1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long ppt

4 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 163,06 KB

Nội dung

Trong nghệ thuật trang trí, hoa văn hoa sen cũng được ứng dụng nhiều trong các đồ án.. Tất cả các đồ án trang trí cũng như nghệ thuật tạo hình này trong di sản nghệ thuật Phật giáo thời

Trang 1

Hình tượng hoa sen trên gốm sứ

Hoàng thành Thăng Long

(HNM) - Hoa sen là loài hoa được nhiều nước trên thế giới tôn thờ từ rất sớm Đối với người Ấn Độ hoa sen là tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của Lửa và Nước Còn đối với người Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của các vị thần Orisis và Horus,

là các thần Thái dương hay Hỏa ty thần Trong nghệ thuật Lưỡng Hà và Ai Cập, hoa sen biểu trưng cho vũ trụ

Trang 2

Nhưng vượt lên tất cả các tôn giáo khác, hoa sen có ý nghĩa lớn lao đối với đạo Phật Bởi hoa sen có những đức tính cao quý, gần gũi với triết lý của đạo Phật Cây hoa sen mọc ở dưới ao hồ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Trong giới Phật giáo, Phật được

ví như hoa sen, ở giữa thế giới trần tục mà vẫn giữ tròn đạo tính Hễ nơi nào có cây sen mọc thì làm cho nước đục nơi đó lắng lại thành trong Nó cũng giống như người tu hành, không những giữ tròn đạo tính mà còn cảm hóa được chúng sinh

Mùa thu năm 1010, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh, được coi là quốc giáo, nên hình tượng hoa sen được ứng dụng rất nhiều Người ta làm các đài hoa sen, các bệ tượng Phật hình hoa sen tại các chùa tháp Đặc biệt là tại thành Thăng Long, kiến trúc chùa Một Cột mô phỏng nội đóa sen khổng lồ Trong nghệ thuật trang trí, hoa văn hoa sen cũng được ứng dụng nhiều trong các đồ án Từ những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa tháp, diềm

bệ tượng và các đồ gốm sứ Tất cả các đồ án trang trí cũng như nghệ thuật tạo hình này trong di sản nghệ thuật Phật giáo thời Lý Trần đều được tìm thấy trên rất nhiều di vật tìm thấy tại khu di chỉ khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long

Mảnh bệ tháp sứ trắng thời Lý (tìm thấy ở hố B16) tuy chỉ còn lại hình 3 tiên nữ đang trong tư thế múa và giơ hai tay nâng cao đài sen cũng đủ làm người xem cảm phục trước

sự tinh tế trong nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật tạo tác gốm của cha ông Diềm văn cánh

Trang 3

hoa sen đắp nổi được giản lược trong bố cục đứng, đầu cánh sen tròn khỏe gợn cong lên

ở chóp, hoàn toàn gợi thực nhưng cũng hoàn toàn cách điệu theo một tỷ lệ vàng trên hầu khắp các đài sen, bệ sen Lớp men trắng sữa rạn trên bề mặt vẫn còn độ trong và óng mượt, chứng tỏ kỹ thuật tạo tác gốm thời Lý đã đạt tới một trình độ cao, không thua kém gốm Tống Trung Quốc cùng thời

Một di vật gốm độc đáo khác có trang trí hoa sen mà các nhà khảo cổ học khẳng định là chỉ duy nhất tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long đó là chậu men trắng thời Lý Chiếc chậu có đường kính khoảng 45 cm được gắn liền với một vành chân đế có trang trí hoa sen Đối lập với khối chậu to và đặc phía trên, vành chân đế với băng hoa sen trang trí được trổ thủng tạo vẻ mềm mại, thanh thoát, khiến cả khối chậu và đế trở thành một tác phẩm nghệ thuật Đồ án hoa sen này được cách điệu thành hoa dây Bố cục của đồ án này xuất phát từ sợi dây được uốn lượn thành sóng hình sin và giữa các quãng trống của các bước sóng hình sin người nghệ nhân lại khéo léo thể hiện một bông hoa sen hay nụ sen cách điệu Việc trổ thủng dải hoa sen cách điệu này cho thấy tính sáng tạo và óc thẩm

mỹ rất cao của các nghệ nhân thời Lý Điều đặc biệt là với kích thước khá lớn như vậy, nhưng chiếc chậu vẫn còn nguyên vẹn khi các nhà khảo cổ lấy lên từ lòng đất sau hàng bao thế kỷ

Đồ án trang trí hoa sen trên gốm men ngọc rất đặc trưng của thời Lý cũng được tìm thấy với số lượng lớn tại di chỉ Hoàng thành Thăng Long Nhóm bát đĩa khắc chìm hoa sen mang phong cách Việt đặc trưng: Nghệ nhân khắc chìm hình hoa sen lên xương đất sau đó tráng men và đem nung Đây là loại gốm có chất lượng cao, men phổ biến có màu xanh ngọc sắc đậm, xương gốm trắng, mịn

Mảnh đài sen men vàng thời Lý (trong ảnh) là phát hiện rất mới mẻ và dường như loại gốm này mới chỉ được tìm thấy trong khu vực Hoàng thành Thăng Long Tiến sĩ Bùi Minh Trí, người trực tiếp phụ trách và nghiên cứu phần gốm sứ khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long cho biết: “Trước đây nhiều nhà khoa học nghĩ rằng gốm

Trang 4

men vàng chỉ có ở thời Lê, sau là thời Nguyễn Loại men đó thường thấy trên các vật liệu kiến trúc như ngói hoàng lưu ly lợp trên mái các cung điện dành cho vua như điện Thái Hòa (Huế) Nhưng cuộc khai quật ở Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy loại gốm men vàng là đồ ngự dụng được tạo dáng rất đẹp với hoa văn tinh xảo”

Bút pháp bay bổng, mảng và nét được đơn giản hóa đến cao độ, sự thay đổi sắc độ của màu nâu và men ngà đã tạo thành một phong cách riêng mà nay chúng ta thường gọi là gốm sành xốp hoa nâu thời Lý-Trần Đây là một loại gốm được đánh giá cao về nghệ thuật tạo dáng cũng như về nghệ thuật trang trí: Nó mang đậm chất Việt Nam và có nhiều nét độc đáo so với các loại gốm cổ khác trên thế giới Gốm hoa nâu trong Hoàng thành được tìm thấy khá nhiều Đó là các loại vò, chậu, thạp trang trí hoa sen, dây lá Trên chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần (trong ảnh) có đường kính 40 cm cao 65 cm, nét bút của nghệ nhân hoàn toàn phóng khoáng, bay bổng Chính vì không gò bó theo một khuôn mẫu đăng đối nào như trên các đồ án trang trí hoa sen thời Lý, nên những bông sen

ở đây trông rất sinh động Nét vẽ khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng cao, lướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay của búp sen Trên một mảnh vỡ khác của gốm hoa nâu, dường như ai cũng phải thốt lên trầm trồ khi nhìn thấy họa tiết hoa sen dây theo kỹ thuật “nền tô men nâu, hoa văn men trắng” với đường nét chạm - khắc uốn lượn mềm mại, tinh xảo, bộc lộ vẻ đẹp sang trọng, quý phái

Hoa văn trên đồ gốm sứ Hoàng thành Thăng Long vô cùng phong phú đa dạng Trong

đó hoa văn hoa sen được thực hiện nổi bật như biểu tượng của sự thanh cao Theo dòng chảy lịch sử, hoa văn của mỗi thời kỳ cùng với kỹ thuật tạo tác gốm riêng đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của gốm sứ Việt Nam

Ngày đăng: 25/02/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long  - Tài liệu Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long ppt
Hình t ượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long (Trang 1)
Hình tượng hoa sen trên gốm sứ - Tài liệu Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long ppt
Hình t ượng hoa sen trên gốm sứ (Trang 1)
Mảnh bệ tháp sứ trắng thời Lý (tìm thấy ở hố B16) tuy chỉ còn lại hình 3 tiên nữ đang trong tư thế múa và giơ hai tay  nâng cao đài sen cũng đủ làm người xem cảm phục trước  sự tinh tế trong nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật tạo tác gốm của cha ông - Tài liệu Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long ppt
nh bệ tháp sứ trắng thời Lý (tìm thấy ở hố B16) tuy chỉ còn lại hình 3 tiên nữ đang trong tư thế múa và giơ hai tay nâng cao đài sen cũng đủ làm người xem cảm phục trước sự tinh tế trong nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật tạo tác gốm của cha ông (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w