1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viên Viện Dân tộc học

135 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nguồn Lực Thông Tin Tại Thư Viện Viện Dân Tộc Học
Tác giả Phan Thị Thùy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, TS. Lê Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 30,26 MB

Nội dung

Luận văn Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Dân tộc học trình bày những vấn đề chung về nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Dân tộc học. Đồng thời nêu lên thực trạng nguồn lực thông tin. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện.

Trang 1

PHAN THỊ THÙY

PHAT TRIEN NGUON LUC THONG TIN

TAI THU VIEN VIEN DAN TOC HOC

PHY LUC LUAN VAN

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

PHAN THỊ THÙY

PHÁT TRIÊN NGUÒN LỰC THÔNG TIN

TẠI THƯ VIỆN VIỆN DÂN TỘC HỌC

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bó Các thông tin, tài liệu

trình bày và trích dẫn trong luận văn đều ghỉ rõ nguôn gốc

Mọi sự giúp đỡ của tập thể cũng như cá nhân cho việc hoàn thiện luận văn cũng đã được cảm ơn

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014 Tác giả

Trang 4

- Người Thây đã không quản bao khó khăn, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện

luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Lê Thị Thu Hà - Trưởng Khoa Sau đại

học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và các thây cô giáo đã hết lòng vì sự

nghiệp trồng người để tôi có được như ngày hôm nay

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo viện Dân tộc học, cảm ơn Th.s Vũ Thị Lê,

trưởng phòng thư viện đã tiếp thêm nội lực để tôi vươn lên trong học tập, tự

trau dôi kiến thức để phục vụ đắc lực cho công việc hiện nay của tôi Tôi xin cảm ơn các bạn đông nghiệp đã luôn chia sẻ và hỗ trợ tôi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận văn

Tơi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là bố

mẹ tôi những người luôn dõi theo từng bước tôi di trên con đường học tập và

trên đường đời, để luôn bên tôi, nâng đỡ tôi trong mọi lúc tôi can

Tôi xin cảm ơn nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi nỗ lực

trong suốt khoá học và trong thời gian triển khai đề tài này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả trong quá trình thực hiện,

luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự xem xét,

đánh giá, đóng góp ý kiến của các Thấy Cô và các bạn đồng nghiệp

Trang 5

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị

THƯ VIỆN VIỆN DÂN TỘC HỌC

1.1 Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin 2s:2-222zzzcc2 12

1.1.1 Khái niệm -22s sscee 12 1.1.2 Đặc trưng của nguồn lực thông tin 14 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn lực thông tin 17

1.1.4 Tiêu chí phát triển nguồn lực thông tỉn

1.2 Khát quát về Viện Dân tộc học và Thư viện Viện dân tộc học 20

1.2.1 Khái quát về Viện Dân tộc học -

1.2.2.Khái quát về Thư viện Viện Dân tộc học a 224 1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Viện Dân tộc học 27 1.3 Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Viện Dân tộc học 1.3.1.Với hoạt động nghiên cứu khoa học 2-2-2.2e2 1.3.2.Với hoạt động của Thư viện Viện Dân tộc học

1.3.3.V6i đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin CHƯƠNG 2: THUC TRANG NGUON LUC THONG TIN TAI THU VIEN VIEN DAN TOC HOC

2.1 Cơ cầu nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Dân tộc học 34

2.1.1 Cơ cấu theo nội dung 34

2.1.2 Cơ cấu theo loại hình 36

Trang 6

2.3 Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tai Thư viện Viện Dân tộc học 74

2.3.1 Tổ chức nguồn lực thông tin truyền thống 2:-2 74 2.3.2 Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin điện tử - 76

2.3.3 Công tác khai thác nguồn lực thông tin 22+:-22.2 78 2.4 Nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện Viện Dân tộc học -.2:2222122122222 2 2 re 80

2.4.1.Về công tác bỗ sung nguồn lực thông tin §0 2.4.2.Về cơng tác tơ chức nguồn lực thông tin " "¬ 2.4.3 Về cơng tác tổ chức khai thác nguồn lực thơng tin §7

CHƯƠNG 3: GIAI PHAP PHAT TRIEN NGUON LUC THONG TIN TAI THU

'VIỆN VIỆN DÂN TỘC HỌC 90

3.1 Các giải pháp tạo lập nguồn lực thông tin se se -.90 3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin 90

3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tỉn -2z:c2 92 3.1.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 22: 2z:zcc2 94

3.2 Các giải pháp tổ chức và bảo quản nguồn lực thông tin 3.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nguồn lực thông — 3.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tỉn trong công tác bảo quản 3.3 Các giải pháp khác 221 3.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ Thư viện -. -22+:222.-2t.-e

3.3.2 Đào tạo và hướng dẫn người dùng tỉn 22+-222.-e

3.3.3 Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển cơ sở hạ tằng thông tin I06

KET LUAN

TAI LIEU THAM KHẢO

Trang 7

Compact disc — Read only memory (B6 nhé chi đọc trên đĩa CD-ROM nén)

Computer Documentation System — Integreted Set of CDS/ISIS Information System

CNTT |Côngnghệthôngtin CSDL |Cơsởdữliệu

ISBN International Standard Book Number (Chi sé sch tiéu chuân

` quốc tế)

JDP Journal Donation Project (Du an ting tap chi) KHXH và NV | Khoa học xã hội và nhân văn

MARC _| Machine Radable Cataloguing (Muc luc doc may)

NCT Nhu cau tin

NDT Người dùng tin

NLTT Nguồn lực thông tin

TT-TV | Thông tin - Thư viện

Trang 8

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bảng 24 Bảng 2.5 Bang 2.6 Bảng 2.7 Bang 2.8

“Thống kê theo nội dung tài liệu

“Thống kê tài liệu công bố theo loại hình của thư viện

“Thống kê thành phần ngôn ngữ của sách “Thống kê thành phần ngôn ngữ của tạp chí

“Thống kê số lượng và tỉ lệ thành phần tài liệu không công bó

Cơ sở dữ liệu của Thư viện Viện Dân tộc học

Mục đích của người dùng tin đến thư viện

Trang 9

Hinh 1.2 Dân tộc học Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 24 Hình 2.5 Hình 26 Hình 27 Hình 2.8 Hình 2.9

Biểu đồ thống kê số lượng người dùng tin tại thư viện Viện Biểu đồ thống kê theo nội dung tài liệu

Các loại hình nguồn lực thông tin

Biểu đồ thống kê tài liệu công bố theo loại hình

Biểu đồ thống kê thành phần ngôn ngữ của sách Biểu đồ thống kê thành phần ngôn ngữ của tạp chí Biểu đồ minh họa thành phần tài liệu không công bố

Cơ sở dữ liệu của Thư viện Viện Dân tộc học

Biểu ghi có trường toàn văn

Trang 10

Ngày nay, với sự bùng nỗ của khoa học công nghệ và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế tri thức đã khiến thông tin trở nên quan trọng hon bao giờ

hết Thông tin đã có sự tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống,

Thông tin cũng được xem như một công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã

hội, là cơ sở nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học

Thông tin với đặc điểm nhanh chóng lỗi thời, cùng với sự tăng lên theo

cấp số nhân thì những thông tin ra đời trước sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi những thông tin sau này với tính chất kế thừa và có giá trị cao hơn Do đó

việc lựa chọn nhiều thông tin phù hợp, cập nhật được những thông tin mới, có

giá trị một cách nhanh chóng chính là chìa khóa đề tạo lập và phát triển một

NLTT phục vụ kinh tế xã hội một cách có hiệu quả nhất

NLTT là nền tảng chính cho mọi hoạt động thông tin thư viện, đó chính

là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện sự hợp tác,

trao đổi, chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện và cơ quan thông tin Xây dựng

NLTT phong phú là nhiệm vụ trọng tâm giúp cho thư viện thu hút được đông đảo NDT trên cơ sở đó hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Xây

dựng chính sách phát triển nguồn tin là xác định những nhu cầu trước mắt và lâu đài của NDT, đặt ra những ưu tiên trong sự phân bổ kinh phí để đáp ứng

nhu cầu của họ Đồng thời thiết lập những tiêu chuẩn, chất lượng cho việc lựa

chọn và thanh lọc tải liệu, trên cơ sở đó làm giảm tính chủ quan của cá nhân khi lựa chọn tải liệu

Với những đặc điểm trên thì việc thường xuyên cập nhật, bổ sung dé

xây dựng và phát triển NLTT nhằm đáp ứng một cách tốt nhất NCT phục vụ

sản xuất, nghiên cứu học tập là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho các cơ quan

Trang 11

biệt với quốc gia đa dân tộc như Việt Nam thì vấn đề dân tộc và quan hệ dân

tộc lại càng là vấn đề rộng lớn, phức tạp Do vậy trong quá trình phát triển đất

nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách dân tộc Tuy nhiên sự chênh lệch về trình độ, kiến thức giữa các dân tộc chính là điểm yếu để các thế lực phản động lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết; mâu thuẫn trong quan hệ giữa các dân tộc;

ảnh hưởng tới an ninh quốc gia

Những thành tựu nghiên cứu của Viện đã đóng góp không nhỏ trong

công tác gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, là cầu nối đưa các

chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với các đồng bào dân tộc trên cả

nước, góp phan phát triển kinh tế, ôn định chính trị và an ninh quốc gia trong

bối cảnh đất nước ta có nhiều thành phần dân tộc, đang dạng văn hóa và tín

ngưỡng, đồng bào dân tộc dễ bị các thành phần chống phá nhà nước lợi dụng,

kích động chống lại Đảng, Nhà nước

Bên cạnh vốn tài liệu như sách, báo, tạp chí thì trong quá trình nghiên cứu Viện Dân tộc học đã tạo ra một khối lượng tài liệu có giá trị, đó là các

công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước; luận án; luận văn; tài liệu hội nghị; hội thảo Đây là nguồn thông tin rất có giá trị

phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nước

Nhằm giúp cho các cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực Dân tộc học và

Trang 12

nguồn tin, tăng cường phát triển NLTT phù hợp với nhiệm vụ chính trị và

nhiệm vụ nghiên cứu của Viện

Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học và những kinh

nghiệm đúc rút được trong quá trình công tác, từ đó nghiên cứu và đề xuất những biện pháp khả thi nhằm góp phần vào công tác phát triển NLTT tại Thư

viện Viện Dân tộc học, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển nguồn lực thông tin tại

Thư viện Viện Dân tộc học” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên

ngành Khoa học Thư viện

2 Tình hình nghiên cứu

Van đề phát triển NLTT là một vấn đề quan trọng được nhiều co quan

thông tin thư viện, các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế xã hội hết sức

quan tâm bởi đây là một nhu cầu gắn liền với sự phát triển của các đơn vị

trong một xã hội thông tin như hiện nay Do đó đã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài luận văn thạc sỹ khoa học thư viện đã đề cập

đến vấn đề này, gần đây ta có thẻ kế đến:

Cuốn sách “Thông tin - Từ lý luận đến thực tiên ” (2005) của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng, với các bài viết “Phát triển thông tin Khoa học và công

nghệ để trở thành nguôn lực " (2005), “Tổ chức và quản lý hoạt động thông

tin Khoa học công nghệ trước thêm thế kỷ XXI” (2000), và công trình gần đây “Xung quanh vẫn đề tạo lập và phát triển NLTT trong mạng thông tin kinh tế

- xã hội thành phó Hô Chí Minh " (2013) của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng đã

Trang 13

TS Nguyễn Viết Nghĩa trong các công trình2001) “Phương pháp

luận xây dựng chính sách phát triển nguôn tin” (2001), “Một số vấn đề xung

quanh việc khai thác tài liệu xám ” và TS Lê Văn Viết với công trình “phác

thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông tin” (2006): đã trình bày các quan

điểm cơ bản trong việc xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu, các loại

nguồn tin trong trong hoạt động của các cơ quan TT-TV

Bên cạnh đó có khá nhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư

viện nghiên cứu về đề tài phát triển NLTT như:

“Yây dựng và phát triển NLTT tai Viện nghiên cứu Đông Nam A trong

xu thế hội nhập khu vực " (2004) của Nguyễn Thị Đức Hạnh Trên cơ sở tìm

hiểu về thực trạng NLTT tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển NLTT

tại Thư viện Viện Đông Nam Á, nhằm đáp ứng kịp thời NCT phục vụ nghiên

cứu trong xu thế hội nhập khu vực

“Phát triển NLTT tại thư viện trường đại học ngoại thương " (2012) của Phan Thị Lệ, Nghiên cứu đánh giá thực trạng NLTT, đề ra các giải pháp phát

triển NLTT nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT tại đại học Ngoại thương Hà Nội

“Nghiên cứu phát triển NLTT tại thư viện bộ tr pháp” (2010) của Phạm Thị Thu Hà, đã phân tích thực trạng của NLTT tại thư việ

để xác định phương hướng và đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục phát

triển NLTT tại Thư viện Bộ Tư pháp

ộ tư pháp

Tuy nhiên, mỗi cơ quan TT-TV lại có những tính chất va đặc thù riêng

và cách tiếp cận cũng như giải quyết vấn đề cần dự trên những điều kiện cụ thể

Thư viện Viện Dân tộc học đã có hai luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Trang 14

“Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại Viện Dân tộc học phục vụ cán bộ nghiên cứu trong giai đoạn đổi mới” (1999) của tác giả Nguyễn

Thị Hồng Nhị

“Ủng dụng maketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin thư viện tại

Thư viện Viện Dân tộc học ” (2012) của Nguyễn Thị Phương Lê

Các đề tài trên chỉ tập trung nghiên cứu về NCT, thực trạng hoạt động

thông tin, và ứng dụng maketing hỗn hợp nhằm nâng cao công tác phục vụ

bạn đọc ở Thư viện Viện Dân tộc học Tuy nhiên vấn đề phát triền NLTT một cách toàn diện và day đủ tại Thư viện Viện Dân tộc học thì chưa có đề tài nào

nghiên cứu

Vi vay tdi chon van dé nay làm đề tài nghiên cứu trên tinh thần kế thừa

những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm

làm việc của bản thân để tìm hiểu về thực trạng phát triển NLTT tại Thư viện

Vién Dân tộc học Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề ra một số giải pháp phát

triển NLTT cho Thư viện Viện Dân tộc học với hi vọng góp phần cải thiện

việc đáp ứng tốt NCT của NDT, đặc biệt phục vụ công tác nghiên cứu lĩnh vực dân tộc học/nhân học của cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: NLTT tại Thư viện Viện dân tộc học ~ Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Viện Dân tộc

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích: Nghiên cứu thực trạng NLTT, đề ra các giải pháp phát

triển NLTT nhằm đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Viện Dân tộc học

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ

Trang 15

~ Tìm hiểu những vấn đề chung về NLTT;

- Nghiên cứu đặc điểm NDT, NCT tại thư viện Viện Dân tộc học;

- Phân tích thực trạng NLTT và các hoạt động liên quan đến NLTT: bỗ sung, bảo quản, tô chức và khai thác

- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm phát triển NLTT một cách toàn

diện tại Thư viện Viện Dân tộc học; 5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: s_ Phương pháp luận:

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của triết học Mac — Lênin và trên quan điểm chỉ đạo của Dang,

Nha nước về công tác Thư viện

s_ Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; ~ - Phương pháp quan sát;

- Phuong pháp điều tra, khảo sát; - Phuong phap thống kê;

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé chung về nguồn lực thông tin tại Thư viện

Viện Dân tộc học

Chương 2: Thực trạng nguồn lực thông tỉn tại Thư viện Viện Dân tộc học

Chương 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CHUNG VE NGUON LUC THONG TIN

TAI THU VIEN VIEN DAN TOC HOC

1.1 Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm nguôn lực

Thông tin ngày nay được coi là nguồn lực vô tận, càng được sử dụng nhiều thì càng phong phú, có giá trị, giúp con người sử dụng hiệu quả các

nguồn lực vật chất và tinh thần trong xã hội Để hiểu rõ hơn về khái niệm NLTT, trước hết ta cần phải hiểu được 2 khái niệm “nguồn lực” và “thông, tin

Nguồn lực (thuật ngữ tiếng anh là Resources) được sử dụng trong nhiều

lĩnh vực, đây là khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau và luận văn

xin nêu ra định nghĩa của Từ điền tiếng Việt (2007) như sau: “Nguồn lực là nguồn sức mạnh vật chất, tỉnh thần phải bỏ ra đề tiền hành một hoạt động nào

đó” [17, tr 953] Như vậy, ngoài việc coi nguồn lực chỉ có các yếu tố vật thể theo quan niệm cũ thì hiện nay nó còn có các yếu tố phi vật thẻ Các yếu tố phi vat thể (thông tin tri thức, truyền thống dân tộc ) không dễ nắm bắt nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,

đặc biệt là trong thời đại khoa học và công nghệ chiếm ưu thế như hiện nay

1.1.L2 Khái niệm thông tin

Thông tin cũng là một khái niệm rộng với nhiều cách định nghĩa khác nhau Tác giả Nguyễn Hữu Hùng từ đầu những năm 70 đã xác định thông tin là

Trang 17

tìm kiếm và truyền phát [3, tr 16] Trong cuốn “Thông tin học” tác giả Đoàn

Phan Tân đưa ra khái niệm như sau: “Theo nghĩa thông thường, có thể coi thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự

hiểu biết của con người ”[15, tr 14] Còn trong cuốn “Cẩm nang nghề Thư viện” của Lê Văn Viết có cách tiếp cận định nghĩa về thông tin gần hơn với

ngành thư viện: *Thông tin là tin tức, số liệu, dữ liệu, khái niệm, tri thức giúp

tạo nên sự hiểu biết của con người về đối tượng, hiện tượng, vấn đề nào

đó Các thông tin này được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau mà những

người làm công tác thư viện vẫn quen gọi là tài liệu”[20, tr 8] Từ những khái

niệm trên có thê thấy thông tin g:

én voi vat mang tin, trong đó có tài liệu ~

một trong những yếu tố cốt lõi của thư viện 1.1.1.3 Khai

lệm nguôn lực thông tin

NLTT (Infomation Resource) là một thuật ngữ trừu tượng và được tiếp cận từ 2 góc độ chính:

~ Trong đời sống xã hội: NLTT được hiểu là những thông tin tiềm năng,

được kiểm soát, có cấu trúc, có thể truy cập được và có giá trị phục vụ cho

hoạt động thực tiễn của con người

- Trong hoạt động TT - TV: NLTT là nguồn tin được tổ chức và kiêm

soát để có thể truy cập và chia sẻ một cách dễ dàng Trong cuốn “Thông tin:

Từ lý luận tới thực tiễn”, tác giả Nguyễn Hữu Hùng đưa ra khái niệm để cụ

thê hóa cách tiếp cận này: “NLTT là các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản,

số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và

không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tô chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng” [3, tr 20]

Trang 18

1.1.2 Tính chất của nguồn lực thông tin trong cơ quan thông tin -

thư viện

* Nguồn lực thông tìn phản ánh những thành tựu trí tuệ của nhân loại

Tài liệu trong thư viện chứa đựng tri thức, kinh nghiệm, thành quả của

quá trình lao động trí tuệ, sự hiểu biết mà con người đúc kết được trong quá

trình phát triển của mình Những thông tin đó có giá trị rất lớn, nó giúp NDT nâng cao trình độ, là nền tảng để con người nghiên cứu, đúc kết ra những,

thông tin mới có giá trị cao hơn Những thông tin đó còn giúp con người nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ nghiên cứu, học tập, hoàn thiện quy trình sản xuất và hình thành nhân cách cho các cá nhân trong xã hội

* Nguôn lực thông tin là bộ sưu tập tài liệu với khối lượng xác định

NLTT còn được hiểu là bao gồm cả vốn tài liệu Tùy thuộc vào quy mô

của từng thư viện, NLTT có thể từ hàng chục nghìn, tới hàng trăm nghìn,

thậm chí lên đến hàng triệu đơn vị tài liệu Với đặc tính này ta có thể thấy NLTT được chứa đựng trong một khối lượng tài liệu vô cùng lớn Điều này

giúp cho NDT có nhiều thuật

lợi trong khai thác và sử dụng thông tin Tuy

nhiên, cũng có một số khó khăn đặt ra cho cả cán bộ thư viện và NDT đó là NDT phải có sự chọn lọc những thông tin thực sự hữu ích cho mình giữa một

khối lượng tài liệu đồ sộ đó Các cán bộ thư viện cần đặt ra cho mình nhiệm

vụ định hướng đọc cho NDT cũng như bảo quản, tổ chức và sử dụng nguồn

tin một cách thuận lợi, hiệu quả và lâu dài nhất

* Nguôn lực thông tin là bộ sưu tập tài liệu có cơ cấu hợp lý

Vốn tài liệu trong thư viện được bô sung thường xuyên theo một kế hoạch nhất định, điều này đồng nghĩa với việc các tài liệu trong thư viện được

đưa vào từ những thời điểm khác nhau, nhưng mọi tài liệu trong thư viện đề

Trang 19

thuộc vào từng loại hình thư viện trong thành phần của NLTT sẽ hình thành

một tỷ lệ tương quan hợp lý về nội dung, ngôn ngữ và loại hình tài liệu, điều này ta có thể nhận thấy rõ nhất ở các thư viện chuyên ngành và thư viện các

trường đại học Ta có thê nhận thấy, NLTT không chỉ là sự tập trung tài liệu

một cách ngẫu nhiên mà nó là quá trình thu thập tài liệu có kế hoạch dựa trên sự tính toán của các cán bộ thư viện

* Nguôn lực thông tin phản ánh chức năng của xã hội và diện bổ sung

của thư viện

Tinh chất này của NLTT là yếu tố xác định việc lựa chọn tài liệu, loại

hình cũng như mức độ tăng cường tài liệu, là cơ sở cho sự hình thành NLTT của thư viện

Chức năng xã hội của thư viện là góp phần nâng cao nhận thức, trình độ cho các cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu,

phát triển khoa học kỹ thuật, sản xuất, văn hóa, nghệ thuật Với mỗi loại hình

thư viện khác nhau thì chức năng xã hội này cũng được thể hiện khác nhau

Dé tai bỗ sung của thư viện được xác định bởi chức năng xã hội của thư

viện, trong đó phản ánh đề tài, cơ cấu của nhu cầu cũng như đặc điểm của kinh tế - xã hội của khu vực mà thư viện đảm nhiệm Để phù hợp với chức

năng, diện bổ sung của thư viện, NLTT được hình thành gồm hai bộ pl

phan chung và phần riêng Phần chung bao gồm các tài liệu có trong tất cả các

thư viện cùng một loại hình Phần riêng, bao gồm tài liệu gắn với từng địa

phương, từng lĩnh vực trong chức năng mà thư viện đảm nhiệm

* Nguôn lực thông tin tập trung những thông tin được chọn lọc qua thời gian

Qua thực tiễn quá trình phát triển của NLTT cho ta thấy NLTT được tập

Trang 20

- NLTT là sự lựa chọn, thu thập những tài liệu có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thông tin thư viện Việc bổ sung có

chọn lọc này giúp cho thư viện giảm thiểu được khối lượng tài liệu về mặt vật

lý nhưng lại chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ NDT Việc bổ sung có chọn lọc này giúp cho NLTT đa dạng nhưng vẫn tiết kiệm được

thời gian, công sức của cán bộ và tiết kiệm kinh phí cho thư viện

- Theo thời gian, kết cấu của NLTT được hình thành theo hai thành

phần Thứ nhất, một bộ phận vn tài liệu có nội dung phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ của thư viện, những tai liệu quan trọng có nhu cầu sử dụng thường,

xuyên và tương đối ôn định trong thành phần NLTT

Thứ hai, một bộ phận tài liệu có ý nghĩa nhưng chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, những tài liệu lỗi thời sẽ được thanh lý khỏi

thư viện Bộ phận này thường xuyên biến động, không ồn định

* Nguôn lực thông tin luôn ở trạng thái động

NLTT luôn ở trạng thái động, sự biến động đó do các nguyên nhân chủ

yếu sau:

- Đặc trưng của thông tin là luôn có sự biến động, thông tin mới được

sinh ra theo cấp số nhân, vì vậy thư viện cũng phải thường xuyên bỗ sung, cập nhật những tài liệu mới, những thông tin mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin

của NDT, đồng thời thanh lý những tài liệu lỗi thời, mục nát

- Tai liệu trong thư viện cũng thường xuyên được luân chuyển thông qua hoạt động mượn trả tài liệu của bạn đọc Đây cũng là tiêu chí dé đánh giá hiệu quả của hoạt động thư viện

Kết quả của sự luân chuyển đem lại sự đổi mới cho NLTT, tăng cường

chất lượng thông tin, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thư viện nhưng

Trang 21

* Tính lỗi thời của nguồn lực thông tin

Tính lỗi thời của tài liệu được quyết định bởi sự phát triển nhanh chong

của thông tin Thông tin tăng lên theo cấp số nhân, những thông tin ra đời sau là kết quả được đúc kết từ những thông tin ra đời trước và có giá trị cao hơn

Do đó, sau một thời gian nhất định vốn tài liệu sẽ bị lỗi thời và nhu cầu sử

dụng sẽ giảm đi vì vậy nhiệm vụ của các cơ quan thông tin thư viện là phải thường xuyên cập nhật những thông tin, những tài liệu mới để đáp bảo đáp

ứng kịp thời nhu cầu của NDT, đồng thời cần giải phóng những tài liệu đã bị lỗi thời để tăng cường chất lượng NLTT

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngng lực thơng tin

®_ Như câu tin của người dùng tin

Các thư viện nói chung có nhiệm vụ thỏa mãn nhu câu thông tin của tat cả NDT trong xã hội, trong đó chủ yếu là những người lao động và chuẩn bị tham gia lao động Trước hết cần phải nhận thức rõ nhu cầu thông tin là đòi hỏi khách quan của cá nhân hoặc một nhóm người đối với việc tiếp nhận và

sử dụng thông tin/ tài liệu Nhu cầu thông tin - một NCTh thần của con người

~ thường nảy sinh và phát triển trong quá trình con người tham gia các hoạt

động sống khác nhau, nhằm giải quyết yêu cầu của các hoạt động đó Hoạt

động càng phức tạp, nhu cầu thông tin càng cao Điều kiện xã hội diễn ra hoạt

động thay đổi cũng làm NCT biến đổi theo NCT trong các thư viện công cộng không chỉ đa dạng theo các nhóm người mà còn luôn biến đổi dưới tác

động của các nhân tố xã hội khác nhau Nhu cầu thông tin của họ gắn bó chặt

chẽ với hoạt động lao động sản xuất Người công nhân sẽ có ham muốn tìm kiếm thông tin, cải tiến quy trình lao động dé đạt năng suất cao hơn Người

Trang 22

cứu để tránh lặp lại những vấn đề đã được nghiên cứu Nhu cầu thông tin của

họ được thỏa mãn đầy đủ, đồng nghĩa với năng suất lao động xã hội có điều

kiện được nâng cao hơn Thư viện là một trong những kênh thông tin quan

trọng và thuận lợi giúp cho NDT tiếp cận đến những nguồn thông tin phù hợp nhất với nhu cầu của họ, qua đó góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, làm phong phú hơn đời sóng tinh thần của mỗi các nhân

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sách báo và các vật mang tin hiện đại cùng với NCT của NDT ngày một tăng lên,

các thư viện cần phải kịp thời thu thập thông tin, bé dung các loại hình tài liệu

để đáp ứng nhanh chóng NCT đa dạng của NDT,

«_ Sự gia tăng không ngừng của các loại hình tài

Theo số liệu thống kê của cơ quan thông tin xuất bản thì cứ sau 30 năm số lượng tài liệu được xuất bản lại tăng lên gấp đôi Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là so số lượng các nhà khoa học đông đảo, điều

này tỉ lệ thuận với khối lượng trí thức mà họ tạo ra không ngừng tăng lên, do đó số lượng tài liệu ghi lại những công trình nghiên cứu này cũng tăng lên

nhanh chóng,

+ Hiện tượng phân tán thông tin

Hiện nay có một thực trạng đang diễn ra là cùng một bài viết có thể

đăng trên nhiều tạp chí khác nhau, hoặc một công trình nghiên cứu nhưng

được tồn tại dưới nhiều loại hình tài liệu như: luận án, luận văn, tư liệu, sách,

tạp chí Hơn nữa, qua thống kê người ta thấy rằng có khoảng 80% nhu cầu

của độc giả chỉ tập trung vào 20% số tài liệu có trong thư viện, hay 80% các

bài viết về

ột chuyên ngành nào đó chỉ tập trung khoảng 20% trên tạp chí

thuộc chuyên ngành ấy Điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây

Trang 23

© Tĩnh lỗi thời của thông tin

Qua các thống kê về số đường đi của sách, số lượt luân chuyên tài liệu

trong dịch vụ mượn - trả tài liệu đã cho thấy kết quả là những tài liệu mới xuất bản có xu hướng được tìm đọc khá nhiều, tuy nhiên qua thời gian số lượt

tìm đọc các tải liệu này ngày càng ít đi do các thông tin trong tai liệu không,

còn tính mới nữa Đặc biệt, ở những ngành có tốc độ phát triển nhanh thì tính

lỗi thời của thông tin cũng diễn ra nhanh chóng Tuy nhiên, không phải tắt cả

các tài liệu đều lỗi thời nhanh chóng, ở một số lĩnh vực như: văn học, văn hóa, lịch sử, khảo cổ thì tài liệu càng cũ càng có giá trị cao do tính hiếm,

độc nhất và giá trị lịch sử của thông tin mang lại chứ không phụ thuộc vào tính mới của thông tin

© Giá thành ấn phẩm tăng liên tục

Giá thành của tài liệu được quyết định bởi giá trị của hàm lượng thông tin chứa đựng trong tài liệu và giá của vật mang tin cùng với chỉ phí hoạt động

đi kèm Do tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: lạm phát, chỉ phí chỉ trả cho hoạt động sáng tạo ra thông tin, chỉ phí in ấn, xuất bản ngày một tăng do

đó giá thành của tài liệu cũng tăng lên tương ứng Điều này có sự tác động lớn

đến công tác bô sung vốn tài liệu, khi mà nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện ngày một hạn hẹp, giá thành của tài liệu tăng cao khiến cho công tác bổ sung bị

gián đoạn, không toàn diện Để phần nào khắc phục khó khăn này, cán bộ thư viện cần tính toán chỉ phí bổ sung và chọn lọc tài liệu bổ sung một cách hợp lý để có những nguồn tài liệu thiết thực, đáp ứng tốt nhất nhu cầu bạn đọc vừa tiết

kiệm chỉ phí, tránh bổ sung tràn lan, không đúng trọng tâm gây lãng phí

1.1.4 Yêu cầu đối với phát triển nguén lực thông tin

Xuất phát từ tình hình thực tế với những thay đôi về hình thức đào tạo,

Trang 24

nghiên cứu xây dựng một chính sách phát triển nguồn tài nguyên thông tin

phù hợp với tình hình mới phải đáp ứng được các nhu cầu sau:

- Yêu cầu về tính phù hợp, tính khoa học: Nội dung, chủ dé tai liệu phải bám sát chức năng và đối tượng phục vụ của từng thư viện

- Yêu cầu về tính chính đáng và tin cậy: Ưu tiên lựa chọn những tài liệu

của các nhà xuất bản và nhà phát hành có uy tín, các nhà khoa học, các tác

giả, người biên tập, người hiệu đính có danh tiếng

- Yêu cầu về tính cập nhật: Tài liệu được lựa chọn phải đảm bảo tinh mới, kịp thời về mặt khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực chủ đề của thư viện

đảm nhiệm

- Yêu cầu về ngôn ngữ: ưu tiên bổ sung tài liệu tiếng Việt nhằm đảm bảo phục vụ số đông bạn đọc Tuy nhiên vốn tài liệu nước ngoài cũng cần

được phát triển, đặc biệt là tài liệu viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh

- Yêu cầu về dạng thức của tài liệu: Ngoài việc ưu tiên bổ sung tài liệu

truyền thống như sách, báo, tạp chí (dạng ¡n ấn), để theo kịp với xu hướng phát

triển của các thư viện hiện đại, đáp ứng những nhu cầu mới của NDT, các loại hình tài liệu hiện đại cần được phát triển song song với tài liệu truyền thống Ví

dụ, xây dựng dữ liệu tài liệu điện tử, đặt mua quyền sử dụng sách điện tử (e-

books), cơ sở dữ liệu toàn văn trực tuyển và tài liệu dạng CD-ROM 1.2 Khát quát về Viện Dân tộc học và Thư viện Viện Dân tộc học

1.2.1 Khái quát về Viện Dân tộc học

Vién Dân tộc học tiền thân là Tổ Dân tộc học trực thuộc Ủy ban Khoa

Trang 25

được khẳng định lại tại Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

20012 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; và Nghị định số 55/20012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tô chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Hiện nay, Viện được biết đến với tên khoa học là: Viện Dân tộc học; tên giao dịch quốc tế: Institute of Anthropology; trụ sở chính tại tầng 10, toà nhà Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

'Viện Dân tộc học là tổ chức khoa học trực thuộc Viện Khoa học xã hội

'Việt Nam, được thành lập với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tô chức cụ thể

như sau:

* Chức năng

'Viện Dân tộc học là tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu cơ bản, toàn diện, kết

hợp với nghiên cứu ứng dụng và dự báo về các vấn đề dân tộc ở Việt Nam và thế giới, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực

hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập; tham gia tư vấn

khoa học và đào tạo đại học, sau đại học về Dân tộc học / Nhân học

'Viện Dân tộc học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động từ ngân sách nhà nước; là đơn vị kế hoạch tài chính của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

* Nhiệm vụ và quyên hạn

- Trình Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển Viện Dân tộc học và tổ chức thực hiện

Trang 26

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Dân

tộc học - Nhân học

~ Nghiên cứu cơ bản, so sánh về các dân tộc, bao gồm: nguồn gố

sử, dân số, ngôn ngữ, kinh tế, xã hội, văn hóa, quá trình tộc người và quan hệ

tộc người, biến đổi cấu trúc và phân tầng xã hội, biến đổi và thích nghi văn

hóa, tôn giáo tín ngưỡng, trí thức dân gian, sức khỏe cộng đồng, sinh thái - tộc

người, đô thị hóa, giới và phát triển v.v

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo chuyên ngành Nhân học xã hội và Nhân học văn hóa, thực hiện đảo tạo sau đại học theo quy định của pháp luật,

tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện

Khoa học xã hội Việt Nam và các ngành, các địa phương

~ Tổ chức thâm định khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế

- xã hội và văn hóa ở các bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Khoa học xã hội Việt Nam; thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện

~ Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành - Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và ngoài

nước theo quy định của pháp luật; quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản

các ấn phẩm khoa học, phô biến các kết quả nghiên cứu, truyền bá các kiến thức khoa học tới quảng đại quần chúng

- Quản lý về tô chức bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện

theo chế độ quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn

lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Trang 27

* Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Viện Dân tộc học được sắp xếp theo Quyết định số

808/QĐ-KHXH ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội

Việt Nam Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Viện Dân tộc học, có 14 phòng và trung tâm, gồm:

a Phòng/Trung tâm Nghiên cứu:

~ Phòng Nghiên cứu lý luận và chính sách dân tộc

~ Phòng nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Việt - Mường

~ Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai ~ Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me ~ Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Hmông - Dao và Hán - Tạng

~ Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo ~ Phòng Nhân học môi trường

- Phòng Nhân học Y tế và Dân số

- Phong Nhân học Tôn giáo

- Trung tim Nghiên cứu phát triển cộng đồng,

b Phòng chức năng:

- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế - Phòng Hành chính - Tổ chức

- Thư viện

~ Tòa soạn tạp chí Dân tộc học

Theo đó, Thư viện là một phòng trong Viện Dân tộc học, đóng vai trò

Trang 28

1.2.2 Khái quát về Thư viện Viện Dân tộc học

1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Ưiện Dân tộc học « Chức năng

Phòng Thông tin - Thư viện có chức năng bổ sung, lưu giữ, bảo quản và phục vụ bạn đọc những tài liệu và thông tin của ngành Dân tộc học — Nhân học và những ngành kế cận Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện

«Nhiệm vụ

-_ Thư viện có nhiệm vụ chính là thu thập, lưu trữ và phục vụ NDT

những ấn phẩm nghiên cứu về Dân tộc hoc — Nhân hoc Cụ thê là những tài liệu nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế, dân tộc, khảo cô, tôn

giáo của các dân tộc Việt Nam và trên thế giới

- B6 sung sách, báo, tạp chí về chuyên ngành, đặc biệt là những tài

liệu về vấn đề lý thuyết, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu phát triển

về Dân tộc học - Nhân học xã hội ở trong và ngoài nước

-_ Xây dựng và bảo quản tốt hệ thống tư liệu trên giấy, ảnh, băng ghi

âm, băng hình, phim tư liệu, tài liệu điện tử về chuyên ngành Dân tộc học —

Nhân học

- Xây dựng hệ thống thư mục tài liệu hoàn chỉnh về Dân tộc học -

Nhân học và một số lĩnh vực liên ngành có liên quan, tiện lợi cho việc truy cập và khai thác thông tin nhằm phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu và

đào tạo của Viện cũng như nhu cầu của NDT

~_ Phục vụ việc đọc, đáp ứng NCT của người NDT trong và ngoài Viện

về các vấn đề Dân tộc học - Nhân học trong và ngoài nước hiện đang lưu giữ

Trang 29

-_ Trao đổi sách, tạp chí của Viện với các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Hàn lâm KHXH Việt Nam và các thư viện khác ở trong và ngoài nước nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu của Viện Dân tộc học

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc quản lý các tài liệu, kết quả

công trình nghiên cứu do Viện thực hiện Tham gia các hoạt động nghiên cứu

và đào tạo về Dân tộc học - Nhân học và về nghiệp vụ công tác TT - TV 1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Thư viện Vién

Dân tộc học:

© Co so vat chit

Thu viện Viện Dân tộc học là thư viện chuyên ngành, được thành lập năm 1968, cùng với sự ra đời của Viện Dân tộc học Ban đầu Thư viện có trụ sở tại 27 Trần Xuân Soạn — Hai Bà Trưng Từ năm 2006, Thư viện cùng với

Viện Dân tộc học được chuyển đến địa điểm mới: tầng 10, Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam tại Số 1 Liễu Giai - Ba Đình, Hà Nội Hiện nay, Thư viện

là một phòng chức năng nằm trong cơ cấu tô chức của Viện, được bồ trí 04

phòng với tổng diện tích là 150 mẺ, bao gồm:

- Phòng đọc với 02 tủ trưng bày các loại sách kinh điển, từ điển, tạp chí

Dân tộc học, máy tính hỗ trợ NDT tra tìm tải liệu

- Kho lưu trữ sách, tư liệu, luận án, luận văn (trên 15000 cuốn sách

các loại), được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, máy hút âm và quạt thông gió

- Kho lưu trữ tạp chí, được bố trí dưới dạng kho mở

- Phòng làm việc của cán bộ thư viện với đầy đủ trang thiết bị phục vụ

cho cơng tác

Ngồi các tủ mục lục phục vụ việc tra tìm tài liệu theo phương pháp

Trang 30

Internet, 01 may in laze, 01 may photo va 01 may scan dé can bộ thư viện tiến hành các công tác xử lý, lưu trữ thông tin và tra tim trên máy tính được thuận

tiện Ngoài ra Thư viện còn có bàn ghế làm việc cho cán bộ thư viện, bàn ghế dành cho NDT và một số máy điều hòa, quạt tran

“Thư viện có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của ngành và là cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng đảo tạo,

nghiên cứu khoa học của cán bộ Viện Dân tộc học, các viện nghiên cứu và

trường đại học trong và ngoài ngành Dân tộc học — Nhân học

Hình 1.1 Sơ đồ Thư viện Viện Dân tộc học

«Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Thư viện có 3 biên chế, trong đó có 02 Thạc sĩ và 01 cử nhân

chuyên ngành Thông tin — Thu viện Ngoài các kiến thức về chuyên ngành TT-TY, các cán bộ còn được trang bị các kiến thức về chuyên ngành Dân tộc hoc — Nhân học và ngoại ngữ đề thực hiện các chức năng nhiệm vụ cần được

Trang 31

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Viện Dân

tộc học

NDT và NCT là yếu tố cơ bản và là đích đến trong hoạt động của các

cơ quan thơng tin thư viện «Người dùng tin

NDT tai Thư viện Viện Dân tộc học hau hết đều có trình độ cao, có kiến

thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của mình Có nhiều cách phân loại

NDT, tuy nhiên ở đây ta căn cứ vào tính chất công việc, có thể ước lệ phân

chia NDT tại Thư viện Viện Dân tộc học thành ba nhóm sau: - Cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Cán bộ nghiên cứu, giảng viên

~ Nghiên cứu sinh, học viên va sinh viên

Thống kê số NDT tại thư viện Viện Dân tộc học trong 6 tháng đầu năm

Trang 32

'ø Cán bộ lãnh đạo, quản ý I8 Cán bộ nghiên cứu, giảng day

Nghiên cứu sinh, học viên cao hoe, sinh viên và các đối tượng khác

Hình 1.2 Biểu đồ thông kê số lượng NDT tại Thư viện Viện Dân tộc học

«Nhu cầu tin

NCT cụ thể của từng nhóm đối tượng được khái quát như sau:

- Nhóm người dùng tin là lãnh đạo quản lý:

Nhóm này bao gồm các chức danh Viện trưởng, phó viện trưởng, trưởng phó phòng hoặc trung tâm, trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường đại học

Nhóm NDT này chiếm tỉ lệ không nhiều (8.7%) song lại rất quan trọng vì họ là

người lãnh đạo, tô chức thực hiện các kế hoạch nghiên cứu của cơ quan, góp

phần xây dựng đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về các

lĩnh vực như: tôn giáo, dân tộc, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Họ cần

thông tin phải thật đầy đủ và có độ chính xác cao, cô đọng, súc tích đặc biệt các thông tin mang tính tổng quan, dự báo Tuy nhiên trong quy thời gian làm việc

họ lại ít có thời gian để tìm kiếm thông tin tại các thư viện Nhóm NDT này cần

những thông tin về những chủ đề như khoa học quản lý, lý thuyết và tình hình

nghiên cứu của từng vấn đề nghiên cứu mà họ quan tâm (chủ yếu là về Dân tộc

học — Nhân học), những thông tin mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá

Trang 33

văn bản nghị quyết của Đảng và Nhà nước Đặc biệt lãnh đạo Viện và các đơn vị trực thuộc thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác với nước ngoài nên họ

có thể sử dụng thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau

Một đặc điểm riêng của nhóm NDT là lãnh đạo quản lý tại Thư viện Viện Dân tộc học là hoạt động quản lý của họ không tách rời hoạt động nghiên cứu

khoa học Chính vì vậy họ cũng có nhu cầu cao về tài liệu chuyên môn phục vụ thiết thực các để tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện

Van đề cập nhật thông tin theo sát các vấn đề có nghĩa quan trọng đối với nhóm NDT này vì vậy họ cần những thông tin mới nhất, mang tính thời sự

- Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:

Đây là nhóm NDT chính của thư viện Viện Dân tộc học, nhóm NDT này

chiếm tỉ lớn trong cơ cấu thành phần NDT (48.1%) Họ đều là những người

có trình độ đại học trở lên Công việc nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực đặc

thù của con người phụ thuộc rất nhiều vào lao động cá nhân nhà nghiên cứu

Trong phần lao động ấy, họ phải dành một thời lượng không ít cho việc tra cứu,

tìm kiếm và xử lý thông tin Những NDT thuộc nhóm này tại Thư viện Viện

Dân tộc học thường quan tâm đến những van dé co bản về dân tộc học như:

phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu về từng tộc người hay vùng

tộc người cụ thê Dạng tài liệu xám được nhiều người trong nhóm này rất quan

tâm, tập trung vào các thể loại: báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, tài liệu thông tin các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực Dân tộc học — Nhân học, thông tin dự báo về những vấn đề dân tộc học, tơn giáo, văn hố, xã hội, chính trị mang tính tồn

cầu Họ ln ln địi hỏi thông tin phải mới, đầy đủ và chính xác

Ngoài những tài liệu gốc như sách, báo, tạp chí nhóm đối tượng này đều

Trang 34

ngành, chuyên đề, tổng quan, tổng luận Những tài liệu này giúp họ nhanh chóng nắm bắt tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, giúp họ lựa chọn,

khai thác tài liệu được thuận tiện, nhanh chóng Đồng thời họ mong muốn các thư viện có những CSDL trực tuyến (online), những sách điện tử (ebook) mới nhất,

chuyên sâu có tính thời sự về khoa học xã hội thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của

họ để khai thác

- Nhóm người dùng tin là các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh

viên, và những đối tượng khác

Đây là nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ khá đông 43.2% Mặc dù họ là những

đối tượng thuộc nhiều cơ quan và nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có

chung một mối quan tâm đó là tìm tài liệu về Dân tộc học — Nhân học phục vụ

cho việc học tập là chủ yếu Những đối tượng này có nhu cầu chính là tìm tài

liệu cấp 1 Loại hình tài liệu mà đối tượng này quan tâm nhiều nhất là luận án, luận văn, tài liệu xám và một số sách chuyên ngành Phần lớn họ sử dụng tài

liệu là ngôn ngữ tiếng Việt

1.3 Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Viện Dân

tộc học

1.3.1 Với hoạt động nghiên cứu khoa học

Là nơi nghiên cứu về Dân tộc hoc — Nhân học hàng đầu của cả nước

nên hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được Viện Dân tộc học coi là một

hoạt động chủ chốt trong suốt 45 năm qua Viện Dân tộc học đã đạt được

nhiều thành tựu đáng kể trong công tác nghiên cứu khoa học Do vậy việc tạo lập một nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về chuyên ngành Dân

tộc học Nhân học, về các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực KHXH như: kinh tế, tôn giáo, văn hóa, địa lý có tầm quan trọng đặc biệt với công tác nghiên

cứu khoa học của Viện, cũng như phục vụ đắc lực cho các nhà nghiên cứu

Trang 35

Đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ thông tin, lượng thông tin ngày càng tăng nhanh kéo theo nội dung cũng nhanh chóng bị lỗi thời Trước tình

hình đó, Thư viện Viện Dân tộc học cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác để các nhà nghiên cứu khoa học được tiếp cận với nhiều

nguồn - dạng thông tin khác nhau Đồng thời cán bộ thư viện cũng nên có sự

định hướng, giúp đỡ họ lựa chọn và khai thác thông tin hiệu quả Trong quá

trình hoạt động, Thư viện đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển

NLTT, duy trì cả 2 loại hình thông tin truyền thống và thông tin số đề đáp ing NCT chuyên sâu, đa dạng của họ, góp phần tạo ra được những sản phẩm

nghiên cứu khoa học tốt — làm gia tăng NLTT trong Thư viện

Các NLTT của Thư viện được tạo lập và triệt để khai thác trong quá

trình chia sẻ nguồn lực đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng các

công trình nghiên cứu khoa học, giảm bớt thời gian tìm kiếm tài liệu cho các nhà nghiên cứu

1.3.2 Với hoạt động của Thư viện Viện Dân tộc học

Là một Thư viện hàng đầu về chuyên ngành Dân tộc học của cả nước,

Thư viện Viện Dân tộc học có chức năng tạo lập một NLTT chuyên ngành phong phú, quản lý và khai thác hiệu quả NLTT nhằm phục vụ cho công tác

nghiên cứu và giáo dục của Viện Trong bối cảnh đó, thư viện luôn có gắng

thu thập, lựa chon va bé sung những tài liệu phù hợp nhất Tuy nhiên, do số

lượng tài liệu trên thị trường ngày càng nhiều, đặc biệt là mảng thông tin

KHXH, trong khi cơ sở vật chất còn hạn chế nên yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Thư viện là phải xây dựng chiến lược, kế hoạch công tác có chất lượng, tăng,

cường thu thập và khai thác NLTT từ các nguồn, kênh thông tin khác nhau để

làm giàu kho tàng trí thức Dân tộc học - Nhân học của Thư viện

Bên cạnh NLTT truyền thống thì NLTT điện tử đã góp phần thúc đây

Trang 36

được nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động nghiệp vụ trong Thư viện Việc chia sẻ NLTT thông qua CSDL tích hợp sách của tất cả hệ

thống các Thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam góp phan phát triển

NLTT của Thư viện Viện Dân tộc học, cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời cho NDT

Hiện nay dựa vào NLTT và các hoạt động nghiệp vụ của một Thư viện,

người ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện đó Vì vậy để theo

kịp xu hướng phát triển của các thư viện trong nước và trên thế giới, cán bộ

Thư viện Viện Dân tộc học không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,

trình độ ngoại ngữ và tin học nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng NLTT, đáp ứng tốt nhất NCT ngày càng cao cho NDT

1.3.3 Với việc đáp ứng nhu cau tìn cho người dùng tin

Thông tin là tài nguyên cần thiết cho mọi lĩnh vực, ngành nghề trong

cuộc sống, vì vậy nhu cầu về thông tin là một nhu cầu cơ bản của mọi người Thư viện là thiết chế xã hội, quản trị một NLTT phong phú và có kha ning

cung cấp và thỏa mãn tối đa nhu cầu ấy

NLTT tại Thư viện Viện Dân tộc học góp phần đáp ứng và thỏa mãn nhu

cầu khai thác, tiếp cận thông tin chuyên ngành của các nhóm NDT Hiện nay với NLTT kha phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình và ngôn ngữ, NDT có

thể khai thác và sử dụng thông tin mà họ quan tâm Việc tra cứu tài liệu trên máy

tính bằng các thao tác đơn giản giúp NDT tiết kiệm thời gian, có được thông tin

về tài liệu nhanh chóng, tiện lợi Các CSDL thư mục và CSDL toàn văn là nguồn

Trang 37

Ngày nay con người có ít thời gian hơn nhưng lại cần nhiều thông tin

hơn Thông tin quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống, lao động, học

tập của con người Nhu cầu được tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin có

giá trị, cập nhật là nhu cầu cơ bản của mọi đối tượng NDT Trong điều kiện

hiện nay, hầu hết các cơ quan TT-TV đã ứng dụng CNTT vào hoạt động và

cho phép tra cứu bằng máy tính, đặc biệt là tra cứu thông tin qua mạng

Internet Đây là cơ hội để Thư viện Viện Dân tộc học tiếp tục nâng cao chất

lượng NLTT, tăng cường ứng dụng các dịch vụ mới vào các hoạt động của

thư viện để mang lại nhiều tiện ích cho NDT

Ngoài ra, việc tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng đã nâng cao kỹ năng khai thác NLTT của NDT Các yêu cầu tin của con người

thường không có định mà luôn có nhiều yêu cầu mới phát sinh xuất phát từ sự biến động nhanh chóng trong công việc và giải trí của con người Các yêu cầu tin mới luôn biến đổi buộc NDT phải từng bước nâng cao năng lực tìm kiếm

thông tin trong hệ thống thông tin va họ sẽ ngày càng thành thạo hơn trong tìm

Trang 38

CHƯƠNG2

THỰC TRẠNG NGUÒN LỰC THÔNG TIN TAI THU VIEN VIEN DAN TOC HỌC

2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Dân tộc học

Ở dạng chung nhất, NLTT được hiểu như là tổ hợp các thông tin nhận

được và tích lũy trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn

của con người đề sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội “NLTT

phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên - xã hội được ghi nhận trong kết quả các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tải liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn” [18, tr 1074] Trong thành phần NLTT

của thư viện, vốn tài liệu đóng một vai trò rất quan trọng Dựa trên chức năng,

nhiệm vụ và đối tượng phục vụ cũng như sử dụng hợp lý nguồn kinh phí được

cấp hàng năm, Thư viện Viện Dân tộc học tiến hành khai thác, lựa chọn, sung kịp thời các tài liệu từ nhiều nguồn, kênh khác nhau Nhờ đó mà hiện

nay Thư viện đã tạo lập được một NLTT khá phong phú và đa dạng cả về nội dung, loại hình và ngôn ngữ

2.1.1 Cơ cấu theo nội dung

Với mục tiêu nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về các

lĩnh vực, chủ đề liên quan đến chuyên ngành Dân tộc học, trong những năm

qua Thư viện đã cố gắng tiến hành bổ sung tương đối đầy đủ, kịp thời các tài

liệu có nội dung phù hợp với NCT của NDT Do vậy NLTT tại Thư viện có

nội dung khá đa dạng, toàn diện về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dân tộc

học, Nhân học, Văn hóa, Tôn giáo, Ngôn ngữ học, Kinh tế học

Thống kê về nội dung tài liệu thu thập được tại Thư viện Viện Dân tộc

Trang 39

Nội dung tài liệu Tỷ lệ (%) Dân tộc học 558 Nhân học 145 Van hoa 10.2 Tôn giáo 75 Chính trị - xã hội 5 Lĩnh vực khác 7 Bảng 2.1: Thống kê theo nội dung tài liệu

EDntộehọc — RNhânhọc Văn hóa [Tôn giáo Chính tị - xã hội Lĩnh vực khác

Hình 2.1: Biểu đồ thống kê theo nội dung tài liệu

Thông qua số liệu bảng thống kê và biểu đồ thể hiện cơ cấu NLTT theo

Trang 40

đối tượng phục vụ chủ yếu là các nhà nghiên cứu, mảng tài liệu có nội dung

về chuyên ngành Dân tộc học chiếm tỷ lệ lớn nhất (55.8%), tiếp đến là các tài liệu có nội dung về Nhân học (chiếm tỷ lệ 14.5% trong kho sách) Cần lưu ý

rằng trước đây chuyên ngành Dân tộc học là một nhánh của Nhân học, nhưng thời gian gần đây đã tách Dân tộc học ra thành một lĩnh vực riêng, do đó tải

liệu về Nhân học cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao trong kho sách Thư viện

Việc nghiên cứu con người và các tộc người luôn có quan hệ mật thiết với

nhau, nên nhu cầu về các tài liệu có nội dung liên quan đến Dân tộc học - Nhân học là rất lớn

Ngoài các tài liệu có nội dung đặc thù về chuyên ngành, Thư viện cũng

chú ý bổ sung các tài liệu về văn hóa, tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu đa

dạng của NDT và làm phong phú thêm nội dung NLTT Do đó số lượng mảng tài liệu này cũng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 20%)

Bên cạnh đó, Thư viện cũng có tài liệu thuộc các lĩnh vực khác nhưng

với số lượng tương đối nhỏ (chiếm 7%), điều này phản ánh tính liên ngành

trong KHXH và NV tại các Viện chuyên ngành mà ở đây là Viện Dân tộc học

2.1.2 Cơ cấu theo loại hình

NLTT là một tập hợp có hệ thống những loại hình tài liệu và những vật mang tin khác nhau, tồn tại dưới mọi dạng thức: tư liệu, điện tử được lựa chọn phù hợp với tính chất, loại hình và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin tư liệu

Hiện nay Thư viện Viện Dân tộc học lưu giữ nhiều loại hình tài liệu khác nhau Mặc dù đã ứng dụng CNTT vào hoạt động nhưng trong những năm qua, kinh phí nhận được còn quá eo hẹp nên Thư viện không đủ điều

Ngày đăng: 12/10/2022, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN