1 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) – CHI NHÁNH 9: 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1.1 Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Và đến Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam. Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh 9 • Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development • Tên viết tắt: Agribank Chi nhánh 9 • Tên đơn vị: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh 9 • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0100686174-107 • Trụ sở: 48 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP. HCM • Điện thoại: 08 3722 0712 • Tổng đài: 08 7220 333 • Fax : +8973 723 – 7309 277 • Email : vbard9@agribank.com.vn • Webside : http://www.agribank.com.vn • Swift: VBAAVNVX809 • Logo: 2 2 Quận 9 là một quận ngoại ô nằm ở phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo đường Xa Lộ Hà Nội. Được thành lập tháng 4/1997 theo Nghị định số 03-CP của Thủ Tướng Chính Phủ với diện tích 11.401 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 6.500 ha, tổng dân số 148.582 người. Với định hướng phát triển chung của Thành phố, quận 9 mang tiềm năng kinh tế cũng như xã hội. Phát triển nổi bật là Khu Công Nghệ Cao đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người dân nơi đây, bên cạnh đó là một hành lang công nghiệp nối khu công nghiệp Biên Hòa thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất của tam giác phát triển kinh tế: TP.HCM – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA-VŨNG TÀU. Mặc dù có sự phát triển nhưng vẫn chưa ổn định do quận đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn về vốn đầu tư đổi mới công nghệ và tiếp cận thị trường, thu nhập của người lao động chưa ổn định. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn hạn chế, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, chưa khai thác hết tiền năng và nguồn lực của địa phương. Xuất phát từ nguyên nhân nói trên và nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ký quyết định số 391/QĐ-NHNNo-02 về việc thành lập chi nhánh NHNNo & PTNT Quận 9 vào ngày 08/07/1998. Trụ sở được đạt tại số A3-Chợ Tăng Nhơn Phú – đường Võ Văn Ngân, Quận 9, Tp.HCM vào tháng 1 năm 1999 chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Ngày 16/10/1998 ông Nguyễn Thiện Quân được bổ nhiệm làm Giám Đốc NHNNo&PTNT Quận 9 theo quyết định số 84-VPDD-TCCB-DT. Ngày 14/01/2001 Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NHNNo & PTNT Việt Nam ra quyết định số 08/QĐ-HĐQT-TCCB về việc chuyển chi nhánh trực thuộc NHNNo & PTNT quận 9 lên Chi nhánh trực thuộc NHNNo & PTNT Việt Nam với tên gọi mới là Agribank chi nhánh 9, trụ sở đặt tại 48 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9. Các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh 9: • Phòng giao dịch Bình Thái: Số 41 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM • Phòng giao dịch Long Trường: Số 126 Nguyễn Duy Trinh, P. Long Trường, Q.9, TP.HCM • Phòng giao dịch Sư Phạm Kỹ Thuật: Số 358 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM • Phòng giao dịch Tây Hòa: Số 60 Tây Hòa, P. Phước Long A, Q.9, TP.HCM • Phòng giao dịch Phong Phú: Số 443 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9, TP.HCM 3 3 • Phòng giao dịch Đh Ngân hàng: Số 20 Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q.9, TP.HCM • Chi nhánh Mỹ Thành: Số 639 Lê Văn Việt, P. Tân Phú, Q.9, TP.HCM 1.2 Tổ Chức bộ máy quản lý: 1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 1.3 Phương hướng phát triển của Agribank – chi nhánh 9 trong những năm sắp tới: Năm 2013, Agribank tiếp tục bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động kinh doanh: tổng Tài sản tăng 15 – 20%, nguồn vốn huy động tăng 15 – 20%, dư nợ Tín dụng và đầu tư tăng 15 – 20%, nợ xấu <3%, lợi nhuận trước thuế tăng 10 – 15%, CAR ≥ 10%; giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện Ngân Hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh. Tăng cường công tác kiểm tra nội nộ, kịp thời khắc phục những thiếu sót, ngăn chặn các hiện GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHI NHÁNH VÀ CÁC PGD TRỰC THUỘC P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ 1. PGD. LONG THÀNH 2. PGD. BÌNH THÁI 3. PGD. SƯ PHẠM KỸ THUẬT 4. PGD. PHONG PHÚ 5. PGD. TÂY HÒA 6. PGD.ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG 1. P. THẨM ĐỊNH 2. P. KẾ HOẠCH KINH DOANH 3. P. KINH DOANH NGOẠI TỆ 4. P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 5. P. ĐIỆN TOÁN VÀ DỊCH VỤ THẺ 6. PGD. PHƯỚC LONG 7. CN MỸ THÀNH 4 4 tượng tiêu cực trong cơ quan đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng với những trường hợp vi phạm. Giữ vững khách hàng truyền thống, mở rộng phối hợp chặc chẽ với cấp ủy quyền, Chính quyền địa phương cũng như Đoàn thể để triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH 9: 2.1 Tình hình thực tế công tác Nghiệp vụ cho vay theo Hạn mức tín dụng tại Agribank – Chi nhánh 9 Tp. Hồ Chí Minh 2.1.1 Nguyên tắc vay vốn - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thõa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thõa thuận trong hợp đồng tín dụng 2.1.2 Quy trình cho vay: Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay được thực hiện theo quy trình sau: - Thẩm định trước khi cho vay - Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay - Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay; dự án đầu tư, phương án vay vốn; Bước 3: Xét duyệt cho vay; Bước 4: Thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng; Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân; Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh; Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm. 2.1.3 Phương thức cho vay theo Hạn mức tín dụng: 2.1.3.1 Đối tượng áp dụng Khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định, hộ gia đình có mô hình kinh tế tổng hợp, có quan hệ uy tín với ngân hàng và có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. 2.1.3.2 Xác định hạn mức tín dụng 5 5 2.1.3.3 Thời hạn cho vay, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng Căn cứ vào chu kì sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay, ghi vào hợp đồng tín dụng và từng giấy nhận nợ. Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng phù hợp với thời gian thực hiện của phương án, dự án vay vốn nhưng tối đa 12 tháng. 2.1.3.4 Quản lý hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thõa thuận ghi trong hợp đồng cấp hạn mức tín dụng. CBTD phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng và không được phép vượt hạn mức tín dụng nếu không được thõa thuận bổ sung. Trong thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ, yêu cầu sử dụng vốn thực tế của phương án vay vốn. Trường hợp có những thay đổi trong việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đã lập trước đó hoặc thay đổi tài sản bảo đảm hoặc các thông tin bất thường về khách hàng thì phải lập báo cáo thẩm định bổ sung trình lên giám đốc quyết định giải ngân hay không giải ngân đối với khoản vay. Việc xử lý theo hướng sau: Một, nếu khách hàng vi phạm cam kết của hợp đồng tín dụng: ngừng ngây việc giải ngân và tiến hành xử lý nợ theo quy định. Hai, nếu khách hàng có biểu hiện thiếu trung thực hoặc khả năng trả nợ bị giảm sút. CBTD phải tiến hành kiểm tra xem xét để trình giám đốc quyết định tiếp tục hoặc ngừng giải ngân. 2.1.3.5 Giải ngân tiền vay Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng mỗi lần rút tiền vay khách hàng phải lập giấy nhân nợ kèm theo bảng kê và các chứng từ (nếu có) phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay ghi trên hợp đồng tín dụng. CBTD kiểm tra các giấy tờ trên nếu phù hợp với các điều khoản ghi trên hợp đồng tín dụng thì ký vào giấy nhận nợ trình phê duyệt giải ngân. Kỳ hạn nợ của từng giấy nhận nợ sẽ được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và không bị khống chế theo thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng đã ký ban đầu. Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – vốn chủ sở hữu tham gia Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phi ngân hàng – nợ ngắn hạn có thể sử dụng. 6 6 2.1.3.6 Thay đổi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. Trường hợp khách hàng chủ động xin điều chỉnh hạn mức tín dụng thì lập giấy đề nghị vay vốn đề nghị điều chỉnh hạn mức tín dụng kèm theo phương án, dự án sản xuất kinh doanh có thay đổi, CBTD thẩm định lại và trình giám đốc quyết định điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc/ và thời hạn hiệu lực thực hiện hạn mức tín dụng; ký bổ sung hợp đồng tín dụng với hạn mức tín dụng hoặc/ và thời hạn hiệu lực thực hiện hạn mức tín dụng mới. 2.1.3.7 Ký hợp đồng tín dụng với hạn mức tín dụng mới. Trước 10 ngày khi hết thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng cũ, khách hàng gửi phương án, dự án sản xuất kinh doanh kỳ sau để ngân hàng thẩm định xem xét xác định hạn mức tín dụng mới: Trường hợp chấp thuận hạn mức tín dụng mới: đề nghị khách hàng lập hồ sơ đầy đủ theo quy định; ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng với hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực mới; thực hiện chuyển toàn bộ các giấy nhận nợ theo hạn mức tín dụng của hợp đồng tín dụng cũ còn dư nợ sang hợp đồng tín dụng mới với hạn mức tín dụng mới đã được ký. Trường hợp hạn mức tín dụng mới thấp hơn hạn mức tín dụng cũ: Ngân hàng tạm thời chưa giải ngân tiếp theo hạn mức tín dụng mới; Khách hàng phải có trách nhiệm trả nợ ngân hàng theo kỳ hạn của các giấy nhận nợ của hạn mức tín dụng cũ chuyển sang. Ngân hàng chỉ xem xét giải ngân tiếp khi khách hàng có mức dư nợ thấp hơn hạn mức tín dụng mới vừa ký; mức dư nợ và số tiền giải ngân mới không được phép vượt hạn mức tín dụng mới đã được ký. Trường hợp hạn mức tín dụng mới cao hơn hạn mức tín dụng cũ: khi có nhu cầu vay phù hợp với hạn mức sử dụng vốn ghi trên hợp đồng tín dụng với hạn mức tín dụng mới, khách hàng lập giấy nhận nợ đề nghị ngân hàng xem xét giải ngân. Căn cứ hạn mức tín dụng mới; ngân hàng xem xét cho khách hàng rút tiền theo giấy nhận nợ. Trường hợp không tiếp tục thực hiện hạn mức tín dụng: ngân hàng tiến hành kiểm tra sau và theo dõi kỳ hạn nợ của các giấy nhận nợ theo hạn mức tín dụng cũ để thu hồi nợ đúng hạn. Trường hợp khách hàng (nhất là hộ nông dân) SXKD ổn định, không có sự thay đổi về sản xuất kinh doanh, không có nhu cầu thay đổi hạn mức tín dụng và thực hiện tốt các thõa thuận trong Hợp đồng tín dụng cũ, thì NHNo được xem xét gia hạn hạn mức tín dụng cũ nhưng tối đa 12 tháng. Việc thẩm định gia hạn hạn mức tín dụng tương tự như thẩm định cho khoản vay mới. 2.2 Phân tích tình hình thực tế tại bộ phận Tín dụng – Chi nhánh 9 TP. Hồ Chi Minh 7 7 2.2.1 Phân tích dư nợ cho vay theo Hạn mức tín dụng: Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh 9 đến cuối năm 2013 đạt: 3.041.482 triệu đồng. Trong đó: • Cho vay ngắn hạn đạt 1.976.963 triệu đồng chiếm 65% trên tổng dư nợ cho vay. • Cho vay trung và dài hạn đạt 1.064.519 triệu đồng chiếm 35% trên tổng dư nợ cho vay. 2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ Ngắn hạn: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn năm 2013 tại Chi nhánh 9 Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng về dư nợ ngắn hạn (năm 2013) tại Chi nhánh Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu dư nợ Ngắn hạn trên ta có thể nhận thấy cơ cấu dư nợ cho vay từng lần chiếm tỷ trọng 35% tương đương 751,246 triệu đồng. Và đối tượng của hình thức cho vay này chủ yếu là khách hàng cá nhân, đây là đối tượng khách hàng khá ổn định tại CN9 .Trong khi đó, ngược lại với hình thức cho vay từng lần là hình thức cho vay theo Hạn mức tín dụng chiếm tỷ trọng 65% tương đương 1,225,717 triệu đồng. Đối tượng khách hàng chủ yếu là Doanh nghiệp chiếm 99% trong cơ cấu nợ theo hình thức Hạn mức tín dụng. Và với bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi như hiện nay, đối tượng khách hàng doanh nghiệp là khá tiềm năng vì Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là mục tiêu hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng. 2.2.2. Phân tích cơ cấu dư nợ ngắn hạn qua các giai đoạn 2011-2013: Bảng 2.1. Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay ngắn hạn qua các giai đoạn 2011– 10/2013: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hạn mức tín dụng 959,460 60 1,134,84 5 63 1,225,717 62 Cho vay từng lần 639,640 40 666,496 37 751,246 38 Tổng dư nợ ngắn hạn 1,599,10 0 100 1,801,341 100 1,976,963 100 8 8 Nguồn: Phòng tín dụng tại Chi nhánh 9 (giai đoạn 2011-2013) Nhận xét: Theo cơ cấu dư nợ ngắn hạn qua các giai đoạn 2011 đến 30/10/2013 ta nhận thấy hình thức cho vay theo Hạn mức tín dụng khá ổn định và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ cho vay theo hạn mức là 959,460 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60%; qua năm 2012 là 1,134,845 triệu đồng đã tăng 175,385 triệu đồng (tăng 3%) 63% trong tổng dư nợ ngắn hạn; đến năm 2013 số tiền là 1,225,717 triệu đồng chiếm 62% (giảm nhẹ 1%) trên tổng dư nợ ngắn hạn. Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng với tỷ trọng 62%, là một con số khá đẹp và còn nhiều tiềm năng hơn nữa trong tương lai; tuy nhiên từ năm 2011 đến 2013 không có nhiều sự đột phá trong hình thức này. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tình hình tổng dư nợ ngắn hạn tại Chi nhánh 9 đang trên đà tăng trưởng nhẹ từ 1,599,100 triệu đồng (2011) lên 1,976,963 triệu đồng (2013) tăng 266,257 triệu đồng. Tuy tăng trưởng còn chậm chạp nhưng nhìn chung vẫn rất khả quan khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Agribank CN9 giai đoạn 2011-2013: Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Phòng tín dụng tại Chi nhánh 9 (giai đoạn 2011-2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Hạn mức tín dụng 364,140 371,600 439,300 7,460 102.049 67,700 118.2 Cho vay từng lần 620,020 632,720 716,750 12,700 102.048 84,030 113.2 Tổng dư nợ ngắn hạn 984,156 1,004,312 1,156,055 20,156 102.048 151,74 115.1 Nhận xét: 9 9 Như bảng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn trên ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng cho vay theo Hạn mức tín dụng năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 7,460 triệu đồng (tăng 2.049%) còn tính đến tháng 10 năm 2013 tăng 67,700 triệu đồng (tăng 18.2%) so với năm 2012. Sở dĩ có một khoảng cách như vậy là vì con số tăng trưởng tín dụng 7% năm 2012 còn thấp hơn nhiều so với “kỷ lục” tăng trưởng khoảng 11% của tín dụng năm 2011, từng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình xem là thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Và con số trong bảng số liệu trên cũng cho ta thấy rằng tăng trưởng tín dụng năm 2013 đang dần phục hồi. Cụ thể, Tính đến 31/10/2013, dư nợ tín dụng tăng 7,18% so với cuối năm 2012. Tuy còn cách khá xa mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2013 nhưng đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 (3,54%). Tăng trưởng cho vay theo Hạn mức tín dụng có tốc độ tăng trưởng vượt hơn hẳn là 18.2% còn cho vay từng lần 13.2%, Ngắn hạn là 15.1%, điều đó cho thấy khả năng vay của các Doanh nghiệp đang dần phục hồi. 2.2.2 Nợ quá hạn và nợ xấu: Tình hình tổng nợ quá hạn là 460.167 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6.3% trên tổng dư nợ. Một con số tương đối ổn trong tình hình kinh tế hiện nay. Nợ xấu: 127.052 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.62% trên tổng dư nợ. Tình hình chưa đến mức báo động nhưng Ngân hàng cần phải kịp thời can thiệp hạn chế rủi ro nợ xấu, tránh ảnh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cho phép, dưới 3% tổng dư nợ. Tỷ lệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng quan điểm, định hướng đầu tư. Bằng các biện pháp kiểm soát chặc chẽ, quản lý tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh thấp hơn định hướng của Agribank (5%). 2.2.3 Giá cả tín dụng: 10 10 Mức lãi suất cho vay NHNo & PTNT VN đang áp dụng là 9%/năm đối với loại cho vay sản xuất kinh doanh và 12%/năm Cho vay phục vụ đời sống. Hiện lãi suất dài hạn ở các ngân hàng cao nhất chỉ khoảng 13%/năm. Đối với nhóm NHTM Nhà nước, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn, trung và dài hạn khoảng 11,5-12,8%/năm; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm. Giá cả tín dụng hiện chủ yếu mang tính chất ưu đãi, mang tính cạnh tranh nhưng lênh lệch ko cao. Nhóm NHTM Nhà nước như NHNo & PTNT VN thường áp dụng mức lãi suất thấp để thu hút khách hàng vay. Vì, xét về phong cách và sự đa dạng về các loại hình dịch vụ ở NHNo & PTNT không bằng các NHTM khác. Trên thị trường, Hiện nay trần lãi suất huy động chỉ còn áp dụng đối với kỳ hạn 6 tháng và hạ xuống còn 7%. Lãi suất huy động VND do đó đã giảm khoảng 2-3% so với cuối năm 2012. Mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm khoảng 3-4%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất cho vay các khoản trung dài hạn các dự án tốt chỉ còn 12-13%, các dự án ưu tiên chỉ còn 8-9%. Lãi suất các khoản vay cũ cũng được tích cực điều chỉnh giảm. 2.3 Những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay theo Hạn mức tín dụng: Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT VN – Chi nhánh 9 từ năm 2010 đến tháng 2013: Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Lãi từ hoạt động tín dụng ngắn hạn 128.209 139.55 211.27 235.517 Lãi từ cho vay theo HMTD 59.104 65.77 100.63 126.87 Tổng thu nhập ngắn hạn 136.392 145.365 217.812 258.920 Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng (hình thức cho vay theo HMTD) 43.33% 45.24% 46.20% 49% ĐVT: triệu đồng [...]... thiệp hạn chế rủi ro nợ xấu, tránh ảnh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ + Giá cả tín dụng hiện chủ yếu mang tính chất ưu đãi, mang tính cạnh tranh nhưng lênh lệch ko cao Mức lãi suất cho vay NHNo & PTNT VN đang áp dụng là 9%/năm đối với loại cho vay sản xuất kinh doanh và 12%/năm Cho vay phục vu đời sống Hiện lãi suất dài hạn ở các ngân hàng cao nhất chỉ khoảng... phương Agribank CN9 đã chủ động điều hành KHKD để tạo nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, cân đối tốt nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng - nguồn vốn, đảm bảo ổn định thanh khoản… Trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp, kinh doanh mang tính cạnh tranh gay gắt, Chi nhánh 9 vẫn hoàn thành tốt nhiệm vu , đạt và... tăng trưởng tín dụng rất hạn chế: + Các doanh nghiệp hoạt động liên quan lĩnh vực BĐS, xây dựng hiện nay rất khó khăn do: thị trường nhà đất đóng băng, không giao dịch chuyển nhượng được; việc xử lý tài sản thu nợ rất khó khăn (nhiều lần giảm giá không có người mua) + Các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh rất dè chừng, cầm cự vì tình trạng... cụ thể về hiệu quả về mở rộng quan hệ với khách hàng • Agribank chưa phát huy hết thế mạnh hệ thống Agribank trên địa bàn Chưa gắn kết chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên thành phố với chiến lược kinh doanh của Agribank • Thu nhập vượt kế hoạch đề ra nhưng chưa hợp lý, chủ yếu thu từ tín dụng, thu từ dịch vu 8%/tổng thu nhập ròng • Chất lượng... hàng Trong quá trình đầu tư tín dụng của Agribank góp phần hình thành liên kết giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Agribank, tạo điều kiện đầu tư áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, cho sản phẩm năng suất và chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường 3.1.2 Một số hạn chế: - Chịu áp lực lớn về cạnh tranh lãi suất những tháng đầu năm, chỉ tiêu... đồng lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh lên 65.77 triệu đồng ( tăng 6.666 triệu đồng) do mức độ lạm phát khá cao ở năm 2011 làm ảnh hưởng thu nhập của mọi thành phần trong nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng, Agribank CN9 cũng không tránh khỏi ảnh hưởng Nhưng sang năm 2012, do nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế Agribank CN9 đã có bước tăng vọt về thu nhập... CBVC có chuyển biến tích cực Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho các Phòng tổ ngay từ đầu năm để từng đơn vị chủ động thực hiện phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch giao Thường xuyên theo do i phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từng đơn vị thông qua lịch họp giao ban hàng tháng, chương trình công tác hàng tháng cho từng đơn vị trực... kinh doanh tại NHNo & PTNT VN – Chi nhánh 9 (từ năm 2010 đến tháng 2013) Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, mức thu nhập cũng như lãi từ hoạt động tín dụng giai đoạn từ năm 2010 – 2011 tăng nhẹ từ 128.209 triệu đồng thu nhập tăng lên 139.55 triệu đồng (tăng 10.791 triệu đồng) và từ 59.104 triệu đồng lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh... chậm, cạnh tranh…) 13 13 + Lãi suất cho vay giữa các TCTD trên địa bàn có cạnh trạnh (Vietinbank đang cho vay lãi suất . lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh. Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng