HÌNH TƯỢNGCONRỒNG TRÊN
GỐM CỔ
Con rồng ở Việt Nam cũng được thể hiện khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử
nhưng nhìn chung luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn 12
khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa.
Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồngcó bờm dài, râu cằm, không
sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộngcó răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi,
sun sóng đều đặn và lưỡi mảnh rất dài, miệng rồng luôn ngậm viên châu
Trong số những cổ vật khai quật được từ con tàu đắm cổ tại vùng biển Cù Lao
Chàm (Hội An, Quảng Nam) thì có rất ít cổ vật trang trí hoa văn hìnhcon rồng,
đặc biệt là những chiếc bình được chế tác cách điệu theo hìnhtượngcon rồng.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn và qua phương pháp phóng xạ đồng vị C14
thì số đồ gốm sứ trêncon tàu đắm này có niên đại khoảng giữa thế kỷ XV. Và
trong giai đoạn lịch sử này thì nước ta có tên là Đại Việt và dưới thời trị vì của
Triều Lê Sơ (1428 – 1527). Vì vậy hìnhtượngconrồngtrêngốm sứ cũng mang
phong cách khác với những triều đại trước đó và sau này.
Đáng chú nhất và là một trong những cổ vật đẹp nhất, có giá trị nhất trong số hơn
240.000 món cổ vật trục vớt được là một chiếc đĩa lớn trang trí rất sắc xảo hình ba
con rồng. Chiếc đĩa này có đường kính miệng là 38cm, đường kính đáy là 24,9cm,
cao 6,8cm; thân trong và ngoài đĩa phủ men lam, đáy tráng men màu sáng. Điều
gây chú ý và ấn tượng nhất của chiếc đĩa này là hình vẽ trang trí trong lòng đĩa với
một kỹ năng hội họa ở trình độ cao, tay nghề điêu luyện. Trên vành đĩa trang trí
hình hai conrồng đối xứng nhau bay về hướng ngược chiều kim đồng hồ. Thân
rồng dài và ngoằn ngoèo, xung quanh thể hiện hình những đám mây cách điệu. ở
ngay chính giữa lòng đĩa là hình ảnh trang trí conrồng với thân hình uốn lượn theo
hình sin và chia thành 12 khúc rõ ràng. (Hình 2) Conrồng được thể hiện hết sức
sống động đang bay lượn giữa những đám mây, miệng ngậm viên ngọc. Hình
dáng, tư thế và sắc thái của cả ba conrồng được thể hiện hết sức cường tráng, khỏe
mạnh và sinh động. Dù chỉ là những nét hội họa trêngốm nhưng chúng ta vẫn cảm
nhận được sự linh hoạt và uy quyền vốn có của rồng. Đặc biệt là đầu rồng được thể
hiện rất cụ thể và chi tiết với những chi tiết như bờm dài, râu cằm, không sừng, mắt
lồi to, hàm mở rộngcó răng nanh ngắt lên. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều
đặn. Những chiếc chân vươn rộng ra với những móng vút sắc nhọn như đang thể
hiện sức mạnh, uy quyền của mình (Hình 1)
Ngoài chiếc đĩa trên thì trong số những cổ vật trục vớt được còncó một chiếc lọ
trung trang trí hìnhtượngcon rồng. Chiếc lọ này được phủ men lam, đáy tráng
men nâu. Trên thân lọ vẽ hình một conrồng đang bay lượn theo hướng ngược
chiều kim đồng hồ. Conrồng được thể hiện rất sống động, bốn chân với những
móng sắc nhọn dang rộng như đang bay trên mây. Đầu rồng được thể hiện khá chi
tiết với ba chiếc râu hàm, bờm dựng ngược về phía sau, mào ở mũi và đặc biệt là
chiếc sừng ở ngay phía trên tai. Hàm mở rộng với những chiếc răng nhọn như đang
cố gắng ngậm viên ngọc trước mặt. Vảy rồng được vẽ khá đều đặn và trên lưng có
vây liền mạch từ đầu đến đuôi. Bao quanh thân rồng là hình vẽ những đám mây
cách điệu. Phía bên dưới chiếc lọ trang trí những mẫu cánh hoa sen cách điệu nối
tiếp nhau. (Hình 3)
Cũng trong lô cổ vật này, có một loại ấm rất đặc biệt được chế tác theo hình tượng
con rồng. Loại ấm này có nhiều hình dạng như ấm hai bầu, ấm tỳ bà, ấm hìnhcon
gà, ấm hìnhcon chim nhưng có lẽ đẹp nhất và giá trị nhất có lẽ là ấm hìnhcon
rồng. Vì phải thể hiện ở dạng hình khối nên những chi tiết như râu hàm, mào trên
sống mũi, viên ngọc không được thể hiện. Chiếc ấm này được phủ men lam và
được chế tác theo hình tượngconrồng với thân rồng uốn khúc dạng hình chữ U.
Đầu có bờm và hai chiếc sừng nhỏ phía trên tai. Vảy rồng được thể hiện bằng
những ô hình mắt cáo và dạng sóng mép vỏ sò. Trên lưng có đường vây lớn kéo
dài từ đầu đến đuôi. Chân với những móng vút cong và nhọn được thể hiện như
đang quặp vào thân. Ngay miệng rồngcó một lỗ tròn nhỏ để rót chất lỏng (Hình
4)
Mặc dầu, với số lượng hiện vật trục vớt được tại vùng biển Cù Lao Chàm khá đồ
sộ như vậy nhưng rất hiếm những cổ vật thể hiện hình tượngcon rồng. Với những
hình trang trí trên chiếc đĩa, chiếc lọ và chiếc ấm hìnhcon rồng, ta có thể có một
cái khái quát hơn về hình tượngconrồng thời Lê Sơ. Do quá hiếm và đặc biệt với
những nét trang trí cực kỳ chi tiết, sống động của những nghệ nhân tài hoa của làng
gốm Chu Đậu xưa đã làm cho những cổ vật này trở nên hết sức có giá trị.
. nhưng rất hiếm những cổ vật thể hiện hình tượng con rồng. Với những
hình trang trí trên chiếc đĩa, chiếc lọ và chiếc ấm hình con rồng, ta có thể có một.
HÌNH TƯỢNG CON RỒNG TRÊN
GỐM CỔ
Con rồng ở Việt Nam cũng được thể hiện khác nhau tùy theo