HỌA SĨHẮCLONG - HAINGẢĐAMMÊ
Hắc Long tên thật là Nguyễn HắcLong sinh năm 1966 tại Tân Yên - Bắc Giang.
Ngay từ thủa nhỏ năng khiếu về nặn tượng, vẽ tranh và niềm say mê võ thuật đã
sớm hình thành trong con người cậu bé gầy gò ốm yếu như suy dinh dưỡng này.
Những sở thích của anh ngày ấy đều không nhận được bất cứ sự đồng tình, ủng hộ
nào từ phía người thân và gia đình. Cho tới năm 14 tuổi anh bắt đầu cuộc du hành
khắp đất nước, tầm sư học đạo để thực hiện những sở nguyện của mình. Sau hơn
mười năm phiêu bạt, năm 1990 HắcLong dừng chân tại Thái Nguyên để xây dựng
sự nghiệp truyền bá võ thuật và đây cũng chính là quê hương thứ hai của anh.
Ngày ấy tại thị xã Thái Nguyên ai ai cũng nghe nói và biết tới Võ đường Yên Thế
do anh lập ra. Và đến nay HắcLong đang làm trưởng môn phái Thiếu Lâm Kung
Fu Việt Nam có hàng ngàn môn sinh, hằng năm vẫn mang về cho tỉnh những thứ
hạng quan trọng. Trong số đó, có nhiều môn sinh đã trở thành các võ sư, huấn
luyện viên cấp quốc gia Có được thành công như ngày hôm nay phải kể tới câu
nói của anh về phương châm của môn phái: Mục tiêu cao cả của môn phái là
truyền bá những tinh hoa võ thuật dân tộc. Dạy võ sinh trở thành những người có
tinh thần thượng võ, nhân cách cao đẹp, có ích cho đời, biết yêu quê thương đất
nước mình và biết tự hào về truyền thống dân tộc. Ngoài niềm đammê võ thuật
trong anh tình yêu dành cho hội họa đã như duyên nợ. Một ngày kia anh chợt nhận
thấy những khát khao, những cảm nhận về con người và cuộc sống mà trong võ
thuật không thể chuyển tải hết. Vậy là anh cầm bút vẽ bắt đầu làm công việc của
người gom nhặt và phát hiện những giá trị thẩm mĩ thông qua hội họa. Những tâm
sự khó dãi bày đã thúc đẩy anh đến với hội họa. Có thể nói hội họa và võ thuật là
cả hai người bạn tri âm, tri kỷ luôn cùng anh đi suốt cuộc đời vượt qua bao gian
nan để hướng tới cái đẹp và tìm đến sự giải thoát về tinh thần.
Tranh HắcLong đơn giản về màu, hình mang tính khái quát và đậm tính tưởng
tượng. Ta có thể bắt gặp đâu đó hơi thở của thời đại cùng phong cách thể hiện mới
lạ và riêng biệt trong triển lãm lần này. Với gần 80 tác phẩm đều sử dụng chất liệu
sơn dầu và Acrylic cơ bản khoác trên mình một gam màu xanh, bên cạnh đó là hai
yếu tố có sự ảnh hưởng khá lớn với sáng tác của nghệ sĩ. Tinh thần võ thuật và âm
hưởng đồng quê là hai nội dung xuyên suốt trong phòng tranh. Những tác phẩm về
mảng đề tài quê hương được xây dựng qua những cánh cò bay trên đồng lúa xa
ngút ngàn, những vật dụng quen thuộc và hình ảnh người mẹ già dường như vẫn
mới, vẫn gần lắm khi được anh lưu lại trên tác phẩm bằng tình cảm chân thật. Khi
đứng trước những tác phẩm Chân dung mẹ quê hương, Ca dao quê mình, Nhân dân
quê mình ta có thể cảm nhận về tháng năm của xa xưa như đang hiện hữu rất gần,
lúc nhạt nhòa, lúc ẩn khuất tựa một cơn mơ và đôi chỗ chợt bừng tỉnh trên nền
không gian hư ảo. Mảng đề tài về quê hương của HắcLong là cả một thế giới tĩnh -
nhịp điệu cuộc sống chậm dãi đã đưa người xem vào một không gian bình dị và
thư thả. Trái ngược với bút pháp mềm mại, trữ tình khi mô tả quê hương và tuổi
thơ, một seri về tranh Kung Fu đã cho ta thấy sự vững chắc và ổn định về cả tinh
thần cũng như hình thức thể hiện.
Khi thưởng thức tác phẩm Cây người xem như buộc phải dồn ánh mắt vào khoảng
trên bức tranh, nơi vị trí của khuôn mặt đỏ đang nhìn về phía trước. Có lẽ Cây của
Hắc Long đã vượt ra khỏi những quan niệm đơn thuần. Khuôn mặt đỏ ấy chính là
tinh thần thượng võ, ý muốn nói tới con người quân tử, bởi tuyệt nhiên đấng anh
hào không thể có bộ mặt xanh lét được, và quan trọng hơn là hướng chân dung ấy
đang nhìn lên trời cao thăm thẳm. Trong Tam quốc chí chẳng có nhân vật Quan
công mặt đỏ râu dài là một vị võ tướng tài giỏi của đất nước Trung Quốc là gì
Tranh thủy mặc người Trung Quốc xưa thường chỉ mượn người tôn cảnh. Con
người luôn nhỏ bé trước vũ trụ rộng lớn, bao la. Nhưng với Cây của HắcLong thì
trời xanh kia dường như nhỏ lại nhường chỗ cho sự hiên ngang của con người đang
sánh vai cùng trời đất. Hai khái niệm trên ít nhiều có sự khác nhau nhưng chúng
đều mang lại sự thành công trong hình thức ẩn dụ. Những ý niệm của võ thuật
trong cương có nhu, trong nhu có cương, trong động có tĩnh và tĩnh có động đã
được anh truyền tải vào tranh một cách triệt để, thể hiện qua những lá và bông hoa
dưới hình thức tả thực với đường nét bay bướm và mềm mại kết hợp bên cạnh
những đường kỷ hà mang tính quyết định và dứt khoát. Điều này đã làm mềm lại
những gì tưởng chừng như khô cứng trong một thế vững chắc và như điểm nghỉ
mắt để lấy lại thế cân bằng cho tác phẩm.
Ngoài tác phẩm Cây thì Chân dung mẹ quê hương cũng là một tác phẩm chiếm
được cảm tình người xem. Chân dung mẹ quê hương đã gợi cho ta về một miền
quê thật thanh bình, thân thương như mọi miền quê đất nước. Không gian như
ngừng trôi xen lẫn một cảm giác buồn man mác. Và ở đấy bầu trời thanh cao cùng
tiếng sáo diều vi vút đã được anh thể hiện qua gam màu ghi cùng lối tạo hình đơn
giản nhưng không xa rời thực tế. Chân dung mẹ quê hương thoạt nhìn có cảm giác
về hình thức tự truyện, chứa đựng biết bao nỗi niềm và ý nghĩa thật sâu xa. Cũng
như trong câu ca dao Việt, hình ảnh con cò đã trở thành biểu tượng về người vợ,
người mẹ thì trong tác phẩm này HắcLong đã đưa cánh cò vào thay cho lời muốn
nói, khiến người xem phải ngẫm ngợi. Là một tác phẩm không gây quá nhiều sự
chú ý về thị giác nhưng khi chiêm ngưỡng Chân dung mẹ quê hương ta chợt nhận
thấy những tia sáng lấp lánh về tình yêu văn hóa Việt và tinh thần dân tộc trong
con người nghệ sĩ đã được diễn tả lại bằng ngôn ngữ hội họa, thông qua nét vẽ
phóng khoáng, xuất thần, uyển chuyển nhưng rất trung thành với cấu trúc sự vật.
Họa sĩ đã hoà quyện được sự đối ngẫu giữa cái thật và sự mường tượng. Đây cũng
chính là một trong những yếu tố thành công trong những sáng tác của Hắc Long.
Triển lãm diễn ra được 5 ngày tranh bán được 4 bức, số lượng tuy chưa nhiều
nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho anh. Không mừng sao được khi anh là
một họasĩ sinh sống ở một tỉnh lẻ miền núi khó có điều kiện giao lưu và học hỏi.
Chuyện mang chuông đi đấm xứ người là điều không đơn giản chút nào. Sự thành
công bước đầu này phải chăng là một gợi ý về một hướng đi cho các họasĩ tỉnh
nhà nói riêng và các họasĩ miền núi nói chung?
Hắc Long hiện đang là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên và
Trưởng môn phái Thiếu Lâm Kung Fu Việt Nam với biết bao công việc và trách
nhiệm đang chờ phía trước, nhưng tình yêu dành cho những đammê về hội họa
luôn được anh cống hiến hết mình. Cuộc triển lãm lần này là một thành công trên
cả haingả đường mà anh đã từng đi.
.
HỌA SĨ HẮC LONG - HAI NGẢ ĐAM MÊ
Hắc Long tên thật là Nguyễn Hắc Long sinh năm 1966 tại Tân Yên - Bắc Giang.
Ngay từ thủa. chăng là một gợi ý về một hướng đi cho các họa sĩ tỉnh
nhà nói riêng và các họa sĩ miền núi nói chung?
Hắc Long hiện đang là hội viên Hội Văn học Nghệ