Đặc điểm tăng trưởng chiều cao của trẻ Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10 – 12 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đ
Trang 1Lý do khiến trẻ chậm phát triển chiều cao?
Trang 2Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có chiều cao lý tưởng Tuy nhiên, thực tế nhiều trẻ chậm phát triển chiều cao so với những trẻ cùng lứa tuổi Vậy lý do vì sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ? Làm thế nào để trẻ đạt được chiều cao lý tưởng?
Đặc điểm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10 – 12 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: trong 3 thángđầu, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 3-4 cm/ tháng
- Từ 3 - 6 tháng , mức tăng là 2,5cm/ tháng
- Từ 6 – 9 tháng, mức tăng là 1,5 – 2cm/ tháng
-Từ 9 – 12 tháng, mức tăng là 1 – 1,5cm/ tháng
12 tháng đầu trẻ tăng 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm được 8 – 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt Như vậy sau 1 năm, chiều cao của trẻ đạt mức 75 – 78cm, trung bình bé trai cao khoảng 75,7cm, bé gái khoảng 74cm Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm
Từ 3 – 10 tuổi ở trẻ gái và 3 -13 tuổi ở bé trai: trẻ chỉ tăng 6 – 7cm/ năm
Trang 3Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 – 13 tuổi và con trai từ 13 – 17 tuổi Trong giai đoạn dậy thì, nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt
từ 8 – 12cm mỗi năm Những chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ có thể tăng chiều cao nhưng tốc độ rất chậm Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì lớn sẽcao 1,64 m) Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1.25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành sẽ cao 1,75m) Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ
Ảnh minh họa
Trang 4Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Dậy thì chậm
Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì
Suy dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao Can thiệp về dinh dưỡng
sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ
Bệnh mạn tính
Một số trẻ có bệnh lý suy gan, suy thận có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất Điều trị tốt bệnh lý nền có thể cải thiện sự tăng trưởng về thể chất cho trẻ
Chậm tăng trưởng trong tử cung
10% không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường
Di truyền
Trang 5Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ
Thiếu nội tiết tố
Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây chậm tăng trưởng như tiếp xúc với hormon sinh dục nam ngoại sinh, tăng sinh thượng thận bẩm sinh, dậy thì sớm
Tuy nhiên cũng có một số trẻ không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao Những trẻ như vậy gọi là lùn vô căn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần các trường hợp chậm tăng trưởng ở trẻ đều có thể khắc phục được Việc phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân sẽ góp phần cải thiện đáng kể chiều cao cho trẻ Bố mẹ cần theo dõi và lưu giữ biểu
đồ tăng trưởng của trẻ, nếu sự phát triển của trẻ không đảm bảo, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời