Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
298,54 KB
Nội dung
NHẬN DIỆNSƠNMÀITRUYỀNTHỐNGVIỆTNAMTRONGBỐICẢNH
GIAO LƯUVÀHỘINHẬP
Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ trong
nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước đây, khi tiếp
xúc với những sản phẩm sơnmài ứng dụng, người nước ngoài không khỏi khâm
phục kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự phong phú,
tinh tế trong chi tiết và kiểu dáng của mỗi sản phẩm thì ngày nay, điều đó khó tìm
thấy trong phần lớn các sản phẩm; kể cả từ những làng nghề lâu năm hoặc công ty
sơn mài nổi tiếng, hay trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa. Nếu như trước đây các
họa sĩ trẻ trường Mỹ thuật Đông Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình,
phối cảnh, màu sắc, bố cục của hội họa châu âu nhưng lại khắc họa được nét đặc
sắc tâm hồn của phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình, thì
ngày nay, cũng với chất liệu ấy, các họa sĩ trẻ đang khoác cho nó một chiếc áo mới
với đủ mọi màu sắc, xu hướng của thời đại. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng
nhưng đồng thời cũng là hồi chuông báo động về những khuynh hướng lệch lạc
của một số họa sĩ chạy theo “kinh tế thị trường” đánh mất tính truyềnthống của
chất liệu dân tộc.
Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn trước một câu hỏi là vì đâu tranh sơnmài được
đánh giá tốt như vậy, và hiện nay hướng phát triển như thế nào ? Sự đánh giá tốt về
giá trị tranh sơnmài không chỉ nên căn cứ vào người thích nghệ thuật và thị trường
bên ngoài - đó là một yếu tố - song chủ yếu là công chúng thưởng thức Việt Nam,
những người đã làm nên xã hội mới với tất cả dáng dấp hiện thực sinh động của
nó.
Tuy nhiên, trongbốicảnhgiaolưuvàhộinhập ngày nay, cùng với xu hướng
thương mại hóa nghệ thuật, một số họa sĩ làm tranh sơnmài theo kiểu “hàng chợ”,
khiến cho nhiều tranh sơnmài không còn giữ được vẻ đẹp của sơnmàitruyền
thống. Việc chạy theo thị hiếu khách hàng với sự hào nhoáng của nhiều loại chất
liệu “phi sơn ta” dẫn đến tình trạng sơnmài giả hiệu, kém phẩm chất đầy rẫy ở các
cửa hàng, nhà sách, khu du lịch Cũng bắt đầu có dư luận chê kỹ thuật theo truyền
thống là cổ hủ và một loạt tranh sơnmài phủ bạc dập các màu xanh đỏ rồi phủ lên
một lượt sơn bóng Nhật Bản đã xuất hiện làm cho vàng thau lẫn lộn, nghệ thuật
chân thực và nghệ thuật giả mạo chen vai thích cánh nhau.
Không chỉ với các hàng mỹ nghệ bị trả lại vì làm ăn dối giả, mà người ta đã bắt
đầu chán với các tranh sơnmài giả hiệu đầy rẫy ở khắp nơi. Tác giả cũng như các
cơ sở ấy chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà quên mất nhiệm vụ duy trì và phát triển
một loại hình nghệ thuật dân tộc rất độc đáo này.
Từ những năm 1990, một lớp các họa sĩ trẻ đã và đang tiếp tục tìm tòi về chất liệu
và ngôn ngữ nghệ thuật. Trên các tác phẩm của họ có thể gắn cả xi măng, bột đá,
sỏi và mảnh cổ vật lên bề mặt tranh để tạo ấn tượng mới lạ. Như vậy có phải là một
bức tranh sơnmài hay không ? Hay là, tranh sơnmài “hiện đại” đã đánh mất giá trị
truyền thống?
Tình hình ấy đáng đánh một hồi chuông báo động khiến cho mọi người thiết tha
với sơnmài phải lưu tâm!
Sơn mài, trước hết được hiểu như một thuật ngữ để chỉ về một loại hình, một chất
liệu nghệ thuật có xuất xứ từ nghề sơntruyềnthống của dân tộc với sự hiện diện
của đồ sơn cổ truyền cho đến khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925.
Sự thể nghiệm, tìm tòi của các họa sĩ trẻ Trường Mỹ thuật Đông Dương như Trần
Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang , và nghệ nhân Đinh
Văn Thành đã cho ra đời tên gọi “Sơn mài” (laque poncée) với ý nghĩa: sơn - vẽ
tranh bằng chất liệu sơn ta (một loại sơn được lấy từ nhựa cây sơn vùng Phú Thọ);
mài - vẽ xong rồi mài (hay còn gọi là mài vẽ). Truyền thống, theo họa sĩ - nhà lý
luận phê bình Nguyễn Quân đã viết, “như một khái niệm quan trọngtrong thời đại
giao lưuvàthông tin ngày nay, thật không dễ định nghĩa”. Tuy nhiên phần ngữ
nghĩa cốt lõi của nó theo suy nghĩ của ông, “truyền thống là sự lấy lại những suy
nghĩ, những xúc cảm, những hành vi của một tập đoàn xã hội, của một con người
hay một dân tộc. Truyềnthống giúp cho con người giữ lại những thành quả của
quá khứ để không phải làm lại từ đầu. Truyềnthống vì thế là bậc thang để nhân
loại tiến lên phía trước” (Tạp chí Nghiên cứu VHNT, số 4 (87), tr.16-20).
Còn đối với họa sĩ Trần Huy Quang thì cho rằng: “Truyền thống là quá trình tập
hợp những đúc kết mang tính chuyên môn; tập hợp các quan điểm đánh giá, các
kinh nghiệm được thừa nhận, các cách sử dụng theo tập quán hoặc theo thói quen
đã được thử thách qua thời gian, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” (Sơn
ta và nghề sơntruyềnthốngViệt Nam, NXB Mỹ thuật 2002, tr. 125)
Sơn màitruyềnthốngViệtNam được nhìn nhận qua các loại hình mang tính
chuyên môn và lịch sử như sau:
- Di vật đồ sơn trang trí, gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng và trước hết là phục vụ
cuộc sống tinh thần qua các đồ thờ trong chùa, đền, đình, cung điện. Các cột kiến
trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám vật linh, tứ linh, tứ quý, bát bửu, bát quái,
kiệu, võng, long đình, tranh thờ, tranh trang trí. Một số đồ sơn mang chức năng
khác, bởi vì mỗi di vật tự thân nó đã chứa đựng chức năng thực dụng và chức năng
thẩm mỹ. Việc phân loại những chức năng đồ sơn chỉ là tương đối nhưng những di
vật phục vụ đời thường thì không thể là đồ thờ và ngược lại, những di vật chế tác
phục vụ đồ thờ thì không thể làm vật dụng của đời thường do yếu tố tâm lý tín
ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ.
Qua các thư tịch mô tả, các nghiên cứu đúc kết từ các tư liệu cho thấy đồ sơn có
những đặc tính ưu việt của nó mà những loại di vật khác như đồ đồng, đồ đá hay
đồ gốm không thể nào thay thế được, như:
1. Tính hấp dẫn ở màu sắc lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng.
2. Tính hoành tráng và đa dạng của những hiện vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ
sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo sự liền khối, đồ sộ và
đa dạng với mọi kích thước to nhỏ, dài rộng, hình khối, hình dẹt, phẳng, đường
cong mảnh mai, đường viền to lớn hoặc nhỏ bé
3. Tính kết dính và hòa hợp của sơn với một số loại vật liệu cốt. Khi kết dính các
vật liệu với nhau hoặc giữa vật liệu với sơn thì vật liệu trở thành bổ trợ, còn sơn trở
nên chính. Do đó, người ta gọi chúng là đồ sơn, hàng sơn.
4. Tính bền đẹp và giản dị nhờ màu sắc và nghệ thuật trang trí nên đồ sơn có vẻ
đẹp chân phương, sâu lắng. Đẹp trong sự bền vững và bền vững nhưng không thô
kệch, nặng nề và diêm dúa.
5. Tính khái quát và chi tiết. Đồ sơn không chỉ thể hiện được tính khái quát, ước lệ
trên vật thể ở hình khối, sắc độ mà còn thể hiện được tính chi tiết, tỉ mỉ trong trang
trí nhưng không làm rối, làm nát sản phẩm nhờ màu sơn với những sắc độ khác
nhau mà sản phẩm trở nên sinh động của một tổng thể hình khối thống nhất.
6. Tính dễ bảo quản và dễ tôn tạo. Do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp phần hạn
chế đến mức cao nhất sự phá hoại của côn trùng, mối mọt và điều kiện tự nhiên
nhiệt đới gió mùa. Đồ sơn không chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn, dễ
chắp vá khi bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ.
- Sản phẩm đồ sơn ứng dụng, phục vụ nhu cầu của con người, trở thành đối tượng
sử dụng trong cuộc sống đời thường của nhân dân lao động qua các đồ hiếu hỷ, đồ
dùng: hộp, khay, khung, khảm, thúng, thuyền , đồ gia dụng: tủ, bàn, ghế , đồ lưu
niệm, tặng phẩm, tranh sơnmài mỹ nghệ Đồ sơn không chỉ là những vật dụng
đơn thuần mà trong nó đã được nâng lên thành hàng hóa. Sản phẩm đồ sơn hiện
nay khá phổ biến trong cuộc sống đời thường của nhân dân lao động và có những
giao lưu cởi mở với các nước khác trong khu vực và thế giới (so với Việt Nam, đồ
sơn Trung Quốc phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc với các màu
xanh lục và cẩm thạch, trong khi đồ sơnViệtNam chỉ có 3 màu: đen, đỏ và vàng.
Nghệ thuật trang trí đồ sơnViệtNam dung dị, khái quát và ước lệ, còn đồ sơn
Trung Quốc thường trang trí công phu, tỉ mỉ và chi tiết với màu sắc tối sáng, ẩn
hiện, cho thấy đồ sơnViệtNamvà Trung Quốc có những đặc thù phát triển riêng,
song chắc rằng giữa chúng đã có mối giaolưu trao đổi nhất định).
Qua quan sát, đối chiếu và phân tích, chúng ta nhận thấy rằng:
1. Tất cả các sản phẩm này đều được tạo ra bởi kỹ thuật điêu luyện và chứa đựng
yếu tố nghệ thuật (tính thẩm mỹ của sản phẩm).
2. Sản phẩm là những vật dụng chủ yếu cung cấp cho đời sống thường ngày cũng
như đời sống tâm linh, tín ngưỡng.
3. Sản phẩm là những mặt hàng có tính thủ công mỹ nghệ, trong quá trình chế tác,
các công đoạn chủ yếu đều được làm hoặc vẽ bằng tay.
4. Sản phẩm đều được chế tác bằng kỹ thuật có tính cổ truyền qua các công đoạn
như: chuẩn bị cốt - vóc; Vẽ nhiều lớp; Phủ dày; Mài vẽ; Đánh bóng hoàn thiện
hoặc sơn quang bằng những nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng có tính chất
truyền thống như: vàng lá, bạc lá, vỏ trai, vỏ xà cừ, màu son- và đặc biệt là sơn ta -
một loại nhựa lấy từ cây sơn có tên khoa học là Rhus Succdanea, được trồng nhiều
ở miền Bắc nước ta như Yên Bái, Nghĩa Lộ, Phú Thọ
Trong kho tàng nghệ thuật truyềnthốngViệt Nam, chất liệu sơn ta đóng một vai
trò hết sức quan trọng ở những “Hợp thể nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc và trang
trí”, những sản phẩm sơnmài mỹ nghệ trong đời sống vương giả, đời sống tâm linh
đã trải qua hàng thiên niên kỷ đến nay, vẻ đẹp được sáng tạo từ chất liệu này làm
lộng lẫy nội thất, đồ vật cung đình, đến các chùa, đền, đình, miếu Những tượng
Phật đến những đồ dùng từ sang trọng, quý phái đến dân dã. Giá trị sử dụng vừa
đẹp vừa bền chắc với thời gian, gắn bó với tâm thức, mỹ thức dân tộc.
-Tranh sơnmàiViệt Nam, qua các tác phẩm thể nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng
kỹ thuật cổ truyền vào việc sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhânvà họa sĩ
Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Nghệ thuật sơnmài đã có những chuyển biến rất độc đáo, tinh tế trên mặt tranh: vỏ
trứng trắng và cứng được họa sĩ dùng để diễn tả chất da thịt mềm mại, màu vàng
óng ả đã biến thành ánh sáng mặt trời khi mô tả cảnh đẹp thiên nhiên, màu sơnson
thếp vàng quyền quý trở thành dung dị khi diễn tả cỏ cây, mặt nước, quần áo, nhân
vật. Tính chất huyền ảo, sâu thẳm của sơnmài đã được các họa sĩ diễn đạt về
những đề tài thích hợp: tâm trạng lãng mạn hay sinh hoạt thôn xóm, cảnh thiếu nữ
vui chơi trên mặt hồ, cảnh đình làng vào hội, cảnh đêm trăng v.v
Ngoài những màu sắc đã sử dụng: đen, đỏ, nâu, vàng, bạc nay có thêm những hòa
sắc mới như lam và lục, làm phong phú thêm bảng màu sơnmài mà vẫn giữ được
bản sắc của chất liệu. Sơnmài thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật hội họa
độc đáo, những tác phẩm: Tát nước đồng chiêm của họa sĩ Trần Văn Cẩn, Đánh cá
đêm trăng của họa sĩ Nguyễn Khang, Bên đầm sen của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Con
nghé, Thánh Gióng, Điệu múa cổ của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Hành quân qua
bản cũ của họa sĩ Lê Quốc Lộc, Nhớ một chiều Tây Bắc của họa sĩ Phan Kế An,
Trái tim và nòng súng của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, Tổ đổi công miền núi của họa
sĩ Hoàng Tích Chù, Nhà tranh gốc mít của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, Kết nạp Đảng ở
Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng, Bình minh trên nông trang của Nguyễn
Đức Nùng, Cảnh Trung du của họa sĩ Phạm Đức Cường, Cái bát của họa sĩ Sỹ
Ngọc, Thôn Vĩnh Mốc của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận v.v là những minh chứng
cho thành quả của một giai đoạn hội họa sơnmàiViệt Nam.
Thiết nghĩ, bảng màu của sơnmàitruyềnthống tự thân nó ít ỏi, tuy nhiên từ trước
tới nay chưa có ai - kể cả các họa sĩ nổi tiếng - dám cho là mình đã khai thác hết
khả năng của chất nhựa cây kỳ diệu mà tự nó đã có thể biến hóa thành hai màu chủ
yếu: Cánh gián và then, rồi từ hai màu này lại có thể tạo ra vô số những sắc nhị và
[...]... giaolưuvàhộinhập mà nghề sơntruyềnthống của ta phải đi đến Sự phân hóa từ đồ sơn cổ truyền đến sơnmài ứng dụng và tranh sơnmài đã tạo nên diện mạo phong phú cho nghệ thuật sơnmàiViệtNam Chúng ta chấp nhận hiện thực sinh động này như một yếu tố ngoại sinh để làm động lực cho nguồn lực nội sinh tiếp tục phát triển và khẳng định Từ những nhận định trên, ta có thể khẳng định nghệ thuật sơn mài. .. bức tranh sơnmài rất ViệtNam mà không một quốc gia nào có được Nhìn chung, sơnmài các nước đều mang tính ứng dụng, trang trí, chưa một quốc gia nào thể hiện tranh sơnmài thành công như ViệtNam Tranh sơnmài của các nước đa số là phủ mài (vẽ mỏng một lượt, sau đó mài rồi phủ lên một lớp sơn hoặc verni), không vẽ dày nhiều lớp như tranh sơnmàiViệtNam Chính trong tên gọi tranh sơn mài, sơn - vẽ... nghệ truyềnthống Nhưng bên cạnh đó, từ nửa đầu TK XX, sơnmài truyền thốngViệtNam còn có thêm một giá trị mới mang tính nghệ thuật, đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu của hội họa bằng sự ra đời của tranh sơnmài trên nền tảng kỹ thuật sơntruyềnthống Tranh sơnmàiViệtNam vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến thể hiện màu sắc nhiều lớp, phủ mài, ... quan trọng khác là chất sơn lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Yên Bái của Việt Nam, được gọi là sơn ta (để phân biệt với sơn Nhật, sơnNam Vang, sơn điều hay sơn công nghiệp, sơn Tây), là một trong các loại nhựa sơn tốt nhất Điều này góp phần cho nghệ thuật sơnmài Việt Nam có một sắc thái riêng trong gia đình châu á và cả thế giới (nhất là những quốc gia không có cây sơn hoặc chỉ dùng sơn công nghiệp) nói... sơnmàiViệtNam đã thật sự trở thành vốn quý của dân tộc và cả nhân loại vì ngoài sự hiện diệntrong trang trí ứng dụng, cùng với các nước trên thế giới, đưa sơnmài vào phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người, sơnmàiViệtNam còn đóng góp cho nghệ thuật hội họa một chất liệu mới mang đầy đủ bản sắc dân tộc và thời đại Với những giá trị cao đẹp đó, sơnmài truyền thốngViệt Nam, đã thật... tố ngoại nhập, giữa đối tượng được phản ánh với chủ thể phản ánh Vấn đề đặt ra không phải là mới hay cũ về mặt hình thức và phương tiện biểu hiện mà ở chỗ nó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân ViệtNam Qua ba góc độ của sơnmài truyền thốngViệt Nam: sơnmài trang trí, sơnmài ứng dụng và tranh sơn mài, ta nhận thấy rằng để có được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một sản phẩm hay một tác phẩm sơn mài, không... Từ đó, ta thấy rằng, sơnmàiViệtNamtrong quá trình phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơnmài các nước, nhất là Trung Quốc, nhưng vì sao vẫn khẳng định được bản sắc riêng, độc đáo của mình? SơnmàiViệtNam có chung một tiếng nói với sơnmài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người, mang ý nghĩa thực dụng và thẩm mỹ, là đỉnh cao... Tuy cũng là chất nhựa của cây sơn, nhưng sơn của ta không dễ lẫn với sơn của Nhật Bản hay Trung Quốc Sơn chỉ là chất liệu ban đầu nhưng cộng với kinh nghiệm pha chế cổ truyền dân tộc thành sơnViệtNam Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của sơnmàitruyền thống, chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước sự phong phú và đa dạng của nó ở cả ba mảng trang trí, ứng dụng và nghệ thuật Không thể so sánh... Nam, đã thật sự là hiện thân của tính dân tộc trong nghệ thuật qua bao thăng trầm của lịch sử mà trongbốicảnhgiao lưu, hộinhập ngày nay, chúng ta cần nhậndiện lại một cách toàn diệnvà nghiêm túc để có những ứng xử và động thái trân trọng với những gì cha ông để lại, như PGS - TS Nguyễn Tri Nguyên đã viết: “Di sản văn hóa mà cốt lõi của nó là truyềnthống văn hóa, đóng một vai trò rất quan trọng... tài và tìm tòi trong kỹ thuật chất liệu Họ đã nghiên cứu đưa sơn Nhật vào thay thế chất liệu sơn ta Về bản chất mà nói, sơn Nhật không hơn sơn ta, nó chỉ giúp cho sơnmài mỹ nghệ đạt hiệu quả cao trong kỹ thuật (bóng loáng, ít trở ngại trong thời tiết ) nhưng ngược lại là một chất liệu không hồn, dễ làm cho tranh trở nên xơ cứng, không bền Chất sơn Nhật khi đưa vào tranh nó sẽ chiếm vị trí độc lập trong .
NHẬN DIỆN SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
Từ thực tế sáng tác phong phú,. gian, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” (Sơn
ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam, NXB Mỹ thuật 2002, tr. 125)
Sơn mài truyền thống Việt Nam được