1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Tổ chức thu thập, lưu giữ và khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội

144 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Thu Thập, Lưu Giữ Và Khai Thác Tư Liệu Ảnh Hà Nội Giai Đoạn 1869-1954 Tại Các Thư Viện Lớn Ở Hà Nội
Tác giả Trần Thị Hồng Ánh
Người hướng dẫn TS. Chu Ngọc Lâm
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 34,89 MB

Nội dung

Luận văn Tổ chức thu thập, lưu giữ và khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội nghiên cứu khảo sát thực trạng và đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác thu thập, tổ chức, khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 tại một số thư viện lớn ở Hà Nội.

Trang 1

TRAN THI HONG ANH

TỔ CHỨC THU THẬP, LƯU GIỮ VÀ KHAI THÁC

TƯ LIỆU ẢNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1869-1954 TẠI CÁC THƯ VIỆN LỚN Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số 60.32.20

LUẬN VAN THAC SY KHOA HỌC THƯ VIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS CHU NGQC LAM

Trang 2

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Chu Ngoc Lâm, nguoi Thay

đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Cảm ơn các

Thây, Cô giáo khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học Xã hội

Xin được cảm ơn các cán bộ Tạp chí Xưa & Nay - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Cuối cùng, nếu không có sự động viên, chia sẻ của gia đình và những người thân yêu, chắc chắn tôi sẽ khó vượt qua được những khó khăn để có được kết quả ngày hôm nay

Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiểu sót, tôi mong nhận

được được những ý kiến đóng góp chân thành từ các Thầy Có giáo cùng các bạn đồng nghiệp

Xin tran trong cam on!

Trang 3

MO DAU 4

Chương 1: Tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 với hoạt động của các

thư viện lớn ở Hà Nội

1.1 Khái quát Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 8

1.2 Bối cảnh ra đời của tư liệu ảnh Hà Nội 13

1.3 Đặc điểm tư liệu ảnh Hà Nội 17

1.4 Nội dung tư liệu ảnh Hà Nội

1.4.1 Ảnh sự kiện 20

1.4.2 Ảnh phong cảnh - Di tích - Kiến trúc 24 1.4.3 Ảnh sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội 26

1.5 Hình thức ảnh và kỹ thuật chụp ảnh 27

1.6 Vai trò của tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 trong hoạt động của

các thư viện lớn ở Hà Nội và với nhu cầu bạn đọc

1.6.1 Tư liệu ảnh - một loại hình tài liệu địa chí quan trọng của thư viện 29 1.6.2 Tư liệu ảnh Hà Nội với nhu cầu sử dụng của người đọc 31 Chương 2: Khảo sát thực trạng công tác thu thập, lưu giữ và khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội

2.1 Thực trạng công tác thu thập tư liệu ảnh

2.1.1 Nguồn thu thập 34

2.1.2 Xác định giá trị tư liệu ảnh và những tiêu chuẩn lựa chọn 4I 2.2 Công tác lưu giữ, bảo quản

Trang 4

2.3.1 Đối tượng phục vụ là cán bộ quản lý 57 2.3.2 Đối tượng phục vụ là các nhà nghiên cứu, nhà sử học 58

2.3.3 Đối tượng phục vụ là sinh viên, học viên cao học và cán bộ khoa học

2.3.4 Đối tượng phục vụ là các cơ quan báo chí và nhà xuất bản 61 2.3.5 Đối tượng phục vụ là bạn đọc phổ thông 62 2.4 Hiệu quả khai thác, phát huy giá trị tư liệu ảnh 62 2.5 Nhận xét, đánh giá ó8 Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác thu thập, lưu giữ và khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954 tại các thư viện lớn ở H/

3.1 Tăng cường công tác thu thập 71

3.1.1 Đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn thu thập

3.1.2 Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác thu thập 72 3.2 Nâng cao chất lượng công tác lưu giữ, bảo quản 72 3.2.1 Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 76 3.2.2 Nâng cao ý thức về công tác lưu giữ, bảo quản 80

3.3 Tăng cường hoạt động khai thác tư liệu ảnh Hà Nội

3.3.1 Tăng cường hợp tác giữa các Thư viện và cơ quan lưu trữ 82 3.3.2 Đây mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá 83 3.3.3 Tăng cường hoạt động khai thác, sử dụng 84 3.3.4 Đây mạnh xã hội hóa công tác thu thập và quảng bá tư liệu ảnh Hà Nội 86

Kết luận 89

Tài liệu tham khảo 91

Trang 5

vỏ cây, giấy mà còn được minh họa bằng hình ảnh Thật vậy, những tắm ảnh xưa - nay đã trở thành di sản, cho ta thấy từ thập niên này sang thập niên khác,

Hà Nội trở thành một đô thị đã có nhiều đổi thay, nhưng hình ảnh và lối song xưa vẫn còn được duy trì Ngày nay, thành phó được kết cấu bằng nhiều cái đã mắt đi mà chúng ta không bao giờ còn được biết đến, không còn thấy được hình ảnh của ngôi chùa Báo Ân rất lớn nằm bên Hồ Hoàn Kiếm mà nay chỉ còn tháp Hòa Phong phía trước Bưu điện Hà Nội, hay trên nền chùa Báo Thiên xưa - nay

là Nhà Thờ Lớn, hoặc hình ảnh Khu đấu xảo, nơi tập trung sinh hoạt văn hóa của người Hà thành, sau này trở thành nơi diễn ra các cuộc đấu tranh của phong trào quần chúng, nay là Cung Hữu nghị v.v Nhưng Hà Nội ngày nay vẫn còn lưu lại một cái gì đó của tỉnh hoa bắt biến! Bởi vì thành phố của chúng ta luôn vĩnh hằng và đổi thay, vẫn đẹp và lành mạnh ngay trong sự xói mòn của thời gian

Có thể nói những hình ảnh xưa về Hà Nội là sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tai, là một bộ phận tư liệu trong vốn tài liệu của thư viện, được gọi là Di sản thư tịch như điều 2, chương 1 Pháp lệnh thư viện (2002) đã quy định Việc giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc để khai thác và sử dụng nhằm truyền bá trí thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nhân tài,

Trang 6

của nó với thông điệp gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, đồng thời giáo dục con ệ, đặc

cháu các thế ét thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước, lòng

tự tôn dân tộc, tự hào về những di sản quý báu của cha ông ta để lại, trên cơ sở

đó tạo khả năng cho sự phát triển văn hóa hiện đại

'Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, chúng ta không khỏi lo lắng trước một thực trạng: ~ Ảnh là một sản phẩm công nghệ khó bảo quản trong điều kiện tự nhiên,

nhất là với khí hậu nóng, am của nước ta Đất nước lại trải qua nhiều biến có chính trị và bị chiến tranh tàn phá nên khối lượng ảnh lưu giữ lại còn quá ít ỏi,

nhiều thư viện hầu như chưa chú trọng đến việc thu thập, lưu giữ bảo quản (Thư viện Quốc gia Việt Nam - khoảng 800 ảnh; Thư viện Hà Nội - khoảng 500 ảnh; và Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội - khoảng gần 4000 ảnh), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khoảng 2000 ảnh Nhiều gia đình không còn những tập

album do mắt mát, hoặc hỏng, nát

- Cho đến nay chưa có một thư viện hoặc tô chức nào có trách nhiệm quản lý và khai thác ảnh một cách có hệ thống Các cơ quan thư viện hầu như chưa có sự liên kết với nhau mà hoạt động rắt biệt lập

- Giá trị sử liệu của các tắm ảnh sẽ xuống cấp nếu chúng ta không chú trọng lưu giữ và sử dụng

Trang 7

đã có một số tác giả trong và ngoài nước viết trên 7gp chí Xưa & Nay như: "Chir viết và hình ảnh nguồn sử liệu quý giá của dân tộc" (2005) (tác giả Nguyễn Mạnh Hùng), "Phông ảnh lưu giữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp" (2005) (tác gia Philippe Le Failler); "Một số bưu ảnh Hà Nội đầu thé ky XX tại Thư viện KHXH" (2010) (tác giả Ngô Thế Long) Luận văn “Tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III” (2003) (tác giả Nguyễn Minh Sơn) Liên quan đến vấn đề lưu giữ bảo quản tài

Thông tin KHXH" (2005) (tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình), "Vốn tài liệu quý hiếm

u cô có các luận văn "Bảo quản di sản

ư viện Quốc gia Việt Nam" (2005) (tác giả Trần Thị Phương Lan), "Nâng cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu cổ tại các thư viện trên địa bàn Hà Nội" (2010) tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai Hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thực trạng việc tổ chức thu thập, lưu giữ và khai thác nguồn tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954

- Phạm vi nghiên cứu: Các thư viện lớn ở Hà Nội (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà Nội, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội và cơ quan Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu để góp phần hoàn thiện việc tổ chức thu thập, lưu giữ và khai thác nguồn tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội

Trang 8

ảnh Hà Nội

~ Phân tích nguyên nhân công tác thu thập, lưu giữ nguồn tư liệu ảnh Hà Nội chưa được thực sự chú trọng

- Đề xuất các giải pháp tích cực nhằm thực hiện tốt công tác tổ chức thu thập, lưu giữ và khai thác nguồn tư liệu ảnh Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu + Cơ sở lý luận

- Dựa trên phương pháp của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp luận khoa học thông tin thư viện

+ Phương pháp nghiên cứu: ~ Phương pháp khảo sát thực tế ~ Phương pháp phỏng vấn

~ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương I Tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 với hoạt động của các

Thư viện lớn ở Hà

Chương 2 Khảo sát thực trạng công tác thu thập, lưu giữ và khai thác tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 tại các thư viện lớn ở Hà Nội

Trang 9

VỚI HOẠT DONG CUA CAC THU VIEN LON Ở HÀ NỘI 1.1 Khái quát Hà Nội giai đoạn 1869 - 1954

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cảng biển Đà

Nẵng, sau đó triều đình Huế ký chỉ dụ chính thức dâng Hà Nội cho thực dân Pháp, kể từ đây, Hà Nội là thành phố theo chế độ nhượng địa của Pháp, trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hoá của Bắc kỳ và Đông Dương Các co quan đầu não của chính quyền thực dân đều đóng trụ sở ở đây: Phủ Thống sứ, Toà Thượng thâm, Sở mật thám liên bang Đông Dương, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương

Thực dân Pháp đã núp dưới chiêu bài “khai hóa” cho một dân tộc chậm

tiến, đã mưu toan biến Hà Nội thành trung tâm văn hóa của thế độ thuộc địa của

chúng ở Đông Dương Vì vậy, đã phá hoại những công trình văn hóa và bôi nhọ

bộ mặt văn hóa của thủ đô trong khi đánh chiếm Hà Nội Sự phá hoại đáng kể đầu tiên phải nói đến là việc phá Chùa Báo Thiên, xây dựng từ năm 1057 Có đạo Puginier âm mưu với công sứ Bonnal và Nguyễn Hữu Độ để chiếm đoạt chùa Báo Thiên, lấy địa điểm xây Nhà thờ lớn vào năm 1884

Sự phá hoại đáng kể thứ hai là phá chùa Báo Ân để xây dựng Nhà Bưu điện và Phủ Thống sứ Những pho tượng gỗ ở chùa này có một giá trị nghệ thuật rất lớn nên công sứ Bonnal đã chiếm đoạt một số đề đưa về Pháp

Trang 10

Sau hành động phá hoại đó, tồn quyền Đơng Dương, ông Paul Doumer đã phải thốt lên rằng "Tôi đến chậm quá không thể cứu văn được những bộ phận đáng chú ý Đặc biệt những cổng thành đáng được gìn giữ Những cái đó có những đặc tính và kỷ niệm có giá trị lịch sử đáng được chúng ta trân trọng, và nó

có thể tô điểm cho khu phố tương lai"

Ngoài những sự phá hoại trên, thực dân Pháp còn ngang nhiên dựng tượng những nhân vật tối cao của chúng như Paul Bert (ngày 14/7/1890) ở vườn hoa Chí Linh (thời Pháp thuộc còn gọi là vườn hoa Paul Bert), tượng Đầm xòe -

tượng trưng cho tự do ở thủ đô của một nước mà chúng đã cướp mắt tự do - lúc đầu ở trên nóc Tháp Rùa sau chuyển sang vườn hoa Cửa Nam và tượng Dupruis (ngày 23/5/1931) - một lái buôn đã dẫn đường cho thực dân Pháp chiếm Hà Nội [35]

Để nhắc nhở luôn nhớ tới công cuộc cướp nước này, thực dân Pháp da lay tên của những người có công lao trong công cuộc đó như Garnier, Rivière, Paul Bert và cả những người bán nước Việt Nam như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu

Độ, để đặt tên đường phó

Để phục vụ cho chế độ áp bức bóc lột lâu dài, chúng còn ra sức xây dựng một nền văn hóa nô dịch ở Hà Nội, lấy Hà Nội làm trung tâm văn hóa của chúng để tác động đến toàn quốc

Dưới tác động của chế độ thuộc địa nửa phong kiến và nửa phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa do thực dân Pháp du nhập vào, xã hội Hà Nội đã biến đổi sâu sắc Bên cạnh các giai cấp công nhân, địa chủ, phong kiến và tầng lớp thị

dân buôn bán nhỏ, xã hội Hà Nội dần hình thành các giai tầng mới, đó là các giai cấp công nhân, tư sản, tầng lớp trí thức, công chức và tiêu tư sản Đồng thời với

Trang 11

xuất hiện các loại hình mới, một vài trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu

khoa học được thành lập nhằm đào tạo tầng lớp trí thức, công chức phục vụ cho chính quyền Pháp (đó là Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện Vi trùng học, trường Đại học Đông Dương, Thư viện Đông Dương, các Sở Địa chất, Sở Nha khí tượng, trường Đại học Y Dược, v.v )

Sách, báo và các ấn phẩm văn hóa - nghệ thuật theo trào lưu tư tưởng mới xuất bản bằng hai thứ tiếng Pháp - Việt ngày càng thịnh hành Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa, sớm tiếp thu những luồng gió mới, tư tưởng mới của thời đại

'Từ một kinh đô của nhà nước phong kiến Đại Việt trở thành thủ phủ của xứ Đông Dương thuộc Pháp, Hà Nội cũng là nơi tập trung những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của các văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân Hà Nội liên tục đứng lên chống thực dân Pháp với nhiều hình thức phong phú, các cuộc bạo động, ám sát đã diễn ra ngay trên các khu phố, các hoạt động theo khuynh hướng cải cách của các sĩ phu yêu nước như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng lãnh đạo, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can đứng đầu, đã diễn ra

Tỉnh thần yêu nước bắt khuất, chống thực dân Pháp xâm lược là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các phong trào đấu tranh chồng Pháp của nhân dân Hà Nội Đó chính là mảnh đất để Nguyễn Ái Quốc và những Hội viên Hội Việt Nam thanh niên cách mạng gieo hạt giống đỏ của chủ nghĩa Mác - Lênin đưa phong trào đấu

Trang 12

Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin một con đường đúng din dé làm cuộc cách mạng vô sản cứu nước, giành chính quyền về tay nhân dân

Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của các phong trào công nhân dưới

ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phát triển của phong trào yêu nước là

động lực và nền tảng thúc đẩy chỉ bộ đảng cộng sản đầu tiên ra đời, Chỉ bộ 5D Hàm Long (3/1929), tiến tới thành lập Đông Dương công sản Đảng (7/6/1929) và Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 Ké tir đây, lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt mới: Đầu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều nơi, đặc biệt ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội mang tính quyết định đối với cả nước dẫn đến ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Cách mạng tháng Tám là điển hình mẫu mực của cách mạng giải phóng dân tộc do giai cắp công nhân lãnh đạo đã thắng lợi ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến bằng một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang của quần chúng, bằng sự kết hợp tài tình những cuộc chiến dau quân sự với những hình thức đấu tranh chính trị quần chúng để giảnh chính quyền Nó đã chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đề quốc ở một khâu yếu nhất và góp phần quan trong đưa hệ thống đó đến chỗ tan rã

Thang 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nô, thực dân Pháp ở Đông Dương đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng Đảng ta kịp thời rút vào hoạt

Trang 13

cơ hội đó phát xít Nhật xâm lược Đông Dương Thực dân Pháp đầu hàng Nhật, nhưng nhân dân ta bắt khuất đứng lên chống lại cả Nhật và Pháp

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với mọi khó khăn Nạn đói năm 1945 chưa dứt thì quân Tưởng Giới Thạch tràn vào, chúng mượn tiếng tước vũ khí Nhật, nhưng thực ra là tay sai của đế quốc Mỹ, âm mưu hòng tiêu diệt Đảng ta Đồng thời ở miền Nam, quân đội Anh cũng nhảy vào, chúng cũng mượn tiếng là tước vũ khí Nhật dé dọn đường cho Pháp quay trở lại

Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất

định không chịu mắt nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn dân ta đã đứng

lên, triệu người như một, kiên quyết kháng chiến Và lời kêu gọi ấy đã vang vọng khắp non sông, quân dân ta đã một lòng chiến đấu chống thực dân Pháp và

kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 chấn động địa cầu Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ ne vơ, cam kết tôn trọng độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử,

một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh

Có thể nói từ xa xưa hơn nữa, kể từ khi Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến biết bao sự kiện thăng trầm của lịch sử cùng những chiến thắng lẫy lừng đi vào sử sách Một nghìn năm dựng nước và giữ nước đã được ghi lại trong những trang sử hào hùng của Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến của đất nước Việt Nam để truyền lại cho muôn đời sau, những trang sử ấy cần lắm đề lưu giữ, bảo

Trang 14

Những trang sử ấy chính là những tỉnh hoa của văn hóa dân tộc, ít có địa danh nào lại quy tụ được nhiều những nhân chứng, những địa danh lịch sử như

Cổ Loa, Hoàn Kiếm, như Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa, hay Ba Đình, Bạch Đằng nơi Ngô Quyền năm xưa đánh tan quân Nam Hán Những di tích lịch sử hay tên gọi Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Quang Trung Tất cả

đều là quá khứ hào hùng đều được ghi lại bằng những tư liệu lịch sử, những hình ảnh dé hình dung về một thời kỳ lịch sử đã qua Đó là nguồn thư tịch phong phú,

quan trọng mà chúng ta cần phải gìn giữ cho muôn đời sau

1.2 Bối cảnh ra đời của tư liệu ảnh Hà Nội

30 năm sau khi thế giới phát minh máy ảnh (1839), ở Hà Nội đã có một hiệu chụp ảnh Người sáng lập là cụ Đặng Huy Trứ, một vị quan, một nhà văn hóa lớn dưới triều Tự Đức Năm 1865 và 1867 Đặng Huy Trứ được phái sang Trung Quốc hai lần để tiếp xúc với kỹ thuật nhiếp ảnh trong khi làm nhiệm vụ thăm dỏ tình hình người phương Tây, ông đã học cách chụp ảnh và mua sắm bộ đồ nghề ảnh Năm 1869, được bổ nhiệm làm thương biện tỉnh vụ Hà Nội, ông liền mở hiệu ảnh "Cảm Hiếu Đường" khai trương ngày 02 tháng 2 năm Kỷ Ty (14/3/1869), ở phố Thanh Hà gần cửa Ô Quan Chưởng Trước cửa hiệu có đôi câu đối:

Hiểu đĩ sự thân nhân sở cộng Anh giai tiêu tượng thế tương truyền

(Nghĩa là: Hiếu với cha mẹ thì ai cũng như nhau, có tắm ảnh giống như người thật thì mới truyền được đời này sang đời khác)

Trong lời quảng cáo cho hiệu ảnh, Đặng Huy Trứ đã giải thích thương

Trang 15

Cách giải thích như vậy đã cho ta một ý niệm về giá trị lịch sử của những tắm ảnh, về khả năng nhận thức những hiện thực của quá khứ một cách trực quan Việc mở hiệu nhiếp ảnh nằm trong chủ trương "sinh tài" (làm giàu cho nhân dân và đất nước) của Đặng Huy Trứ Vì vậy ông được Phan Bội Châu sau này đánh giá là một trong những người "khai mầm văn hóa nước nhà", bên cạnh tên tuổi Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, v.v [21, 9]

Điều đáng tiếc là sau đó "Cảm Hiếu Đường" đã không tồn tại vì nhiều yếu tố của thời cuộc, nhưng sự “khai mầm văn hoá nước nhà” ấy đã cho ta một ý niệm về giá trị lịch sử của những tắm ảnh Đặng Huy Trứ đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Hoàng Kế Viêm năm 1873-1874, ông mất ở Đồn Vàng (1874), sau được chuyền linh cữu về an táng ở Huế Hiện nay con cháu của ông cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã dựng tượng thờ để ghi nhớ công lao và sự nghiệp của ông

Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam gắn liền và chịu sự tác động của giai đoạn quân viễn chỉnh Pháp xâm chiếm nước ta Nam 1858 sau khi nỗ súng chiếm cảng Đà Nẵng, tới năm 1862 thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, năm

1882 chiếm thành Thăng Long Triều đình Nguyễn đầu hàng

Trang 16

Đà Nẵng thị uy đòi tự do cho giám mục Lefebre bị triều đình Huế cầm tù Tại Da Nẵng, Itier đã chụp được những bức ảnh đầu tiên của Việt Nam

Trong đoàn quân viễn chỉnh Pháp, ông Charles Edouard Hocquard là một Bác sỹ quân y, một người say mê chụp ảnh, đi đâu ông cũng mang theo chiếc máy ảnh nên ông được giao thêm nhiệm vụ chụp địa hình Ông ở Hà Nội, theo quân đội đi khắp các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Nam

Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Huế, Đà Nẵng Vì vậy bộ sưu tập của ông khá phong phú Năm 1885 ông gửi 217 ảnh tới triển lăm quốc tế Anves và được tặng thưởng Huy chương vàng Cuốn sách “Một chiến dịch ở Bắc kỳ” do ông viết xuất bản năm 1892 có 229 ảnh Những tam anh của ông giúp cho việc nghiên cứu quang cảnh đô thị Hà Nội và những tầng lớp dân chúng giai đoạn đó

Nhà nhiếp ảnh Dieuleufils sinh năm 1862, năm 1883 ông vào lính và đến Bắc kỳ năm 1885, sau khi xuất ngũ ông lấy vợ và sang sống ở Hà Nội và làm nghề nhiếp ảnh Năm 1890 ông ở phố Hàng Trồng mở cửa hàng chụp ảnh, cạnh tranh với người Hoa Ông cũng làm khá nhiều bưu thiếp, tính từ năm 1902 đến

1925 ông in gần 6 ngàn bưu thiếp,

Bộ sưu tập của Albert Kahn (1860-1940) mang tên “Hồ sơ của hành tỉnh” sử dụng kibnhs Autochrome để ghi lại cuộc sống ở Đơng Dương Ơng chủ

trương ghi lại những hình ảnh của thế giới cùng những phong tục tập quán của dân chúng sợ thời gian sẽ xoá đi Quyết định của ông khá sáng suốt, ngày nay một bảo tàng mang tên ông lưu giữ những hình ảnh ấy tại Pháp với số lượng

khoảng 600 tắm

Một trong những tác gia nổi tiếng người Pháp nữa là Leon Busy, ông sinh

Trang 17

Nội Ông chụp ở Bắc Kỳ từ năm 1915 đến 1920 với khoảng 1700 bức ảnh và đã đoạt được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này, ông còn là người có nhiều sáng kiến trong kỹ thuật chụp ảnh và phóng ảnh

Bước vào đầu thế kỷ XX, cùng với cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp coi Việt Nam là một quốc gia tươi đẹp giàu tiềm năng nên đã tích cực tuyên truyền những hình ảnh về một miền đất hứa mới vừa chiếm được đã thu hút sự di dân và đầu tư chính quốc Đây cũng là thời kỳ công nghệ in ảnh đã phát triển làm dấy lên phong trào in những tắm bưu ảnh Và một khối lượng bưu ảnh rất lớn về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã được phát hành ở đầu thế

kỷ XX Đây có thể được coi là một nguồn ảnh sử liệu quý giá bởi nó phản ánh

rất nhiều lĩnh vực từ thắng cảnh đến đời sống đô thị đang phát triển, từ các lễ tục của người bản xứ đến cuộc sống của giới thượng lưu mà ngày nay chúng ta vẫn còn biết đến bộ sưu tập đến hơn 50 chiếc phản ánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế

nhằm biểu dương sức mạnh của nước Pháp, hay bộ ảnh chụp đám tang nhà ái quốc Phan Châu Trinh

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, thực dân đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, lúc này ảnh đã trở thành một phương tiện phục vụ rất đắc lực cho mục tiêu khai thác thuộc địa Từ năm 1916, đã hình thành tại Phủ Tồn quyền Đơng Dương một cơ quan chuyên trách về phim và ảnh Đến giữa những năm 1920, thực dân đã sử dụng máy bay chụp không ảnh và gần 500 bức không ảnh đầu tiên giành để chụp khảo sát một đường dự kiến để xây dựng con đường quốc

lộ Còn có thể kể đến sự ra đời của một số cơ quan văn hoá đặc biệt là Trường Viễn Đông Bác Cỏ (École Fracaise d'Extrême Orient) là nơi đã tiến hành chụp ảnh một cách có hệ thống và có phương pháp khoa học những dữ liệu xã hội học

Trang 18

Việt Nam (Viện Thông tin Khoa học xã hội đang kế thừa) và ở Pháp Ngoài ra còn có các bảo tàng trong nước cũng đang lưu giữ một khối lượng ảnh không nhỏ

Cùng với quá trình phát triển của thuộc địa, ảnh dần dần trở thành nhu cầu của một bộ phận dân cư nhất là ở đô thị như Hà Nội, hoạt động nhiếp ảnh thương mại dần dần phát triển như hiệu ảnh của một số chủ người Hoa, hiệu ảnh nồi tiếng như Khánh Ký, Hương Ký mà hiện nay còn một làng Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã được coi là làng nghề tổ của nhiếp ảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

Ảnh cũng trở thành một phần của ngôn ngữ trong giới báo chí hiện đại,

trong việc tuyên truyền quảng bá về Hà Nội nói chung Những tắm ảnh mang

tính chất phóng sự mang tính giá trị lịch sử cao như bộ ảnh về Cách mạng thang Tám năm 1945 và những ngày đầu toàn quốc kháng chiến của Nguyễn Bá Khoản, bộ ảnh về nạn đói năm Át Dậu của Võ An Ninh Ngoài ra còn nhiều tên tuổi khác như Vũ Năng An, Đỗ Huân, Nguyễn Duy Kiên, v.v

Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam độc lập, một đội ngũ những chiến sĩ cầm máy ảnh đã hình thành đi suốt hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước đã để lại một khối lượng ảnh to lớn về cách mạng Việt Nam,

trong chiến tranh cũng như trong xây dựng một thủ đô văn minh giàu đẹp 1.3 Đặc điểm về tư liệu ảnh Hà Nội

* Đặc điểm chung

Trang 19

nhờ vào tính chân thực được phản ánh trong khoảnh khắc của lịch sử Nó giúp

cho cac thé h iếp nhau được nhìn thấy đề trở thành ký ức chung, sâu sắc về

quá khứ [20] Ảnh là tài liệu tượng hình, ghi lại các đối tượng, sự vật, hiện tượng

thực tế dưới dạng hình ảnh riêng biệt bằng kỹ thuật nhiếp ảnh

Nhờ kỹ thuật đặc biệt của nhiếp ảnh, các điểm của đối tượng được chụp tái

hiện đồng dạng với hình ảnh được chụp, do đó đã tạo nên sự giống nhau giữa đối tượng chụp và hình ảnh của nó Như vậy ảnh chỉ thể hiện và phản ánh những gì có thực trước ống kính Cùng với kỹ thuật nhiếp ảnh, máy ảnh cũng không thé phản ánh những gì không diễn ra trước ống kính Chính vì vậy, ảnh được coi là bằng chứng của một sự kiện, hiện tượng nào đó

Nghiên cứu Lịch sử nhiếp ảnh, chúng ta biết rằng tư liệu ảnh xuất hiện

muộn hơn nhiều so với tư liệu chữ viết Ở nước ta, ảnh chỉ mới xuất hiện từ năm

1869 [21], tuy nhiên từ khi ra đời đến nay, loại hình tài liệu này phát triển rất nhanh và xâm nhập sâu rộng trong đời sống xã hội

Đặc điểm nỗi bật nhất của tư liệu ảnh là phản ánh một cách trực quan các

sự kiện, hiện tượng bằng hình ảnh Ảnh không thể đi sâu phân tích bản chất của sự kiện như tư liệu chữ viết mà chỉ làm sống lại một thời điểm, một khoảnh khắc của sự kiện, hiện tượng đúng hay sai khi nó xảy ra

Trang 20

bức ảnh phụ thuộc rất nhiều về sự phản ánh những sự kiện, hiện tượng được

chụp có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội

Tư liệu ảnh không chỉ phản ánh một cách máy móc, đúng đắn hiện thực khách quan, đúng bản chất sự kiện mà còn thể hiện ý đồ chủ quan của người chụp Tuy nhiên, với kỹ thuật nhiếp ảnh, ảnh có thể được phóng to, thu nhỏ, nhà nhiếp ảnh có thể chụp toàn cảnh, chụp một góc, một phần của sự kiện hoặc theo ý kiến chủ quan của tác giả, vì vậy đã dẫn đến những bức ảnh kém phần hiện

thực, sự kiện có th bị thiên lệch, méo mó

Nhiếp ảnh với đặc thù kỹ thuật của mình còn là một ngành nghệ thuật Các nhà nhiếp ảnh với bố cục hợp lý: ánh sáng, đường nét hài hoà sẽ tạo nên những

tác phẩm vô giá

* Đặc điểm riêng của tư liệu ảnh Hà Nội

Tư liệu ảnh Hà Nội là loại hình tài liệu đặc biệt, tài liệu quý hiếm Bên cạnh những đặc điểm chung của tư liệu ảnh, của nghệ thuật nhiếp ảnh, tư liệu ảnh Hà Nội còn mang những sắc màu riêng, đó là sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, nhiều về số lượng, cao về kỹ thuật, chất lượng về hình ảnh và những nét đặc trưng của vùng đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước

Thừa hưởng vị thế đặc biệt của Thủ đô, tư liệu ảnh Hà Nội mặc nhiên mang đậm nét đặc thù Hà Nội, và chỉ có ảnh Hà Nội mới có Đây là những bộ

sưu tập về Hà Nội, của Hà Nội, là di sản văn hóa quý giá, là niềm tự hào của

Trang 21

1.4 Nội dung ảnh Hà Nội

Quá khứ hàng ngàn năm của Hà Nội hào hùng đã để lại biết bao cơng trình văn hố và lịch sử, cùng với nếp sống thanh lịch của “người Tràng An”, theo dòng chảy thời gian, cùng với sự vô tình hay có ý của con người đã làm mắt đi hoặc biến đổi bao phố phường, di tích và thắng cảnh của Hà Nội, đến nay chỉ còn lại hình ảnh, được các nhà nhiếp ảnh xưa ghi lại Đa số những tắm ảnh về Hà Nội giai đoạn 1869 đến những năm đầu thế kỷ XX là do những người Pháp chụp, sau đó mới có nhiều những nhà nhiếp ảnh của Việt Nam Qua đó để các thế hệ

hôm nay thấy được bóng dáng của những ngôi chùa có lẽ giờ chỉ còn trong ký ức, những thành trì, cầu cổng, những công trình kiến trúc mang đậm nét Âu châu và đặc biệt là những sự kiện lịch sử diễn ra tại Hà Nội trong những ngày đầu nước nhà được độc lập Từ những tắm ảnh đó, người xem cũng có thể thấy được một Hà Nội xưa phồn hoa đô hội, những làng nghề, phố nghề đông đúc và đa dạng cùng nếp sống, phong tục tập quán cũ mà nay chỉ còn trong ký ức của những bậc cao niên

Trong phạm vi nghiên cứu về thời gian có mặt những tắm ảnh ở Hà Nội năm 1869 đến 1954, là giai đoạn lịch sử đã cách nay da gan hai thé ky, vi vay tac

giả xin được gọi những tắm ảnh đó là ánh #à Nội xưa Và đó cũng là cách gọi chung của các nhà nghiên cứu, nhà sử học và đặc biệt là các “nhà thư mục học” của Thư viện Hà Nội khi biên soạn thư mục chuyên để này [57]

Trang 22

ảnh, ngoài ra ảnh còn nằm rải rác phần nhiều trong sách của các thư viện lớn ở Hà

ội, hoặc trong bộ sưu tập của cá nhân, gia đình mà các cơ quan chức năng chưa có điều kiện để khai thác

Nguồn ảnh này được các thư viện thu thập, sưu tầm, được biếu tặng từ

nhiều nguồn khác nhau

Dựa trên khối lượng tư liệu ảnh mà các thư viện đang lưu giữ, có thể

phân loại theo các mảng nội dung như sau: 1.4.1 Ảnh sự kiện

Ảnh sự kiện bao gồm ảnh tài liệu, thời sự, báo chí, khoa học chụp các sự kiện, hiện tượng xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội và tự nhiên Ảnh sự kiện được hình thành nhằm phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, cho các hoạt động kinh tế, khoa học và các mục đích khác Vì nó kịp thời ghi lại các sự kiện, hiện tượng xảy ra không bao giờ lặp lại nên có ý nghĩa thực tiễn và lịch sử Vì vậy nguồn ảnh này là một trong những nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu khoa học và lịch sử [19]

Năm 1869 đến 1930 là giai đoạn nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ của những nhà yêu nước, tuy ảnh không nhiều nhưng có nội dung khá phong phú Nhiều bức ảnh giá trị như sự kiện ngày 27/6/1908, nghĩa hành

quân Đề Thám phối hợp với lực lượng nội ứng trong thành Hà Nội đã tiế:

Trang 23

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh cách mạng, phong trào đấu tranh của quần chúng ở Hà Nội phát triển rất sâu rộng Những cuộc bãi công, biểu tình đòi cải thiện đời sống, ngày

làm việc 8 gid, điển hình là hình ảnh cuộc mít tỉnh không lồ của nhân dân Hà Nội tại khu Đấu xảo ngày 1/5/1938

Một bộ sưu tập đặc biệt về những hình ảnh chụp những sự kiện chính trị diễn ra chủ yếu ở Hà Nội và một số địa phương ở miền Bắc nước ta trong khoảng thời gian từ ngày 17/8/1945 (cuộc mít tỉnh của Tổng hội Công chức tại Nhà Hát lớn) cho đến ngày 18/6/1946 (cuộc mít tỉnh tưởng nhiệm các nhà yêu

nước Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thái Hoc tai Khu Dau Xảo Hà Nội),

Những tam anh này do các nhà nhiếp ảnh của Bộ Tuyền truyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện, và cuốn album này vốn là của chính

quyền ta tặng cho một viên Đại uý người Pháp, ông Sellon, làm việc trong Phủ Cao ủy Pháp tại Hà Nội khi đó

Nhiều năm sau, khi trở thành một sĩ quan cấp tướng, ông Sellon đã trao lại

tập ảnh này cho nhà báo, Giáo sư sử học Pháp Philippe Devillers, người đã từng có mặt ở Hà Nội vào thời gian chụp những bức ảnh này Vào dịp trước khi cả nước ta kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giáo sư Philippe Davillers đã trao lại cuốn album này cho Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thông qua Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao nước ta

Trang 24

hon những hiểu biết về đất nước ta và đặc biệt là về Thủ đô yêu quý của chúng ta trong những ngày tháng sôi động và hào hùng trong và sau Cách mạng tháng Tám 1945 Có thể kể ra đây những tắm ảnh: Ngày 19/8/1945 tại Quảng trường

Nhà Hát lớn Hà Nội, sau lời hiệu triệ

của cán bộ Việt Minh, đoàn người đã rằm

rộ toả đi khắp thành phố thẻ hiện quyền làm chủ của nhân dân, làm sụp đổ chính

quyền Trần Trọng Kim và nền đô hộ của thực dân và phát xít; Ngày mồng 2/9/1945 tuy ngày nay nhiều nơi và nhiều cá nhân còn lưu giữ được nhiều tắm ảnh chụp về Ngày Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nhưng góc chụp tắm ảnh

trong bộ sưu tập này ngoà

¡ ngũ Giải phóng quân còn có các giáo sinh và nữ

sinh mặc áo trắng; hay những hình ảnh về “Tuần lễ vàng” tại Nhà Hát lớn, hoặc

hình ảnh v

rung thu độc lập đầu tiên Bác Hồ viết thư cho thiếu nhỉ v.v [20]

Rắt nhiều những hình ảnh về các sự kiện quan trọng ghỉ nhận hình ảnh các nhà lãnh đạo và đông đảo các tầng lớp nhân dân mà nỗi bật hơn hết là hình anh của Chủ tịch Hồ Chí minh và nhân dân thủ đô Hà Nội đã dược thé hiện qua ống kính của các nhà nhiếp ảnh thuộc thế hệ đầu tiên của sơ quan quản lý văn hố và thơng tin của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khi đó còn là Bộ Tuyên truyền do Bộ trưởng Trần Huy Liệu đứng đầu Vì thế, cũng có thể coi đây là một trong những di sản quý giá của nhiếp ảnh cách mạng nói chung và của ngành truyền thông nói riêng mà Bộ Thông tin - Truyền thông ngày nay là cơ quan kế thừa chức năng quản lý nhà nước

Thời gian đã lài xa, những tư liệu này càng trở nên quý giá, chúng là những bằng chứng lịch sử sinh động và chân thực về lòng yêu nước, tỉnh thần quật khởi đứng lên chống kẻ thù dành lại tự do, độc lập dưới ngọn cờ của Đảng

Trang 25

bằng hình ảnh, giúp cho các độc giả đặc biệt là các nhà nghiên cứu nguồn sử liệu đáng tin cậy để hiểu hơn về lịch sử một cách trung thực

1.4.2 Ảnh Phong cảnh - Di tích - Kiến trúc

Đó là ảnh những kiến trúc đình, chùa, đền và các công trình cổ của Hà Nội: nhiều nhất là ảnh về Đền Quán Thánh ở Hồ Tây, Chùa Láng, chùa Một Cột,

đình làng Ngọc Hà, Điện Kính Thiên, Văn Miếu, đền Voi Phục

- Công trình do Pháp xây dựng sau khi chiếm đóng Hà Nội: Các công trình trong giai đoạn đầu thế kỷ XX thường là trụ sở các cơ quan hành chính của Pháp và mang phong cách kiến trúc cổ điển phương Tây do các kiến trúc sư nỗi tiếng Pháp thiết kế như Phủ Toàn quyền (chụp năm 1906 nay là Phủ Chủ tịch), Văn phòng Phủ Thống sứ Bắc kỳ (chụp năm 1899 nay là trụ sở Bộ Lao động Thương binh và xã hội), Toà Thị chính Hà Nội, Toà án tối cao (chụp năm 1906), Sở Bưu điện và điện tín, Sở Ngân khó, Sở thuế quan (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Trụ sở phòng Nông nghiệp và Thương mại, Sở Công chính (chụp năm 1898), Ga Hàng Cỏ, Dinh Thống sứ Bắc Kỳ (chụp năm 1909 nay là Nhà khách Chính phủ), Sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao), Sở Địa lý, Đồn cảnh sát ở phố Jules Ferry (nay là trụ sở công an quận Hồn Kiếm) Cơng trình văn hoá có Nhà hát lớn Thành phố (chụp năm 1911), Rạp chiếu phim Palace (nay là rạp Công nhân), Chợ Đồng Xuân (chụp năm 1906), Cầu Paul Doumer (chụp 1902 sau gọi là cầu Long Biên), Ga Hàng Cỏ (chụp năm 1901 nay là Ga Hà Nội) Các trường học như trường Nữ (nay là trụ sở Bộ Tư Pháp), trường Bảo hộ (nay là trường Chu Văn An), trường Lyccé Albert Saraut (nay là trụ sở của một số cơ quan thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) Khách sạn Mé tropole,

Trang 26

này là Nhà thờ Lớn), Nha thờ Tin lành (phố Ngô Quyền), các bệnh viện, thư

viện, bảo tàng, nhà hát,

- Anh vé các trại lính bộ binh, pháo binh, công binh của quân đội Pháp và lính khố xanh tại khu nhượng địa và trong thành cổ, Bệnh viện Lanessan của Quân đội (chụp năm 1894 nay là bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu Nghị)

~ Ảnh về các vườn hoa và tượng đài: Vườn Bách Thảo (chụp năm 1890) với các ảnh về chuồng thú dữ, chuồng chim, nhà kèn; Vườn hoa Paul Bert (nay

là khu tượng đài Lý Thái Tổ); Vườn hoa ở Phủ toàn quyền với tượng đài “La France” (chup nim 1907)

- Anh sông hồ: Nhiều nhất là hồ Hoàn Kiếm cùng các cảnh quan xung quanh như Tháp Hoà Phong, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Rùa, Đền bà Kiệu, các vườn hoa và lối đi chung quanh hồ Ngoài ra còn có các ảnh Hồ Tây và sông Hồng

- Ảnh phố phường Hà Nội: Nói đến phố phường Hà ai cũng hình dung về một khu phố cổ đặc biệt với những tên bắt đầu bằng chữ Hàng Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Mắm, Hàng Muối, v.v Mỗi phố Hàng đều mang ý nghĩa đặc trưng nghề nghiệp, buôn ban, mang lại nguồn sống cho người dân phố đó, như vậy ta có thể hiểu được phó Hàng Nón đồng nghĩa với nghề làm nón, Hàng Vải bán vải, phó Hàng Đào trước đây người

Trang 27

- Anh về các phó nghề, làng nghề: ảnh về các công đoạn làm giấy ở làng Giấy (làng An Hồ), cơng nhân xưởng thuốc lá, làm nón, làm giày da, thuốc bắc, đồ gồm sữ hay kỹ nghệ, v.v

1.4.3 Ảnh sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội

Có thể hình dung về cảnh sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội qua những, tam ảnh chân dung người Hà Nội mà phan lớn là chân dung phụ nữ, một số hình ảnh như nhà Nho với bộ móng tay dài, Phụ nữ răng đen, Cụ già cao tuổi, các viên quan Kinh lược, Tổng đốc Hà Nội, trang phục và chân dung của các lính khố đỏ, lính ky binh Với phụ nữ, chiếc yếm đơn giản nhưng là “thời trang” thịnh hành những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chỉ cần một vuông vải hay lụa và mấy sợi dây đính vào mép ở những chỗ cần thiết đủ để che chắn bộ ngực và tất cả phần còn lại của nửa trên thân thể đều phơi lộ vừa gợi cảm vừa thoáng mát trong những ngày hè Hay vẻ đẹp của người phụ nữ cùng với chiếc

nón quai thao, hoặc tóc đuôi gà duyên dáng mà tỉnh nghịch

Trang 28

Đó là bức tranh toàn cảnh về một Hà Nội xưa, chân thực, sinh động, phản

ảnh mọi mặt về lịch sử, về đời sống của người dân Hà Nội trong một giai đoạn

khá dài mà trước hết là những sự kiện quan trọng trong lịch sử, những cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng, cho đến những danh lam di tích, hay cuộc sống hàng ngày tất cả đều là nguồn tư liệu quý giá để phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế và nhiều mặt khác cần tổ chức lưu giữ khoa học dé phát huy giá trị vốn có của nó

1.5 Hình thức ảnh và kỹ thuật chụp ảnh

Ngoài bộ sưu tập ảnh màu của Albert Kahn, phần lớn những tắm ảnh nói trên đều là ảnh đen trắng

Phần lớn các hiệu ảnh ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều sử dụng ánh sáng trời, chụp trong nhà kính Các máy ảnh cỡ lớn từ 18 x 24cm trở lên, hộp gỗ, lắp được kính ảnh cỡ 13x18 em, 6,5 x 9 cm, 4.5 x 6 em Trước nữa người ta dùng phim kính loại nhãn hiệu xanh (Étiquette bleu) hoặc hiệu Veritas loại này khá phổ biến vì người tráng có thể theo dõi quá trình hiện hình dưới ánh sáng đèn đỏ Người tráng phim thường dùng hương đốt để ước lượng thời gian, đồng thời kiểm tra quá trình hiện hình

Đến năm 1927, ảnh thường được in trực tiếp theo kính phim âm bản, cỡ từ 4,5 x 6 em đến 18 x 24cm Khi cần phóng các loại ảnh cỡ lớn hơn thì dùng ngay ống kính máy ảnh đẻ phóng và được in chủ yếu trên giấy ảnh Bromute, ngoài loại giấy này còn nhiều loại có độ tương phản: đặc biệt, trung bình và dịu, ví dụ

giấy ảnh Citrate auto vireur, có thể lấy giấy ra khỏi bao, đặt mặt thuốc phim kính

Trang 29

vào thuốc hiện, thuốc hăm Các hiệu đều dùng loại giấy này để thử, khách hàng ưng ý mới in phóng chính thức

Các loại máy ảnh cũng khá phong phú: Zeiss Ikonta chụp phim 6x9cm, Rolleiflex chụp phim 6 x 6cm, Leica chụp phim 24 x 36cm

Từ những năm 1930, cùng với đèn chớp ma-nhê, ở các cửa hiệu còn dùng các loại đèn phụ thêm cho ánh sáng trời Có sáng kiến dùng đèn hồ quang với hai thỏi than điện cho ánh sáng trắng Những năm 1940 ở Hà Nội đã có hiệu ảnh dùng đèn Flood và spot chụp trong nhà không cần phòng kính Được đánh giá tốt về mặt kỹ thuật nhiếp ảnh thời kỳ này có Lê Đình Chữ, Phạm Văn Mùi, Nguyễn

Duy Kiên, Dương Quỳ Ông Mùi là người chụp máy Leica cỡ 24 x 36cm, quen dùng thuốc tráng phim mịn hạt để khi phóng ảnh to đạt chất lượng cao Ông Nguyễn Duy Kiên có cửa hàng lớn ở phố Thuốc Bắc chủ yếu chụp về Hà Nội, thường tự phóng ảnh, kỹ thuật che chắn sáng khá chính xác Còn ông Dương

Quỳ là một kế toán viên thích chụp ảnh lãng mạn, tắm ảnh Buôn đàn thu của ông

đã được Tạp chí Camera của Thuy Sĩ ïn và đánh giá rất cao [21]

1.6 Vai trò của tư liệu ảnh Hà Nội giai đoạn 1869-1954 trong hoạt động của các thư viện và với nhu cầu bạn đọc

Trang 30

Tài liệu được định nghĩa là một dạng vật chất đã ghỉ nhận những thông tin

ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ

đề, nội dung nhát định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ

thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản 1.6.1 Từ liệu ảnh - một loại hình tài liệu địa chi quan trong của Thư viện

Trước hết cần xác định thế nào là tài liệu địa chí, từ những năm 1970, Thư

viện Quốc gia Việt Nam đã phổ biến một định nghĩa nổi tiếng của nhà địa chí học Nga N.V.Zđốpnốp được đưa ra vào năm 1931: “Tài liệu địa chí bao gồm những ấn phẩm có nội dung liên quan đến địa phương, bất kể hình thức ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xuất bản của chúng” Sau này, định nghĩa trên được

bổ sung thêm một bộ phận nữa, đó là vấn đề tác giả của các tài liệu địa chí

Người ta đi đến kết luận rằng nguồn gốc của tác giả, nơi sinh, dân tộc không có ảnh hưởng đến việc xác định tài liệu này hay tài liệu kia có phải là tài liệu địa chí hay không Vì thế, định nghĩa đầy đủ của tài liệu địa chí sẽ là: “Tài liệu địa chí bao gồm những tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương, bất kể nguồn gốc của tác giả, hình thức của ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xuất bản chúng” Điều đó có nghĩa là trong tài liệu địa chí có đề cập đến những sự việc, sự kiện,

hiện tượng, con người có liên quan đến địa phương, phản ánh những điều kiện thiên nhiên, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội những đặc điểm phát triển lịch sử

của địa phương đó

Có nhiều căn cứ khác nhau dé phân loại t ia chí, phổ biến là một số

cách phân chia theo các dạng thể hiện của tài liệu, như: Các xuất bản phẩm bao

Trang 31

địa phương; Các tai liệu không công bố: luận án, tai liệu hội nghị, hội thảo, ; Các phiên bản, tài liệu sao chụp: tài liệu phôtôcoppy, mircrophim; Tài liệu đọc chí

máy; Tài liệu điện tử; Tài liệu bằng giấy; Bằng các ật cứng: các tài

được ghỉ nhận trên các vật mang tin cứng như gỗ, đá, đồng ; Tài liệu bằng chất

déo: đĩa quang, đĩa từ; Báo cáo của các địa phương; Ấn phẩm tờ rời: các tờ quảng cáo, tờ rơi về du lịch Hà Nội; Tranh, ảnh phản ánh những nơi chốn, u theo mức phương; Trạm, khắc; Các tài cấp L, II, II, v.v [66]

con người, câu chuyện độ xử lý thông tin như t

Như vậy, đã xác định rõ vị trí của tư liệu ảnh nằm trong nguồn tài liệu địa

chí của các thư viện, tư liệu ảnh không thể thiếu mà và là một bộ phận cấu thành góp phần quan trọng cho hoạt động địa chí của Thư viện

Vậy thì tư liệu ảnh có thể nói là một dạng vật chất hàm chứa lượng thông tin lớn mà người ta có thể nhìn vào đó dé dễ dàng nắm bắt nội dung mà không

cần nhiều thời gian để nghiên cứu

Chẳng hạn để mô tả một công trình kiến trúc hay một cổ vật, một toà lâu

đài hay một vương triều bằng những bài viết, thậm chí những cuốn sách cũng không thể khiến độc giả cảm nhận được rõ ràng và khách quan như khi họ xem một bức ảnh hay một bộ phim về những đối tượng đó Chính vì vậy, trong bản khuyến cáo của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNESCO) công bố năm 1980 đã xác định phim, ảnh là là loại hình di sản

lưu trữ đặc biệt quý giá không những của mỗi dân tộc mà là của cả nhân loại, do đó mỗi quốc gia cần phải đầu tư, tô chức lưu giữ, bảo tồn thật tốt các tác phẩm phim ảnh cho các thế hệ mai sau Ở nước ta công tác này cũng đã được đề cao,

Trang 32

18/SL ngày 31/1/1946 [7] về việc lưu trữ, lưu chiểu văn hoá phẩm, trong đó điều thứ nhất có ghi rõ “Xét rằng việc tàng trữ văn hoá phẩm là một việc cần thiết cho quốc gia về phương diện văn hoá” với quy định văn hoá phẩm gồm:

~ Tác phẩm ấn loát sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, ¡n ấn hoạ, khắc hoạ ~ Tác phẩm về âm nhạc

- Những bức ảnh chụp

- Phim chiếu bóng, đĩa hát

1.6.2 Từ liệu ảnh Hà Nội với nhu cầu sử dụng của người doc

Với nhu cầu bạn đọc thì ảnh là một bộ phận tư liệu phản ánh chân dung lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật, là một trong những di sản thuộc lĩnh vực thông tin đã được khẳng định giá trị Bạn đọc phổ thông nào cũng có nhu cầu, ngành nghề nào cũng có nhu cầu đặc biệt là những nhà nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc, bởi hình ảnh là giáo cụ trực quan, ví dụ, nếu không có ảnh, thì dù

có mô tả thế nào chúng ta cũng không thể hình dung được quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 ra sao, không khí ngày độc lập thế nào Nếu không có ảnh chụp các di tích lịch sử, văn hoá từ thế kỷ thứ XIX, XX, ngày nay chúng ta sẽ thiếu căn cứ thực tế đề trùng tu, tôn tạo Không có ảnh chụp phong cảnh, con người hay cuộc sống sinh hoạt thì không thể nhận biết được nét văn hoá của các vùng miền hay qua các thời kỳ, những gì đã mắt đi, những gì còn tồn tại v.v

Có thể nói rằng hoạt đông nhiếp ảnh để có được những tắm ảnh tư liệu đã đi

vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, nó có mặt trên tắt cả mọi lĩnh

vực như hoạt động báo chí, tư liệu, mỹ thuật, kiến trúc, v.v được biết một số tác

Trang 33

cảnh phố xá, những cuộc hành hương du xuân, sinh hoạt chợ búa, bến sông, bán đồ Trung thu trên phố hay việc sản xuất cày bừa trên đồng ruộng ngoại thành

Như vậy ta thấy được tư liệu ảnh là một thành phần của vốn tài liệu, chức năng và vai trò của nó như một tài liệu nằm trong cấu thành bảo quản và phát huy của vốn tài liệu địa chí của mỗi thư viện Bộ phận tài liệu này được các thư viện tổ chức đưa vào dạng thức để có thể truy cập, khai thác, tra cứu, tuyên truyền, nhằm phục vụ có hiệu quả nhất cho sự phát triển chung của đất nước

* Đối với các thư viện lớn nằm trên địa bàn Hà Nội, nguôn tư liệu ảnh

góp phân

“Tăng cường nguồn lực thông tin về địa chí

Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của thư viện đối với sự phát

triển của Hà Nội

Tạo tiền đề cho việc xây dựng các thư viện trở thành trung tâm thông tin về địa chí

“Tạo nên một tổng thê hoàn chỉnh cho mỗi thư viện ở Hà Nội

* Với sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội, vai trò của nguôn tài liệu địa chí nói chung và tư liệu ảnh nói riêng

- Phản ánh những thông tin, những tri thức toàn diện về Hà Nội Vốn tài liệu này càng phong phú, đa dạng thì thư viện được coi là nguồn lực thông tin

Trang 34

- Cung cấp những thông tin phong phú, da dạng, quý giá phục vụ cho việc

phát triển văn hoá, kinh tế, khoa học của Hà Nội

- Cung cấp những thông tin dữ liệu, thông tin dữ kiện phục vụ công tác nghiên cứu triển khai, cung cắp cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý hoạch định

chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của Hà Nội

- Cũng thông qua mảng tài liệu này, Thư viện sẽ góp phan tích cực vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng của Hà

như: Phân vùng quy hoạch kinh tế, nhận biết và khai thác đúng mức những tiềm năng thiên nhiên, về con người, bảo vệ môi trường, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của Thủ đô

Góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thôi thúc thể hệ trẻ hăng say hoạt động, công

tác, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho việc bảo vệ và xây dựng quê hương ~ Việc thu thập, lưu giữ nguồn tư liệu ảnh Hà Nội nói chung, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, trí tuệ của cha ông ta

- Là dịp để giới thiệu cho không chỉ nhân dân trong nước mà bạn bè quốc

tế về một Thủ đô Hà Nội, một đất nước Việt Nam hào hùng với lịch sử mấy ngàn

Trang 35

Chương 2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP, LƯU GIỮ VÀ KHAI THÁC TƯ LIỆU ẢNH HÀ NOI GIAI DOAN 1869 — 1954 TẠI

CÁC THƯ VIỆN LỚN Ở HÀ NỘI 2.1 Thực trạng công tác thu thập tư liệu ảnh

2.1.1 Nguôn thu thập

Như đã xác định ở phần đầu của mục 1.3, tư liệu ảnh nằm trong vốn tài

liệu địa chí, đóng vai trò tương đối quan trọng đối với hoạt động địa chí của mỗi thư viện Để làm tốt công tác thu thập trong điều kiện nguồn kinh phí rất hạn hẹp, cán bộ đòi hỏi phải tận tuy, yêu nghề và ít nhiều có trình độ, tuy rằng tư liệu ảnh có đặc thù không giống những dạng tài liệu khác, có thể nhìn thấy trực tiếp để lựa chọn Nhưng để lựa chọn đúng tiêu chí dé phục vụ độc giả, thì cán bộ phải nắm được các thông tin về địa danh cũng như ý nghĩa thông tin và tính phù hợp của nguồn tư liệu này, phải biết kết hợp, vận dụng mọi nguồn kinh phí trong điều kiện có thể

Do tính đặc thù của tư liệu ảnh nên không phải cơ quan nào cũng có thẻ

lưu giữ, lại là loại hình tư liệu có từ rất sớm, trải qua sự khắc nghiệt của khí hậu

và thời gian, vì vậy ngoài các thư viện lớn, ảnh chỉ có thể được lưu giữ tại các Trung tâm lưu trữ nhà nước Vì vậy, những cơ quan này cũng được coi là một “địa

chỉ” quan trọng trong công tác thu thập tư liệu ảnh

* Tại các cơ quan lưu trữ

Có thể Š đến một nguồn thu thập tư liệu ảnh mà Hội Khoa học Lịch sử

Trang 36

nay trong kho tài liệu nghe nhìn, có gần 100.000 tắm ảnh dương bản và 52.000 tắm phim (âm bản), 258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước Trong đó có khối ảnh về hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đoàn nước ngoài đến Việt Nam Một nhóm lớn tài liệu

ảnh thể

những ngày lịch sử cách mạng tháng Tám năm 1945, những ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946, tỉnh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

của các chiến sĩ Trung đồn Thủ đơ; ảnh về những trận đánh, những chiến dịch

quân sự lớn trên các chiến trường chống ngoại xâm của nhân dân ta Bên cạnh đó còn hàng ngàn tắm ảnh thê hiện tắm lòng của đồng bào cả nước và bạn bè khắp 5 Châu với Bác Hồ khi người từ trần; ảnh về quá trình chuẩn bị và

xây dựng công trình Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình

Ngoài ra còn nhiều ảnh về phong cảnh, con người Hà Nội, về các đình, chùa, lễ

hội truyền thống, tập quán sinh hoạt, sắc phục, về các hoạt động văn hóa thể thao; ảnh về quá trình xây dựng một số công trình lớn [69]

Tại Thư viện Khoa học xã hội, là phông ảnh tư liệu do EFEO để lại, ngoài ra thư viện còn bổ sung thêm rất nhiều với các chủ đề: Dân tộc học, di tích lịch sử văn hóa, ảnh phong cảnh .đa số được thu thập từ các nguồn: Việt Nam thông

tắn xã, các phân xã nhiếp ảnh Trung ương, Sở nhiếp ảnh Trung ương, Tổng cục thông tin, các Bảo tàng lịch sử, cách mạng, thu thập từ một số cá nhân các nhà

nghiên cứu dân tộc học [65]

* Trong các sách đã xuất bản

Có rất nhiều hình ảnh về Hà Nội xưa mà thư viện có thé khai thác, nhân sự kiện

Trang 37

lại một số ảnh dé dé phục vu cho đợt trưng bày triển lãm về những hình ảnh va

tư liệu liên quan đến sự kiện nói trên

Tại Thư viện Hà Nội, kho tài liệu địa chí chính là một nguồn thu thập đáng kẻ, có rất nhiều tư liệu ảnh trong các bộ tài liệu như “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long”, “Bách khoa thư Hà Nội”, “Biên niên sự kiện lịch sử Hà Nội”, các tài liệu về Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, lịch sử Hà Nội, địa danh Hà Nội, sách về quá trình hình thành và biến đổi của Hà Nội qua các thời kỳ Các tài liệu về kiến trúc, đường phố Hà Nội

* Sưu tầm trong nhân dân

Năm 2004 UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa

học xây dựng bộ sưu tập Di sản thư tịch Thăng Long - Hà ¡ phục vụ chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long [16] Hội đồng đã tư vấn cho phòng Địa chí Thư viện Hà Nội xây dựng một “Tủ sách Thăng Long - Hà Nội” Hiện nay phòng đã thu thập được khối tài liệu khoảng 10.000 tài liệu [41, tr.41], những sách - bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến Hà Nội, bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, có thể là sách góc, sách phô tô, có khi là những chỉ dẫn thư mục ở các thư viện khác Những nguồn tài liệu này đã phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu về Hà Nội, thu hút không chỉ giới nghiên cứu

trong nước mà cả các nghiên cứu sinh của nước ngoài đến Việt Nam Tuy vậy đó vẫn chưa phải là số lượng tài liệu lớn so với bề dày 1000 năm văn hiến, thư viện còn phải sưu tầm, thu thập thêm bằng nhiều cách, vận động nhân dân và mua lại

những tài liệu thư tịch cổ về Hà Nội trong nhân dân

Trang 38

Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngoài ra còn một địa chỉ nữa đó là tủ sách tư nhân trong nhân dân Có những gia đình, dòng họ có những thư viện lớn,

nhất là những dòng họ có đời ông cha làm quan lại trong triều đình Có nhà giáo cũng cho biết, muốn sưu tầm được nhiều thì phải đi nhiều, đọc nhiều, nhất là phải đi vào trong nhân dân, tìm kiếm trong nhân dân, đặc biệt là nguồn tư liệu

ảnh hiện nay chủ yếu nằm trong album các gia đình

Trong những năm qua, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có những cuộc vận động tìm kiếm nguồn di sản ảnh Hà Nội xưa trong nhân dân, kết quả đã thu thập được những album ảnh từ nhiều gia đình như gia đình ông Trịnh Văn

Đường (là cháu ngoại của cụ Ngô Tử Hạ, một nhân sĩ yêu nước, Đại biểu Quốc hội khóa I) cung cấp [45] Trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám năm 1945, là một nghiệp chủ có tỉnh thần yêu nước, cụ Ngô Tử Hạ đã đứng đầu một Hội Cứu tế cứu đói, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng Cụ đã được bầu làm đại biểu tỉnh Ninh Bình trong Quốc hội khóa I Những tắm ảnh gia đình cung cấp đã phản ánh những hoạt động mà Cụ đã tham gia gắn liền với hình ảnh của nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử Là nguồn sử liệu quý may mắn còn giữ lại được Đó là ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên khai mạc Quốc hội ngày 2/3/1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội, ảnh cuộc mít tỉnh khai mạc ngày “Tiễu trừ giặc đói” trước cửa Nhà hát lớn, hay ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vương cung Thánh đường Nhà thờ lớn Hà Nội dự Lễ cầu

hồn cho hai triệu đồng bào bị chết đói, v.v

Một bộ sưu tập nữa với gần 300 tắm ảnh của có Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên, gia đình đã tặng lại cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Trang 39

mê chụp ảnh, để đến nay, những tắm ảnh đó đã trở thành một di sản giá trị, một

kg ức còn lại cho hậu thế

Những nhà nhiếp ảnh hôm nay đã được hội ngộ với cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Kiên cùng với những tác phẩm đề đời không phải chỉ là ký ức của riêng ông mà còn thuộc về lịch sử, những tắm anh ay có ý nghĩa vững bền bởi đó là nhân chứng của thời đại

Do hoàn cảnh lịch sử, những chiếc phim gốc đã không còn, gần 300 bức

ảnh còn lại thể hiện tư duy nghệ thuật đa chiều được gia đình âm thầm gìn giữ

giở từng tắm hình thế hệ sau càng thấm thía tâm hồn và ý thức nghề nghiệp và tài năng của có Ngệ sĩ Nguyễn Duy Kiên

Nguyễn Duy Kiên giành cho mảnh đất ngàn năm văn hiến một cái nhìn hồn hậu, vẻ đẹp của những cô gái Hà thành những năm 40 đi lễ xuân thướt tha áo dài khăn vấn, hay ông đồ bày mực tầu viết câu đối đầu xuân, xem bói, những văn

bia trầm mặc, tất cả đều cho ta trở về một Hà Nội xưa cũ, nên thơ mà trí tuệ

So với những bức ảnh đầu tiên của người Pháp trong đội viễn chỉnh khai thác thuộc địa, thì đây là một pho sử vô giá bằng hình của Việt Nam

Trang 40

Những con phó, nóc nhà đổ nát xưa, nay đã thay da đổi thịt, nhưng nhìn vào bộ ảnh đó ta không chỉ thấy được sự đồi thay của một Hà Nội mà còn nhìn thấy tắm lòng của một người yêu Hà Nội sâu sắc

Hà Nội ngày Giải phóng 10/10/1954, Thủ đô không tiếng súng, không có những trận giao tranh dữ dội từ phía các Ô mở cửa cho đoàn quân quân giải phóng trở vẻ tiếp quản Không chỉ có những bức ảnh của những Phóng viên cách mạng theo đoàn quân tiếp quản thủ đô mà Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, còn có một kho hình ảnh tư liệu từ chính những người dân sống trong lòng Hà Nội, đó là Nguyễn Duy Kiên, ống kính của ông như hòa vào không khí của đoàn quân chiến thắng trở về, cờ bay người cũng bay, cờ hát người cũng hát

Với bộ ảnh Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô, Nguyễn Duy Kiên không chỉ là một nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, ông đã trở thành một thư ký nhạy bén và tài hoa của thời đại

Những tắm ảnh mang giá trị tư liệu lịch sử quý giá, có một ngày Hà Nội như thế mà những hình ảnh sống động chân thực đang nằm trong các cuốn album gia đình của những người dân yêu nước, họ đau đáu đón chào một cuộc sống mới yên bình hạnh phúc như tắm lòng của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên

* Trên mạng lnternet

Ngoài việc thu thập ảnh trong các sách đã xuất bản, hoặc trong nhân dân, còn có thé kể đến nguồn thu thập ảnh trên mạng Internet Ngày nay với công nghệ thông tin hiện đại, các trang web có thể truy cập và sưu tằm miễn phí, hoặc

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN