1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Thư viện Viện Ngôn ngữ học

157 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nguồn Lực Thông Tin Tại Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện Viện Ngôn Ngữ Học
Tác giả Vũ Thị Thanh Tư
Người hướng dẫn TS. Chu Ngọc Lâm
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 32,48 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - thư viện Viện Ngôn ngữ học. Luận văn Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Thư viện Viện Ngôn ngữ học đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện nói riêng, đồng thời đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin đảm bảo chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện nói chung.

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VŨ THỊ THANH TƯ

PHAT TRIEN NGUON LUC THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN - THU VIEN

VIEN NGON NGU HOC

n ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS CHU NGỌC LÂM

Trang 2

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Ngọc Lâm - Người Thây đã không quản bao khó khăn, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Lê Thị Thu Hà - Phó Trướng Khoa Sau đại học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và các thầy cô giáo đã hết lòng

vì sự nghiệp trồng người để tôi có được như ngày hôm nay

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo viện Ngôn ngữ học đã tiếp thêm nội lực đề tôi vươn lên trong học tập, tự trau dâi kiến thức để phục vụ đắc lực cho công

việc hiện nay của tôi Tôi xin cảm ơn các bạn đằng nghiệp đã luôn chia sẻ và

hỗ trợ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn

Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là bố

mẹ và chỗng tôi những người luôn dõi theo từng bước tôi di trên con đường

học tập, luôn bên tôi, nâng đỡ tôi trong mọi lúc tôi cân

Tôi xin cảm ơn nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi nỗ lực trong suốt khoá học và trong thời gian triển khai đề tài này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả trong quá trình thực hiện,

luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự xem xét,

đánh giá, đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và các bạn đông nghiệp

Trang 3

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

DANH MUC BANG BIEU

DANH MUC BIEU DO, HINH MINH HOA

MO DAU

CHUONG 1: NGUON LUC THONG TIN TRONG HOAT DONG THONG TIN - THU VIEN TAI VIEN NGON NGU HQ

1.1, Những vấn đề chung về nguồn lực thông 1.1.1 Khái niệm về nguồn lực thông tín

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực thông tin

1.13 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin 1 1.2 Đặc điểm hoạt động thư viện tại Viện Ngôn ngữ học 12.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.2.2 Nhiệm vụ của Trung tâm thông tin — thư viện Viện NNH 21

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 25

1.2.4 Hoạt động phục vụ người dùng tin 38

1.3 Vai trò của nguồn lực thông tin và yêu cầu phát triển nguồn lực thông

tin tại trung tâm thông tin - thư viện viện Ngôn ngữ học 42 1.3.1 Vai tro cia nguồn lực thông tin

1.3.2 Yêu cầu phát triển nguồn lực thông tại trung tâm thông tin - thư

viên Viện Ngôn ngữ học 46 CHƯƠNG 2; THỰC TRẠNG NGUÔN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM

THONG TIN - THU VIEN VIEN NGON NGỮ HỌC 49 21 Co cdu nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - thư viện viện Ngôn ngữ học 49 241 49 2.1.2 Cơ cấu theo hình thức tài liệu 50

Trang 4

2.3.2 Tổ chức và quản lý nguồn tin điện tử 74 2.3.3 Tổ chức khai thác nguồn lực thông tin 1 2.4 Đánh giá nguồn lực thông tin của Trung tâm thông tin - thư viện viện Ngôn ngữ học 9 2.4.1, Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin 79 2.4.2 Mức độ bao quát nội dung thong tin 85 2.4.3 Khả năng khai thác 86 2.44, Đánh giá chung 90

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NGUÒN LUC THONG TIN

TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN VIỆN NGÔN NGỮ HỌC 95 3.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tỉn 95

3.1.1 Bổ sung nguồn lực thông tin hop lý 96 3.1.2 Tăng cường kinh phí bỗ sung nguồn lực thông tin 106 3.1.3 Chính sách trao đổi và chia sẻ tài liệu số 108

3.2 Hoàn thiện cơ cấu nguồn lực thông tỉ 109

3.2.1 Về nội dung tài liệu 109

3.2.2 Về ngôn ngữ tài liệu 110

3.23 Về hình thức tài liệu HT 3.2.4 Xây dựng nguồn thông tin điện tir HT 3.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư 114 3.4 Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo quản và khai thác nguồn lực thông tin 116 35 Cie gi 117 35.1 lực thông tin hiện có 117

3.5.2 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin 118

Trang 5

Từ viết tắt Diễn giải nội dung CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu KHXH Khoa học xã hội MARC Machine Radable Cataloguing NC Nghiên cứu NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin NLTT Nguồn lực thông tin NLTTS Nguôn lực thông tin số

TT TT-TV ‘Trung tam Thông tin - thư viện TTKHXH Thông tin khoa học xã hội TVS Thư viện số

VN Việt Nam

VNNH Viện Ngôn ngữ học

Trang 6

Bang 1.1 Thanh phin NDT tại thư viện

Bảng 1.2 Sử dụng ngoại ngữ trong việc khai thác thông tin

Bảng 1.3 Thời gian dành cho thu thập thông tin của nhóm người dùng tin Bảng 1.4 Nhu cầu khai thác thác thông tỉn theo địa điểm

Bảng 1.5 Mức độ khai thác thông tin trên Internet của người dùng tin Bảng 1.6 Mục đích truy cập Internet

Bang 1.7 Đánh giá của người dùng tin về chất lượng của sản phẩm và dich vu

thông tin (Số liệu 6 tháng dầu năm 2012)

Bang 1.8 Nhu cầu được hướng dẫn tra cứu của người dùng tin Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin theo nội dung tài liệu

Bang 2.2 Cơ cấu theo hình thức tài liệu

Bảng 2.3 Tài liệu dịch chia theo chuyên ngành Bảng 2.4 Các cơ sở dữ liệu

Bảng 2.5 Tài liệu phân chia theo ngôn ngữ

Bảng 2.6 Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục

Bảng 2.7 Mức độ đầy đủ nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu tin

Bảng 2.8 Mức độ đầy đủ nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu tin đối với người dùng tin

Bảng 2.9 Mức độ đầy đủ nguồn lực thông tin đối với NDT

Bảng 2.10 Đánh giá của NDT về mức độ thuận tiện của hệ thống mục lục Bảng 2.11 Mục đích của NDT đến thư viện

Bảng 2.12 Lý do đến thư viện của NDT

Trang 7

Hình 1.1 Biểu đồ người dùng tin theo nghề nghiệp

Hình 1.2 Biểu đồ Sử dụng ngoại ngữ trong việc khai thác thông tin Hình 1.3 Biểu đồ mức độ truy cập Internet

Hình 1.4 Biểu đồ Mục đích truy cập Internet Hình 2.1 Biểu đỗ Tài liệu phân chia theo ngôn ngữ

Trang 8

1.TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI

Sự bùng nỗ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển toàn diện của tắt cả các ngành trong đời sống xã hội Thế giới đang diễn ra quá trình tiến vào xã hội thông tin toàn cầu Vì vậy, trong bối cảnh đó việc hướng tới định hình một xã hội thông tin ở từng nước đã đặt ra yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng,

thông tin như một nguồn lực cơ bản và quan trọng đề phát triên đất nước

Hiện nay, lượng thông tin của nhân loại đang phát triển với tốc độ hàm mũ Với sự phát triển của mạng Internet, không gian thông tin của nhân loại càng được mở rộng và lớn hơn rất nhiều Việc áp dụng công nghệ thông tin trong, hoạt động thông tin viện sẽ tạo ra khả năng tìm tin nhanh hơn, nhiều hơn,

nhiều chiều hơn và linh hoạt hơn Mặt khác, thông tin có tính thời sự, giá trị

của thông tin phụ thuộc vào thời điểm tiếp nhận chúng Do vậy, việc cung cấp thông tin kịp thời là trách nhiệm và là sứ mệnh của những người làm công tác

thông tin, phải biến thông tin trở thành nguồn lực đề phát triển

Ching ta biết rằng, nguồn lực thông tin đóng vai trò rất lớn Nó là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển của viện; đồng thời là yếu tố có tầm quan

trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin; Là cơ sở đẻ

đánh giá chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin

Trong những năm gần đây, công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thư

viện Viện Ngôn ngữ học (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) chưa theo

kịp tốc độ gia tăng nhu cầu tin của người dùng tin, nhiều mảng tài liệu chưa

được tô chức và khai thác (như việc cập nhật thông tin từ các tài liệu, sách

Trang 9

giải pháp cụ thể để tăng cường và phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tai Trung tâm thông tin - thư viện Viện Ngôn ngữ học” làm luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành thông tin - thư viện (trường Đại học Văn hóa Hà Nội)

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Về vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại các viện, cơ quan thông tin,

đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây:

Một số luận văn thạc sĩ:

- Phạm Thị Bích Thủy (2001), 7ăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nguyễn Đức Hào (2004), Tổ chức quản lý và khai thác nguén lực thông tin ở Học Viện Chính trị Quân sự

~ Đỗ Hiền Trang (2010), Nghiên cứu nguôn lực thông tin tại phòng thông tin

tư liệu viện- Viện Văn học

Ngoài ra, còn có một số bài viết về vấn đề này đã được đăng tải trên trên nhiều báo, tạp chí chuyên ngành thông tin - thư viện như:

~ “Phát triển thông tin khoa học để trở thành nguồn lực” của Nguyễn Hữu Hùng đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1 năm 2005

- "Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” của Nguyễn 'Viết Nghĩa đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu số 1 năm 2001

Đây cũng là chủ đề đã được nhiều tác giả trình bày trong tham luận tại

Trang 10

ngữ học

3 ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI NGHI

Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Ngôn

CỨU

ngữ học

Pham vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Ngôn ngữ học từ năm 2005 đến nay

4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

“Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn lực thông

tin tại trung tâm thông tin - thư viện Viện Ngôn ngữ học Luận văn đề xuất

các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện nói riêng, đồng thời đáp ứng nhu cầu tin của người dùng, tin đâm bảo chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện nói chung

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-_ Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời dựa trên các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ~ _ Phương pháp cụ thể Phân tích, tổng hợp; Tiếp cận hệ thống; Điều tra bằng phiếu; Thống kê; Quan sát

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Trang 11

- Dé xuất những giải pháp phát triển của nguồn lực thông tin tại thư

viện Viện Ngôn ngữ học

- Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan thông tin - thư viện trong quá trình xây dựng và nguồn lực thông tin

7 CÁU TRÚC CỦA LUẬN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được chia làm ba chương:

Chương I: Nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại 'Viện Ngôn ngữ học

Chương 2: Thực trạng nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin -

thư viện Viện Ngôn ngữ học

Chương 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm

Trang 12

THONG TIN - THU VIEN TAI VIEN NGON NGU HOC

1.1 Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin

1.1.1 Khái niệm về nguồn lực thông tin s* Khái niệm

Đối với mỗi cơ quan thông tin - thư viện, nguồn lực thông tin là yếu tố

vô cùng quan trọng, cấu thành nên mọi hoạt động của thư viện và là có sở để phát triển các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin

Khái niệm nguồn lực thông tin được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh

“Information resource” Theo tir điển Tiếng Việt “ nguồn” là nơi bắt đầu,nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp Theo đó, nhiều người cho rằng “ nguồn lực thông tin” bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng với tới các nguồn

thông tin khác nhau Theo nghĩa này thì tất cả các nguồn thông tin có trong

tay hoặc có thể với tới được thì đều được gọi là nguồn lực thông tin

Hiện nay, khái niệm nguồn lực thông tin chưa được hiểu một cách thống nhất và tập trung ở hai xu hướng chính:

Quan diém thứ nhất: Nguồn lực thông tin tương đương với tiềm lực của hoạt động thông tin, bao gồm cả nguồn tin và các yếu tố khác tạo nên hoạt

động thông tin: nguồn tin, nguồn nhân lực, nguồn cơ sở vật chất, kinh phí Quan điểm này được phản ánh trong Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, chương 1 điều 2: “ Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ bao gồm nguồn tin, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất có liên quan đến hoạt động thông tin khoa học và công

Trang 13

theo quy ước và không quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành công nghệ thông tin, được tổ chức lại theo một cách thức nhất định để có thể bảo quản được, truy cập được và chia

sẻ được đễ dàng

Theo tác giả V Y Knoppers: “ Nguồn lực thông tin là một phần của sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thơng tin được kiểm sốt, được ghỉ lại dưới một dạng vật chất nào đó Nguồn lực thông tin phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau” [21, tr.64]

Luận văn tiếp cận khái niệm nguồn lực thông tin theo quan điềm thứ hai đề

làm cơ sở giải quyết vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện Viện

'Ngôn ngữ học

+ Đặc trưng của nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin ở bất kỳ cơ quan thông tin — thư viện nào cũng có đầy đủ những đặc trưng dưới đây:

- Tinh vat lý: Nguồn lực thông tin là những phần thông tin hoặc tri thức được ghi lại, định vị lại thông qua một hệ thống dấu hiệu nội dung, hình thức

và được lưu giữ trên các vật mang tin truyền thống như giấy, phim ảnh cũng,

như trên các vật mang tin hiện đại: đĩa từ, băng từ, đĩa quang CD ROM,

DVD

Cách thức lưu trữ thông tin ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau; đối với tài liệu điện tử thì vật mang tin mang tính hữu hình, là cái người ta có thê

nhìn thấy và sờ mó được, thư viện phải có cơ sở vật chất (CSVC) như kho

Trang 14

vậy ở bắt kỳ đạng tài liệu nào thì chúng cũng mang đặc tính vật lý

~ Tính cầu trúc: nguồn lực thông tin muốn kiếm soát được thì phải có tính cấu trúc, đó là thông tin được ghi lại theo những thể thức và tiêu chuẩn nhất quán (về nội dung và hình thức) đảm bảo việc bảo quản, khai thác và sử dụng, được dễ đàng,

- Tính truy cập: Nguồn lực thông tin phải được tổ chức và kiểm soát được để người dùng tin có thể tìm ra nó thông qua các điểm truy cập( từ khóa, chủ đề, tên tác giả, tên tài liệu ) Các điểm truy cập này được tạo ra trong quá trình xử lý tài liệu Nhờ bộ máy tra cứu người dùng tin có thể tìm được tài

liệu thông qua các đấu hiệu nội dung hay hình thức của tài liệu

Đối với tài liệu truyền thống, việc truy cập chủ yếu được thực hiện thông

qua các hệ thống mục lục, các bản chỉ mục, OPAC (Online Public Access

Catalog), thư mục Còn đối với tài liệu điện tử, ngoài cách truy cập như trên còn được truy cập bằng các siêu liên kết trong ngôn ngữ đánh dấu siêu văn

bản HTML

- Tinh chia sé: Để thỏa mãn nhu cầu tin, các thư viện cần có khả năng sử

dụng nhiều nguồn lực thông tin từ các nơi khác nhau Tính chia sẻ của nguồn lực thông tin thể hiện ở khả năng có thể trao đổi thông tin theo nhiều giữa các

hệ thống thông tin với nhau

Tính chia sẻ của nguồn lực thông tin hiện nay được các thư viện và cơ quan thông tin rất quan tâm, vì nó là phương tiện để các thư viện đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của người dùng tin khi nguồn lực thông tin của mỗi thư viện riêng lẻ không đáp ứng được, đặc biệt là nhu cầu ngày càng đa dạng về thông, tin trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay Tại các thư viện chứa

Trang 15

trực tiếp trên mạng mà không cần phải đến tân nơi

- Tính có giá trị: Giá tri của thông tin càng cao khi càng có nhiều người sử dụng Thông tin không bảo giờ cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do

được tái tạo và bố sung thêm các nguồn tin mới Nguồn lực thông tin có giá

trị sẽ tác động mạnh mẽ tới các quá trình hoạt động xã hội, kích thích sự sáng

tạo của con người

1.1.2 Các yếu tổ ảnh hướng đến nguồn lực thông tin

Tai liệu là vật thể mang tin trên đó ghi những thông tin đưới dạng chính văn, âm thanh hoặc hình ảnh dùng để truyền đạt trong thời gian, không gian nhằm mục đích bảo quản và sử dụng [18, tr 118]

Sự phát triển của tài liệu khoa học kỹ thuật chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc cách mạng KHKT và công nghệ đang diễn ra trên toàn thế giới Các tài liệu KHKT tăng nhanh và bị chỉ phối bởi quy luật phát triển tai liệu, quy

luật về sự gia tăng tài liệu

Tóm lại: Nguồn lực thông tin là kết quả hoạt động trí tuệ của con người, là cơ sở của hoạt động thông tin - thư viện Nguồn lực thông tin là

một trong bốn yếu tố cơ bản cầu thành của thư viện hay cơ quan thông tin Là

cơ sở cho mọi hoạt động thông tin — thư viện, từ việc tổ chức xây dựng, lưu trữ và khai thác tới việc tạo ra các sản phẩm và địch vụ thông tin cũng như là cơ sở để hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin

thư viện

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đội ngũ những người làm công tác khoa học đang tăng lên và sản phẩm của họ là các tài liệu khoa học kỹ thuật cũng tăng lên nhanh chóng, nó ảnh hưởng không

Trang 16

giới trong mấy chục năm gần đây Khoa học kỹ thuật phát triển đã làm khối lượng tri thức khoa học trong xã hội tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh các loại hình tài liệu xuất bản theo phương thức truyền thống như sách, báo, tạp chí là những dạng tài liệu điện tử như đĩa quang, băng, từ, CSDL Và điều này có ảnh hưởng tới thành phần cơ cấu của kho tài liệu Từ những năm 1930 nhà thư viện học người Mỹ Price đã nghiên cứu ảnh hưởng của quy luật gia tăng tài liệu đối với sự phát triển của vốn tài liệu như sau: Cứ 16 năm vốn tài liệu của thư viện ở Mỹ lại tăng gấp đôi Quy luật đó được tính bằng công thức:

Vt= Voc Trong đó Vt: Vốn tài liệu ở thời điểm t Vo: Von tai liệu ở thời điểm ban đầu

e: Cơ số loga tự nhiên

r: Tốc độ phát triển trung bình

to: Thời điểm ban đầu

Do ảnh hưởng của quy luật tăng tài liệu, các cơ quan thông tin thư viện phải tăng cường khâu thu nhập, chọn lọc và xử lý tài liệu

Quy luật về sự tập trung và phân tán thông tin

Do tai liệu không những ngừng tăng trưởng mà nó còn phân tán ở trong không gian rộng Hiện tượng này đã được nhà thư viện học người Anh S.Bradford phát hiện ra năm 1934 Ông tiến hành theo đôi nguồn tin về điện

trên các tạp trí và thầy rằng:

1⁄3 nguồn tin về điện tập trung ở các tạp trí chuyên ngành điện, số

Trang 17

1⁄3 lượng thông tin về điện nước được đăng tải trong tạp chí về điện như năng lượng, giao thông với số lượng khoảng 50 tạp chí

‘Vi 200 "¬ 1⁄4 lượng thông tin cuối cùng về 50lạp chỉ “Tip sap điện nước được đăng tải trong tạp

chí không liên quan đến điện gồm hơn 200 tạp chí

Va S.Bradrord đã thể hiện quy luật này bằng mô hình giống như mô

hình cấu tạo nguyên tử

1:nn2

Quy luật này ta thấy: nếu các thư viện muốn có 100% lượng thông tin về điện thì phải thu thập toàn bộ khối lượng tài liệu theo mô hình trên tức là 260 tạp chí Với một lĩnh vực riêng biệt thì điều này là có thể, nhưng để thu thập toàn bộ tạp chí về tất cả các ngành thì cần một khối lượng kinh phí

không lồ mà các thư viện không thể thực hiện được Vì thể cân phải tính toán sao cho chỉ cần thu thập một số lượng tạp chí vừa phải mà có thể bao quát

được phần lớn thông tin về một lĩnh vực Trong trường hợp trên, nếu chúng ta

chỉ thu thập 60 tên tạp chí (ở hai vòng trong) thì chúng ta sẽ có 60-70% thông,

tin về lĩnh vực điện

Quy luật về thời gian hữu ích và tính lỗi thời của tài liệu

Thời gian hữu ích hay tuổi thọ của tài liệu khoa học kỹ thuật phụ thuộc vào

lĩnh vực tri thức và giá trị nội dung của tài liệu Tuổi thọ của tài liệu được tính

từ lúc công bố tới lúc nỗi thời, không còn được sử dụng nữa Tài liệu được sản sinh theo một yêu cầu nào đó thường giảm dần giá trị sử dụng cùng với sự

Trang 18

Ý nghĩa của quy luật này có tác dụng trong việc thanh lọc tài liệu ở các cơ quan thông tin, thư viện Tài liệu khi không còn giá trị, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin nữa thì nên thanh lọc để tiếp kiệm diện tích kho, công sức của cán bộ, kinh phí cũng như để nâng cao chất

lượng của kho sách

Quy luật giá cả tăng liên tục hiện nay, do ảnh hưởng yếu tố tác động lên lạm phát, giả cả tiêu dùng tăng, chỉ phí lao động cũng tăng lên nên giá cả tài liệu cũng tăng lên nhanh trong nhiều thập kỷ qua Giá cả tài liệu bao hàm 2

yếu tố cấu thành, đó là: giá cả thông tin mà tài liệu chứa đựng và giá cả phần vật chất chứa đựng thông tin và các phương tiện phân phối tài liệu

Nghiên cứu của một số tác giả trên tạp chí Library resourse and Technical Service cho thay, trong khoảng 10 năm, từ 1986 đến 1996 giá các loại tạp chí tăng 15,4%/năm và giá của tài liệu khoa học công nghệ tăng trung

bình 12-13%/năm

Các nguyên nhân của sự gia ting tài liệu là do: + Lam phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới

+ Số trang, số tập của các tạp chí đều tăng dẫn đến khối lượng tăng + Giá giấy và giá các nguyên vật liệu khác tăng

+ Chỉ phí để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng

+ Công nghệ thông tin tác động mạnh đến công nghệ xuất bản

Do giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phát triển nguồn tin của các thư viện, làm cho số lượng tài liệu mua bằng kinh phí mỗi

năm một giảm đi Do vậy, để công tác phát triển nguồn lực thông tin tốt và

mang lại hiệu quả cao thì phải chú ý tới sự chỉ phối của các quy luật trên và

Trang 19

Ảnh hưởng của xuất bản điện tử

“Trong thời đại hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi cơ cấu các loại hình tài liệu có trong mỗi thư viện và cơ quan thông tin Tài liệu truyền thống không còn là nguồn duy nhất, ấn phẩm điện tử ra đời cùng với công nghệ mới đã tạo ra cơ sở để trao đổi

thông tin có chất lượng cao và nhanh chóng

Xuất bản điện tử có một số ưu điểm nổi bật là đễ kiểm soát thông tin và

khả năng tìm kiếm thông tin nhanh Các lợi ích mà xuất bản điện tử mang lại

là trên phạm vi toàn cầu, thông qua mạng internet, thời gian xuất bản nhanh

và có khả năng hỗ trợ tốt của máy tính (khả năng liên kết tới tài liệu gốc, hỗ

trợ của hình ảnh hoặc âm thanh)

Sản phẩm của xuất bản điện tử với các ưu điểm nỗi trội đang ngày càng,

lan at các vật mang tin truyền thống Do vậy, công tác phát triển nguồn lực

thông tin ở các cơ quan thông tin thư viện cần phải có chính sách phát triển hợp lý, hài hòa giữa các loại hình tài liệu mới đáp ứng được nhu cầu ngày

cảng cao của người dùng tin

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin

Có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng của NLTT Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể, tiêu chí được chọn trong luận văn này là

- Tăng cường về số lượng tài liệu và thông tin tương ứng với nhu cầu

tin của người dùng tin: Mức độ đầy đủ của NLTT, mức độ bao quát của 'NLTT, Mức độ phù hợp và hấp dẫn của NLTT

- Nang cao chat lượng và giá trị của nguồn lực thông tin thông qua việc

Trang 20

1.2 Đặc điểm hoạt động thư viện tại Viện Ngôn ngữ học

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

'Viện được thành lập vào năm 1968 theo nghị định số 59/CP ngày 14 tháng 5 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Tổ Ngôn ngữ học thuộc Viện Văn học và Tổ Thuật ngữ khoa học trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước Khi mới thành lập, Viện Ngôn ngữ học chỉ có Tổ Ngôn ngữ học và Tổ Thuật ngữ khoa học Cho đến nay, Viện đã hình thành và xây dựng nên các phòng nghiên cứu khoa học theo các chuyên ngành của ngôn ngữ học và các phòng phục vụ nghiên cứu khoa học Viện

Ngôn ngữ học (tên giao dịch quốc tế: Institute of Linguistics) trực thuộc

'Viện Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ngôn ngữ học Việt Nam và ứng dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các ngôn ngữ trong khu vực và trên thế giới; cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước; ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học vào đời sống thực tiễn xã hội; tổ

chức tư vấn và đào tạo sau đại học về ngôn ngữ học, tham gia phát triển

nguồn nhân lực của cả nước Theo Quyết định số 1052 /QĐ-KHXH do Chú tịch ngày ngày 19 thắng 9 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệ KHXHVN kí vụ, quyển hạn và

cơ cầu tổ chức của Viện Ngôn ngữ học), viện NNH có chức năng sau:

1 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, trung hạn và hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch được Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và các kế hoạch nghiên cứu khác được Đảng và Nhà nước giao liên quan đến Ngôn ngữ học

Trang 21

3 Nghiên cứu những vấn đề ly luận và thực tiễn về tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngôn ngữ các nước trong khu vực và các ngôn ngữ khác trên thế giới

4 Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực ngôn ngữ học, thực hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật, tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan khác

5 Tham gia đánh giá và thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành, địa phương liên quan đến Ngôn ngữ học theo luật định Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện

6 Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đảo tạo theo quy định hiện hành 7 Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, truyền bá các kiến thức khoa học tới quảng đại quần chúng

8 Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 9 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Hiện nay, VNNH có cơ cấu tổ chức gồm 9 phòng và trung tâm nghiên cứu khoa học theo các chuyên ngành của ngôn ngữ học, Đội ngũ cán bộ của Viện trong suốt thời gian qua cũng không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt Cho đến tháng 8 năm 2008, Viện đã xây dựng được một đội ngũ đông đảo gồm 76 cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu, trong đó hơn một nửa số cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ, có học hàm phó giáo sư hoặc

Trang 22

~ _ Các phòng ban chuyên môn là: Từ vựng học, Ngữ pháp học, Ngữ âm học, Nghiên cứu Ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Phương ngữ học và Lịch sử tiếng Việt, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học ứng dụng -_ Phòng chức năng: Phòng Quản li Khoa học và Đào tạo, Phòng Hành chính Tổng hợp

~_ Các trung tâm: Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ,Trung tâm Phổ biến và Giảng dạy ngôn ngữ, Trung tâm thông tin - thư viện

~_ Ngoài các phòng chuyên môn và các phòng chức năng nghiệp vụ phục vụ nghiên cứu, VNNH còn có Tòa soạn Tạp chí Ngôn ngữ học là cơ quan ngôn luận của Viện, là diễn đàn học thuật chung của giới nghiên cứu ngôn

Trang 23

+ Céng téc nghién citu va phuc vu nghién cứu khoa học

Trong 40 năm qua, Viện Ngôn ngữ học đã cố gắng thực hiện tốt các chức

năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao: nghiền cứu những vấn đề cơ bản về lí

luận ngôn ngữ học và ứng dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (NNDTTS) ở Việt Nam, các ngôn ngữ trong khu vực và trên

thế giới; cung cắp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước; ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học

vào đời sống thực tiễn xã hội; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về ngôn ngữ học, tham gia phát triển nguôn nhân lực của cả nước

Hàng chục công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau của tiếng Việt và các NNDTTS, hay sách công cụ các loại da duoc xuat bản, trong đó

có nhiều tác phẩm có giá trị lớn, khẳng định uy tín và vị trí cao của Viện về

khoa học trong đời sống xã hội hiện nay Đó là: Từ điển tiếng Việt, Ngữ pháp

tiếng Việt, Từ điển Anh - Việt, Từ điển Pháp - Việt, Từ điển thành ngữ tiếng

Việt, Từ điển từ láy tiếng Việt, Từ điển chính tả tiếng Việt, Từ điển từ mới

tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt phổ thông, một số từ điển tiếng dân tộc - Việt và

Việt - tiếng dân tộc, một số chuyên khảo nghiên cứu vẻ tiếng Viét va các

NNDTTS ở Việt Nam, v.v Đặc biệt một số công trình của Viện đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2000 như: Từ điển ổn Anh- Việt (Lê

Khả Kê, Chính tả tiếng Việt (Hoàng Phê), Cụm công trình về ngữ pháp tiếng

tiếng Liệt (Hoàng Phê chủ biên; giải thưởng tập thê), Từ

Việt (Hoàng Tuệ), Công trình Ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Kim Thán)

s®- Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế

Trang 24

chuyên khảo nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS đã được xuất bản (bằng tiếng Viet và tiếng Nga) Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, nên một nhiệm vụ rất quan trọng đối với những người nghiên cứu NNDTTS là

cần phải tham gia giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhằm phát triển hài hoà

mối quan hệ giữa các dân tộc và ngôn ngữ các tộc người Trong lĩnh vực này,

Viện đã:

- Nghiên cứu và dé xuất những vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ

Trên cơ sở những ý kiến đề xuất của Viện, kết hợp với ý kiến của các ngành hữu quan, Chính phủ đã ban hành Quyết định 53/CP về sự phát triển

tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số Quyết định này đã phát huy hiệu lực trong suốt một thời gian dài trong việc đưa tiếng nói, chữ viết của ngôn ngữ các

DTTS vào các vùng đồng bào DTTS sinh sống

- Góp phân xác định thành phân dân tộc ở Việt Nam

Ngôn ngữ là tiêu chí quan trọng để xác định một tộc người Năm 1979, tuy Nhà nước ta đã công bố tộc danh của 54 dân tộc chung sống trên lãnh th

'Việt Nam, song về lí luận và thực tế, vấn đề xác định thành phần dân tộc ở

'Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Những nghiên cứu, miêu tả, so

sánh, phân loại quan hệ họ hàng của các NNDT TS thực sự là những cơ sở

quan trọng góp phần xác định thành phần dân tộc - Xây dựng chữ viết cho các DTTS:

'Theo QÐ 53/CP, Viện Ngôn ngữ học có nhiệm vụ quan trọng là cùng với các Bộ và cơ quan hữu quan hướng dẫn các địa phương tiến hành việc xây dựng, cải tiến chữ viết cho các DTTS khi có nhu cầu về chữ viết Viện đã xây dựng và hoàn thiện nhiều chữ viết cho đồng bảo DTTS, như: chữ viết Pa Koh - Ta Ôih, Bru - Vân Kiều, Ragiai, Ka Tu, Chăm, Hroi, Hrê; xây dựng chữ ‘Thai cải tiến, phương án La tỉnh hoá chữ Thái, phương án chữ Mường, đề

Trang 25

~ Phục vụ sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục ở vùng DITS

Trong một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ như Việt Nam, việc phát triển các hình thức song ngữ, đa ngữ là biện pháp tối ưu để các ngôn ngữ cùng tồn tại và phát triển hài hoà, tránh được sự xung đột cả về dân tộc lẫn ngôn ngữ Chính vì vậy, Viện Ngôn ngữ học đã biên soạn các loại sách để phổ biến tiếng Việt như: các loại từ điển song ngữ NNDTTS và Việt, các loại sách học tiếng dân tộc, các sách hướng dẫn người DTTS học tiếng Việt: Từ điển Việt - Mèo, Từ điển Tày - Nùng - Việt, Việt - Tày - Nùng, Từ điển Gia Rai - Việt, Từ điển Thái - Việt, Từ điển Mường - Việt Sách

học tiếng Pakoh, Ta Ôih, Sách học tiếng Bru - Vân Kiều, Sách học tiếng Ê

Đê, Sách học tiếng Raglai, Sách học tiếng Ka Tu, Sách học tiếng Ba Na, Sách học tiếng Chăm Hroi, Hrê Những năm gần day Kỳ, Pháp, Thái Lan, điều tra, nghiên cứu hàng chục NNDTTS ở Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về quá trình hình thành các ngữ hệ, Viện còn hợp tác với các nhà ngôn ngữ học Hoa

nguồn gốc của tiếng Việt và các quan hệ cội nguồn của tiếng Việt với các ngôn ngữ trong khu vực Viện Ngôn ngữ học còn được Nhà nước giao chủ trì và thực hiện nhiều chương trình, đề tài trọng điểm, chẳng hạn: Dự án Điều tra tổng thể các NNDTTS ở Việt Nam Dự án được triển khai thành 5 đề tài nhánh và đã hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng đề ra Chương trình này cũng đã tiến hành khảo sát những ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong, như: © Du, La Chi, Mang, Khang, La Ha, Co Lao

+ Từ năm 1996, Viện đã tiến hành điều tra tiếng Việt về mặt cấu trúc và sự

hoạt động theo 4 hướng chính sau đây:

~ Điều tra năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh phổ thông các cấp;

~ Điều tra những lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp thường gặp ở học sinh;

Trang 26

- Tim hiểu chương trình tiếng Việt trong sách giáo dục phổ thông hiện nay;

~ Đánh giá thực trạng day và học tiếng Việt hiện nay trong nhà trường; Viện đã được Nhà nước giao cho thực hiện chương trình Điều tra tổng thể tiếng Việt trên tồn lãnh thơ Việt Nam bắt đầu từ năm 1998 và hoàn thành năm 2000 Day là chương trình lớn, có ý nghĩa quan trọng mà những số liệu và kết qua thu được là cơ sở giúp Nhà nước hoạch định chính sách trong lĩnh vực ngôn ngữ, v.v Trong mấy năm gần đây, nhiều công trình đã được Viện hoàn thành như: Tiếng Việt trong nhà trường, Những vấn đề từ điển học, Loại từ trong tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam, Từ và cấu trúc từ tiếng Việt, Câu chủ vị tiếng Việt, Từ láy trong tiếng Việt và trong các NNDT TS ở Việt Nam, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ cử chỉ, Thanh điệu tiếng Việt, Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Ngôn ngữ học xã hội, Tiếng Việt

trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tiếng Việt trong giao tiếp hành

chính, từ điển các loại, các chuyên khảo về NNDTTS ở Việt Nam, v.v Ngoài ra, công trình ứng dụng ngôn ngữ như: Phục hồi ngôn ngữ cho người khuyết tật bộ máy phát âm; Phân tích đặc trưng âm thanh, nhận diện lời nói, tổng hợp lời nói, biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Xây dựng quy định và từ điển công cụ về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong văn bản tiếng Việt, v.v đã phục vụ kịp thời nhu cầu của xã hội

Hiện nay, Viện Ngôn ngữ học đang tiếp tục triển khai các công trình khoa học trọng điểm cấp bộ như: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông; Khảo sát, nghiên

cứu vai trò của tiếng nói, chữ viết Chăm trong đời sống xã hội của người

Cham hiệnnay; Phương ngữ Bắc Bộ; Các ngôn ngữ Nam á ở Việt Nam Viện Ngôn ngữ học đang được Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt

Trang 27

được triển khai trong những năm tới sau khi được phê duyệt Do những thành tích và những đóng góp cho ngành ngôn ngữ học và cho xã hội, Tạp chí “Ngôn ngữ” đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì (1986), Huân chương Lao động hạng nhất (2000)

'Viện Ngôn ngữ học còn thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác khoa học với nhiều tổ chức và cá nhân các nhà khoa học thuộc nhiều nước trên thế giới

Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Lào, Canada, Úc, Nhật Bản, v.v

‹+ VỀ công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo

Trải qua 40 năm hoạt động, Viện Ngôn ngữ học đã có những bước phát triển

quan trọng Từ chỗ chỉ có một số ít cán bộ từ Tổ Ngôn ngữ học và Tổ Thuật ngữ khoa học, dần dần Viện đã hình thành và xây dựng các phòng nghiên cứu khoahọc theo các chuyên ngành của ngôn ngữ học và các phòng phục vụ nghiên cứu Hiện nay Viện có 9 phòng và trung tâm nghiên cứu, ứng dụng ngơn ngữ Ngồi ra, cịn có các phòng: Hành chính - Tổng hợp, Quản lí khoa học và đào tạo, Trung tâm thông tin - Thư viện, Toà soạn Tạp chí “Ngôn ngữ”

Từ năm 1979, Viện Ngôn ngữ học được Bộ Đại học (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) công nhận là cơ sở đào tạo sau đại học và giao cho nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh ngành ngữ văn Kẻ từ khoá đào tạo nghiên cứu sinh ngắn hạn đầu tiên năm 1983 đến nay, Viện đã chiêu sinh được 20 khoá nghiên cứu

sinh, đã đào tạo được 60 tiến sĩ ngữ văn (naylà tiền sĩ ngôn ngữ học) Công

tác đào tạo và đào tạo sau đại học của Viện đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu trong Viện và đóng góp cho sự phát triển của ngành ngôn ngữ học nói chung Bên cạnh hình thức đào tạo trong nước, hàng chục cán bộ của Viện thuộc các thế hệ khác nhau đã được gửi đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài, đạt được học vị tiến sĩ Viện cũng mở các lớp ngoại ngữ tại Viện để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ (như: tiếng Anh, tiếng Hán hiện đại, tiếng Hán cổ) Mấy năm gần đây, Viện cũng chú

Trang 28

Từ cuối tháng 11 năm 2008, Viện Ngôn ngữ học được chuyển về trụ sở mới xây dựng, khang trang, với đầy đủ các tiện nghỉ thiết yếu phục vụ cho mọi hoạt động của Viện tại số 9, phố Kim Mã Thượng, quận Ba Đình, Hà Nội

Do những thành tích trong công tác, năm 1988 Viện Ngôn ngữ học đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì; năm 1998 được tặng Huân chương Lao động hạng nhất Nhiều cán bộ của Viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng những phần thưởng cao quý như: Giáo sư Hoàng Phê và Giáo sư Lê Khả Kế, - Huân chương Lao động hạng nhất, năm 1989; Giáo sư Hoàng Tuệ, - Huân chương Lao động hạng nhất năm 1997, Huân chương Độc lập hạng ba năm 1999 Các giáo sư Nguyễn Kim Than, Hoàng Tuệ, Lê Khả Kế, Hoàng Phê đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ năm 2000

Qua 40 năm xây dựng, Viện Ngôn ngữ học đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trưởng thành vượt bậc về nhiều mặt Hoạt động nghiên cứu của Viện đã kết hợp chặt chẽ được giữa nghiên cứu lí thuyết và điều tra khảo sát thực tế, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ của

Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với việc giảng dạy và truyền bá kiến thức về ngôn ngữ học Nhiều sản phẩm khoa học có chất lượng và uy tín cao của Viện đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội Vai trò và vị trí của Viện ngày càng được khẳng định chắc chắn Đội ngũ cán bộ của Viện ngày một trưởng thành, đã đảm nhiệm tốt việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó

1.2.2 Nhiệm vụ của Trung tâm thông tin - thư viện viện Ngôn ngữ học $ Vị trí và vai trò của Trung tâm thông tin - thu viện viện Ngôn ngữ học

Về lịch sử phát triển, Trung tâm thông tin - thư viện VNNH được

thành lập năm 1968 với mục đích cung cấp sách báo tư liệu cho hoạt động

Trang 29

Hoạt động thư viện ban đầu chủ yếu chú trọng việc bổ sung tài liệu, các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ chưa được xây dựng một cách khoa h oc Hoạt động tư liệu của thư viện được chủ yếu hướng vào việc sưu tầm và dịch thuật các tư liệu nước ngoài Hoạt động này diễn ra sôi nổi vào những năm 70 và kết quả là hơn 1000 tài liệu được dịch dạng viết tay, đánh

máy, chế bản ra đời Bắt đầu từ năm 1995, trung tâm bắt đầu thực hiện

chương trình tin học hóa công tác thông tin thư viện Hoạt động cấp thiết là

xây dựng CSDL, đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyền biến của hệ thống

thông tin thư viện của VNNH

Được hình thành từ những ngày đầu thành lập Viện Ngôn ngữ học Trải

qua hon 40 năm, Thư viện đã có vốn tư liệu lớn gồm các sách, báo, tạp chí

chuyên ngành bằng tiếng Việt và các thứ tiếng khác (Anh, Pháp, Nga, Trung ) Vốn quý nhất của Thư viện là những cuốn sách, tạp chí chuyên ngành được xuất bản từ những năm đầu thế kỉ 19 và những bộ bách khoa đồ sô của các nước trên thế giới Số tư liệu này đã phục vụ rất đắc lực cho công, tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, nghiên cứu sinh trong và ngoài Viện

Do được áp dụng thành tựu của CNTT chất lượng hoạt động thông tin của Trung tâm thông tin — thư viện VNNH đã có sự thay đổi căn bản về chất, hệ thống phích mục lục, thông báo sách mới được in trên máy thuận tiện cho cán bộ xử lý nghiệp vụ NDT đễ dàng tra cứu tài liệu trên CSDL, điều đó giúp họ tiếp cận với tài liệu cập nhận và đầy đủ hơn nguồn tin của thư viện Việc tạo ra những cách tra cứu và sản phẩm thông tin mới đã phần nào cải thiện

chất lượng của hoạt động thư viện Từ đó, chất lượng công tác thông tin thư

viện tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động khoa học của viện

® Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Phòng Thư viện Trung tâm thông tin - thư viện VNNH có 5

Trang 30

bộ, 1 cán bộ chế bản Họ đều là những người sử dụng tương đối tốt 1 ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga) Phòng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trẻ Các cán bộ trẻ thường xuyên được cử đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ do Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội tổ chức Do được đảo tạo cơ bản, đội nghũ cán bộ trong phòng đã đảm nhiệm toàn bộ các khâu trong hoạt động thông tỉn- thư viện, từ việc bổ sung, thu thập tài liệu đến xử lý thông tin, phục vụ người dùng tin các công việc trong phòng đều được phân công cụ thể, phù hợp với khả năng của từng cán bộ:

~ Giám đốc Thư viện phụ trách chung, thực hiện công tác bổ sung, trao đổi tài liệu

~ Một cán bộ phụ trách phòng đọc, quản lý công tác phục vụ NDT ~ Một cán bộ quản lý kho tài liệu, theo dõi va nhập sách, báo, tạp chí - Hai cán bộ thực hiện công tác xử lý nghiệp vụ, biên soạn thư mục,

quan lý các CSDL,

® Cơ sở vật chất

Trang 31

Sơ đồ Trung tâm Thong tin - Thư vi Viện Ngôn ngữ học Phong bé Phong xtr Phòng sung, trao | lý nghiệp „| đọc đổi vụ Kho

$ Nhiệm vụ của Trung tâm thông tin - thư viện VNNH

1 Tham mưu giúp Viện trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện theo hướng hiện đại;

2 Tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Viện;

3 Bổ sung và phát triển nguồn lực thông tin trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của Viện;

4 Thu nhận các tài liệu do Viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiém thu ;

5 Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tải liệu, xây dựng hệ

thống tra cứu thích hợp;

Trang 32

7 Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với cơ quan thông tin thư viện trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa công tác thông tin

8 Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện;

9 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thư viện;

10 Tổ chức quản lý cán bộ, tài sản và bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất và các tài sản khác của thư viện

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và như cầu tin

® Người dùng tin

NDT tại các thư viện thuộc Viện Ngôn ngữ học hằu hết đều có trình độ cao, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của mình Việc tìm hiểu đặc điểm NCT của NDT tại VNNH đã được tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi Là một thư viện chuyên ngành, số lượng bạn đọc không lớn như các thư viện các trường Đại học cũng như các thư viện tổng hợp khác Mẫu câu hỏi được chọn ngẫu nhiên trên tắt cả các đối tượng dùng tin thường đến thư viện trong vòng 5 tháng (1/2/2012 đến 1/7/2012)

Tổng số phiếu phát ra 150 số phiếu thu lại là 143 phiếu đạt 95.3 % Trên cơ sở bảng hỏi thu về, tác giả luận văn đã tiến hành phân tích và kết hợp với báo cáo công tác phục vụ bạn đọc thường niên của đơn vị để đưa ra những đánh giá khách quan và tương đối chính xác về NCT của NDT Luận văn di sâu phân tích và xác định một số yếu tổ liên quan đến NCT của NDT ở các phương diện sau:

~ Xác định đối tượng NDT tại VNNH

~ Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của NDT

Trang 33

Bang 1.1: Thanh phin NDT tại thư viện Đối tượng Số người % Cán bộ nghiên cứu 4 30.0 Nghiên cứu sinh 29 20.3 Học viên cao học 28 196 Sinh viên 16 112 Cán bộ giảng dạy 14 98 Cán bộ cơ quan khác 13 9

Biểu đồ 1.1: Người dùng tin theo nghề nghiệp

'# Cân bộ nghiên cứu Nghiên cứu sinh '# Học viên cao học

'# Cân bộ cơ quan khóc

Qua số liệu điều tra cho thấy số lượng bạn đọc là cán bộ nghiên cứu của 'Viện chiếm phần lớn (chiếm 30%), nghiên cứu sinh là 20.3%, học viên cao

học là 19.6% Số liệu này tương ứng với cơ cấu tổ chức và cán bộ của Viện

NNH hiện nay Đối tượng sinh viên chiếm 11.2% tổng số bạn đọc và cũng là đối tượng hiện nay được viện khuyến khích sử dụng nhằm hỗ trợ kiến thức

Trang 34

® Trình độ học vấn

NDT tại Viện NNH là những người có trình độ học vấn cao Trong số 143 người được hỏi, có học vị Tiến sỹ là 23 người (chiếm 16.1%); 11 người là Giáo sư và Phó giáo sư (chiếm 7.7%); 58 người học vị Thạc sỹ (chiếm 40.5%); 32 người là cử nhân (chiếm 22.4%); 19 người là sinh viên (chiếm

13.8%)

$® Lĩnh vực hoạt động

Trong số 143 người được hỏi thì có 98 người làm công tác nghiên cứu (chiếm 68.5%); những người vừa giảng dạy vừa nghiên cứu có I9 người (chiếm 13.3%); cán bộ quản lý 10 người (chiếm 7%); số người tham gia học và nghiên cứu là 16 người (chiếm 11.2%),

Hầu hết NDT đều tham gia ít nhất 2 hoạt động Trong đó, nhóm cán bộ nghiên cứu thực hiện cả 4 hoạt động : hoạt động, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý Điều này cho thấy NCT của họ là khá đa dạng, vì vậy việc đáp ứng NCT của NDT cũng phải có những phương thức sát hợp và cụ thể Đối tượng NDT là sinh viên chỉ chiếm số ít, 100% tham gia hoạt động học tập, có đến 2/3 trong số họ tham gia hoạt động nghiên cứu

Theo mức độ nghiên cứu khoa học, có 11% số bạn đang tham gia đề tài cấp nhà nước; 36% tham gia đề tài cấp Bộ; 4% tham gia thực hiện các đề tài, dự án với nước ngoài Số còn lại đều là những người thực hiện đề tài cấp Viện Ở đây, tỉ lệ tham gia đề tài cắp Nhà nước và quốc tế chủ yếu là trình độ đều tham gia đề tài cấp Viện

$® Trình độ ngoại ngữ

Trang 35

ngoại ngữ có những người sử dụng tốt 2 đến 3 ngôn ngữ khác nhau trong đó: tiếng Anh 88 người chiếm 61.5%, tiếng Nga 27 người chiếm 18.9%, tiếng

Trang 36

Dưới 30 33 0 17 25 31-45 4 17 50 4B 46-55 20 65 33 25 Tir 55 tuổi trở lên 4 17 0 0 37 16 4 ul

canbe Hgewien Nghiên šinhviên

NC eaohge cứudinh, Giảng, tượng khác Đối

Sử dụng ngoại ngữ trong việc khai thác thông tin

'8 Ngôn rạữ Tiếng Anh

Ngôn ra Tiếng Nga 8 Ngôn rạữ Tiếng Php I8 Ngôn rgữ Tiếng Trang

Tuy nhiên qua quan sát, trên thực tế của sổ mượn của NDT thì việc sử dụng ngoại ngữ để đọc tài liệu chuyên ngành chỉ rơi vào một số ít người khoảng 20 người là thường xuyên đọc tài liệu tiếng Anh Lý do là cán bộ nghiên cứu thường tham gia và làm chủ nhiệm nhiều đề tài nên thời gian dành cho đọc và tìm tài liệu bị hạn chế Mặt khác việc sử dụng ngoại ngữ với việc đọc và giao tiếp vẫn còn là khoảng cách

Trang 37

tra cứu Internet Số người có thể sử dụng tiếng Nga 19%, đa số là cán bộ

được đảo tạo từ Nga về, tại VNNH thì có tới 1⁄3 cán bộ nghiên cứu đọc

được tiếng Nga Họ thuộc nhóm người trên 50 tuổi Điều này lý do là từ những năm 90 của trở về trước, Liên Xô là nơi gửi cán bộ Việt Nam sang đào tạo về ngôn ngữ học Tuy nhiên, gần 2 thập niên qua nguồn sách nhập từ Nga về rất ít, các thông tin lại ít được cập nhật hoặc không tương thích với các nguồn tin từ các ngữ Latinh, nên số người đọc tài liệu tiếng Nga hầu như không đáng kể

$ Thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu

Qua điều tra cho thấy NDT dành thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu tại

thư viện và tại nhà như sau:

Nhom cán bộ nghiên cứu dành thời gian để đọc tài liệu và thu thập, xử lý thông tin cao hơn hẳn hai nhóm kia, từ 4-6 tiếng: 30,0%; 6-§ tiếng 9,8%; trên § tiếng: 8,3% Nhóm cán bộ quản lý do ở cơ quan nhiều việc nên họ đành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tại nhà hơn Do công việc bận rộn, thời gian không nhiều nên nhóm cán bộ quản lý và giảng dạy dành

tới thư viện để đọc tài liệu và thu thập thông tin từ 4-6 tiếng: nhóm quản ly

là 15,8%; nhóm giảng dạy: 9,0% Từ 6-§ tiếng: nhóm quản lý là 4,5%; nhóm giảng dạy là 3,8%

Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, giảng viên là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tỉnh thần chủ động sáng tạo của mỗi người

Sinh viên hiện nay phải đành nhiều thời gian để thu thập thông tin, tự nghiên cứu là chính Phần lớn sinh viên đành 4-6h một ngày để thu thập thông tin tại nhà cũng như tại thư viện vì nhóm này đi học là chính và ngoài việc học tập

Trang 39

Bảng 1.3: Thời gian dành cho thu thập thông tin của nhóm người dùng tin (phân theo nhóm) Nhóm Tổng số phiếu | Quản lý | Nghiên cứu Giana "Thai gian su |% |SL |% |SL |% |SL |% 1-2 tiếng 0 J0 0 fo fo |0 |0 fo 2-4 tiếng is [3 |7 [53 |4 |30 |4 [30 4-6 tiếng 70 [5256 |18 |H58|40 |300|12 [90 6-8 tiếng 28 |2lI |6 |45 |17 |128|5S [38 Trên 8 tiếng 20 «ist |3 |23 |13 |98 |4 [30

® Nguồn khai thác thông tìn của người dùng tin

Người dùng tin tại Viện NNH khai thác thông tin 6 nhiều nguồn khác nhau Viện NNH là nơi cung cấp nguồn thông tin chủ yếu cho các nhóm người dùng tin tại Viện Ngoài Viện NNH, người dùng tin còn tìm tải liệu về những lĩnh vực chuyên môn mà họ quan tâm ở Viện thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia, Thư viện Đại học ngoại ngữ

Theo

quả khảo sát, địa điểm được người dùng tin khai thác thông tin nhiều nhất tập trung ở Viện NNH (133 người chiếm 100%), Thư viện Viện các viện KHXH chiếm 60,2%, Thư viện Quốc gia (53.4%), Thư viện Đại học Quốc gia (15,1%)

'Thư viện các viện Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia và Thư viện Đại học Quốc gia được nhiều người đến đọc vì đây là những thư viện lớn, có vốn tài liệu phong phú, cập nhật và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh; cơ sở vật chất hiện đại; bộ máy tra cứu tốt

Trang 40

viện là do tính chất liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu Ngôn ngữ Để có những công trình nghiên cứu sâu, có giá trị, ngồi những thơng tin về ngôn ngữ, cán bộ người cứu còn cần phải tham khảo, so sánh, đối chiếu với nhiều tai liệu khác nhau

Trong số các thư viện được khảo sát có trong bảng thống kê, qua phỏng vấn thì nhóm người dùng tin là cán bộ của Viện khai thác không nhiều mà phần lớn là nhóm người dùng tin ngoài Viện, họ là nghiên cứu sinh, sinh viên,

là cán bộ giảng dạy và vốn tài liệu ở đó phủ hợp với họ

Nguồn khai thác thông tin chủ yếu của từng nhóm người dùng tin cũng khác nhau Ngoài Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nhóm cán bộ quản lý tập trung tại Thư viện các viện KHXH (7,5%), Thư viện Quốc gia (4.5%) Thư viện Đại học Quốc gia (3,8%) Nhóm nghiên cứu tập trung khai thác thông tin ở Thư viện Viện Thông tin KHXH 42,1%, Thư viện Quốc gia (40,6%), Thư viện Đại học Quốc gia 38,3% Nhóm nghiên cứu trong đó có sinh viên đa số tìm kiếm thông tin ở Thư viện Quốc gia, đây là nơi người dùng tin lựa chọn nhiều do có thế mạnh về nguồn tài liệu đa dạng, số lượng bản nhiều

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN