RANH GIỚIMỸTHUẬTVÀ -THỂ LOẠI
Các quan niệm khác nhau dẫn đến sáng tác - thẩm định - thưởng thức nghệ thuật
khác nhau.
Ranh giới thể loại một vấn đề nổi cộm trong 3 triển lãm chuyên ngành: Đồ họa -
Điêu khắc - Trang trí khu vực Hà Nội - 2007. Khác với các triển lãm khu vực khác,
các tác phẩm bầy chung. Còn ở Hà Nội bầy các tác phẩm theo 3 chuyên ngành: Đồ
hoạ - Điêu khắc - Trang trí. Chấm giải thưởng theo 3 chuyên ngành.
Một số tác giả - hội viên gửi tác phẩm triển lãm và dự giải của Hội. Quan niệm về
thể loại không rõ ràng, nếu không muốn nói là nhập nhằng? Không hiểu hay cố
tình không hiểu làm khó cho tổ chức và Hội đồng chấm giải?
* Triển lãm các tác phẩm Đồ hoạ khu vực Hà Nội - 2007: có 3 tranh sơn dầu hẳn
hoi bày trong triển lãm Đồ hoạ? Ai cũng biết thể loại đồ hoạ - chữ đồ là in, in là thể
hiện của thể loại gọi là đồ hoạ. Trong sáng tác đồ hoạ có thể xử dụng nhiều chất
liệu, có thể cả chất liệu sơn dầu để in chứ không phải vẽ. Sáng tác đồ hoạ những
năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Một số họa sĩ đồ hoạ không dùng bản khắc
hình, bản khắc màu để in, mà họ vẽ lên giấy, lên bìa kết hợp với các hiện vật, vật
dụng vốn có trong cuộc sống như: con chuồn chuồn, con mực, mảnh chiếu, tấm
liếp, cây cỏ, hoa lá thậm chí cả đồng tiền âm phủ trong một bố cục, rồi in đều
thuộc thể loại đồ hoạ - đồ hoạ độc bản. Còn dùng sơn dầu để vẽ tham dự triển lãm
đồ hoạ khó hiểu lắm, khó chơi lắm ?!
Chưa hết trong triển lãm Đồ hoạ 2007 có một tác phẩm nhìn xa cứ tưởng là một
phù điêu. Bố cục tác phẩm được chia nhiều mảng nhằm mở rộng không gian. Hơn
thế còn vẽ cảnh chiều trên một số mảng theo phong cách hội họa. Rõ ràng tác giả
đã xử dụng ngôn ngữ tổng hợp, chất liệu tổng hợp. Không thể tham dự triển lãm đồ
hoạ, cũng khó tham dự triển lãm Điêu khắc. Yếu tố tạo hình nổi trội là vẽ và xử
dụng ngôn ngữ tổng hợp, chất liệu tổng hợp
Quả thật có vấn đề về thể loại trong triển lãm Đồ họa.
* Đến triển lãm các tác phẩm trang trí khu vực Hà Nội - 2007. Đứng trước một số
tác phẩm sơn dầu, sơn mài. Tôi liên tưởng đến câu thơ của Tố Hữu:
Băn khoăn đứng giữa hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Cái ranhgiới giữa 2 thể loại hội họa và trang trí cứ ngập ngừng không đi theo một
hướng cụ thể: trang trí hay hội họa. Một khi là một tác phẩm hội họa thì phải xử
dụng ngôn ngữ - hình thức nghệ thuật hội họa, hoặc một khi là tác phẩm trang trí
phải xử dụng ngôn ngữ - hình thức trang trí. Song trong sáng tác hội họa, trang trí
tác phẩm có thể xử dụng các yếu tố tạo hình; trang trí - hội họa - đồ hoạ có điều,
với sáng tác hội họa thì yếu tố trang trí chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục
đích. Ngược lại với sáng tác trang trí thì yếu tố tạo hình chỉ là phương tiện, chứ
không phải là mục đích. Không nên thẩm định một tác phẩm trang trí có tính hội
họa. Đã là “tính” nó thuộc bản chất của sự vật để phân biết nó với các sự vật khác.
Một số tác phẩm sơn mài , sơn dầu trong triển lãm trang trí “đi giữa 2 dòng ”để
nước trôi thôi?!
* Đứng trước các tác phẩm trưng bầy trong triển lãm Điêu khắc khu vực Hà Nội -
2007. Trong tôi lại trỗi dậy câu thơ trên của Tố Hữu
Tôi cảm nhận 1 số tác phẩm trong triển lãm Điêu khắc đem bầy trong triển lãm
Trang trí thì đúng chỗ hơn, ngược lại một số tác phẩm trong triển lãm Trang trí
đem bầy trong triển lãm Điêu khắc thích hợp hơn, nhất là đối với các tác phẩm,
chất liệu gốm - xứ thì ranhgiới thể loại càng khó.
Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, một số họa sĩ của chúng ta thường xử dụng ngôn
ngữ tổng hợp, chất liệu tổng hợp để sáng tác. Cho dù tác giả xử dụng bao nhiêu
ngôn ngữ, thể loại: hội họa - đồ hoạ - điêu khắc - trang trí hay sắp đặt, trình
diễn cuối cùng không nên là một tác phẩm mỹthuật chung chung.
* Có lẽ, nhân triển lãm chuyên ngành các chi hội: đồ hoạ - điêu khắc - trang trí -
hội họa nên có toạ đàm. Các hội đồng chuyên ngành trực tiếp bầy tỏ nhận định về
triển lãm và quan điểm của mình khi đưa các tác phẩm vào giải với hội viên - đặc
biệt năm nay các triển lãm chuyên ngành có vấn đề thể loạivà xu thế sáng tác
chung. Cùng nhau trao đổi
- Sớm điều chỉnh một số qui chế? Tham dự triển lãm và dự giải khu vực. Tôi kiến
nghị:
1/ Các tác phẩm tham dự triển lãm và dự giải dứt khoát phải ghi đầy đủ năm sáng
tác trên tác phẩm, nếu không phạm qui chế.
2/ Các tác phẩm thuộc các thể loại: tượng đài, thiết kế sân khấu, thiết kế trang trí
nội - ngoại thất, sắp đặt, trình diễn phải kèm theo băng đĩa để Hội đồng nghệ
thuật có cái nhìn toàn diện hơn khi chấm giải. Cụ thể trong 2 tác phẩm Thiết kế
nhà tang lễ 354 và Thiết kế bảo tàng Công binh. Một có băng kèm theo, một không
có băng chênh nhau một phiếu. Theo tôi dứt khoát phải có băng đĩa nếu không
phạm qui, không cho bầy triển lãm.
3/ Hội viên Hội Mỹthuật Việt Nam có quyền dự giải là 5 chuyên ngành của Hội.
Thực tế không ít họa sĩ - hội viên dự giải ngành phê bình, không ít họa sĩ chuyên
ngành hội họa nhận giải đồ hoạ và ngược lại Điều này rõ ràng có lợi cho cả tổ
chức lẫn hội đồng, mới khó chấm giải, cũng như hội viên - và làm khó cho tổ chức.
4/ Khâu nhận tác phẩm triển lãm phải kiên quyết theo qui chế. Có vấn đề phát sinh
vượt thẩm quyền phải báo cáo ngay Ban thường vụ hay Hội đồng nghệ thuật
chuyên ngành để xử lý kịp thời. Không nên để các tác phẩm không đúng với thể
loại trưng bầy trong triển lãm chuyên ngành như năm nay. Còn in cả vựng tập nữa,
quả không hay.
5/ Khi Hội đồng nghệ thuật xếp loại A, B, C, giải chính thức - Trường hợp có 3
phiếu A, 3 phiếu C, 1 phiếu B thì xếp loại nào? xếp loại B có thoả đáng không? cái
độ vênh quá đáng của các thành viên HĐNT có vấn đề? Có thể là thích hay không
thích tác giả? Có thể là gu? Có thể là năng lực, trình độ của các thành viên HĐNT.
Tôi kiến nghị, trường hợp này nên đưa ra bàn bạc lại, và bỏ phiếu lại thì thoả đáng
hơn - chính xác hơn. Cũng như chúng tôi chấm thi tốt nghiệp, vênh nhau 1 điểm có
thể chấp nhận, song vênh nhau 2, 3 điểm thì không chấp nhận được. Phải xét tư
cách thành viên Hội đồng?!
Cuối cùng, các thành viên HĐNT triển lãm mỹthuật khu vực Hà Nội 2007 đều
cảm thấy các tác giả tham gia triển lãm và dự giải theo kiểu “Đến hẹn lại lên” Tôi
hiểu không ít tác giả - tác phẩm chưa đầu tư công sức, tiền của đúng mức? Chưa tự
vượt được chính mình? Nỗi buồn này chẳng của riêng ai? Đổi mới quan niệm và
cách tân hình thức nghệ thuật luôn là một qui luật muôn đời của nghệ thuật với
những ai tâm huyết với nghề.
.
RANH GIỚI MỸ THUẬT VÀ -THỂ LOẠI
Các quan niệm khác nhau dẫn đến sáng tác - thẩm định - thưởng thức nghệ thuật
khác nhau.
Ranh giới thể loại. đứng giữa hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Cái ranh giới giữa 2 thể loại hội họa và trang trí cứ ngập ngừng không đi theo một
hướng cụ thể: