Vì sao doanh nghiệpnhà
nước kém hiệuquả?
Dư luận bàn khá nhiều về sự kém hiệu quả của doanhnghiệpnhànước
(DNNN) ở ta. Báo cáo của Kiểm toán Nhànước vừa qua cho thấy DNNN rất
kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19 đơn vị được kiểm toán kinh
doanh thua lỗ trong năm 2004; 11/19 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng lỗ luỹ kế
đến hết 2004 là 1.058 tỉ đồng.
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN được kiểm toán rất thấp (từ 0,18%
đến 0,8%) trong đó có các tập đoàn có vẻ rất mạnh như Công nghiệp tàu
thuỷ 0,42%, Dệt may 0,8%
Báo cáo các năm trước cũng đã cho thấy tình hình tương tự, có tổng công ty
đã hoàn toàn mất hết vốn mà vẫn không trả được các khoản nợ như
Seaprodex, con át chủ bài thuỷ sản một thời. Toà án tỉnh Lâm Đồng vừa
tuyên bố 5 thành viên của Tổng công ty Dâu Tơ Tằm VN phá sản.
Vì sao các DNNN ở ta lại kémhiệu quả đến vậy? Có nhiều nguyên nhân, ở
đây chỉ nêu vài nguyên nhân chính.
Thứ nhất, người ta thường nghĩ khuyến khích chủ sở hữu là yếu, nên chủ sở
hữu không có các biện pháp hữu hiệu để cai quản. Ai cũng biết một chủ tư
nhân mang tiền riêng đi kinh doanh quan tâm sống còn đến vốn của mình, vì
nó là của họ, họ có quyền định đoạt, sử dụng, quản lý và hưởng lợi (hay chịu
lỗ).
Đây là khuyến khích cực kỳ mạnh. Khi quyền sở hữu và quyền quản lý tách
nhau ra, thì ở mức độ nhất định khuyến khích đó yếu đi. Khuyến khích của
những người chung vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn yếu hơn của chủ
công ty tư nhân. Khuyến khích của các cổ đông nhỏ trong một công ty cổ
phần yếu hơn của các cổ đông lớn, và yếu hơn của các chủ công ty trách
nhiệm hữu hạn hay công ty tư nhân. Khuyến khích của các công dân (chủ
cuối cùng) đối với DNNN là yếu nhất, họ thường coi nó là "của chùa".
Lẽ ra Nhànước không nên quá nhấn mạnh tính "toàn dân" của DNNN, mà
nên thực sự coi nó là của mình, của tổ chức nhà nước. Song trong mọi
trường hợp khuyến khích của chủ sở hữu là không mạnh như của tư nhân.
Khuyến khích này của Nhànước lại chỉ phát huy tác dụng ở nơi có luật pháp
rõ ràng, có cạnh tranh lành mạnh, người quản lý có năng lực, ràng buộc ngân
sách cứng, và nhìn tổng thể tất cả các DN quốc doanh chỉ chiếm phần nhỏ
(thí dụ dưới 15% của nền kinh tế).
Đang có các nỗ lực theo hướng đó, nhưng hiện nay chắc chắn các điều kiện
này vẫn chưa tốt, vì thế Nhànước nên bán các DN của mình với giá hợp lý
để tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và như thế là tăng sức cạnh tranh của
quốc gia.
Thứ hai, ràng buộc ngân sách của các DNNN là mềm. Nhànước vẫn ứng xử
theo cách ưu ái, không buộc DNNN vào kỷ luật tài chính nghiêm ngặt. Giới
hạn ngân sách là toàn bộ số tiền riêng hay tài sản riêng có thể đảm bảo cho
các khoản vay mà DN (hay hộ gia đình) phải lo liệu trong phạm vi đó.
Ràng buộc ngân sách mềm khi hoàn cảnh bên ngoài khiến DN nghĩ là giới
hạn đó không cứng, có thể vượt qua mà không bị trừng phạt thực sự. Không
được để cho ràng buộc ngân sách trở nên mềm bằng các biện pháp ưu tiên,
bao cấp, miễn thuế, tín dụng dễ dãi, hay dung thứ việc chây ỳ thuế, dây dưa
trả nợ.
Phải để DNNN hiểu rõ: phải tự lo, và nếu lỗ liên miên thì phải phá sản, sẽ
không ai đứng ra cứu. Các DN tư nhân hiển nhiên có ràng buộc ngân sách
cứng. Các khoản nợ thuế, nợ Nhà nước, nợ lẫn nhau khổng lồ đã buộc Nhà
nước phải đưa ra các biện pháp hoãn nợ, khoanh nợ trong thời gian qua, các
khoản vay ưu đãi khổng lồ là những biểu hiện rành rành của ràng buộc ngân
sách mềm.
Ràng buộc ngân sách mềm khiến DN không nhạy cảm với lợi nhuận, với tiết
kiệm, tăng hiệu suất, và gây ra nhiều tai hại khác. Đây có lẽ là điểm yếu nhất
làm cho các DNNN kémhiệu quả.
Nhiều người nghi ngờ các số liệu kiểm toán. Có thể, nhưng có kiểm toán và
công bố công khai là một bước tiến lớn. DN có thể hiệu quả hơn, nhưng các
giám đốc muốn giấu bớt lợi nhuận để dễ bề chia chác, để có thể bán DN với
giá rẻ hơn, bán dễ hơn khi cổ phần hoá. Đó cũng có thể là các nguyên nhân
phải lưu ý tới.
Thứ ba, môi trường cạnh tranh không bình đẳng, quản lý kém. DNNN vẫn
được ưu tiên một cách công khai không giấu giếm, thậm chí việc ấy được
coi là quốc sách, trước kia còn có các luật riêng điều tiết chúng. Ràng buộc
ngân sách mềm xuất xứ từ đấy.
Tại sao DNNN Singapore lại khá hiệuquả? Ở đó có môi trường cạnh tranh
lành mạnh, DNNN được đối xử như các DN khác, luật pháp nghiêm minh,
đội ngũ quản lý được đào tạo, có trình độ (họ thuê nhiều người nước ngoài
điều hành) và tỉ lệ chiếm không cao trong nền kinh tế.
Hiện nay khu vực DNNN tạo ra 38% GDP, chiếm trên 60% tổng số tín
dụng, phần lớn tài nguyên đất đai, khoáng sản của đất nước. Nếu các nguồn
vốn và tài nguyên này được giao cho các khu vực khác có hiệu quả hơn sử
dụng thì sẽ có lợi hơn nhiều cho quốc gia, góp phần tạo các điều kiện cho
DNNN cũng buộc phải hoạt động một cách có hiệu quả.
.
Vì sao doanh nghiệp nhà
nước kém hiệu quả?
Dư luận bàn khá nhiều về sự kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) ở ta. Báo cáo của Kiểm toán Nhà. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa qua cho thấy DNNN rất
kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19 đơn vị được kiểm toán kinh
doanh thua lỗ trong năm