Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên -An Giang
Trang 1CHƯƠNG ITỔNG QUAN1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2006, tình hình kinh tế chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đã làmtăng thêm những khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta vốn đã bị thiệt hại rấtlớn do thiên tai, lũ lụt, dịch cúm gia cầm,….Tuy nhiên với những nỗ lực khôngngừng của nhà nước và nhân dân ta cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè quốctế, nước ta tiếp tục phát triển ổn định và có thể vượt qua các mục tiêu kinh tế đã đềra Đáng chú ý, năm 2006 được đánh dấu bởi hai sự kiện đặc biệt quan trọng đốivới Việt Nam đó chính là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)và tổ chức thành công hội nghị APEC Hai sự kiện trọng đại này đã ghi nhận và gópphần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thu hút được sự quantâm của bạn bè thế giới và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư antoàn, hiệu quả.
Đạt được những thành công nêu trên là kết quả phấn đấu chung của cả nước ta,trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng Trong thời hội nhập hiệnnay thật không thể không kể đến vai trò của ngân hàng, với chức năng là trung giantài chính, giúp nền kinh tế ổn định và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh Vì để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp các tổ chức sảnxuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… mởrộng quy mô sản xuất Nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảyra, và sự hỗ trợ từ ngân hàng với các đơn vị kinh tế là vô cùng cần thiết Hiện naymức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng quyết liệt vì vậy vai trò của ngânhàng lại càng không thể thiếu.
Cũng như các ngân hàng khác Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng địnhvai trò cung cấp vốn của mình, thế nhưng để hỗ trợ vốn tốt cho các đơn vị kinh tế,cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thì chất lượng hoạtđộng tín dụng phải tốt Đây chính là hoạt động chịu nhiều rủi ro nhất và cũng là vấnđề liên quan đến sự “sống còn” của ngân hàng, do vậy tôi quyết định chọn đề tài:
“Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP NôngThôn Mỹ Xuyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ thêm hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngânhàng, tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng này Từ đóđề xuất các giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụngcủa Ngân hàng Mỹ Xuyên.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Với kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng thời gian thực tập 2 tháng ở Ngânhàng Mỹ Xuyên để hoàn thành chuyên đề em thực hiện một số phương pháp sau:
Thu thập số liệu bao gồm:
– Số liệu sơ cấp: phỏng vấn cán bộ tín dụng.
Trang 3CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Khái niệm tín dụng
Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sửdụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuậnvới nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.2 Chức năng và vai trò của tín dụng2.2.1 Chức năng của tín dụng
Tập trung phân phối vốn tiền tệ.
Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế, xã hội.2.2.2 Vai trò của tín dụng
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh liên tục.Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
– Dựa vào thời hạn tín dụng có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và chovay dài hạn.
– Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng có: cho vay không có đảm bảovà cho vay có đảm bảo.
– Dựa vào phương thức cho vay có: cho vay theo món và cho vay theo hạnmức tín dụng.
– Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:+ Cho cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.+ Cho vay trả góp.
Trang 4+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khảnăng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
2.4 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính,các khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay cũ hoặc kháchhàng vay mới lần đầu.
2.5 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các thu hồi vốn gốc mà khách hàng trả trongnăm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả mộtphần.
2.8 Khái niệm bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng ápdụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để hồi đượccác khoản nợ đã cho khách hàng vay.
2.9 Các quy định về cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên2.9.1 Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo:
– Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
– Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
2.9.2 Điều kiện vay vốn
Ngân hàng quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật cụ thể:
+ Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.
+ Cá nhân, chủ doanh nghiệp, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác cónăng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
– Khách hàng phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.– Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
– Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả,phù hợp với quy định của pháp luật….
Trang 5– Đảm bảo các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngânhàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
2.9.3 Thể loại cho vay
Ngân hàng cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.– Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng
– Cho vay trung hạn là khoản vay trên 12 đến 60 tháng
– Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng, hiện tại Ngân hàngMỹ Xuyên chưa triển khai cho vay dài hạn.
2.9.4 Những nhu cầu vốn Ngân hàng Mỹ Xuyên không cho vay
Ngân hàng không cho vay những nhu cầu vốn sau đây:
– Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản, hàng hóa mà phápluật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
– Để đáp ứng cho các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.– Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
2.9.5 Thời hạn cho vay
Căn cứ vào tính chất loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền củaphương án (dự án đầu tư), khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay củaNgân hàng để thỏa thuận với khách hàng về thời hạn cho vay Đối với khách hàng là tổchức, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lậphoặc giấy phép hoạt động của tổ chức đó.
2.9.6 Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay của từng sản phẩm cho vay, từng khu vực (nông thôn hoặcthành thị) và có thể điều chỉnh bằng phụ kiện hợp đồng tín dụng do Ngân hàng đề nghịvà thỏa thuận với khách hàng tại từng thời điểm phù hợp vớp khung lãi suất của Hộiđồng quản trị.
Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay đãký kết trong hợp đồng.
2.9.7 Mức cho vay
Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, sản phẩm cho vay, khả năng trả nợ củakhách hàng, giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay và khả năng về nguồn vốn của mìnhđể quyết định mức cho vay.
Trang 62.10 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng2.10.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động = x 100% Vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay, chothấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng.
2.10.2 Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =
Dự nợ bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gianthu hồi nợ nhanh hay chậm, vòng quay vốn tín dụng nhanh thì chứng tỏ hoạt động tíndụng của ngân hàng có hiệu quả.
2.10.3 Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợHệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho vay khách hàng, hệ số thu nợ cao rủi rotín dụng sẽ thấp.
2.10.4 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng cũng như rủi ro tín dụng, chỉ tiêu nàycàng cao thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại.
Trang 7Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và để chấn chỉnh hoạt độngcủa các tổ chức kinh tế đang hoạt động Ngành kinh doanh tiền tệ trong cả nước, Ngânhàng Nhà Nước bắt đầu tham gia quản lý hoạt động của các tổ chức này Trong bối cảnhđó trung tâm Tín dụng Mỹ Xuyên có đủ điều kiện để chuyển thể và phát triển thànhNgân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với vốn điều lệ 303 triệu đồngnăm 1992
Bắt đầu từ ngày 9/4/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng,mạng lưới hoạt động gồm 1 trụ sở chính và 8 đơn vị trực thuộc tại các huyện thị trongtỉnh An Giang.
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là nhận tiền gửi và đi vay để cho vay, bêncạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối.Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ họat động tín dụng và thu phí dịch vụ Ngân hàng.
Từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động về quymô cũng như phạm vi, hiện tại Ngân hàng đa có 2 chi nhánh và 6 phòng giao dịch
Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng tăng đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.Ngân hàng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa huấnluyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với sự phát triểncủa ngành ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của đa số khách hàng.
Trụ sở chính Ngân hàng Mỹ Xuyên tại:
248 Trần Hưng Đạo – TP Long xuyên – Tỉnh An Giang.
ĐT: 076 841 706 – 843709Fax: 076 841006Website: http:// w.w.w. myxuyenbank.com.vn
Trang 83.2 Tổ chức, tình hình nhân sự của Ngân hàng Mỹ Xuyên3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị
– Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành.– Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng MỹXuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạtđộng kinh doanh.
Ban kiểm soát
– Kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành các chế
độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ
– Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quanđến hoạt động tài chính của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
– Thường xuyên thông báo với Hội đồng Quản Trị về kết quả hoạt động củaNgân Hàng.
– Được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Mỹ Xuyên
Đại Hội Đồng Cổ đông
Ban Kiểm SoátHội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám đốc
Phòng Kế Toán
Phòng TD Tổ Kế hoạch Tổ Hành chánh
Tổ Tin Học
Trang 9 Tổ Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ
– Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định củapháp luật về hoạt động Ngân hàng và quy định nội bộ của Ngân hàng Mỹ Xuyên vàcác đơn vị trực thuộc.
– Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Ngân hàng nhà nước– Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng,kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng.
– Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ.
– Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở,bất hợp lý để có kiến nghị bổ sung sửa đổi.
– Kiểm soát khối lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán.
– Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thường xuyên các tàikhoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo vềthu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng.
– Quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của cá nhân, doanh nghiệp,
Phòng Tín Dụng
– Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay.
– Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc về xây dựng tín dụng cho từng đốitượng cụ thể.
– Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gianvay….
– Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và một số nhiệm vụ khác theo sự phân côngcủa ban Tổng Giám đốc.
Trang 10 Các đơn vị trực thuộc (chi nhánh và phòng giao dịch)
– Thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo sự ủy nhiệmcủa Ban Tổng Giám đốc hội sở,
– Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.
–Thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoảncho vay với khách hàng.
– Hoạt động tiền gửi trong tổ chức và dân cư – Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp.– Hoạt động chi trả kiều hối.
– Dịch vụ chuyển tiền nhanh từ An Giang đến các tỉnh như Cần Thơ, KiênGiang, Hà Nội,
– Cho vay nông nghiệp và các loại hình khác tại các huyện phụ cận nhằm cungứng vốn đầu tư đang thiếu.
– Bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin số liệu về ngân hàng.
– Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tácquản lý,…
– Thực hiện cải tiến các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môncủa các bộ phận theo chỉ định của Tổng Giám đốc.
Trang 113.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng
Cuối năm 2006 tổng tài sản của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt đến con số 448 tỷđồng, cung ứng vốn cho hơn 18 ngàn khách hàng, hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnhAn Giang, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân qua các năm 2004, 2005, 2006 là 60%/năm, lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm:
– Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, bằng ngoạitệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
– Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước
– Cho vay với các sản phẩm sau:
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp + Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ + Cho vay trả góp phố, chợ.
+ Cho vay tiêu dùng.
– Cho vay hoạt động kinh doanh thế chấp sổ tiền gửi tiết kiệm.– Chuyển tiền nhanh trong nước.
Qua 15 năm hoạt động Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã gặt hái được nhiều thànhtựu to lớn góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, vốn điều lệ của Ngân hàng không ngừngtăng qua các năm, năm 2004 là 15.500 triệu đồng, 2005 là 24.750 triệu đồng đến năm2006 là 70 tỷ đồng, lợi tức cổ phần cũng đạt được các tỷ lệ khá cao, năm 2004 là 30%,năm 2005 là 24% và năm 2006 là 27%.
Bên cạnh đó kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có nhữngchuyển biến tốt:
Bảng 1: Báo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2006
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 2004NămNăm 2005 2006Năm
2005/20042006/2005Số
tiềnTỷ lệ (%) tiềnSốTỷ lệ (%)
Tổng thu nhập 23.62 29.814 48.687 6.194 26,2 18.873 63,3Tổng chi phí 16.972 21.935 34.412 4.963 29,2 12.477 56,9Tổng thu nhập thuần 6.648 7.897 14.275 1.231 18,5 6.391 81,1Thu nhập ròng 4.787 5.673 10.278 886 18,5 4.605 81,2
Trang 12tuyển thêm một số cán bộ công nhân viên, làm cho chi phí tiền lương tăng thêm, bêncạnh đó trong năm này nền kinh tế của tỉnh cũng đã gặp phải một số khó khăn, nhất làtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giảm đi khả năng hoàn trả vốn của một số hộvay, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thu nhập của Ngân hàng.
Sang năm 2006, sự tăng trưởng thu nhập đã được tốc độ mạnh hơn so với năm2005 với mức tăng của thu nhập lên đến 18.873 triệu đồng, chi phí trong năm này cũngtăng đến 12.477 triệu đồng tuy nhiên tỷ lệ này không cao hơn tỷ lệ gia tăng của tổng thunhập (chi phí tăng 56,9% trong khi thu nhập tăng đến 63.3%), làm cho thu nhập ròngtăng đến 81,2% so với năm 2005, tương ứng với số tiền 4.605 triệu đồng, đây là một kếtquả thật sự đáng mừng Trong năm này một số phòng giao dịch mới của Ngân hàngđược thành lập (như Tri Tôn, Thoại Sơn,…), số lượng nhân viên được tuyển thêm tănglên, bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 cũng tăng khoảng 9,3%,…các nguyênnhân này đã góp phần làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng Mỹ Xuyên, thế nhưng vớisự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo Ngân hàng, năm2006 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã được kết quả khả quan,cùng với sự gia tăng của các địa điểm giao dịch thì doanh thu của Ngân hàng cũng giatăng đáng kể.
3.4 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên cho năm 2007
– Giữ vững tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, tiếp tục tăng vốn điều lệ để tănglợi thế cạnh tranh, tích lũy tăng cường nội lực,…
– Gia tăng giá trị cổ đông, ổn định và phát triển đời sống nhân viên.
– Bổ sung vốn huy động bằng cách tăng cường quảng bá thương hiệu ngân hàng,tạo các phần thưởng hấp dẫn, thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm,…
– Phấn đấu đưa tổng dư nợ cuối năm 2007 đạt 900 tỷ đồng (tăng 280,3% so vớinăm 2006).
– Cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, kiềm giữ tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhỏhơn 1% trên tổng dư nợ.
– Đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh, cùng cáctỉnh lân cận.
Trang 13CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG SXKD4.1 Phân tích doanh số cho vay
Trong 3 năm qua, từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ xuyên đã có đónggóp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh An Giang, cụ thể là thành phố LongXuyên và các huyện, xã, nơi mà Ngân hàng đặt chi nhánh, phòng giao dịch tại đó.Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời và đáng kể nguồn vốncho người dân, góp phần cải thiện và ổn định đời sống người dân.
An Giang là tỉnh có đa số người dân sống bằng nghề nông, hoạt động kinh tếchủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản lượng lúa gạo của tỉnh đứng đầu cả nước, bên cạnhsự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh phi nôngnghiệp của tỉnh cũng không kém phát triển, một phần được thể hiện qua doanh số chovay về lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong năm 2004 đến 2006 tại Ngân hàng MỹXuyên, luôn tăng dần qua các năm, và Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã từng bước khẳngđịnh vai trò cung cấp vốn của mình, mang lại lợi nhuận ngày càng cao đồng thời cũngđể xây dựng một chỗ đứng ngày càng vững chắc cho Ngân hàng trong thời hội nhậphiện nay:
Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời gianĐơn vị: triệu đồng
Khoản mục 2004NămNăm 2005 2006Năm
2005/20042006/2005Số
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 22.432 19.824 25.210 -2.608 -11,6 5.386 27,2Trung hạn 18.793 22.444 33.934 3.651 19,4 11.490 51,2
Nguồn: Phòng kế hoạch
Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàntỉnh như Sacombank, Vietcombank, Đông Á, Á Châu,… nhưng doanh số cho vaySXKD của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong những năm qua luôn đạt được những kết quả rấtkhả quan Nếu như năm 2005 doanh số cho vay chỉ tăng 1.043 triệu đồng so với năm2004 thì sang năm 2006 sự gia tăng này đã đạt tốc độ mạnh mẽ hơn với mức tăng16.876 triệu đồng, tương ứng 39,9% so với năm 2005 Đạt được kết quả như vậy chínhlà nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Ngân hàng cũng như Ngân hàng đã cónhững chiến lược kinh doanh thích hợp, tạo được niềm tin đối với đông đảo khách hàng.
4.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian
Tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồivốn, Ngân hàng Mỹ Xuyên thường tập trung cho vay mạnh lĩnh vực này, tuy nhiêntrong 3 năm qua doanh số cho vay ngắn hạn lại có sự biến động bất ổn định.
Năm 2005 doanh số cho vay đã giảm 2.608 triệu đồng (11,6%), trong năm nàykinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như dịch rầynâu, vàng lùn, lùn xoắn lá,… nên Ngân hàng đã tập trung hỗ trợ vốn cho bà con nôngdân sản xuất nông nghiệp ít chú trọng đến lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, nguyênnhân này làm cho doanh số cho vay trong năm này sụt giảm Nhưng sang năm 2006 sự
Trang 14sụt giảm này đã được khắc phục, doanh số cho vay lại đạt mức tăng khá cao với tốc độtăng 27,2% tương ứng với 5.386 triệu đồng
Điều này cho thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên chú trọng cung ứng vốn cho lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp, nhưng năm 2006 đã quan tâm đầy đủ hơn tất của các lĩnh vực chovay, trong năm này Ngân hàng đã mở rộng thêm quy mô hoạt động trên địa bàn tỉnh,cùng với sự thành lập của các phòng giao dịch Mỹ Luông, Thoại Sơn,… thì hoạt độngquảng bá thương hiệu và uy tín Ngân hàng cũng được tăng cường, không những làm giatăng doanh số cho vay ngắn hạn mà còn gia tăng cả doanh số cho vay trung hạn.
Doanh số cho vay trung hạn từ năm 2004 đến năm 2006, cũng tăng khá mạnhvới tốc độ của năm sau luôn cao hơn năm trước, cao nhất là năm 2006, doanh số chovay đã tăng 11.490 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 51,2%.
Sự gia tăng này đã cho thấy trong 3 năm qua, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã chú ýnhiều đến lĩnh vực cho vay trung hạn Nguyên nhân là do thời gian qua nền kinh tế củacả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, nhu cầu vốntrung hạn để đầu tư cho trang thiết bị công nghệ ngày một nhiều, và Ngân hàng cũngngày càng chủ động được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay của đa số khách hàng.
Ở cách nhìn khác, nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn có xu hướnggia tăng theo từng năm, trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm, đượcthể hiện rõ ở biểu đồ sau:
Trung hạnNgắn hạn
Tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn luôn tăng qua các năm, điều này phù hợpvới nỗ lực gia tăng doanh số trung hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên, vì với loại cho vaynày thì lãi suất cao, mạng lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Bên cạnh đó cũng do nămbắt được xu thế phát triển của nền kinh tế đang dần bước vào thời kỳ hội nhập, nên cáctổ chức sản xuất kinh doanh tăng cường đổi mới, cải tiến trang thiết bị, đẩy mạnh sảnxuất, nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Tuy nhiên các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiềunăm, vì vậy doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm
Trang 15và các năm sau cao, rủi ro tín dụng cao Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần tậptrung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, với cho vay trung hạn cần phải tìmhiểu đầy đủ thông tin về đối tượng cho vay, đánh giá đúng khách hàng khi quyết địnhcho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả, và có tài sản đảm bảo.
4.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề
Khoản mụcNăm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/20042006/2005Số
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
SXKD dịch vụ 15.652 14.455 19.726 -1.197 -7,6 5.271 36,5Góp SXKD 14.242 11.816 17.627 -2.426 -17,0 5.811 49,2Góp KDNT 11.331 15.997 21.791 4.666 41,2 5.794 36,2
Tổng41.225 42.26859.1441.0432,5 16.87639,9
Nguồn: Phòng kế hoạch
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh AnGiang có lúc không thuận lợi bởi những tác động xấu như dịch cúm gia cầm, dịch rầynâu, giá cả hàng hoá không ổn định, tuy nhiên An Giang vẫn có những bước phát triểnkhá tích cực, hàng năm GDP của tỉnh tăng bình quân 9,1% vượt kế hoạch 0,6%, trongđó khu vực thương mại dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 12,2%, khu vực nông nghiệp tăng 5,2% Nắm bắt được xu thế phát triển đó, Ngân hàng MỹXuyên đã vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, tận dụng tối đanguồn lực tự có cùng với các nguồn vốn huy động được, không ngừng mở rộng cho vayđến các ngành kinh tế, mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn xãhội, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của tỉnh.
SXKD dịch vụ
Ngân hàng cho vay lĩnh vực này đối với các hộ vay như: bán quán cơm, bánnước mắm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet, kinh doanh xăng dầu, đồ gia dụng,bán phụ tùng xe, máy móc,… ở thành thị.
Năm 2005 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã giảm 1.197 triệu đồng so với2004 Sở dĩ có sự sụt giảm của doanh số cho vay như vậy là vì trong năm này kinh tếcủa tỉnh đã gặp không ít các khó khăn như hạn hán, giá vật tư tăng mạnh, chỉ số lạmphát tăng cao 9,31%,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành sản xuất kinhdoanh, nhất là ngành thương nghiệp chịu tác động mạnh của biến động giá tiêu dùngtăng cao, sức mua trên thị trường giảm, bên cạnh đó quy mô hoạt động của Ngân hàngMỹ Xuyên còn tương đối nhỏ so với các Ngân hàng thương mại khác trong tỉnh,…, tấtcác các điều này đã góp phần làm doanh số cho vay giảm.
Tuy nhiên, sang năm 2006 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã có khởi sắc, nămnày tỉnh đã nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiệnquy trình thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vànhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trongnăm qua An Giang đã tăng từ hạng 34 lên hạng thứ 9/64 tỉnh thành phố của nước, kinhtế của tỉnh cũng trở nên sôi động hơn, với sự phát triển kinh tế như vậy nhịp độ pháttriển của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tăng theo thể hiện qua doanh số cho vay tăng kểtrên.
Trang 16 Góp SXKD
Doanh số cho vay lĩnh vực này cũng có sự biến động tương tự như doanh số chovay SXKD dịch vụ Năm 2005, do những biến động phức tạp của nền kinh tế (giá xăngdầu, giá nguyên vật liệu vật tư tăng, ) làm giá thành sản phẩm của các tổ chức SXKDtăng cao, dẫn dến việc giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, điều nàycũng làm cho doanh số cho vay góp SXKD sụt giảm, cụ thể là 2.426 triệu đồng.
Tuy nhiên sang năm 2006, kinh tế của tỉnh trở nên năng động hơn, trong nămnày toàn tỉnh An Giang cũng đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng 12 chợvới tổng nguồn vốn đầu tư 108 tỷ đồng, góp phần nâng doanh số cho vay tại Ngân hàngMỹ Xuyên đến mức tăng khá cao là 5.811 triệu đồng (59,2%)
Góp KDNT
Sản phẩm cho vay này luôn đạt doanh số tăng qua các năm, đây là lĩnh vực kinhdoanh chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu như vựa phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệuxây dựng, xăng dầu,… bên cạnh còn có các ngành nghề truyền thống như sản xuất bánhphòng, mắm thái, thắt bím lục bình, lưỡi câu, đường thốt lốt,…
Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng khá mạnh từ năm 2004 đến năm 2006 caonhất là mức tăng 5.794 triệu đồng của năm 2006 so với năm 2005 Nguyên nhân củasự gia tăng này là do trong các năm qua kinh tế của tỉnh phải chịu sức ép từ việc tănggiá các vật tư, nguyên vật liệu,… nên các hộ kinh doanh lĩnh vực này cần thêm nguồnvốn để duy trì cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhìn ở góc độ khác, tỷ trọng doanh số của các sản phẩm cho vay được thể hiệnqua biểu đồ:
Góp KDNTGóp SXKDSXKD dịch vụ
Sản phẩm cho vay SXKD dịch vụ và góp SXKD đều có doanh số cho vay giảmtrong năm 2005 và tăng lại trong năm 2006 Nhưng tỷ trọng doanh số cho vay hai lĩnhvực này đều có giảm liên tục trong 3 năm, mặc dù năm 2006 doanh số cho vay tăngđáng kể.
Nguyên nhân là do thời gian qua (cụ thể từ năm 2005 đến năm 2006) hoạt độngcho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên gặp phải nhiều trở ngại, bên cạnh những biến độngkinh tế kể trên, Ngân hàng còn gặp sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương