1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Mạng lưới thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

111 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 27,78 MB

Nội dung

Luận văn Mạng lưới thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trình bày thư viện trường phổ thông với việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động của mạng lưới thư viện trường phổ thông tại đây.

Trang 1

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOI

LE TH] THANH

MANG LUOI THU VIEN TRUONG PHO

THONG TREN DJA BAN HUYEN NGA SON, TINH THANH HOA

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Lê Văn Viết

Năm,2015

Trang 2

Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc

tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu

tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC 2

DANH MUC CAC TU VIET TAT 4

DANH MUC CAC BANG BIEU 5

MO DAU 6

Chương 1: THƯ VIỆN TRƯỜNG PHO THONG VOI VIEC NANG CAO

CHAT LUQNG GIAO DUC TREN DIA BAN HUYEN NGA SON, TINH

THANH HÓA 12

1.1 Những vấn đề chung về thư viện trường phổ thông 12

1.1.1 Khái niệm thư viện trường phổ thông 12 1.1.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện trường phổ thông 13

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tô chức và hoạt động thư viện trường phô thông 16

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện trường

phổ thông 18

1.2 Đặc điểm Giáo dục phố thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hóa 19

1.2.1 Đặc điểm về tô chức giáo dục 19

1.2.2 Đặc điểm cán bộ giáo viên và học sinh trường phổ thông 21 1.2.3 Nhiệm vụ của giáo dục trường phổ thông ở Nga Sơn trước yêu cầu đổi

mới ở địa phương 22

1.3 Vai trò của mạng lưới thư viện trường phố thông đối với nâng cao chất

lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 24 1.3.1 Nâng cao kiến thức 24 1.3.2 Hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức 26 1.3.3 Phát triển năng lực thắm mỹ 28

1.4 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin trong mạng lưới thư viện

trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 29

1.4.1 Cán bộ giáo viên 30

1.4.2 Học sinh 31

iéu két 35

Chương 2: THỰC TRẠNG TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI THU' VIEN TRUONG PHO THONG HUYEN NGA SON, TINH THANH HOA 36 2.1 Thực trạng tổ chức mạng lưới thư viện trường pho thong 36

2.1.1 Cơ cầu tô chức 36

Trang 4

2.2.1 Xây dựng phát triển vốn tài liệu 2.2.2 Công tác phục vụ người dùng tỉn 2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Đánh giá chất lượng theo các tiêu chí 2.3.2 Mặt mạnh 2.3.3 Hạn chế 2.3.4 Nguyên nhân của hạn chế u kết Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TƠ 4 49 65 65 66 67 69 70 1UC VA TANG CUONG HOAT

ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN TRUONG PHO THONG HUYỆN NGA

SƠN, TỈNH THANH HÓA

3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức 3.1.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý

3.1.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất 3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực

3.2 Nhóm giải pháp về hoạt động 3.2.1 Tăng cường vốn tài liệu

3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

3.3 Day manh ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 6

10 11 12 13

Bảng I.I: Số lượng trường lớp, học sinh các cấp, các bac hoc

Bảng 1.2: Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Bảng 1.3: Số lượng Nhóm người dùng tin

Bang 2.1: Tình trạng cơ sở vật chất thư viện trường phổ

thông ở Nga Sơn năm 2015

Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ giáo viên thư viện trường phổ thông ở Nga Sơn năm 2015

Bảng 2.3: Nội dung tài liệu, mức độ cần và thực trạng kho tài liệu thư viện

Bảng 2.4: Tài liệu hiện có trong thư viện trường học ở Nga Sơn năm 2015

Bảng 2.5: Tỷ lệ trung bình sách tham khảo/học sinh ở Nga Sơn năm 2015

Bảng 2.6: Ý kiến học sinh về thư viện và sử dụng thư viện

Bảng 2.7: Thông tin giới thiệu sách cho bạn đọc Bảng 2.8: Mức độ sử dụng thư viện trường phổ thông Bang 2.9A: Lý do cản trở giáo viên đến thư viện

Bảng 2.9B: Lý do cản trở học sinh đến thư viện

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ Biểu đồ 1.1: Số lượng Nhóm người dùng tin

Trang 7

Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thư viện có vai trò rất quan

trọng Ở Việt Nam thời phong kiến (đời Trần, đời Lê) thư viện đồng thời cũng

là trường học Thông qua nhiều hình thức, thư

đã tham gia vào việc xóa mù chữ, nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đạo

đức lối sống, gắn với giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã không ngừng tăng cường

đầu tư cho Giáo dục — Đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu

đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Quan điểm đầu tư cho Giáo

duc — Đào tạo là đầu tư cho sự phát triển không chỉ là quan điểm của nước

ta mà còn là quan điểm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới Đầu tư cho

Giáo dục — Đào tạo là sự đầu tư toàn diện từ con người đến cơ sở vật chất,

trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định

Từ năm học 2002-2003 thực hiện Nghị quyết 40 Quốc hội khóa X và

Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, ngành giáo dục tiến hành đối mới chương trình giáo dục phô thông Việc đổi mới Giáo dục — Đào tạo gồm 5 khâu cơ bản trong đó khâu quan trọng nhất có vai trò quyết định đến chất lượng Giáo dục — Đào tạo là đổi mới phương pháp dạy và học mà cốt lõi của

nó là nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh trên cơ sở xóa bỏ tình trạng dạy chay, học chay Chính vì vậy mà nhu cầu sách, báo, tạp chí, tranh ảnh giáo khoa, bản đồ trong thư viện nhà trường tăng cao, đòi hỏi thư viện trường học phải phát huy thật tốt vai trò của mình trong việc nâng cao

chất lượng dạy và học trong nhà trường

Trang 8

Nga Sơn là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa với 29 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông Tất cả các trường phổ thông trên địa bàn huyện đều có thư viện Tuy

nhiên, hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện vẫn còn những

mặt hạn chế, yếu kém, còn thiếu đồng bộ, chưa có tính chiến lược cao, hoạt

động của thư viện trường phổ thông vẫn còn rời rac, mang tính cục bộ và kém hiệu quả Hiệu quả phục vụ bạn đọc đã được cải thiện nhưng do ảnh hưởng,

của chất lượng vốn tài liệu, trụ sở, trang thiết bị, kinh phí đầu tư hoạt động,

chế độ chính sách cho cán bộ thư viện chưa được đảm bảo nên chưa thoả mãn

được nhu cầu tin của đa số bạn đọc

Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những ưu

điểm, hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và

hoạt động của thư viện là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi vừa đáp ứng được

yêu cầu chung của ngành nhưng vẫn mang tính đặc thù phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương

Qua điều tra, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập

một cách toàn diện và triệt để vấn đề này Nên tôi mạnh dạn chọn vấn đề:

“Mạng lưới thu viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tĩnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Xung quanh vấn đề thư viện trường học đã có một số tác giả luận văn

đề cập đến những dé tai sau:

-_ “Tổ chức và hoạt động của thư viện trường học Tp Hồ Chí Minh

Trang 9

- “Mạng lưới thư viện các trường PTTH trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh — Hiện trạng và định hướng phát triển” của tác giả Nguyễn Thị Tú Anh (2007)

-_ “Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho học sinh bậc phổ thông cơ

sở ở Cả Mau” của tác giả Lê Mộng Đài Trang (2007)

- “Nghiên cứu hoạt động của thư viện trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Mỹ (2009)

- “Phát triển nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội” của tác giả Kiều Kim Ánh (2010)

Ngoài ra còn một số các bài viết nghiên cứu về vấn đề này được đăng

trên các báo, tạp chí:

- Bài viết của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt (2006) trên Tạp chí

Giáo dục, số 138, với tiêu đề “;hw viện phổ thông với việc nâng cao chất

lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay ”

-_ Lê Văn Viết (2003) “Xu hướng phát triển thư viện trường học ở các

nước công nghiệp phát triển” Chuyên san sách Giáo dục và thư viện trường học, tr.25-26

Ngồi những cơng trình trên, hiện chưa có một công trình nào nghiên

cứu một cách cụ thê về tô chức và hoạt động của thư viện trường phổ thông

trên địa bàn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện trường phổ

Trang 10

bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn tiến hành nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu đặc điểm của mạng lưới thư viện trường phổ thông trên

địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá như: quá trình hình thành và phát

triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực thông tin; đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

- Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

-_ Phân tích, đánh giá những ưu điểm và nhược điềm của mạng lưới thư

viện trường phổ thông trên địa bản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

-_ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt

động của mạng lưới thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Déi tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoạt động của mạng

lưới thư viện trường phô thông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

-_ Về không gian: Việc nghiên cứu được tiến hành tại Thư viện trường,

phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phuong pháp luận

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quán triệt

quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà Nước về công tác sách báo, thư viện, các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát

triển sự nghiệp thông tin - thư viện

5.2 Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: -_ Phương pháp điều tra

~_ Phương pháp khảo sát thực địa

-_ Phỏng vấn, mạn đàm trực tiếp với các nhà quản lý, các cán bộ giáo

viên thư viện

-_ Phân tích và tổng hợp, đánh giá tài liệu, số liệu

- Phương pháp so sánh 6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Khẳng định vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác tổ chức

và hoạt của mạng lưới thư viện trường phổ thông, đặc biệt tại địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Góp phần hoàn thiện lý luận về công tác tổ chức và hoạt động trong hoạt động thông tin thư viện trường phô thông

6.2 Về mặt thực tiễn

- Tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt

động của thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh

Trang 12

cấp thiết trước mắt tiến tới giải quyết những vấn đề lâu dài đối với công tác thư viện trường phô thông

- Đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng tổ chức

và hoạt động của thư viện phục vụ ngành giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế

- văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói chung

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Thư viện trường phổ thông với việc nâng cao chất lượng

giáo dục trên địa bàn huyện INga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện trường phố thông huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động

Trang 13

Chuong 1

THU VIEN TRUONG PHO THONG VOI VIEC NANG CAO

CHAT LUQNG GIAO DUC TREN DIA BAN HUYEN NGA SON,

TINH THANH HÓA

1.1 Những vấn đề chung về thư viện trường phổ thông

1.1.1 Khái niệm thư viện trường phổ thông

Theo Từ điển tiếng Việt, thư viện là “nơi lưu giữ nhiều sách báo, tài liệu để cho mọi người đến mượn đọc ” [37, tr.168]

Trong đề nghị chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thông tin - thư viện,

năm 1970, UNESCO đã đưa ra khái niệm:

Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bắt cứ bộ sưu tập

có tô chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe — nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức

cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học và giải tri [1, tr.2]

Thư viện trường phổ thông là thư viện được thành lập trong các

trường phổ thông, có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của

người dạy và người học

Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành

Giáo dục và Đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực

hiện theo những văn bản quy phạm Pháp luật về hoạt động thư viện của Nhà nước [16, tr.1]

Thư viện trường học hay còn được gọi là thư viện trường phổ thông

Trang 14

dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và xây dựng thói quen tự

học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương

pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi

dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các

thành viên của nhà trường [ 1ó, tr.2]

Có thể nói, thư viện trường phô thông là trái tim của một trường học, nơi

hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho thầy, trò các nhà trường không, chỉ dạy tốt — học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền

tảng và phông văn hóa cá nhân

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ mạng lưới có hai nghĩa: “I Hệ

thống những đường đan nối vào nhau có một chức năng chung Mạng lưới đường giao thông Mạng lưới điện thoại 2 Hệ thống tổ chức gồm nhiều cá

nhân hoặc đơn vị có một chức năng chung Mạng lưới cộng tác viên Mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ ở địa phương” [33, tr.610]

Thu viện trường phổ thông là mắt xích cần thiết của mạng lưới thư viện

và thông tin của địa phương, khu vực và quốc gia Những nơi thư viện trường

phô thông phải chung cơ sở vật chất hoặc chung vốn tài liệu Mạng lưới thư

viện trường phổ thông cần thiết cho mọi chiến lược dài hạn về xóa mù chữ, giáo dục, thông tin, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Trách nhiệm của các

tô chức là hỗ trợ mạng lưới thư viện trường phổ thông bằng những chính sách

đặc biệt, các thư viện trong mạng lưới cần có đủ kinh phí, duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên thư viện, tăng cường vốn tài liệu cũng như cơ sở vật chất

1.1.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện trường phổ thông 1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức của mạng lưới thư viện trường phé thong Thuật ngữ “tổ chức” có 2 nghĩa:

Trang 15

việc, phối hợp với nhau để đạt kết quả chung Chẳng hạn: một trung tâm

thông tin hay thư viện

-_ Tổ chức là một hoạt động, quá trình đặt ra các nhiệm vụ đẻ tạo lập

mối liên hệ chính giữa những con người với nhau và con người với những cơ

sở vật chất, tài nguyên đẻ đi đến mục tiêu

Nói một cách khác, chức năng tô chức là tiến trình sắp xếp các công, việc tương đồng thành từng nhóm, để giao phó cho từng khâu nhân sự có khả năng thi hành, đồng thời phân quyền cho từng khâu nhân sự tùy theo công

áp

xếp công việc, tuyển lựa nhân sự và giao nhiệm vụ, kèm trách nhiệm hay nói

việc được giao phó Một trong chức năng quan trọng của tô chức là bồ trí

cách khác là phân quyền quản lý và chịu trách nhiệm

Tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi chế độ, mọi lĩnh

vực, mọi ngành nghề Nhờ có tổ chức tốt, lao động tốt có tỉ

mang lại hiệu

quả cao Theo từ điển tiếng Việt: '“Tổ chức là sự xếp đặt, bố trí các mối quan

hệ với các bộ phận với nhau” Các nhà khoa học ở Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam đưa ra định nghĩa:

Tổ chức là hoạt động khoa học về sự thiết lập mối quan hệ giữa con

người và con người với nhau, nhằm mục đích quản lý tốt đối tượng của mình Tổ chức thường là những công việc hạt nhân khởi đầu để

dẫn tới việc hình thành một tổ chức, một cơ quan hay một nhà máy

Tổ chức có vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong quản lý Những sai lầm, khuyết điểm trong công tác tổ chức và cán bộ là

nguyên nhân của mọi nguyên nhân, gây ra tình trạng không tốt ở cơ

quan đó [14, tr.7-11]

Tổ chức cơ quan thông tin - thư viện là sự xếp đặt, bố trí các bộ phan,

các phòng ban và nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức theo một trật tự nào đó

Trang 16

Mục đích của việc tô chức thư viện trường phổ thông là nhằm tạo ra

một nguồn sách đồi dào trong mỗi thư viện bao gồm: sách giáo khoa, sách

nghiệp vụ giáo viên, sách tham khảo, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa giáo

khoa nhằm phục vụ tốt nhất cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập 1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động của mạng lưới thư viện trường phổ thông

Hoạt động thông tin — thư viện là một tập hợp có tổ chức các quá trình

thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin, tài liệu nhằm đáp ứng

nhu cầu tin của các cá nhân, tập thê và cộng đồng hữu quan

Hoạt động thông tin — thư viện trong của mạng lưới thư viện trường

phô thông bao gồm:

~ Thu thập, cập nhật và xử lý tài liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo

phát triển nguồn tin, gắn với đối tượng phục vụ đông đảo nhất là giáo viên và

học sinh

- Liên quan mật thiết đến chương trình giảng dạy của giáo viên và học

tập của học sinh Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin phục vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, quản lý lãnh đạo và các

hoạt động kinh tế - xã hội khác

~ Phát triển cơ sở vật chất — kỹ thuật của cơ quan thông tin — thư viện,

xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin, các mạng thông tin - thư viện,

ứng dựng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến

phục vụ cho hoạt động thông tin - thư viện, xây dựng thư viện số, thư viện điện tử

~ Tìm kiếm, tra cứu, chỉ dẫn, khai thác, sử dụng thông tin

- Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin

Trang 17

đọc sách Phổ biến thông tin, tri thức khoa học nhằm nâng cao dân trí, bồi

dưỡng, phát triển nhân tài

- Hoạt động đa dạng nhưng yêu cầu xử lý nội dung chưa cao

Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách báo, thông qua nội dung

sách, báo góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, tuyên

truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan

khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, triển lăm sách nhân các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, của

ngành có tác dụng tích cực đối với tư tưởng và truyền thống cách mạng cho

các em học sinh, đồng thời chống mọi tàn dư văn hóa tiêu cực xâm nhập vào

nhà trường tạo môi trường văn hóa đọc đường lành mạnh

Các hoạt động của thư viện các trường trong mạng lưới còn phục vụ

việc tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh Việc

bồi dưỡng hứng thú thói quen và phương pháp tự học, đồng thời hướng dẫn

các em biết cách nghiên cứu sách, báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục, thư mục để tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng

kho sách là nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện nhà trường

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông

e Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức mạng lưới thư viện trường phổ thông,

- Sự quan tâm của Nhà nước: Nhà nước càng quan tâm thì công tác thư

viện trường phổ thông càng phát triển về số lượng và chất lượng, trang thiết

bị, vốn tài liệu càng hiện đại và đa dạng

- Sự quy hoạch, đầu tư của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT: Do kinh phí

đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, nên Bộ GD & ĐT cũng như Sở GD & ĐT

Trang 18

dựng thư viện hợp lý va hiệu quả

- Phương pháp dạy và học: Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi phải

tham khảo nhiều tài liệu, tự học và thảo luận nhóm Cơ cấu thư viện thay đổi

thêm các bộ phận mới

- Tiến bộ khoa học và công nghệ: Khoa học công nghệ đặc biệt là công

nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng rất nhiều đến NCT

của NDT cũng như hoạt động thư viện Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

các hoạt động thư viện trường phô thông là vô cùng quan trọng và cần thiết góp

phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện Do vậy các thư viện cần tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện mình

© Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động mạng lưới thư viện trường phô thông

- Nhận thức của lãnh đạo

Vai trò của hoạt động mạng lưới thư viện trường phổ thông được nhìn

nhận khác nhau ở mỗi lãnh đạo, họ nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, đề từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp, họ chỉ đạo hoạt động của mạng,

lưới với những chính sách cụ thẻ, dài hạn hay ngắn hạn; đồng thời có phương,

hướng, kế hoạch đầu tư, kinh phí, nhân lực, vốn tài liệu giúp cho hoạt động

của mạng lưới hiệu quả Sự quan tâm chu đáo của các cấp lãnh đạo sẽ là một

trong những điều kiện thúc đây hoạt động của mạng lưới

~ Giáo viên thư viện

Người giáo viên thư viện giữ vai trò rất quan trọng trong công tác thư

viện Phải biết nắm bắt, tiền hành lựa chọn, thu thập, xử lý, sắp xếp, bảo quản, khai thác và tuyên truyền tài liệu đến với bạn đọc Đối với người đọc và

người dùng tin, giáo viên thư viện không đơn thuần chỉ là người giữ sách và

tài liệu, thực hiện lấy tài liệu phục vụ người đọc, mà còn hướng dẫn đọc,

Trang 19

- Co s6 vat chat

Là một trong bốn yếu tố cầu thành thư viện bao gồm: hệ thống các phòng,

ốc, các giá, tủ trưng bày, tủ mục lục, bàn, ghế, hệ thống chiều sáng, quạt

- Kinh phí: Là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động thư viện, vì vậy thư viện cần được đầu tư đúng mức để xử lý các thông tin theo hướng

tích cực, giúp bạn đọc tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của NDT

- Hiểu biết của người dùng tin: NDT phải biết lựa chọn cho mình những thông tin phù hợp với yêu cầu Để góp phần nâng cao kiến thức thông

tin cho NDT thì thư viện cần có kế hoạch, chương trình mở các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức thông tin cho NDT

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá tỗ chức và hoạt động mạng lưới thư viện

trường phổ thơng

© Các tiêu chí đánh giá tô chức mạng lưới thư viện trường phổ thông

Cơ cấu tổ chức là một khối thống nhất

Cơ chế quản lý phù hợp, linh hoạt

Cơ sở vật chất phù hợp

Cán bộ thư viện đạt chuẩn, chuyên nghiệp

© Cac tiêu chí đánh giá hoạt động mạng lưới thư viện trường phổ thông Mức độ chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời của thông tin, tài

liệu cung cấp cho người dùng tin

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin — thư viện

Trang 20

- Mite d6 higu qua trong khai thdc, sir dung, chia sé va quản lý nguồn tin phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, san xudt - kinh doanh,

quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,

hội nhập quốc tế của đất nước

1.2 Đặc điểm giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hóa

1.2.1 Đặc điểm về tổ chức giáo dục

* Vài nét khái quát về huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

Huyện Nga Sơn ở về phía Đông - Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh ly 42

km theo quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 10 từ thị xã Bim Sơn xuống huyện ly (tức

Thị Trấn Nga Sơn) Là một huyện thuộc vùng ven biển Thanh Hoá, Nga Sơn nim 6 toa độ địa lý là 1956 30 đến 20345” vĩ Bắc và 105°3430” đến

106°3'10” kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bim Sơn, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp Biển, phía Tây giáp huyện Hà

Trung Huyện Nga Sơn gồm 26 x4 va 1 Thi Tran

- Diện tích ty nhién: 158,109 km?, bo bién dai 20km

- $6 dan 1a 150.078 người; mật độ dân số: 949 ngudi/Km?

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,73 % năm

~ Thu nhập bình quân đầu người là: 5,1 triệu đồng /người/năm

Nhìn chung tình hình kinh tế của huyện Nga Sơn đã có nhiều chuyển biến, đặc biệt trong những năm gần đây Đời sống của nhân dân từng bước

được 6n định

Nga Sơn là huyện ven biển có điều kiện tốt để phát triển kinh tế, do vậy

Trang 21

thị tứ, ven sông và cửa biển có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán

Nga Sơn cũng là miền quê nồi tiếng với những huyền thoại, những danh lam

thắng cảnh và di tích lịch sử như sự tích quả dưa hấu, động Từ Thức, cửa Thần Phù, đền thờ bà Lê Thị Hoa, căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình Con

người Nga Sơn giàu truyền thống cách mạng, có lòng yêu nước nồng nàn,

tỉnh thần lao động sáng tạo Năm 2004 Đảng bộ và nhân dân Huyện Nga Sơn đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: " Đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân": đã được nhận cờ thi đua của Chính phủ;

nhiều Huân chương các hạng và bằng khen các cấp [Văn kiện Đại hội Dang

bộ huyện lần thứ XX]

Nga Sơn là một miền quê có truyền thống hiếu học đã sản sinh ra nhiều nhân tài trong đường khoa sử có tiếng vang trong cả nước Ở thời phong kiến

có 6 người đỗ đại khoa (Tiến sĩ, Phó bảng) như Mai Duy Trinh, Mai Thế

Chuẩn, Mai Anh Tuan, Nguyễn Giới, Mai Duyên, Mai Hữu Dụng Chính tầng

lớp nho sĩ này đã làm rạng danh cho làng, xã, dòng họ và gia đình, tao dung

truyền thống hiếu học, trọng học ở địa phương

«_ Tình hình giáo dục ở Nga Sơn

Đến nay, toàn huyện có 29 trường tiêu học, 27 trường THCS và 5 trường

'THPT (gồm 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên) Nhìn chung huyện Nga Sơn đã

phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo theo khung của hệ thống giáo dục quốc dân, có đầy đủ từ mầm non đến THPT, trường lớp được phủ kín đến từng,

thôn, làng trong huyện

“Trong nền giáo dục quốc dân, ngành học phô thông có thể nói là ngành học xương sống Nga Sơn là một trong những lá cờ đầu về giáo dục của tỉnh Thanh

Hóa, niềm tự hào luôn có những giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi ở

Trang 22

Số trường Số học sinh TH [THCS|THPT|Tổng| TH |THCS|THPT] Tổng 2011 - 2012 | 29 | 27 61 | 10462 | 8545 | 6155 | 25162 2012 - 2013 | 29 27 61 | 10207 | 8467 | 5471 | 24145 2013 - 2014 | 29 27 61 | 10054 | 8276 | 4865 | 23195 2014-2015 | 29 27 61 9534 | 8406 | 4447 | 22387) Năm học af al ala

Bang 1.1: Số lượng trường lớp, học sinh các cấp, các bậc học

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Son] - Trên 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, hàng năm vào học THCS trên 99%, học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt trên 75%

- Các xã xa trung tâm, các xã vùng đồng chiêm trũng, vùng đồng màu, vùng giáo, vùng biển trong những năm gần đây tỷ lệ huy động học sinh vào

các cấp học, ngành học đều đạt tỷ lệ cao kể cả tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học

Nhìn chung, quy mô trường, lớp, học sinh ở Nga Sơn tương đối ôn định Tuy nhiên máy năm gần đây, do có sự thay đồi về dân só, về kinh tế, xã hội nên có sự thay đổi về quy mô giữa các cấp học, cấp tiểu học và THPT đang có xu

hướng giảm

1.2.2 Đặc điểm cán bộ giáo viên và học sinh trường phổ thông

* Số lượng và cơ cầu

Đại học, trên ĐH | Cao dang SP 10+3(TH) Đối tượng, Sốlượng | % | Sốlượng | % |Sốlượng| % Giáo viên (1558)| 1426 [9153| 120 77 12 [077

CBQL (123) 12 100 0 0 0 0

Trang 23

Tir bang về cơ cấu số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên

và CBQL huyện Nga Sơn ta thấy với 123 CBQL có trình độ trên chuẩn (đạt

100%) GV có tổng số 1558 người trong đó có 1426 GV có trình độ chuẩn và

trên chuẩn (đạt 91,53%)

Theo bảng 1.1 và 1.2 thì trong năm học 2014 - 2015 Nga Sơn có tổng

số 61 trường phổ thông và 22387 học sinh, tỉ lệ 14,4 HS/GV, đây là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện các công tác giáo dục

* Chất lượng đội ngũ

Huyện Nga Sơn có đội ngũ GV và CBQL có trình độ hầu hết là chuẩn và trên chuẩn, các thầy cô giáo đều rất nhiệt tình với công tác giáo dục kết

hợp với sự quan tâm của các cấp nên các trường có nhiều điều kiện thuận lợi

trong việc “dạy chữ, dạy người” cho học sinh

1.2.3 Nhiệm vụ của giáo dục trường phổ thông ở Nga Sơn trước yêu

cầu đổi mới ở địa phương

Nga Sơn là một trong những huyện luôn dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa

về chất lượng giáo dục phổ thông Số học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp cao, nhiều học sinh đạt điểm tuyệt đối,

thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học

Cơ sở vật chất trường phổ thông hiện nay được đầu tư xây dựng cơ bản

theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, gắn với quy hoạch xây dựng trường đạt

chuẩn Quốc gia, khang trang và đảm bảo phù hợp hơn trong việc tổ chức hoạt

động học tập, vui chơi của học sinh ngày càng hiệu quả Hiện nay trên địa bàn

huyện Nga Sơn đã có 55/87 (63,2%) trường đạt chuẩn quốc gia (tính cả giáo dục mầm non), xếp thứ 2 trong công tác xây dựng chuẩn trong các huyện

Trang 24

Phong GD&DT đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trên cơ sở hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT

Thanh Hố Tồn ngành tiếp tục triển khai thực hién viée “Hoc tap va lam

theo tắm gương đạo đức Hô Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Môi thấy, cô

giáo là một tắm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” , thông qua việc tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm nhân các ngày kỷ niệm

Nâng cao chất lượng day học văn hoá kết hợp với các hoạt động tập thẻ tại nhà trường để thu hút học sinh Công tác khuyến học được thực hiện tốt

ngay từ trong lớp, trong trường để giúp đỡ kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó

khăn Thông qua các tơ chức đồn thể trong nhà trường và các tô chức xã hội

để vận động học sinh bỏ học trở lại học tập

Các trường trong huyện đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong việc quản lý thông tin và tiến hành đăng tải công khai trên website các văn bản hướng

dẫn, các kế hoạch Sử dụng trang web trực tuyến vnedu đề quản lý học sinh và

giáo viên, thông tin kịp thời đến các phụ huynh về tình hình học tập của học sinh thông qua số liên lạc điện tử Từ đó các thông tin đến được với cán bộ giáo viên,

phụ huynh, học sinh một cách kịp thời và mang tính minh bạch cao

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội đồng

tình hưởng ứng Công tác tuyên truyền và tô chức các hoạt động về phòng

chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh luôn được quan tâm chỉ đạo Qua đó cảnh quan môi trường của các nhà trường được chú trọng và đầu tư xây dựng đẹp hơn Các mối quan hệ trong nhà trường trở nên thân thiện hơn, mọi người

hiểu biết và có trách nhiệm hơn trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện, những,

Trang 25

1.3 Vai trò của mạng lưới thư viện trường phỗ thông đối với nâng cao chất lượng giáo dục phố thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hóa

Theo Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số 61/1998/QĐ/

BGD&DT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định:

Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung

tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường Thư viện góp phần

nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức co

bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học

sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời

thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và

xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường

Có thể nói, thư viện trường phô thông, được xem như “linh hồn của

một trường học, nơi hội tụ kiến thức, trí thức của loài người, giúp cho thầy,

trò các trường không chỉ dạy tốt - học tốt, mà còn mở mang trí óc, bồi đắp

nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hoá cá nhân” [9, tr.13]

Ngoài sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, thư viện các trường phổ thông đã đóng góp không nhỏ cho chất lượng giáo dục ở các nhà trường Những

trường có phong trào thư viện trường phô thông phát triển, chất lượng giáo

dục tăng lên rõ rột, trình độ của đội ngũ giáo viên được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các

cấp cũng từ đó tăng lên rõ rệt Điển hình là các trường TH Thi tran, TH Nga

An, THCS Chu Văn An, THCS Nga Thủy, THPT Ba Đình những lá cờ đầu không chỉ của Nga Sơn nói riêng mà của cả tỉnh Thanh Hóa nói chung

1.3.1 Nâng cao kiến thức

Trang 26

trong trường Thư viện cũng đồng thời là nơi tạo thói quen tự học tập, tự

nghiên cứu và khám phá trong giai đoạn đầu đến trường

Đối với giáo viên, thư viện trường là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập

nhật kiến thức để bài giảng của họ thêm phong phú và hắp dẫn Những tài liệu

có trong thư viện đem đến cho giáo viên một hướng mới đề tiếp cận những,

phương pháp giảng dạy tiên tiến Trong không khí thi đua hưởng ứng cuộc vận

động “Môi thấy cô giáo là một tắm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng

tao” do Bộ GD & ĐT phát động, vai trò của thư viện nhà trường đối với các

thầy cô giáo càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết Không những thé, việc tiếp

xúc với học sinh của mình tại thư viện, sẽ giúp nhiều thầy cô hiểu thêm về từng,

đối tượng học sinh, nhu cầu và khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo của các em Đây sẽ là những gợi ý quý giá để các thầy cô giáo có những, bài giảng sinh động hơn, gần gũi và gây hứng thú cho các em, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển năng khiếu của từng em Công cuộc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành công, nếu các thầy cô

giáo đều dành thời gian đến thư viện để tự học, nâng cao trình độ chuyên môn

của mình và thường xuyên kết hợp làm việc với cán bộ thư viện nhằm đánh giá khách quan, hướng dẫn và phát triển những gì học sinh đã tiếp thu được trong, quá trình học tập tại lớp, đồng thời gợi mở cho các em những vấn đề mới phù

hợp để các em ngày càng say mê tự tìm tòi, khám phá

Đối với học sinh, thư viện là nơi các em có những cơ hội đề tự do khám

phá, thực hành và phát triển những gì đã được các thầy cô truyền đạt Đó là

nơi các em có thể tự nhận diện các vấn đề mình chưa biết, rồi tự đặt câu hỏi, tự tạo lập giả thiết và tự mình xây dựng câu trả lời bằng cách vận dụng những

kiến thức đã có, cùng với khả năng suy luận và đôi khi là trí tưởng tượng

phong phú của lứa tuổi Đối với nhiều học sinh nghèo, chưa có điều kiện mua

Trang 27

này, để các em có cơ hội tiếp cận và sử dụng tài liệu học tập bình đẳng với

các bạn bè đồng trang lứa

Quá trình các em học sinh tìm kiếm và sử dụng tài liệu của thư viện

trường cũng chính là quá trình các em bắt đầu tự học, tự nghiên cứu Trong những năm đầu đến trường, việc các em thấy hứng thú sử dụng thư viện và thường xuyên đến đây để tìm kiếm, tham khảo tài liệu, hay gặp gỡ và trao đôi

với thầy cô, bạn bè về những gì các em đã đọc được tại thư viện chính là biểu

hiện cụ thê cho thấy các em say mê học tập, say mê khám phá, cũng như giúp

bộc lộ sớm thiên hướng của các em trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm

hiểu thế giới xung quanh mình Đây cũng là một trong những điểm đích của

chuỗi hoạt động đổi mới giáo dục ở nước ta, đó là phát huy tối đa tính tích

cực chủ động, sáng tạo của người học, trong đó có đối tượng các em học sinh

tiểu học — những người chủ tương lai của đất nước

1.3.2 Hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức

Đối với nhiều giáo viên và học sinh, thư viện còn là nơi chứa đựng nhiều tài liệu có tính chất tham khảo, giải trí lành mạnh như: các loại báo, tạp chí, các loại tài liệu bằng tranh ảnh vui tươi Nhiều giáo viên và học sinh

còn coi thư viện như một trung tâm sinh hoạt văn hố, ngồi việc đáp ứng nhu

cầu tin trong học tập và công tác, nơi này còn có tác dụng bồi đắp tâm hồn con người, để xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú, phát

triển hài hoà và có ích cho xã hội

Nhân cách, xét cho cùng là tông thé những phẩm chất và năng lực

tạo nên bản sắc và giá trị xã hội của mỗi con người Nhân cách phản ánh mặt xã hội, giá trị xã hội của con người, phản ánh mức độ phù hợp giữa nó với thang giá trị, thước đo giá trị của xã hội, cộng

Trang 28

Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng của thư viện trường phổ thông là góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em học

sinh Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là học tập nhằm vào lĩnh hội

hệ thống trỉ thức và kinh nghiệm xã hội Giai đoạn các em học sinh ở

độ tuổi nhi đồng, thiếu niên là giai đoạn phát triển phức tạp nhất, đồng

thời cũng quan trọng nhất, hoạt động học tập chiếm ưu thế, tạo điều

kiện cho các em lĩnh hội nền văn hoá xã hội loài người một cách tích

cực nhất và là giai đoạn nhân cách hình thành và phát triển mạnh mẽ,

đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt [19, tr.8]

Vốn kinh nghiệm sống còn quá ít ỏi, các em luôn khao khát được tìm

hiểu và khám phá thế giới xung quanh Nhu câu hiểu biết đó thôi thúc các em

muốn được đi học, để biết chữ, để đọc và tìm tòi các câu trả lời cho những

thắc mắc không bao giờ có điểm dừng của các em Bởi vậy, các em có hứng

thú đến trường, để được thoả mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá của mình

Học tập nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội là hoạt động chủ đạo của

lứa tuổi này và kết quả của hoạt động học tập có tính chất quyết định đến sự phát triển khả năng trí tuệ, tình cảm của các em Do đó, cùng với việc củng cố

và mở rộng các hành vi đúng đắn của trẻ trong quan hệ xã hội, không thể bỏ

qua việc tập trung hình thành cho trẻ thái độ có trách nhiệm với học tập, lòng

khát khao tri thứ ính kiên trì và say mê khám phá, tính ky | Lúc này,

mọi kiến thức các em được day, mọi thông tin các em được tiếp nhận đều có thê để lại dầu ấn khó phai trong suốt cuộc đời Bởi vậy, cần hướng các em đến

với những hành vi đúng đắn, những thái độ đúng đắn, từng bước định hình và

phát triển nhân cách cho các em Thư viện cũng là một cơ quan giáo dục và là

một trong những thành phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường Chất lượng giáo dục của trường học không phải chỉ được đánh giá bằng số lượng

Trang 29

hội của các em Tại day, thư viện đóng vai trò tích cực, có ảnh hưởng lớn lao

trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

1.3.3 Phát triển năng lực thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phd

thông, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo

dục nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thâm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn điện Giáo dục thảm mỹ cho học sinh thực chất là quá trình giáo dục giúp

đứa trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ

thâm mỹ đúng đắn Qua đó, hình thành và phát triển được những tình cảm

thắm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự

nhiên, trong các mối quan hệ xã hội, tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thâm mỹ của hiện thực, cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu

hiện đa dạng của nó Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham

muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử Th- viện trường phổ thông đóng vai trò tích cực, có ảnh hưởng lớn đến phát triển năng lực thâm mỹ cho các em Giúp các em biết học tập và ham mê cai dep

trong giáo dục cũng như trong cuộc sống, trở thành một con người toàn diện

Có những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thâm mỹ, phát triển năng lực phán

đoán và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn Có thái độ nhận thức và phản bác đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm hỗn, trong hành vi ứng xử cũng như đối với những cái phi thâm mỹ trong các tác phim nghệ thuật Giáo dục thẩm mỹ chủ yếu hướng vào việc phát triển tình cảm của con người, tạo nên sự phong phú về tâm hồn của con người, tổ chức và điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu chuẩn

Trang 30

1.4 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin trong mạng lưới thư

viện trường phổ thông trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, đối tượng người dùng tin của thư viện các trường phổ thông

trên địa bàn là giáo viên và học sinh Hai nhóm NDT tương ứng là Nhóm giáo

viên và nhóm học sinh Tính đến thời điểm năm 2015, số người dùng tin của hai nhóm là: 23945 người, số lượng và tỉ lệ cụ thê của từng nhóm như sau: Nhóm Giáo viên Nhóm Học sinh Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1558 6,51 22387 93,49

Bảng 1.3: Số lượng Nhóm người dùng tin

[Nguôn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn]

Nhóm giáo viên Nhóm học sinh

Trang 31

Thư viện trường phổ thông phục vụ cho giáo viên, học sinh trong toàn

trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Đặc điểm chung

nhất của các thư viện này là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo

viên, học sinh, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu về tài liệu dành cho mục đích

nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý của cán bộ trong trường Ngoài ra, các thư viện này còn là nơi tuyên truyền các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, xây dựng nếp sống

văn minh cho giáo viên và học sinh Chính vì vậy, thường xuyên thăm dò để

nắm bắt nhu cầu tin của từng nhóm NDT và nhanh chóng có kế hoạch dé kip thời đáp ứng các nhu cầu ấy Đáp ứng đầy đủ, chính xác, đúng thời điểm các NCT của người dùng sẽ góp phần khuyến khích NCT phát triển và sự phát triển của NCT chính là động lực để hoạt động thư viện các trường phổ thông, ngày càng phát triển

1.4.1 Cán bộ giáo viên

Với số lượng đông đảo như trên, để nâng cao chất lượng phục vụ trong, thư viện trường phổ thông, đòi hỏi các giáo viên thư viện tại đây phải nắm vững nhu cầu và hứng thú đọc của từng nhóm NDT và có kế hoạch dé đáp ứng các nhu cầu, khuyến khích sự phát triển của hứng thú đọc trong và ngoài

phạm vi nhà trường

Nhu cầu tin của đội ngũ giáo viên thường mang tính ồn định cao Họ

quan tâm đến nhiều loại hình tài liệu khác nhau: sách giáo khoa, sách nghiệp

vụ, sách tham khảo, sách về tâm lý, khoa học giáo dục, kinh nghiệm giảng

dạy, tài liệu hội nghị, hội thảo liên quan đến giáo dục và các loại báo, tạp

chí chuyên ngành Các loại tài liệu này giúp giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao

kiến thức, mặt khác giúp họ xác định mức độ khối lượng kiến thức cần truyền

thụ cho học sinh, đồng thời có tác dụng gợi ý các phương pháp giảng dạy mới

Trang 32

trong quá trình học Cùng với đó, họ cũng quan tâm tới một số loại báo cung

cấp tin tức thời sự, chính trị, xã hội và những loại báo mang tính chất giải trí

nhẹ nhàng, góp phần làm giàu vốn sống xã hội và phát triển lối sống lành

mạnh Đặc trưng của các loại báo này là tin tức có tính thời sự cao, phản ánh

mọi mặt của đời sống xã hội phong phú, giúp người đọc có thêm những hiểu

biết về xã hội và sự vận động, phát triển của đời sống xã hội

Đối với một bộ phận giáo viên làm công tác quản lý, họ có nhu cầu rất cao về các tài liệu cung cấp nội dung là các chủ trương, chính sách, đường lối, hướng dẫn thực hiện Quyết định của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục

đào tạo và các chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác Thư viện trường

phô thông cần có một bộ phận tài liệu riêng để phục vụ nhu cầu này của các

nhà quản lý, nhằm hỗ trợ hợ trong việc ra các quyết định dé duy trì và phát

triển hoạt động sư phạm của nhà trường,

1.4.2 Học sinh

Nhóm học sinh có số lượng đông đảo chiếm tới 93,49% tổng số NDT

của thư viện trường phô thông Nhu cầu tin của nhóm này rất đa dạng, phong phú và thường xuyên có sự biến đổi trong các yêu cầu tin Trong giai đoạn

này, hoạt động học tập, khám phá thế giới là hoạt động chủ đạo của các em

Tuy nhiên, nhiều em chưa có tính tự chủ, tự giác học tập ở mức độ cao Phần lớn các em đến thư viện trường vì sở thích, vì mong muốn được tìm hiểu và

khám phá điều chưa biết Các em khát khao được trải nghiệm thế giới rộng

lớn thông qua các trang sách

Ngoài sách giáo khoa, các em rất thích thú khi tìm đến các nguồn sách

tham khảo để bỏ trợ cho việc học Đó là các loại sách bai tập, sách tham khảo

nâng cao đề các em tự học, cải thiện kết quả học tập của mình (các em có học

lực khá rất say mê học tập và thường tìm những tài liệu này nhiều hơn là các

Trang 33

Tất cả các em đều đặc biệt hứng thú với các tài liệu nhiều màu sắc,

trình bày mạch lạc, văn phong trong sáng, có nội dung là những kiến thức xã hội cơ bản như: nội dung về tình bạn, tình cha mẹ, những câu chuyện đạo đức

đời thường , hay những kiến thức khoa học được giải thích ngắn gọn, dễ

hiểu, vui nhộn, như: thế giới động vật, hướng dẫn tự làm đồ chơi, giới thiệu

các quốc gia trên thế giới và các loại sách trả lời những thắc mắc thường,

gặp của các em như: tại sao phải đánh răng, tại sao phải tập thê dục đều đặn Một đặc điểm của lứa tuổi này là các em rất thích được trở thành một

hình mẫu nào đó mà các em yêu thích Vì vậy, khi đến thư viện, các em có

nhu cầu rất lớn đối với các loại tài liệu có nói về hình mẫu nhân vật của em, đó là các sách về danh nhân lịch sử, các nhà khoa học, những tắm gương sáng

trong phong trào người tốt việc tốt Đây chính là một điểm cần được các thư viện hết sức lưu ý, vì đáp ứng nhu cầu này của các em là một biện pháp giáo dục có hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em,

bước đầu hướng các em tới ước vọng được trở thành một người tốt, có ích cho

xã hội Với hình mẫu nhân vật được xây dựng vững chắc từ tuổi ấu thơ, các

em sẽ luôn nỗ lực phan đấu, soi mình vào tắm gương ấy đề tự vươn lên, hoàn thiện mình trong suốt thời gian về sau

Ngoài ra, nhiều em học sinh cũng thường tìm đến thư viện như một nơi

giải trí lành mạnh của các em Đó là nơi các em được đọc những loại báo phù hợp với lứa tuổi của mình, là nơi các em được thoả trí tưởng tượng với các

truyện cỗ tích, thần thoại luôn kết thúc có hậu

Học sinh phổ thông từ lớp đầu của tiêu học (lớp 1) đến lớp cuối của cấp THPT (lớp 12) ở trong độ tuổi từ 6 đến 1§ tuổi Như vậy, lứa tuổi phổ thông,

bao gồm cả thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên mới lớn Đây là một giai đoạn

quan trọng trong cuộc đời con người, có những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù

Trang 34

thực khách quan bằng hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm phù hợp với tâm lý lứa

tuôi Đọc sách, các em có thê tiếp cận và lĩnh hội các giá trị văn hóa, biến năng,

lực của loài người thành năng lực của bản thân, hình thành và phát triển những

phẩm chất tốt đẹp Nói cách khác, tri thức lĩnh hội được trong sách tác động tới

sự phát triển các phẩm chất đạo đức (đức) và các năng lực (tài) — hai mặt cơ

bản của nhân cách trong con người các em Tuy nhiên, sách cho thanh niên,

thiếu nhi sẽ chỉ phát huy tác dụng giáo dục tích cực nếu các em có văn hóa đọc:

biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởng tốt, giá trị nghệ thuật cao, hiểu, đánh giá và lĩnh hội trong sách một cách đúng đắn, sáng tạo Ngược lại, sách báo đôi

trụy, kích động bạo lực và năng lực cảm thụ kém, thụ động trong quá trình đọc sách sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành ở các em Vì vay,

giáo dục văn hóa đọc cho học sinh phổ thông là một yêu cầu cấp thiết

Mỗi loại đối tượng học sinh, có sự khác nhau về nhu cầu và khả năng sử dụng thư viện Cụ thể như sau:

«Học sinh bậc tiêu học

Đây là thời kỳ đầu của thời kỳ mà hoạt động học tập đóng vai trò chủ

đạo Tư duy hình tượng cụ thể và hệ thống tín hiệu thứ nhất đang còn chiếm

ưu thế và chi phối các quá trình tâm lý của các em Quá trình nhận thức của các em vì vậy cũng nhuốm sắc màu cảm xúc và mang tính trực quan sinh động Hứng thú hoạt động của các em thường hay bị thay đổi, di chuyển và

tập trung vào những hoạt động nổi bật, được đánh giá cao

Do còn ít kinh nghiệm sống nên các em quan tâm tới rất nhiều vấn đề

được phản ánh trong sách Tuy vậy, hứng thú đọc của các em tập trung vào

một số đề tài và thể loại chủ yếu, thích hợp với các đặc điểm tâm lý lứa tuôi

của các em như: Truyện cổ tích giúp trí tưởng tượng và ước mơ của các em

Trang 35

vật giúp các em nhìn nhận thế giới xung quanh bằng con mắt nhân văn, ngây

thơ; sách khoa học và đề tài lịch sử giúp cho các em có thể tìm tòi và khám

phá nhiều điều mới lạ trong thiên nhiên và trong đời sống Đặc biệt các em rất

thích đọc truyện tranh với các hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc tươi

sáng và các tình tiết diễn biến nhanh Truyện tranh là loại sách phù hợp nhất

với lứa tuổi các em Vì vốn từ ngữ của các em chưa nhiều nên tranh ảnh, hình

vẽ minh họa sẽ giúp các em hiểu và cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn

Loại sách các em học sinh thích đọc là: Truyện cô tích, truyện cổ dân

gian và đặc biệt là truyện tranh, các loại sách về khoa học thường thức, sách

về lịch sử

«- Học sinh bậc trung học cơ sở

Ở độ tuổi này, các em có nhiều biến đổi về sinh lý và tâm lý so với lứa

tuổi bậc tiểu học Về cơ thê các em có những bước phát triển đột biến, đặc

biệt là hiện tượng đậy thì Về tâm lý, tư duy trừu tượng bắt đầu phát triển mặc

dù tư duy hình tượng cụ thể vẫn còn vai trò quan trọng Tính tự lập, tự trọng,

phát triển và chỉ phối mọi hoạt động Sự mất cân bằng trong quá trình hoạt động thần kinh ở lứa tuổi này, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã khiến cho các

em trở nên năng động, sôi nổi, giàu cảm xúc và đặc biệt là dễ bị kích động Những nét tâm lý đặc trưng đó ảnh hưởng khá lớn tới sự hình thành và phát

triển nhu cầu và hứng thú đọc sách của các em

Hứng thú đọc sách ở lứa tuôi này đa dạng và hài hòa hơn lứa tuổi học sinh tiểu học Cũng vẫn có những đề tài, thể loại được các em đặc biệt chú ý như: truyện cô tích và sách viết về tình bạn Tuy nhiên với đặc điểm hiếu động, thích tự lập thì truyện trinh thám với những tình tiết bất ngờ, ly kỳ, mạo

hiểm được các em đặc biệt quan tâm Ngoài ra, các em còn yêu thích các loại

Trang 36

© Hoc sinh bac trung học phô thông,

Đây là độ tuổi mà các em đã có sự phát triển tương đối đầy đủ về thể

chất và tỉnh thần Bên cạnh công việc học tập các em còn quan tâm nhiều tới

vấn đề khác như: giao lưu bạn bè và hướng nghiệp Hứng thú đọc của các em

không những chỉ phụ thuộc vào sở thích, giới tính mà còn phụ thuộc vào kết

quả học tập Chẳng hạn những em có học lực tốt thì yêu thích đọc các loại sách có tư duy logic cao, các loại sách về đề tài khoa học Ở lứa tuổi này, bên

cạnh những loại sách bộ trợ cho việc học tập, các em còn rất thích đọc những

sách viết về tình yêu truyện trinh thám Thời kỳ này, hứng thú đọc của các em

tương đối ôn định và những thể loại và đề tài yêu thích có ảnh hưởng lớn tới

tính cách của các em Do đó cần phải hướng các em đọc những loại sách lành

mạnh và phù hợp với lứa tuôi

Tiểu kết

Thu viện trường phô thông ngoài nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin của giáo

viên và học sinh còn có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là phục vụ chương trình học tập của các em học sinh và giảng dạy của giáo viên Thư viện trường phổ

thông là nơi chứa đựng nhiều tài liệu về các lĩnh vực đào tạo của hệ thống giáo

dục phổ thông, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi

dưỡng kiến thức cơ bản và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học

sinh, từng bước thay đổi phương pháp dạy và học Thư viện trường phô thông, không chỉ đơn thuần là “cơ sở vật chất trọng yếu” mà cần được xem là ngôi trường thứ hai cùng tồn tại song song với ngôi trường thứ nhất là trường học

Nga Sơn là một huyện ven biển miền Trung, tuy có khó khăn về kinh tế song có truyền thống văn hóa, hiều học, truyền thống cách mạng Người dùng tin trong các trường phỏ thông ở Nga Sơn vì vậy cũng có những điểm đặc thù Những,

Trang 37

Chương 2

THỰC TRẠNG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI THU VIEN TRƯỜNG PHÓ THÔNG HUYỆN NGA SƠN,

TINH THANH HÓA

2.1 Thực trạng tỗ chức mạng lưới thư viện trường phỗ thông

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

* Cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị trực tiếp quản lý đối với các thư viện trường phô thông cấp tiểu học và THCS Từ trước đến nay, Phòng GD &

ĐT đều bố trí một chuyên viên phụ trách công tác sách — thư viện - thiết bị

trường học để giúp Trưởng phòng GD & ĐT tham mưu, chỉ đạo công tác xây

dựng thư viện trường phổ thông tại địa phương Do biên chế của Phòng GD & ĐT ít nên số chuyên viên này đa phần là những cán bộ kiêm nhiệm Những

nam gan day, lai phan chia một chuyên viên phụ trách thư viện tiểu học, một

chuyên viên phụ trách thư viện THCS Phòng GD & ĐT dựa vào đề án xây

dung thư viện tổng thể của Sở GD & ĐT, tùy theo tình hình cụ thể của địa

phương để xây dựng để án cho huyện và triển khai xuống các nhà trường

Trên cơ sở đó, Phòng GD & ĐT yêu cầu các nhà trường có kế hoạch xây dựng thư viện theo từng giai đoạn, theo thời kỳ, từng năm học

Từ đầu những năm 2000 đến nay việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực

hiện công tác thư viện trường phổ thông đã được Phòng GD & ĐT quan tâm hơn Phòng GD & ĐT đã quan tâm tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngữ cán bộ, giáo viên phụ trách thư viện Hàng năm, Phòng GD & ĐT đã cử cán bộ

giáo viên ở các nhà trường tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, phối hợp với Công ty Sách — Thiết bị trường học tỉnh Thanh Hóa mở lớp bồi dưỡng ngay tại

Trang 38

đầy đủ Bắt đầu từ năm học 2004-2005, Phòng GD & ĐT đã tiếp nhận 4 sinh viên tốt nghiệp Trung học Sư phạm hệ Thư viện — Thiết bị về làm tại địa phương,

và bố trí cho các em những điều kiện làm việc tốt nhất nhằm phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ này Cho đến nay 100% cán bộ giáo viên phụ trách

thư viện trên toàn mạng lưới đều đạt chuẩn và trên chuẩn, thể hiện sự đầu tư của

Phòng GD & ĐT nói riêng và của Huyện Nga Sơn nói chung

© Cấp trường

Hiện nay công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động ở các thư viện trong mạng lưới đã được Ban Giám hiệu chú trọng hơn Theo Quyết định

61/1998/QĐ/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Quy

chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông ngày 6/11/1998, mỗi

trường vào đầu năm học thành lập một tổ công tác thư viện do Hiệu trưởng,

hoặc Hiệu phó trực tiếp làm Tô trưởng (số lượng tùy thuộc do mỗi trường quy

định) gồm có:

- Giáo viên phụ trách thư viện làm tổ phó

- Các tô trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn, một số giáo viên chủ

nhiệm lớp

- Đại diện của các tổ chức Cơng Đồn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên

- Đại diện của Hội cha mẹ học sinh theo các khối lớp

- Một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu

'Nhờ có sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường nên công

tác thư viện trường phô thông trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có sự phát triển so với trước đây Hầu hết các trường trong mang lưới đều giao công tác này cho

Trang 39

trong công việc, họ cũng hăng hai, tim tòi, học hỏi, vì vậy ngoài công tác quản lý, họ còn giúp cho giáo viên thư viện trong các khâu xử lý kỹ thuật, tổ chức các hoạt động thư viện như tuyên truyền giới thiệu sách, biên soạn thư mục như

trường THCS Thị Tran, TH Thi Tran, THCS Nga Thủy, THCS Nga An

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trường Ban Giám hiệu chưa thực sự quan tâm đến công tác thư viện nên chưa có sự quản lý, chỉ đạo sát sao mà

mọi việc đều phó mặc cho giáo viên phụ trách thư viện

2.1.2 Cơ chế quản lý

Vé quản lý Nhà nước, thực hiện việc phân cấp quản lý giáo dục, Bộ GD

& ĐT đã phân định rõ trách nhiệm cho các cơ quan trong Bộ về chỉ đạo công

tác thư viện trường phổ thông Theo Quyết định 61/1998/QĐ/BGD và ĐT

ngày 16-11-1998 về Quy chế vẻ tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông

Việc quản lý, chỉ đạo công tác thư viện từ Sở đến các phòng GD & DT

và các đơn vị trực thuộc bước đầu đã đi vào nề nếp Hệ thống văn bản hướng

dẫn hoạt động thư viện được ban hành hàng năm, việc xây dựng kế hoạch hoạt động và quy trình thẩm định công nhận danh hiệu thư viện đã có tác

dụng tốt trong quản lý, chỉ đạo

Tuy vậy, thực trạng công tác quản lý thư viện trường phổ thông còn

nhiều khó khăn và thử thách Trước hết, mạng lưới thư viện trường phổ thông

chưa được quy hoạch hoàn chỉnh Các thư viện hoạt động độc lập trong các

trường, được quản lý bởi kinh nghiệm, vốn hiểu biết, sự quan tâm của cán bộ

quản lý mỗi trường nên không có định hướng phát triển mang tính chiến lược

Thư viện các trường không có sự liên kết về tư liệu cũng như về tổ chức hoạt

Trang 40

Công tác kế hoạch chưa được quan tâm chú ý Quyết định 01 về tiêu chuẩn thư viện trường phô thông (2003) đã quy định rõ về công tác kế hoạch trong hoạt động thư viện trường phô thông Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát, chỉ 36 trường,

(chiếm 59% số trường) có kế hoạch hoạt động, song còn rất sơ sài, không gắn với hoạt động giáo dục trong nhà trường Vì vậy, trong nhiều đơn vị, trong kế hoạch

hoạt động chung của trường không có nội dung nào về công tác thư viện

Về tổ chức bộ máy hoạt động thư viện trường phổ thông còn nhiều vấn đề cần giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu củng có và phát triển mạng lưới

thư viện Phòng GD & ĐT đã có phân công chuyên viên chỉ đạo công tác thư viện cùng các công tác khác Chuyên viên qua các năm học cũng không ổn

định, hay bị thay đổi Phần lớn các thư viện trong mạng lưới, công tác thư

viện chưa được phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng từ Ban Giám hiệu đến các

tổ nhóm chuyên môn và từng cá nhân Việc thành lập tô công tác thư viện

theo Quyết định 61 của Bộ GD & ĐT chưa được thực hiện triệt để (chỉ có

36/61 số trường phổ thông) hoặc chỉ là hình thức nên không phát huy được

sức mạnh tổng thê của các thành viên trong nhà trường trong việc tham gia

xây dựng và phát triển thư viện Vì vậy, mọi hoạt động thư viện đều giao

hoàn toàn cho giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện Hoạt động thư viện của

nhà trường ít được hỗ trợ từ Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh

Công tác chỉ đạo quản lý thư viện trường phỏ thông đã có hệ thống, từ Sở đến các Phòng GD & ĐT và các trường Hàng năm các cấp quản lý đã có văn bản

định hướng, chỉ đạo hoạt động thư viện trường phổ thông cho cơ sở Tuy vậy, sự

đáp ứng và chuyển biến ở từng cơ sở chưa cao Hoạt động kiểm tra của Sở và

Phòng GD & ĐT mới chỉ tập trung tại một số đơn vị (danh hiệu thi đua cao, dat

chuẩn và trên chuẩn, các trường có tình huống đặc biệt ) chưa thực hiện rộng,

khắp toàn ngành, nên khó đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động công tác thư

Ngày đăng: 12/10/2022, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w