1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút FDI vào Hà Nội

116 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 9,55 MB

Nội dung

Thu hút FDI vào Hà Nội

MỞ ĐẦU l.Sự cần thiết của đề tài Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay đã và đang tạo ra xu hướng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thời cơ và thách thức cho Việt Nam nói chung và Thành phố Nội nói riêng trong việc phát triển kinh té-xã hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của đất nước nói chung và của Thành Phố Nội nói riêng. Kể từ khi Nội mở rộng địa giới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố có nhiều vấn đề cần xem xét một cách toàn diện. Nội mới bao gồm Nội cũ, toàn bộ tỉnh Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn Hòa Bình với những đặc thù riêng của từng địa phương về tự nhiên, dân số, các vấn đề xã hội-kinh tế khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về nguồn lực đồng thời là sự cồng kềnh hơn của bộ máy quản lý nhà nước đòi hỏi Nội nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình để đưa ra giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không chỉ đối với các nước phát triển mà với hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm giảm đáng kể nguồn vốn di chuyển giữa nước. Để đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nội trong thời kỳ khủng hoảng này, đòi hỏi những chính sách, biện pháp phù họp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh mở rộng địa giới và thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tác giả chọn đề tài: “THU HÚT FDI VÀO NỘI” để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những điểm mạnh, 1 1 điểm yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nội và đưa ra được phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của Nội nói riêng. Tình hình nghiền cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1986, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú và đa dạng được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu trong nước và Tổ chức quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học của các cá nhân. * Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong điều kiện hội nhập như: - Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nội. - Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNC S tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia. - Nguyen Xuan Thang (2008), “Some trends of World Development and Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment”, Vỉeừiam Economics Reviews, N 2 6 (166), pp3-8. - Nguyễn Trọng Xuân (2002): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hỏa, hiện đại hỏa ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội. - Nguyen Trong Xuan (2008), “Situation of FDI projects and Industrial Zone in Vietnam”, Vỉetnam Economỉcs Reviews, N 2 6 (166), pp38-44. 2 2 - Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư frực tiếp nước ngoài ở Việt Nam frong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Nội. Các tác phẩm trên đề cập đến: + Lịch sử, cơ sở lý luận hình thành hoạt động đầu tư nước ngoài trên quy mô toàn Thế Giới. + Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua. + Vai trò, ý nghĩa của Đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. + Xu hướng của sự phát triển về đầu tư trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. *Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở từng địa phương, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương đó. Các tác phẩm tiêu biểu như: - TS. Trần Đăng Long (2002), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Việt Thông (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Nội. * Ngoài ra, có các báo cáo về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nội như: Báo cáo số 08/BC-UBND: “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Nội”, ngày 21/1/2008. Báo cáo này đề cập 3 3 đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Nội qua 20 năm và đưa ra được những ưu điểm và hạn chế về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nội trong thời gian đó. Nhìn chung các tác phẩm trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động đầu tư và phần nhiều đứng trên bình diện cả nước Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Tuy nhiên, các tác phẩm chưa nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nội trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý nhà nước ở Nội và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các quốc gia trong đó có Việt nam. Do đó, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nội là hết sức cần thiết và cần tiếp tục để đưa ra những kiến nghị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nội nhất là trong bối cảnh Nội mở rộng địa giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ bức tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nội trong giai đoạn 2005-2009, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nội và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nội để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. 4 4 - Đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Nội và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2005- 2009. * về không gian: Những vấn đề nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn Nội, bao gồm địa giới cũ, Tây cũ, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). - Thời gian: Nội dung nghiên cứu được giới hạn từ 2005 đến 2009 và những năm tiếp theo sau này. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp lý luận chủ yếu sau: - Duy vật biện chứng. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Những đóng góp của luận văn - Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước 5 5 ngoài ở Nội và đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 - 2009. - Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nội. - Đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Nội. - Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dụng luận văn bao gồm ba chương: - Chương 1 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI. - Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI NỘI. - Chương 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VẺ ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Tiếp cận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” được khái quát với những sắc thái riêng. Phần dưới đây sẽ khảo cứu một số tiếp cận về khái niệm này. Dưới góc độ kinh tế chính trị Mác-Lênin, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một 6 6 trong các hình thức xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác từ nước nhập khẩu tư bản. Theo Lênin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, một trong các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là xuất khẩu hàng hóa, còn trong giai đoạn độc quyền xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến trong các nước tư bản. Ông cho rằng xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh té của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, hiện tượng dư thừa tư bản một cách tương đối xuất hiện trong nước tư bản thời bấy giờ. Tức là, tỷ suất sinh lời của đầu tư mới ở trong nước không cao như mong đợi nên các nhà tư bản không muốn đầu tư trong nước mà kỳ vọng tỷ suất sinh lời cao ở nước ngoài. Chính vì thế, xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến và ồ ạt trong giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Theo ông “chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như the sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản - mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao hơn vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ”. [17] Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường họp đó, nhà đầu tư thường gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. [12] Khái niệm của IMF cũng giống khái niệm của Lênin ở chỗ đều là hình thức mang vốn ra nước ngoài đầu tư. Khái niệm của IMF nói rõ hơn, nước chủ sở hữu có quyền quản lý vốn đầu tư đó, họ phải gánh chịu rủi ro cũng như được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử 7 7 dụng vốn.[271 Nét tương đồng khái niệm này với các khái niệm trên ở chỗ: các khái niệm đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh té này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm hoạt động điều hành của nhà đầu tư. Theo Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Như vậy, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm điều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chỉ toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài đế trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đỏ và trực tiếp quản lý, điầ4 hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đổi tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các phương thức: Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. - Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do 8 8 họ quản lý toàn bộ. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán chứng khoán (Cổ phiếu hoặc trái phiếu). Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới những hình thức sau: - Họp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh. - Doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), họp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), họp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó họp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên họp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí 9 9 nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân. Hình thức này không làm thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Kết quả phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được kết thúc trước thời hạn nếu thỏa mãn đủ các điều kiện quy định trong hợp đồng, hợp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Ke hoạch và Đầu tư. *Hình thức doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập được gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nên kinh tế quốc dân. Pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần vốn góp của nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: Duyệt quyết toán thu chi tài chính hằng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn dầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán, lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ 10 10 [...]... thúc đẩy nhanh được quá trình sản xuất của nhà đầu tư, từ đó tăng được nguồn vốn FDI vào quốc gia cũng như địa phương Đây cũng 27 27 là một kinh nghiệm mà Nội tham khảo để áp dụng vào việc thu hút nguồn vốn FDI của Thành phố 28 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI NỘI Những đặc điểm tự nhiên, kỉnh tế xã hội của Nội ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1 Điều... giới, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế Năm 2002, FDI vào Trung Quốc đạt kỷ lục, vốn FDI thực hiện đạt 52,7 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành nước đứng đầu về thu hút FDI Năm 2003, Trung quốc thu hút 53,5 tỷ USD và vốn cam kết lên đến 115,1 tỷUSD, lần thứ hai đứng đầu thế giới về thu hút FDI và cũng là năm thu hút FDI cao nhất Theo MOFCOM mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng... quân 1.4.5 Các bài học rút ra cho Nội trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Qua các thành quả và bài học kinh nghiệm tiêu biểu của một số quốc gia và một số địa phương trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nội càn thực hiện tốt các vấn đề sau để tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thứ nhất, mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước... trung tâm của cả nước, song Nội chỉ đứng thứ 6 (Tỉnh Bình Dương xếp hạng thứ nhất 1/63 trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước) điều này đòi hỏi Nội cần cố gắng hơn nữa để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như thu hút các nhà đầu tư vào Thành phố để nâng cấp cơ sở hạ tầng, xứng đáng là Thủ đô của cả nước Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Sở Ke hoạch và Đầu tư Thành phố Nội về việc rà soát những... của Thành phố Nội là tốt hoặc rất tốt, xép hạng thứ 44/63 trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước về chất lượng đường bộ, tình trạng ách tắc giao thông là vấn đề bức xúc đối với những người dân sống trong nội thành Nội Chất lượng đường bộ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại giao dịch của các doanh nghiệp, việc Nội chưa được đánh giá cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các nhà... chắc tránh cho Trung Quốc những tổn thất do sai lầm trong hoạch định chính sách mang lại Kinh nghiệm này giúp cho Trung Quốc thành công trong thu hút FDI Nội có thể tham khảo để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới Thứ hai, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI - Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng và hiệu quả Các nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc... tự nhiên của mình, Nội là trung tâm liên kết vùng ở Đồng bằng Bắc bộ Nội như nơi giao thoa đồng bằng với miền núi, nơi trung chuyển nguồn lực giữa các vùng phát triển cao với vùng phát triển thấp trong vùng kinh té phía bắc Việt Nam Xét ở địa chính trị, Nội là trung tâm chiến lược của cả nước nên được chính phủ tạo điều kiện cho phát triển Nội trở thành trung tâm thu hút các vùng vệ tinh... nghiệp, giảm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Xét tổng thể về cơ sở hạ tầng, theo VCCI, Nội xếp hạng 6/63 trong tổng số 63 tỉnh thành cả nước với điểm chỉ số thành phần là 6,6 Đây là điều đáng mừng vừa đáng lo bởi với vị trí này, Nội là địa phương được doanh nghiệp đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt, sẽ hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố, còn điều đáng buồn... lược của cả nước Xuất phát từ góc độ đó, Nội dường như được coi là địa bàn hấp dẫn và năng động của các nhà đầu tư trong ngoài nước Họ kỳ vọng rằng Nội sẽ có nhiều tiềm năng và lợi thế được khai thác trong tương lai về địa hình, Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi Địa hình đồng bằng chủ yếu thu c địa phận Nội cũ và một số huyện của Tây, chiếm khoảng % diện tích tự nhiên,... kinh tế-xã hội, khi đó các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn về những kế hoạch hay những lời kêu gọi đầu tư và các cơ chế, chính sách của Nội 2.1.3 Kết cẩu hạ tầng Từ Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thủy và hàng không Có hai sân bay là sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn) cách trung tâm Nội chừng 35km và sân bay Gia . nói chung và của Thành Phố Hà Nội nói riêng. Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố có nhiều vấn. 2003, Trung quốc thu hút 53,5 tỷ USD và vốn cam kết lên đến 115,1 tỷUSD, lần thứ hai đứng đầu thế giới về thu hút FDI và cũng là năm thu hút FDI cao nhất.

Ngày đăng: 11/03/2014, 21:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo số 08/BC-UBND Thành phố Hà Nội: “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư ừục tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 08/BC-UBND Thành phố Hà Nội
2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giáo trình Kỉnh tế quốc tế, NXBGD, tr.111- 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỉnh tế quốc tế
Nhà XB: NXBGD
5. Cục đầu tư nước ngoài, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2008, 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục đầu tư nước ngoài, "“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2008, 2009
6. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giảo trình Kỉnh tế chỉnh trị Mác- Lênỉn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), "Giảo trình Kỉnh tế chỉnh trị Mác-Lênỉn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
7. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Tác giả: Đỗ Hoàng Long
Năm: 2008
8. Niên giám thống kê 2008, số liệu điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 và dự báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2008
10.Quốc hội (2005) Luật Doanh nghiệp số 6QI2QQ5IQH11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội (2005) "Luật Doanh nghiệp" số
11.Trường Đại học kinh tế quốc dân (1999), Giảo trình kỉnh tế phát triển (tập 1), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình kỉnh tế phát triển (tập 1)
Tác giả: Trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
12.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1996) Giáo ừ-ình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo ừ-ình Kinh tế học quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê
14.UBND Thành phố Hà Nội, Tài liệu phục vụ tọa đàm “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phổ Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010” ngày 11/8/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phổ Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010
15.UBND Thành phố Hà Nội, “Bảo cảo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phổ đến năm 2020'” Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND Thành phố Hà Nội, "“Bảo cảo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phổ đến năm 2020'
16.UBND Thành phố Hà Nội, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phổ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND Thành phố Hà Nội, "“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phổ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
17. V.I.Lênin toàn tập (1980), “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bảri”. NXB tiến bộ, Matxcơva, t27, tr456 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bảri”
Tác giả: V.I.Lênin toàn tập
Nhà XB: NXB tiến bộ
Năm: 1980
19. Nguyễn Trọng Xuân (2002): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Xuân (2002): "“Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Trọng Xuân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội.TIẾNG ANH
Năm: 2002
20. Akamatsu, Kaname(1962) “A Historycal Pattem of Economic Growth in Developing Countries”, The Deveỉopỉng Economỉes, Preliminary Issue No.l, pp. 3- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Historycal Pattem of Economic Growth in Developing Countries”, "The Deveỉopỉng Economỉes
21. Dunning, Jon H.(2001), “The Eclectic (OLI) Paradigm of intemational Production: Past, Present and Future”, Intematỉonaỉ Joumaỉ of the Economics of Business, Vol.8, No.2, pp.173 - 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Eclectic (OLI) Paradigm of intemational Production: Past, Present and Future”, "Intematỉonaỉ Joumaỉ of the Economics of Business
Tác giả: Dunning, Jon H
Năm: 2001
23. Nguyen Xuan Thang (2008), Some trends of World Development anh Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment, Vieừiam Economỉcs Revỉews, N-6 (166), pp. 3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vieừiam Economỉcs Revỉews
Tác giả: Nguyen Xuan Thang
Năm: 2008
24. United Nations Coníerence on Trade and Development (2008), Invesừnent Poỉỉcy Review in Vỉetnam, New York and Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Invesừnent Poỉỉcy Review in Vỉetnam
Tác giả: United Nations Coníerence on Trade and Development
Năm: 2008
13.Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Khác
18. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Một sổ chỉ tiêu về dân sổ - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.2 Một sổ chỉ tiêu về dân sổ (Trang 44)
Bảng 2.3: Một sổ chỉ tiêu về lao động - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.3 Một sổ chỉ tiêu về lao động (Trang 45)
Bảng 2.4: số các dự án FDI được cấp giấy phép trong giai đoạn 2005-2009 - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.4 số các dự án FDI được cấp giấy phép trong giai đoạn 2005-2009 (Trang 50)
Bảng 2.5: Ctf cấu ngành của các dự án FDI trong giai đoạn 2005 - 2009 - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.5 Ctf cấu ngành của các dự án FDI trong giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 52)
Bảng 2.6: Các hình thức FDI trong giai đoạn 2005-2009 - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.6 Các hình thức FDI trong giai đoạn 2005-2009 (Trang 54)
Hình thức Dự án Vôn đâu tư - Thu hút FDI vào Hà Nội
Hình th ức Dự án Vôn đâu tư (Trang 54)
Hình 2.6: Tỷ trọng sấ vốn FDI theo các hình thức (%) - Thu hút FDI vào Hà Nội
Hình 2.6 Tỷ trọng sấ vốn FDI theo các hình thức (%) (Trang 55)
Bảng 2.8: Doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI tại Thành  phổ Hà Nội 2005-2009 - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.8 Doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI tại Thành phổ Hà Nội 2005-2009 (Trang 57)
Hình 2.8: Tỷ trọng nộp ngân sách so với Thu nội địa các dự án FDI giai  đoạn 2005-2009 - Thu hút FDI vào Hà Nội
Hình 2.8 Tỷ trọng nộp ngân sách so với Thu nội địa các dự án FDI giai đoạn 2005-2009 (Trang 59)
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP (Trang 59)
Bảng 2.9: vốn đầu tư phát triển ở Hà Nội phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005- - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.9 vốn đầu tư phát triển ở Hà Nội phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005- (Trang 60)
Bảng 2.10: So sánh trình độ công nghệ, thiết bị chính đang sử dụng trong các  thành phần kinh tế ở Việt Nam với thế giới (đơn vị tính:%) - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.10 So sánh trình độ công nghệ, thiết bị chính đang sử dụng trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam với thế giới (đơn vị tính:%) (Trang 61)
Bảng 2.11: Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (tỷ trọng % tính theo giá trị) - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.11 Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (tỷ trọng % tính theo giá trị) (Trang 62)
Bảng 2.12: sổ lao động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 2.12 sổ lao động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 63)
Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP cả nước qua các năm - Thu hút FDI vào Hà Nội
Bảng 3.1 Tốc độ tăng GDP cả nước qua các năm (Trang 74)
Hình 3.1. Sơ đề về sự phếỉ họp chặt chẽ gỉữa các Cơ quan chức năn g - Thu hút FDI vào Hà Nội
Hình 3.1. Sơ đề về sự phếỉ họp chặt chẽ gỉữa các Cơ quan chức năn g (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w