1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tai cty tạp phẩm va bảo hộ LD - .doc

140 544 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 609,5 KB

Nội dung

Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tai cty tạp phẩm va bảo hộ LD - .doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Dù là một doamh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì huy độngvốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu phấn đấu hàng đầuvà lâu dài của doanh nghiệp Vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn đóng vai trò quan trọng để mở rộng kinh doanh và nâng cao hiệu quảkinh doanh, tăng doanh lợi của doanh nghiệp.

Chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinhtế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một quá trình chuyển đổi cơ chếquản lý kinh tế trước hết Nhà nước cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp chocác doanh nghiệp, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh và tài chính cho cácdoanh nghiệp Với cơ chế quản lý mới này đã đem lại cho một số doanhnghiệp những lợi thế trong việc huy động và sử dụng vốn, đồng thời cũngđem lại một số khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn,phát triển nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Và trong chiến lượcổn định và phát triển kinh tế, Đảng ta đã chỉ rõ " Chính sách tài chính quốcgia hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hôị,tăng nhanh sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân…" Vì vậy, nghiên cứuđồng bộ các biện pháp để phát triển nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp, góp phầnnâng cao hiệu quả kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung.

Xuất phát từ tình hình thực tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam vàquá trình thực tập tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động dưới sự hướngdẫn tận tình của Tiến sĩ Phan Tố Uyên và các cán bộ Công ty, tôi đã lựa

chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 2

Với phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận thực tiễn, trên cơ sởphân tích các hoạt động tài chính của Công ty, đề tài nhằm nêu rõ bản chấtvà vai trò của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc và nộidung công tác sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời đưara các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Côngty Tạp phẩm và bảo hộ lao động.

Với hướng nghiên cứu như vậy, đề tài được xây dựng thành 3chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốntrong kinh doanh

Chương II: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động

Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế nên vấn đềnghiên cứu của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi mong nhậnđược sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng với bạn đọc để đề tàinghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ts Phan Tố Uyên, cùng cán bộ các phòngban liên quan của Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động đã hướng dẫn tậntình, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN TRONG KINH DOANH.

I KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG KINH DOANH:

1 Khái niệm về vốn kinh doanh.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sởgiao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu chung và quan trọngnhất đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận Quá trình kinh doanh của doanhnghiệp phải luôn gắn liền với sự hoạt động của đồng vốn Chủ thể kinhdoanh không chỉ có vốn mà còn phải biết vận động không ngừng phát triểnđồng vốn đó Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột của CNTB trong công thức T-H-SX H’-T’ của K.Marx thì có thể xem đây là một công thức kinh doanh:Chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ mua những tưliệu sản xuất để tiến hành quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá theo nhucầu của thị trường rồi đem những thành phẩm hàng hoá này bán ra chokhách hàng trên thị trường để thu được một lượng tiền tề lớn hơn số ban đầubỏ ra.

Như vậy, theo quan điểm của K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lạigiá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất Định nghĩa này mangmột tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quanlúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạora giá trị thặng dư cho nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã bổ sung các yếutố mới cũng được coi là vốn Nổi bật nhất là Paul.A.Samuelson_ Nhà kinh tếhọc theo trường phái “tân cổ điển” đã kế thừa các quan niệm của trườngphái “cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầu vào của quá

Trang 4

hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới.

Sau đó, David Begg đã bổ sung thêm cho định nghĩa vốn củaSamuelson, theo ông vốn bao gồm có vốn hiện vật (các hàng hoá dự trữ, đểsản xuất ra hàng hoá khác) và vốn tài chính (tiền, các giấy tờ có giá trị củadoanh nghiệp) Nhìn chung, cả Samuelson và Begg đều có một quan điểmchung thống nhất cơ bản là các vốn là một đầu vào của quá trình sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên, quan điểm này cho thấy vốn vẫn bị đồng nhất với tàisản của doanh nghiệp.

Thực chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảncủa doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời.

Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệpnào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định Trong nền kinh tế thị trường,vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quátrình sản xuất kinh doanh.Vốn kinh doanh là điều kiện để duy trì sản xuất,đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượngsản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động Từ đó, tạo điềukiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, mởrộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Vai trò của vốn đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh được khái quát theo sơ đồ sau:Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Dùng cho đầu tư trung v d i hà dài h à dài h ạn

Dùng cho các hoạt động v à dài hkhai thác

Trang 5

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuấtkinh doanh, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nóichung và đối với doanh nghiệp nói riêng, thể hiện trên các mặt sau:

- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyếtđịnh trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanhnghiệp theo luật định.

- Vốn đóng vai trò quyết định mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh, đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động và giảm giá thànhchi phí của doanh nghiệp.

- Vốn là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnhđạo doanh nghiệp, nó là một điều kiện thực hiện các chiến lược, sách lượckinh doanh, nó cũng là “dầu nhớt” bôi trên cho cỗ máy kinh tế vận động.

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố về giá trị Như vậy,doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu vầu về vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanhnghiệp chủ động về tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh

Trang 6

kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn Sự thiệt hạilớn dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, sẽ làm cho doanhnghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí,không có hiệu quả.

Tóm lại, vai trò của vốn kinh doanh đã được K.Marx khẳng định: “ TưĐồng thời, K.Marx còn nhấn mạnh:” không một hệ thống nào có thể tồn tạinếu không vượt qua sự suy giảm về hiệu qủa tư bản” bản đứng vị trí hàngđầu vì tư bản là tương lai”

Căn cứ vào khái niệm và vai trò của vốn ở trên, ta có thể thấy vốn cónhững đặc trưng cơ bản sau:

+ Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản: Điều này có nghĩavốn là sự biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Nhàxưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, bằng phát minh, sáng chế Với tư cáchnày các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó khôngbị mất đi mà thu hồi được giá trị.

+ Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền,nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiềnphải được đưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời Trong quá trình vậnđộng, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểmcuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị- là tiền Đồng vốn đến điểmxuất phát mới với giá trị lớn hơn Đó cũng là nguyên tắc đầu tư, sử dụng,bảo toàn và phát triển vốn Nói một cách khác, vốn kinh doanh trong quátrình tuần hoàn luôn có ở giai đoạn của quá trình tái sản xuất và thườngxuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác Các giai đoạn này được lặp đilặp lại theo một chu kỳ, mà sau mỗi chu kỳ vốn kinh doanh được đầu tư

Trang 7

nhiều hơn Chính yếu tố này đã tạo ra sự phát triển của các doanh nghiệptheo quy luật tái sản xuất mở rộng.

+ Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: Mỗiđồng vốn đều có chủ sở hữu nhất đinh, nghĩa là không có những đồng vốnvô chủ, ở đâu có đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu, lãng phí, kémhiêu quả ở đây vần có sự phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đólà hai quyền năng khác nhau Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu vàngười sử dụng vốn có thể đồng nhất hay tách rời Song, dù trường hợp nàođi chăng nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phảiđược tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình Có thể nói đây là một nguyêntắc cực kỳ quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn Nó chophép huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh,đồng thời quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Nhận thức được đặc trưngnày sẽ giúp doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn.

+ Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới cóthể phát huy tác dụng: Muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải đượctập trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu cho sản xuất và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh.Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềmnăng về vốn của mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khácnhư phát cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết

+ Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơngiá trị đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố như: đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị Trong cơ chế kế hoạchhoá tập trung, vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước đã tạora sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế Trong điều

Trang 8

bởi do ảnh hưởng sự biến động của giá cả thị trường, lạm phát nên sứcmua của đồng tiền ở các thời điểm là khác nhau.

+ Vốn là loai hàng hoá đặc biệt: Những người sẵn có vốn có thể đưavốn vào thị trường, còn những người cần vốn thì vay Nghĩa là những ngườiđi vay được quyền sử dụng vốn của ngườ cho vay Người đi vay phải mấtmột khoản tiền trả cho người vay Đây là một khoản chi phí sử dụng vốn màngười đi vay phải trả cho người cho vay, hay nói cách khác chính là giá củaquyền sử dụng vốn Khác với các loại hàng hoá thông thường khác, “ hànghoá vốn “ khi bán đi sẽ không mất quyền sử hữu mà chỉ mất quyền sử dụngtrong một thời gian nhất đinh Việc mua bán này diễn ra trên thị trường tàichính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu về vốn trên thị trường.

+ Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ được biểu hiện bằngtiền của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị của những tàisản vô hình như: Vị trí địa lý kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền,phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ Cùng với sự phát triển của kinh tếthị trường thì khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ Điềunày làm cho tài sản vô hình ngày càng đa dạng phong phú, đóng góp mộtphần không nhỏ trong việc tạo ra khả nằng sinh lời của doanh nghiệp.

Từ những đặc trưng trên cho phép ta phân biệt giữa tiền và vốn : giữamột số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp và vốn Vốn kinh doanh được sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tức là cho mục đích tích luỹ chứkhông phải mục đích tiêu dùng như một số quỹ khác trong doanh nghiệp.Vốn kinh doanh được ứng ra cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh và phảiđược th về khi chu kỳ kinh doanh kết thúc Và lại được ứng cho chu kỳ tiếptheo Vì vậy, kinh doanh không thể “ tiêu dùng” như một số quỹ khác trongdoanh nghiệp Mất vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ phá sản doanh

Trang 9

nghiệp Ngoài ra, muốn có vốn thì phải có tiền song có tiền chưa hẳn là đãcó vốn.

Tiền được coi là vốn phải thoả mãn những điều kiện sau:

 Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, tức là phảiđược đảm bảo bằng một lượng hàng hoá nhất định có thực.

 Tiền phải được tập trụng, tích tụ thành một khoản nhất định đủ sứcđầu tư cho một dự án kinh doanh nào đó Nếu tiền rải rác, không gom thànhkhoản thì không làm được gì.

 Khi đã đủ về lượng, tiền phải vận động nhằm mục đích sinh lời.Cách thức, hình thái vận động của tiền phụ thuộc vào phương thức kinhdoanh.

Ngoài những đặc trưng cơ bản trên, tiền còn có một số đặc trưng nữamang tính riêng biệt như:

+ Là nguồn duy nhất sáng tạo ra giá trị mới.

+ Vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý.

+ Tiền ẩn trong mọi người, phụ thuộc vào tư tưởng, tình cảm, môitrường chỉ biểu hiện khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

2 Phân loại vốn kinh doanh.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay hoạt động bất cứ ngành nghề gì, các doanh nghiệp cần phải có mộtlượng vốn nhất định Số vốn kinh doanh đó được biểu hiện dưới dạng tàisản Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý vốn kinh doanh vàsử dụng vốn kinh doanh có hiêu quả là nội dung quan trọng nhất, có tínhchất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp Dovậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta vần phải nắm đượcvốn có những loại nào, đặc biệt vận động của nó ra sao Có nhiều cách

Trang 10

tiêu thức phân loại vốn kinh doanh khác nhau.

2.1 Phân loại vốn trên góc độ pháp luật, vốn bao gồm :

- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có đẻ thành lập doanhnghiệp do pháp luật quy định, đảm bảo năng lực kinh doanh đối với từngngành nghề và từng loại hình sở hữu của doanh nghiệp Dưới mức vốn phápđịnh thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

- Vốn điều lệ: là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điềulệ của Công ty (doanh nghiệp) Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, theotừng ngành nghề , vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:

Theo cách phân loại này, vốn được chia thành các loại sau:

- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp,tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn góp của công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn củanhà nước giao.

- Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết kiên doanhvới nhau để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ

- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhànước bổ sung bằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn do sự đóng gópcủa các thành viên hoặc, do bán trái phiếu

- Vốn đi vay: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh màdoanh nghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khácnhư ngân hàng, các tổ chức kinh tế, phải trả nhà nước, phải trả cho ngườibán Ngoài ra, còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vịnguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.

Trang 11

2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động vốn.

Theo cách phân loại này, vốn được chia thành hai loại là vốn thườngxuyên và vốn tạm thời.

- Vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạncủa doanh nghiệp Đây là nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các hoạt độngđầu tư mang tính dài hạn của doanh nghiệp.

- Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) màdoanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển:

Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, vốn vận động một cách liêntục Nó biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau, từ tiền mặt đếntư liệu lao động, hàng hoá dự trữ Sự khác nhau về mặt vật chất này tạo rađặc điểm chu chuyển vốn, theo đó người ta phân chia vốn thành hai loại làvốn cố định và vốn lưu động.

- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay nói cáchkhác: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất biểuhiện dưới giá trị ban đầu để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm phục vụ chohoạt động được kinh doanh, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dầntừng phần vào giá trị của sản phẩm qua nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thànhmột vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng Bộ phận vốncố định trở về tay người sở hữu (chủ doanh nghiệp) dưới hình thái tiền tệsau khi tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ hàng hoá của mình.

- Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằngsố tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sảnxuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục, nó

Trang 12

thu được tiền bán sản phẩm.

Việc nghiên cứu các phương pháp phân loại vốn cho thay mõi phươngpháp cĩ ưu điểm và nhược điểm khác nhau, từ đĩ doanh nghiệp cĩ các giảipháp huy động và sử dụng vốn phù hợp, cĩ hiệu quả.

3 Các bộ phận cấu thành, đặc điểm vốn và nguồn vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận làvốn cố định và vốn lưu động Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, ngànhnghề kinh doanh, cơng nghệ sản xuất áp trình độ áp dụng khoa học kỹ thuậtmà các doanh nghiệp xác định được tỷ lệ vốn hợp lý Việc xác định cơ cấuvốn là yếu tố quan trọng, nĩ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn ở mỗidoanh nghiệp.

3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp.

3.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn cố định.

Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Hay nĩi cáchkhác: số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sảncố định vơ hình và hữu hình nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh được gọi làvốn cố định của doanh nghiệp Đây là số vốn đầu tư ứng trước, số vốn nàynếu được sử dụng cĩ hiệu quẩ sẽ khơng mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồilại sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hố hay dịch vụ của mình Do đĩ, đểbiểu hiện rõ hơn về vốn cố định của doanh nghiệp, chúng ta xem xét hìnhthái biểu hiện của nĩ, tức là dựa trên cơ sở nghiên cứu về tài sản cố định.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần cĩ tư liệu sảnxuất Căn cứ vào tính chất, tác dụng, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộphận là tư liệu lao động và đối tượng lao động Tư liệu lao động được sử

Trang 13

dụng để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm cho doanhnghiệp Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất Trong qua trình đó,giá trị của chúng bị giảm đi mặc dù giá trị sử dụng vẫn như ban đầu Phầngiá trị giảm đi được chuyển vào giá trị của sản phẩm Do đó qua các chu kỳ,giá trị của tư liệu lao động được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm.

Tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động chủ yếu quan trọng nhất củadoanh nghiệp Đó là những tư liệu lao động như máy móc thiết bị, nhàxưởng, phương tiện vận chuyển Khi tham gia vào sản xuất, chúng khôngbị thay đổi về hình thái ban đầu, giá trị của chúng được chuyển dần vào giátrị của sản phẩm Sau một hay nhiều chu kỳ sản xuất giá trị của tài sản cốđịnh sẽ được chuyển hết vào giá trị của sản phẩm, khi đó tài sản cố định đãhết thời hạn sử dụng Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996của Bộ tài chính quy định, mọi tư liệu lao động được coi là tài sản cố đinhthoả mãn đủ hai điều kiện sau:

- Thời gian sử dụng tối thiểu là một năm

- Giá trị phải đạt đến một độ lớn nhất định Hiện nay áp dụng mức tốithiểu là 5 triệu đồng.

Như phân tích ở trên, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh,sự vận động tài sản cố định có những đặc điểm sau:

- Về mặt hiện vật: Tài sản cố định tham gia hoàn toàn và nhiều lần vàoquá trình sản xuất kinh doanh và nó bị loại ra khỏi quá trình sản xuất kinhdoanh.

- Về mặt giá trị: Giá trị của tài sản số định sẽ được chuyển dịch dầntừng phần vào giá trị hàng hoá, sản phẩm mà nó tạo ra trong quá trình sảnxuất.

Trang 14

đến hình thái biểu hiện của vốn cố định trên hai góc độ đó là: Vốn dưới hìnhthái hiện vật và vốn tiền tệ.

- Phần giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển dần vàogiá trị của sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định Bộ phận giá trị này làyếu tố chi phí sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm, biểu hiện dướihình thức tiền tệ gọi là khấu hao tài sản cố định Số tiền khấu hao này đượctrích lại và tích luỹ thành quỹ gọi là quỹ khấu hao tài sản cố định, hay làvốn tiền tệ của doanh nghiệp, nhằm mục đích để tái sản xuất tài sản cố định,duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp Qua các chy kỳ sản xuất kinhdoanh, phần vốn tiền tệ này tăng dần.

- Phần giá trị còn lại của vốn cố định được cố định “trong hình tháihiện vật của tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng Phần giá trị nàygiảm dần qua các chy kỳ cùng với sự tăng lên của phần vốn tiền tệ Khi tàisản cố định hết thời hạn sử dụng cũng là lúc phần vốn hiện vật bằng khôngvà phần vốn tiền tệ đạt đến giá trị ứng ra ban đầu về tài sản cố định Về mặtlý thuyết, doanh nghiệp đã có thể đầu tư tài sản cố định mới với giá trị tươngđương để thay thế tài sản cũ Vốn cố định đã hoàn thành một vòng luânchuyển.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là điều kiệnquan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng tíchluỹ và phát triển doanh nghiệp Với vai trò quan trọng như vậy, nên việcnâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng tài sản cố định tức là việc tăng cườngnâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định không những có vai trò quan trọngđối với doanh nghiệp, mà còn góp phần cơ khí hoá, tự động hoá sản xuấtkinh doanh, phát triển sản xuất xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân.

3.1.2 Phân loại vốn cố định.

Trang 15

Để quản lý và sử dụng vốn cố định có hiệu quả, ta phải nghiên cứu cácphương pháp phân loại và kết cấu của tài sản cố định Song, tuỳ theo từngcăn cứ khác nhau mà có thể phân chia tài sản cố định thành những loại khácnhau.

* Căn cứ váo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định được chia thành:- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hìnhthái vật chất, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu như: Nhà cửa, vật kiếntrúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình tháivật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đếnnhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí bằng phát minhsáng chế, nhãn hiệu sản phẩm

* Căn cứ vào công dụng kinh tế : Tài sản cố định được chia thành:- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản cố định của doanh nghiệpđược hình thành sau quá trình thi công, xây dựng và được sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh như: Nhà xưởng, trụ sở làm việc

- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Máy thiết bị độnglực, thiết bị chuyên dùng, máy móc công tác

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: là các phương tiện vận tải dùngcho hoạt động vận chuyển sản phẩm, hàng hoá do quá trình kinh doanh tạora.

- Thiết bị và dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trongcông tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính,thiết bị điện tử

Trang 16

được liệt kê vào các loại trên.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng: Tài sản cố định được chia thành:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là nhữngtài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt độngsản xuất kinh doanh phụ của công nghiệp như: nhà xưởng, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninhquốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý và sử dụngvào các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng củadoanh nghiệp

- Tài sản cố định của doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho đơn vị kháchoặc nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Căn cứ vào hình thức sử dụng: Tài sản cố định được chia thành

- Tài sản cố định đang sử dụng: là những tài sản cố định của doanhnghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phúclợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định chưa cần sử dụng: là những tài sản cố định cần thiếtcho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanhnghiệp song hiện tại chưa cần sử dụng, đang được dự trữ để sử dụng saunày.

- Tài sản cố định không cần sử dụng: là những loại tài sản không cầnthiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cần được thanh lý, nhượng bàn để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra banđầu.

Mỗi cách phân loại có các ý nghĩa khác nhau, cho phép nhà quản trịđánh giá được tình hình tài sản cố đinh, xem xét kết cấu tài sản cố định của

Trang 17

doanh nghiệp Từ đó có biện pháp tác động để sử dụng vốn cố định có hiệuquả hơn.

3.1.3 Cơ cấu vốn cố định:

Cơ cấu vốn cố định là tỷ lệ phần trăm của từng nhóm vốn cố định trongtổng số vốn cố định Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định cho phép đánh giá việcđầu tư có đúng đắn hay không và nó cho phép xác định hướng đầu tư vốn cốđịnh trong tương lai.

Cơ cấu vốn cố định và sự thay đổi của nó là những chỉ tiêu quan trọngnói lên trình độ kỹ thuật, khả năng phát triển hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp giúp cho việc phát triển phương hướng tái sản xuất tài sản cốđịnh.

- Nguồn vốn tự bổ sung: gồm vốn cố định của những tài sản cố địnhđã được đầu tư và mua sắm bằng quý của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: gồm các nguồn vốn do các đơn vịtham gia liên doanh, liên kết đóng góp bằng tài sản cố định và bằng vốn đầutư xây dựng cơ bản đã hoàn thành.

3.2 Vốn lưu động.

Bên cạnh vốn cố định, một bộ phận khác không thể thiếu trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đó là vốn lưu động.

Trang 18

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh tài sản cố định, doanhnghiệp luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâucủa quá trình sản xuất và tái sản xuất như: dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụsản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Đó chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp Tài sản lưu động chủyếu nằm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là các đối tượng laođộng Đối tượng lao động kho tham gia vào quá trình sản xuất không giữnguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao độngsẽ thông qua quá trình sản xuất tạo nên thực thể của sản phẩm, bộ phậnkhác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất Đối tượng lao động chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịchchuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thànhhàng hoá.

Bên cạnh một số tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông, thanhtoán, sản xuất thì doanh nghiệp còn có một số đối tượng lao động khácnhư vật tư phụ tùng quá trình tiêu thụ, các khoản hàng gửi bán, các khoảnphải thu

Như vậy, dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ cáctài khoản lưu động Vốn lưu động chịu sự chi phối bởi tính luân chuyển củatài sản lưu động Phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu độngcủa doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳsản xuất kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông Vốn lưu động luôn đượcchuyển hoá qua nhiều hình thái vật chất khác nhau và chuyển hoá phần lớnvào giá trị của sản phẩm, phần còn lại chuyển hoá trong quá trình lưu thông.Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thườngxuyên, liên tục nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng và mang tính

Trang 19

chu kỳ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sảnxuất kinh doanh

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trìnhtái sản xuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì yêu cầu đặt rađối với doanh nghiệp là phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tư liệulao động tồn tại một cách hợp lý, đồng bộ với nhau trong một cơ cấu Dođặc điểm của vốn lưu động là trong quá trình sản xuất kinh doanh luânchuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục đã quyết địnhsự vận động của vốn lưu động- tức hình thái giá trị của tài sản lưu động là:

+ Khởi đầu vòng tuần hoàn : Vốn lưu động được dùng để mua sắm cácđối tượng lao động trong khâu dự trữ sản xuất ở giai đoạn này vốn đã thayđổi hình thái từ vốn tiền tệ sang vốn vật tư (T-H).

+ Tiếp theo là giai đoạn sản xuất: Các vật tư được chế tạo thành bánthành phẩm và thành phẩm ở giai đoạn này vốn vật tư chuyển hoá thànhthành phẩm và bán thành phẩm nhờ sức lao động và công cụ lao động (H-SX -H’).

+ Kết thúc vòng tuần hoàn: Sau khi sản xuất được tiêu thụ, vốn lưuđộng lại chuyển hoá sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu(H’-T’) (T’ > T).

Trong thực tế, sự vận động của vốn lưu động không diễn ra một cáchtuần tự như mô hình lý thuyết trên mà các giai đoạn vận động của vốn đượcđan xen vào nhau, các chu kỳ sản xuất được tiếp tục lặp lại, vốn lưu độngđược liên tục tuần hoàn và chu chuyển

Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quantrọng Muốn quản lý vốn lưu động, các doanh nghiệp phải phân biệt đượccác bộ phận cấu thành vốn lưu động để trên cơ sở đó đề ra các biện pháp

Trang 20

- Khoản dự trữ: Việc tồn tại vật tư, hàng hoá dự trữ, tồn kho là bướcđệm cần thiết cho quá trình hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Sựtồn tại này trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoàntoàn khách quan.

Vốn lưu động có vai trò to lớn trong toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh Vì vậy, để tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động, tất nhiên, chúngta phải quản lý trên tất cả các mặt, các khâu và từng thành phần vốn lưuđộng.

3.2.2 Cơ cấu vốn lưu động.

Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu độngvà mối quan hệ giữa các loại và của từng loại so với tổng số vốn kinh doanh.Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tácsử dụng hiệu quả vốn lưu động Nó đáp ứng yêu cầu về vốn trong từngkhâu, tưng bộ phận, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.3 Phân loại vốn lưu động.

Trang 21

Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì việc phân loại vốnlưu động là rất cần thiết Có nhiều phân loại vốn lưu động khác nhau, tuỳthuộc vào các tiêu thức phân loại.

 Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và lưu chuyển vốn lưuđộng: vốn lưu động được chia thành:

- Vốn dự trữ: là bộ phận dùng để mua nguyên vật liệu, nhiên liệuphụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất.

- Vốn trong sản xuất: là bộ phận dùng cho giai đoạn sản xuất nhưsản phẩm dở dang, bán thành phẩm

- Vốn trong lưu động: là bộ phận trực tiếp dùng cho giai đoạnlưu thông: thành phẩm, vốn bằng tiền mặt.

 Căn cứ vào kế hoạch hoá, phương pháp xác định: vốn lưuđông chia thành:

- Vốn định mức: là số vốn tối thiểu dùng để hoàn thành kế hoạchlưu chuyển hàng hoá và kế hoạch sản xuất dịch vụ phụ thuộc Vốn lưu độngđịnh mức gồm có: vốn dự trữ hàng hoá và vốn phi hàng hoá.

+ Vốn dự trữ hàng hoá là số tiền ở các kho, cửa hàng, trạm, trị giáhàng hoá trên đường vân chuyển và trị giá hàng hoá bằng chứng từ.

+ Vốn phi hàng hoá lầ số tiền định mức của vốn bằng tiền Vốn phihàng hoá gồm vốn bằng tiền và các atài sản khác.

- Vốn không định mức: là số vốn lưu động có thể phat sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh và sản xuất dịch vụ phụ thuộc nhưng khôngcó đủ căn cứ để tính toán được.

Tuỳ theo mỗi cách phân loại vốn lưu động mà nhà quản trị sẽ đưa ranhững quyết định cụ thể trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động mộtcách có hiệu quả nhất.

3.2.4 Nguồn vốn lưu động.

Trang 22

như tự có và vốn đi vay.

- Vốn tự có: Bao gồm:

+ Nguồn vốn pháp định: gồm vốn lưu động do ngân sách cấp hoặccấp trên cấp phát cho đơn vị ( cấp lần đầu hoặc bổ sung), nguồn vốn cổ phầnnghĩa vụ do các xã viên hợp tác xã hoặc các cổ đông đóng góp, hoặc vốnpháp định do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra ban đầu khi thành lập doanhnghiệp.

+ Nguồn vốn tự bổ sung: hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanhcủa đơn vị thông qua quỹ khuyến khích phát triển sản xuất các khoản chênhlệch giá hàng hoá tồn kho (theo cơ chế bảo toàn giá trị vốn)

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Gồm có các khoản vốn của cácđơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm,nguyên vật liệu

- Vốn coi như tự có: do phương pháp kế toán hiện hành, có mộtsố khoản tiền tuy không phải của doanh nghiệp nhưng có thể sử dụng trongkhoảng thời gian rỗi để bổ sung vốn lưu động, người ta coi dố như khoảnvốn tự có như: tiền thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phí trích trước chưađến hạn phải chi có thể sử dụng và các khoản nợ khác.

- Nguồn vốn đi vay để đảm bảo thanh toán cho ngân hàng, nhàcung ứng trong khi hang chưa bán đã mua hoặc sự không khớp trong thanhtoán, doanh nghiệp phải có sự liên kết với các tổ chức cho vay để vay tiền.Nguồn vốn đi vay là một nguồn quan trọng Tuy nhiên, vay dưới hình thứckhác nhau thì chịu lãi suất khác nhau và phải trả kịp thời cả vốn lẫn lãi vaykhi đến thời hạn

Trang 23

II TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là sảnphẩm.Sản phẩm của doanh nghiệp có thể là hàng hoá, dịch vụ, có thể tồn tạiở hình thức vật chất hay phi vật chất, nhưng chúng đều là kết quả của quátrình dùng sức lao động và tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao độngđể làm biến đổi nó Tư liệu lao động và đối tượng lao động là điều kiện vậtchất không thể thiếu được của quá trình sản xuất và tái sản xuất Vì vậy, cóthể nói vốn (biểu hiện băng tư liệu lao động và đối tượng lao động) có vaitrò quan trọng cho sự ra đời, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Song, trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các xínghiệp quốc doanh đều được ngân sách nhà nước tài trợ vốn, nếu thiếu vốnsẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi Đối với cơ chế bao cấp nặngnề như vậy nên vai trò khai thác , thu hút vốn của doanh nghiệp không đượcđặt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sồng còn đối với doanh nghiệp.Chế độ cấp phát, giao nộp một mặt đã thủ tiêu tính cơ động của doanhnghiệp, mặt khác lại tạo ra sự cân đối giả tạo về quan hệ cung- cầu vốn trongnền kinh tế Đây là lý do chủ yếu tại sao trong thời kỳ bao cấp lại vắng mặt,không vần thiết có thị trường vốn

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh có tầm quantrọng đặc biệt trong các doanh nghiệp Và nền kinh tế thị trường thực sự làmôi trường để cho vốn bộc lộ đầy đủ bản chất, vai trò và tầm quan trọng củanó.

Thứ nhất, Vốn kinh doanh của sn có vai trò quyết định cho việc

thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Vì vốn là một yếu tốđầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chất không thểthiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 24

tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là có một số vốn đầu tư ban đầunhất định Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nếu không có vốn sẽkhông có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cả, vốn kinh doanhlà cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạchkinh doanh Về mặt pháp lý, tất cả các doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tếnào, để được thành lập và đi vào hoạt động thì nhất thiết cần phải có lượngvốn cần thiết tối thiểu theo quy định của nhà nước hay còn gọi là vốn phápđịnh Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp củadoanh nghiệp đó.

Thứ hai, Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh mọt cách liên tục có hiệu quả Trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của một doanh nghiệpkhông ngừng được tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng quy mô sản xuất,đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục Nếudoanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽ gây ra những tổn thất như : sản xuấtđình trệ, không đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng,không đủ tiền để thanh toán với nhà cung ứng kịp thời dẫn tới mất tín nhiệmtrong quan hệ mua bán, và do đó sẽ không giữ được khách hàng Nhữngkhó khăn đó kéo dàn nhất định sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sải doanh nghiệp.Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời vốn kinhdoanh cho quá trinhd sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, Vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để phân loại

quy mô của doanh nghiệp xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trungbình và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng

Trang 25

hiệu quả nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng,phát triển mở rộng thị trường.

Thứ tư, Vốn kinh doanh không những là điều kiện tiên quyết để các

doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình mà còn là điều kiệnthuận lợi tạo nên sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật canh tranh, cùngvới khát vọng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển vốnkinh doanh của mình, cho nên nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệplà rất lớn Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp, tât yếu các doanh nghiệp phải năng động nắmbắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trìnhcông nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành Điều đó đòi hỏi các doanhnghiệp phai có nhiều vốn Vốn đã trở thành động lực và là yêu cầu cấp báchđối với tất cả các doanh nghiệp Chỉ có vốn trong tay mới có thể giúp doanhnghiệp đầu tư hiện đại hoá sản xuất, tồn tại trong môi trường cạnh tranh vàtối đa hoá lợi nhuận Nhu cầu về vốnđể đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, cho sự phát triển ngành nghề mới đã trở thành một đòi hỏi cấpthiết với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp thươngmại nói riêng Như vậy, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng, là điềukiện tiên quyết trong quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp, tạo lợithế cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

Thứ năm, Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá

trình vận động của tài sản, nghĩa là phản ánh và kiểm tra quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua sự vận động của vốn kinh doanh,các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sự dụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ sốsinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phân phối sử dụng vốn… mà quảnlý có thể nhận biết được trạng thái vốn trong các khâu của quá trình sản

Trang 26

khuyết tật và nguyên nhân của nó để điều chỉnh quá trình kinh doanh nhằmmục tiêu đã định.

Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộcủa khoa học- kỹ thuật, công nghệ phát triển cao Nhu cầu vốn đầu tư chohoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nên việc tổ chức huy độngvốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Huy động vốnđầy đủ và kịp thời có thể giúp doanh nghiệp chớp thời cơ kinh doanh, tạođược lợi thế trong cạnh tranh Thêm vào đó việc lựa chọn các hình thức vàphương pháp huy động vốn thích hợp sẽ giảm bớt chi phí sử dụng vốn, điềuđó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ những lýdo trên, cho thấy việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh có tác động rất mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh, nó quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, việc huy độngđược vốn mới chỉ là bước đi đầu, quan trọng hơn và quyết đinh hơn là nghiệthuật phân bố, sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất ảnh hưởng đến vị thế củadoanh nghiệp trên thương trường.Vì vậy, phải có những biện pháp sử dụng,bảo toàn và mở rộng vốn kinh doanh hiệu quả, từ đó mới giúp doanh nghiệptồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.

Qua những sự phân tích ở trên ta thấy, vốn kinh doanh có tầm quantrọng to lơn Do đó, vấn đề sử dụng vốn trong kinh doanh có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích của sử dụng vốntrong kinh doanh là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triểnkinh doanh hàng hoá trên cơ sở nguồn vốn có hạn được sử dụng một cáchhợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Để đạt được mục đích trên, yêu cầu cơ bản của sử dụng vốn là:

Trang 27

- Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích vàđúng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chấp hành đúng các quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệcủa nhà nước.

- Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hìnhsử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Những biện pháp cần phải áp dụng để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế là:

Một là: Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số

ngày lưu chuyển của hàng hoá.

Đẩy mạnh bán ra, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lượnghàng hoá tốt và số lượng đảm bảo.

Mở rộng lưu chuyển hàng hoá trên cơ sở ăng năng suất lao động, tăngcường mạng lưới bán hàng để phục vụ thuận tiện cho khách hàng.

Tổ chức hợp lý, tránh ứ đọng, tồn kho thừa, hàng chậm kưu chuyển.

Hai là: Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản, giảm thiệt hại:

+ Tiết kiệm chi phí lưu thông

+ Mua hàng tận người sản xuất, tận nơi bán hàng

+ Sử dụng các máy móc, thiết bị phương tiện, cả về thời gian vàcông suất, đổi mới kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến tring việc xuấtnhập, dự trữ bảo quản.

+ Cho thuê các cơ sở và phương tiện thừa hoặc trong thời gian chưasử dụng; hoặc liên doanh liên kết để sử dụng hết năng lực của tài sản cốđinh.

Ba là: Tăng cường công tác quản lý tài chính:

- Hạch toán, theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thu chi củadoanh nghiệp.

- Chấp hành việc thanh toán để giảm chi phí lãi vay ngân hàng

Trang 28

hại do vi phạm hợp đồng, vay, trả của doanh nghiệp.

III HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động của mỗi doanhnghiệp, người ta thường sử dụng thước đo là hiệu quả kinh tế hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đó Đây là một phạm trù phản ánh trìnhđộ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhấtvới chi phí hợp lý nhất Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốnkinh doanh của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu câumang tính thường xuyên và bắt buộc đối với bất cứ doanh nghiệp nào trongnền kinh tế thị trường Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy đượchiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trình độ quản lý sửdụng vốn nói riêng

Thật vậy, sử dụng vốn trong kinh doanh thương mại là một khâu cótầm quan trọng, quyết định đến hiệu quả của kinh doanh Trong điều kiệnnền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp quản lý tài chính yếu kém, khôngbảo toàn được vốn, để mất vốn, sử dụng vốn không tiết kiệm, sai mục đích,doanh thu không đủ bù đắp chi phí, tình trạng thua lỗ kéo dài thì ta có thểnói doanh nghiệp đó sử dụng vốn kém hiệu quả Để tồn tại và phát triển, cácdoanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách bảo toàn, sử dụng vốn có hiệu quả vàphải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đây là một vấn đềkhông đơn giản và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, nhất làtrong điều kiện nền kinh tế còn chưa ổn định.

Trang 29

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn, làm cho đồng vốnsinh lời tối đa, nhằn mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủsở hữu Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua các chỉ tiêu vềhiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, mức sinh lời và tốcđộ chu chuyển của vốn lưu động Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra vàđầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụthể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Kết quả thuđược càng cao so với chi phí bỏ ra thi hiệu quả sử dụng vốn càng cao Dođó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kện quả trọng để doanh nghiệpphát triển vững mạnh.

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và nócó ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đói với nềnkinh tế nói chung, đặc biệt là trong cơ chế hiện nay.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tàichính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có đủ vốn và đảm bảo khả năngthanh toán, khắc phục cũng như giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ,nâng cao chấtlượng sản phẩm, đa dang hoá mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp phải cóvốn Trong điều kiện vốn của doanh nghiệp có hạn việc nâng cao hiệu quảsử dụng vốn là rất cần thiết.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt đượcmục tiêu tăng giá tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác như nâng caouy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người laođộng Khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có

Trang 30

người lao động cũng ngày càng được cải thiện Điều đó giúp cho năng xuấtlao động ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và cácngành liên quan Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngânsách nhà nước.

2 Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Như trên đã phân tích, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiệnquan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Do đó,cac doanh nghiệp phải luôn tìm biện pháp để nâng cao khả năng sử dụngnguồn vốn của mình Trong thực tế, các doanh nghiệp đều thực hiện nhiềubiện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tuỳ thuộc vào từngngành nghề, quy mô vốn cũng như uy tín của doanh nghiệp Nhưng các biệnpháp này dù khác nhau song đều theo nguyên tắc nhất định, đó là sử dụnghiệu quả ‘bảo toàn phát triển vốn”.

Một doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển khi mà nguồn vốncủa nó lại giảm dần đi Để duy trì sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của doanhnghiệp phải vận động không ngừng kết thúc mỗi vòng chu chuyển, vốn phảiđược giữ nguyên gia trị Bảo toàn vốn là điều kiện trước tiên để doanhnghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay Yêu cầubảo toàn vốn là thực chất là duy trì giá trị, sức mua, năng lực của nguồn vốnchủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sởhữu và vốn vay nợ khác, song mọi kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùngđều phản ánh vào sự tăng giảm vốn chủ sở hữu Một dự án mà doanh nghiệptài trợ bằng nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệpphải chịu doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của mình Như vậy thua lỗcủa doanh nghiệp với mọi khoản đầu tư dù được tài trợ bằng nguồn vốn nàocuối cùng cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Trang 31

- Một đặc trưng cơ bản của vốn là tính giá trị về mặt thời gian Điềunày vốn ứng ra đầu tư chẳng những phải thu hồi được đủ giá trị ban đầu màgiá trị nhận được càng phải lớn giá trị ban đầu Có như vậy mới thoả mãnđược giá trị của nhà đầu tư Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chỉ có sảnxuất và tái sản xuất liên tục thì doanh nghiệp mới có thể đúng vững vàchiến thắng trong cạnh tranh Yều cầu phát triển vốn là điều kiện tiên quyếtđể khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường Thực chất củaviệc phát triển vốn là không ngừng làm tăng tiềm lực tài chính cho chủ sởhữu doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu phải được tăng gia tăng cả về mặt tuyệtđối lẫn tương đối Như vậy, bảo toàn và phát triển vốn là nguyên tắc củaviệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Tóm lại, thực chất của việc bảo toàn vốn là giữ được giá trị thực tế haysức mua của vốn (thể hiện bằng tiền), giữ được khả năng chuyển đổi so vớicác loại tiền khác tại một thời điểm nhất định Nói cách khác, bảo toàn vốnchính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn khác Việc đánh giá khả năngbảo toàn vốn của doanh nghiệp được tính bằng cách so sánh số vốn hiện cócủa doanh nghiệp so với số vốn của doanh nghiệp phải bảo tồn theo ký kếtgiao nhận vốn hoặc theo kỳ trước.

Số vốn hiện có của doanh nghiệp Hệ số bảo tồn vốn=

Số vốn doanh nghiệp phải bảo tồn

Trang 32

Số vốn doanhnghiệp phải

bảo tồn tạithờiđiểm xác

Số vốn doanhnghiệp phải bảo

toàn khi giaonhận hoặc kỳ

Chỉ số giá và tỷ giá tạithờiđiểm xác định do cơquan có thẩm quyền xác

Nếu hệ số bằng 1, tức là doanh nghiệp phải bảo toàn được vốn, lớn hơn1 tức là doanh nghiệp không bảo toàn được vốn mà cón phát triển được vốn.Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp không bảo toàn được vốn.Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lấy thu nhập để bù Vì vậy, cầntính thêm hệ số khả năng an toàn:

Các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn của các doanh nghiệp nhưlà:

-Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, theo quy địnhcủa nhà nhà nước và theo thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999.

-Thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụngcủa doanh nghiệp Việc mua bảo hiểm được hạch toán chi phí sản xuất,kinh doanh.

-Doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạtđộng khác các khoản dự phòng sau :

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : là khoản giảm giá vật tư, hànghoá tồn kho dự kiến sẽ xẩy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

Hệ số khả năng bảo to nà dài h =

Số vốn hiện có của DN + Thu nhập

Số vốn doanh nghiệp phải bảo to nà dài h

Trang 33

+Dự phòng các khoản nợ phải thu hồi khó đòi : Là các khoản phải dựkiến không được trong kỳ kinh doanh tới do khách hàng nợ không có khảnăng thanh toán

+ Dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính.Việc lập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy địnhhiện hành

+ Dự phòng các khoản giảm giá giữa đồng Việt Nam so với đồngngoại tệ khác

+ Dùng lãi năm sau để bù lỗ cho các năm trước

+Được hạch toán một số thiệt hại vào chi phí hoặc kết quả kinh doanhtheo chế độ nhà nước quy định

3 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích duy nhất của mọi doanhnghiệp là sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất định, lấy hiệu quả kinhdoanh làm thước đo cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Hiệu quảkinh doanh là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp một khoản chi phíbỏ ra cho hoạt động kinh doanh Như vậy, hiệu quả là một chỉ tiêu chấtlượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động kinh doanhvới chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Do đó, hiệu quả kinh doanh đượcxác định dưới hai góc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

- Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn nhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhấttrong quá trình kinh doanh Hiệu quả kinh tế được so sánh giữa kết quả đầura và chi phí đầu vào.

Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu v oà dài hChi phí đầu v oà dài h

Trang 34

nhân tố đó là: Kết quả đầu ra và chi phí đầu vào Hiệu qủa tăng lên khi:+ Kết quả đầu ra tăng lên và chi phí đầu vào không đổi

+ Hoặc kết quả đầu ra không đổi và chi phí đầu vào giảm xuống

+ Hoặc kết quả đầu ra và chi phí đầu vào đều tăng nhưng tốc độ tăngcủa kết quả lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.

Kết quả đầu ra được xác định trên 3 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêuchất lượng thể hiện rõ nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêunày phản ánh một phần các chỉ tiêu khác như doanh thu và thu nhập Thôngthường khi chỉ tiêu này tăng lên thì các chỉ tiêu khác cũng được thực hiệntương đối tốt.

+ Chỉ tiêu doanh thu: Mang tính chất của chỉ tiêu khối lượng, phảnánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,khi xem xét chỉ tiêu này phải luôn có sự so sánh nó với các chỉ tiêu khác,đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới có thể nhận xét, đánhgiá được chỉ tiêu doanh thu là tích cực hay là hạn chế.

+ Chỉ tiêu thu nhập: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập của doanhnghiệp đạt được.

Từ 3 chỉ tiêu trên ta thấy, doanh thu thực hiện lớn cũng chưa phản ánhđầy đủ hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp, nó chỉ phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trên thị trường Vì vậy, ta phải căn cứ vào lợi nhuận ròng và thunhập của doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với khoản chi phí đầu vào đểđánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Chỉ tiêu chi phí đầu vào được xác định dựa trên các chỉ tiêu như: giávốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trang 35

- Hiệu quả xã hội: là những tác động tới thực tiễn đời sống xã hội khidoanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Tóm lại, đối với các quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam thì chỉ tiêu hiệu quảkinh tế cũng như chỉ tiêu hiệu quả xã hội đều quan trọng và cần thiết Trongmột số trường hợp thì hiệu quả kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo tăng trưởnghiệu quả xã hội Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng vì nền kinhtế thị trường luôn kèm theo nhiều khuyết tật Với quan điểm đó, mỗi doanhnghiệp cần phải đạt được hiệu quả kinh tế trên cơ sở hiệu quả xã hội, từ đócó tác động qua lại, kích thích làm tăng hiệu quả kinh tế.

4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp kinh doanh là thu được lợinhuận Do đó, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanhnghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh Đểso sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giữa các thời kỳ khácnhau của doanh nghiệp ta có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

4.1 Các chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh.

Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, nên việc khai thác và sử dụng các tiềm lực vềvốn sẽ được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một cách tổng hợp tasử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (số vòng quay của vốn kinhdoanh)

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Doanh thu thuần trong kỳ

Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

=

Trang 36

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh huyđộng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau một kỳ sẽ đem lại bao nhiêuđồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.

- Hàm lượng vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh, để thu được một đồng doanh thu thì doanhnghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn Chỉ tiêu này ngược lại với chỉ tiêuhiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện bản chấtcủa hiệu quả sản xuất kinh doanh, cho biết thực trạng kinh doanh lỗ, lãi củadoanh nghiệp.

Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

H m là dài h ượng vốn kinh doanh

Doanh thu thuần trong kỳ=

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

Lãi thuần trong kỳ

Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

=

Trang 37

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này cho biết trước khi doanhnghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh lỗ, lãi củadoanh nghiệp.

Tóm lại, các chỉ tiêu tổng quát trên đã phần nào cho ta thấy tình hìnhchung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, cácchỉ tiêu này chưa phản ánh được nét riêng biệt về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của từng bộ phận vốn Do đó, để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh chúng ta cần xem xét tới các chỉ tiêu cá biệt, đó làtoàn bộ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố địnhcủa doanh nghiệp.

4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( số vòng quay vốn lưu động)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụngvào hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Hay nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu độngcàng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càngcao.

- Thời gian một vòng luân chuyển:

x 100%Lợi nhuận trước thuế

Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

=Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Số vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

=

Trang 38

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để vốn lưu động thực hiệnđược một lần luân chuyển Ngược lại với số vòng quay vốn lưu động, chỉtiêu này càng nhỏ thể hiện vốn lưu động được luân chuyển nhanh, chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Hàm lượng vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì sốvốn lưu động mà doanh nghiệp phải bỏ ra là bao nhiêu Chỉ tiêu này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.

- Tỷ lệ sinh lời của VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ có thể tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả Do đó, chỉ tiêu này càngcao càng tốt.

Thời gian một vòng luân chuyển

Thời gian của một kỳ phân tích

Số vòng quay vốn=

H m là dài h ượng vốn lưu động

VLĐ sử dụng bình quân trong kỳDoanh thu thuần=

Tỷ lệ sinh lời của VLĐ

Lợi nhuận sau thuế

Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

=

Trang 39

4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định đầu tư vào việc mua sắmvà sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thuthuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định củadoanh nghiệp càng cao.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ=

Trang 40

- Hàm lượng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần trongkỳ thì doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu nàyngược lại với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Vì vậy, chỉ tiêu nàycàng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định đầu tư ho việc mua sắmvà sử dụng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệprất tốt.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định có thể tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là kếtquả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều xét đến Do đó, chỉ tiêu này càng

H m là dài h ượng vốn cố định

VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ=

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Lợi nhuận trước thuế

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Lãi thuần trong kỳ

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

=

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Cơngty từ 1999 đến  2002. - Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tai cty tạp phẩm va bảo hộ LD -  .doc
Bảng 3 Kết quả kinh doanh của Cơngty từ 1999 đến 2002 (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w