100MÉTTRANHGỐMĐẦUTIÊN
Nghiên cứu thời đại Hùng Vương dựng nước trên lưu vực sông Hồng, giới khảo cổ
miền Bắc đã phác hoạ được một diễn biến văn hoá và lịch sử liên tục từ khoảng
cuối thời đại đá mới qua thời đại đồng thau đến đầu thời đại sắt. Hà Nội có đủ các
di tích tiêu biểu cho dòng diễn biến liên tục về văn hoá và lịch sử đó suốt 2000
năm trước công nguyên. Riêng tôi rất ấn tượng với trống đồng Ngọc Hà và trống
đồng Trung Màu loại I cổ xưa nhất được tìm thấy ở Hà Nội. Một hình thuyền có ba
người đang chèo bé xíu được trang trí trên rìu xéo tìm thấy ở di chỉ Trung Màu
(Gia Lâm) đã ám ảnh tôi. Có lẽ đó là hình ảnh xưa nhất về cư dân Lạc Việt đang
chèo thuyền trên sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.
Nếu trên bản đồ trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở Đông Nam á, ta thấy sự tập
trung dày đặc với số lượng nhiều của trống đồng Đông Sơn là chính tại Việt Nam
mà đặc biệt là ở lưu vực 3 dòng sông Hồng, sông Mã và sông Cả (178 trống). Giới
bảo tàng và khảo cổ học thế giới đã dùng từ Dong Son Bronze để chỉ chung đồ
đồng và trống đồng trong toàn khu vực. Chỉ riêng như vậy ta cũng đủ thấy vị thế
của nền văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng được đánh giá cao như thế nào trong
lịch sử khảo cổ học thế giới. Năm 2005, để viết loạt bài về di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể của dân tộc Việt Nam, tôi đã đi thăm kỹ các bảo tàng Lịch sử Việt
Nam ở Hà Nội, bảo tàng Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh, và tự rút
ra nhận xét là nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với sự phát triển rực rỡ của nền văn
minh sông nước thời các vua Hùng. Đồ gốm Đông Sơn cũng vô cùng đẹp và có
nhiều dáng bình, lọ, nồi, đồ trang sức tương đồng với đồ đồng. Hoàn toàn có thể
hình dung ra rằng chính những dòng sông là đường giao thông huyết mạch thời đó
với phương tiện chính là những con thuyền. Những lưỡi câu đồng, những rọi xe chỉ
gốm, vòng đeo tay, hoa tai gốm, bát, chậu gốm những đồ dùng của cư dân Lạc
Việt xưa vẫn còn đó , nói lên sinh hoạt và công việc lao động hàng ngày của họ.
Không xúc động sao được khi được tận mắt ngắm những di vật của người xưa và
hoàn toàn có thể tưởng tượng lại được đời sống của họ thông qua những hoạ tiết
hoa văn diễn tả trên trống đồng, thạp đồng.
Này đây cảnh đua thuyền, này đây cảnh giã gạo, cảnh người nhảy múa, thổi khèn,
đánh trống đồng, thiên nhiên với chim lạc, bồ nông, cá, mặt trời, sóng nước
những nét vẽ giản lược được cách điệu cao hoàn toàn gợi thực và cô đọng. Khi
phóng to những hoạ tiết này trên những tấm đất sét lớn, những nghệ sĩ chúng tôi
luôn trầm trồ thán phục: “ Các cụ ngày xưa giỏi thật! Đầu óc tưởng tượng rất
phong phú và cực hiện đại !” . Hiện đại bởi những nét vẽ cách điệu khoẻ khoắn,
đơn giản nhiều khi sang hẳn những hình trừu tượng. Có lẽ vì vậy khi thể hiện sang
phù điêu gốm màu kết hợp với kỹ thuật gắn mosaic nền, bức tranhgốm trở nên
sinh động, tươi sáng và rất đương đại. Nhà điêu khắc Trần Tuy nói với chúng tôi :
“ Không ngờ hoa văn Đông Sơn rất phù hợp với cách làm của các bạn.”
Với mong muốn tạo nên một công trình nghệ thuật chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000
năm Thăng Long Hà Nội, các nghệ sĩ chúng tôi mong muốn thể hiện một đoạn
tranh gốm dài tôn vinh các nét đẹp trong di sản nghệ thuật của cha ông theo dòng
chảy thời gian trước khi chuyển sang phần tranhgốm hiện đại của thế kỷ 21.
Chúng tôi đã hoàn thành 100méttranhgốmđầutiên tôn vinh văn hoá Đông Sơn
thời các vua Hùng!
. nghệ thuật của cha ông theo dòng
chảy thời gian trước khi chuyển sang phần tranh gốm hiện đại của thế kỷ 21.
Chúng tôi đã hoàn thành 100 mét tranh gốm đầu.
100 MÉT TRANH GỐM ĐẦU TIÊN
Nghiên cứu thời đại Hùng Vương dựng nước trên lưu vực