Cuộc “giảicứu” thần kỳ
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim mạch - lồng ngực, Bệnh viện Trung ương quân đội
108 vừa phẫu thuật cứu sống ngoạn mục một trường hợp bệnh nhân cao tuổi bị tắc
hẹp 5 đoạn động mạch vành. Thành công này khẳng định trình độ của các bác sĩ
nơi đây hoàn toàn có thể cứu chữa những bệnh lý tim mạch phức tạp, nguy hiểm
nhất.
Làm chủ mọi tình huống nguy hiểm trước ca bệnh tim đặc biệt
Trên kết quả chụp động mạch vành tại Viện Tim mạch quốc gia Bệnh viện Bạch
Mai, bệnh nhân Trần Như Thái, 75 tuổi (Sơn Dương- Tuyên Quang) bị hẹp tắc 5 vị
trí trên cả 3 hệ thống động mạch vành (động mạch liên thất trước, động mạch mũ
và động mạch vành phải) có những đoạn tắc gần như 100%. Bệnh nhân đau thắt
ngực ngay cả với hoạt động tối thiểu. Theo các bác sĩ ở đây, người bệnh có thể tử
vong bất kỳ lúc nào vìtổn thương quá nhiều, quá nặng và cũng không thể điều trị
bằng can thiệp đặt stent động mạch do tổnthương phức tạp và nhiều vị trí. Để cứu
sống người bệnh, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân Thái sang Khoa phẫu thuật Tim
mạch thuộc Viện tim mạch Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để phẫu thuật làm
cầu nối chủ- vành.
Bắc cầu nối chủ vành.
ThS. Ngô Vi Hải, Phó chủ nhiệm Khoa phẫu thuật tim mạchlồng ngực cho biết,
đây là một ca bệnh rất nặng, cần phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tuy
nhiên đây không phải là ca bệnh có chỉ định bắc một vài cầu nối chủ vành như
thông thường mà cần phải làm rất nhiều cầu nối mới có thể giải quyết được tình
trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng của người bệnh. Để đảm bảo cho ca đại phẫu
diễn ra an toàn và thành công tuyệt đối, bệnh nhân được khám, chăm sóc theo dõi
chặt chẽ diễn biến bệnh và tiến hành hội chẩn có sự tham gia đầy đủ của các
chuyên khoa liên quan. Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho cuộc phẫu
thuật, các bác sĩ quyết định tiến hành bắc 5 cầu nối chủ vành cho bệnh nhân Thái,
ở các vị trí động mạch liên thất trước, nhánh chéo của động mạch liên thất trước, 2
nhánh động mạch vành mũ và động mạch vành phải. Vật liệu làm cầu nối là tĩnh
mạch hai bên chân và động mạch vú trong.
Điểm đặc biệt và nguy hiểm nhất trong ca bệnh này đó là bệnh nhân có hội chứng
kết vón hồng cầu ở nhiệt độ thấp. Khi người bệnh sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể,
quả tim không còn đập và phải được làm lạnh trong suốt cuộc mổ để bảo vệ tế bào
cơ tim thì xuất hiện tình trạng máu đông vón trong toàn bộ hệ thống động mạch
vành. Đây là một tình huống các bác sĩ ởđây chưa từng gặp bao giờ. Nhưng nhờ có
sự cảnh báo trước của Khoa huyết học về nguy cơ đông máu của bệnh nhân ở nhiệt
độ thấp, các bác sĩ đã có những chuẩn bị cho tình huống nguy hiểm này. Bệnh
nhân nhanh chóng được truyền dịch trực tiếp vào hệ thống động mạch vành rửa hết
máu đông, nâng nhiệt độ cơ thể lên nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho cơ tim
trong suốt quá trình mổ. Sau hơn 5 giờ ca phẫu thuật đã thành công. Bệnh nhân hồi
phục nhanh chóng và đã được xuất viện.
Bệnh nhân Thái sau khi được xuất viện.
“Mong báo Sức khỏe & Đời sống
giúp người bệnh tìm đến những địa chỉ chữa trị tốt nhất”
Chúng tôi gặp bệnh nhân Trần Như Thái khi ông trở lại Bệnh viện 108 kiểm tra
sức khỏe sau cuộc đại phẫu. Không chỉ có ông mà rất nhiều bệnh nhân quay trở lại
kiểm tra sức khỏe đều có tinh thần hồ hởi, vui vẻ. Họ gặp lại các bác sĩ, điềudưỡng
ở đây thân thiết như gặp lại người nhà, như muốn “khoe” sự hồi phục của mình để
cảm ơn “bàn tay vàng” và “tấm lòng vàng” của các y bác sĩ. Bệnh nhân Thái cho
biết, trước khi phẫu thuật ông bị đau thắt ngực gần một tháng, cảm giác khóthở
ngày một tăng nhất là khi gắng sức. Kết quả chụp động mạch vành quá nhiều đoạn
tắc hẹp khiến ông không thể đặt stent mà phải phẫu thuật làm ông và gia đình khá
lo lắng. Là một BS chuyên khoa cấp II về ngoại sản nên ông Thái hiểu rõ những
nguy hiểm có thể đến đối với ca phẫu thuật của mình.
Ngay khi đến Khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện 108, ông quá bất ngờ trước sự
chăm sóc quan tâm ân cần, chu đáo của các bác sĩ, điều dưỡng nơi đây. Điều đó
như liệu pháp điều trị quan trọng đầu tiên dành cho tất cả những người bệnhkhiến
họ hoàn toàn tin tưởng và thoải mái bước vào cuộc mổ. Cáccuộc hội chẩn được
thực hiện ở quy mô toàn khoa rồi toàn viện (có mời cả các chuyên gia đầu ngành
tim mạch ngoài bệnh viện tham gia) khiến ông Thái và những người cùng được hội
chẩn như ông có cảm giác các bác sĩ bệnh viện 108 đang chuẩn bị phương án tác
chiến kỹ lưỡng cho từng trận đánh. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức
trực tiếp khám cho bệnh nhân để lựa chọn liều lượng, phương pháp vô cảm thích
hợp nhất. Đây là điều mà GS. Nguyễn Thụ - Chủ tịch Hội gây mê hồi sức Việt
Nam rất nhiều lần khuyến cáo cần phải thực hiện ở mọi cuộc mổ để đảm bảo an
toàn cho người bệnh trong và sau phẫu thuật nhưng rất nhiềunơi chưa thực hiện
được. Chính nhờ sự chuẩn bị cẩn trọng và khả năng xử trí hoàn hảo của các bác
sĩmà ông Thái đã vượt qua được biến chứng đông máu trong mổ và trải qua cuộc
đại phẫu thành công.
Chia sẻ với chúng tôi về niềm vui được cứu sống sau bệnh tật hiểm nghèo, ông
Thái rất mong muốn qua báo Sức khỏe & Đời sống nhiều người bệnh tìm đến được
những địa chỉ điều trị tin cậy, nơi có đủ cả tâm và tài chăm sóc người bệnh, và qua
đó sẽ có nhiều hơn nữa những người bệnh như ông có cơ hội được chữa trị.
.
Cuộc “giải cứu” thần kỳ
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim mạch - lồng ngực, Bệnh viện. 108 kiểm tra
sức khỏe sau cuộc đại phẫu. Không chỉ có ông mà rất nhiều bệnh nhân quay trở lại
kiểm tra sức khỏe đều có tinh thần hồ hởi, vui vẻ. Họ gặp