Luận văn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam pdf

105 262 0
Luận văn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là bộ phận trọng yếu của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta trong 20 năm đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đã có những đóng góp đáng kể vào GDP, tổng thu ngân sách nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác. Tuy vậy, hệ thống doanh nghiệp nhà nướcnước ta vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh thấp, Vì thế, trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã đưa ra chủ trương: "Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước" [18, tr.232]. Đối với tỉnh Quảng Nam, một tỉnh vừa mới được chia tách từ đơn vị hành chính Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1997 đến nay doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã có những bước phát triển và đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song, các doanh nghiệp nhà nướcQuảng Nam hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, trừ một số ít doanh nghiệp đang có nhiều nỗ lực để duy trì khả năng hoạt động trong điều kiện chưa hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thì phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, cần phải có giải pháp sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì thế, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều tác giả, nhiều nhàluận nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, nghiên cứu về các giải pháp đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu như: - Những giải pháp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước - tác giả PGS.TSKH Đỗ Nguyên Khoát đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2004. - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nướcnước ta hiện nay của Đoàn Ngọc Phúc, đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị, số 6 năm 2002. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của TS Lê Khoa, đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 4/2002. - Thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên tạp chí Cộng sản, số 8 tháng 4/2004. - Một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của Phạm Đức Trung đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, số 11 năm 2003. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập của TS Nguyễn Đăng Nam đăng trên tạp chí Tài chính, số 1+2 năm 2003. - Để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của PGS.TS Nguyễn Đình Kháng. - Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp nhà nướcnước ta của GS.TS Chu Văn Cấp. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước trong quá trình hội nhập của TS Nguyễn Văn Quảng đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2005. - Nâng cao khả năng cạnh tranh - vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA của Đoàn Nhật Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 281 tháng 10/2001. - Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của Đặng Thành Lê đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 304 tháng 9/2003. - Một số quan điểm chỉ đạo bảo đảm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đỗ Huy Hà đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9/2004. Và rất nhiều công trình khác. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nướcQuảng Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Do đó, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình, bài viết đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam hiện nay, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng. - Đánh giá thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam, những kết quả và tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. - Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Tất cả các doanh nghiệp nhà nướcQuảng Nam thuộc sự quản lý nhà nước của tỉnh, có quan hệ trực tiếp và tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4.2. Giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, các định hướng chung, tổng quát, cũng như các quan điểm liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đề tài không đi vào mặt kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có 100% vốn nhà nước và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Không nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng như các doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và của các tỉnh, thành phố đóng chân và hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Thời gian nghiên cứu từ 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tổng hợp và các phương pháp phân tích thống kê để xử lý số liệu và kết quả điều tra khảo sát thực tiễn, đặc biệt là phương pháp tổng kết thực tiễn để rút ra các bài học kinh nghiệm. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hữu quan của tỉnh hoạch định chính sách, giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời ứng dụng hợp lý các giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đang tồn tại và hoạt động. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Doanh nghiệp nhà nướchiệu quả kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚCHIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau ở các nước, do cách tiếp cận khác nhau về khoa học hoặc do để thực hiện các số liệu thống kê với mục đích khác nhau. Theo tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Theo định nghĩa này, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sự quản lý của các Bộ, Ngành, các doanh nghiệpnhà nước giữ phần lớn cổ phần, song do sự phân tán của cổ đông mà nhà nước nắm giữ quyền chi phối. Ở nước ta, khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kì, tương ứng với sự thay đổi về quan niệm đối với sở hữu nhà nước, thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Năm 1995 Nhà nước ta đã ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước và định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” [26, tr.1]. Điểm mới về những thay đổi trong chính sách và cơ cấu kinh tế ở nước ta quy định bởi nội dung định nghĩa này được phản ánh: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý, nghĩa là hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước. Các quy chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ vào ý chí của chủ sở hữu. Mối quan hệ giữa nhà nước với người lao động không đơn thuần là quan hệ nhà nước với chủ thể pháp luật mà còn là quan hệ giữa chủ sở hữu với người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản. Đây là điểm khác biệt đối với doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác động của các nhu cầu phúc lợi xã hội, an ninh, quốc phòng được phân thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Việc phân chia này được đưa ra lần đầu tiên và được đề cập trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Thứ ba, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước đã xác định tính chất vô hạn trong quan hệ với các chủ thể khác đồng thời khẳng định giới hạn trách nhiệm của nhà nước trong phạm vi phần vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp nhà nước cần chú ý khi tham gia các giao dịch dân sự, thương mại với các doanh nghiệp, các tổ chức khác. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được phát triển tương đối sâu trong định nghĩa và các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, được thể hiện ở điều I: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn” [27, tr.7-8]. Có thể hiểu rằng: Khái niệm của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 chứa đựng nhiều đổi mới phản ánh những thay đổi khá cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ta đối với thành phần kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác. Thứ nhất, việc xác định doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây mà tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 là quyền kiểm soát và chi phối doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là điểm mới trong cách tiếp cận doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là có những loại doanh nghiệp nhà nước mà trong đó các hình thức sở hữu khác nhau hoàn toàn bình đẳng với nhau trên nguyên tắc của nền dân chủ cổ phần. Bất kì là Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nhân nếu góp vốn nhiều thì có nhiều khả năng chi phối doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, thừa nhận khả năng chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp thông thường, thông qua cơ chế chuyển nhượng, mua bán cổ phần - Nghĩa là trong quá trình tồn tại, do sự vận động của cổ phần giữa các cổ đông với nhau dẫn đến nhà nước không còn nắm giữ được đủ số lượng cổ phần chi phối thì sẽ không bảo đảm được quyền chi phối, và do vậy doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp nhà nước nữa. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã đa dạng hoá các doanh nghiệp nhà nước trên tiêu chí quyền chi phối. Khác với trước đây, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc Tổng Công ty nhà nước thì nay doanh nghiệp nhà nước cũng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Chính sự đa dạng về hình thức tồn tại của doanh nghiệp nhà nước sẽ làm sinh động thành phần kinh tế công, làm cho nó thích ứng hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo nội dung khái niệm của Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 thì doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước cũng có nhiều loại hình khác nhau tuỳ theo qui mô kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, mức độ liên kết kinh doanh và hoạt động độc lập mà có tên gọi khác nhau như: Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước có hoặc không có Hội đồng quản trị. Trên cơ sở mục đích hoạt động, quy mô, hình thức và cách tổ chức quản lý mà doanh nghiệp nhà nước được phân thành các loại doanh nghiệp khác nhau, như: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; doanh nghiệp nhà nước độc lập; doanh nghiệp nhà nước thành viên; doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị và doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị. [...]... về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam cần dựa vào các tiêu chí, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như đã nêu trên Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1 Sự cần thiết để tồn tại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng. .. mới của Đảng và Nhà nước trong lộ trình sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 2.1.2 Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam - đặc điểm và phân loại + Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam thuộc khu vực miền Trung Việt Nam Sau khi được tái lập vào năm 1997, địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng và tỉnh. .. của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, quyết định của Giám đốc có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết luận chương 1 Doanh nghiệp nhà nước, đó là tổ chức kinh tế mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối trên cơ sở phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp, tồn tại dưới các hình thức: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước, ... V, Điều 70, 71 mục 3 chương VI của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, thể hiện căn bản quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước đầu tư hoặc do doanh nghiệp tự huy động, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả lỗ lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và phải thực hiện đầy... tăng trưởng của nền kinh tế Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiệu quả kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước thì hiệu quả kinh doanh ngoài mục tiêu phải hướng tới thì đòi hỏi phải được thể hiện cả trên 3 khía cạnh, đó là: hiệu quả kinh tế thuần tuý, hiệu quả về chính trị - xã hội và hiệu quả về môi... đánh giá hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp - Trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ ngày càng cao, tuy nhiên do đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước về kinh tế nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh phải dựa trên cơ sở tốc độ “tăng trưởng kinh tế” thông qua hệ thống các tiêu chí như: + Doanh số sản lượng phải bảo... định của Giám đốc doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền được quản lý, điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và tập thể người lao động về mọi hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhà nước thì Giám đốc doanh nghiệp được Nhà nước bổ nhiệm và hưởng lương theo chế độ do Nhà. .. thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [18, tr.83] Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chính yếu, quan trọng của kinh tế nhà nước, một lực lượng vật chất cơ bản để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước Do vậy, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định... thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, cần sử dụng nhóm tiêu chí thuộc các chỉ số kinh doanh để xác định về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sử dụng những chỉ tiêu thuộc lợi ích cộng đồng để đánh giá hiệu quả về mục tiêu xã hội và môi trường, đồng thời phải phân tích cụ thể quá trình tác động của các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Do vậy,... trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì những lợi ích thuần tuý về hiệu quả kinh tế doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh doanh phải luôn hướng đến mục tiêu vì lợi ích cộng đồng thông qua việc tiên phong thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách xã hội của Nhà nước - Hiệu quả về môi trường là hiệu quả được tạo ra từ các doanh . cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có 100% vốn nhà nước và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. . và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 1 DOANH. hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan