Có 02/29 thư viện cấp huyện

(chiếm 6,8%) có trụ sở độc lập; 27/29 thư viện huyện (chiếm 93,2%) đang được đặt trong khuôn viên làm việc chung của đơn vị chủ quản Một số thư viện nằm trong khuôn viên Trung tâm VHTT và đều nằm ở các vị trí không thuận lợi, ở tầng trên cao hoặc ở phía sau của đơn vị chủ quản

Kinh phí hoạt động của thư viện cấp huyện nằm trong ngân sách chung cấp cho hoạt động của đơn vị chủ quản 100% thư viện cấp huyện được cấp kinh phí hoạt động hàng năm Duy nhất quận Nam Từ Liêm chưa có thư viện nhưng cũng được cấp kinh phí cho hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách thiếu nhi Tuy nhiên có sự chênh lệch về kinh phí hàng năm giữa

các thư viện: quận Hoàn Kiếm có mức kinh phí cao nhất (400 triệu), huyện Ứng Hòa mức

kinh phí thấp nhất (7 triệu) do vậy ở những thư viện có mức kinh phí thấp hoạt động thư viện chỉ trông chờ vào nguồn xã hội hóa và luân chuyền tài liệu của thư viện thành phố Vốn tài

liệu cũng có sự chênh lệch giữa các thư viện do sự phân bổ kinh phí không đồng đều, 03/29

thư viện không được cấp kinh phí mua sách báo (Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thạch Thất) 28/29 thư

viện cấp huyện có cán bộ phụ trách tuy nhiên một số cán bộ còn phải kiêm nhiệm các công tác khác; 01/29 thư viện cấp huyện không có cán bộ phụ trách (Ứng Hòa) Chế độ phụ cấp (hoặc

bồi dưỡng) cho cán bộ thư viện ở nhiều nơi còn chưa có hoặc không thường xuyên, liên tục

Trình độ cán bộ chuyên môn không đồng đều, 46/52 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 88,4%); 06/62 cán bộ có trình độ trung cấp (chiếm 11,6%) Trong đó, số cán bộ được đào tạo chuyên môn thư viện là 27/52 cán bộ (chiếm 52%); 25/52 cán bộ được đào tạo từ các chuyên

ngành khác (chiếm 48%),

Thư viện cấp xã

Đại đa số các thư viện cấp xã hiện đang được bố trí hoạt động chung trong không gian

Trang 30

Kinh phí hoạt động của thư viện cấp xã do chính quyền địa phương cấp Tuy nhiên mức

độ cấp và mức độ ồn định tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương: 17/40 thư viện được

cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương (chiếm 42,5%); 15/40 thư viện có nguồn kinh

phí xã hội hóa (chiếm 37,5); 08/40 thư viện có cả 2 nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa (chiếm 20%)

- Mức độ cấp kinh phí: có 08/40 thư viện được cấp thường xuyên (chiếm 25%); 20/40 thư viện không cấp thường xuyên (chiếm 45%); 12/40 thư viện không được cấp (chiếm 30%)

Chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác thư viện: có 17/40 cán bộ được hưởng chế độ

từ nguồn ngân sách địa phương (chiếm 42,5%); 05/40 cán bộ có bồi dưỡng do nhân dân quyên

góp (chiếm 12,5%); 18/10 cán bộ tự nguyện (chiếm 45%) [29, tr.22] Thư viện, tủ sách cơ sở

Nhiều thư viện tủ sách cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, vồn tài liệu ít, không có kinh phí hoặc kinh phí không thường xuyên để mua sách báo mới TV, TSCS có số vốn trung bình chưa đạt 1.000 bản/1 thư viện Đa phan vốn sách của các thư viện xã được tài trợ từ một số

nhà xuất bản, và quyên góp từ nhân dân nên sách quá cũ đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng và nội dung dẫn đến số lượng sách có nhưng nhu cầu khai khác của nhân dân chưa được đáp ứng

vì vậy chưa thu hút được đông đảo quần chúng quan tâm Vì vậy các thư viện, tủ sách duy trì

hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tài liệu xã hội hóa và đăng ký luân chuyển của TVHN

hoặc Thư viện huyện

Trang 31

* Nhân lực tại thư viện cấp huyện, cấp xã, TV TSCS cũng hạn chế: tại thý viện cấp huyện là 52 cán bộ, bình quân 1,8 cán bộ/thư viện; Số lượng cán bộ phụ trách thư viện cấp xã và cán bộ phụ trách TV, TSCS chỉ có 904, trong đó có 48 cán bộ chuyên trách và 856 cán bộ kiêm nhiệm, bình quân là 0,64% cán bộ/ 1 thư viện Với bình quân 0,64 cán bộ/ 1 thư viện tủ sách cơ sở sẽ rất khó triển khai hoạt động và phát triển

Biéu do 1.1 Số lượng Thư viện công cộng

trên địa bàn Thành phó Hà Nội

IR Thư viện Thành phó

Thư viện Quận, Huyện, Thị xã

IH Thư viện Xã, Phường 38 | Thư viện tủ sách cơ sở so}{+ 22 1.2.3 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc tại Hà Nội 1.2.3.1 Đặc điểm bạn đọc

Ban đọc của TVHN rất rộng rãi, bao gồm đối tượng là người đọc trong nước và nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội: cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các ban ngành của Thành phó và của Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội; cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học và phổ thông, cán bộ chuyên môn ở các cơ quan và cơ sở, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh phô thông, cán bộ hưu trí, người làm nghề tự do Họ ở mọi lứa tuổi, tôn giáo, dân tộc, trình độ, nghề nghiệp và lĩnh vực khác nhau

Trang 32

sinh sinh viên thuộc rất nhiều lĩnh vực chuyên môn và có trình độ khác nhau Do vậy, trình độ học vấn của bạn đọc có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn tài liệu của bạn đọc Bạn đọc

có trình độ cao cần những tài liệu có nội dung nghiên cứu, chuyên sâu

Bên cạnh đó TVHN còn phải phục vụ các tầng lớp nhân dân Hà Nội ở mọi địa bàn,

để đến

trong đó có nhiều người có trình độ học vấn phổ thông và không có nhiều thời gian

thư viện Đó là đối tượng của hoạt động phục vụ ngoài thư viện

Bạn đọc ngoài thư viện của TVHN là tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Hà Nội, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện kinh tế Đối tượng bạn đọc ngoài thư viện có số lượng đông đảo nhất là công nhân, nông dân, học sinh, thợ thủ công, người làm

nghề tự do Những đối tượng bạn đọc này chủ yếu sinh sống ở vùng ven thành phó, vùng sâu

của Hà Nội, nơi điều kiện địa lý không thuận tiện 1.2.3.2 Đặc điểm nhu cầu đọc

Bạn đọc của TVHN có thành phần đa dạng Căn cứ vào tính chất hoạt động lao động của họ có thể chia họ thành 3 nhóm chính: Nhóm bạn đọc là cán bộ quản lý, nhà khoa học; Nhóm bạn đọc đại chúng; Nhóm bạn đọc đặc biệt

- Nhóm bạn đọc là cán bộ quản lý, nhà khoa học: đó là các nhà lãnh đạo của các cấp chính quyền, đoàn thê ở địa phương như UBND, HĐND, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận tô quốc và nhà khoa học

Tài liệu họ có nhu cầu sử dụng đều là những văn bản quyết định, thông tư, nghị quyết, văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước hay kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học chuyên sâu về lĩnh vực họ cần nghiên cứu nhằm giúp họ có được nhiều thông tin, kiến thức về những mặt trên, từ đó có thể giúp họ đưa ra hoặc đề xuất những

biện pháp, giải pháp khả thi phù hợp với chủ trương, kế hoạch phát triển mọi mặt hay từng

mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, cơ sở

Trang 33

nhận, nhưng đồng thời lại là người xử lý thông tin và ra các quyết định, thực hiện và điều

chỉnh các quyết định nhằm thúc đây phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương

- Nhóm bạn đọc đại chúng (công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, cán bộ hưu tri ) Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin đại chúng là công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, người cao tuổi Đây là lực lượng bạn đọc đông đảo nhất, và nhu cầu sử dụng tài liệu

nhiều nhất Nhu cầu tin của người dùng tin đại chúng thường rất rộng, bao quát nhiều lĩnh

vực Có thể chỉ là nhu cầu đọc sách đề giải trí, hoặc để biết về một thông tin tức thời, hoặc là một chỉ tiết có liên quan đến công việc mình đang làm Đặc biệt là vào dịp hè, rất nhiều em thiếu nhi đến với thư viện đọc và mượn sách, chủ yếu với mục đích giải trí, hoặc tham gia các sinh hoạt các câu lạc bộ, các hội thi do ngành văn hoá, hoặc ngành giáo dục Thủ đô tổ chức

+ Đối với bạn đọc là công nhân, nông dân và cán bộ hưu trí thì nhu cầu dùng tin của họ

cũng rất đa dạng, phong phú nhưng không cao, yêu cầu rất cụ thể, rõ ràng Đối tượng bạn đọc

này nói chung thích đọc báo, tạp chí, truyện lịch sử, sách văn học nghệ thuật, tìm hiểu về sách văn hóa, địa chí của địa phương hay các sách phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông, lâm

nghiệp phục vụ cho công việc sản xuất, làm nông

Trong điều kiện diện tích mở rộng như hiện nay, số người thuần tuý làm nông nghiệp,

chỉ trồng trọt và chăn nuôi ở Hà Nội là khơng ít Ngồi nhu cầu đọc để giải trí, học cũng có

nhu cầu thông tin về khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học kỹ thuật nông nghiệp đề giúp ích cho họ trong quá trình sản xuất Thông tin về cây và con có năng xuất, chất lượng cao, thông tin về

các loại bệnh và cách phòng tránh, cách chữa trị cho cây trồng và vật nuôi là những vấn đề được người nông dân quan tâm

+ Đối tượng là các em học sinh phô thông, sinh viên thường quan tâm tới tất cả các

lĩnh vực trong xã hội, những nguồn tài liệu liên quan đến học tập, nghiên cứu, giải trí Đối với họ thư viện là nơi học tập, bổ sung kiến thức và là nơi giải trí, đây là trường học thứ hai của họ Tuy nhiên đối với bạn đọc là các em thiếu nhi thì nhu cầu của các em đến với thư viện là

để giải trí sau những giờ học căng thẳng, thông tin của các em thiếu nhi thường đơn giản

không phức tạp

Trang 34

Nhu cầu đọc của nhóm bạn đọc đặc biệt (Người khiếm thị, người mắt quyền công dân) nhu cầu tin của nhóm bạn đọc này cũng rất đa dạng và có những điểm khác biệt với các nhóm khác

+ Ban doc là người khiếm thị: Những người bị khiếm thị thường bi mất rất nhiều quyền lợi, người bị tàn tật đa số là do bam sinh, bệnh tật và tai nạn lao động Cũng như người

bình thường nhu cầu tin của người khiếm thị luôn thay đổi và phát triển Nhu cầu tin của họ bị chỉ phối với nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội, lứa tuổi,

giới tính, nghề nghiệp, nhân cách và sở thích cá nhân của người khiếm thị Tuy nhiên họ vẫn có tỉnh thần ham hỏi hỏi những kiến thức mới, do đó nhu cầu thông tin của họ rất cao nên việc quan tâm đến đọc sách và sử dụng thư viện như là một đòi hỏi không thể thiếu và cũng là một

yếu tố quan trọng giúp họ hòa nhập cộng đồng,

+ Bạn đọc là người mắt quyền công dân: Là những phạm nhân đang thụ án tại các trại

giam Nhu cầu đọc của họ hướng tới tất cả các lĩnh vực Với đối tượng này thì đọc sách chính

là lúc để họ học hỏi, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang cho con đường hoàn lương

Trong thực tế, đối tượng của hoạt động phục vụ ngoài thư viện chủ yếu là hai nhóm sau ~ Nhóm bạn đọc đại chúng

~ Nhóm bạn đọc đặc biệt

1.2.4 Đặc điểm vốn tài liệu tại Thư viện Hà Nội

'Vốn tài liệu là một trong bón yếu tổ cầu thành nên thư viện, là tiềm năng của hoạt động thư viện Các thư viện hiện đại có vồn tài liệu lớn, có nguồn lực thông tin mạnh thu hút được lượng bạn đọc đông đảo Vốn tài liệu cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc, tạo nên chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thư viện

'Vốn tài liệu tại TVHN rất phong phú và da dạng với nhiều các loại hình tài liệu khác nhau và được chia thành 2 mảng: Tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử

- Tài liệu truyền thống

TVNN có vốn tài liệu truyền thống phong phú và đa dạng với hơn 530.000 bản sách

Trang 35

-Nôm, thác bản văn bia, hương ước, thần tích, thần sắc các bản đồ cổ, ảnh Hà Nội xưa và nay Đây là nguồn lực vô cùng quý giá của TVHN

- Tai liệu điện tử

- TVHN đã xây dựng một hệ thống CSDL gồm 217.567 biểu ghi trong đó: +CSDL sách tiếng Việt: 142.435 biểu ghi

+ CSDL sách tiếng Anh: 21.474 biểu ghỉ

+CSDL sách tiếng Pháp: 4.852 biểu ghi

+ CSDL sách Địa chí: _ 7.747 biểu ghi + CSDL sách Han Nôm: 1.806 biểu ghi

+ CSDL văn bia: 3.000 biểu ghi

+ CSDL báo, tạp chí: 5.000 biểu ghi

+ CSDL bai trích báo, tạp chí: 11.600 biểu ghi + Băng, đĩa CD: 2.000 băng, đĩa CD

- Đã tiến hành số hóa 291 tài liệu tương đương 73.474 trang tài liệu địa chí Hà Nội - Sách nói cho người khiếm thị: Đến nay TVHN đã hoàn thành 92 tên sách nói với 22.925 trang tai liệu, 1104 đĩa CD sách nói tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ bạn

đọc với đối tượng là khiếm thị trên địa bàn

- Bổ sung bộ Sách điện tử học tiếng Anh LangMaster điện tử sử dụng cho mạng LAN được cài đặt tại các phòng làm việc và đa phương tiện phục vụ cho cán bộ và bạn đọc học tập nghiên cứu

~ Xây dựng trang web www.thuvienhanoi.org.vn nhằm giúp bạn đọc tra cứu CSDL, tìm

tin thuận lợi, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh TVHN

1.3 Vai trò và yêu cầu của hoạt động phục vụ ban đọc ngoài thư viện của Thư viện Hà Nội

1.3.1 Vai trò hoạt động phục vụ ban đọc ngoài thư viện

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, sách báo - tạp chí và các vật mang tin hiện đại đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ về số lượng, hiện đại

hơn về hình thức và có giá trị nội dung ngày càng cao Nhu cầu tin, nhu cầu đọc của mỗi

Trang 36

Trong hệ thống các phương tiện cung cấp thông tin, tài liệu ở các cơ quan thông tin thư

viện nói chung, TVHN nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao dan tri, cải thiện đời sống văn hóa cho nhân dân thông qua hoạt động phục vụ sách, báo luân chuyển, phục vụ TVLĐ Mọi hoạt động của thư viện đều nhằm mục đích đưa văn hóa đến

từng nhà, thắm dần vào cuộc sống từng người dân trên địa bàn Hà Nội V.I Lê Nin đã từng

khẳng định “Đánh giá một thư viện công cộng không phải ở chỗ kho sách của thư viện có bao

nhiêu sách, mà ở chỗ sách báo đã được luân chuyển rộng rãi trong nhân dân như thế nào ”

(Lê Nin và sự nghiệp Thư viện)

Thông qua chat lượng phục vụ bạn đọc có thể đánh giá được hiệu quả của thư viện, đây là một hoạt động rất quan trọng của thư viện Hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện có

chất lượng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nói chung, thông qua việc thỏa mãn nhu

cầu đọc tài ¡ là một

của những bạn đọc không thể đến trực tiếp sử dụng thư viện Hà

thành phố lớn với dân cư đông đúc Mặc dù có mạng lưới thư viện công cộng khá dày đặc

ật chất và thời gian để sử dụng thư viện,

nhưng không phải người dân nào cũng có điều kiệ

thoả mãn nhu cầu của mình Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện là sự bổ sung tối ưu cho phục vụ ban đọc trong thư viện để đáp ứng nhu cầu đọc của cư dân thành phó một cách tốt nhất trong

điều kiện hiện nay

HĐ PVBĐ ngoài thư viện còn góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương,

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến công nghệ mới, giáo dục đạo đức, lối

sống cho mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời phát huy hiệu quả đưa văn hóa đọc về cơ sở, từng

bước hình thành thói quen đọc sách và áp dụng những kiến thức đã đọc vào sản xuất, học tập

và đời sống sống góp phân tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

HD PVBD ngoài thư viện vì vậy đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các thư viện công cộng nói chung và trong hoạt động của TVHN nói riêng

1.3.2 Yêu cầu đối với hoạt động phục bạn đọc ngoài thư viện

* Tạo điều kỉ n thuận lợi cho mọi người dân đều được sử dụng tài

u của thự viện Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước Mọi người dân Hà Nội đều phải được bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin, sử dụng tài liệu Hoạt động phục vụ ngoài thư viện là một trong những giải pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho mọi người

Trang 37

Các tuyến phục vụ ngoài thư viện cần phải được tính toán và thiết kế một cách hợp ly

nhất đề có thê tận dụng tối đa điều kiện vật chất hiện có, triển khai các hình thức phục vụ thích hợp để lôi cuốn nhiều bạn đọc nhất có thể Trong quá trình phục vụ, cán bộ thư viện cần hướng dẫn giúp bạn đọc tìm được tài liệu mình cần một cách nhanh nhát, chính xác nhất Bên

cạnh đó cũng phải chuẩn bị, sắp xếp tài liệu một cách hợp lý để người đọc có thé dé dàng tìm

kiếm được tài liệu

* Uù tiên phục vụ cư dân vùng xa, có điêu kiện kinh tế khó khăn

Hà Nội là một thành phố lớn, có địa hình khá rộng và đa dạng: có vùng đô thị, vùng núi,

vùng đồng bằng xen kẽ Cu din Hà Nội đông đúc nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đô thị và

ven đô Cùng với đó, các dịch vụ, kể cả các dịch vụ văn hoá, trong đó có thư viện cũng tập trung khá lớn vùng đô thị Chính vì vậy, dù là thủ đô một nước nhưng Hà Nội vẫn có những vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế và hạn chế về văn hoá Những vùng đó cần được ưu tiên

phục vụ ngoài thư viện để đảm bảo bình đẳng tiếp cận thông tin cho mọi người dân

* Tăng cường hiệu suất sử dụng vốn tài liệu trong Thư viện Hà Nội

TVHN là một thư viện công cộng có vốn tài liệu lớn nhất trong số các thư viện tỉnh, thành phố ở Việt Nam Thêm vào đó là một mạng lưới thư viện, phòng đọc sách rộng khắp địa

bàn thành phó Tuy nhiên, dân số Hà Nội lớn nhất trong các tỉnh thành cả nước với gần 8 triệu

người Bên cạnh đó Hà Nội lại là trung tâm văn hoá của cả nước, nơi tập trung đội ngũ trí thức lớn, các nhà khoa học lớn của đất nước Nhu cầu đọc của cư dân Hà Nội vì thế rất cao Để đáp ứng được nhu cầu đọc cao của một cộng đồng rất lớn như vậy cần phải khai thác triệt để vốn tài liệu hiện có đồng thời với việc liên kết chia sẻ vốn tài liệu với các địa phương khác

* Liên kết, phối hợp với các tổ chức khác trong phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

Hà Nội là trung tâm văn hoá với nhiều cơ quan trung ương cùng các cơ quan văn hoá địa phương Đáp ứng nhu cầu đọc của cư dân không chỉ là nhiệm vụ riêng của thư viện mà còn là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, tô chức có liên quan như cơ quan xuất bản, phát hành, truyền thông, trường học, Để đạt hiệu quả cao trong phục vụ bạn đọc ngoài thư viện, cần

Trang 38

Tiéu két

HĐ PVBĐ ngoài thư viện là một bộ phận của hoạt động phục vụ thư viện, nhằm tạo

điều kiện thuận lợi nhất về không gian và thời gian cho bạn đọc sử dụng tài liệu của thư viện, đáp ứng nhu cầu đọc của họ đồng thời tận dụng triệt để vốn tài liệu có trong thư viện

HD PVBD ngoai thu viện diễn ra dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của

từng địa phương Chất lượng của HĐ PVBĐ ngoài thư viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ

chế, chính sách, vốn tài liệu, nhu cầu đọc của bạn đọc, cơ sở vật chất và quan trọng nhất là

năng lực của người tô chức phục vụ Những yếu tố đó luôn biến đổi trong từng điều kiện cụ thê

Chính vì vậy, HĐ PVBĐ ngoài thư viện có vai trò quan trọng trong các thư viện công cộng, đồng thời hoạt động này cũng mang những nét đặc thù trên mỗi địa bàn cụ thể và ở những giai đoạn nhất định

HĐ PVBD ngoài thư viện ở TVHN, trên địa bàn thủ đô của đất nước bên cạnh những

yêu cầu chung cũng có những yêu cầu riêng cần phải tính tới: đảm bảo cho mọi người dân có

thể sử dụng tài liệu của thư viện đồng thời ưu tiên cư dân vùng xa, vùng khó khăn; liên kết,

phối hợp với các tổ chức khác trong phục vụ ngoài thư viện nhằm đảm bảo khai thác tối đa

vốn tài kiệu của thư viện

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

NGOÀI THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI 2.1 Hoạt động luân chuyển t:

2.1.1 Xây dựng kế hoạch phục vụ bạn đọc ngoài thư viện

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Đối

với thư viện, luân chuyên tài liệu về cơ sở là một hoạt động cần thiết giúp cung cấp thông tin,

Trang 39

viện quận, huyện và các TV, TSCS còn thiếu điều kiện trong công tác bổ sung sách báo phục vụ bạn đọc của địa phương mình

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của thư vién tinh v HD PVBĐ ngoài thư viện, hàng

năm TVHN đều xây dựng kế hoạch hoạt động luân chuyên tài liệu xuống cơ sở Tổ chức xây dựng kế hoạch luân chuyển

Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng kế hoạch

hàng năm cho việc luân chuyển tài liệu tới các thư viện, tủ sách trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở khảo sát nhu cầu đọc của cơ sở

Căn cứ vào quy chế luân chuyển tài liệu giữa TVHN và TT VHTT&TT trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục đích tăng cường vốn sách, báo cho các TV, TSCS góp phan làm

tăng vòng quay, nâng cao hiệu quả sử dụng của sách, báo đáp ứng nhu cầu học tập, thông tin và giải trí của nhân dân, TVHN đã phối hợp với Trung tâm văn hóa và Thể thao trong việc lựa chọn các điểm luân chuyền, căn cứ vào nhiệm vụ của mỗi bên, TVHN xây dựng kế hoạch luân

chuyển (Phụ lục 2)

Kế hoạch luân chuyển được xây dựng hàng năm, sau khi xây dựng được trình lên lãnh

đạo TVHN phê duyệt để triển khai trong thực tiễn

Xác định thời gian luân chuyển

Do điều kiện vật chất và nhân lực hạn chế, hoạt động luân chuyển tài liệu xuống TV, TSCS được thực hiện 02 đợt/năm (6 tháng/đợt) Thời gian luân chuyển cho mỗi đợt tùy thuộc

vào các TV, TSCS đăng ký theo từng năm Đối với hoạt động luân chuyển tài liệu xuống Hội

người mù các quận huyện, TVHN thực hiện 01 đợưnăm

Lịch luân chuyên: Xây dựng lịch luân chuyển căn cứ trên nhu cầu của từng thư viện, tủ sách và phù hợp với địa lý hành chính của Thành phố Hà Nội sao cho các tuyến đường phù hợp, thuận tiện (Phụ lục 2)

Xác định quy trình luân chuyển tài liệu

- Chuẩn bị các văn bản cần thiết;

~ Lựa chọn sách, lập danh mục tài liệu, kèm theo số lượng bản/tên tài liệu; mô tả tình trạng tài liệu; Kiểm tra số lượng tài liệu thực tế so với danh mục trước khi đưa đi luân chuyền;

Trang 40

~ Thu hồi số tài liệu luân chuyển đợt trước;

- Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả của từng đợt luân chuyền dé báo cáo Sở VH&TT 2.1.2 Thực hiện kế hoạch luân chuyển tài liệu

2.1.3.1 Tổ chức thực hiện

* Các đơn vị tham gia tổ chức luân chuyển

Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở thực hiện kế hoạch luân chuyền tài liệu Hiện nay TVHN đang áp dụng 2 hình thức luân chuyển:

- TVHN luân chuyển đến thư viện cấp huyện, Thư viện huyện chuyển giao cho thư

viện, tủ sách tại địa phương Hết thời gian luân chuyền theo quy định, thư viện huyện có trách

nhiệm thu hồi sách để bàn giao số sách luân chuyển cho TVHN (có danh mục và biên bản bàn

giao)

- TVHN luân chuyển trực tiếp đến các thư viện, tủ sách trên địa bàn Hết thời gian luân

chuyển theo quy định, TV, TSCS có trách nhiệm thu hồi sách để bàn giao số sách luân chuyền

cho TVHN (có danh mục và biên bản bàn giao)

Từ thực tế hoạt động, nhiều năm nay một số thư viện cấp huyện đã xây dựng được kho sách luân chuyển và thực hiện luân chuyển về các TV, TSCS trên địa bàn huyện Theo báo

cáo đến hết năm 2017 hiện có 11/29 thư viện xây dựng kho sách luân chuyền riêng và dang

thực hiện công tác luân chuyên (chiếm 37%) Số thư viện còn lại có vốn tài liệu ít không đủ để

thực hiện công tác luân chuyền về cơ sở do đó các thư viện huyện đã phối hợp với TVHN để

thực hiện công tác luân chuyển nhằm tăng thêm vốn tài liệu phục vụ ban đọc Thư viện cấp huyện trở thành cầu nói giữa thư viện Thành phố với các thư viện tủ sách cơ sở

Như vậy, các đơn vị có liên quan trong tô chức luân chuyển tài liệu gồm có TVHN, các thư viện cấp huyện, thư viện và tủ sách cơ sở cấp xã

* Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện huyện, thư viện tủ sách cơ sở về tổ chức luân

chuyển

TVHN thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện cho các cán bộ phụ trách TV, TSCS nhằm truyền tải những kỹ năng xử lý nghiệp vụ cơ bản, mới đề vận dụng linh

Ngày đăng: 13/10/2022, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w