Cháu quátrớnvìbàthườngxuyênbôngđùa
Nghe bà trêu quátrớn suốt ngày, Bi béo thấy hay hay, gặp ai cũng bảo: “Thè
lưỡi ra để Bi đếm xem lưỡi có mấy đốm, đầu có mấy xoắn nào…”.
Tai hại khi bà trêu cháuquátrớn
Một ngày, khi đến đón bé Bi (học lớp 2) ở trường về nhà, chị Thanh (Thanh Nhàn,
Hà Nội) - mẹ của bé, được cô giáo gọi vào nói chuyện. Nghe cô giáo phản ánh
chuyện của con, chị tái mặt vì xấu hổ, hơn ai hết chị biết nguyên nhân của vấn đề
này nằm ở đâu.
Bà nội bé là người khá cẩn thận, lúc Bi còn nhỏ bà đã dạy bé màu sắc, vẽ tranh,
xếp hình, hát hò, lúc lớn hơn bà dạy Bi nhiều điều, ví dụ dạy toán, dạy đọc, dạy
viết nắn nót.
Vợ chồng chị Thanh hài lòng mà biết ơn bà nhiều lắm. Thế nhưng bà lại có một
thói quen không ổn chút nào. Ở nhà, cứ khi nào thấy cháu trả lời đúng một điều gì,
bà nội bé lại cười khành khạch trêu: “Thằng này nhìn thế mà giỏi, thè lưỡi ra cho
bà xem lưỡi có mấy đốm nào? Khôn hơn mấy con chó ở quê rồi!”.
Thấy Bi thè lưỡi ra, ông bà với chồng chị nhìn nhau cười giả lả, bản thân chị thấy
trò đùa này không hay nhưng chị sợ nói ra bà lại giận dỗi nên chị nín thinh chẳng
nói gì, chị dặn bé: "Con làm thế xấu lắm!".
Thế nhưng bỏ ngoài tai lời nói của mẹ, cứ tưởng đó là chuyện hay, bé đi đâu cũng
áp dụng tuyệt chiêu này với mọi người.
Nghe bà trêu quátrớn suốt ngày, Bi béo thấy hay hay, gặp ai cũng bảo: “Thè
lưỡi ra để Bi đếm xem lưỡi có mấy đốm, đầu có mấy xoắn nào…” (Ảnh minh họa)
Từ bạn bè cùng lớp, các bạn hàng xóm đến mấy các bác lớn tuổi rồi giờ là cô giáo,
Bi béo gặp ai cũng bảo: “Thè lưỡi ra để Bi đếm xem lưỡi có mấy đốm, đầu có mấy
xoắn nào…”.
Thấy ai ngớ ra chưa hiểu gì thì bé hấp háy mắt rồi thích chí cười sằng sặc: "Chó
khôn phải có 3 đốm với 3 xoắn trở lên mà".
Khi thấy vấn đề không ổn, vợ chồng chị nói với bà thì bà gắt ầm lên: "Lắm chuyện,
trẻ con phải ngây thơ như thế mới là trẻ con chứ? Các con kệ nó, chẳng sao cả. Ai
thích ý kiến gì đến gặp mẹ".
Có rất nhiều kiểu trêu đùa khác mà người lớn vô tình làm ảnh hưởng tới suy nghĩ,
hành động, tâm hồn con trẻ.
Chị Kiều (Ngũ Xã, Hà Nội) cũng rất đau đầu không biết phải xử trí thế nào khi con
chị - bé Long 3 tuổi ngày càng nhút nhát, thu mình, tự ti. Trước bé vô tư, hay chạy
nhảy vui đùa, líu lo cùng bạn bè nhưng càng ngày bé càng chẳng chịu nói gì, suốt
ngày ở lì trong phòng, đến lớp cũng chẳng chịu nói chuyện với ai, cô giáo hỏi gì thì
bé đáp nấy.
Gia đình nhỏ của chị ở cùng với bố mẹ chồng nhưng vì ông vẫn còn đi làm, bà tuy
đã về hưu nhưng suốt ngày đi họp tổ dân phố, đặc thù công việc của anh chị là tiếp
viên hàng không nên phải đi làm liên tục, vậy là bé Long từ bé toàn được cô giúp
việc chăm sóc là chính.
Bé Long thuộc diện biết nói khá sớm, hơn một tuổi bé đã bập bẹ đến khi 16 tháng
bé đã líu lo, véo von hát suốt ngày.
Nhưng vì cô giúp việc nói giọng không chuẩn nên bé Long cũng bị "lây", bé liên
tục bị nói ngọng l, n.
Những lúc nghe cháu nói ngọng líu lô, bà lại gườm gườm trêu cháu: “Cả nhà đều
là dân Hà Nội mà Nong suốt ngày lói ngọng thế à? Về quê mà ở nhé”.
Tưởng bà mắng, Long sợ lắm. Cứ khi nào bé nói y như rằng lại bị bà lại trêu:
“Nong ơi là Nong! Cho về quê thôi”, thế là bé sợ sệt, ngượng ngùng chẳng dám ho
he nửa lời.
Bé thu mình dần chẳng chịu nói chuyện với ai.
Sai lầm khi đùa sai cách
Trả lời về vấn đề này, chuyên gia tư vấn Hồng Hà cho biết, bản thân trẻ rất tin
tưởng, hay nhìn và bắt chước người lớn. Thế nên khi đùa với trẻ, người lớn cũng
nên lưu ý tiết chế, cẩn trọng trong lời nói hành động của mình.
Ngay từ khi còn bé đến khi bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3, các bé dần có ý
thức tìm hiểu, mày mò về thế giới xung quanh mình, bé tiếp nhận những thông tin
từ người lớn là rất nhanh.
Nếu thông tin đó bị sai lệch do trò đùa của người lớn, trẻ con sẽ rất khó có thể nhận
biết được đâu là điều đúng, điều sai. Bà thì khuyến khích, bố mẹ lại lắc đầu bảo
không nên thì thực sự gây cho trẻ sự khó khăn, chẳng biết tin vào ai, dần thu mình.
Thêm vào đó, những trò đùa kiểu chế giễu (bé bị nói ngọng như trường hợp trên)
sẽ làm trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, và sự tự tin sẽ mất đi nhanh chóng.
Bé sẽ có xu hướng không dám bộc lộ bản thân, thu mình, ngại ngần tiếp xúc với
mọi người. Chuyên gia nhận định, cha mẹ cần là người hướng dẫn chủ đạo cho
con. Chuyện đùa vui với trẻ là điều nên làm nhưng đùa thế nào, đùa đúng mực
không làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như hành vi, nhận thức của trẻ
mới là điều quan trọng hơn cả.
.
Cháu quá trớn vì bà thường xuyên bông đùa
Nghe bà trêu quá trớn suốt ngày, Bi béo thấy hay hay, gặp ai. để Bi đếm xem lưỡi có mấy đốm, đầu có mấy xoắn nào…”.
Tai hại khi bà trêu cháu quá trớn
Một ngày, khi đến đón bé Bi (học lớp 2) ở trường về nhà, chị