Luận văn Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia nghiên cứu hiện trạng tổ chức, khai thác tạp chí và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Trang 1
HOÀNG THỊ KIM SINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC, SỬ DỤNG
TẠP CHÍ TẠI THƯ VIÊN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUÓC GIA
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN VIẾT NGHĨA
HÀ NÓI - 2012
Trang 2
mà Khoa và Trường đã dành cho chúng tôi, những học viên cao học khóa
2010-2012 về chuyên ngành Khoa học Thư viện Tôi rất vinh dự được học tập và nghiên cứu dưới sự đìu dắt của tập thẻ các giáo sư, các thầy cô và các cán bộ nhân viên của nhà trường và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo,
Khoa Thư viện - Thông tin và Khoa sau đai học, những người đã dành tâm
sức giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, với TS Tạ Bá Hưng, Cục trưởng kiêm Giám đốc Thư viện tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi
trong công việc cũng như trong học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, người thầy đã định hướng nghiên cứu và hướng dẫn trực tiếp tôi thực
hiện bản luận văn Những ý kiến sâu sắc và những chỉ dẫn quý báu của thầy
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành tốt bản luận văn này
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan Thư viện Khoa học Công nghệ Quốc gia và các bạn cùng lớp Cao học đã luôn trao
đồi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Bản luận văn này hoàn thành cũng có sự chia sẻ, giúp đỡ, động viên lớn lao của gia đình và những người thân yêu Tôi xin được bày tỏ tình cảm sâu
Trang 3Danh mục các bảng, hình §
MỞ ĐÀU 7
CHUONG 1: TAP CHi KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI HƯ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỚI NHU CÀU CỦA
NGƯỜI ĐỌC 14
1.1.Những vấn để chung về tap chi khoa học 14 1 1 1 Khái niệm và chức năng của tạp chí khoa học 14 1 1.2 Các loại hình tạp chí khoa học 18 1 1 3 Xu hướng phát triển của các tap chí khoa học 30 1.2 Nguồn tạp chí khoa học tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
32 1.2 1 Vài nét về Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 32 1 2 2 Đặc điểm nguồn vốn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công
nghệ Quốc gia 38
1 2 3 Nhu cầu thông tin của bạn đọc tại thư viện Khoa học và Công
nghệ Quốc gia 4I
1 2 4 Vai trò của tạp chí khoa học trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
5S 1 2 5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chí khoa học
57
CHƯƠNG 2: HIEN TRANG TO CHUC VA KHAI THAC TAP CI TAI THU VIEN KHOA HQC VA CONG NGHE QUOC GIA
Trang 42.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tạp chí tại thư viện Khoa học
và Công nghệ Quốc gia $8
2.3.1 Cơ cấu nguồn tạp chí $8
2.3.2 Phương thức tổ chức kho tạp chí 89
2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 9
2.3.4 Nguồn nhân lực 95
2.3.5 Hoạt động quảng cáo, giới thiệu tạp chí % 2.4 Nhận xét đánh giá về thực trạng khai thác, sử dụng tạp chí ở Thư viện
Khoa học và Công nghệ Quốc gia 98
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA KHAI THÁC, SỬ DỤNG TẠP CHÍ TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUỐC GIA 105
3.1 Tăng cường bổ sung nguồn tạp chí 105
3.2 Bỗ sung hồi cố các số tạp chí bị thiếu 106 3.3 Chuyển tạp chí tra cứu về phòng đọc tạp chí 108 3.4 Thanh lọc tạp chí cũ, không có người sử dụng 108 3.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, quản lý tạp chí
Trang 5AIP ‘American Institute of Physics = Vign Vat Ly Hoa Ky ‘APS ‘American Physics Society = Héi Vat Ly Hoa Ky
ASCE American Society of Civil Engineers = Hội Kĩ sư Xây dựng Hoa Kỳ ASME ‘American Society of Mechanical Engineers = Hội Kĩ sư Co khi Hoa Ky BBK=BBK _ : BuGanoresno-GuGanorpaduuckas KnacupuKannis =Bibliotechno-Bibliograficheskaja Clssificacija =Sự phân loại thư mục thư viện
CSDL Cơ sở dữ liệu Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin Khoa học và Công nghệ
(Vietnam Library Consortium on S and T resources) DDC Dewey Decimal Classification
= Khung phân loại thập tién Dewey
IEEE International Electric Electronic Engineering = Hội kỹ thuật điện - điện tử quốc tế
IFLA International Federation of Library Associations = Liên đoàn quốc tế của các Hội thư viện
Trang 6ISBN ISSN KH&CN OPAC KH&CN QG KH&KTTW UBC UDC UDCN VISTA 'VIOL
International Standard Book Number
Số thứ tự sách theo tiêu chuẩn quốc tế
International Standard Serial Number
= Số thứ tự theo tiêu chuẩn quốc tế
Khoa học và Công nghệ
Online Public Access Catalog
= Thư mục truy cập công cộng trực tuyến
Khoa học và Công nghệ Quốc gia Khoa học và Kỹ thuật Trung ương Universal Bibliographic Control
= Kiểm soát thư mục toàn cầu
Universal Decimal Classification
= Phan loai thap phan van nang
Universal Decimal Classification Number
= Số phân loại thập phân vạn năng
Vietnamese Information Scientific and technological
Agency = Cuc Théng tin Khoa hoc va Céng nghé Quéc
gia
Vietnam Journal On-Line
Trang 7Bảng 1.1 Bảng Số ấn phẩm định kỳ đăng ký qua ISSN Center 15 Bảng 1.2 Tổng số các loại tạp chí chính thư viện đang lưu giữ 40 Bảng 2.1 Bảng tổng kết toàn bộ kho tạp chi dang in trên giấy theo ngôn ngữ 62 Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng tạp chí tiếng La tinh dạng in tréngidy 64 Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng tạp chí tiếng Nga dạng in trêngiấy 65 Bảng 2.4 Bảng thống kê số lượng tạp chí tiếng Việt dang in trêngiấy 66 Bảng 2.5 Bảng tổng kết số liệu tap chí chính dạng in trên giấy theo thời gian 67 Bảng 2.6 Bảng thống kê số tên tạp chí theo các loại hình tạp chí khoa học công nghệ 70 Bảng 2.7 Bảng thống kê số tên tạp chí theo các chuyên ngành khoa học công nghệ chính 72
Bảng 2.8 Bảng số lượng tạp chí điện tử có thể truy cập tại các cơ sở dữ liệu điện tử tại Thư viện Khoa học Công nghệ Quốc gia 75 Bảng 2.9 Bảng số lượng tên tạp chí SpingerLink theo một số chủ đề khoa học
công nghệ 78
Bang 2.10 Thống kê các lọai hình mục lục phiéu phản ánh sách và tạp chí có tại Thư viện Khoa học Công nghệ Quốc gia 81 Bảng 2.11.Nguồn nhân lực tại Thư viện Khoa học và Công nghệ QuốcGia
95 Bảng 2.12.Số liệu phục vụ bạn đọc trong giai đoạn 2005-2010 của Thư viện
Khoa học và Công nghệ Quốc gia 100
Trang 8
Society duge xuất bản bởi Hội Hóa học Hoa Kỳ 2 Hình 1.2 Minh họa trang bìa cuốn tạp chí Proceedings of the Japan Academy 25 Hình 1.3 Minh họa bìa và trang bài cuốn tập san Bulletin of The Word Health Organization 26 Hình 1.4 Thành phần bạn đọc của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 44 Hình 1.5 Những lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được bạn đọc quan tâm 47 Hình 1.6 Tỷ lệ bạn đọc sử dụng các dịch vụ của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 3
Hình 2.1 Đồ thị về số lượng tạp chí có thé tra cứu tại các cơ sở dữ liệu điện tử của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 76 Hình 2.2 Trang tra cứu tạp chí số hóa của Thư viện Khoa học và Công nghệ
Quốc gia 82
Hình 2.3 Kết quả tra cứu tạp chí Journal of Applied Physics hign dang cé tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 84 Hình 2.4 Hình ảnh của kho tạp chi dang in trên giấy của Thư viện Khoa học
và Công nghệ 91
Hình 2.5 Bạn đọc của thư viện tại Phòng đọc Tạp chí Thư viện Khoa học và
Công nghệ Quốc gia 99
Hình 2.6 Mức độ đáp ứng thông tin Khoa học và Công nghệ tại Thư viện
Trang 9Thế kỷ XXI là thế kỷ của thông tin - thư viện với nền kinh tế trí thức “Thông tin ngày càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Quốc gia nào giàu có về
nguồn lực thông tin, chắc chắn quốc gia đó sẽ có sự đột phá và vươn tới thành công trong sự phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy, hoạt động thông tin
thư viện đã và đang là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới Chúng ta có thê nhận
thấy trong hoạt động thông tin, thông tin khoa học công nghệ là một trong
những thông tin đóng vai trò rất quan trọng
Vay lam thé nao dé có thể nắm bắt nhanh chóng nguồn tin, khai thác và sử dụng có hiệu quả phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang là vấn đề đặt ra có tính cấp thiết đối với các nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực thông tin - thư viện thế giới nói chung và ở 'Việt Nam nói riêng Bởi lẽ, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn cần có lời giải đó là: một mặt, dưới sự phát triển mạnh mê của công nghệ thông tin và viễn thông đã dẫn tới sự bùng nỗ thông tin diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm
cho số lượng tạp chí trong xã hội không ngừng gia tăng theo cấp
Trang 10
năng nắm bắt và vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới vào điều kiện thực tiễn cụ thể của Việt Nam Để nắm bắt được các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới, bên cạnh việc chú trọng đào tạo các cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, có năng lực, có phẩm chất đáp ứng yêu cầu của đất nước thì việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tạp chí trong thư viện là một trong những biện pháp hữu hiệu
Điều đó có nghĩa là bên cạnh việc chú trọng thu thập, lưu trữ, bảo quản, quản lý các nguồn tin Khoa học và Công nghệ trong và ngoài nước, người làm công tác thông tin khoa học - công nghệ trong các thư viện còn cần phải chú trọng nghiên cứu thu thập phát triển, quản lý và khai thác nguồn tạp chí khoa học - công nghệ có chất lượng thông tin cao Dé đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin, các cơ quan thông tỉn thư viện nói chung và Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói riêng đã và dang nghiên cứu bổ sung những tạp chí có nhu cầu cao, thật sự có ích, đáp ứng được nhu cầu tin đa dạng và phong phú của bạn đọc cũng như của những người dùng tin khác
Trang 11những loại hình mang tin chủ yếu về Khoa học và Công nghệ, vì vậy nó giữ vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Đối với người dùng,
tin, tạp chí là một kênh trao đôi thông tin rất quan trọng trong cộng đồng khoa
học: Đối với thư viện tạp chí khoa học là nơi lưu giữ các thành quả nghiên
cứu mà ở đó người ta có thể theo dõi sự phát triển tri thức của nhân loại Có
thể nói tạp chí khoa học là một trong những loại hình tư liệu giữ vai trò quyết định trong việc mở mang, truyền bá và lưu giữ tri thức
Trong những năm qua, với chức năng và nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn cách mạng của dat nước, Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã không ngừng chú trọng phát triển vốn tài liệu cũng như việc quản lý khai thác, bảo quản nguồn tài liệu này, đặc biệt là nguồn tạp chí Khoa học và Công nghệ nhằm
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của người dùng tin tại Thư viện, trước yêu cầu
và nhiệm vụ mới hiện nay, cũng như Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng đề ra “Chiến lược đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” với mục tiêu đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh
Trang 12chí còn nhiều mặt hạn chế như lượng bạn đọc đến Thư viện đọc và tìm tạp chí mỗi năm một giảm dần làm giảm đáng kể giá trị của tạp chí trong xã hội, nếu
được khai thác và sử dụng tốt sẽ là một nhân tó quyết định hiệu quả hoạt động của
'Thư viện, bởi vậy tác giả bản luận văn đã lựa chọn vấn đề: "Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc
gia" làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện của mình 2 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nay Cu thé la:
- Phan Thị Kim Dung (2003), “Quản lý và khai thác vốn tài liệu thời
pháp thuộc đến năm 1945 tại TVQGVN" Luận văn Th.s Khoa học Thư viện
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Công trình đã phân tích những giá trị của việc quân lý và khai thác vốn tài liệu sách báo Việt Nam thời Pháp thuộc đến
năm 1945
- Nguyễn Thị Xuân Dự (2008), "Nâng cao hiệu quả phát triển, quản lý
và khai thác vốn tài liệu nước ngoài tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội” Luận văn Th.s Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội Công
trình đã phân tích nghiên cứu vấn đề tổ chức và khai thác vốn tài liệu nước ngoài tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội
- Hoàng Minh Hiền (2002), "Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giữa khai thác, sử dụng tạp chí tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu Khoa học & Công nghệ Quốc gia" Đề tài cấp cơ sở Công trình chủ yếu đánh giá hiệu quả khai thác phân tích nguyên nhân và nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc
- Phạm Thị Thanh Mai (2004), "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thông tin - thư viện Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội"
Trang 13trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại trường ĐHNNI Hà nội từ năm 1998-2004, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư
viện tại trường
- Nguyễn Viết Nghĩa (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển các nguồn tin Khoa học và Công nghệ của Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2000-2010, Đề tài cấp Trung tâm, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà nội
~ Nguyễn Thị Yến (2009), "Tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu báo chí tại thư viện Quốc Gia Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội Công trình đã đi sâu phân tích giá trị của việc quản lý và khai thác nguồn tài liệu báo chí tại TVQGVN giai đoạn 2000-2008
~ Nguyễn Thị Ngọc Mai (2010), “Nâng cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu cổ tại các thư viện trên địa bàn Hà nội”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội
Đây cũng là những chủ đề được nhiều tác giả trình bày tại các Hội nghị, Hội thảo chuyên ngành Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống về việc khai thác và sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn vốn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Nhiệm vụ: - Xác định chức năng, vai trò của tạp chí khoa học - công nghệ và hiện trạng cơ cấu nguồn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc
Trang 14- Phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức và khai thác tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
~ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chi tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đắi tượng nghiên cứu của luận văn: Khai thác, sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
-Phạm vi thời gian: Khảo sát thực tế từ năm 2000 đến nay 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở nắm vừng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như việc căn cứ vào các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước dé triển khai nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phân tích tổng hợp tài liệu + Thống kê phân tích số liệu
+ Điều tra bằng phiếu
+ Quan sát, đánh giá
6 Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận khoa học: Góp phần khẳng định vai trò, giá trị của tạp chí khoa học - công nghệ trong Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trang 15Các giải pháp đề tài đưa ra phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm từng bước hồn thiện cơng tác bổ sung tạp chí, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo bạn đọc, giúp cho các cán bộ, các nhà lãnh đạo có kế hoạch, phát triển nguồn tạp chí cũng như quản lý và tổ chức khai thác tốt nguồn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia trong bối cảnh lịch sử hiện nay
Luận văn cũng là một đóng góp cho sự phát triển của chuyên ngành Khoa học thư viện đang ngày càng phát triển ở nước ta
7 Cấu trúc của luận văn gồm có phần mở đầu và 3 chương
Chương I: Tạp chí Khoa học và Công nghệ tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia với nhu cầu của người đọc
Chương 2: Hiện trạng tổ chức và khai thác tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trang 16Chương I
TẠP CHÍ KHOA HỌC TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUOC GIA VOI NHU CAU CUA NGUOI DOC
1 1 Những vấn đề chung về tạp chí khoa học
1 1 1 Khái niệm và chức năng của tạp chí khoa học
Khái niệm tạp chí khoa học
Tạp chí nói chung và tạp chí khoa học nói riêng (trong tiếng Anh là
journal, tiéng Nga là ypwan) có nguồn gốc xuất phát từ một từ tiếng Latin là
“jounal” có nghĩa là thông báo những tin tức mới nhất theo từng chu kỳ Lịch sử của các tạp chí khoa học có thể được xem như bắt đầu vào ngày 5 tháng giêng năm 1665, khi tạp chí tiếng Pháp Journal des Savants được xuất bản và ngay liền sau đó, ngày 6 tháng 3 cùng năm, tạp chí tiếng Anh Philosophical Transactions of the Royal Society lan đầu tiên công bố định kỳ kết quả của các nghiên cứu khoa học Hơn một nghìn bài báo, chủ yếu viết về côn trùng đã được công bố trong thế kỷ XVIII, sau đó số lượng các bài báo đã tăng lên nhanh chóng Sau khi hai loại tạp chí nói trên ra đời, nhiều loại tạp chí khác cũng đã lần lượt xuất hiện Từ cuối thế kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật với biểu hiện rõ nhất là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất, và sau đó là công nghệ in ấn, sao chụp, số lượng các tạp chí tăng lên nhanh chóng
Trang 17thuần chỉ để giới thiệu về một loại sản phẩm, hàng hóa hay một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Ngày nay, tạp chí không chỉ đơn thuần là nơi thông báo những thông tin mới như ban đầu, thay vào đó, nhiều loại hình tạp chí mới ra đời, có loại vẫn giữ nguyên tôn chỉ ban đầu là công bố những thông tin mới, có loại chỉ điểm lại các bài viết đã được công bố với các phân tích, nhận xét, bình luận của các nhà khoa học có uy tín, có loại chỉ nhắc đến những yếu tố cơ bản của
một bài viết như tên tác giả, tên bài, tên và số tạp chí đã công bố bài viết đó Để chỉ chung các loại hình tài liệu này, một khái niệm mới ra đời, đó là ấn phẩm tiếp tue “serials” Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3297 thì *Án phẩm tiếp tục là ấn phẩm dưới bắt kỳ vật mang tin nào, được xuất bản thành từng phần, thường được đánh số thứ tự hoặc đánh số theo năm, tháng, có ý định xuất bản
tiếp tục và không báo trước số kết thúc”
‘Theo Trung tim Dang ky chi số ISSN Quốc tế, số lượng các ấn phẩm
định kỳ được đăng ký trong thập kỷ qua được thể hiện trên bảng sau
Bang 1.1 Bảng Số ấn phẩm định kỳ đăng ký qua ISSN Center Số biểu ghi nhận được Tổng số Số biểu ghi mới 2003 1125507 53484 2004 1158177 32670 2005 1284413 68880 2006 1284413 57356 2007 1347519 61306 2008 1413942 68223 2009 1489773 75831 2010 1555307 65534 |
Con theo tiêu chuân Việt Nam TCVN 4523-88: “Ân phâm tiệp tục là ân
phẩm được xuất bản tuần tự từng phần (số, quyền, tập) và được đánh dầu theo
số thứ tự, hoặc theo thời gian Các phần của ấn phẩm tiếp tục có nội dung
không trùng lặp, có nhan đề chung, hình thức trình bày và kích thước giống
Trang 18loại không có định kỳ xuất bản
Cũng theo tiêu chuẩn TCVN 4523-88: “Án phẩm định kỳ là ấn phẩm tiếp tục được xuất bản theo một khoảng thời gian xác định”, còn “Án phẩm không định kỳ là ấn phẩm tiếp tục được xuất bản sau một khoảng thời gian
không xác định trước”
Dé nhận diện một ấn phẩm tiếp tục, mỗi ấn phẩm tiếp tục được gan cho
một chỉ số, đó là chỉ số ISSN (International Serial Standard Number) Số ISSN gồm 8 chữ số, được chia làm 2 nhóm, số cuối cùng là số kiểm tra Số
kiểm tra không phải là số ngẫu nhiên mà được tính theo quy luật sau:
Lấy các số từ trái qua phải, nhân lần lượt với trọng sé 8,7,6,5.4,3,2, lay
tổng của các tích tìm được, đem tổng tìm được chia cho 11, rồi lấy 11 trừ số dư sẽ được số KT Thí dụ số kiểm tra trong số ISSN 0317-8471 được tính như
sau
Lấy lần lượt các số 0,3,1,7,8,4,7 nhân với các số 8,7,6,5,4,3,2 ta c6 tong
các tích là:
Ox8+3x7+ 1x6+7x5+ 8x4+4x3+7x2 = 120
Lay 120 chia cho 11 du 10
Lay 11 trir 10= 1 ta c6 s6 kiém tra la 1
Như đã trình bày ở trên, do sự phát triên mạnh mẽ của khoa hoc va
công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất bản, khái niệm tạp chí khoa học không còn được giữ nguyên như khi tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ
XIX, ma da thay déi khá nhiều Giờ đây, khi nói đến tạp chí khoa học, ta
thường hiểu rằng đó là các loại xuất bản phẩm, có thể dưới dạng in trên giấy,
trên vi phim hay trên mạng internet, được xuất bản tiếp tục với các hình thức
Trang 19của các tác giả đã công bố trước đó (tạp chí cấp 2)
Nhu vy, khái niệm tạp chí nói chung và tạp chí khoa học nói riêng chỉ được dùng để chỉ các loại hình xuất bản phẩm tiếp tục, chuyên công bố các bài viết cũng như thông tin về các vấn đề khoa học công nghệ
Với tình thần đó, trong luận văn này, khái niệm tạp chí khoa học được dùng để chỉ toàn bộ các loại ấn phẩm tiếp tục dưới mọi dạng khác nhau, đang được Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia bỏ sung và khai thác phục
vụ nhu cầu thông tin của đông đảo người dùng tin của Thư viện
Chức năng của tạp chí khoa học
Tạp chí khoa học có các chức năng chính sau:
1 Tạp chí là nơi công bố các công trình, bài viết, những thông tin mới - sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo của các tác giả - với tư cách là nhà
nghiên cứu, giảng dạy, xử lý thông tin,
2 Tạp chí là một nguồn cung cấp cho người đọc những thông tin, tin tức hoặc tri thức có chọn lựa về một chuyên ngành hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó Chúng ta có thể thấy rằng các bài viết trong tap chí luôn đi theo một định hướng của ban biên tập, không chỉ là các tạp chí thể thao, văn hóa
hay kinh tế mà có thể tích hợp nhiều bộ môn khác nhau
3 Các tạp chí mang định hướng về văn hóa, tư tưởng, là công cụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo Người viết tạp chí cũng phải là những người được đảo tạo có chuyên môn, vì thế phải có định hướng lập trường khi sử dụng từ ngữ trong các bài báo hay trong các bài tạp chí Ngoài ra chúng ta còn phải thấy những phân tích mang tính tranh cãi ẩn chứa bên trong những thông tin của các bài báo
Trang 205 Các tạp chí còn là nguồn thông tin đáp ứng những nhu cầu đặc trưng trong thời đại bùng nổ thông tin của một cộng đồng, của một cơ quan, của một nhóm người hoặc các cá nhân Những nhu cầu này sẽ xác định sự lựa chọn riêng của tạp chí cần mua hoặc cần đặt mua Điều này dẫn đến việc tổ
chức các thông tin trong một cuốn tạp chí, việc có các bài tường thuật hấp dẫn
về các đề tài khác nhau: từ một nghiên cứu mang tính phỏ thông cho đến những vấn đề quan trọng liên quan đến quyết định của một doanh nghiệp kinh tế Tạp chí cũng nhấn mạnh đến khả năng trình bày những vấn đề thuần túy mang tính thẩm mỹ như các bài báo, các bức phác họa, các bức ảnh hay những thể hiện mang tính thẩm mỹ khác
1.1.2 Các loại hình tạp chí khoa học
Tạp chí khoa học là những ấn phẩm công bố các thành tựu khoa học thông qua các bài báo Trong các tạp chí khoa học, bài báo hay các công bố
khoa học là phương tiện để phổ biến khoa học Những công bố khoa học đã có một lịch sử hàng nghìn năm, từ thời cỗ đại Ngày nay việc phổ biến khoa học đã được xem như một công cụ để làm cho trí thức và các công nghệ giúp cho sự phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững, giúp làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn Những hoạt động phổ biến khoa học còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đảo tạo trong nha trường nói riêng, và cả trong toàn xã hội
Trang 21tiêu chuẩn về chất lượng và bảo đảm tính đúng đắn về khoa học
Có một số dạng khác nhau của các bài báo khoa học Thuật ngữ chính
xác cũng như các định nghĩa về các bào báo khoa hoc thay đổi tùy theo chuyên ngành, nhưng chủ yếu tập trung vào các tên gọi sau đây:
- Bài tạp chí (tiếng Anh là article) là những bài viết thường có độ dài tir một vài trang đến hai mươi trang Bài tạp chí mô tả một cách đầy đủ, hoàn chỉnh những kết quả nghiên cứu, phát minh, phát kiến khoa học được thực hiện trong một nghiên cứu khoa học Trong một số tạp chí chuyên ngành khoa học đặc biệt chúng ta có thể thấy có những bài báo dài 80 trang như trong ngành toán học hoặc trong ngành khoa học về lý thuyết tính toán
- Thư khoa học (tiếng Anh là Leter hoặc cũng còn được gọi là communications), là những bài mô tả ngắn gọn những phát hiện khoa học quan trọng đang trong quá trình nghiên cứu mà cần phổ biến ngay vì được xem như là các thông tin khẩn cấp
- Những thông báo ngắn (tiếng Anh là short notes hoặc là notes brief) là những bài mô tả một cách ngắn gọn những phát hiện khoa học đang được nghiên cứu, nhưng được xem như ít khẩn cấp hoặc ít quan trọng hơn so với các công bố như trong một thư khoa học “letter”
- Bài bổ sung (tiếng Anh là document suplementary) là những bài bao khoa học chứa đựng một khối lượng lớn các bảng số liệu là những kết quả của một nghiên cứu khoa học và có thể bao gồm tới hàng chục hay hàng trăm trang với chủ yếu là các dữ liệu dạng số Hiện nay có một số tạp chí chỉ công
bố các bảng số liệu này trong dạng điện tử trên mạng Internet
Trang 22Reviews, trong đó các chuyên gia đầu ngành được mời viết bài tổng quan về những vấn đề chuyên ngành của họ Các bài báo đó được đưa qua phản biện trước khi được công bố Những tạp chí khác như tạp chí Current Opinion, được xem như rất đơn giản trong quá trình phản biện, mà họ tin tưởng ở các
tác giả bài báo ở sự chính xác và chân thật Các bài báo khoa học thuộc dạng
bài tổng quan thường cung cấp những thông tin về chủ đẻ, cũng như nguồn tài liệu tham khảo đối với những nghiên cứu gốc
Các hình thức của các bài báo trong các tạp chí khoa học có khác nhau,
nhưng thường theo một sơ đồ chỉ dẫn chung của cơ quan tiêu chuẩn quốc tế
Các bài báo thường bắt đầu bằng một tóm tắt (abstract) Tóm tắt của toàn bộ
bài báo khoa học có độ dài từ một đến khoảng 500 từ Sau đó, phần mở đầu là phần giới thiệu chung về bài báo, bao gồm việc tóm lược những kết quả nghiên cứu tương tự Phần tiếp theo là mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phần này mô tả chỉ tiết các quá trình đã sử dụng trong việc nghiên
cứu theo một cách mà nó có thê được lặp lại bởi các nhà nghiên cứu khoa học
khác Tiếp theo là phần kết quả và thảo luận trình bày những kết quả nhận được và thảo luận các thắc mắc Cuối cùng là phần kết luận đưa ra các kết
luận, đề nghị các ứng dụng và việc thực hiện các nghiên cứu bỗ sung
Có thể nói rằng các loại hình tạp chí khoa học trên thế giới là rất đa dạng và phong phú, mỗi loại tạp chí khoa học lại có những kiểu bài viết đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu của mỗi loại tạp chí Tên gọi của các loại hình tạp chí cũng rất khác nhau Có nhiều dấu hiệu khác nhau để phân biệt một nhóm tạp chí khoa học này với một nhóm tạp chí khác
Trang 23định kỳ chiếm đa số trong số các tap chí được xuất bản hiện nay Định kỳ phổ biến của tạp chí là hàng tháng, tức là 12 số/năm, thường được gọi là tạp chí monthly (hàng tháng) Tuy nhiên cũng có loại tạp chí có định kỳ xuất bản nhiều hơn hoặc ít hơn 12 số/năm Có loại tạp chí ra 2 tháng một số, gọi là bimonthly (2 tháng), trong loại này lại có tạp chí chỉ xuất bản vào tháng chẵn, có loại chỉ xuất bản vào tháng lẻ; có loại tạp chí ra hàng tuần (weekly) hoặc hai tuần một số gọi là semimonthly (nửa tháng); có loại chỉ ra một năm một số gọi là annual Loại tap chí bắt định ky (unperiodically) thi như tên gọi đã chỉ rõ, các tạp chí này không có định kỳ cố định, khi nào có dủ bài thi tạp chí được xuất bản, phổ biến nhất trong loại bất định kỳ là kỷ yếu các công trình hội nghị,
Dấu hiệu phân chia theo tần suất xuất ban tap chí như trên thường được xem xét khi bổ sung tạp chí, đặc biệt là khi khai báo trường định kỳ xuất bản trong phân hệ quản trị tạp chí của các hệ quản trị thư viện tích hợp
Một dầu hiệu khác, thường được dùng để phân chia tạp chí là mức độ xử
lý thông tin trong tạp chí, cũng có nghĩa là theo loại hình bài viết trong các tạp chí Theo dấu hiệu này, tạp chí khoa học được chia thành 2 loại: tap chi cp I và tạp chí cấp II Tạp chí cấp I là loại tạp chí đăng tải các bài nghiên cứu nguyên gốc của chính tác giả (có thẻ đã được biên tập lại bởi ban biên tập của tạp chí), loại này thường được gọi là tạp chí học thuật Tạp chí cấp II là loại tạp chí được hình thành trên cơ sở xử lý thông tin từ các tạp chí cấp I Thuộc
về tạp chí cấp II ta có các loại tạp chí tóm tắt (abstracts), tin nhanh (2kcnpecc
undopmauua), théng tin tín hiệu (CuruámsHas nnÐopMantw3) Dưới đây là những loại tạp chí khoa học phổ biến nhất
Tạp chí học thuật
Trang 24chí đầu tiên, đó là công bố các bài viết nguyên gốc của tác giả Tạp chí học thuật thường đăng các bài viết của tác giả, các bài phê bình, đánh giá các công, trình của các tác giả khác, đôi khi là những bài trao đổi kinh nghiệm hoặc tin ngắn Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ loại hình tạp chí học thuật Trong
tiếng Anh ta thường bắt gặp cụm từ “Journal” để chỉ loại tạp chí học thuật này
và loại này thường được xuất bản bởi các nhà xuất bản hay của các Hội nghề nghiệp Ngoài ra chúng ta cũng có thể gặp các thuật ngữ sau để chỉ các tạp chí học thuật như Communications (thông tin), Annals (biên niên), Review
(điểm tin), hoặc Transactions (biên bản), Tương tự như vậy, trong tiếng Nga
tạp chí học thuật cũng được gọi là 3Kypnan để chỉ các xuất bản phẩm định kỳ của các nhà xuất bản hay của các Viện Hàn lâm khoa học hoặc các viện nghiên cứu chuyên ngành Các thuật ngữ tương tự để chỉ tạp chí học thuật có thể gặp trong tiếng Nga là /IoKuánwi (báo cáo), Tpyzt! (công trình), Venexw
(các thành tựu)
Các loại hình tạp chí học thuật nêu trên chiếm đa số trong số lượng tạp chí
khoa học xuất bản thường kỳ trên thế giới Định kỳ của các tạp chí khoa học
có thể là nửa tháng, một tháng hoặc hai, ba tháng, thậm chí sáu tháng hay một năm một kỳ, tùy theo số lượng bài viết mà tạp chí thu nhận được Tạp chí học
thuật thường được xuất bản bởi một nhà xuất bản, một hội nghề nghiệp hay
một cơ quan tạp chí độc lập, ví du nhu Tap chi Journal of American Chemical Society được xuất bản bởi Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical
Trang 25ue ceva 5207 eer | JACS Ds on of cas ty ee Tbe ni oe at a Tera De) ‘or eg oo” Journal, = === hea ne acoder tpn svete ae nt tet (io ioepe OS Sintra tice Chemical —— ‘eee ‘a magma ‘thn diheer bos TS Xe xen te teen he tì PB Setiteeaeatocaia -ằ te —— Ta hi Mác fi thư tụ emlieenirk Teen keeriter ae enna veueenagel Oa -weapie me se: ni Fashmo tndlsatewfeneakoiemY — ‘Sessa ses 2k e= eeediteiaeyeeE ‘tees soar Vel aati
Hình 1.1 Bia và trang bài cuốn tap chi Journal of the American Chemical
Trang 26Trong loại tap chi học thuật, loai “journal” là loại hình tạp chí phổ biến nhất, ngoài ra, ta còn hay gặp các loại hình tạp chí sau:
Kỹ yếu hội nghị khoa học
Trong tiếng Anh, kỷ yếu hội nghị thường được bắt đầu bằng từ
Proceedings, con trong tiếng Nga các tạp chí dạng kỷ yếu được bắt đầu bằng
C6opnuk (tuyển tập), tiếp sau đó là tên hội nghị Kỷ yếu hội nghị khoa học là tuyển tập các bài báo khoa học đã được công bố trong khuôn khổ của một hội nghị
bài báo khoa học được trình bày bởi các nhà nghiên cứu trong hội nghị và được
hoa học được tổ chức định kỳ, thường là hàng năm Kỷ yếu bao gồm các
xem như văn bản ghi nhớ được trình bày cho tất cả những người tham dự hội nghị khoa học đó
Kỹ yếu hội nghị khoa học được biên tập bởi một hay nhiều nhà khoa học
Chất lượng của các bài báo trong kỷ yếu được bảo đảm bởi sự xem xét đọc trước
các nhà khoa học độc lập bên ngoài hội nghị và quá trình đó được gọi là phản biện Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của hội nghị khoa học mà quá trình phản biện có thể nhanh hay chậm, có khi kéo dài đến một năm Các biên tập viên sẽ quyết định nội dung của quyền kỷ yếu, thứ tự của các bài báo khoa học được trình bày trong đó, tiếp theo, Ban biên tập viết lời giới thiệu và có thể thêm một
số nội dung khác nữa Mặc dầu sự thay đổi nội dung của các bài báo cần được sự
đồng thuận giữa ban biên tập và tác giả bài báo, nhưng đôi khi các biên tập viên
cũng có thể tự sửa chữa một số chỗ trong các bài báo được in
Vì các bài viết trong kỷ yếu được đóng góp bởi nhiều nhà khoa học khác
nhau, nên đặc tính chung của một kỷ yếu hội nghị khoa học có thể khác một
Trang 27hợp, khi nội dung của các bài báo có giá trị khoa học cao, ban biên tập có thể
quyết định xuất bản kỷ yếu thành một quyền sách
Kỹ yếu có thể được in bởi cơ quan tỏ chức hội nghị khoa học, như quyền Ky yếu Hội thảo khoa học ngành thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 lần thứ VI được in bởi Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ, hoặc được in thông qua một Nhà xuất bản
Giới thiệu bìa cuốn tap chi Proceedings thuộc chuyên ngành Toán học của
Viện hàn lâm khoa hoc Nhat ban Hình 1.2 Minh hoa bia cuon tap chi Froceedings of the Japan Academy Che Mee Tập san, nội san, chuyên san hoặc thông báo khoa học
‘Tap san trong tiếng Anh là Bulletin, còn trong tiếng Nga là Biorrierénb,
Trang 28(hoặc xuất bản bằng tiếng Pháp có nhan đề Bulletin de 'Organization Mondial de la Santé), Geneve WHO, có ký hiệu CLv1673 là tạp chí của Tổ chức Y tế thế giới xuất bản tại Geneve, Thụy sĩ lần đầu vào năm 1947 Tập san, chuyên san
thường được xuất bản bởi một trường đại học hay một viện nghiên cứu khoa học và thường đăng các công trình của các thành viên của trường hay viện
‘The costs of HIV prevention strategies in developing countries N.S J Lav Bloomber? 8 Ae Hinh 1.3 Minh hoa bia vé trang bài cuốn tdp san Bulletin of The Word Health Organization
Tap chi phé binh
Tạp chí phê bình thường đăng các bài bình luận, trong tiếng Anh được gọi
Trang 29được công bồ trước đó Đôi khi tạp chí phê bình còn phân tích các hướng nghiên cứu đã được công bố và chỉ ra các xu hướng nghiên cứu mới Có thể nói đây là một loại tạp chí mang tính học thuật rất cao Đối với các tài liệu khoa học công
nghệ, các bài trong một quyền tạp chí phê bình là các bài báo khoa học cung cấp
những thông tin tổng hợp về một chủ đề khoa học tại một thời điểm nào đó Những thí dụ về những tạp chí phê bình là các tạp chí Review có ký hiệu CLbl30 của Rumani, đã ngừng trước 1990, nay lại mới nhập lại, Vietnam economic Review CLv2614, the Nature Reviews series của các tạp chí hay các hướng nghiên cứu khoa học
Một điểm nữa cần lưu ý trong các tạp chí học thuật là một số tạp chí được
xếp vào hàng “peer review” tức là loại tạp chí được thẩm định kỹ trước khi xuất
bản Các tạp chí được xem là “peer review” trước khi nhận in một bài, bài đó phải được gửi cho ít nhất 3 thành viên trong hội đồng biên tập đọc và cho ý kiến phản biện, nếu vượt qua được vòng phản biện, bài tạp chí đó mới được nhận đăng Chính vì vậy, các tạp chí được xem là “peer review” thong được đánh
giá là loại có chất lượng và có giá bán rất cao Tạp chí tóm tắt
Tap chi tom tit, tạp chí tóm lược hoặc tạp chí trích yếu trong tiếng Anh là Abstracts, con trong tiếng Nga gọi là PeQepar 3KypHan Tạp chí tóm tắt cũng
như thông tin tín hiệu, mục lục tạp chí là sản phẩm của cơ quan thông tin, thuộc
loại tạp chí cấp II Loại ấn phẩm này mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, khi thông
tin khoa học bắt đầu được phát triển như một hoạt động độc lập, hỗ trợ cho các nhà khoa học tìm và xử lý thông tin Tạp chí tóm tắt giới thiệu các bài tạp chí đã
Trang 30(thường dài không quá 500 từ) Tạp chí tóm tắt có thẻ là đề cập sâu về một
chuyên ngành khoa học cụ thể nào đó hoặc cũng có thể liên quan đến nhiều
ngành khoa học Tạp chí tóm tắt cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến bài báo,
giúp bạn đọc nhanh chóng tìm được nội dung chính của các bài báo hay tạp chí
khoa học mà họ cần tìm Tạp chí tóm tắt thường được dùng như một công cụ tra cứu để tìm kiếm thông tin mới được công bố trong các loại sách, báo, tạp chí Chính vì lẽ đó, tạp chí tóm tắt rất được các thư viện, cơ quan thông tin chú trọng
bổ sung Một số loại tạp chí tom tắt rất được các thư viện cũng như cơ quan
thông tin khoa học quan tâm đặt mua và phục vụ đọc giả như Chemical Abstracts
của
Hóa học Hoa Kỳ, Index Medicus, một cơ cở dữ liệu chuyên về y hoc,
Agrindex, cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, hay các loại Pebepar 3Kypan của Viện Thông tin Khoa học Kỳ thuật Cộng hòa Liên Bang Nga, Buletin
signaletique của Viện Thông tin Khoa học Cộng hòa Pháp Vé ban chat, tap chi tóm tắt là bản in trên giấy của cơ sở dữ liệu thư mục do các cơ quan thông tin
khoa học biên soạn Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc
biệt là sự phát triển mau lẹ của internet, tạp chí tóm tắt đang được các xuất bản
dưới dạng điện tử, có thể trên đĩa CD-ROM, DVD hay trực tuyến trên mang, Thông tin nhanh (2cnpecc ww$opwanws) và các tạp chí tin vắn bằng
tiếng Nga (CnrHánbHaa nw$opMauus) có khác đôi chút so với tạp chí tóm tắt
Trong các tờ thông tin nhanh hoặc thông tin tín hiệu, ngoài việc nêu đầy đủ các yêu tố thư mục của một bài tạp chí, một cuốn sách, bài tin nhanh hay thông tin
Trang 31
thường là hàng tuần, chọn đăng các thông tin về các bài viết mới, nỗi bật trong
thời gian trước đó
Trong các tài liệu khoa học công nghệ bản tóm tắt thường được dùng để thông tin về các công trình nghiên cứu phức hợp Một bài tóm tắt có thẻ được công bố riêng thay vì cơng bố bài báo tồn văn Như vậy, bản tóm tắt đã được
nhiều cơ quan khoa học sử dụng đẻ làm cơ sở lựa chọn các nghiên cứu sẽ được
trình bẩy dưới dạng báo cáo treo tường hay báo cáo miệng tại các hội nghị khoa
học Vì vậy, nhiều các cơ sở dữ liệu chứa đựng các chỉ dẫn về các bản tóm tắt
thay vì đưa ra toàn bộ nội dung của các bài báo khoa học Các bản toàn văn của
các bài báo thường phải mua vì phải tuân theo luật về bản quyền hoặc phải trả tiền chỉ phí xuất bản Vì vậy, bản tóm tắt đóng vai trò cầu nói giữa bản in trên
giấy và bản in điện tử của bài báo tồn văn
Thơng báo mục lục tạp chí
Thông báo mục lục tạp chí, tiếng Anh là Current contents hoặc là Digest
Thông báo mục lục tạp chí là một dạng ấm phẩm in nhanh, thường là sao lại các
trang mục lục của các tạp chí và đóng thành cuồn, được trình bày giống như một
tạp chí thông thường, chỉ có điều khác là nội dung Current contents chỉ gồm các các trang mục lục của các tạp chí học thuật thuộc một hay nhiều chuyên ngành
tùy theo ý định của người xuất bản Trong các trang của Current contents, ngoài
các trang mục lục của các tạp chí, ta có thể tìm thấy các bảng tra, chứa các chỉ dẫn về tác giả hoặc chỉ dẫn về tên bài, tên tạp chí dưới dạng danh sách các từ
khóa Thông qua bảng chỉ dẫn, ta có thể tìm thấy các địa chỉ của tác giả các bài
Trang 32tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia là Current Contents Agricultural, Current Contents Engineering
Loat tap chi in trén gidy ling
Ngoài các loại tạp chí trên, còn có loạt tạp chí xuất bản định kỳ thường tin
trên giấy láng, trong tiếng Anh gọi là là magazine hoặc news, newsletter, con trong tiếng Nga là Becrnnk Đó là những loại tạp chí chủ yếu thông báo thời khóa biểu hay là lịch trình của các hoạt động khoa học công nghệ và có những dung rất đa dạng Những tạp chí l ¡ này thường là những loại tạp chí nặng
về tính quảng cáo, tạp chí về mua bán các loại hàng hóa khoa học công nghệ
hoặc các tạp chí được phát miễn phí Tạp chí in trên giấy láng thường được phát
hành hoặc được gửi đến Thư viện qua đường bưu điện hoặc qua những người
bán hàng hoặc được phát miễn phí tại các địa điểm lưu động
1.1.3 Xu hướng phát triển của các tạp chí khoa học
Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, số lượng tạp chí khoa học tăng lên rất nhanh kể cả về số lượng và chủng loại Theo số liệu
thống kê của Trung tâm Đăng ký chỉ số ISSN, hiện nay số tạp chí được đăng ký chỉ số ISSN của toàn thế giới đã đạt đến con số 1625366 tên và mỗi năm có khoảng 6 đến 7 nghìn tên tạp chí được bổ sung vào danh sách trên, đấy là chưa kế một số lượng rất lớn tạp chí vì nhiều lý do khác nhau, không đăng ký chỉ số
ISSN
Một xu hướng khác trong sự phát triển của tạp chí là nhiều tạp chí có xu
hướng chuyên môn hóa về một chuyên ngành hẹp, có nội dung chuyên sâu về một vấn để, trong khi có nhiều tạp chí có nội dung liên quan đến rất nhiều ngành
Điều này được lý giải là do trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ,
Trang 33chuyên ngành khoa học hẹp tăng lên, do vậy cần có diễn đàn để công bố thông
tin về các chuyên ngành hẹp này Có thể thấy rõ điều này qua các tạp chí về công
nghệ thơng tin Hiện nay ngồi những tạp chí về công nghệ thông tin nói chung còn có các tạp chí công nghệ thông tin chuyên về một lĩnh vực hẹp, ví dụ Tạp chí Tin học ngân hàng, chuyên đăng các bài viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng hay tạp chí Electronic Libary, chuyên dành cho lĩnh vực thư viện điện tử Trong khi đó, một xu hướng khác trong phát triển khoa học công
nghệ là xu hướng liên kết nhiều ngành khoa học, tạo nên các ngành khoa học
mang tính tổng hợp, vì vậy lại có xu hướng xuất hiện một số loại tạp chí chuyên
đăng tải các bài viết liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, thí dụ tạp chí
Seience, một tạp chí rất nồi tiếng, chuyên công bố các vấn đề mới nảy sinh trong
tất cả các ngành khoa học công nghệ
Một xu hướng mới nữa trong phát triển tạp chí khoa học, đó là sự xuất
hiện ngày càng nhiều tạp chí dưới dạng điện tử Có thể nói, hiện nay, song song với tạp chí in trên giấy, hầu hết các tạp chí đều có phiên bản điện tử, cho phép
thư viện chỉ cần mua một bản tạp chí mà có thể phục vụ cùng lúc nhiều người
đọc, điều này đem lại rất nhiều thuận lợi cho các thư viện khi phục vụ độc giả, ngoài ra tạp chí điện tử còn giúp các thư viện tiết kiệm chỉ phí xây dựng kho tàng
để lưu trữ tạp chí cũng như tiết kiệm chỉ phí bảo quản, đóng bìa tạp chí
Hiện nay đang có những ý kiến cho rằng các tạp chí dạng in trên giấy dang trong quá trình được thay thế bằng các tạp chí điện tử với nhiều dạng thức khác
nhau
Một trong những dạng đó là tạp chí online của các tạp chí dạng in trên
giấy Vào khoảng năm 2006 hầu như tất cả các tạp chí khoa học, dù đang trong
Trang 34còn hầu như chuyên hin sang các phiên bản điện tử Một số lớn các thư viện
khoa học hàn lâm đã ký các hợp đồng sử dụng phiên bản điện tử và chỉ đặt mua phiên bản dạng in trên giấy các tạp chí quan trọng nhất và hay sử dụng nhất
Nhiều nhà khoa học và các nhà thư viện cho rằng giá của các tạp chí khoa học là rất cao Vì vậy, để được phép truy cập các tạp chí online, các trường đại
học thường xây dựng các trang web truy cập cần có giấy phép Các trang mạng này cho phép bắt cứ thành viên nào của trường đại học đều có thể truy cập với sự
cho phép tùy từng người, để người sử dụng có thể truy cập tại nhà hay tại bắt kỳ địa m nào khác Điều này hầu như là truy cập rất đắt tiền, đắt hơn so với mua
một phiên bản tạp chí in trên giấy Nhưng phiên bản điện tử lại cho phép nhiều người sử dụng nếu được cho phép Trong khi đó một phiên bản tạp chí in trên giấy chỉ cho phép một người sử dụng, trong khi một phiên bản điện tử có phép sẽ
cho phép hàng trăm người truy cập tới thông tin khoa học cần thiết
1.2 Nguồn tạp chí khoa học tại Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia 1.2 1 Vài nét về Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia là một đơn vị thành viên trực thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Thư viện có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Tham gia xây dựng chính sách, tổ chức cập nhật, bỗ sung và phát triển nguồn thông tin Khoa học và Công nghệ cho cả nước
~ Phân loại và biên mục tài liệu, xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu sách, tạp chí
- Là đầu mối thường trực của Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn
thông tin Khoa học và Công nghệ
Trang 35~ Lưu giữ, bảo quản sách, tạp chí, patent, báo cáo kết quả nghiên cứu,
Cơ cấu tổ chức của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia gồm có
Ban Giám đốc và các phòng chức năng sau: - Phòng Phát triển nguồn tin
~ Phòng Phân loại - biên mục - Phòng Tra cứu chỉ dẫn - Phòng Đọc sách - Phòng Đọc tạp chí Lịch sử phát triển của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Co thé ni
đời nhất ở nước ta, Thư viện có lịch sử phát triển trên 100 năm nay, kế thừa vốn thư viện KH&CN Quốc gia là một trong những thư viện lâu
tài liệu của các thư viện tiền thân từ Thư viện của Học viện Viễn đông Bác cổ,
Thư viện Khoa học Trung ương, Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương và
ngày nay là Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Thư viện của Học viện Viễn đông Bác cổ do Nhà nước đô hộ Pháp thành lập tháng 1 năm 1901 chuyên nghiên cứu về Viễn đông và Đông dương Sau khi
kháng chiến chống Pháp thắng lợi, năm 1958, Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định lấy cơ sở thư viện của Học viện Viễn đông Bác cô ở
Hà Nội để tổ chức thành Thư viện Khoa học Trung ương Ngày 6 tháng 2 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Thư viện Khoa học Trung ương Trong giai đoạn này, kho tài liệu của Thư viện đã được hình thành theo hướng một thư viện khoa học tông hợp, gồm tắt cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội Trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương phải phân tán hoạt
Trang 36khoa học các cơ quan Trung ương, các cơ sở sơ tán nằm rải rác tại 4 tỉnh (An toàn khu tại Tuyên Quang, Vĩnh Phú - nay là Vĩnh Phúc, Hà Bắc - nay là Bắc
Ninh và Hà Sơn Bình - nay là tỉnh Hòa Bình) Các cán bộ của Thư viện đã cố sắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy Năm 1968, Thư viện Khoa học Trung ương được tách thành là Thư viện Khoa học và Kỳ thuật Trung ương (KH&KTTU) trực Khoa học Xã hội trực
hai thư việ
thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và Thư thuộc Uỷ ban Khoa học Xã h
khoảng trên 250 000 đầu sách va 5000 dau tap chi vi
iếng nước ngoài và là kho hư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương có tỷ lệ 97% t u bằng phong phú nhất cả nước trong thời gian này
Cùng với việc tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin khoa
hoc kỹ thuật và để đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu của các cơ quan, tổ chức khoa
học các cấp, các ngành và các địa phương, Thư viện còn thực hiện các khóa đào tạo nghiệp vụ cho thư viện khoa học kỹ thuật ở các tỉnh/thành phố miền Bắc
Trong giai đoạn 1976-1990 Thư viện triển khai các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ phục vụ nhu cầu thông tin phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Nhờ các chính sách đổi mới và mở cửa, Thư viện đã đặc biệt chú trọng phát triển
Trang 37Từ tháng 9 năm 1990, Thư viện KH&KTTW cùng với Viện Thông tin KH&KTTW hợp nhất thành Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) Qua thời gian dài xây dựng và phát triển, Thư viện KH&KTTW đã xây dựng
được một nguồn tin khoa học và công nghệ lớn nhất Việt Nam, bao quát hau hét
các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực công nghệ quan trọng, phục vụ phát triển nền khoa học và công nghệ nước nhà
iai đoạn này, Trung tâm Thông tin Tư liệu Kh&CN Quốc gia đã
iến hành đổi mới công tác kế hoạch và phương thức cấp phát kinh phí thông qua ký kết hợp đồng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, đã giúp nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư, xây dựng tiềm lực thông tin có định hướng; mở rộng và đa
dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin Trung tâm đã mở rộng được mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng cường nguồn tin và trang thiết bị của các đối tác quốc tế Thư viện Kh&CN Quốc gia đã góp phần cùng với các đơn vị khác
trong Trung tâm xây dựng được trên 10 cơ sở dữ liệu (CSDL) với khoảng
400000 biểu ghi Các CSDL này được tích hợp từ các CSDL chuyên đề, được
đưa vào mạng nội bộ và nối mạng trong toàn quốc (VISTA)
Trong giai đoạn 1996-1999 để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về Khoa học và Công nghệ, Thư viện đã cùng các đơn vị trong Trung tâm đã đây mạnh dịch vụ phục vụ thông tin có thu, ký kết hợp đồng thông tin trọn gói với các ngành và địa phương Thông qua đó, tiềm lực tỉn học của Trung tâm đã được gia tăng đáng kể Mạng thông tin khoa học, công nghệ và môi trường quốc gia với giao thức Internet đã được thiết lập, tạo điều kiện cho việc truy nhập rộng
rãi các CSDL trong và ngoài hệ thống CSDL toàn văn cũng bắt đầu được triển
Trang 38phòng đọc đa phương tiện được thành lập Trung tâm đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng và nhà cung cắp nội dung thông tỉn trên Internet
Trong giai đoạn 2000-2004 với những đổi mới có tính đột phá, các hoạt
động trong thời gian này nhằm tạo đà cho những bước chuyền biến căn bản và
đưa công tác thông tin Khoa học và Công nghệ lên một tầm cao mới Năm 2003,
Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gia được đổi tên thành Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nhằm thực hiện công tác thông tin Khoa học và Công nghệ có hiệu quả, Trung tâm đã hoàn thành việc soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin Khoa học và Công nghệ
Năm 2008, Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ đã xác
định có Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ để tăng cường công tác quản lý và phát triển sự nghiệp thông tin Khoa học và Công nghệ
Ngày 27/12/2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 2880/QĐ-BKHCN thành lập Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trang 39Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã lớn mạnh lên nhiều cả về thế và
lực Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội để đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nhanh hơn Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn trong tình trạng
chậm phát triển và lạc hậu xa về kinh tế, KH&CN so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới Hoạt động thông tin KH&CN vẫn còn chưa đáp ứng với
những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế Khu vực dịch vụ nói chung, dịch vụ KH&CN nói riêng còn rất
yếu và rất thí
Trong giai đoạn 2010 - 2020, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng
quát: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, động viên mọi nguồn lực của toàn xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền
vững hơn nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại” đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, diễn ra
tại Hà nội vào đầu năm 2011
Giai đoạn 2010-2020 cũng là giai đoạn tiếp tục đưa vào cuộc sống Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin Khoa học và Công nghệ [46], Đề án phát triển thị trường công nghệ,
Nghị định của Chính phủ về thống kê KH&CN, Thư viện KH&CN Quốc gia đã
vạch ra định hướng phát triển hoạt động thông tin KH&CN phù hợp với những định hướng chính của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trong giai đoạn này như sau:
~ Phat triển hệ thống thông tin - thư viện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội
Trang 40- Phat triển dich vu thông tin - thư viện phục vụ các doanh nghiệp
- Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Tham gia tích cực công tác nghiên cứu, phân tích thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý
- Tham gia xây dựng và phát triển Hệ thống Thông tin Quốc gia về Khoa
học và Công nghệ
- Phát triển nguồn nhân lực thư viện có tính chuyên nghiệp và năng động ~ Xây dựng Thư viện điện tử quốc gia về Khoa học và Công nghệ
1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn tạp chí tại Thư viện Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
Vốn tạp chí của Thư viện KH&CN Quốc gia đã được xây dựng trên cơ sở
kế thừa các kết quả hoạt động xây dựng nguồn lực tạp chí của các thư viện tiền
thân trước đó Hiện tại vốn tạp chí của Thư viện KH&CN Quốc gia bao gồm trên
7100 tên với nhiều ngôn ngữ khác nhau, được bố trí tại các bộ phận sau:
~ Phòng đọc mở, tại đây trưng bày các số tạp chí mới (thường từ 2- 3 năm
trở lại day)
~ Kho tạp chí đóng (lưu trữ phần lớn số tạp chí mà thư viện có)
- Kho tạp chí dự trữ (gồm một số tạp chí la tỉnh từ giai đoạn 1979 trở về trước, một số tên tạp chí ít sử dụng, những tạp chí khổ to, những tạp chí, tài liệu
được biếu, tặng, những tài liệu chờ xin thanh lý)
- Kho tài liệu vi phim (gồm tạp chí nước ngoài (chủ yếu là tạp chí Anh,
Mỹ) dưới dạng vi phim và tài liệu vi phim thời Đông Dương)