1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường thanh bình – thành phố hải dương

52 859 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 517,88 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình quản chất thải phường Thanh Bình thành phố Hải Dương Lời mở đầu 1. do chọn đề tài Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó quản môi trường tuyến cơ sở (xã, phường, thị trấn) đang là vấn đề hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong những phường trọng điểm của Thành phố Hải Dương, phường Thanh Bình đang ngày càng phát triển kinh tế mạnh mẽ và đa dạng. Nhưng cũng kéo theo ngay sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra do công tác thu gom và xử chất thải rắn chưa được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân trong phường và các vùng lân cạn. Những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời chắc chắn sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển cộng đồng. Qua quá trình thực tập Phòng Quản môi trường - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường tuyến cơ sở, với vốn kiến thức chuyên ngành kinh tế quản môi trường tích luỹ được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình quản chất thải phường Thanh Bình thành phố Hải Dương” 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống thu gom chất thải rắn phường Thanh Bình thành phố Hải Dương. - Tính toán hiệu quả kinh tế của hệ thống đó. - Đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Không gian: Phường Thanh Bình thành phố Hải Dương. - Nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của thu gom chất thải rắn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử tài liệu, số liệu thứ cấp Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập gồm: - Sơ đồ, bản đồ, vị trí điểm nghiên cứu. - Hệ thống hạ tầng cơ sở. - ấn phẩm các vấn đề văn hoá - xã hội và kinh tế của địa phương. - Báo cáo hiện trạng môi trường của khu vực nghiên cứu. - Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường và phát triển có liên quan đến làng nghề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là: - Hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá những tài liệu số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường của khu vực nghiên cứu. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những nhận định đánh giá về điều kiện khu vực nghiên cứu trong khi các số liệu quan trắc không nhiều và không hệ thống. Nội dung của các đợt khảo sát thực địa có thể gồm: - Thu thập số liệu tài liệu liên quan đến kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa phương. - Điều tra xã hội học, lấy ý kiến cộng đồng dân cư lãnh đạo các ban ngành đoàn thể. 4.3. Phương pháp bản đồ, gis Phương pháp bản đồ, gis cho ta một cái nhìn tổng quát, cách phân tích lôgic và chính xác khu vực cần nghiên cứu. Các bản đồ màu sẽ giúp minh hoạ những kết quả nghiên cứu chính xác và sáng sủa. 4.4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường Đây là phương pháp cho phép xác định, dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế xã hội có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm: - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường. - Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. - Phương pháp ma trận môi trường. - Phương pháp sơ đồ mạng lưới. - Phương pháp hình. - Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng. 4.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng (CBA Cost Benefit Analysis) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng là phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đó có xét đến các yếu tố xã hội và môi trường. Nói cách khác nó là một chu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án diễn đạt bằng giá trị tiền tệ mức độ thực tế nhất CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và mất đối với môi trường và so sánh lợi ích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. Vì vậy, đối với nhà hoạch định chính sách. CBA là công cụ, thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp tránh gây thất bại thị trường. 5. Nội dung chuyên gồm 3 chương: Chương I: Xác lập tính toán hiệu quả kinh tế đối với hình thu gom chất thải rắn. Chương II: Thực trạng thu gom chất thải rắn phường Thanh Bình Thành phố Hải Dương. Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình. Chương I. Xác lập tính toán hiệu quả kinh tế đối với một hình thu gom chất thải rắn. I. Khái niệm hiệu quả kinh tếđánh giá hiệu quả kinh tế 1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Tuỳ theo từng loại dự án và từng mục đích nghiên cứu mà ta có các khái niệm hiệu quả khác nhau.  Hiệu quả tổng hợp còn gọi là hiệu quả kinh tế xã hội hay hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả chung, phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu trong một giai đoạn nhất định, với chi phí để có được kết quả đó.  Hiệu quả chính trị xã hội: là hiệu quả nhận được trong việc thựchiện các mục tiêu chính trị xã hội. Ví dụ như giải quyết công ăn việc làm, giải quyết công bằng xã hội, môi trường sinh thái…  Hiệu quả tài chính: Còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp, là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nó chỉ liên quan trực tiếp đến việc thu chi đối với doanh nghiệp. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Đó là mối quan hệ thống nhất nhưng mâu thuẫn.  Hiệu quả trực tiếp: là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng).  Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác.  Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, trong đó, hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí còn hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.  Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời.  Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Lợi ích được xem xét mang tính lâu dài. 1.2. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án Đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án là việc so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra và toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ riêng một đối tượng nào, một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Mục đích của đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội các dự án là để hỗ trợ đưa ra những quyết định có tính xã hội hay cụ thể hơn là hỗ trợ phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội. II. Nội dung đánh giá hiệu quả của hình thu gom chất thải rắn 2.1. Nội dung đánh giá hiệu quả Thiết lập trong phạm vi phường Thanh Bình một hệ thống thu gom chất thải rắn, chủ yếu bao gồm rác thải sinh hoạt và chất thải rắn của hoạt động sản xuất giấy, sao cho hiệu quả, hợp quy cách, hợp vệ sinh dựa vào hiện trạng phân bổ sản xuất, dân cư cũng như hệ thống giao thông. Trên cơ sở hình thu gom, tính toán chi phí để vận hành tuyến thu gom đó và những lợi ích mà hoạt động của tuyến thu gom có thể mang lại. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của hình thu gom và đưa ra các đề xuất cũng như những kiến nghị và giải pháp xung quanh hình thu gom chất thải rắn thiết lập và vấn đề huy động vốn cải thiện môi trường cấp phường. Những chi phí và lợi ích được tính toán nhằm đánh giá hiệu quả đây bao gồm cả những chi phí và lợi ích tài chính lẫn những chi phí và lợi ích mang tính xã hội, môi trường như chi phí và lợi ích về sức khoẻ người dân hay chi phí cơ hội của việc xây dựng đất….Nói tóm lại là bao gồm toàn bộ chi phí và lợi ích liên quan đến việc vận hành hệ thống thu gom đó, trong đó có những chi phí và lợi ích mà vì nhiều nguyên nhân chưa lượng hoá được. Ta coi những chi phí và lợi ích đó như một sự cân nhắc cho việc lựa chọn phương án xét trên khía cạnh kinh tế xã hội môi trường. 2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả 2.2.1. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch Đây là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường sự ô nhiễm làm giảm năng suất và sản lượng thu hoạch chứ không làm mất toàn bộ mùa màng. Ví dụ sự ô nhiễm nước mặn dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp làm năng suất lúa giảm đi. Để ước tính thiệt hại kinh tế do suy giảm chất lượng các thành phần môi trường, cần tiến hành những nghiên cứu và phân tích kinh tế dựa vào các mẫu điển hình ví dụ năng suất lúa trước và sau khi nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chính là sự thiệt hại do suy giảm năng suất và sản lượng. Phương pháp đề cập trên đây rất thích hợp cho việc ước lượng thiệt hại năng suất gieo trồng trên diện tích nằm gần nguồn nước bị ô nhiễm. Như vậy thiệt hại mùa màng do giảm năng suất lúa có nguyên nhân từ việc vận hành bãi rác chung của phường Thanh Bình sẽ được ước tính dễ dàng nhờ phương pháp này. Việc ước tính theo phương pháp này dựa trên giả thiết: quyền sử dụng tài nguyên môi trường thuộc về người chịu ô nhiễm nên theo thuyết môi trường, kết quả tính toán có thể cao hơn thực tế. 2.2.2. Phương pháp đánh giá theo hiệu quả sử dụng Theo phương pháp này, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường được tính bằng tổng chi phí cho việc xử ô nhiễm mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để loại bỏ các tác động tiêu cực của các thành phố ô nhiễm trong môi trường sống của mình như: + Chi phí lắp đặt hệ thống thoát nước, xử nước thải…. + Chi phí bổ sung để chăm sóc hoa màu, cây xanh….chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. + Chi phí người chịu ô nhiễm phải bỏ ra để chuyển đổi hoạt động kinh tế xã hội của mình do sức ép của môi trường như cải tạo, xây dựng mới nhà cửa… 2.2.3. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người và sinh vật liên quan khác trong khu vực tồn tại ô nhiễm. Thông thường chất ô nhiễm khi thâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật không tạo nên các loại bệnh tật hay làm suy giảm sức khoẻ ngay mà quá trình thành bệnh và suy giảm sức khoẻ thường xảy ra một cách từ từ. Ngay cả khi người bị ô nhiễm đã phải bỏ ra nhiều chi phí lắp đặt các hệ thống xử môi trường thì bệnh tật và suy giảm sức khoẻ vẫn còn có khả năng gia tăng vì do ô nhiễm. Trong thực tế, phương pháp định giá tác động tới sức khoẻ thông dụng trong thời gian qua có tên là tiếp cận giá bệnh tật COI (Cost of Illness approach). Theo phương pháp này chi phí y tế bảo vệ sức khoẻ gồm toàn bộ các chi phí y tế như chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men….của người bệnh và thiệt hại về lao động trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra tại Mỹ và các nước phát triển người ta còn sử dụng nhiều phương pháp gián tiếp khác như vui lòng trả chi phí phòng bệnh và giảm sự cố bệnh tật chết chóc…. Trong điều kiện của Việt Nam, thiệt hại do ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ có thể tích bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của công nhân, dân cư trong khu vực bị ô nhiễm với các loại bệnh tật và suy giảm sức khoẻ có nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, chi phí lương và mất sản phẩm của người bệnh trong quá trình điều trị….Do thời gian và năng lực còn hạn chế, trong chuyên đề này, thiệt hại do ô nhiễm chất thải rắn tới sức khoẻ của ngơìư dân chỉ tính bằng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của người dân đối với các bệnh và sự suy giảm sức khoẻ có liên quan đến ô nhiễm chất thải rắn. 2.2.4. Phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ Các giá trị về nơi cư trú là lợi ích có thể nhìn nhận được nhưng còn các lợi ích không thấy được về thương mại và các tiện nghi về mặt môi trường như công viên, chất lượng môi trường xung quanh và những lợi ích rất quan trọng với người có quyền sử dụng miếng đất đó. Theo đó, người ta xây dựng cách tiếp cận về việc sử dụng giá trị tài sản để ước tính các vị trí khác nhau thì sẽ có các thuộc tính môi trường khác nhau và do đó sẽ có các giá trị tài sản khác nhau. III. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom chất thải rắn Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom đây ta sử dụng chỉ tiêu: NB = B C Trong đó: NB: Lợi ích ròng của phương án B: Tổng lợi ích thu được từ phương án C: Tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện phương án. Về nguyên tắc, NB phải dương thì phương án mới có hiệu quả. Nhưng đó chỉ là trên quan điểm tài chính. Còn trên quan điểm kinh tế thì ngay cả khi NB < 0 phương án vẫn có thể chấp nhận được nếu đạt được mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường, tất nhiên là với điều kiện chi phí không lớn hơn lợi ích quá nhiều. Đôi khi NB < 0 vẫn có thể chấp nhận còn vì có những lợi ích rất lớn mà phương án mang lại nhưng hiện thời ta chưa thể lượng hoá được, tức là về mặt kinh tế xã hội dự án vẫn hiệu quả. Trong phạm vi chuyên đề, các chỉ tiêu NB, B, C đều là những chỉ tiêu hàng năm, được tính theo phương pháp hạch toán kế toán nghĩa là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu thì giá trị các tài sản này được phân bổ đều hàng năm dựa vào tuổi thọ của tài sản. Trong việc đánh giá hiệu quả của việc thiết lập hình thu gom chất thải rắn cho phường Thanh Bình, chuyên đề này xin đưa ra một số chi phí và lợi ích sau: 3.1. Chi phí cho hệ thống thu gom 3.1.1. Chi phí thu gom hàng năm C 1 = W + T Trong đó: C 1 : Chi phí thu gom hàng năm W: Chi phí nhân công hàng năm T: Chi phí công cụ dụng cụ thu gom hàng năm a. Chi phí nhân công W W = 12 * Wt * N Trong đó: Wt: Lương bình quân / người / tháng N: Số nhân viên thu gom và vận chuyển b. Chi phí công cụ, dụng cụ T = Tổng (Q i * P i ) Trong đó: Q i : Số lượng công cụ dụng cụ loại i dùng cho thu gom và vân chuyển hàng năm P i : Đơn giá công cụ dụng cụ loại i 3.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm C 2 = S * m * G * 365 Trong đó: S: Tổng quãng đường (cả đi và về) để vận chuyển rác từ bãi tập kết chính ra bãi rác chung M: Mức hao phí xăng / km của xe công nông G: Giá một lít xăng dùng cho xe công nông 3.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất C 3 = NS * D * V Trong đó: NS: Năng suất cá / ha / năm (tấn / ha) D: Diện tích đất sử dụng làm bãi rác (ha) V: Giá trung bình một tấn cá (đồng) 3.1.4. Chi phí quản hành chính C 4 3.1.5. Chi phí môi trường EC = EC 1 + EC i Trong đó: EC 1 : Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC i : Các chi phí môi trường khác chưa lượng hoá được 3.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC 1 = EC 11 + EC 12 Trong đó: EC 11 : Giá trị bị mất đi do giảm năng suất lúa EC 12 : Chi phí phải bỏ ra thêm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột  EC 11 = (q 2 q 1 ) * S * 2 (vụ) * P  EC 12 = F * S Trong đó: S: Diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng q 1 : Năng suất lúa trước khi có bãi rác (kg/sào) q 1 : Năng suất lúa từ sau khi bãi rác hoạt động (kg/sào) P: Giá một kg thóc F: Chi phí bỏ ra thêm hàng năm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột 3.1.5.2. Chi phí môi trường khác EC i + ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, đặc biệt là khu vực xung quanh bãi rác. + Làm mất cảnh quan tự nhiên của khu vực, phá vỡ hệ sinh thái hồ cạn trước đây của khu vực. + ảnh hưởng đến môi trường không khí của những người dân sống xung quanh khu vực bãi rác. [...]... lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm là khá lớn, gây ảnh hưởng sức khoẻ người dân, đến không gian sản xuất, vừa gây mất mỹ quan khu vực III Hiện trạng hình thu gom chất thải rắn ở phường Thanh Bình thành phố Hải Dương 1 Hiện trạng thu gom rác phường Thanh Bình 1.1 hình Hội phụ nữ phường Thanh Bình với những bài học kinh nghiệm từ những hình quản và thu gom rác thải của một số tỉnh thành. .. chất lượng đất 1.5 Chất thải rắn 1.5.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh chất thải rắn của phường Thanh Bình bao gồm: - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất Ngoài ra là chất thải rắn từ y tế, xây dựng… 1.5.2 Lượng và thành phần chất thải rắn Bảng 5: Phân bố dân cư và lượng rác thải phường Thanh Bình năm 2003 Số hộ... gom rác Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Hải Dương Chương III Đánh giá hiệu quả kinh tế củahình thu gom chất thải rắn ở phường Thanh Bình Thành phố Hải Dương I Đánh giá hiệu quả kinh tế 1 Xác định chi phí 1.1 Chi phí thu gom hàng năm C1 = T + W W: Chi phí nhân công hàng năm T: Chi phí công cụ dụng cụ hàng năm 1.1.1 Chi phí nhân công Theo phân công lực lượng của hình thì cần N = 30 người... Hệ số chiết khấu n: Tuổi thọ của dự án t: Thời gian tương ứng (t = 1, n) Chương II: Thực trạng thu gom chất thải rắn phường Thanh bình thành phố Hải Dương I Tổng quan vùng nghiên cứu 1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa - đặc điểm địa hình Phường Thanh Bình nằm cửa ô phía tây thành phố Hải Dương là điểm nút giao thông của Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Phường nằm trong khu qui hoạch... chổi tre… Công ty Môi trường thành phố Hải Dương giao trực tiếp cho UBND phường Thanh Bình trong lĩnh vực thu gom và tận thu chất thải tại phường, để vận động nhân dân tăng cường quản tích cực tham gia thu dọn các ngõ xóm trong địa bàn phường Các chất thải được đổ đúng giờ quy định, để được đem ra bãi tập kết rác Hình 2 Sơ đồ quy trình vệ sinh ngõ xóm phường Thanh Bình Chất thải được thu gom Vận... 309 1.120 784 Nguồn: Báo Dân số Hải Dương năm 2003 Qua phân tích đặc tính chủng loại rác tại phường Thanh Bình công ty môi trường đô thị Hải Dương sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, Trung tâm y tế dự phòng đã đưa ra kết quả thành phần rác thải theo bảng sau: Bảng 6: Phân tích thành phần rác thải sinh hoạt phường Thanh Bình năm 2003 TT Thành phần Tỷ lệ % Ghi chú I Chất hữu cơ 58,9% 1 Thức ăn, lá... hoạt phường Thanh Bình Tải lượng ô nhiễm TT Chất ô nhiễm Kg/ngày Tấn/năm 1 Rắn lơ lửng 711,6 855,9 256,2 307,4 2 COD 625,1 750,1 224,9 270,1 3 BOD 317,3 380,7 114,2 137,1 (Theo số TN và MT tỉnh Hải Dương 2002) 1.2 Chất lượng môi trường không khí Trên địa bàn phường chủ yếu do đun nấu, sinh hoạt của các hộ gia đình Theo số liệu điều tra hiện trạng môi trường phường Thanh Bình thành phố Hải. .. chuyển Trách nhiệm của tổ đội Điểm tập kết Vận chuyển Trách nhiệm Công ty MTĐT Bãi rác chung TP Hải Dương Nguồn: Công ty Môi trường đô thị tỉnh Hải Dương Việc vận hành hình quản rác thải của phường dựa vào việc thu phí vệ sinh của các hộ gia đình trong phường Hiện nay việc thu phí vệ sinh của phường Thanh Bình được áp dụng như sau: Bảng 7 Quy định tạm thời thu phí rác thải của Công ty Môi trường đô... trong phường có quyền được đổ rác đúng quy định, hợp vệ sinh, việc đổ rác bừa bãi làm ô nhiễm nơi sinh sống của họ thường là do họ chưa chấp hành đầy đủ những quy định đã đề ra 1.4 Vận hành của hình Hình 1 Sơ đồ VENN về quản rác phường Thanh Bình UBND TP Hải Dương Hội phụ nữ TP Hải Dương UBND phường Thanh Bình HPN phường Thanh Bình Tổ, đội thu gom Nguồn: Công ty Môi trường đô thị tỉnh Hải Dương. .. loại chất thải rắn tại nguồn: Các chất thải rắn được phân loại ngay tại nguồn thải, theo đó các chất thải có khả năng tái chế chất thải thông thường và chất thải độc hại được phân loại riêng Từ đó các loại này được xử theo các biện pháp thích hợp Nguyên tắc 3: Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn: Dòng vật chất trong cộng đồng có xu hướng sau: Nguyên liệu Sản xuất Tiêu dùng Rác Thải . Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống thu gom chất thải. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Môi

Ngày đăng: 11/03/2014, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w