1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf

60 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN 1 1 Cơ sở hình thành đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Nội dung nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊNLỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNGDELTA AGF

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

Long Xuyên, tháng 6 năm 2008

SVTH: Trương Thị Huyền Trang Trang 2

Trang 3

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊNLỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNGDELTA AGF

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trương Thị Huyền TrangLớp: ĐH5TC Mã Số Sv: DTC041762

Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Long Xuyên, tháng 6 năm 2008

Trang 4

Sinh viên thực hiện luận văn “Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủiro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF” xin chân thành cảm ơn:

Ban giám đốc và nhân viên phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựngDelta AGF đã chấp nhận cho thực tập, tạo điều kiện để tiếp xúc môi trường làm việcthực tế và cung cấp số liệu để thực hiện việc phân tích.

Thạc sĩ Trần Thị Thanh Phương - Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình đóng gópý kiến, giúp khắc phục và hoàn thiện dần bài luận văn.

Những giáo viên chuyên môn khác, bạn bè.

Đặc biệt là gia đình và tất cả những ai ảnh hưởng đến kết quả bài luận văn này.Tác giả xin tri ân.

  

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1Cơ sở hình thành đề tài 1

2Mục tiêu nghiên cứu 1

3Nội dung nghiên cứu 2

4Phương pháp nghiên cứu 2

5Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan 3

1.1 Khái niệm đòn bẩy 3

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan 3

2Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) 5

2.1 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động 5

2.2 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động 6

2.3 Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp 7

2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động 7

3Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) 7

3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính 8

3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro 11

4Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính 14

Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN & RỦI ROCỦA CTY 16

1Giới thiệu chung về cty Delta AGF 16

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 18

1.3 Nhận xét chung: 21

1.4 Những thuận lợi và khó khăn 21

1.5 Mục tiêu của công ty 22

2Phân tích đòn bẩy hoạt động 22

2.1 Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí 22

2.2 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động 24

2.3 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động của công ty 26

2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động đối với công ty 28

3Phân tích đòn bẩy tài chính 28

3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính 28

3.2 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần 34

Trang 6

5.5 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các phương án tài trợ 49

Chương 4: KẾT LUẬN 53TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

  

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN

1Cơ sở hình thành đề tài

Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệpcũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở ngại trong nộitại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sởhữu Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro.

Rủi ro có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặt tiêu cực thườngđược quan tâm hơn Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanhvà rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh do khôngchắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động Mối quan tâm của nhà quản trị là ảnhhưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi) đối vớimức độ rủi ro kinh doanh, về khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đến mức đủ tiềnthanh toán các định phí trong sản xuất Mặt khác, đầu tư vào chi phí cố định để gâyra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ),khuếch đại rủi ro kinh doanh Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động.

Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủiro mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định(nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn Tác động của chúng đượcgọi là đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớnhơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cốđịnh để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó Thuật ngữ “đònbẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinhlợi của doanh nghiệp Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi Nếuhoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần Ngượclại, nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn bẩy cũng khuếch đại cái xấu lên bội lần.

Công ty được phân tích đang trong giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh,đây là giai đoạn biểu hiện rõ ràng mức độ cao của rủi ro kinh doanh.Vì vậy rủi ro tàichính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt nhằm tránh tác động tổng hợp cùng một lúchai loại rủi ro lên tổng thể doanh nghiệp.Vấn đề đang quan tâm và cần xác định hiệnnay là phân tích đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợinhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng ra sao, để công ty kiểm soát đượcrủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công cụ tích cực để đạt được lợi nhuận kỳvọng trên vốn cổ phần mong muốn, đưa ra những quyết định phù hợp liên quannguồn vốn Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy lên lợi nhuậnvà rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF”.

2Mục tiêu nghiên cứu

Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của công ty.Đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro.

Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợinhuận trên vốn cổ phần.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 1

Trang 8

3Nội dung nghiên cứu

Phân tích mức độ ảnh hưởng khác nhau của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuậntrước thuế và lãi vay (EBIT), rủi ro kinh doanh do đầu tư định phí thay đổi.

Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ vốn có chi phí cố định tác động đến khảnăng tạo lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng như rủi ro nó tạo ra như thế nào.

Dựa trên nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án tương lai, xây dựng nhiềuphương án tài trợ với tỷ lệ nợ khác nhau Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS để cóthể lựa chọn phương án tài trợ nhu cầu vốn tương lai thích hợp.

Tổng hợp tác động đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.

4Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, những thông tinqua trao đổi với những người có thẩm quyền quyết định và ảnh hưởng đến số liệucần thu thập, để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ, và mang tínhthực tiễn.

Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêugiải quyết vấn đề Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải phápvà đề nghị.

5Phạm vi nghiên cứu

Công ty chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2007, với nhu cầu xác định mứcđộ rủi ro và khả năng tăng trưởng lợi nhuận tương lai như trên, nên sẽ tiến hành phântích tình hình hoạt động kinh doanh và tài trợ của công ty quý 3, quý 4 năm 2007.Đây là hai quý thể hiện rõ sự biến động của qui mô nợ vay.

Hoạt động công ty có rất nhiều lĩnh vực nên ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi rocũng có rất nhiều nhân tố Ở đây chỉ xem xét tác động của hai loại đòn bẩy đến khảnăng sinh lợi và rủi ro.

  

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 2

Trang 9

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan1.1 Khái niệm đòn bẩy

Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định và các chiphí tài chính cố định của một doanh nghiệp.

Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định, công ty đầutư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trangtrải chi phí cố định và chi phí biến đổi Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sựhiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ đểkhuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ) Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự biếnđổi nhỏ về doanh thu (hoặc sản lượng) sẽ làm phát sinh sự biến đổi lớn về lợi nhuận(lỗ).

Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cốđịnh Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán cóthu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cấu trúc nguồn vốn củacông ty.

Cấu trúc vốn được định nghĩa là tất cả các nguồn vốn trung và dài hạn có sẵncho một doanh nghiệp, bao gồm nợ trung, dài hạn; cổ phần ưu đãi và vốn cổ phầnthường.

Bảng báo cáo thu nhập - Hình thức điều chỉnh

Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT)

Trừ Chi phí tài chính cố định (lãi vay)

Lãi trước thuế (EBT)

Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

Lãi sau thuế (EAT)

Lãi ròng phân phối cho cổ phần thườngThu nhập mỗi cổ phần (EPS)

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan

Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổivề mức độ hoạt động Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt độngtăng, và ngược lại Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chiSVTH: Trương Thị Huyền Trang 3

Trang 10

phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp Chi phí khả biến gồm: chi phínguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phíbao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…

Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độhoạt động thay đổi Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chiphí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại Thông thườngtrên các báo cáo, chi phí bất biến được thể hiện dưới dạng tổng số Chi phí bất biếngồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạtầng, chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, chi phí khấu hao, thuê tài chính dàihạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiêncứu…

Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến vàyếu tố khả biến Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện cácđặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiệnđặc điểm của yếu tố khả biến Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theonhững tỷ lệ nhất định.

Ở đây chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả chi phí đều cóthể biến đổi Qua thời gian, một doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô các cơ sở vậtchất và số nhân viên điều hành để đáp ứng với các thay đổi trong doanh thu.

Số dư đảm phí (contribution margin) là chêch lệch giữa doanh thu và chi phíkhả biến Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bùđắp chính là lợi nhuận Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loạisản phẩm và một đơn vị sản phẩm.

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, hoặc cho một loại sản phẩm(cũng bằng một đơn vị sản phẩm)

Khi chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo cách ứng xử của chi phí,người quản lý sẽ lập ra báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đây là mộtcông cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích để ra quyết định,đặc biệt là quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, người quản lý sẽ có căn cứ dựđoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào vì các biến động của mức độ hoạt độngtrong toàn doanh nghiệp

Gọi Q: sản lượng tiêu thụ, P: giá bán, V: chi phí khả biến đơn vị, F: chi phí bấtbiến Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí như sau:

Tổng số Đơn vị

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 4 Số dư đảm phí

Doanh thu x 100%Tỷ lệ số dư đảm phí =

Giá bán – biến phí đơn vịGiá bán

Trang 11

(-) Chi phí khả biếnSố dư đảm phí(-) Chi phí bất biếnLợi nhuận hoạt động

F(P-V)Q - F

Tại sản lượng Q1 => Doanh thu: PQ1 => EBIT1 = (P-V)Q1 – FTại sản lượng Q2 => Doanh thu: PQ2 => EBIT2 = (P-V)Q2 - FKhi doanh thu tăng một lượng: PQ2 – PQ1

Lợi nhuận tăng một lượng là: ∆EBIT = EBIT2 – EBIT1 = (P-V)(Q2-Q1)

EBIT (  )( 2  1)

Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữadoanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thìlợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống)nhân với tỷ lệ số dư đảm phí (điều kiện định phí không đổi).

Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (dotăng sản lượng tiêu thụ) ở tất cả những sản phẩm, những bộ phận, những công ty…thì những công ty nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuậntăng lên càng nhiều

2 Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage)

2.1 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động

Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bánđưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn Để đo lường mức độ tácđộng của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree ofoperating leverage - DOL) Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổicủa lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu)

Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanhthu) khác nhau Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q,doanh thu S nào đó Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thểdễ dàng tính DOL theo cách khác:

Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F

Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 5 Độ bẩy hoạt động (DOL)

ở mức sản lượng Q(doanh thu S)

Phần trăm thay đổilợi nhuận hoạt động

Phần trăm thay đổisản lượng (hoặc doanh thu)=

Trang 12

∆EBIT = ∆Q(P-V) Thay vào công thức (1) ta được:

(2)

Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức nàychỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc Đối với công tysản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêuđộ bẩy theo doanh thu Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:

S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến

Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượngdoanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lêncàng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn.Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷlệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảmvới sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.

2.2 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động

Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết địnhnhất chính là kết cấu chi phí.

Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếmtỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuậntăng (giảm) nhiều hơn Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn lànhững công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh Ngượclại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảmnhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.

Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếmtỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuậntăng (giảm) ít hơn Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là nhữngcông ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sảnphẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.

Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệptạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bánmột sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ Vì hầu hếtcác chi phí đã là chi phí cố định Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhậpcũng tăng nhanh hơn.

Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao cóthể tạo thêm lợi ích cho công ty Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trongSVTH: Trương Thị Huyền Trang 6

Độ bẩy hoạt động Số dư đảm phí

Lợi nhuận=

Trang 13

máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắtgiảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu Vì vậy, nếu nềnkinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.

Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, địnhphí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn Nếu mức cầu sụt giảm, mộtcông ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phílớn sẽ mất tiền.

2.3 Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động củadoanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt độngchỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp làsự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt độnglàm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanhnghiệp Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro,bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cốđịnh, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất Các nhà đầu tư khônngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh sốnhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăngchi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động Do đó sẽ sai lầm nếu nhưđồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp Tuy nhiên, độ bẩy hoạt độngcó tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanhnghiệp.

Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn,nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phísản xuất.

2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động

Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết vềđòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giámđốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanhthu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động Độ bẩy hoạt động chính là côngcụ giúp bạn trả lời câu hỏi này Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiềuhướng tăng hay giảm X %×DOL Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ cóbiến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.

Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việcquyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình Nhưng nhìn chung, công tykhông thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huốngnhư vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợinhuận.

Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần vàdoanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiệnđại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận.

Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT Tuynhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.

3 Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 7

Trang 14

Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính làcông ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạtđộng Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm hoạt động của công tyquyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép cóđòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấnvà du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyềnlựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếuthường Thế nhưng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tàichính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính?

Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau:

 Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấpchi phí thực của lãi vay.

 Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu

 Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổsung cổ phiếu gọi vốn.

 Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ.

Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểmrơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc Nếu công ty gặp khó khăn tài chính vàlợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽphải bù vào chỗ sụt giảm đó.

Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khitính thu nhập chịu thuế.

Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từnhững nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ưu đãi), bởi vì người nắm giữ nợcó được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếucông ty rất thành công, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuậncho cổ đông Cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuếlàm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ, vì thế côngty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn cổ phiếu ưu đãi.

3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính3.1.1 Độ bẩy tài chính (DFL)

Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu địnhlượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi Độ bẩy tàichính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPSkhi EBIT thay đổi 1 phần trăm.

PD/(1 t)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 8 Độ bẩy tài chính (DFL)

ở mức EBIT

Phần trăm thay đổi EPSPhần trăm thay đổi EBIT=

Trang 15

Tỷ số nợ = Tổng nợTổng tài sản

Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nàođó, sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuậntrên mỗi cổ phần Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hướng tăng haygiảm X %×DFL Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏcủa EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS.

EPS được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

I: lãi suất phải trả.

PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi.

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.NS: số lượng cổ phần thông thường.

Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượngcổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng Công thức tính EPS được xác định trong mốiquan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lạilợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất.

3.1.2 Các tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)

Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để đánh giá xemcông ty có vay quá nhiều hay không? Từ đó đưa ra quyết định cho vay vì công tycàng có nhiều nợ vay thì rủi ro về mặt tài chính càng lớn

Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọncấu trúc vốn hợp lý cho công ty mình Các tỷ số đòn bẩy tài chính thông thường là:

Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm

tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay

Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn như: các khoản phảitrả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio)

Tỷ số lớn hơn 100% chứng tỏ nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần.Tuy nhiên, hầu hết các khoản vốn vay này lại là tín dụng thương mại phi lãi suất vànhững khoản phải trả ngắn hạn Vì vậy, để thấy được mức độ tài trợ vốn vay mộtcách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu),người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 9 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ

Vốn cổ phần

Tỷ số nợ dài hạntrên vốn cổ phần

Nợ dài hạnVốn cổ phần=

EPS(  )(1 )

Trang 16

Khả năngthanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế & lãi vayLãi vay

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio): đây cũng là chỉ

số để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.

Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): chúng ta muốn

biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợinhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không Tỷ số này dùng để đo mức độ màlợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như thế nào Nếu tỷ số nàynhỏ hơn 1 hoặc âm, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.

Kết luận: Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bênngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cung cấpthông tin bảo vệ chủ nợ tình huống doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

3.1.3 Phương thức đo lường rủi ro tài chính khác

Rủi ro được đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận thực tế sovới lợi nhuận kỳ vọng Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với haitham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.

a Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn

Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:

( ( ∑Pi = 1 )

Ri: lợi nhuận ứng với biến cố iPi: xác suất xảy ra biến cố in: số biến cố có thể xảy ra

Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợinhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra.

Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳvọng, người ta dùng độ lệch chuẩn () Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai củaphương sai:

b Hệ số biến đổi (Coefficient of variation - CV)

Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi sosánh rủi ro nếu như quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau Để khắc phục tình trạngnày, chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi:

(RECV  

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 10 Tổng tài sản trên

vốn cổ phần

Tổng tài sảnVốn cổ phần=

Trang 17

Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủiro mất khả năng chi trả phát sinh do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính Khidoanh nghiệp gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồnvốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia tăng Kết quả là xácsuất mất khả năng chi trả tăng theo.

Nhiều doanh nghiệp trong những ngành khác nhau (có cấp độ khác nhau vềđòn cân định phí) có thể khác nhau về đòn cân nợ Nhìn chung, các doanh nghiệp lệthuộc vào rủi ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng tương đối ít nợ hơn nhữngdoanh nghiệp chỉ có mức rủi ro kinh doanh hạn chế Nhưng những doanh nghiệp sửdụng nhiều nợ vay sẽ có mức rủi ro tài chính cao hơn doanh nghiệp sử dụng ít nợvay Tuy nhiên, những khuynh hướng vừa nêu trên là bình thường.

Các chỉ số để đo lường rủi ro tài chính là:

 Hệ số biến đổi của EBIT (CVEBIT = EBIT/ E(EBIT)) Độ bẩy tài chính (DFL)

 Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên cổ phần (EPS) Hệ số biến đổi của EPS ( CVEPS = EPS/ E(EPS))Cần lưu ý cách tính độ lệch chuẩn của EPS như sau:

Các chỉ số trên càng lớn thể hiện tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn thìrủi ro càng cao Tuy nhiên, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ giatăng được lợi nhuận cho cổ đông thường Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùngcác nguồn vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huyđộng vốn có lợi tức cố định, phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường Điềunày thể hiện rõ hơn khi phân tích tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổphần; quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lợi nhuận trên cổ phần(EPS).

3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro

3.2.1 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio – ROA): chỉ tiêu

này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity ratio – ROE): đây là chỉ

tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn họ bỏra để đầu tư vào công ty.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 11

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

Lợi nhuận ròngVốn cổ phần=

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Lợi nhuận ròngTổng tài sản=

Trang 18

Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốncổ phần là do công ty có sử dụng nợ Nếu công ty không có nợ thì hai tỷ số này sẽbằng nhau.

 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việcso sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi suất vay nợ Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lợinhuận đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghiệp biết được khả năngchi trả lãi vay để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tácđộng lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần như thế nào? Đây là vấn đề rất được cổđông quan tâm.

Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốncổ phần và nợ vay).

Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn bộ lợi nhuận hoạt độngsẽ thuộc về cổ đông Nếu đầu tư tổng tài sản bằng cả vốn cổ phần lẫn vốn vay thì lợinhuận hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận củamình.

Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay:

Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì:

=> Kết luận: đòn cân nợ có tiềm năng làm tăng tỷ suất doanh lợi trên vốn cổphần nhưng đồng thời cũng đem lại cho vốn cổ phần một nguy cơ rất lớn: nếu tỷ suấtdoanh lợi chung cao hơn lãi suất vay nợ, thì tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trởnên cao hơn Trái lại, nếu tỷ suất doanh lợi chung thấp hơn lãi suất vay nợ, tỷ suấtdoanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên thấp hơn cả chi phí trả lãi vay.

3.2.2 Phân tích mối quan hệ EBIT (Earnings before interest and taxs)

– EPS (Earnings per share)

Phân tích mối quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của nhữngphương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần Từ sự phân tích này,chúng ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan (indifferent point) Dù phối hợp các phương

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 12

Trang 19

án tài trợ thế nào thì công ty cũng kỳ vọng EPS cao, tuy nhiên tại EBIT bàng quan thìphương án tài trợ nào cũng đều mang lại EPS như nhau.

Dựa vào công thức trên đây, chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằngmột trong hai phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp hình học.

Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số

Áp dụng công thức tính EPS theo EBIT cho mỗi phuơng án, sau đó thiết lậpphương trình cân bằng như sau:

Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học

Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS để có thể tìm ra được điểmbàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳphương án nào cũng mang lại EPS như nhau Để làm điều này, chúng ta xây dựng đồthị xác định điểm bàng quan theo ba phương án như hình vẽ sau:

Đối với mỗi phương án, lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPSvới tất cả các điểm của EBIT Tìm điểm thứ nhất bằng cách lần lượt cho EPS = 0 đểtìm ra EBIT tương ứng Điểm thứ hai, cho EBIT bất kỳ để tìm ra EPS tương ứng.Mỗi phương án đều xác định được hai điểm, nối hai điểm đó lại sẽ tạo thành đườngthẳng phản ánh quan hệ giữa EBIT và EPS của phương án đó.

Ý nghĩa điểm bàng quan

Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấyđiểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X Điềunày có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan X thì phương án tài trợ bằng cổphiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBITvượt qua X thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợbằng cổ phiếu thường.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 13 EPS

EBITNợ CP ưu đãi

CP thường

Điểm bàng quan

Trang 20

Sau khi phân tích quan hệ EBIT – EPS Các công ty có thể lựa chọn tài trợ hoạtđộng kinh doanh của mình hoặc bằng nợ vay, cổ phần ưu đãi hay vốn cổ phần để tậndụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính Nếu như thế, các công ty phải được tài trợhoặc là toàn bộ nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay toàn bộ vốn cổ phần Nhưng nếu giảipháp tốt nhất là kết hợp tất cả các phương án tài trợ, vậy tỷ lệ mỗi loại là bao nhiêu làtốt nhất? Chúng ta sẽ thảo luận các khía cạnh chủ yếu của nợ vay so với vốn cổ phầnhay cơ cấu vốn (chỉ xem xét nợ vay đại diện cho nguồn tài trợ có chi phí cố định vàvốn cổ phần) như thế nào để mang lại lợi nhuận trên mỗi cổ phần cao nhất.

Hình vẽ mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ

Hình trên thể hiện quan hệ giữa EBIT – EPS trong những kế hoạch tài trợ khácnhau Tỷ lệ nợ càng cao độ dốc các đường biểu diễn càng lớn, điều này ngụ ý rằngđộ nhạy cảm của EPS đối với sự thay đổi của EBIT là rất lớn Sử dụng đòn bẩy tàichính phóng đại thu nhập cả dương và âm cho cổ đông, khi EBIT vượt qua điểm hòavốn sự gia tăng EBIT làm EPS tăng cao hơn đối với phương án sử dụng nhiều nợ vayhơn Ngược lại, khi chưa đạt đến EBIT hòa vốn, thậm chí bằng 0 thì phương án cóđòn bẩy tài chính lớn hơn làm EPS âm càng nhiều.

Các thay đổi về sử dụng nợ sẽ tạo nên các thay đổi EPS Khi tỷ lệ nợ trên tàisản càng cao làm EPS kỳ vọng gia tăng Mặc dù các chi phí lãi suất tăng, nhưng tácđộng này được bù trừ nhiều hơn do số lượng cổ phiếu đã phát hành sụt giảm khi nợvay được thay thế cho vốn cổ phần, đồng thời nó cũng làm tăng rủi ro.

4 Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính

Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động, sẽ tạo rađòn bẩy tổng hợp (Combined or total leverage) Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việccông ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định Khi sử dụngkết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượngtiêu thụ thay đổi qua hai bước Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổiEBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động) Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổiEPS (tác động của đòn bẩy tài chính) Để đo lường mức độ biến động của EPS khi sốlượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of totalleverage – DTL).

Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) nào đó bằngphần trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 14 Độ bẩy tổng hợp (DTL)

Vốn cổ phần

∆EBIT

Trang 21

Về mặt tính toán, độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy hoạt độngvới độ bẩy tài chính:

DTLQ đơn vị hoặc S đồng = DOL × DFL

Thay vào công thức tính DOL, DFL ta có được:

PD/(1 t)

Tóm lại: Đòn bẩy tổng hợp liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định nhằm nổlực gia tăng EPS cho cổ đông khi sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tăng Tác độngcủa đòn bẩy tổng hợp được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL) Tác độngnày tổng hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Đòn bẩy hoạtđộng liên quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nổ lực gia tăng lợinhuận hoạt động trước thuế và lãi (EBIT) Tác động của đòn bẩy hoạt động được đolường bằng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (DOL) Đòn bẩy tài chính liên quan đến việcsử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông Tác động củađòn bẩy tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL) Giám đốc tàichính cần lưu ý rằng đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi Nếu doanh nghiệpđạt được EBIT ít hơn định phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định thì sử dụng đònbẩy có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông, khái niệm đòn bẩy làm sáng tỏ cácđánh đổi rủi ro – lợi nhuận của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau.

Phần trăm thay đổi sản lượng(hoặc doanh thu)=

Phần trăm thay đổi EBITPhần trăm thay đổi EBIT

Trang 22

1 Giới thiệu chung về cty Delta AGF

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF, tên tiếng Anh: Delta AGFinvestment & construction joint stock company, được thành lập theo giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 5203000062 ngày 02/04/2007 Cố đông sáng lập là côngty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) chiếm giữ 51% vốn điều lệnhằm tách một số mảng hoạt động của Agifish như dịch vụ kỹ thuật, chế tạo máy,chế biến bột cá…cho công ty chuyên trách để mở rộng phát triển, do đó công ty cổphần Delta AGF ra đời có tiền thân từ xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật thuộc Agifish.

Công ty có trụ sở chính đặt tại số 18, quốc lộ 91, phường Mỹ Thạnh, thành phốLong Xuyên, tỉnh An Giang, có một bộ phận xây dựng và 4 xí nghiệp trực thuộc.

 Xí nghiệp Bê tông.

 Xí nghiệp Chế biến bột cá ở huyện Châu Thành, An Giang. Xí nghiệp Cơ điện lạnh tại phường Mỹ Thạnh, An Giang. Xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật tại phường Bình Đức, AG. Những hoạt động chính của công ty

 Hoạt động huy động vốn, mua cổ phần.

 Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản (bột cá…),các loại dầu sinh học và nguyên liệu phục vụ ngành y tế, công nghiệp từ mỡ cá.

 Dịch vụ kỹ thuật, cơ điện lạnh.

 Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sảnxuất không mang tính độc hại.

 Lắp ráp và mua bán các thiết bị máy móc công nghiệp (trạm trộn bê tôngcement thương phẩm, bê tông nhựa nóng,…) phục vụ cho các công trình Sản xuất bêtông tươi.

 San lấp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông,công trình công nghiệp (như cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ nghệ lạnh…), thực hiện các dựán BOT và tương đương.

 Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, thiết kếnội thất, ngoại thất công trình Tư vấn giám sát chất lượng công trình.

 Thành quả và vị thế trên thị trường

Trong năm 2007, công ty vừa xây dựng cơ bản vừa hoạt động kinh doanh được8 tháng nhưng đã đạt doanh thu 62,4 tỷ đồng Lợi nhuận hoạt động 4,4 tỷ đồng.

 Xí nghiệp bột cá

Thị trường nguyên liệu ổn định từ công ty Agifish, AFA, Việt An Thành phẩmtừ xí nghiệp bột cá chủ yếu là bột cá và mỡ cá Sự ưu thế do được chuyển giao nhữngkhách hàng thân tín trong và ngoài nước từ công ty Agifish như: Su seafood Co.ltd,Badavina Co.ltd (Hàn Quốc), Sojitz (Nhật), I.B.C Co.ltd (Singapore) và các nhà máythức ăn thủy sản, gia súc trong nước như: công ty Tuấn Minh (Hà Nội), cty CiBi ViệtNam (Biên Hòa), cty thức ăn gia súc Lái Thiêu, cty Long Văn…đã đem lại doanh thuhiện tại cho công ty 10 tỷ đồng /tháng Hiện nay hai mặt hàng này đang thiếu hụt bởiSVTH: Trương Thị Huyền Trang 16

Trang 23

hàng loạt các nhà máy thức ăn thủy sản, gia súc ra đời Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụcó xu hướng đang tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ chính là cty cổphần Nam Việt, từ ngày 01/03/2008 xí nghiệp bắt đầu hoạt động 2 dây chuyền bột cávới công suất 300 tấn nguyên liệu /ngày Doanh thu năm 2008 ước tính khoảng 304tỷ đồng.

 Bê tông tươi: đang hoạt động tốt và có thị phần lớn bởi vì chỉ có một đốithủ cạnh tranh nhưng máy móc thiết bị của họ rất cũ, trong khi nhu cầu sử dụng bêtông tươi ngày càng lớn Chính vì vậy, xí nghiệp đang mở rộng thị trường ở ChâuPhú, Châu Đốc, Thốt Nốt, Lấp Vò,…Dự tính doanh thu năm 2008 đạt khoảng 38 tỷđồng.

 Cơ điện lạnh: đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thốngmáy móc ngành thủy sản Xí nghiệp Cơ điện lạnh đã được đầu tư tương đối hoànchỉnh Các sản phẩm cơ khí chia thành bốn nhóm sau:

Nhóm cơ khí sắt thép: sản xuất khung kèo thép, cầu sắt, khung sắt…

Nhóm cơ khí Inox – nhôm: sản xuất các trang thiết bị cung cấp cho các nhàmáy chế biến thủy sản như dây chuyền sản xuất cá, bàn chế biến, máy tăng trọng,khung cửa Inox, khung nhôm kính, tủ bảo hộ lao động…

Nhóm cơ khí nghiên cứu: chế tạo sản phẩm mới như máy bơm cá, băng chuyềnIQF, tái đông, mạ băng, dây chuyền sản xuất có tự động hóa tính toán định mức vàkiểm tra chất lượng sản phẩm.

Nhóm lắp đặt cơ điện lạnh: lắp đặt khung kèo, lắp đặt điện, lắp đặt hệ thốnglạnh…

Với các sản phẩm cơ khí khá đa dạng nên có nhiều lợi thế trong hoạt độngdoanh đem lại hiệu quả đáng kể Xí nghiệp đang thực hiện hợp đồng cung cấp và lắpđặt thiết bị cho Afiex trị giá 7,2 tỷ; hợp đồng lắp đặt hệ thống điện thị xã Châu Đốc1,5 tỷ; lắp đặt máy móc cho nhà máy AGF8 giá trị 90 tỷ đồng.

 Dịch vụ vận hành bảo trì: với lực lượng công nhân lành nghề, có kinhnghiệm vận hành bảo trì hệ thống cấp đông cho các nhà máy đông lạnh, chế biếnthủy hải sản Thị trường ổn định tại các nhà máy đông lạnh của công ty Agifish vớicác khách hàng là AGF7, AGF8, AGF9, AGF360, xí nghiệp dịch vụ thủy sản và cácbộ phận trực thuộc công ty Agifish Nguồn doanh thu ổn định trên đơn giá khoán sảnphẩm được thỏa thuận và các khoản thu từ dịch vụ phát sinh khi có yêu cầu, điều đóđã tạo doanh thu trên 12 tỷ /năm.

 Xây dựng: có kinh nghiệm thiết kế xây dựng công trình công nghiệpchuyên ngành chế biến thủy sản như nhà máy AGF9 có giá trị 148 tỷ đồng Với lựclượng có cán bộ có năng lực, công ty có đủ khả năng cạnh tranh thể hiện qua việcthắng 3 gói thầu Bãi xử lý rác thuộc dự án phát triển du lịch Mekong, vừa hoàn tấtcông trình AGF8 với giá trị khoảng 25 tỷ đồng Hiện đang thi công công trình ký túcxá đại học An Giang với giá trị 34 tỷ, công trình tổ hợp giảng đường đại học AnGiang với giá trị 14 tỷ, công trình thuộc nguồn vốn ADB tại Châu Đốc với giá trị 37tỷ Dự tính doanh thu năm 2008 đạt khoảng 150 tỷ đồng.

 Các dự án đầu tư đã hình thành và đang thực hiện

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 17

Trang 24

Dự án đầu tư kho lạnh 10.000 pallet, kho lạnh Mỹ Thới tại cụm cảng Mỹ Thới,thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Tổng vốn đầu tư 117.924 tỷ đồng, công tyDelta AGF đầu tư 100%.

Dự án đầu tư vốn vào công ty Kho Lạnh Anpha tại khu công nghiệp Long Hậu,huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Tổng vốn đầu tư 40 tỷ, công ty đầu tư 40%.

Dự án đầu tư vốn vào công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Anpha tại VĩnhThạnh, tỉnh Cần Thơ Tổng vốn đầu tư 40 tỷ, công ty đầu tư 10%.

Đầu tư vốn vào một số công ty cổ phần khác bằng cách mua lại cổ phiếu, dựkiến giá trị đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ công trình giao thông cầu đường.Giá trị đầu tư khoảng 18 tỷ đồng.

Đầu tư hoàn thiện mặt bằng sản xuất tại cụm văn phòng công ty bao gồm: nhàxưởng, hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống thoát nước, cầu cảng vận chuyểnhàng hóa…

Phát triển các dự án đầu tư bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, cao ốckhách sạn, văn phòng cho thuê…

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty đã hình thành và đang dần hoànthiện Những nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp ở từng phòng ban, tương ứng với chứcvụ để các hoạt động công ty được phối hợp nhịp nhàng và có trách nhiệm.

 Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc, 4 phó tổng giám đốc, kế toán trưởng.Ban giám đốc quản lý, điều hành, giám sát toàn công ty Phân công phụ tráchcác bộ phận cụ thể để quản lý và có hành động chấn chỉnh kịp thời.

Trên cơ sở định hướng cho toàn công ty, cá nhân phụ trách đề ra các sách lượchoạt động của bộ phận mình cho hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất.

Phương thức quản trị của công ty: các phòng ban nghiên cứu đề xuất kế hoạch,chiến lược kinh doanh, tài chính…trình ban giám đốc xem xét quyết định, hoặc trìnhhội đồng quản trị phê duyệt để thực hiện theo thẩm quyền.

 Các phòng ban trực thuộcPhòng tổ chức hành chính

Xây dựng qui chế làm việc cho toàn công ty.

Trình tự thu tuyển nhân viên, nội qui làm việc của nhân viên Chú ý công tácđào tạo, thu tuyển nguồn nhân lực có trình độ cao ở các khâu: quản lý dự án, đấuthầu, mua bán hàng, đầu tư tài chính.

Xây dựng tiêu chuẩn nhân viên, lao động giỏi, tiêu chuẩn nhân viên ưu tú đểlàm cơ sở cho các kỳ khen thưởng như: tết âm lịch, tết dương lịch, lễ quốc khánh 2/9,giải phóng miền nam 30/4.

Chế độ báo công, báo sổ trong quản lý nội bộ Công tác kiểm tra hồ sơ, pháthành hồ sơ, văn bản Quản lý con dấu của công ty Mẫu mã, in ấn…

Công tác quản lý bảo vệ tài sản công ty, công tác bảo vệ mạng, bảo vệ dữ liệutrên máy tính.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 18

Trang 25

Công tác tham mưu các chế độ, chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xe,chế độ đào tạo Chuẩn hóa các hoạt động quản trị của công ty theo ISO Huấn luyệntừng bộ phận về an toàn lao động.

Xây dựng hệ thống quản lý, truy cập thông tin mới về các văn bản liên quan,cũng như thông tin đấu thầu, thông tin về đối tác, đối thủ…

Chương trình quảng cáo cho công ty, xây dựng cataloge, hồ sơ năng lực củacông ty để tham gia đấu thầu, hồ sơ các xí nghiệp và phòng ban khác trong công tyđể xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Phòng kế toán

Tập trung hoàn thiện hệ thống kế toán tại các xí nghiệp sản xuất, công tácthống kê trong kế toán để làm cơ sở tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản xuất, cácđịnh mức thực tế và hao phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện năng, giá bán sản phẩm.Quản lý chi tiết các chi phí quản lý, giá mua, giá bán sản phẩm Phân tích đượccác yếu tố để đề ra biện pháp thực hiện nhằm giảm thiểu những chi phí bất hợp lý,tiết kiệm Quản lý nhanh, gọn các chi phí của công trình xây dựng cơ bản để giảmthiểu thiệt hại và tính hiệu quả của công trình.

Tham mưu cho ban giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn để đầu tư dự án,tài chính, phương án trả lãi vay Chuẩn bị tốt phương án tăng vốn cho toàn bộ hoạtđộng của công ty bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi Đầu tư cổphiếu vào các công ty, cổ phiếu tiềm năng.

Thực hiện chế độ kiểm toán báo cáo tài chính, bảng cáo bạch trình Đại hộiđồng cổ đông, ban kiểm soát công ty.

Phòng quản lý dự án

Điều hành và kiểm tra hiệu quả đấu thầu, các dự án đầu tư, công trình thi công,trong quá trình thực hiện phải xem xét tính khả thi của dự án từ nhiều khía cạnh,tham gia hoàn công và quyết toán các công trình Kế hoạch phát triển sản phẩm, mởrộng các mảng kinh doanh, dịch vụ khác.

Phân tích được hiệu quả các dự án sẽ đầu tư, phát triển dự án mới cho công tynhư: đầu tư bất động sản, đầu tư nhà máy sản xuất, đầu tư tài chính, cổ phiếu vào cáccổ phiếu tiềm năng.

Tăng cường thu thập và xử lý thông tin về đấu thầu xây dựng cơ bản – hạ tầng,dự án phát triển của tỉnh, vùng xung quanh (kể cả phường, xã), các dự án phát triểncủa đối tác.

Phòng thiết kế xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ chế tự cân đối cho phòng Nguồn thu từ chi phí thiết kế các dự án,công trình.

Hồ sơ thiết kế phải được chuẩn hóa, thống kê kỹ thuật, yêu cầu, thông số, mỹquan, cảnh quan…Hồ sơ dự toán phải chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp.

Công tác cập nhật thông tin, dữ liệu kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo.

Củng cố nâng cao trình độ, quy trình giám sát cho từng công trình, nắm vữngkỹ thuật và biện pháp thi công, tổ chức thi công tại công trường Tham gia hoàncông, quyết toán các công trình đã thực hiện.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 19

Trang 26

 Các xí nghiệp trực thuộcXí nghiệp Chế biến bột cá

Nhà máy chế biến bột cá đi vào hoạt động với công suất 300 tấn nguyên liệuphụ phẩm/ngày, sản xuất tạo ra 60 tấn bột cá, 60 tấn mỡ cá, và bán sản phẩm tươikhoảng 70 tấn/ngày Do đó việc thu mua nguyên vật liệu đòi hỏi phải thật năng động,nắm bắt nhanh giá cả thị trường như: giá phụ phẩm, giá than đá, giá trấu, giá bộtmì…Đồng thời phải dự phòng cho sản xuất một cách hợp lý để chủ động điều hànhđược giá thành sản xuất Bên cạnh đó cũng cần phải liên tục nắm bắt thông tin thịtrường tiêu thụ sản phẩm bột cá về giá cả, chất lượng…để đưa sách lược điều chỉnh,giá chào hợp lý trong điều hành bán hàng.

Thực hiện việc đăng ký các chỉ tiêu, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cũng nhưquản lý để xuất khẩu và xây dựng thương hiệu Tích cực hợp tác với các đối tác, việnnghiên cứu sản xuất dầu Bio Diesel, chuyển hóa mỡ cá thành dầu cá cao cấp.

Tổ chức sản xuất đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm, chủ yếu là bột cávà dầu cá Duy trì và phát huy sản xuất phụ phẩm dạng thủ công, đưa ra thị trườngmột số mặt hàng mới như: chả cá từ vụn cá tra, bao tử cá, da cá, bong bóng cá…

Tổ chức các bộ phận phụ trợ phục vụ cho sản xuất như: kho chứa bột cá, mỡcá, bao bì, in ấn bao bì bột cá, thùng phuy chứa mỡ cá, cách thức vận chuyển, giaohàng, đảm bảo theo các cam kết với khách hàng.

Trong quản lý sản xuất đảm bảo an toàn lao động và xử lý môi trường tốt nhấtvề mùi và nước thải.

Xí nghiệp Bê tông

Việc vận hành trạm trộn, đội xe bơm hiện đã ổn định và rất thuận lợi cho hoạtđộng kinh doanh Chuẩn bị một quỹ đất tốt thuận lợi giao thông thủy bộ để đặt trạmlâu dài.

Hệ thống kiểm soát giá thành sản xuất bê tông thương phẩm, giá nguyên vậtliệu, điện năng tương đối hiệu quả…Xây dựng đơn giá bán 1m3 bê tông thương phẩmcho hợp lý và mang tính cạnh tranh cao.

Tích cực, năng động khảo sát, tiếp thị tất cả các công trình ở các địa bàn LongXuyên, Châu Đốc, Châu Phú, Phú Hòa, Vàm Cống, Thốt Nốt (thuận tiện giao thông,cầu đường) Mở rộng thêm các ngành nghề khác của bê tông, tăng cường các hoạtđộng dịch vụ khác.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bê tông, quy trình lấy mẫu vàkiểm tra mẫu Công bố tiêu chuẩn chất lượng bê tông Delta AGF.

Xí nghiệp Cơ điện lạnh

Hoàn chỉnh các bộ phận chức năng của xí nghiệp: bộ phận thiết kế chi tiết sảnphẩm, bộ phận thống kê chi tiết vật tư sản xuất sản phẩm, kế hoạch sản xuất và tiếnđộ thực hiện công trình của xí nghiệp.

Xây dựng và công bố thông tin tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm như: khungkèo thép, cầu thép Áp dụng ISO trong quản lý, xuất xứ nguyên vật liệu Tổ chức tiếpthị, đưa sản phẩm ra thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Thống kê lại các sản phẩm đã sản xuất, chuẩn hóa lại thông số kỹ thuật, địnhmức vật tư vì vật tư cung cấp cho xí nghiệp có giá trị cao và biến động lớn theo giáSVTH: Trương Thị Huyền Trang 20

Trang 27

thị trường Xây dựng mối quan hệ cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng và chấtlượng, có xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý Tính toán giá thành sản xuất làm cơ sở chogiá bán sản phẩm.

Chú ý đầu tư cơ giới hóa, tự động hóa để tiết kiệm sức lao động, thúc đẩynhanh tiến độ sản xuất và thi công.

Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật

Xây dựng qui trình vận hành an toàn, tiết kiệm năng lượng, điện nước Xâydựng qui trình bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc, có kế hoạch sửa chữa kịp thời,đúng kỳ hạn để hạn chế sự cố và tăng tuổi thọ thiết bị Tăng cường quản lý vật tư cóđịa chỉ, quản lý chi phí dịch vụ hợp lý để đảm bảo kế hoạch sản xuất của các xínghiệp đông lạnh.

Đào tạo lực lượng vận hành, sửa chữa vững vàng trong kỹ thuật, có tác phongcông nghiệp, vệ sinh công nghiệp để không làm ảnh hưởng đến qui trình sản xuất cácxí nghiệp đông lạnh, qui trình HACCP.

Thực hiện chế độ báo cáo kịp thời hoạt động của xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuậtvới công ty Agifish và công ty Delta AGF.

1.3 Nhận xét chung:

Chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh của các tỉnh vùng đồng bằng sôngCửu Long, đặc biệt là tỉnh An Giang nên trong thời gian qua các công ty hoạt độngtrong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đạt hiệu quả cao Do đó nguồn cung cấpphụ phẩm về cá để sản xuất bột cá dồi dào, đồng thời nhu cầu về thức ăn thủy sản cảtrong nước và ngoài nước tăng mạnh Bên cạnh đó, tình hình phát triển ngành thủysản do nhu cầu tăng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xây dựng công trình, chếtạo và lắp đặt máy móc chuyên về thủy sản Vì vậy công ty Delta AGF bước đầuđịnh hướng những hoạt động chính như trên là rất phù hợp với xu thế phát triểnchung.

Công ty mới thành lập đã nhận được thị trường từ Agifish Tuy nhiên, đối thủcạnh tranh chính ở mặt hàng mỡ cá, bột cá là công ty Nam Việt, ngành xây dựng cócông ty Sao Mai…là những công ty hoạt động lâu năm nên đã chiếm thị phần nhấtđịnh Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt làthị trường tiềm năng của sản phẩm bột cá như: Hàn Quốc, Nhật, Singapore, TrungQuốc Việc tiếp cận thị trường trên cơ sở phát huy những ưu thế ở hầu hết các hoạtđộng chuyên về ngành thủy sản sẽ dần dần khẳng định uy tín và thương hiệu DeltaAGF đối với khách hàng.

1.4 Những thuận lợi và khó khăn

 Khó khăn và thách thức

Thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựngnhư: sắt, thép , xi măng, gạch, cát, đá…hiện nay đã tăng khoảng 20%, dự báo tăngthêm 30% - 40% ngay đầu năm 2008.

Chính phủ đang từng bước xóa bỏ cơ chế trợ giá nên giá nhiên liệu xăng dầu cóxu hướng biến động tăng khó dự báo.

Khung giá đất cơ bản tại các địa phương tăng 20%, tiền thuê đất tại các khucông nghiệp tăng làm ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 21

Trang 28

Sau một thời gian hoạt động, các đối thủ cạnh tranh đang dò xét để học hỏicách thức hoạt động và sản xuất của công ty Delta AGF để cạnh tranh như: sản phẩmbê tông tươi, khung kèo thép, trang thiết bị chuyên dụng chế biến thủy sản, giá phụphẩm, giá đấu thầu các công trình xây dựng.

Công tác tổ chức phải hoàn chỉnh hơn để có nguồn nhân lực tốt nhất cho côngty Bộ phận kinh doanh nắm bắt thông tin chưa kịp thời làm mất một vài cơ hội trongmua bán, đấu thầu dự án

Công ty đang có nhu cầu nguồn vốn lớn để tiếp tục đầu tư các dự án. Thuận lợi

Các dự án đầu tư cho hoạt động của công ty Delta AGF đã hoàn chỉnh, đi vàosản xuất để tạo ra sản phẩm, đạt hiệu quả đáng kể như: xí nghiệp Bê tông, xí nghiệpCơ điện lạnh, xí nghiệp Bột cá, các thiết bị xe máy chuyên dùng cho xây dựng côngtrình và công trình giao thông.

Các công trình đã trúng thầu và đang tích cực thực hiện với khối lượng khá lớnvà giá trị cao.

1.5 Mục tiêu của công ty

Với những khó khăn do tình hình biến động giá cả chung trên thị trường so vớivị thế và thuận lợi công ty có được, dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 16.7 tỷđồng, tăng 280% so với năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức 12%, đảm bảo dự trữ đầy đủcác quỹ cho hoạt động như: bảo hiểm, khen thưởng, đào tạo…Mức lương bình quântừ 2.000.000 – 2.200.000 đ/tháng/người.

Mở rộng thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng để khẳng định vị thế Deltatrong công cuộc đầu tư và xây dựng các công trình, đặc biệt là chuyên ngành thủysản.

2 Phân tích đòn bẩy hoạt động

2.1 Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí

Báo cáo kết quả kinh doanhQuý 3, Quý 4 năm 2007

Đvt: ngàn đồng

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí hoạt động tài chính

Trong đó: chi phí lãi vay

35.873.25935.873.25932.345.0033.528.25645.936340.452336.514SVTH: Trương Thị Huyền Trang 22

Trang 29

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác

14 Tổng lợi nhuận trước thuế

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.065.807516 đồng

2.254.540564 đồng

Chỉ tiêu 15, 16 không có vì công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong hai năm tiếp theo.

 Dựa theo phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, chi phí khả biến lànhững chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động.Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại Baogồm:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpChi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung: chi phí trả trước.

 Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khimức độ hoạt động thay đổi Bao gồm:

Chi phí sản xuất chung: tiền điện, khấu hao tài sản cố định, phí dịch vụ muangoài khác, phí tiếp khách.

Chi phí dụng cụ bán hàng: vật tư, phuy đựng mỡ cá.

Chi phí dịch vụ bán hàng mua ngoài: chi phí thuê bến cá theo tháng, chi phíthuê xe vận chuyển mỡ cá và bao tử, chi phí in biểu mẫu cho xí nghiệp Chế biến bộtcá, chi phí quảng cáo trên xe buýt, chi phí bán hàng bằng tiền khác.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quảnlý, chi phí khấu hao tài sản cố định…

Tính toán chi phí theo cách ứng xử chi phí như sau:

Trang 30

Chi phí nhân công trực tiếpChi phí sản xuất chung

 Chi phí bất biến gồm:Chi phí sản xuất chungChi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

808.99752.204793.864Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí

Đvt: ngàn đồng

Doanh thuBiến phíSố dư đảm phíĐịnh phí

Lợi nhuận hoạt động

Biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷtrọng nhỏ, nhưng số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra2.058.934 ngàn đồng (quý 3), 2.682.188 ngàn đồng (quý 4) sau khi bù đắp chính làlợi nhuận hoạt động.

Tỷ lệ số dư đảm phí 13% (quý 3) thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợinhuận, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) mộtlượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với 13% Tương tự, lợi nhuận hoạtđộng quý 4 bằng lượng doanh thu thay đổi nhân tỷ lệ số dư đảm phí là 12%

Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụngrộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra căn cứ dựđoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu trongtoàn doanh nghiệp Thật vậy, khi có sự thay đổi của doanh thu từ 25.594.117 ngànđồng đến 35.873.259 ngàn đồng (tăng 40%) thì biến phí sẽ tăng với tốc độ tương tự42%, còn định phí chỉ tăng 23% Tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu2% dẫn đến tăng tỷ trọng biến phí trong doanh thu từ 87% lên 88% và thế là tỷ lệ sốdư đảm phí cũng giảm tương ứng từ 13% xuống 12%.

2.2 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động

Để đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động, trước tiên chúng ta xem đòn bẩyhoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi như thế nào

Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận

Đvt: ngàn đồng

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 24

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
c định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học (Trang 21)
Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
ph ương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X (Trang 22)
Hình vẽ mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Hình v ẽ mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ (Trang 22)
Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
ng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (Trang 33)
Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
ng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (Trang 33)
Bảng kết cấu chi phí - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng k ết cấu chi phí (Trang 34)
Tình hình lạm phát lại tăng nhanh từ 7,3% đến 12,6% (tháng 9– 12/2007), thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng như: sắt, thép,  xi măng, gạch, cát, đá…đã tăng khoảng 20%, giá nhiên liệu xăng dầu cũng tăng do  chính phủ  - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
nh hình lạm phát lại tăng nhanh từ 7,3% đến 12,6% (tháng 9– 12/2007), thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, gạch, cát, đá…đã tăng khoảng 20%, giá nhiên liệu xăng dầu cũng tăng do chính phủ (Trang 35)
Bảng tổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn (Trang 37)
Bảng tổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn (Trang 37)
Các chỉ số đòn bẩy tài chính đã phản ánh được tình hình nợ ở mức cao và tốc độ tăng nhanh từ quý 3 sang quý 4 - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
c chỉ số đòn bẩy tài chính đã phản ánh được tình hình nợ ở mức cao và tốc độ tăng nhanh từ quý 3 sang quý 4 (Trang 40)
Vậy thì với tình hình nợ vay chiếm tỷ trọng lớn gây ra các khoản chi phí cố định như hiện nay thì mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro như thế  nào - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
y thì với tình hình nợ vay chiếm tỷ trọng lớn gây ra các khoản chi phí cố định như hiện nay thì mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro như thế nào (Trang 41)
Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
ng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận (Trang 41)
Bảng tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (Trang 44)
Bảng tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (Trang 44)
Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng m ức cầu đối với sản phẩm và xác suất (Trang 48)
Sau đây là bảng thể hiện năm tình huống tiêu biểu của doanh thu cùng với các mức xác suất xảy ra kèm theo - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
au đây là bảng thể hiện năm tình huống tiêu biểu của doanh thu cùng với các mức xác suất xảy ra kèm theo (Trang 48)
Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng m ức cầu đối với sản phẩm và xác suất (Trang 48)
Bảng cấp độ sử dụng nợ vay sau khi tài trợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ấp độ sử dụng nợ vay sau khi tài trợ (Trang 50)
Bảng cấp độ sử dụng nợ vay sau khi tài trợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ấp độ sử dụng nợ vay sau khi tài trợ (Trang 50)
Bảng tổng hợp lãi vay năm 2008 - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ổng hợp lãi vay năm 2008 (Trang 52)
Bảng tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận trên vốn cổ phần SVTH: Trương Thị Huyền Trang                                                                            44  - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận trên vốn cổ phần SVTH: Trương Thị Huyền Trang 44 (Trang 52)
Bảng tổng hợp lãi vay năm 2008 - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ổng hợp lãi vay năm 2008 (Trang 52)
Bảng trên cho thấy ảnh hưởng của nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công  ty   với   năm  tình  huống  lợi   nhuận   hoạt   động   từ   10.776.429   ngàn  đồng   đến  23.300.348 ngàn đồng - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng tr ên cho thấy ảnh hưởng của nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty với năm tình huống lợi nhuận hoạt động từ 10.776.429 ngàn đồng đến 23.300.348 ngàn đồng (Trang 54)
Bảng trên cho thấy ảnh hưởng của nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của  công  ty   với   năm  tình  huống  lợi   nhuận   hoạt   động   từ   10.776.429   ngàn  đồng   đến  23.300.348 ngàn đồng - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng tr ên cho thấy ảnh hưởng của nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty với năm tình huống lợi nhuận hoạt động từ 10.776.429 ngàn đồng đến 23.300.348 ngàn đồng (Trang 54)
Bảng tỷ suất doanh lợi chung - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ỷ suất doanh lợi chung (Trang 55)
Bảng tỷ suất doanh lợi chung - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ỷ suất doanh lợi chung (Trang 55)
Bảng tính EPS kỳ vọng và độ lệch chuẩn - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ính EPS kỳ vọng và độ lệch chuẩn (Trang 58)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 58)
Hình vẽ các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Hình v ẽ các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 58)
Bảng tính EPS kỳ vọng và độ lệch chuẩn - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng t ính EPS kỳ vọng và độ lệch chuẩn (Trang 58)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 58)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 59)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 59)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 60)
Bảng các mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ - Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf
Bảng c ác mối liên hệ giữa EPS kỳ vọng, rủi ro và đòn cân nợ (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w