1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

114 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 19,05 MB

Nội dung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Hội An; đánh giá thành công đạt được, tồn tại hạn chế và xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, từ đó luận văn Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đề ra phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ HÒNG HẠNH

PHÁT TRIÊN DU LỊCH CỘNG ĐÔNG TẠI THANH PHO HOI AN, TINH QUANG NAM

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẢI

PHAN THỊ HÒNG HẠNH

PHÁT TRIÊN DU LỊCH CỘNG ĐÒNG TẠI THANH PHO HOI AN, TINH QUANG NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIEN Mã số: 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHÚC NGUYÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cửu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Học viên

Trang 4

MỤC LỤC

MO BAU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài thực tiễn để tài

7 So luge tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9 của luận văn -

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE PHAT TRIEN DU LICH

CONG BONG 13

1.1 KHAI QUAT VE DU LICH CONG DONG VA PHAT TRIEN DU

LICH CONG DONG 13

1.1.1 Các khái niệm 13 1.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng, 1s

1.1.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng đối với kinh tế - xã hội26

Trang 5

1.2.6 Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội và môi trường thu được từ du lịch công đồng 36 13, NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN DU LICH CONG ĐÔNG 37 1.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 37 1.3.2 Nhóm nhân tố xã hội nem seeeeooo39 1.3.3 Nhóm nhân tố kinh tế, 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG

‘TAI THANH PHO HOI AN - 2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HOI CUA “THÀNH PHO ANH HƯỚNG ĐÊN PHÁT TRIÊN DU LỊCH sod 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên _- 2.1.2 Đặc điểm xã hội 46 2.1.3 Đặc điểm kinh tế 48 2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG THANH PHO HOLAN 51 2.2.1 Gia tăng quy mô du lịch cộng đồng SI 2.2.2 Nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng 8 2.2.3 Phát triển mới sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng „64 2.2.4 Mỡ rộng mạng lưới du lịch cộng đồng 66 2.2.5 Bảo tổn, tôn tạo tài nguyên du lịch công đồng và bảo vệ môi trường 68

2.2.6 Gia tang kết quả kỉnh tế - xã hội tử du lịch cộng đồng, -72

23 DANH GIA CHUNG VE PHAT TRIEN DU LỊCH CỘNG ĐÔNG THÀNH

PHÔ eo _ 74

2.3.1 Thành công và hạn chế 74

Trang 6

2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế a ¬ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ~ CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DU LỊCH THÀNH PHÓ HỘI AN 79

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHAP 79

3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng trên thé gi sec TÔ 3.1.2 Bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An 81 3.1.3 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thành phố Hội

An - - -84

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DU LỊCH CONG DONG THÀNH PHO HOT

AN 88

2.1 Giải pháp gia tăng quy mô du lịch cộng đồng

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng

3.2.3 Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch cộng đồng.95

3.2.4 Giải pháp mở rộng mạng lưới du lịch công đồng 96 3.2.5 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch cộng đồng và bảo vệ:

môi trường, 98

3.2.6 Giải pháp gia tăng kết quả xã hội thu được từ du lịch cộng đồng 99

3.3 KIEN NGHỊ « « 101

3.3.1 Đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan 101

3.3.2 Đối với UBND tinh Quang Nam

KET LUAN CHUONG 3

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (BAN SAO)

102

103

Trang 7

DANH MỤC BẰNG BIÊU

Bảng 2.1 Các điểm du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An 54 Bảng 2.2 Lượt khách đến tham quan du lịch công đồng tại thành phố Hội An

giai đoạn 2014-2018 34 Bảng 2.3 Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch công đỗng thành phố Hội An -62 Bảng 2.4 Số lượng các homestay ở thành phố Hội An phân theo quy mô 6‡ Bảng 2.5 Khoảng cách các điểm du lịch cộng đồng tính từ trung tâm thành - ¬ seo ĐỂ Bảng 2.6 Doanh thu từ các điểm du lịch cộng đồng thành phổ Hội An giai đoạn 2014-2018 72 Bảng 2.7 Tổng số hộ dân tham gia kinh doanh du lịch thành phố Hội An 74 phố DANH MUC Hi Hình 2.1 Bản đồ thành phố Hội An

Hình 2.2 Sơ đồ du lịch thành phố Hội An

Trang 8

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên '61,71km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách quốc lộ 1A khoảng

'9km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc

“Thành phố Hội An nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng

hàng không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, nằm trên "Con đường di sản văn hóa

miền Trung” bao gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế Đây là điều kiện khách quan

thuận lợi giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong va

ngoài nước Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thể giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông, các bãi biển An Bàng, Cửa Đại được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển

dep nhất trên thể giới Đặc biệt, bờ biển Hội

*5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ

An nằm trên trục con đường biển

biển Liên Chiễu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển

Non Nước về phố cổ Hội An Và trong tương lai gần sẽ kết nổi với các vùng

ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi “Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Hội An ngày càng tăng Cu thé, tng lượt khách lưu trú năm 2018 đạt 1,77 triệu, tăng 18,7% so với

2017; doanh thu về tham quan phố cỗ doanh thu vé tham quan Cù Lao Chàm

đều tăng vọt Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch tiếp tue phat trié

đa dạng loại hình, nhất là sau khi thành phổ có chủ trương không hạn chế về chỉ tiêu số lượng cơ sở lưu trú đối với các khu vực được phép phát triển mạng

về số lượng và

ưới cơ sở lưu trú homestay

Trang 9

tham quan Hội An cũng như sự thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của khách du

lich trong nước và quốc tế, yêu cầu thóa mãn về tỉnh thần khách du lich ngày

càng cao, đồi hỏi ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thành phố Hội An nói chung cần có những hướng đi đúng đắn để đáp ứng được thị trường du lịch hiện nay Vào các mùa cao điểm, các điểm du lịch thu hút khách chính

của thành phố như phố cổ Hội An, bãi biển An Bàng, bãi biển Cửa Đại đều bị quá tải Do đó, các điểm du lịch cộng đồng sẽ là những điểm thu hút khách tiếp theo để giảm tải lượng khách đến các điểm này Phát triển du lịch cộng

đồng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa thêm sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân tại địa bàn làm du lịch cộng đồng, thêm vào đó, có thêm nguồn lực cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ được các nét văn hóa

truyền thống của thành phố

“Trên thế giới và cả ở Việt Nam, trong những năm gin du lịch cộng

đồng được đánh giá là một trong các loại hình du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài bởi phong cảnh đẹp, thiên nhiên đa dạng,

hoang sơ, những vùng, miễn văn hóa độc đáo cùng với người dân thân thiện hiểu biết cặn kẽ về nơi mình đã gắn bó nhiều năm, nơi nào cũng có những nét đặc sắc riêng Chính những khác biệt về phong cảnh thiên nhiên và văn hóa luôn kích thích sự tò mò, tìm hiểu và khám phá của du khách Vì thế, việc jén du lịch cộng đồng, trong đó đáng chú ý là sự chung tay góp sức của

phát

công đồng là quan điểm phát triển hợp lý ngày càng được xã hội quan tâm và đây mạnh phát triển

Có thể nói trong những năm vừa qua du lịch công đồng của thành phố

Hội An đã bắt đầu có những những kết quả đáng kể, nhưng đã bộc lộ những

khó khăn, hạn chế nhất định khiến du lịch cộng đồng Hội An chưa phát triển

Trang 10

chỉ tham gia vào một số hoạt động đơn giản như trồng rau, chèo thuyền, chưa

thực sự tham gia vào việc tổ chức, đi

người dân bản địa và cả du khách trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường

chưa cao làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thành phố Các điểm du lịch tành và phát triển du lịch Ý thức của

công đồng còn rời rac, chưa liên kết được với nhau để đồng hành thu hút khách

Có thể thấy, sự phát triển của du lịch công đồng đã mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với du lịch Hội An Phát triển du lịch cộng đồng gắn với

các giá trị thiên nhiên, văn hóa và lịch sử đ cùng với gìn giữ và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc, cùng với đó là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhỉ

là một bài tốn khơng hÈ dễ dàng Tính bền vững trong việc phát triển du lich cộng đồng là một thách thức lớn không chỉ trong thời điểm hiện nay

mà còn cả trong tương lai nếu không có những giải pháp đồng bộ, phù hợp al nghiên cứu nhằm khai thác và phát triển du lịch

công đồng đúng đắn, hợp lý không những thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa

phương mà còn bảo vệ tài nguyên bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành phố Hội An trong tương lai “Thành phố Hội An được phát triển du lịch công đồng Cùng với đó là các di tích lịch sử, lễ hội văn hóa vì vậy, vi nhiên ban tặng cho tiểm năng tuyệt vời để

truyền thống được bảo tồn và gìn giữ qua nhiều năm qua Thành phố Hội An

có điều kiện thuận lợi về vị kết nổi ha tang giao thông đến các vùng

miễn lân cận Với mong muốn đưa lý thuyết đã học được vào ứng dụng trong

thực tiễn và các am hiểu về thành phố Hội An, tác giả rất tâm huyết chọn đề

tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”

làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình, với mong muốn nhìn

nhận kỹ hơn tiểm năng của vùng đất này, đánh giá sâu sắc thực trạng phát

Trang 11

du lich nay ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

“Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Hội An Đánh giá thành công đạt được, tồn tại hạn chế và xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao phát triển du lịch công đồng trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020, tâm nhìn đến nam 2030, 2.2 Mục tiêu cụ thế ~ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng = Phân

ch thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố

Hội An trong giai đoạn hiện nay

~ Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, thúc đây phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian đến

3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam như thế nào?

~ Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố

Hội An, tỉnh Quảng Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đi tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng

Trang 12

~ Nội dung: Dé tai tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An

~ Không gian: Tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

~ Thời gian: Các dữ liệu thứ cắp trong thời gian 5 năm: từ năm 2014 đến

năm 2018, dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra từ trong khoảng thời gian từ

tháng 4/2019 đến tháng 5/2019 Tầm xa của giải pháp đến năm 2025, tầm

nhìn đến 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

"Để đánh giá đúng hơn về thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành

phố, đề tài sử dụng các phương pháp sau: ~ Phương pháp thu thập, điều tra dữ liệu: Từ các niên giám thống kê, các

báo cáo, đánh giá tổng kết dự án, tham luận và các tài liệu khoa học (Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng; từ các sở, ban, ngành để phân

tích, đánh giá vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng

~ Tổ chức điều tra: Thông qua việc phỏng vấn, khảo sát các chuyên gia

(08 chuyên gia là chủ đầu tư, giám đốc điều hành công ty tiêu biểu đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, 04 chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên làm việc tại phòng Văn hóa thong tin & du lịch UBND thành phố Hội An), tác giả tổng hợp các giá tr từ việc đánh giá thông qua các

tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An, đồng thời, khảo sát ý kiến 20 khách du lịch trong và ngoài nước đã tham gia

các hình thức du lịch công đồng trong năm 2019 khảo sát mức độ hài lòng của

họ đối với hình thức du lịch này, để làm cơ sở đánh giá thực trạng và tiền đẻ

cho các giải pháp

- Phương pháp phân tích

Trang 13

việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên excel, thấy được

sự thay đổi à mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích

trong phát triểndu lịch cộng đồng

+ Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia du lịch, lựa chọn chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch công đồng thuận lợi cho công tác điều tra như lãnh đạo, các bộ phận chuyên môn thuộc Sở Văn hóa thể thao &Du lịch tỉnh Quảng Nam, các cán bộ quan lý du lịch thành phố Hội An và các chuyên gia khác

+ Phương pháp kế thừa: tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quả

nghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói

riêng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài thực tiễn đề tài

“Trên cơ sở lý luận khoa học vẻ du lịch, phát triển du lịch cộng đồng và

thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở

khoa học để phát triển lĩnh vực du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An, tỉnh

Quảng Nam, động lực để phát triển du lich tinh Quảng Nam theo định hướng phát triển bền vững,

7 Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu

7.1 Trên thế giới

~ Peter E Murphy (1986), A community Approach, Nha xuit bin Routledge,

‘Tac giả đưa ra cách nhìn nhận mới về phát triển du lich, trong đó chủ yếu đề cập đến du lịch sinh thái và du lịch công đồng Tác giả nhắn mạnh tính sáng tạo của người dân ở địa bàn làm du lịch và khuyến khích sự sáng tạo này trong việc phát

triển du lịch cộng đồng Qua đó tăng thêm lợi lịch cho người dân thông qua việc

Trang 14

Nhằm phát triển tài nguyên theo hướng bên vững, tác giả đã phân tích

một cách toàn diện qua những khía cạnh, mức độ khác nhau của du lịch cộng

đồng, cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, những vấn đẻ tác động cũng

như những thay đổi mà ảnh hưởng đến cộng đồng về những thành công và

hạn chế của công tác phát triển du lịch gắn với cộng đồng Tác giả cũng nhìn

nhận và phân tích kỹ hơn các công cụ quản lý, giám sát du lịch cộng déng, công tác bảo tồn các giá tr tài nguyên tự nhiên và văn hóa lịch sử nhằm tạo ra

các lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương và đạt được mục tiêu phát triển bền vững 7.2 Ở Việt Nam - Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thống, Hà Nị

.Nội dung cuốn giáo trình bao gồm 4 phần được phân thành 15 chương, phần 1 cuốn sách tác giả nêu những vấn để lý luận chung như: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế, lý thuyết phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây là những lý thuyết cơ bản về kinh tế phát triển được nghiên

cứu, sang lọc qua nhiều thế hệ, được nhiều người thừa nhận, có ý nghĩa về mặt

khoa học và thực tiến

~ Võ Quế (2006), Dự lịch cộng đồng — Lý thuyết và vận dựng, Nhà xuắt

bản Khoa học Kỹ thuật tác phẩm nêu ra điều kiện hình thành và phát triển du

lịch công đồng, mục tiêu phát triển của du lịch cộng đồng tìm hiểm kỹ các khái niệm cơ bản về du lịch cộng đồng và ý nghĩa của việc phát triển du lich cộng đồng trong sự phát triển du lịch

~ Bùi Thị Hải Yến (2012), Dw lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục 'Việt Nam, đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng, đưa ra các mô

hình phát tiển d lịch cộng đồng tại Việt Nam và các nước khác trên thể giới,

bên cạnh đó cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết trong việc lập kế hoạch phát

Trang 15

8 Tong quan tai liệu nghiên cứu

Du lich công đồng đang là một loại hình được Nhà nước chú trọng thúc đẩy phát triển trong định hướng phát triển du lịch của Việt Nam nói chung,

tỉnh Quảng Nam nói riêng Xuất phát từ thực tiễn, thời gian qua đã có nhiều

bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã tập

trung đánh giá, đề xuất các nhóm giải pháp định hướng phát nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch cộng đồng, gắn kết giữa Nhà nước và

Nhân dân tạo nên chuỗi phát triển du lịch bền vững, cụ thể như:

- Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở VQG Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội Tác giả đã

qua bài viết cụ thể hóa mô hình du lịch tại VQG Cúc Phương gắn với người có thu nhập thấp và đề xuất xây dựng giải pháp khả thi về du lịch cho người

«dan nơi đây

~ Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh sể dụ lich, Nhà xuât bản Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình khái quát một số vấn đề: khái niệm cơ bản về du lịch, tác động kinh tế - xã hội của du lịch, các loại

hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch và điều kiện để phát triển du lịch

~ Nguyễn Quốc Hùng (2018), Giá trị của Hội An trong phát triển du

lịch, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 403, tác giả đưa ra và phân tích khá rõ rằng

các thành công và hạn chế trong phát triển du lịch tại thành phố

những năm qua, hoạt động phát triển du lịch ở thành phố Hội An có nhiều bứt

lội An Trong phá quan trọng, nhanh chóng trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực miễn “Trung Lượng khách đến Hội An tăng nhanh là cơ hội để địa phương sáng tạo thêm các hoạt động thu hút và quảng bá du lịch, nhiều hình thức hoạt động níu chân khách lưu lại khu phố cổ lâu hơn đã được thực hiện và khá thành

công Du lich góp phần tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Hội An, hàng năm thụ

Trang 16

quân đầu người tăng đều đặn hàng năm, góp phần nâng cao chất lượng sống

của người dân Hội An Tham gia vào dịch vụ du lịch, con người nơi đây trở nên năng động, trang bị trong thành phố và gia đình trở nên tiện nghỉ, mọi

người giao tiếp, sinh hoạt hòa nhập với sự phát triển chung của đắt nước, khu

vực và quốc tế Sự xuất hiện thường xuyên của khách du lịch đã làm cho màu sắc của khu phố cổ trở nên đa dạng thông qua các trang phục, ngôn ngữ và hành vi ứng xử Nhịp sống ở khu phố cỗ cũng trở nên sôi động hơn bởi các

hoạt động giao lưu, giao thương giữa người dân với du khách Du lịch phát triển đã tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy

kinh tế phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương, đời sống người dân được cải thiện Nhiều sản phẩm do người dân địa phương sản xuất

được tiêu thụ dễ dàng, không nhập hàng từ nơi khá tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống của người dân sở tại Bên cạnh những tác

động tích cực, việc tăng nhanh lượng khách du lịch đến Hội An cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa xã hội nơi đây Du lịch phát triển kéo theo lượng người và xe đến Hội An tăng lên nhanh chóng, nhà hàng,

khách sạn mọc lên ngày càng nhiều bao quanh di sản gây tắc nghẽn giao

thông, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, rác thải gây quá tải cho di sản văn

hóa Khách du lịch tăng, hoạt động suốt ngày đêm, thời gian yên tỉnh rất ít, các điểm di tích luôn tấp nập người ra vào đã gây ra những tác động xấu khiến di sản nhanh xuống cấp Sống trong một đô thị tràn ngập dịch vụ du

lịch, nhưng không phái ai trong khu phố cổ cũng có cơ hội được hưởng lợi từ

các hoạt động dịch vụ, chỉ những nhà ở mặt tiền, khu trung tâm khu phố cổ mới có điều kiện tham gia hoạt động có thu nhập kinh tế cao Những gia đình ở phía trong hoặc ở ngoại vi khu phố cổ, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm

việc làm, bị tác động xấu bởi giá cả sinh hoạt và dịch vụ tăng cao Sự tăng

Trang 17

10

cách giữa người giầu và người nghèo ngày càng lớn Sự tăng trưởng mạnh mẽ

của du lịch Hội An đã hấp dẫn các nhà đầu tư từ các nơi khác đến mua nhà, mua đất lập cửa hàng, xây khách sạn sự việc không chỉ xảy ra tại khu vực khu phố cổ, mà còn lan ra khu vực ngoại vi và ở Cù Lao Chàm Không ít người dân địa phương sau khi bán nhà, đất phải trở lại làm thuê cho những

người chủ mới từ nơi khác đến Cơ hội tìm việc làm ở Hội An tăng lên kéo, theo lần sóng lao động các nơi đến đây tìm kiếm việc làm, buôn bán nhỏ, đã

tạo ra sự biển động về thành phần dân cư Nhiều dịch vụ mới thâm nhập vào

phố cổ, xuất hiện các cò mỗi du lịch, cò mỗi may mặc, gây nên sự lộn xộn trên phố cô Nếp sống trong các gia đình Hội An cũng dẫn biến đổi theo nhịp sống dịch vụ du lịch Xu hướng thương mại hóa, chạy theo kinh tế làm thay

đổi din quan niệm và lối sống vốn yên á của một tỉnh ly hành chính Nhiễn

biểu hiện văn hóa mới xuất hiện trong khu phổ cổ theo chân khách du lịch từ khắp các nơi trên thế giới mang đến Tác giả cho rằng, để việc bảo tồn, tránh

những tác động tiêu cực của phát triển du lịch tới dĩ sản văn hóa, các cấp các

ngành liên quan cần tập trung thực hiện tốt nội dung Bản kế hoạch quản lý khu phố cổ Hội An; thực hiện tốt những khuyến nghị của UNESCO về các hoạt động bảo tồn khu phố cỗ Hội An, cần tập trung triển khai thực hiện các mục tiêu và nội dung của Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tổn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thể giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành

phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025, đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt

- Nguyễn Dụng Nữ Họa Mi (2015), Giải pháp thư hút khách du lich

tham gia du lịch cộng đông tại Cầu Ngói Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh —

Hương Thúy - Thừa Thiên Huế, tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận về thu

hút khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng, đánh giá thực trạng về phát

triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh thời

Trang 18

gian qua và đưa ra các giải pháp để thu hút khách du lịch cũng như phát triển

bền vững du lich cộng đồng tại đây thời gian tới như: Lập quy hoạch tổng thể

ngành du lịch trên cơ sở phát huy những tiểm năng, lợi thế về tài nguyên du

lịch của địa phương; khuyến khích phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch bằng các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài

nước đầu tư phát triển du lịch: tăng cường đầu tư phát triển hạ tằng du lich, huy động các nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tằng du lịch như vốn ngân sách,

ODA, viện tro, NGO; wu tiên đầu tư vào lĩnh vực du lịch di tích văn hóa, di

tích lịch sử

- Lê Thị Kim Dung (2013), Phát triển du lịch cộng đông tại huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An, tác giả cho rằng huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An là một

vùng đắt có tài nguyên du lịch rất lớn bao gồm cả tài nguyên tự nhiên lẫn tài nguyên nhân văn Các nguồn tài nguyên này chủ yếu nằm gần các trục đường

chính, thuận lợi cho việc đi lại, giao thông đường bộ Tuy nhiên, tại đây, sự

tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch trong việc cùng

chia sẻ trách nhiệm và lợi ích mới chỉ bước đầu phát triển và chưa mang lại

hiệu quả, vai trò của người dân vẫn còn mờ nhạt và chỉ tham gia ở mức thấp

Người dân mới chỉ tham gia vào một số khâu không quan trọng và lợi ích

kinh tế vẫn còn bắp bênh, phương thức tham gia vẫn còn tự phát Do đó, trên

cơ sở đánh giá thực trạng du lịch công đồng tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ

An, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại

nơi đây, trong đó chủ yếu là gia tăng sự đóng góp của cư dân địa phương vào

hoạt động du lịch cộng đồng, nâng cao công tác quản lý nhà nước vẻ du lịch công đồng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển,

đồng thời tao ra sự công bằng trong việc chia sẻ trách nhiệm và lợi ích cho các bên tham gia phát triển du lịch

Trang 19

12 vấn đề, nội dung cơ bản sau:

Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về

tài nguyên du lịch, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các

giải pháp phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng, giải pháp phát triển một điểm du lịch cộng đồng cụ thể Việc nghiên cứu du lịch cộng đồng trong phạm vi một địa phương nào đó cụ thể gắn với phát triển du lịch và kinh tế nói chung của địa phương đó chưa được thực hiện trong thời gian gần đây, dẫn đến tầm quan trọng của du lịch cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến sự

phát triển vẫn chưa được làm rõ, nên chưa có định hướng cụ thể trong việc phát triển loại hình du lịch này

“Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề

tài luận văn này tác giả đĩ sâu vào phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp phát triển du lịch cộng đồng theo đúng hướng, đạt được mục tiêu

đề ra, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của

khách du lịch, giảm áp lực khách du lịch tại các điểm di sản vào những thời gian cao điểm, đóng góp vào sự Ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam 9 Bố cục của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng thành phổ Hội An tỉnh Quảng Nam “Chương 2: Thực trạng phát tỉnh Quảng Nam Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố

du lịch công đồng tại thành phố Hội An

Trang 20

13

CHUONG 1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG

1.1 KHÁI QUÁT VE DU LICH CONG DONG VA PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG 1.1.1 Các khái niệm a Dulich Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người Ngày nay, du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội, nội dung của nó à ngày

nước phát triển mà cả những nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên,

đến nay không chỉ nước ta mà trên toàn thế giới nhận thức vẻ nội dung du lịch

không ngừng mở rộng ng phong phú, phổ biến không chỉ những

vẫn chưa thống nhất

Hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch như Tổ

chức Du lịch Thế giới (Word Tourist Organizadon), Bách khoa toàn thư,

Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 về du lich

chưa thống nhất

Theo Diéu 3, Luật Dự lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có

đưa ra những quan

liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục

đích hợp pháp khác”

Như vậy, chúng ta thấy du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm

thành phần tham gia, tạo nên tổng thể phức tạp, nhiều

Trang 21

14 kinh tế lẫn xã hội về du lịch ð Khách dụ lich Khách du lịch là người đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Điều 3 Luật Dự lịch Việt Nam 2017)

¢ Tai nguyén du lich

‘Tai nguyén du lich là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, điểm du lich, khu du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên lu lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

.du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn héa (Ludt Du lịch Việt Nam 2017)

Sản phẩm du lịch

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài

nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”(Luật Đw lịch Việt ‘Nam 2017)

e Cộng đồng

Liên hiệp quốc công nhận thuật ngữ cộng đồng (commumiiy) là một

khái niệm vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ

'Keith và Ary (1998), cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người, thường

sinh trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm

Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc

hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tằng lớp chính tri” 21H]

Theo Ths Bùi Thị Hải Yến (2012): “Cộng đồng được hiểu là một

nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như

Trang 22

15

[21,1733],

'Như vậy, công đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên

một địa bàn nhất định, được gọi tên như bản, làng, xã, huyện, thị, thành phố,

tỉnh, quốc gia và cùng chung những đặc điểm về truyền thống văn hóa và kinh

tế

.£ Khái niệm du lịch cộng đồng

Quy bao tén Thiên nhiên Thế giới (WWF): “Du lịch cộng đồng là loại

hình du lịch mà ở đó công đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ

yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận

thu được từ hoạt đông du lịch được giữ lại cho công đồng”[10,t-.34!,

Theo Luật Du lịch 2017: "Du lịch công đồng là loại hình du lịch được

phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư

quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” [10, điều 3, khoản 15] # Khái niệm về phát triển du lịch cộng đằng

Phát triển du lịch công đồng là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị

tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tim đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đâm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống cả cộng đồng địa phương

1.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

a Đặc điểm

'Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của công đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi, là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư là chủ thẻ trực tiếp tham

gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch từ việc bảo tồn, quản lý, giám sát

Trang 23

16

và xã hội Cộng đồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh du

lịch: kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn tham quan và các

hoạt động liên quan đến khách du lịch tham gia tại điểm du lịch Cộng đồng

phải là người đân làm ăn, sinh sống trong hoặc liền kề với các điểm du lịch công đồng Cộng đồng dân cư phải có quyền lợi từ các hoạt động du lịch,

đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, ngăn ngừa các tác động xấu từ các hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động của khách du lịch Hiện nay, du lịch công đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại

nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa Du lịch cộng đồng

không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trưởng sinh thái, mà còn là

dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.Du lịch

công đồng cũng mang các đặc điểm của du lịch nói chung, cụ thể là: ~ Tính nhạy cảm

“Tính bình đẳng trong kinh doanh, trước hết là minh bạch về đất đai, các

nguồn lực tài chính Đắt đai phục vụ cho đầu tư du lịch là vấn đề hàng đầu mà

nhà đầu tư nào cũng muốn chọn cho mình những khu đắt tốt như vị trí, lợi thế, diện tích, giá thành Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả đều minh

bạch, công bằng, có những khu đắt bán cho doanh nghiệp không qua đấu giá,

thường là những khu đất đẹp, còn gọi là “đất vàng” thường vào tay một số người đặc biệt Vấn để tài chính đầu tư, quảng bá hoặc hỗ trợ cho du lịch cần được đối xử công bằng đối với tắt cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, các tổ chức liên quan đến tài chính cần xã hội hóa, cần để tư nhân

tham gia, quản lý điều bành; Vệ sinh môi trường cũng được xem là yến tổ rất

nhạy cảm, như rác thị

, mide thai không được thu gom, xử lý đúng quy trình

làm mắt mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến du khách, như nước thải đỗ trực tiếp ra biển, gây phản cảm cho du khách; Phát huy vẫn đề hợp tác công tư trong

Trang 24

1

ngành chức năng cần có sự liên kết, cằn có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, không đề doanh nghiệp phải gánh chịu cảnh đón tiếp hết đoàn này đến đoàn khác, thậm

chí trong cùng một đơn vị phải cử hai đoàn đến thanh tra, kiểm tra một doanh nghiệp trong một thời gian ngắn

Mặc khác, trong kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp những cái mà thị

trường cần, nhưng nhu cầu thị trường thì đa dạng, phong phú, trong đó có những nhu cầu thiết thực hợp lý, bên cạnh đó cũng có những nhu cẩu thuộc về sở thích cá nhân, thậm chí pháp luật không cho phép, nhưng thiếu những dịch

vụ đó là mất đi một phần khách du lịch, như vậy các dịch vụ đó mặc nhiên hoạt động ngầm, hoạt động chui, vẫn tôn tại mà không công khái

- Tĩnh thời vụ

“Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm

của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số

nhân tố xác định Lượng du khách không đều giữa các tháng trong năm mà

biến động mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra theo một trật tự phổ biến

và tương đối ôn định

Đặc điểm tính thời vụ trong du lịch: Tính thời vụ trong du lịch mang tính

phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch, nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo hoạt động đều đặn trong các

tháng của năm thi không tồn tại tính thời vụ trong du lịch tại vùng đó, tuy

nhiên trên thực tế thì rất khó xảy ra khả năng đó: Một nước hoặc một vùng du

lịch có thể có một hoặc nhiễu thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại phát triển ở đó; Độ đài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng

nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau, du lịch chữa bệnh thường có mùa dai hon du lịch biển (vào mùa hè), du lịch nghỉ núi (trượt tuyết) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn do phụ thuộc thời tiết; Độ đài của thời gian và

Trang 25

18

lịch của các quốc gia, các điểm du lịch, phụ thuộc vào cơ cấu của khách và cơ

sở lưu trú

Quy luật thời vụ du lịch có vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch

phục vụ, cung ứng vật tư, hàng hóa dịch vụ, bố trí lực lượng lao động, kết

hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tằng, cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch của tổ chức và doanh nghiệp du lịch

Để hạn chế bắt lợi của thời vụ du lịch cần phải xây dựng chương trình

toàn điện trong cả nước, ở các vùng du lịch, cụ thể: Xác định khả năng kéo đài thời vụ du lịch; Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm; Nghiên cứu

thị trường để xác định số lượng và thành phần du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính; Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch; Sử dụng linh hoạt, tích cực các động lực kinh tế

như giảm giá, khuyến mãi, tính chủ động của các tổ chức kinh doanh du lịch

“Tính thời vụ du lịch tại thành phố Hội An rắt rõ rệt, từ tháng 9 đến tháng

12 rất thiểu khách trong khi mùa này là mùa cao điểm khách quốc tế đến Việt

Nam, do đó làm thế nào để “kéo” khách đến với mình trong thời gian này bằng việc điều chính các sự kiện phù hợp với thời tiết để thu hút du khách

như du lịch tâm linh, du lịch hội thảo tăng cường nghiên cứu lượng khách đến vào thời gian này là những đối tượng nào để có chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch ~ Tính tổng hợp ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa

"Tính tổng hợp của du lịch được biểu hit

mãn các nhu cầu của khách du lịch; Nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tỉnh

thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động, tài nguyên tự nhiên và hạ ting phát

triển, phục vụ du lịch

Trang 26

19

hấp dẫn mà còn nhắc tới những địa danh du lich, các tài nguyên du lịch, nơi

vui chơi giải tí, nói cách khác là nhắc tới việc tu bổ, xây dựng, nâng cấp cơ

si ha ting ở các khu du lịch, do vậy ngành du lịch cing cin có sự tham gia của tin dụng ngân hàng; Ngành giao thông vận ti, lưu chuyển khách cũng

đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, nếu các công ty lữ hành đâm bảo rút ngắn thời gian đi lại, tăng các điểm đến cho du khách bao

đề

nhiêu thì càng tăng tính hấp dẫn cho người dân đi du lịch bấy nhi

an toàn cho khách tham quan không chỉ ở các công ty vận tải mà còn do cả an ninh chịu trách nhiệm Một địa

quan trọng nhất phải đảm bảo tình hình ôn định chính trị, an ninh tốt, không

các công ty bảo hiểm, y du lịch tốt

có các dịch bệnh hay đại dịch nguy hiểm; Sản phẩm phục vụ khách du lịch là

yếu tổ tổng hợp thể hiện rõ nhất, khách đi du lịch thường tìm hiểu, thưởng thức ẩm thực, đặc sản của vùng miễn, bên cạnh đó còn tham quan mua sắm

các sản phẩm đặc trưng làm quà hoặc sử dụng, để có được chuỗi sản phẩm

phục vụ du khách đòi hỏi tổng hợp các yếu tố liên quan, cấu thành nhằm tạo

ra sản phẩm cuối cùng phục vụ du khách

= Tinh da ngành, tính liên vùng

"Để thu hút khách du lịch nhiều hơn, việc tăng cường khả năng liên kết

ngành, vùng ngày càng trở nên nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của du

lịch trong thời kỳ mới Với sự liên kết giữa ngành du lịch với các bộ, ban

ngành khác, đồng thời sự liên kết chặt chẽ nhằm tránh sự trùng lặp của các sản phẩm du lịch ở các địa phương giúp cho sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách Dự vào điều kiện

tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng, Tổng Cục du lịch cần

định hướng quy hoạch phát triển loại hình, sản phẩm du lịch cho từng khu

vực, nhằm khai thác hiệu quả lợi thể của địa phương, vùng miễn Sự liên kết

Trang 27

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Nó đòi hỏi phải có sự liên kết

nhiều ngành nhiÊu lĩnh vực khác Bên cạnh việc liên kết theo lãnh thổ, sự hợp

tác giữa ngành du lịch với các ngành hữu quan cần phải được quan tâm Việc kết hợp chặt chẽ với ngành hàng không đã đem lại lợi ích cho cả hai lĩnh vực,

Để hoạt động lữ hành triển khai hiệu quả, ngoài việc liên kết chặt chẽ: với ngành giao thông, một số ngành khác cũng cần được ngành du lịch đặc biệt quan tâm là văn hóa, bảo hiểm, y tế, giáo dục, quốc phòng và việc phối hợp giữa các ngành muốn đạt hiệu quả cao, cần phải xây dựng hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật cụ thể, hợp lý và chặt chẽ

Các bên tham gia du lịch cộng đồng

Các hoạt động du lịch tai các điểm du lịch cộng đồng cần được quy hoạch, tổ chức quản lý hợp lý ngay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả trong công tác bảo tồn văn hóa cũng như bảo tổn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững Các điểm du lịch cộng đồng cần có kế hoạch riêng để định hướng và

hoạch định quá trình phát triển, cũng là cơ sở để thu hút các nguồn lực tham gia vào xây dựng và phát triển du lịch công đồng

~ Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là chính quyền

được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân trong một địa phương cụ thể Ở dây có địa giới hành chính, có các tài nguyên du lịch tự nhiên, có các đặc sản của địa phương Tại đây có cộng dồng, dân cư sinh sống bao đời nay đã tạo ra những tài nguyên du lịch nhân văn

phong phú và đa dạng Tắt cả những yếu tổ này sẽ tạo nên điểm tham quan du

lịch hắp dẫn không chỉ đổi với khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch

nước ngoài Đây chính là nền tảng cho sự phát triển du lịch của đất nước và vai trò của chính quyền địa phương chiếm vị trí quan trọng, vì họ là những

người gần dân nhất, hiểu dân nhất và phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thin

Trang 28

2

những hướng phát triển kinh tế - xã hội đó là chuyển đối cơ cấu kinh tế của

địa phương sang lĩnh vực dich vụ, trong đó hoạt động dịch vụ du lịch có tiểm

năng lớn Khai thác tốt các tài nguyên du lịch của địa phương sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cho chính quyền địa phương và cả cho đắt nước Chính vì vậy, những năm gần đây, Thái Lan đã phát động một chương trình

“Mỗi làng là một điểm tham quan du lịch”, đây cũng là sự khẳng định vai trò của chính quyền địa phương trong việc phát triển du lịch Trích nhiệm của

UBND xã, phường thị trắn được quy định trong Nghị định: Triển khai thực

hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù

hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm

cắm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý

'Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sở tại thực hiện tốt các biện pháp

bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo

vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa và

chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác, chắc

chắn những hiện tượng không tốt nêu trên sẽ không xây ra Điểm tham quan du lịch của địa phương sẽ tạo ra những ấn tượng sâu sắc và hình ảnh đẹp

trong tâm trí khách du lịch

-_ Công đồng địa phương : Đây là loại hình du lịch mà người dân được

tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các hoạt động du lịch tại địa phương mình Đồng thời, cộng đồng địa phương cũng có vai trò trong việc tổ chức,

vận hành và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách dựa trên những giá trị về văn hóa, như phong tục tập quán, các dĩ sản phi vật thể cũng như thể mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương mình Như vậy đổi

Trang 29

đến sẽ được hình thành và tôn vinh từ chính cộng đồng dân cư khi trực tiếp hay gián tiếp tham gia đón tiếp và thực hiện các địch vụ du lịch bằng tình yêu, niềm tự hào, sự tự tôn đối với quê hương, dân tộc

Cộng đồng địa phương là nhân tố hình thành giá trị văn hóa bản địa,

đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa bản địa: mô hình nhà

ở, kiến trúc nhà, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ truyền thống, văn hóa âm

thực, văn hóa ứng xử, các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, tôn giáo tín

ngưỡng Đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu để cấu thành điểm du lịch công đồng có sức hắp dẫn thu hút khách du lịch

Các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, nhà khoa học, tổ chức thuộc chính phủ và phí chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chuyên

gia nghiên cứu là nhân tố giúp cộng đồng lập các dự án quy hoạch điểm du

lịch, tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng các kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ vốn, kỹ

thuật, cơ chế chính sách để phát triển du lịch cộng đồng Các tổ chức này có

vai trò hướng dẫn cộng đồng, định hướng phát triển du lịch tại các điểm du

lịch cộng đống đạt mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: là cầu nối giữa khách du lịch với

điểm du lịch cộng đồng, giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nghiệp vụ cho cộng đồng

làm du lịch và bán sản phẩm mình có Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

lập các dự án đầu tư mà người dân không đủ nguồn lực thực hiện tại điểm du lịch cộng đồng rồi cùng với người dân địa phương đứng ra điều hành hoạt

động kinh doanh, tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích chung cho cả người đân và doanh nghiệp Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn góp phần

tăng thu nhập cho người dân thông qua các hoạt động đầu tư và kinh doanh

của mình, đóng thuế, phí mội trường và mua vé tham quan và các địch vụ của

người dân Họ còn giúp cho người dân có đủ nguồn lực về kinh nghiệp kinh

Trang 30

2

~ Khách du lịch: là yếu tố cầu du lịch của các điểm du lịch cộng đồng “Tại nhiều điểm du lịch cộng đồng, phần lớn lượng khách đến từ các nước phát

triển và một số ít nước đang phát triển Do vậy họ mong muốn được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân và tìm hiểu văn hóa bản địa Nhưng đối

tượng khách này thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sinh hoạt không cần hiện đại nhưng phải sạch sẽ Tâm lý này của khách thì chỉ có những

người chuyên làm du lịch mới nắm bắt và điều tiết các hoạt động kinh doanh

hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Do vậy các điểm du lịch cộng

đồng cũng rất cần các công ty du lịch cùng phối hợp khai thác thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Các loại hình du lịch có nhiều sự tham gia của cộng đồng Có nhiều hình thức du lịch phù hợp với các mô hình DLCĐ như:

Du lich bên

VỀ kinh tế - xã

tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

mg la sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu

à môi trường, đảm bảo hài

tòa lợi ích của các chủ thé

về du lịch trong tương lai (10, Điều 3}

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản

sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kế hợp giáo dục về bảo vệ môi trường [10, Điều 3]

Du lich văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác

giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá tri văn hóa truyền thống, tôn

vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại [1, Điễu 3]

Du lịch có trách nhiệm giảm các tác động tiêu cực đến kinh tế địa phương, môi trường, xã hội; mang lại nhiều lợi ích kinh tế đến người dân và

nâng phúc lợi cho cộng đồng địa phương, cải thiện môi trường, điều kiện làm

việc; sự tham gia, điều hành của người dân tại điểm DLCĐ vào các quyết

Trang 31

cực vào công tác bảo tồn di sản tự nhiên, văn hóa, và bảo tổn đa dạng sinh

học; cung cắp cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị, hiểu biết hơn các

vấn để văn hóa thông qua mối liên hệ trực tiếp với người dân địa phương, xã

hội và môi trường tại địa bàn [174.14]

b Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Trước hết L, phát triển du lịch cộng đồng phải thỏa mãn các nguyên tắc phát triển du lịch nói chung Nguyên tắc phát triển du lịch được quy định

tại Luật du lịch 2017, theo đó:

~ Phát triển du lịch bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm

~_ Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thể của từng địa phương và tăng

cường liên kết vùng

= Bao dim chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã

hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đắt

nước, con người Việt Nam

~ Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp

pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

~ Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế: tôn trọng và đối xử bình đẳng đổi với khách du lịch

Ngoài ra, phát triển du lịch cộng đồng còn phải tuân thú những nguyên

tắc sau:

~ Đụ lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bn vững: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài

nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh

thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá Du lịch cộng đồng là cách

Trang 32

phát triển văn hố, tơn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy

nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gin bản sắc văn hoá;

dan địa phương tham gia để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo

dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh

công đồng

~ Dư lịch cộng đẳng cần có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể tần có người

quản ly di san dan tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng;

công đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyền tham gia vào

các hoạt động du lịch

~ Thu nhập từ du lịch cộng đông cẩn giữ lại cho cộng đông: Lợi nhuận thu được từ du lịch được chia sẽ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi

trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tẾ trực tiếp để tái đều tư cho

địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ

~ Du lịch cộng đằng gáp phần nâng cao nhận thức cho cộng đẳng: Nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh

thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du

nhập,

~ Du lịch cộng đằng cần tăng cường quyển lực cho cộng đẳng: Du lịch công đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý: du lịch cộng đồng là thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển

du lịch

~ Đụ lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tô chức phi chính phú và cơ quan nhà nước: Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du

Trang 33

26

1.1.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng đối với kinh tế - xã

hội

~ Đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất

lượng đời sống cho người dân, giúp họ an cư lạc nghiệp

- Tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng, các

làng nghề thủ công truyền thống gìn giữ và tô vẽ nét đẹp của sinh thái Vi: Nam Trong hời gian đi du lịch công đồng, khách du lịch sử dụng các dịch vụ,

hàng hoá và thường tiếp xúc với dân cư địa phương Thông qua giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo

đức, chế độ làm giàu thêm khả năng thắm mỹ, tôi luyện tình cảm,

thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hoá mỹ thuật của một đất nước, một vùng, một địa phương, một cộng đồng Trong quá trình du lịch, con người không ngừng quan sát, thẩm nhận, hấp thụ quan điểm, lồi sống

- Giúp cải thiện quang cảnh và môi trường tự nhiên theo hướng có lợi,

nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển ngành du lịch một cách bền vững

~ Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là du khách nước

ngoài, từ đó góp phần đây mạnh và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước trên thể giới, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến các quốc gia trên thế

giới

~ Du lịch cộng đồng còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc Thông qua chuyến đi du lịch mà con người

được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm

Trang 34

2

vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội Đối với khách du lịch quốc tế, du lịch cộng đồng làm cho mọi người thấy cần thiết phải phát triển và củng cố các mối quan hệ quốc tế, làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần bình thường hoá quan hệ, giữ gìn, củng cố hoà bình

và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cường sự hợp tác, hội nhập

trên mọi lĩnh vực vì lợi ích phát triển chung

1.2 NOI DUNG VÀ TIEU CHi DANH GIA PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG

1.2.1 Gia ting quy mô du lịch cộng đồng

4 Gia ting giá trị kinh doanh ngành du lịch cộng đồng

Gia tăng quy mô du lịch được thể hiện trực tiếp qua việc gia tăng giá trị

kinh doanh mà ngành du lịch thu lại sau một thời gian nhất định Quy mô du Tịch được mở rộng sẽ gia ting giá trị kinh doanh ngành du lịch đem lại

Gia tăng quy mô du lịch được biểu hiện qua tổng giá trị kinh doanh ngành du lịch có được năm sau cao hơn năm trước

b Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch cộng đằng

hiện gián tiếp, từng mặt ở quy mô các nguồn lực phục vụ trong du lịch công đồng Nguồn lực phục vụ du lịch

Quy mô du lịch cộng đồng được

công đồng bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cộng đồng Gia tăng quy mô du lịch cộng đồng được thể hiện qua việc

gia tăng nguồn lực du lịch cộng đồng, điều này có nghĩa quy mô cụ thể từng

nguồn lực gia tăng năm sau cao hơn, lớn hơn năm trước

- Giá tăng nguồn nhân lực làm dụ lich cộng đồn;

“Trong các nguồn lực phục vụ du lịch cộng đồng thì nguồn nhân lực là

yếu tổ quan trong hàng đầu, con người luôn đóng vai trò (hen chốt cho moi

Trang 35

28

nhất cũng như là đầu tiên thể hiện chất lượng của điểm, tuyến du lịch Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu quyết sự thành

công hoặc thất bại của khu, điểm du lịch thể hiện qua việc thu hút khách du

lịch, uy tín, khả năng cạnh tranh của điểm du lịch cộng đồng

Gia tăng nguồn nhân lực được thể hiện ở cả hai nội dung về số lượng và

chất lượng lao động làm việc trong các hoạt động du lịch, kể cả trực tiếp và gián tiếp phục vụ trong lĩnh vực du lịch cộng đồng Số lượng và trình độ lao

đông thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu, phục vụ khách hàng, trình đội

ứng xử trong quan hệ giao tiếp, giao lưu, kết nối quan hệ khách hàng ~ Gia tăng nguồn lực tài chính:

'Nguôn lực tài chính ngành du lịch chính là nguồn vốn đầu tư cho du lịch Để thu hút khách tham quan, du lịch cằn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng cho điểm, khu du lịch Muốn giữ chân khách cần đầu tư rất nhiều lĩnh vực

liên quan, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng như thông tin

liên lạc, mạng internet, điều kiện sinh hoạt, tôn tạo khu du lịch, đa dạng sản

phẩm du lịch, cũng như bảo đảm an toàn cho du khách Tắt cả các khoản đầu tư đều phải sử dụng nguồn lực tài chính

Cũng như các ngành kinh tế khác, vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch cộng đồng Gia tăng nguồn lực tài chính của

ngành du lịch cộng đồng là huy động vốn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng Mức tăng trưởng vốn hài hòa, hợp lý sẽ đem lại sự gia tăng về quy mô du

lịch, thu hút khách ngày càng tăng

~ Gia tăng nguồn lực cơ sở vật chất

thuật

Bên cạnh lao động và vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cơ bản của bắt kỳ ngành kinh tế nào Đối với ngành du lịch cộng đồng, cơ sở vật chất

kỹ thuật như mạng lưới giao thông, phương tiện vận chuyện, điện nước, hệ

Trang 36

29

cầu khách hàng, quyết định sự thu hút khách tham quan, phản ánh trình độ

phát triển du lịch cộng đồng

Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư góp phần gia tăng quy mô du lịch công đồng, tạo sức hút, hắp dẫn du khách Nhiệm vụ chính của cơ sở vật chất

kỹ thuật là phương tiện phục vụ ăn ngủ, sinh hoạt của khách Do đó, gia tăng

nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thể hiện qua việc gia tăng số lượng cơ sở lưu trú và ăn uống, bên cạnh đó còn gia tăng tài sản cố định dài hạn và

công trình kiến trúc đầu tư phục vụ du lịch

© Gia tăng đơn vị kinh doanh dự lịch

Cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm các công ty du lịch, lữ hành, cơ sở „ và các cơ sở kinh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải t doanh phục vụ du lịch khác

Quy mô du lịch của một địa phương thể hiện thông qua quy mô các cơ sở kinh doanh du lịch đang hoạt động trên địa phương đó Gia tăng đơn vị kinh

doanh du lịch tức là số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch của một địa bàn,

địa phương tăng lên năm sau nhiều hơn năm trước, thể hiện cụ thể là các cơ

sở hoạt động kinh doanh du lich như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải

trí kể cả việc tôn tạo các điểm, khu du lịch, nâng cấp cơ sở hoạt động kinh

doanh phục vụ du lịch

Gia tăng quy mô cơ sở kinh doanh du lịch tức là số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tăng lên qua thời gian nhắt định, năm sau cao hơn năm trước

êu chí đánh giá gia tăng quy mô du lịch cộng đồng

~ Tông doanh thu ngành du lịch cộng đồng tăng thêm qua các năm

~ Giá trị sản xuất ngành du lịch cộng đồng tăng thêm qua các năm Số lượng lao động ngành du lịch cộng đồng tăng lên qua các năm

“Số vốn đầu tr cho ngành du lịch cộng đồng tăng thêm qua các năm

Trang 37

30 thêm qua các năm ~ Số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cộng đồng tăng qua các năm ~ Số lượng các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cộng đồng tăng qua các năm

1.2.2 Nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng

Nang cao chất lượng du lịch cộng đồng thực chất là nâng cao mite độ hài

lòng của khách du lịch đến với du lịch cộng đồng Thực chất việc đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch rất khó, vì phụ thuộc nhiều yếu tổ liên

quan đến khách hàng như sự chân thật, tùy theo thời gian, cảm xúc khi sử

dụng dịch vụ du lịch cộng đồng

'Việc đánh giá chất lượng du lịch công đồng dựa vào tãi nghiệm của du

khách tham quan, trong đó chú trọng đến cơ sở hạ tầng du lịch công động, hạ tầng giao thông kết nối đến điểm du lịch, sự kết hợp giữa du lịch bền vững và

đđa dạng hóa loại hình du lịch Các điểm du lịch công đồng phải giữ nguyên

giá trị lịch sử văn hóa lâu đời, kế thừa và phát huy những phong tục, truyền

thống, từ đó tạo nên những nét mới, những loại hình du lịch mới kích thích du khách tham quan, trấi nghiệm và hòa nhập vào môi trường du lịch bền vững do chúng ta tạo ra

Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch cộng đồng hầu hết họ thích trãi nghiệm, thích khám phá những điều mới mẻ thiên về thiên nhiên và trãi

nghiệm thực tế những hoạt động công đồng, trải nghiệm thông qua việc tao ra những sản phẩm dân gian, những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng miễn Những nơi càng đa dang hóa loại hình du lịch cộng đồng, đồng thời gắn kết nhiều chương trình, sự kiện văn hóa ẩm thực, văn hóa cộng

động sẽ thu hút nhiều lượt khách du lịch đến tham quan và lưu trú

Trang 38

31 ~ Khách du lịch ngày càng hài lòng hơn về chất lượng du lịch cộng đồng mà mình tham giả ~ Lượng khách đến với du lịch cộng đồng ngày càng tăng thêm qua các năm

~ Trình độ phục vụ của người dân tại các điểm du lịch cộng đồng và nguồn nhân lực phục vụ ngày càng được hoàn thiện

~ Các dịch vụ lưu trú gắn liền với các điểm du lịch cộng đồng ngày càng tăng thêm về số lượng và chất lượng phục vụ

~ Các tour du lịch cộng đồng ngày càng được tổ chức bài bản và đáp ứng

được nhu cầu đặt ra của khách du lịch

1.2.3 Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch cộng đồng

Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch mới có thể hiểu đơn giản là phát triển sản phẩm, dịch vụ mà trước đây chưa có

Xu hướng phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ trên thế giới đã thúc đây

các quốc gia tằng cường cạnh tranh để chiếm thị phần Chính vì vậy các quốc

gia, các khu du lịch cần chủ động nghiên cứu đưa ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách tham quan Việc đưa ra sản phẩm mới, dịch vụ tốt có chất lượng, thu hút khách là nội dung cần nghiên cứu một cách

nghiêm túc để triển khai đưa vào vận hành khai thác

Hiện nay, với xu thé phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con

người dần quen với lỗi sống công nghiệp và thường xuyên làm việc và sinh sống trong môi trường áp lực, do đó, trong số đó, lượng lớn con người muốn

tìm một nơi thư giãn, không khí trong lành và được khám phá đến những giá

trị họ chưa được biết đến hay những điều họ muốn tìm lại, giúp họ xa rời cuộc

sống thường ngày, được hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên và tận hưởng

đầy ấp những trải nghiệm với cuộc sống cộng đồng Do đó, cần phải luôn

Trang 39

3

trong du lịch cộng đồng để du khách luôn luôn có hứng thú và có cảm giác

trãi nghiệm hòa mình vào thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền đến tham quan

* Tiêu chí đánh giá phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch cộng

đồng

~ Các loại hình du lịch cộng đồng ngày càng đa dạng phong phú và mang đậm tính chất của địa phương

~ Các dịch vụ mới, sản phẩm mới được tăng cường quảng bá để được

nhiều du khách biết đến

- Số lượng du khách tham gia các loại hình mới, trải nghiệm các địch vụ

mới gắn liền với du lịch cộng đồng ngày càng tăng thêm qua các năm

~ Các dịch vụ và sản phẩm mới ngày càng được khách du lịch đón nhận nhiều hơn và đem đến cho du khách sự hài lòng, thỏa mãn

1.2.4 Mỡ rộng mạng lưới du lịch cộng đồng

Mở rộng mạng lưới du lịch là tăng các thành viên của mạng lưới, củng

cố mạng lưới hiện có, gia tăng chiếm lĩnh thị phần, thực chất là mở rộng địa

bàn hoạt động Mỡ rộng mạng lưới du lịch là phát triển da dạng các sản phẩm phục vụ du lịch, tăng thêm các tuyển, địa điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh

du lich, tao su liên kết giữa các điểm du lịch, các địa phương, các quốc giá

Mang lưới du lịch mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan du lịch dễ dàng lựa chọn các sản phim du lich

Mục tiêu cuối cùng việc mở rộng mạng lưới du lịch nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thể du lịch đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho doanh nghiệp, địa phương, quốc gia đó

Việc mở rộng mạng lưới du lịch cần phải nghiên cứu thị trường khách du

lịch một cách kỹ lưỡng thận trọng, thị trường du khách nào phù hợp hiện tại

Trang 40

33

ra phương án chuẩn bị nguồn lực để triển khai, để khi mở rộng mạng lưới du lịch mới đảm bảo duy trì hoạt động ngay cả khi hiệu quả không cao hoặc

không hiệu quả trong thời gian đầu vận hành

Mở rộng mạng lưới du lịch không đơn thuần chỉ tăng lên về mặt số lượng mà cả chất lượng, song song đó là các công tác liên quan cũng cần triển

khai thực hiện đồng bộ như công tác quảng bá, sự tiện lợi mà du khách có được khi sử dụng sản phẩm, có như vậy thì việc mở rộng mạng lưới mới thu

hút được du khách Chất lượng ở đây nhắc đi

du lịch cộng đồng phải gắn kết với các điểm du lịch trọng điểm, đồng bộ việc

công tác quy hoạch phát triển

đầu tư cơ sở hạ tẳng và các dịch vụ kèm theo với việc mở rộng hệ thống hạ

ting giao thông, các dịch vụ phụ trợ, đảm bảo môi trường du lịch sinh thái

bèn vững Bên cạnh đó, các đơn vị hướng dẫn, tour du lịch ngày càng gia tăng sẽ mở rộng mạng lưới du lịch cộng đồng, tạo sự kết nối trong phát triển du

lịch giữa các địa phương, vùng, miễn với nhau

* Tiêu chí đánh giá mở rộng mạng lưới dụ lịch cộng đồng,

~ Số lượng điểm du lịch công đồng tăng lên qua các năm

~ Các điểm du lịch cộng đồng được liên kết với nhau ngày càng nhiều

hơn tạo thành mạng lưới

~ Hạ tầng giao thông và các điều kiện khác giữa các điểm du lịch cộng đồng tạo thuận lợi cho du khách khi di chuyển từ điểm này đến điểm kia

~ Liên kết vùng và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch cộng đồng ngày càng được chú trọng và khuyến khích phát triển

1.2.5 Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch cộng đồng và bảo vệ môi

trường

a- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên dụ lịch cộng đồng

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, dĩ tích lịch sử, giá trị nhân

Ngày đăng: 11/10/2022, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN