Không chỉcóniềm
đam mê
Bài viết của tác giả Steve Lohr đăng trên New York Time cuối tuần qua, tập
hợp những câu chuyện nhỏ với sự liên quan giữa Giáo dục & Khởi nghiệp,
giữa Kỹ năng kinh doanh “nên có” & Lòng đammê “nhất thiết phải có” để
thành công trong kinh doanh.
Các mẫu doanh nghiệp thành công trong kinh doanh dường như đều có một
công thức chung: họ quan tâm theo sát tình hình kinh tế, họ làm việc với niềm
lạc quan cố hữu của người Mỹ. Ở một doanh nghiệp đang cần thu hút đầu tư,
muốn lớn mạnh, sự tự lực đó càng cần thiết đạt đến chuẩn mực.
"Khi là chủ tịch lãnh đạo một công ty - bạn phải tập hợp được những điều
kiện tiên quyết ấy" - Thomas J.O"Malia, giám đốc danh dự của Trung tâm
nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Lloyd Greif thuộc Trường Đại học Nam
California cho hay. "Điều đó luôn đúng, dù bạn đang tự tạo lập một doanh
nghiệp của riêng mình hay công ty của bạn là thành viên trong một tập đoàn."
Nắm bắt cơ hội nhanh chóng và xử lí vấn đề linh hoạt
Tiêu chuẩn của một doanh nghiệp kiểu mẫu đã dần được nâng cao trong
những năm vừa qua. Nhưng dường như, những thách thức trong nền kinh tế
đầy bấp bênh hiện tại đang khiến cho công việc kinh doanh trong thời đại này
trở nên nằm ngoài quy luật, khó đoán biết hơn bao giờ hết.
Vậy hình mẫu doanh nghiệp kia liệucó phải chỉ do may mắn mà đạt tới thành
công? Hay đó hình mẫu đó thực sự quy tụ những phẩm chất cần thiết làm nên
chiến thắng của doanh nghiệp? Nếu vậy, có thể nghiên cứu và học hỏi những
phẩm chất đó không?
Không ít người đã cố gắng tìm lời đáp cho những câu hỏi đó. Các khoá học về
doanh nghiệp, kinh doanh hiện có ở hơn 1.200 trường đại học trên toàn nước
Mỹ cùng hàng nghìn tổ chức khác như các trường cao đẳng cộng đồng, các
trung tâm phát triển kinh doanh vừa và nhỏ, các Phòng kế hoạch thương mại.
Các khoá học đó dành cho những người đã có thâm niên trong nghề với nhiều
hình thức phong phú: từ khoá học một tuần, lớp học ban đêm, trợ giúp trực
tuyến và học lấy bằng đại học.
Rất đa dạng về loại hình, tuy vậy các khóa học này đều hướng đến mục đích
chung cuối cùng: trang bị cho học viên tâm lý của một doanh nghiệp thực thụ
và các công cụ để hành động theo nó.
Dẫu ở những ngày khởi nghiệp hay khi đang là thành viên trong một tập đoàn
lớn, doanh nghiệp đều cần chú trọng việc nắm lấy cơ hội thật nhanh chóng và
linh hoạt, ngay từ phạm vi hoạt động nhỏ và kinh phí thấp. Các chuyên gia
cho rằng kinh doanh là sự "tấn công" táo bạo chứ không phải là "phòng thủ"
vững chắc. Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng trước tiên - rồi đến giải
quyết các vấn đề phát sinh, và cuối cùng được trả thù lao cho những cố gắng
của mình: đó là các bước xây dựng một doanh nghiệp.
"Và luôn phải giữ chữ T trong tâm trí - Tập Trung" - lời khuyên của William
K. Aulet, giám đốc điều hành của Trung tâm doanh nghiệp MIT. "Nguyên cớ
lớn nhất khiến cho các công ty mới thành lập không thể trụ vững là sự thiếu
tập trung."
Tinh hoa của công việc kinh doanh nằm ở niềmđammê
MIT cung cấp một khoá học quản trị doanh nghiệp dài một tuần, với học phí
là 8,000$ ( thường thì các công ty và chính phủ tài trợ cho các nhà quản lý
của họ một phần hoặc toàn bộ chi phí khoá học)
"Bạn sẽ thấy rằng, tinh hoa của công việc kinh doanh không phải ở vấn đề tài
chính, mà nằm ở niềmđam mê." Tetsuya O"Hara, 47 tuổi, học viên của khoá
học MIT từ tháng Mười hai - nói. "Tài sản quý báu đó vượt lên trên công
việc, nó đòi hỏi bạn phải hiểu rõ điều gì là quan trọng nhất với bạn"
Ông O"Hara - hiện là giám đốc điều hành việc nghiên cứu và phát triển ở
công ty may mặc Patagonia - cho biết đã ứng dụng những điều đã học được từ
khoá học này vào công việc, bao gồm làm việc với công ty khác để tiếp cận
các giải pháp công nghệ và sách lược kinh doanh mới. Trước khi tham gia
chương trình, ông có một danh sách gần 200 dự án muốn thực hiện. Hiện tại,
danh sách đã được sàng lọc còn 2 dự án ưu tiên.
Thu hoạch được rất nhiều từ khoa học
Một học viên khác, J. Patrick Bewley, 34 tuổi, phó giám đốc chiến lược
marketing trên toàn cầu ở công ty tiếp thị số liệu tiêu dùng Acxiom - nói rằng
điều có ý nghĩa nhất ông thu được từ chương trình là ý thức về tầm quan trọng
của nhóm làm việc, trong đó liên kết được những con người có tư duy cởi mở,
hứng thú trải nghiệm, học hỏi nhanh và thường xuyên tiếp thu tinh lọc thêm ý
tưởng để hoàn thiện hơn. "Bạn cần phải xây dựng những phẩm chất, năng lực
ấy trong nhóm của bạn".
Cơ hội và nhu cầu đều là những động lực để khởi nghiệp
Một bản báo cáo công bố tháng Năm dựa trên số liệu của Cục điều tra dân số
cho biết, số công ty được thành lập trong năm 2009 là ở mức cao nhất trong
14 năm trở lại đây, bất chấp sự tụt dốc của nền kinh tế. Ít nhất trong giai đoạn
đầy thách thức này, mọi người đều tự thấy nên xem xét lại các giải pháp, lựa
chọn của mình.
Saudia Davis, 32 tuổi, trước kia là nhà tiếp thị phim truyện, đã từng tham gia
quảng bá cho phim tư nhân như " Đám cưới Hi Lạp vĩ đại của tôi", đã trải qua
tình huống như vậy. Cô đã mất việc làm năm 2007 trong một cuộc tinh giảm
biên chế.
"Tôi có thể đi tìm một công việc mới, hoặc đánh cược tất cả để khởi nghiệp
một công ty mới cho riêng mình", cô nhớ lại.
Và cô đã chọn làm điều liều lĩnh hơn. Bà của cô từng là một người quét dọn
vệ sinh, và đã từ lâu, cô nghĩ công việc quét dọn nhà cửa còn có thể dễ dàng
và thân thiện với môi trường hơn nữa đối với khách hàng và chính người lau
dọn. Công ty của cô - Lau dọn nhà cửa xanh sạch, có trụ sở ở Brooklyn được
thành lập để vươn tới mục tiêu đó. Hãng sử dụng những chất tẩy rửa không
độc hại, kiểm tra trước để tránh những tác nhân có thể gây dị ứng cho khách
hàng và thú nuôi của họ.
Davis chưa từng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, và những kinh nghiệm
hiếm hoi mà côcó lúc đó đều chỉ từ hoạt động quảng bá trước kia và những gì
cô học được trong trường đại học - khoa Tiếng Anh và châu Phi học tại
Trường Bowdoin. Quá trình học tập giúp cô quản lý công việc kế toán, điều
hành chung và marketing. "Nó cũng cho tôi hiểu những điều kiện và cách
những mảnh ghép riêng rẽ hợp lại thành bức tranh một công ty thống nhất.",
Saudia nói.
Hiện nay, công ty của cô kí hợp đồng với 12 nhân công và có 600 đơn đặt
hàng ở cả nhà riêng và công sở. Cô cho biết kế hoạch ban đầu - sản xuất chất
tẩy rửa "xanh" - đã bị hoãn lại, bởi nó quá mạo hiểm, phức tạp. Chuyện này
cho thấy rằng, con đường của một doanh nhân không bao giờ là thư thái, dễ
dàng: "Điều gần nhất với hai từ "ngày nghỉ" mà tôi cóchỉ là được ngủ"
Tâm lý doanh nghiệp, theo Bo Fishback- phó chủ tịch Quỹ tài trợ Kauffman,
là tài sản cá nhân quý báu có thể đem ra sử dụng trong bất kì lĩnh vực nào của
cuộc sống "Cách nghĩ, cách hành xử đó biến những khó khăn, trở ngại thành
cơ hội", ông nói," Một số người sẽ bắt đầu kinh doanh với nó, số khác có thể
sẽ ứng dụng tâm lí đó vào trong tập đoàn của họ hoặc cơ quan chính phủ"
Điều đó đúng với Carrie Coker Britt. Sau 3 năm làm việc tại một văn phòng
luật pháp tại Atlanta với tư cách là một nhân viên, rồi một nhà quản lý, Britt
đã dứt khoát không theo học tại một trường đào tạo chuyên về luật nào đó.
Thay vào đó, cô nhập học Trường Thương mại của Viện công nghệ Georgia,
và tham gia một chương trình nơi các giáo sư ngành khoa học, sinh viên
trường luật và kinh tế được làm việc chung, cùng tạo lập một dự án từ khởi
điểm. Mục đích của chương trình là giúp những người làm trong các lĩnh vực
khác nhau có thể hợp tác cùng nhau, để từ đó, nâng cao tiềm năng thu hút đầu
tư ở giai đoạn khởi nghiệp của doanh nghiệp. Một dự án của nhóm Britt đã
giành giải thưởng ở Viện công nghệ Georgia với 10.00 USD tiền thưởng.
Hiện tại, Britt 32 tuổi, đang giữ cương vị đại diện tại một cửa hàng phân phối
chính thức của IBM, quản lý hàng ngàn tài khoản ở Georgia, Alabama,
Tennessee và Mississippi. Cô nói công việc của mình đòi hỏi thường xuyên
nghiên cứu thị trường và tìm ra các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp đơn
lẻ bằng công nghệ của IBM. "Công việc này đòi hỏi chuyên nghiệp, tinh nhạy
kinh doanh, nhịp độ rất cao, và bạn phải thường xuyên tìm tòi cái mới, cái tốt
để thành công".
Và, cô nói thêm rằng, chương trình đào tạo doanh nghiệp Tiger, giành cho đổi
mới trong công nghệ: Kết quả của một thế hệ kinh tế mới ở Viện Georgia đã
đem lại cho cô một lợi thế "không thể thiếu, là yếu tố giúp tôi có được công
việc hiện nay. Việc đã từng học qua khoá học này làm tôi trở nên khác biệt và
nổi bật so với các ứng viên khác".
.
Không chỉ có niềm
đam mê
Bài viết của tác giả Steve Lohr đăng trên New York Time cuối. có & Lòng đam mê “nhất thiết phải có để
thành công trong kinh doanh.
Các mẫu doanh nghiệp thành công trong kinh doanh dường như đều có